TẬP THỞ - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

blankĐức Phật dạy: “Nầy, các thầy tỳ-khưu! Đây là con đường độc nhất để thanh lọc tâm (an tịnh, thanh tịnh) cho chúng sanh, vượt thoát sầu bi (sầu buồn, bi ai), diệt trừ ưu não (ưu tư, phiền não), thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Tứ niệm xứ.”
Tức là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp.
Trước khi đi sâu vào nội dung tu tập ấy, chúng ta cần phải biết tập thở trước. Thở nó rất quan trọng. Nó là căn bản của cả thiền định và thiền tuệ.

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN (Paticca samuppāda) - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
(Paticca samuppāda)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Duyên khởi là giáo pháp tinh yếu, cốt tủy của đạo Phật. Đức Phật sau khi thành Đạo dưới cội Bồ-đề, Ngài đã để dành bảy ngày đầu tiên để chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Trong đêm cuối cùng của bảy ngày ấy, Ngài quán xét Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều thuận, như sau:
- Tùy thuộc vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) phát sanh.
- Tùy thuộc hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) phát sanh.
- Tùy thuộc thức (viññāṇa), danh-sắc (nāmarūpa) phát sanh.
- Tùy thuộc danh-sắc (nāmarūpa), lục nhập (salāyatana) phát sanh.
- Tùy thuộc lục nhập (salāyatana), xúc (phassa) phát sanh.
- Tùy thuộc xúc (phassa), thọ (vedanā) phát sanh.

SINH KÝ TỬ QUY - Ajahn Chah

a_chahTrong bài này Đaị sư Ajahn Chah, một vị sư Thái lan có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã thu hút được nhiều đệ tử tây phương, nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ -- trước tiên là niệm chú, rồi tập trung tư tưởng vào hơi thở. Niệm chú ở đây không có ý nghĩa thần bí gì, mà chỉ là dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh. Khi tâm dần dần lìa khỏi những khởi niệm tự phát nơi thân và bắt đầu cảm nhận được những năng lực tốt lành, sự lo sợ sẽ tan đi và thay vào đó là một trạng thái an tĩnh đủ để cho tâm tập trung được vào nhịp lên xuống của hơi thở.

PHÁP LUYỆN TÂM - Ajahn Chah

PHÁP LUYỆN TÂM Ajahn Chah
Phạm Kim Khánh & Sumanā Lê Thị Sương chuyển ngữ Việt

ajahna_chah(Dưới đây là thời Pháp do Ngài AJAHN CHAH thuyết giảng tại chùa Bovornives, Bangkok, vào năm 1977, trước một cử tọa gồm chư Tăng Thái và một nhóm tỳ khưu người Tây Phương.)
Vào thời của các Ngài Thiền Sư Ajahn Mun [1] và Ajahn Sao [2], đời sống thật là giản dị, ít phức tạp hơn ngày nay nhiều. Trong những ngày xa xưa ấy có rất ít Phật sự phải làm và rất ít nghi lễ để cử hành. Các Ngài sống giữa rừng sâu, không cố định một nơi nào. Trong hoàn cảnh tương tợ các Ngài có thể dành trọn vẹn thì giờ của mình để hành thiền.
Những tiện nghi mà ngày nay ta xem là thông thường, ai cũng có, vào thời ấy thật là hiếm hoi; đúng ra là không có tiện nghi gì hết. Các Ngài phải dùng ống tre để làm ly uống nước và ống nhổ, còn thiện tín cư sĩ thì chẳng có ai tới lui thăm viếng. Các Ngài không ham muốn, cũng không cầu mong gì nhiều mà chỉ an phận, vui vẻ với những gì mình đang có. Các Ngài có thể sống và hành thiền, sống và hành thiền cũng tợ như sống và thở.