Trang

Nho Giáo - Hồi Giáo là trường tồn???


....
Nho giáo

Một thời gian khá dài đã giúp ổn định xã hội Trung Hoa. Học thuyết Nho gia chú trọng về xã hội, chính trị, đạo đức; mục đích đào tạo một nhân cách kiểu mẫu gọi là chính nhân quân tử để gánh vác việc nước, an bang tế thế. Một nhân cách quân tử phải biết các đức tính : Đạo vua tôi – đạo vợ chồng – đạo cha con – đạo anh em – đạo bạn bè. Đức quân tử phải đủ Nhân – lễ - nghĩa – Trí – Tín. Ngoài ra, người quân tử phải trang bị một kiến thức tổng quát, phải biết Thi – Thư  - Nhạc – Lễ. Một khi tu thân hoàn chỉnh mới nói đến tề gia rồi trị quốc, thiên hạ mới an bình. Khi một chính nhân quân tử ra giúp đời, phải đặt trên cơ sở  Chính danh và Nhân trị. Mỗi vị trí, mỗi sự việc phải đúng với danh nghĩa của nó một cách minh bạch và dùng tình người mà xử sự.

Tuy phân cấp trong xã hội để trật tự hóa trong những thể chế phong kiến, Nho giáo có giá trị nhất định trong một giai đoạn dân trí nhất định. Bởi cơ chế ràng buộc trong từng giai cấp đã cản trở mức tiến hóa dân trí. Ví dụ Tam Cương là Quân Thần – Phụ tử - phu thê ( Quân xử Thần tử, Thần bất tử bất trung là điều vô lý với dân trí hiện nay. Cũng thế, phu xướng phụ tùy và phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu ) Tam tòng áp dụng cho phụ nữ cũng thế, Tại gia tòng phụ - xuất giá tòng phu – phu tử tòng tử.

Tuy nhiên, các triều phong kiến ổn định xã hội cũng nhờ áp đặt học thuyết Nho gia, và các Nho sĩ giúp vua giúp nước cũng không ít. Những tư tưởng của Khổng giáo có giá trị hạn chế  với trình độ dân trí đương thời, nhưng lại là thước đo đạo đức nhân cách trong xã hội. Ví dụ : Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân đó là câu trả lời của Khổng Tử khi Trọng Cung hỏi thế nào là Nhân. Điều nầy đúng trên đại thể, vì những điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, tuy nhiên có những cái người khác muốn tuy mình không muốn thì sao?

Đến khi xã hội Việt Nam được Nho gia tiếm quyền, đất nước bắt đầu đi xuống vì tinh thần nô lệ của học thuyết và đố kỵ của Nho sĩ. Lúc bấy giờ Phật giáo mất thế thượng phong  của thời Lý Trần. Lê trung hưng và Nguyễn thống nhất trọng Nho bài Phật. Cái ưu của Nho giáo cũng là cái nhược của giáo Nho, cái tệ khoa cử chỉ để tranh thủ công danh, cái học từ chương thiếu sáng tạo chỉ để đáp ứng khoa cử. Văn hay chữ đẹp trở thành tiêu chuẩn của Học Nho, chính vì thế Tàu đã hai lần bại vong trước quân xâm lược phương Bắc vào thời Tần Lục Triều và Tống –Minh. Và giặc khăn vàng, hình thức một tôn giáo, cũng đã võ trang nổi dậy chống lại chính quyền đương thời vào thời Hậu Hán.  Đất nước ta cũng vì Nho giáo cách tân thời Nguyễn mà làm cho xã hội trì trệ, mở đường cho cuộc đô hộ của phương Tây.

Tóm lại, Khổng Mạnh, Trang Chu và những cao đệ của Nho gia chỉ là những Hiền nhân mang tính đạo đức tương phản  hiện trạng xã hội tao loạn đương thời, sản sanh những học thuyết chính trị và đạo đức xã hội, nhân cách chính nhân quân tử của giai đoạn lịch sử đó. Mẫu người lý tưởng như thế, được các học sĩ thành danh trên khoa trường, được bổ cử vào quan trường, trở thành những biểu tượng  chính danh hơn là một chính trị gia linh hoạt năng động, sáng tạo giúp quốc gia đối đầu với ngoại lực xâm lăng. Tinh thần Nho giáo mang tính thống trị và áp đặt, chỉ có giá trị trong xã hội phong kiến, không thích hợp với trào lưu dân chủ hiện đại, vì thế sụp đổ nhanh chóng trước cuộc xâm lăng của quân đồng minh, Anh và Pháp.
Hồi giáo
Lượng số tín đồ đông hàng thứ nhì trên thế giới, sau Thiên Chúa giáo. Hồi giáo ra đời từ thế kỷ thứ 7 tại Á Rập, do Thiên sứ Muhammad được mặc khải khai sáng. Sau khi chấm dứt những cuộc Thánh chiến với Roma, một số vùng rộng lớn đi qua, nhất là khối  Ả Rập Saudi, Hồi giáo trở thành quốc đạo, và hiển nhiên, chính quyền Hồi giáo áp dụng luật pháp theo tinh thần Hồi giáo. Hồi giáo giúp cho chính quyền ổn định rất tốt về mặt xã hội; không có tệ nạn như xì ke ma túy, ăn nhậu, mại dâm…

Tuy nhiên, về mặt cực đoan, đã tạo một xã hội khép kín và khô cứng mà quyền lợi phụ nữ bị xem nhẹ;  một số ít cực đoan cũng tạo sự bất an cho một số quốc gia thù địch như lực lượng Al-Qaeda chẳng hạn. Hồi giáo cũng chia ra nhiều giáo phái khác nhau, hiện nay Shiah và Sunni được biết nhiều nhất qua những vụ đấu đá đẫm máu; giáo phái Sunni có lượng số tín đồ đông nhất. Về mặt chính trị, nhiều giáo phái cực đoan của Hồi đã nhúng tay vào nhiều vụ thảm sát kinh hoàng.

Ngay cả tranh chấp nội bộ, giáo phái Twelvers tại Iran cũng đã lật đổ Hoàng đế Palavi để nắm quyền lãnh đạo với tên được biết là Aytollah Khomenei, cai trị vừa mang tính giáo  quyền lẫn thế quyền.Ngoài những quốc gia Hồi giáo do chính các giáo sĩ nắm quyền, chưa có giáo sĩ Hồi giáo nào góp phần xây dựng các quốc gia phi Hồi giáo trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, Hồi giáo vẫn có một nền văn minh nhất định và sản sanh nhiều khoa học gia nổi tiếng. Hồi giáo Indonesia rất ôn hòa và xây dựng một đất nước khá phồn thịnh và văn minh.
 ...
(báo Tôn Giáo và Dân Tộc)
Minh Mẫn      Ngày 21/12/2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét