Trang

LÀM SAO CÓ THỂ KHẮC PHỤC ÐƯỢC KHÓ KHĂN? -K.Sri Dhammananda


LÀM SAO CÓ THỂ KHẮC PHỤC ÐƯỢC KHÓ KHĂN?

Hòa Thượng Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda


Bạn có lo lắng không? Bạn có đau khổ không? Bài viết này để tặng cho những ai lo lắng quá đáng.
Lo lắng và khổ đau tựa như cặp song sanh tội lỗi đi liền với nhau. Chúng đồng hiện hữu trên thế giới này. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn khổ sở! Nếu bạn khổ sở, bạn lo lắng. Chúng ta phải đối đầu với sự thật. Mặc dù chúng ta không thể chạy trốn khỏi chúng, chúng ta không để cặp song sanh tội lỗi lo lắng và khổ sở này thắng chúng ta. Chúng ta phải khắc phục chúng. Chúng ta có thể làm được do cố gắng của chính con người, được hướng dẫn đúng cách với quyết tâm và nhẫn nại. Với sự thấu triệt và áp dụng cẩn thận trí thông minh, chúng ta có thể khuất phục cảm xúc và gạt bỏ lo lắng và khổ sở.
Lo lắng của chúng ta là tự chúng ta tạo nên. Chúng ta tạo chúng trong tâm, do sự bất lực hay thất bại không hiểu biết cái nguy hiểm của cảm nghĩ ích kỷ và những giá trị khoa trương lầm lạc mà ta đem gắn chúng vào mọi sự. Giá mà chúng ta có thể nhìn sự vật theo viễn cảnh của nó, trong cái không có gì trường cửu trong thế giới này, và cái ngã ích kỷ của ta là óc tưởng tượng man dại làm náo loạn tâm trí không huấn luyện của ta, chúng ta sẽ phải đi theo con đường dài để tìm ra phương thuốc loại bỏ lo lắng và khổ đau. Chúng ta phải trau dồi tâm trí và con tim để quên đi cái ngã để phục vụ nhân loại. Ðiều này là một trong những phương cách mà ta có thể tìm được hòa bình và hạnh phúc thực sự.
Nhiều người có mong mỏi ao ước sợ hãi và phiền muộn mà không biết lý tưởng hóa để thăng hoa và hổ thẹn không dám thừa nhận chúng ngay cả với chính mình. Nhưng những cảm xúc bất thiện này có một sức mạnh. Dù chúng ta cố gắng nén chúng lại bằng cách nào đi nữa, chúng cũng tìm cách thoát khỏi bằng cách tác động đến bộ máy cơ thể dẫn đến căn bệnh thâm căn cố đế. Tất cả những thứ này có thể đẩy lui bằng những phương pháp chính xác của thiền định hay tu tập tinh thần, vì tâm không được huấn luyện là nguyên nhân chính của các lo âu ấy.
Bất cứ lúc nào có lo âu trong tâm, bạn đừng chường bộ mặt sung sỉa của bạn với bất cứ người nào mà bạn gặp. Bạn chỉ nên thổ lộ cho người thực tâm muốn giúp bạn. Ðẹp đẽ làm sao bạn vẫn có thể duy trì được vẻ mặt cười dù rằng bạn đang đương đầu với nhiều khó khăn. Không khó lắm đâu nếu bạn thực sự muốn hãy thử xem. Nhiều thanh thiếu niên lo lắng quá đỗi khi bị tình phụ bởi người yêu. Họ có thể có ý muốn tự tử, thúc ép bởi cảnh ngộ mộng vỡ và thất vọng. Một số phải vào điều trị ở nhà thương điên. Nhiều thanh niên với tim tan nát như vậy sống một cuộc đời khổ sở. Tất cả những biến cố bất hạnh ấy xẩy ra do sự thiếu hiểu biết bản chất thực sự của đời sống. Dù bằng cách này hay cách khác, sự ra đi hay chia ly không thể tránh được. Việc này có thể xẩy ra đôi khi ngay lúc bắt đầu vào đời, đôi khi ở khoảng giữa, đôi khi ở cuối; đó là điều chắc chắn không tránh được. Khi những việc này xẩy ra, ta phải tìm ra nguyên nhân vì đâu. Tuy nhiên, nếu chia ly vượt trên sự chế ngự ta phải có can đảm chịu đựng bằng cách nhận thức được bản chất của cuộc đời. Nhưng mặt khác, nếu thực sự muốn, không khó khăn gì tìm được bạn mới lấp vào chỗ trống.

"Dù sợ hãi phát sinh ở đâu, thì nó cũng cũng chỉ phát sinh nơi người khờ dại, không ở nơi người khôn ngoan". Ðó là lời Phật dạy. Sợ hãi chỉ là một trạng thái của tâm. Trạng thái tâm cần phải được ki?m soát và hướng dẫn; cách suy nghĩ tiêu cực tạo sợ hãi, tích cực đem lại hy vọng và lý tưởng, trong những trường hợp đó, sự chọn lựa hoàn toàn ở nơi chúng ta. Mỗi con người có khả năng kiểm soát tâm trí mình. Tạo hóa phú cho con người quyền kiểm soát tuyệt đối trừ một điều, đó là tư tưởng. Sự việc này, đi đôi với một việc nữa là tất cả mọi thứ tạo ra bắt nguồn từ cấu trúc tư tưởng, dẫn ta đến gần nhất nguyên lý trấn áp được sợ hãi.
Một nhà cơ thể học Anh nổi tiếng có lần được một sinh viên hỏi về phương cách hữu hiệu nhất để chữa trị bệnh sợ hãi, đã trả lời: "Hãy cố gắng làm một điều gì cho một người nào đó".

Người sinh viên hết sức ngạc nhiên về câu trả lời này nên yêu cầu giảng thêm cho sáng tỏ vấn đề, và đã được vị giáo sư này giải thích: "Bạn không thể nào có hai tư tưởng chống đối nhau cùng một lúc trong đầu óc. Tư tưởng này đến sẽ loại tư tưởng kia đi. Chẳng hạn, nếu tâm trí bạn hoàn toàn bân bịu với niềm mong ước không vị kỷ giúp đỡ một người nào, bạn không thể chứa chấp niềm sợ hãi trong cùng một lúc đó".
"Lo âu làm cạn khô máu nhanh hơn là tuổi già". Sợ hãi, lo âu và phiền muộn phải chăng là bản năng bảo vệ tự nhiên. Nhưng sợ hãi triền miên và lo âu kéo dài là kẻ thù tàn nhẫn của cơ thể con người. Chúng làm trở ngại cho sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Nếu bạn học hỏi làm sao làm vừa lòng người khác, bao giờ bạn cũng ở trong tâm trạng vui vẻ. Ðó là vì tâm bạn không để cho lo âu nhiễm vào.

