Trang

QUAN SÁT VÀ KIỂM TRA 5 THIỀN CHI

 Tham khảo trước khi đọc bài này:

Quán niệm hơi thở (Anapanasati)

Ánh sáng và Nimitta (Dhammapala)

 Các tầng Thiền

Các tầng Thiền khi đã được phát triển đầy đủ thì trở thành rất sâu và vững chắc đó là giai đoạn An chỉ định không gián đoạn, mạnh mẽ trên quang tướng.
Khi định đã sâu và vững chắc trong hơn 1 tiếng hay 2 tiếng, đó là thành tựu tốt đẹp. Chúng tôi khuyên quý vị thực tập cho tới lúc nào hành giả có thể an trú trong An chỉ định trong ít nhất là 3 tiếng mỗi thời Thiền.

QUAN SÁT VÀ KIỂM TRA 5 THIỀN CHI
dhama-brownNếu hành giả đã có thể an trú trong Nimitta trong hơn 1, 2, hoặc 3 tiếng mỗi thời thiền trong 3 ngày liên tục, lúc đó hành giả có thể kiểm tra các thiền chi.
Lúc đầu, dầu sao hành giả không được kiểm tra liên tục các Thiền chi. Đầu tiên, nhiệm vụ của hành giả là giữ vững được tầng Thiền để làm nó ổn định, mạnh mẽ và sâu. Nếu kiểm tra các thiền chi nhiều lần quá, định sẽ bị giảm.
Để có thể kiểm thiền chi, hành giả phải giữ vững được tầng Thiền sâu và ổn định trong vòng hơn 1 giờ. Sau đó xuất khỏi tầng Thiền và xem phần dưới của trái tim, để kiểm ta dòng hữu phần Bhavanga – nó sinh khởi nơi tâm căn của quý vị. Chúng tôi đã nói về Bhavanga ở phần giới thiệu, đó là các tâm xuất hiện trong các phần giữa các lộ trình tâm.
Bhavanga là danh. Như có giải thích ở phần trên Bhavanga sinh ra nhiều nhóm sắc do tâm sanh. Nó bao gồm cả yếu tố lửa và màu sắc.
Chính yếu tố lửa này lại tự sinh thêm rất nhiều các nhóm sắc khác và những nhóm này có màu sắc. Khi có định sâu, màu của các Kalapas rất sáng. Nó biểu hiện bằng ánh sáng trong suốt, rõ ràng, rực rỡ.
Cho nên, khi nhìn vào trái tim, hành giả thấy Bhavanga sáng chói, rực rỡ như một tấm gương phản chiếu đó là màu sắc được tạo ra từ Bhavanga, nhưng nó không phải là Bhavanga, bởi Bhavanga là Danh Pháp, mà Danh thì không có màu sắc.
Mặc dầu sự thật là vậy, để cho tiện, chúng ta gọi chiếc gương đó là Bhavanga. Và Bhavanga có thể nhìn thấy đối tượng của Tâm phản ánh trong chiếc gương đó. Chính vì vậy trong giai đoạn đầu, hành giả thường không có khả năng phân biệt giữa Bhavanga và Nimitta.
Khi kiểm tra Bhavanga, họ thấy Nimitta cũng ở bên trong trái tim và nghĩ đó là Bhavanga. Nhưng không phải vậy, đó là Nimitta được phản chiếu ở trên Bhavanga giống như hình ảnh phản chiếu trong gương vậy.
Để phân tích 5 thiền chi, hành giả cần thấy Bhavanga chứ không phải Nimitta. Cho nên, khi hành giả muốn quán chiếu 5 thiền chi, hành giả cần thấy ánh sáng rực mà ta gọi là Bhavanga, nó chiếu sang như một tấm gương bên trong trái tim. Nhưng chỉ nên kiểm tra Bhavanga trong vòng vài giây. Nếu làm lâu hơn, thí dụ 2 hoặc 3 phút, hành giả có thể thấy đau nhức ở tim. Và định sẽ giảm sút. Tốt hơn là chỉ làm trong vài giây thôi.
Nếu không, hành giả nên định tâm 1 lần nữa trên Nimitta cho đến lúc an chỉ định trong tầng Thiền của hành giả trở lại sâu và do đó Nimitta lại trở nên rực rỡ. Lúc đó, có thể hành giả lại kiểm tra Bhavanga 1 lần nữa. Nếu cứ thực hành nhiều lần như vậy, đến lúc hành giả có thể kiểm tra được Bhavanga một cách rõ ràng.
Khi đã kiểm tra Bhavanga rồi, hành giả nên chú tâm trở lại vào Nimitta cho đến lúc vô An chỉ định và Nimitta lại sáng rực rỡ. Lúc ấy, khi hành giả kiểm tra Bhavanga, họ sẽ thấy Nimitta xuất hiện bên trong của Bhavanga, giống y hệt như khuôn mặt của hành giả in trong gương khi soi gương vậy. Khi đã thấy Nimitta được phản chiếu trong gương Bhavanga, hành giả có thể đi tiếp theo bước kế tiếp là kiểm tra Thiền chi.
NĂM THIỀN CHI
5 Thiền chi là các tâm sở sau:
1. Vitakha = Tầm = sự hướng tâm về đối tượng, định hướng tâm vào đối tượng Nimitta