Tiếng Nói Của Thiên Nhiên

Vì của cải vật chất người hiện đại không lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên. Hoạt động tinh thần của người đó quá ư bận bịu với hạnh phúc tương lai nên đã chểnh mảng không lưu ý đến sự cần thiết của xác thân vật chất và quên hẳn hiện tại nó đáng giá cho cái gì. Thái độ trái với tự nhiên của con người hiện đại là kết quả trực tiếp của quan niệm sai lầm về Trật Tự Thế Giới, về đời sống con người và mục đích tối hậu của cuộc đời. Ðó là nguyên nhân của tất cả các mối thất vọng, lo âu, sợ hãi, và bất an trong hiện tại. Người thực sự muốn có hòa bình không nên phá rối tự do của người khác. Thật là sai trái tìm hạnh phúc bằng cách phá rối hay lừa gạt người khác.
Nếu con người độc ác và tàn bạo, lúc nào cũng sống trái với qui luật thiên nhiên và vũ trụ, do hành động, lời nói và tư tưởng, người đó ô nhiễm bầu khí quyển. Vì kết quả của những hành vi sai và tư tưởng như vậy, thiên nhiên có thể không cung cấp nhu cầu cần thiết cho đời sống con người mà trái lại, con người có thể gặp bệnh truyền nhiễm và nhiều thiên tai thảm họa.
Nếu, mặt khác, con người sống hòa hợp với qui luật tư nhiên, có lối sống chính đáng, làm trong sạch bầu khí quyển qua những công đức của đức hạnh, đem lòng thân ái đến chúng sanh, người đó có thể thay đổi bầu khí quyển mang kết quả tốt hơn về hạnh phúc cho con người.
Bạn có thể là một người hiện đại hết sức bận bịu, nhưng đ?ng quên bỏ ít phút trong một ngày để đọc sách có giá trị. Thói quen này giúp bạn rất nhiều, giúp cho bạn quên đi lo lắng và mở mang tâm trí. Ðồng thời bạn nhớ rằng bạn còn có tôn giáo nữa. Tôn giáo đem lợi lạc cho bạn. Cho nên bổn phận của bạn phải nghĩ đ?n tôn giáo và phải dành ít phút trong một ngày để chu toàn nhiêm vụ đạo giáo.

Bệnh Tinh Thần Và Khuynh Hướng Tội Ác

Liên quan đến sức khỏe, không phải là bệnh AIDS, hay ung thư, màù là mối hiểm họa khốc hại của bệnh thời đại. Những bệnh (AIDS và Ung Thư) nay được chế ngự và rất có hy vọng sự chữa khỏi sẽ tìm thấy trong một ngày gần đây. Hiện nay, đáng báo động nhất là sự lan tràn và gia tăng của các bệnh rối loạn tinh thần. Chúng ta buộc phải xây ngày càng nhiều bệnh viện, nhà thương cho những người bệnh tâm thần và thần kinh đủ loại. Có nhiều đến nỗi có người bệnh không được chữa trị mà họ rất cần phải được chữa trị.
Có thể hỏi tại sao? Yếu tố gây tội ác trong phạm vi xã hội được ghi nhận là do những người mắc bệnh tâm thần. Một trong những kết quả tích cực và có ảnh hưởng sâu rộng bắt nguồn từ công trình khảo cứu của Freud, là sự xác nhận kẻ gây tội ác và phạm tội cũng là những người bị bệnh thần kinh, những người này cần được chữa trị hơn là bị trừng phạt. Về vấn đề này là cơ sở của tất cả cải cách xã hội "tiến bộ" mở đường cho sự cải tạo giác ngộ hơn là trả thù.

Biết Người Láng Giềng Của Bạn

Chúng ta chưa bao giờ biết người khác sống ra sao; thậm chí chúng ta không biết gì về đời sống của những người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, khác chúng ta, nghèo hơn hay giàu có hơn. Nếu ta mạnh khỏe ta không biết người ốm đau ra sao, và nếu chúng ta là người tàn tật, chúng ta không thể hiểu sức lực của người khỏe.
Thiếu kinh nghiệm tạo ra tính không khoan dung, vì khoan dung là do hiểu biết sinh ra và không có kinh nghiệm thì không thể có hiểu biết. Vậy thì điều tốt cho chúng ta là càng có nhiều kinh nghiệm càng tốt về mọi khía cạnh của cuộc đời, nhất là trong khi đi du lịch, và chắc chắn là không phải bao giờ cũng du lịch hạng sang!

Sự Bất Hạnh Của Con Người

Ðức Phật dạy tất cả sự bất hạnh của con người là do ham muốn những thứ khác thường, những lạc thú mà tiền bạc có thể mua, quyền thế hơn người khác, và quan trọng hơn tất cả là muốn sống mãi mãi, sau khi chết! Ham muốn những dục vọng trên làm con người ích kỷ, cho nên những người này chỉ nghĩ đến mình, muốn mọi thứ cho mình, không lưu ý đến những gì xẩy ra cho người khác. Con đường duy nhất để tránh sự ray rứt bất an ấy là quét sạch lòng ham muốn vì nó là nguyên nhân gây ra bất an. Việc đó thật khó khăn nhưng khi đạt được, người ấy sẽ tiến tới trạng thái toàn hảo và bình thản.
Chúng ta không vui hưởng lạc thú nhưng chính chúng ta bị mòn mỏi bởi lạc thú (tức bởi lo âu không siết kể để tìm lạc thú, tất cả năng lực của ta bị hao mòn). Chúng ta đau khổ nhiều hon là vui hưởng trong việc tìm cầu lạc thú trong thế giới có tính cách hiện tượng này.

Thời Gian Sẽ Hàn Gắn Các Vết Thương

Phiền muộn trôi qua đi. Ðiều làm cho bạn phải bật khóc hôm nay, rồi cũng sẽ quên đi; Bạn nhớ lại bạn đã khóc nhưng không chắc biết tại sao bạn phải khóc như vậy nhỉ! Chúng ta lớn lên qua dòng đời, nếu chúng ta nhớ lại chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên tại sao đang đêm chúng ta sực tỉnh suy nghĩ miên man đến những điều xẩy ra ban ngày làm cho chúng ta bực mình hay làm sao chúng ta còn nuôi dưỡng lòng oán hận một người nào đó, và tại sao những ý tưởng như vậy còn vương vấn trong đầu óc chúng ta, sao chúng ta định dựa vào chống đối người đã hãm hại chúng ta. Chúng ta có thể nổi cơn thịnh nộ về một điều gì đó, và sau này tụ hỏi cái gì đã làm ta nóng giận đến như vậy. Và nếu chúng ta nhớ lại, chúng ta nhận thức được cái đã làm cho ta uổng phí thì giờ và năng lực vào đấy, làm sao chúng ta đã mặc nhiên sống khổ sở khi chúng ta có thể chấm dứt được điều đó và bắt đầu nghĩ tới điều gì khác hơn.
Dù phiền muộn đến đâu, đau khổ đến như thế nào, thời gian sẽ hàn gắn những vết thương của bạn. Nhưng chắc chắn phải có một điều gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn không bị buồn đau ngay từ lúc ban đầu. Tại sao chúng ta lại để cho người khác hay phiền muộn tiêu hao năng lực của chúng ta và làm chúng ta mất hạnh phúc? Câu trả lời là không phải các nguyên do đó đâu, chính là tự chúng ta làm chúng ta không hạnh phúc mà thôi.
Có thể là bạn gặp một vài điều khó khăn tại sở hay nơi làm việc của bạn, nhưng bạn không nên mang hay lôi kéo những khó khăn ấy về nhà tạo ra bầu không khí xấu cho những người thân vô tội của bạn.
Bạn phải hiểu rằng có một cách chữa trị hay cách chấm dứt những khó khăn và phiền muộn ấy. Ðiều này có thể làm được bằng cách thoát ra khỏi những ham muốn vị kỷ và bằng cách loại trừ tất cả các dạng thức nhầm lẫn và ngu muội.
Mỗi khi thất bại trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề, chúng ta có khuynh hướng tìm ra một bung xung, một kẻ giơ đầu chịu báng, người mà ta có thể trút bực dọc. Chúng ta không sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm chính mình. Chúng ta cảm thấy dễ dàng đổ lỗi cho người khác và nuôi dưỡng bực dọc với một người nào đó. Thực ra, có một số chúng ta thích làm như vậy. Ðó là một thái độ hoàn toàn sai lầm. Chúng ta không được tỏ ra bực bội hay giận hờn với người khác. Chúng ta nên hết sức mình, chấp nhận khổ đau, và bình tĩnh giải quyết các khó khăn của chúng ta. Chúng ta phải chuẩn bị để đối đầu với bất cứ những khó khăn nào đến với chúng ta.

Hạnh Phúc và Duy Vật Chủ Nghĩa

Nhiều người tin rằng giá mà họ có tiền bạc là họ có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề, họ không hiểu rằng tiền bạc cũng tự nó cũng có những vấn đề khó khăn kèm theo. Tiền bạc không thôi không thể giải quyết mọi chuyện.
Nhiều người không bao giờ biết rằng việc này và tất cả suốt cuộc đời họ đã dùng hết năng lực cố gắng thâu thập nhiều "đồ dùng" hơn nữa, và khi đã có chúng, họ cũng vẫn thấy không vừa lòng mà lại nghĩ rằng họ phải có 'những thứ khác và nhiều đồ dùng hơn nữa". Thực ra, họ càng có nhiều bao nhiêu, họ càng ham muốn bấy nhiêu, họ không bao giờ được hạnh phúc hay mãn nguyện. Chủ nghĩa vật chất là vấn đề to lớn nhất mà xã hội phải đương đầu ngày nay.
Lời khuyên sau đây cho chúng ta niềm an ủi lớn lao khi chúng ta mất mát cái gì:
"Ðừng nên nói cái đó là của bạn và cái đó là của tôi,
Chỉ nên nói cái đó đến với bạn và cái đó đến với tôi,
Vì vậy chúng ta chẳng nên hối tiếc cái bóng mờ,
Của tất cả những gì huy hoàng nhưng không còn nữa
".
Của cải chẳng phải là thứ bạn đổ xuống một nơi nào đó để rồi tham muốn nó. Của cải chỉ để cho bạn sử dụng cho bạn và người khác được an vui. Nếu bạn mang tất cả thì giờ của bạn chỉ để bám níu vào tài sản mà không làm bổn phận đối với xứ sở, dân tộc và tôn giáo, bạn sẽ thấy khi đến lúc bạn phải từ giã cõi đời này, bạn sẽ bị phiền não với lo âu. Bạn sẽ không được lợi ích gì từ những của cải mà bạn đã khó nhọc biết bao nhiêu để tích lũy.
Hy vọng giàu có và lợi lộc, của cải qua cờ bạc chẳng khác nào trông chờ vào một đám mây lang thang che khuất mặt trời để có chỗ tránh nắng, nhưng trái lại hy vọng tiến bộ và thịnh vượng bằng lao động chuyên cần thì chẳng khác gì xây dựng một tòa nhà trường cửu để tránh nắng mưa.

"Tài sản của bạn sẽ ở lại khi bạn chết. Bạn bè và thân quyến sẽ tiễn đưa bạn ra tới huyệt. Nhưng chỉ có hành động tốt hay xấu do bạn làm trong cuộc sống là theo bạn xuống tận dưới mồ".

Nhiều điều chúng ta hy vọng sẽ cho niềm vui nhưng rồi thì hóa ra trái lại. Bề ngoài có vẻ như sung sướng có được nhiều tiền, nhưng khi chúng ta có tiền, chúng ta sẽ thấy rằng, tiền mang cho chúng ta lo âu như quyết định làm sao sử dụng nó, làm sao giữ nó, hoặc có thể tiền dẫn chúng ta đến hành động điên rồ. Người giàu có lo lắng không biết bạn mình đánh giá nơi mình hay nơi tiền bạc của mình, và điều này là một dạng thức khác của buồn đau tinh th?n. Luôn luôn có sự sợ hãi bị mất cái mà ta có, dù là của cải hay người thân yêu. Cho nên khi chúng ta thành thật nhìn kỹ vào cái mà chúng ta gọi là "hạnh phúc" chúng ta thấy nó chỉ là một loại ảo tưởng trong tâm không bao giờ hiểu đầy đủ, không bao giờ hoàn toàn, hay đúng hơn là bị ám ảnh vì sợ mất.
Của cải chỉ có thể trang hoàng căn nhà của bạn chứ không làm bạn đẹp được. Chỉ có đức hạnh mới có thể làm bạn đẹp. Quần áo chỉ tô điểm xác thân bạn nhưng không làm bạn đẹp được. Chỉ có phẩm hạnh của bạn mới làm cho bạn đẹp.