2. Vicara = Tứ = giữ vững tâm trên đối tượng Nimitta
3. Piti = Hỷ = thích thú trú tâm trên đối tượng Nimitta, niềm thích thú trên trạng thái vắng mặt các triền cái.
4. Sukha = lạc = cảm giác an lạc khi Hỷ nhiều.
5. Nhất tâm (ekaggata) = Định = giữ tâm và các tâm sở khác tập trung và hòa vào an trú trong đối tượng Nimitta.
Năm thiền chi này cũng tồn tại trong tâm thường định và nó cũng có trong cận định, mặc dầu nó sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Và nó thành mạnh mẽ hơn nhiều trong tầng Thiền, bởi lúc đó nó đã có được những tính chất của cõi sắc giới. Chính vì vậy, tầng Thiền không ngoài 5 Thiền chi.
Khi hành giả kiểm tra 5 Thiền chi này, họ cần phải kiểm tra từng Thiền chi một. Cuối cùng mới làm 1 lần 5 Thiền chi một lúc.
Khi đã có thể kiểm tra 5 Thiền chi một lúc hành giả cần phát triển 5 phép thuần thục sau:
  • 1. Thuần thục tác ý: có thể tác ý 5 thiền chi dễ dàng vào bất cứ lúc nào và ở đâu mà hành giả muốn
  • 2. Thuần thục nhập thiền: nhập Thiền bất cứ ở đâu và mọi lúc
  • 3. Thuần thục quyết định: dễ dàng giữ và an trú trong Thiền bao lâu tùy ý: 1, 2 hoặc 3 giờ thoe thời gian mình quyết định.
  • 4. Thuần thục xuất thiền: dễ dàng xuất bất cứ ở đầu và mọi lúc
  • 5. Thuần thục phản kháng (xét duyệt): có thể duyệt các thiền chi bất cứ ở đâu và lúc nào muốn. Trong lúc thực hành yếu tố này giống như yếu tố đầu là tác ý thiền chi.
Khi đã phát triển 5 pháp thuần thục cho sơ thiền, hành giả có thể tiếp tục phát triển trong Nhị thiền, Tam, Tứ Thiền. Trong mỗi trường hợp cần phát triển thuần thục trong sơ thiền rồi mới tiếp tới các tầng thiền khác. Nếu hành giả muốn  biết chi tiết, chúng tôi đã nói rõ trong cuốn “Biết và Thấy” được trích dẫn ra từ Thanh Tịnh Đạo.
 KẾT LUẬN
Trong tầng Sơ thiền, hành của hơi thở đã trở nên vi tế nhưng ở Nhị thiền nó trở nên vi tế hơn, càng vi tế hơn ở tầng thứ 3 và đến Tứ thiền nó hoàn toàn chấm dứt. Hơi thở ở Tứ thiền không chỉ là hơi thở vi tế đến mức không nhận ra được mà thực sự chấm dứt hoàn toàn. Hành giả sẽ cảm nhận được nếu phát triển đầy đủ Tứ thiền. Vì vậy khi hành giả đã đạt được đến Tứ thiền, họ đã hoàn toàn viên mãn bước 4 là an tịnh hơi thở theo lời Phật dạy.
Chúng tôi có hỏi các hành giả xem tầng Thiền nào họ thích nhất. Rất nhiều người nói tầng 2 hơn tầng 1, tầng 3 hơn tầng 4, tầng 4 thích nhất hơn tất cả các tầng khác.
Kết luận lại Đức Phật giải thích về niệm hơi thở (như một đề tài thiền định) là để phát triển và thuần thục các tầng Thiền được sử dụng làm nền móng để chuyển sang thực tập Vipassana.
Các tầng thiền đạt được nhờ năng lực ý chí. Tất cả mọi người đều có được năng lực ý chí này và có thể nỗ lực tu tập. Hãy nên nỗ lực tinh tấn trong thời kỳ vẫn tồn tại Giáo Pháp của Đức Phật. Nếu quý vị cật lực thì mọi thứ đều trở thành có thể thành tựu đối với quý vị. Quý vị có thể đắc tất cả 4 tầng Thiền.
Một khi quý vị đã đắc và Thuần thục 4 tầng Thiền, quý vị có thể dễ dàng phát triển các đề mục Thiền khác, như 10 đề mục kasina, 4 Phạm trú; sau này chúng tôi sẽ giải thích về thiền đề mục tâm từ.
Nếu quý vị không muốn phát triển thêm Thiền chỉ, thì quý vị có thể đi thẳng vào Vipassana, bằng cách sử dụng Tứ thiền.
Đức Phật đã giảng dạy như sau:
“Nhờ đó, vị ấy luôn quán Thân trên nội thân hoặc vị ấy luôn quán Thân trên ngọai thân, hoặc vị ấy luôn quán thân trên nội thân lẫn ngoại thân”
Đây là khởi điểm của việc thực hành Vipassana cho những ai đã phát triển đến Tứ thiền.

1 nhận xét:

  1. Vị nhập được Thiền thứ tư thì tiếp tục hướng tâm đến Tam Minh chứng đạt chân lý, như trong kinh Nikaya chứ thầy

    Trả lờiXóa