Phương pháp mà ta nên áp dụng để đạt hạnh phúc phải là phương pháp không gây tác hại. Không có nghĩa gì nếu vui hưởng hạnh phúc mà gây đau khổ cho người khác hay bất cứ chúng sanh nào khác. Ðức Phật dạy:


"Hạnh phúc thay cho những ai kiếm sống mà không làm hại đến người khác".
"Hạnh phúc là hương thơm mà bạn không thể rót vào người khác mà lại không làm vương vài giọt trên chính người bạn".

Bạn không thể thay đổi thế giới theo như ước nguyện của bạn, nhưng bạn có thể thay đổi tâm trí bạn để tìm hạnh phúc.
Chỉ khi nào bạn chịu đau khổ vì làm việc thiện bạn mới có thể đạt hạnh phúc to lớn hơn người khác.

"Nếu muốn tìm hạnh phúc, chúng ta hãy chấm dứt sự suy nghĩ về việc biết ơn hay bội ơn và lấy sự bố thí làm niềm vui nội tâm. Bội ơn rất thường tình như cỏ dại. Biết ơn như đóa hoa hồng. Ðóa hoa này phải được chăm sóc, tưới nước, nuôi dưỡng, yêu dấu và che chở. (D. Carnegie).

Kiểm Soát Tâm Của Bạn

Tâm trí của con người ảnh hưởng sâu đậm đến cơ thể. Nếu tâm để ta hoạt động tội lỗi và nuôi dưỡng tư tưởng bất thiện, tâm có thể gây ra thảm họa, có thể giết một chúng sanh nhưng tâm cũng có thể chữa khỏi thân bệnh. Khi tâm trí được tập trung về những tư tưởng lành mạnh với cố gắng và hiểu biết chính đáng, hiệu quả mà nó có thể sinh ra rất rộng lớn. Tâm trí với tư tưởng trong sáng và lành mạnh thực sự đưa đến một cuộc sống khỏe mạnh, thoải mái.
Ðức Phật dạy: "Không có kẻ thù nào làm hại chúng ta bằng tư tưởng tham dục, đố kÿ, ganh ghét vân vân..."

Một người không biết điều chỉnh tâm mình cho thích hợp với hoàn cảnh thì chẳng khác gì thây ma trong quan tài. Hãy nhìn vào nội tâm và cố gắng tìm thấy lạc thú trong lòng, và bạn sẽ thấy một suối nguồn vô tận lạc thú trong nội tâm sẵn sàng cho bạn vui hưởng.
Chỉ khi tâm trí được kiềm chế và giữ đúng trên con đường chính đáng của sự tiến bộ nhịp nhàng thứ tự thì nó trở nên hữu ích cho sở hữu chủ và cho xã hội. Tâm phóng túng bừa bãi sẽ là mối nguy cơ cho cả mình lẫn người. Tất cả sự tàn phá gieo rắc trên thế giới này là do sự tạo thành loại người mà tâm trí không được huấn luyện, kiềm chế, cân nhắc và thăng bằng.
Bình tĩnh không phải là yếu đuối. Một thái độ bình tĩnh luôn luôn thấy nơi con người có văn hóa. Chẳng khó khăn gì cho một người giữ được bình tĩnh trước những sự thuận lợi, nhưng giữ được thái độ bình tĩnh khi gặp việc bất ổn thì thực sự là khó, và chính cái đức tính khó khăn ấy mới đáng đạt cho được, bằng sự bình tĩnh và tự chủ, con người đó xây dựng được sức mạnh nghị lực. Hoàn toàn sai khi cho rằng những người khỏe và mạnh mẽ là người ồn ào, ba hoa và nhắng nhí lăng xăng.

Hành Ðộng Khôn Ngoan

Con người phải biết sử dụng tuổi thanh xuân, của cải, sức mạnh, năng lực và kiến thức đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách vì lợi ích cho chính mình và cho kẻ khác. Nếu người đó sử dụng sai đặc quyền của mình, hậu quả sẽ đưa người đó đến thất bại. "Con người phải đủ mạnh để biết mình yếu chỗ nào, đủ can đảm để đối phó với sợ hãi, tự hào và không quÿ lụy trong thất bại chánh đáng, khiêm nhường và nhã nhặn lúc thắng".
Một số người ngẫu nhiên may mắn có một số tiền lớn hay tài sản, hay có thể hưởng được một phần lớn gia tài của cha mẹ. Nhưng trong số những người này, chỉ có một số rất ít biết gìn giữ và duy trì tài sản mới có ấy.Thường thường tài sản đạt được dễ dàng không phải gắng sức và cực nhọc, không có giá trị thực sự. Cho nên họ bắt đầu tiêu xài vào những thứ không cần thiết, và chẳng bao lâu, toàn bộ tài sản bị phung phí. Ta phải biết cách gìn giữ tài sản không phí phạm nó, muốn vậy họ cần phải có một chút lương tri.

Chúng Ta Hãy Tự Ðiều Chỉnh

Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn luôn thay đổi. Nhưng rất ít người nhận thức được sự việc ấy. Ta không nên bám níu vào truyền thống, tập tục, cung cách, thói quen, tín ngưỡng truyền lại bởi người xưa hay tổ tiên nghĩ rằng ta nên theo những truyền thống ấy mãi mãi và mãi mãi. Nếu người ấy có một tâm trí hẹp hòi như vậy, xã hội của chúng ta sẽ không có tiến bộ. Cũng có một số tập tục tốt trong số này nhưng ta phải xét xem có phải tất cả các tập tục truyền lại từ thời xưa đều thích hợp với xã hội hiện đại không.
Mặt khác, cha mẹ và người lớn tuổi mâu thuẫn với thế hệ trẻ. Họ muốn con cái theo những tập tục và truyền thống cũ như họ. Tuy nhiên, việc này không phải là một thái độ thật tốt để áp dụng. Cho phép những đứa trẻ được cập nhật hóa với thời đại nếu vô hại. Bậc cha mẹ chỉ cần nhớ lại, trước đây khi chính các cụ thân sinh đã phản đối một số lối sống hiện đại đang thịnh hành như thế nào khi họ còn trẻ. Sự mâu thuẫn giữa những người bảo thủ và thế hệ trẻ không phải là một thái độ lành mạnh cho sự tiến bộ của xã hội. Ðương nhiên, nếu con cái đi lạc đường do sự hướng dẫn sai lầm của xã hội hiện đại, thì bậc cha mẹ phải cố vấn và hướng dẫn chúng.
Bạn phải học hỏi cách khoan dung quan niệm của người khác cùng các tập tục của họ dù rằng bạn không thích chúng. Khoan dung không có nghĩa là bạn phải theo phương pháp của người ấy, mà là tìm hiểu tại sao người ấy lại thực hành như vậy.
Mỗi con người là một phần của thế giới loài người, phải chịu trách nhiệm điều xẩy ra trong thế giới ấy. Con người phải quan tâm đến chuyện xã hội có trở nên càng nhân đạo hơn không. Con người phải hỏi điều mà chính mình làm có mang trật tự tốt đẹp hơn cho các sự việc không. Ðó là quan niệm đạo đức bởi vậy mà đời sống gánh vác một khía cạnh quan trọng và được trao cho sự khuyến khích. Một đòi sống như vậy quả là một đời sống thực sự hạnh phúc. Rồi chúng ta có thể trở nên không vừa lòng với trật tự hiện thời của sự vật trong tinh thần xây dựng, và vui vẻ hành động một điều gì đó về việc ấy.

Bầu Không Khí Lành Mạnh

Tuy những lời đùa cợt và phê bình cay đắng nhắm vào bạn bởi người khác, hành sử như người trí, bạn phải trả lời họ bằng một lời nói đùa khác mà không tạo nên bầu không khí không lành mạnh.
Khi bạn chơi trong một cuộc đấu, không nên nổi nóng nếu bạn đang thua cuộc, bạn nổi nóng không những làm mất thích thú của người khác mà cuối cùng chính bạn là người thua cuộc. Bạn không thể sửa đổi mỗi người hay mọi người trong thế giới này để đạt hòa bình cũng như bạn không thể dẹp hết đá và gai góc trên thế giới này để có thể bước đi thong dong. Một người muốn đi êm ả trên mặt đất người đó phải mang giày. Giống như vậy, người muốn có an lạc trong tâm, phải biết cách canh phòng các giác quan của chính mình.
Có nhiều phương cách để sửa chữa một người nếu người ấy sai. Bằng cách phê bình, quở mắng và la lối người ấy công khai, bạn không thể sửa chữa người ấy được, bạn phải biết cách sửa chữa người ấy mà không làm người ấy bẽ mặt. Ða số đã làm nhiều người trở nên thù địch vì phê bình họ. Nếu bạn có thể khuyên bảo tử tế một người, với ý định sửa chữa người ấy, người đó có thể nghe bạn, và một ngày nào đó người đó sẽ cảm ơn bạn về sự dìu dắt và hảo tâm của bạn.
Bất cứ lúc nào bạn bày tỏ quan điểm của bạn về vấn đề gì đó, bao giờ cũng cố gắng dùng lời nói không làm thương tổn cảm nghĩ của người khác. Có nhiều phương cách để bầy tỏ quan điểm của bạn hoặc từ tốn hoặc lễ độ hay xã giao nữa.
Bạn không nên nổi nóng khi những sai lầm của bạn được vạch ra. Bạn có thể nghĩ rằng nổi cơn thịnh nộ và la lối người khác, bạn có thể lấp liếm hay khắc phục những nhược điểm của bạn. Ðó là áp dụng một thái độ sai trái và lầm lẫn.
Bạn nên không bao giờ tiết lộ bí mật riêng tư của người bạn cũ đã tâm tình với bạn dù người bạn đó đã không còn thân thiện với bạn nữa. Nếu bạn tiết lộ, những người khác sẽ coi thường bạn và họ sẽ không bao giờ chấp nhận bạn là một người thành thực.

Hãy Vô Tư

Bạn không nên đi đến một quyết định vội vàng nào đối với bất cứ vấn đề gì khi bạn đang trong một tâm trạng bất an, hay bị khiêu khích mà ngay cả trong lúc bạn thoải mái ảnh hưởng bởi cảm xúc, vì trong lúc đó tâm trạng của bạn bị cảm xúc nên bất cứ một quyết định nào hay kết luận nào trong thời gian ấy có thể làm cho bạn hối tiếc một ngày nào đó. Hãy để cho đầu óc bạn trước nhất thanh thản đã rồi mới suy nghĩ thì việc phán xét của bạn sẽ không thiếu vô tư.
Trau dồi độ lượng: độ lượng giúp bạn tránh những phán xét vội vàng, thông cảm với những khó khăn của người khác, tránh phê bình ngụy biện, để nhận thức rằng cả đến người tài ba nhất cũng không thể không sai lầm; nhược điểm bạn tìm thấy nơi người lối xóm có thể tìm thấy nơi chính bạn.

Khiêm Tốn

Khiêm nhường là cái thước đo của người trí để hiểu biết sự khác biệt giữa cái hiện tại và cái sẽ đến. "Chính Ðức Phật bắt đầu sứ mạng hoằng pháp của Ngài bằng một hành động tự khiêm cung: loại bỏ tất cả cái kiêu hãnh của một vị hoàng tử. Ngài đạt được thánh quả ngay trong đời sống của Ngài nhưng chẳng bao giờ Ngài mất cái hồn nhiên, và chẳng bao giờ biểu lộ cái kẻ cả hơn người. Những lời bình luận và ngụ ngôn của Ngài chẳng bao giờ hoa mỹ phô trương. Ngài vẫn có thì giờ để tiếp xúc với người hèn kém nhất. Ngài chẳng bao giờ để mất đi tính hài hước."

Ðừng Phí Phạm Thì Giờ

Phí phạm đời sống của mình để lo lắng cho tương lai, để luyến tiếc về quá khứ, biếng nhác và vô tâm, chứng tỏ thiếu khả năng để giữ địa v? cao quý dành cho con người, khiến nghiệp xấu đem mình xuống nơi tương đương với sự vô giá trị của mình. Nhớ điều đó trong tâm và làm điều thiện trong lúc còn sống. Phí phạm thì giờ bạn không những làm tổn thương chính bạn mà còn làm hại đến người khác, vì thì giờ của bạn cũng là thì giờ của người khác, và thì giờ của người khác cũng chính là thì giờ của bạn.

Nhẫn Nại và Khoan Dung

Hãy kiên nhẫn với tất cả mọi chuyện. Nóng giận đưa đến rừng rậm không lối thoát. Trong khi nóng giận làm bực bội và làm người khác khó chịu, vô cùng làm thương tổn chính mình, làm yếu thể chất và rối loạn tâm. Một lời nói cục cằn giống như một mũi tên từ cây cung bắn ra không bao giờ có thể lấy lại được dù cho bạn có xin lỗi đến cả ngàn lần.
Một số sinh vật không thể nhìn thấy ban ngày trong lúc một số sinh vật khác không nhìn thấy ban đêm. Nhưng người nóng giận đến cực độ không nhìn thấy gì hết cả ban ngày lẫn ban đêm.
Với ai và với cái gì bạn tranh đấu khi bạn nóng giận? Bạn tranh đấu với chính bạn, chính bạn là kẻ thù tệ hại nhất của bạn. Trí óc bạn là người bạn tốt nhất nhưng cũng là kẻ địch nguy hại. Bạn phải cố gắng tiêu diệt những đam mê của tham, sân si, tiềm ẩn trong tâm bằng các phương tiện của giới, tập trung (tư tưởng), và trí huệ.
Một số bệnh tim, phong thấp, và bệnh ngoài da truy nguyên ra do lòng phẫn uất, sân hận và ganh ghét kinh niên. Những cảm nghĩ phá hoại đó đầu độc con tim. Chúng nuôi dưỡng khuynh hướng bệnh tiềm ẩn phát triển, và đem bệnh tật.

Lấy Ân Trả Oán

Nếu bạn không muốn có kẻ thù, trước tiên là bạn phải giết kẻ thù lớn nhất chính nơi bạn - đó là sự nóng giận của bạn.
Mặt khác nếu bạn bị xáo trộn khi nghe tin về kẻ thù của bạn, có nghĩa là bạn đã làm đúng những ước vọng của họ, vô tình bạn đã sa vào bẫy của kẻ thù.
Bạn không nên nghĩ rằng bạn chỉ học hỏi được từ những người tán dương, giúp đỡ và thân cận gần gũi bạn. Có nhiều điều bạn có thể học hỏi được từ kẻ thù; bạn không nên nghĩ rằng họ hoàn toàn sai vì họ là kẻ thù của bạn. Những kẻ thù bạn cũng có một số đức tính tốt.
Bạn không thể loại bỏ kẻ thù bằng cách lấy ác diệt ác. Nếu bạn làm như vậy thì bạn sẽ tạo thêm kẻ thù mà thôi. Phương pháp tốt và đúng nhất để chống lại kẻ thù là mang lòng thương yêu đến họ. Bạn có thể nghĩ rằng điều đó không thể làm được hay vô lý. Nhưng phương pháp đó đã được người có học thức đánh giá cao. Khi bạn bắt đầu biết một người nào đó rất giận giữ với bạn, trước nhất bạn hãy gắng tìm nguyên nhân chính của sự thù hằn đó; nếu do lầm lỗi của bạn, bạn nên thừa nhận và không ngần ngại gì xin lỗi người đó. Nếu vì những sự hiểu lầm nào đó xẩy ra giữa hai người, thì bạn nên giãi bầy tâm sự và cố gắng làm sáng tỏ cho người đó. Nếu vì ganh ghét hay cảm nghĩ xúc động nào đó, hãy đem lòng từ ái đến cho người ấy để bạn có thể ảnh hưởng người đó bằng năng lượng tinh thần. Bạn có thể không hiểu nó tác động như thế nào, nhưng kinh nghiệm của nhiều người đã cho thấy đó là một phương pháp mạnh, khôn ngoan và dễ dàng nhất được đặc biệt đề cao đem áp dụng trong Phật Giáo. Lẽ đương nhiên, muốn làm vậy, bạn phải tự tin và kiên nhẫn chính nơi bạn. Làm như thế, bạn có thể làm cho kẻ thù hiểu được chính họ sai; ngoài ra bạn cũng được lợi lạc trong nhiều chiều hướng vì không còn kẻ thù trong tâm bạn nữa.
Nếu không thể lấy ân trả oán thì cũng không lấy oán trả oán.

Lòng Từ Ái

Chừng nào còn có một đồng loại mà bạn có thể an ủi bằng những lời dịu dàng của bạn, mà bạn có thể làm cho người đó phấn khởi và hứng thú bởi sự hiện diện của bạn, hoặc bạn có thể giúp đỡ bằng của cải trần thế của bạn thì dù việc bác ái này nhỏ nhoi đến thế nào nữa bạn vẫn là một tài sản quý báu của nhân loại và bạn không nên bao giờ ngã lòng và phiền muộn.
Có thể có lần khi những người mà bạn thương mến hình như không lưu ý gì đến bạn, làm tâm bạn nặng trĩu ưu phiền. Nhưng không phải lý do chính đáng làm bạn thất vọng. Có gì quan trọng không nếu những người khác không biết ơn bạn hay không quan tâm đến bạn, miễn là bạn biết rằng bạn đã tràn đầy nhiệt tâm thương yêu với người khác, tràn đầy từ tâm cho người đồng loại? Ðừng để hạnh phúc riêng tư của mình tùy thuộc vào người khác. Người nào trông chờ vào người khác để được sự thỏa mãn trong đời thì còn tệ hại hơn là người ăn xin quỳ gối kêu khóc xin miếng ăn hàng ngày.

Không Dùng Các Chất Say

Ðức Phật bảo chúng ta không nên dùng chất say - đó là một trong những giới cấm. Có hằng hà sa số lý do tại sao ta phải giữ giới luật này. Một thi sĩ nổi tiếng đã nêu lý do tại sao ta phải tránh xa các chất say trong bài thơ của ông. Những lý do đó là:
Người say:
Chối bỏ lẽ phải
Mất trí nhớ
Biến thể khối óc
Suy yếu sức lực
Làm viêm mạch máu
Gây nên các vết nội và ngoại thương bất trị
Là mụ phù thủy của cơ thể
Là con quỷ của trí óc
Là kẻ trộm túi tiền
Là kẻ ăn xin ghê tởm
Là tai ương của người vợ
Là đau buồn của con cái
Là hình ảnh một con vật
Là kẻ tự giết mình
Uống sức khỏe của người khác
Và cướp đoạt sức khỏe của chính mình.
Kết quả cuối cùng của nó chẳng bao giờ thành được gì cả mà chỉ biểu hiện sự sa đọa thể chất và tinh thần con người.

Hiểm Họa Ma Túy

Rượu được mô tả là một trong những nguyên chính của sự sa đọa thể chất và tinh thần con người. Hiện nay, một dạng thức xấu xa và tội lỗi hơn nữa là các loại ma túy độc hại và nguy hiểm chứa trong chất heroin, cần sa và nhiều dạng thức khác, đã lộ nguyên hình ghê tởm, gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng cho xã hội và phúc lợi của nhân loại. Vấn đề này lan rộng khắp thế giới. Hậu quả của nó còn nghiêm trọng và nguy hại hơn nghiện rượu nữa. Trộm cắp, cướp bóc, bạo dâm và lừa đảo ở tầm mức lớn lao, đã xẩy ra do ảnh hưởng độc hại của ma túy. Ðã có những vụ giết người và nhiều gia đình bị tiêu hao nặng nề vì ghiền ma túy. Người ghiến ma túy trở thành nạn nhân của bệnh AIDS.
Các chính phủ trên thế giới đã chi tiêu hàng triệu triệu Ðô La kiếm được từ lao động nhọc nhằn vào việc chữa trị những người ghiền ma túy với thói xấu tội lỗi này, cho họ cai nghiện, nhưng bệnh nghiện điên rồ này vẫn dai dẳng. Bổn phận bắt buộc của chúng ta, là một công dân có bổn phận, phải giúp đỡ với bất cứ phương tiện gì mà ta có qua các tổ chức tôn giáo và xã hội để có thể nhổ tận rễ tệ nạn khủng khiếp ghê tởm này và ngăn ngừa con cái chúng ta đến gần. Ðời sống của một người ghiền ma túy là một đời sống bị hành hạ khổ sở, một địa ngục trần gian, sớm đưa tới nhà mồ.
Là con người, chúng ta phải có sự bình tĩnh để phân biệt thiện ác. Hãy tránh xa hiểm họa ma túy và giúp người khác cũng làm như vậy. Ðó là cách phục vụ vĩ đại nhất cho nhân loại.

Bạn Tạo Thiên Ðường và Ðịa Ngục Nơi Ðây

Nếu bạn muốn sống hòa bình và hạnh phúc trên thế giới này, bạn cũng phải để những người khác sống hòa bình và hạnh phúc, như thế bạn có thể làm cho đời sống này có ý nghĩa cho thế giới mà bạn sống. Trừ phi cho đến lúc nào bạn chưa tự điều chỉnh để sống theo những nguyên lý cao thượng ấy thì bạn không thể có hạnh phúc và hòa bình. Bạn không thể chờ đợi hạnh phúc và hòa bình đến từ trên trời chỉ bằng lời cầu nguyện suông. Nếu bạn hành động theo đúng nguyên tắc luân lý, bạn tạo thiên đường của bạn ngay tại đây, thế giới này. Nếu không, bạn cũng có thể thấy hỏa ngục chính trên trái đất này. Không biết sống thế nào cho phù hợp với qui luật tự nhiên và vũ trụ, chúng ta luôn cáu kỉnh khi đương đầu với các khó khăn. Nếu mỗi người cố gắng tự điều chỉnh không cáu kỉnh và công kích người khác, chúng ta thực sự có thể vui hưởng hạnh phúc thiên đường hơn là thứ hạnh phúc mà một số người mơ tưởng hiện hữu ở xa xăm. Không cần thiết phải tạo dựng thiên đường nơi nào đó để thưởng cho đức hạnh hay tạo một địa ngục để trừng phạt tội lỗi; đức hạnh và tội lỗi có những phản ứng không thể tránh được trong chính thế giới này. Ðó là phương cách cao nhất mà bạn có thể giúp đỡ cho phúc lợi của xã hội và xứ sở. Ngày nay, xã hội loài người đã phát triển đến mức này vì sự hiểu biết và hòa hợp của một số người có cảm tình và khoan dung đối với hạnh phúc và sự tiến bộ của người khác. Mặt khác, bạn phải hiểu rằng giúp đỡ tinh thần người khác chính là bạn gíup đỡ chính bạn, và bằng cách giúp đỡ tinh thần chính bạn, bạn cũng giúp đỡ người khác.

Hạnh Phúc Lứa Ðôi

Ðối với một hôn nhân đứng đắn, người đàn ông và người phụ nữ thường nghĩ đến người hôn phối hơn là nghĩ đến chính mình. Vì lợi ích cho cả hai, cùng nhau chia sẻ phước cùng hưởng, họa cùng chịu. Cảm nghĩ an ổn và thoải mái đến từ sự cố gắng hỗ tương.
Hầu hết những khó khăn và lo âu xẩy ra giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, người thân và bạn bè, là do sự hiểu nhầm và thiếu nhẫn nại. Người chồng không nên coi người vợ như người đầy tớ của mình. Tuy người chồng có bổn phận kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng cũng có bổn phận phụ giúp vợ trong các công việc nội trợ lặt vặt. Mặt khác người vợ cũng không nên rầy la và gắt gỏng với người chồng khi gia đình thiếu thốn. Người vợ không nên nghi kÿ chồng. Nếu người chồng thực sự có những nhược điểm, người vợ có thể sửa chữa bằng cách thảo luận vấn đề một cách tử tế. Người vợ phải tha thứ nhiều điều cho chồng, không phiền hà chồng. Người chồng cũng phải hành động khôn ngoan không cư xử bằng cái cách làm người vợ có thể nghi ngờ và ghen tuông.
Hôn nhân là một hạnh phúc nhưng nhiều người đã biến đổi cuộc sống lứa đôi thành tai họa do thiếu hiểu biết, khoan dung và nhẫn nại. Nghèo túng không phải là một nguyên nhân chính của đời sống lứa đôi mất hạnh phúc. Cả chồng lẫn vợ phải biết chia sẻ vui buồn mọi việc trong đời sống hàng ngày. Hiểu nhau là bí quyết của hạnh phúc gia đình.

Chấp Nhận Lời Chỉ Trích

Mật ngọt chết ruồi, thuốc đắng giã tật. Tán dương như mật ngot, tán dương quá đáng sinh bệnh. Và chỉ trích giống như viên thuốc đắng hay một mũi chích đau đớn chữa lành bệnh. Chúng ta phải có can đảm hoan nghênh lời chỉ trích và không sợ nó.
"Cái xấu xa mà chúng ta nhìn thấy nơi người khác là phản ảnh cái xấu xa ở bản tính của chính mình"
Ðời sống cá nhân của con người, hoàn cảnh và thế giới là phản ảnh của tư tưởng và niềm tin của chính con người. Tất cả con người đều là tấm gương phản chiếu theo bộ mặt của chính mình.

Hãy Chăm Lo Việc Của Mình

Tốt đẹp là nhường nào, nếu bạn có thể lo việc riêng của bạn mà không cần nhiều sự giúp đỡ của người khác. Ðây là lời khuyên của Ðức Phật:
"Ta không nên dòm ngó lỗi lầm của người khác, việc này người ấy đã làm, việc kia người ấy chưa làm, mà hãy xét những việc làm sơ sót của chính mình"
Ðức Phật còn dạy: "Người mà lúc nào cũng dòm ngó lỗi lầm của người khác và hay cáu kỉnh, thì ô trược của chính mình càng ngày càng tăng trưởng. Người đó khó có thể đoạn diệt được ô trược".
Ngài dạy: "Thấy lỗi người khác thì dễ, nhưng lỗi của mình thì quả thật khó thấy. Lỗi của người thì ta sàng sẩy để quan sát, nhưng của ta thì dấu kín như người đi bẫy chim ngụy trang để ẩn trốn".

"Người cao thượng không đi chệch con đường chính đáng, dù cho việc gì xẩy ra, người đó không còn tham dục theo thú vui trần tục. Người trí lúc nào cũng bình tĩnh và kiên định trong đầu óc lúc vui cũng như lúc buồn"
Không ai có thể sống trên thế giới này không bị chỉ trích hay phê bình. Ðức Phật dạy:
"Lặng thinh cũng bị chỉ trích. Nói ít, nói nhiều cũng bị chỉ trích. Cho nên không một ai trên đời này mà không bị chỉ trích".
Ngài cũng dạy: "Chưa bao giờ, sẽ không bao giờ, và ngay bây giờ có một ai hoàn toàn đáng trách hay hoàn toàn đáng khen"
Không phải tất cả những người phê bình bạn là những kẻ thù của bạn. Bạn có thể dùng cơ hội này để tìm ra những yếu điểm mà chính bạn không thể nhìn thấy.
Bạn không nên bỏ việc tốt đang làm chỉ vì phê bình. Nếu bạn có can đảm tiếp tục việc tốt bất kể đến lời phê bình, lẽ đương nhiên bạn là người tuyệt vời, có thể thành công ở mọi lãnh vực.

Không Lo Lắng

Bí quyết của đời sống hạnh phúc và thành công là phải làm những gì cần làm ngay bây giờ, và đừng lo lắng về quá khứ cũng như tương lai. Chúng ta không thể trở lại tái tạo được quá khứ và cũng không thể tiên liệu mọi thứ có thể xẩy ra cho tương lai. Chỉ có khoảng thời gian mà chúng ta có thể phần nào kiểm soát được, đó là hiện tại.
Nhiều người lo lắng nghĩ đến tương lai. Những người này cần phải học hỏi để thích nghi với hoàn cảnh đời sống hàng ngày, không có lý do nào cho họ phải lo lắng. Dù cái lâu đài nào mà họ xây trong không khí ra sao, dù giấc mơ trong đầu óc của họ ra sao, họ phải luôn luôn nhớ là họ đang sống trong cái thế gian không ngưng thay đổi này.

Cột Trụ Của Thành Công

Thất bại chính là mẹ của thành công. Học hỏi từ thất bại của chúng ta đưa đến thành công. Không bao giờ có bại thì cũng chẳng bao giờ có thắng. Nếu chúng ta không trải qua thất bại và sức mạnh kèm theo của nó, chúng ta không bao giờ ý thức được cái chiến thắng ở mức đầy đủ. Nó chỉ trở thành khúc ngoặt của những biến cố nhỏ nhoi không đáng kể đối với chúng ta. Thất bại không những giúp chúng ta thành công, mà làm chúng ta tử tế, dễ mến, hiểu biết và giàu kinh nghiệm.

Vẻ Ðẹp Chân Chính

Nếu một người sinh ra xấu xí, dù cho mặt mũi người ấy xấu xí đ?n thế nào đi nữa, nếu người ấy trau dồi tình thương, tình thương này sẽ cho người ấy cái duyên dáng nội tâm bất diệt tỏa ra ngoài và tràn ngập toàn thân người ấy với vẻ đẹp siêu nhiên khiến người ấy trở thành hấp dẫn vì cái duyên dáng là cái đẹp chân chính và không phải là hình dáng, lớn nhỏ hay màu da của bộ mặt.
Chúng ta hãy xem một người trông hết sức là đẹp. Ðôi khi người ta không bị lôi cuốn bởi người ấy vì vẻ đẹp của người phụ nữ này đã bị biến dạng bởi tính tụ phụ hay kiêu ngạo vì sắc đẹp của mình. Hãy xem một người tuy xấu nhưng tràn ngập với lòng từ ái vô biên, nói năng lịch sự và lễ phép, đối xử với người khác tử tế, bạn sẽ thấy người ấy hấp dẫn với mọi người như thế nào.
Tham sống trên trái đất này kích thích nỗi sợ hãi bất thường và không lành mạnh về cái chết. Nó tạo thành bệnh tưởng luôn luôn nghi ngờ, người đó không dám làm việc gì dù điều đó là chính đáng. Người ấy sống trong sợ hãi bệnh tật hay tai nạn sẽ làm tiêu tan đời sống nhỏ nhoi vô nghĩa nơi đây. Nhận thức thấy cái chết không tránh được, sự khiếp sợ phi lý về cái không tránh được sẽ chấn động kẻ tham sống thành một đam mê muốn sống nơi thiên đường. Không ai có thể hạnh phúc trong bão tố như vậy của sợ hãi và hy vọng. Quả là khó để coi thường và không quan tâm đến những bộc phát theo bản năng tự bảo vệ. Tuy nhiên có một phương pháp pháp chắc chắn có thể khắc phục nó. Ðó là ta hãy quên cái ngã trong khi phục vụ người khác, đó là ta đổi hướng tình thương từ nội tâm ra bên ngoài. Bạn càng phục vụ người khác, bạn sẽ quên cái luyến ái vị kỷ không lành mạnh, ước vọng, cao ngạo và tự tôn.
Ai cũng muốn có một cái chết êm ả sau khi đã làm tròn nhiệm vụ và bổn phận trong cuộc đời. Nhưng có bao nhiêu người đã chuẩn bị đầy đủ cho biến cố ấy? Có bao nhiêu người chấp nhận khó khăn để làm tròn nhiêm vụ với gia đình, thân quyến, bè bạn, xứ sở, tôn giáo và quốc gia? Nếu một người chết mà không làm tròn một nhiệm vụ nào trong đó, chắc chắn tột cùng khó cho người ấy có thể có một cái chết êm ả.
Nhiều người sợ xác chết. Nhưng người sống còn nguy hiểm hơn nhiều người (xác thân)õ chết. Nhiều người bị thất bại và khiếp đảm bởi người sống hơn là người (xác thân) chết.
Nếu bạn từ giã thế giới này mà không làm tròn nhiệm vụ của bạn, sự ra đời của bạn không lợi lạc gì cho chính bạn và cho thế giới này.
Cho nên hãy thi hành những nhiệm vụ của bạn, và bạn sẽ đối đầu với cái chết một cách can đảm và bình thản. Và một ngày nào đó bạn sẽ đạt được trạng thái bất tử, nơi bạn có thể có hạnh phúc bất diệt.
-ooOoo-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét