Trang

Thực hành Định (nguyên thủy) - 8 bậc thiền - Ala hán Upatissa

GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA
A-la-hán Ưu-ba-đế-sa (Upatissa) sáng tác
Lương Ph
ù Nam, Tam Tạng Pháp Sư
Tăng-già-ba-la (Sanghapàla) Hán dịch
Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt
Montréal, Canada,
tháng 9-2003




(http://phatphapchanthat.blogspot.com/ : ngày nay, người ta rèn luyện thiền mà không đi vào nền tảng. Định (học và hành) vô cùng quan trọng cho giác ngộ và việc thực hành bị bỏ, lờ đi của rất rất nhiều người; nên biết Định (với Giới thanh tịnh) như nền  để từ đó giúp TUỆ dễ "soi" Chân Lý hơn. Tu lâu mà không giác ngộ? Xin hãy tu lại Định cho mạnh, "tốc hành" là chạy ẩu. Những cuốn Thanh Tịnh Đạo và Giải Thoát Đạo Luận rất giá trị thực hành mà ít ai thực hành!!!
Từ Phẩm 4 đến 7, nói về Lý thuyết Định, xem tại

Luận về Luyện thiền Định - VIMUTTI MAGGA - Ngài A la han Upatissa

Phẩm 8, thực hành Định



Chi 1: Nhứt thiết nhập địa, các Thiền chi của Sơ thiền.
Chi 2: Nhị thiền đến Phi tưởng định, các Nhứt thiết nhập khác.
(Ghi chú: xem thêm Thanh Tịnh Đạo - Phần Định)



Quyển Bốn
Phẩm 8: Hành môn
Chi 1:
Nhứt thiết nhập Điạ Sơ thiền và năm thiền chi
Hỏi: Thế nào là nhứt thiết nhập Điạ? Tu hành theo cách đó như thế nào?
Tướng (= hình tướng), vị (= chức năng), xứ (= nơi), công đức, ý nghiã của nhứt thiết nhập Điạ* là gì?
[Nhứt thiết nhập Điạ: Nhứt thiết = tất cả; nhập = vào; Điạ = đất. Nhứt thiết nhập lại được dịch là biến xứ, tiếng Pàli là Kasina.]
Có mấy loại đất (Điạ)? Tướng đất là gì? Làm cách nào để tạo ra một mạn-đà-la?
Phép tu quán tưởng về Đất như thế nào?
Đáp: Tâm sanh ra y theo tướng đất, đó là nhứt thiết nhập Địa. Tâm chẳng loạn, trú nơi tướng đất, đó là cách tu hành theo nhứt thiết nhập Điạ. Hình tướng của nhứt thiết nhập Điạ là sự khéo vui theo tướng đất. Chức năng của nó là chẳng xả bỏ. Xứ sở của nó là nơi tâm ý chẳng có niệm nào khác.
Công đức của nhứt thiết nhập Điạ là những gì? Có mười hai công đức do nhứt thiết nhập Điạ sanh ra: tướng nầy dễ đắc; vào mọi thời, qua mọi hoạt động tâm linh chẳng hề bị trở ngại; lại được thần thông; như ý; lướt trên mặt nước; bay trên không trung như đi trên đất liền; cảm nhận mọi loại hình sắc; biết rõ các đời kiếp trước; có được thiên nhĩ; phân biệt rõ các cảnh giới; theo được các nẻo lành đến tận bờ cam lộ.
Hỏi: Nhứt thiết nhập nghiã là gì?
Đáp: Là thấm nhập vào khắp tất cả. Như
Đức Phật nói trong bài kệ:
Nếu người niệm công đức Phật
Sanh mừng đầy tr
àn khắp thân;
Quán tưởng nhứt thiết nhập Điạ
Tr
òn đầy cõi Diêm phù đề,
Quán tưởng nầy duy
ên Đất sanh
Tâm mừng cũng lại như thế.

Tu quán như thế khiến cho mạn-đà-la thấm nhập vào tất cả, ở khắp nơi. Hỏi: Đất (= điạ) có mấy loại? Tu Tướng đất như thế nào?
Đáp: Đất có hai loại: thứ nhứt, đất tự nhiên; thứ hai, đất tạo tác. Bền cứng là tự tướng (= tướng riêng) của đất. Nếu tự mình đào xới lên, hoặc bảo người đào xới, đó là đất tạo tác mà thành, nên gọi là đất tạo tác. Đất có bốn loại màu sắc: trắng, đen, đỏ và sáng. Nơi tướng đất, người ngồi thiền chẳng nên thêm vào tự tướng của đất tự nhiên, mà phải loại trừ các màu sắc trắng, đen và đỏ ra. Tại sao vậy? Vì nếu người ngồi thiền mà quán tướng đất như thế thì tâm chẳng khởi tướng bỉ phần (bỉ = kia, đó) và nếu giữ các màu trắng, đen và đỏ, thì việc quán tưởng trở thành quán nhứt thiết nhập về sắc. Tại sao vậy? Quán tự tướng của đất, đất tự nhiên hay đất tạo tác, phải lià các màu trắng, đen và đỏ, để chỉ giữ lấy tướng đất; khi tướng sáng hiện lên nơi đất thì phải giữ lấy tướng đất ấy.
Hỏi: Thế nào là đất chẳng tạo tác?
Đáp: Nơi vùng đất bằng phẳng, chẳng có cỏ, đá, gốc cây, nằm trong tầm mắt nhìn, khiến khởi lên trong tâm tri giác về đất; đó gọi là điạ tưởng, do đất chẳng tạo tác gợi lên.
Người ngồi thiền đã lâu năm, tuỳ vui hay chẳng vui, tức thấy được tướng bỉ phần của tướng đất và an trú trong đó chẳng thoái chuyển.
Người mới tập thiền muốn giữ tướng đất của đất tạo tác, thì nên làm mạn-đà-la, chớ chẳng nên quán đất chẳng tạo tác. [Mạn-đà-la = loại bông hoa cõi trời, tiếng Pàli là mandala.]
Hỏi: Thế nào là làm mạn-đà-la?
Đáp: Nếu người ngồi thiền muốn làm mạn-đà-la trên đất, trước nên tìm nơi an tịnh, hoặc ở chùa, hoặc nơi hang đá, hoặc dưới bóng cây, tránh trú chỗ u ám thiếu ánh mặt trời, hoặc nơi gần đường lộ ít người qua lại. Tại nơi đó, cách xa chừng một tầm, quét rửa sạch sẽ khiến đất được khô nhẵn. Ở nơi đó, như lúc tướng sáng hiện lên màu đất khiến cho tướng đất phát khởi, với dung nghi cung kính, tính trước một số vừa phải, rồi cầm thau lấy nước hoà với đất, vứt bỏ cỏ, rễ cây, phân ra, và dùng chéo khăn vắt chất bùn ướt lên nơi đất tịnh khiết. Chỗ ngồi được che ánh nắng, chẳng cách quá xa mà cũng chẳng quá gần. Dùng viên quy quay một vòng tròn lên, bên trong vòng đầy đặn, chẳng có chỗ nào sần sùi. Sau đó, dùng bùn trét lên đất, chẳng cho màu tạp, sắc biệt, nào khác lẫn lộn vào đất cả. Rồi che lại và giữ yên cho đến khi thật khô. Đến khi khô, dùng một màu khác vẽ bọc vòng phiá ngoài, trông lớn bằng như một cái sàng gạo hoặc một cái khánh đồng, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc ba góc, hay bốn góc; cứ như thế mà phân biệt.
Thầy bổn sư bảo, làm mạn-đà-la hình tròn là tốt nhứt; có thể làm trên tấm vải, trên mặt gỗ, trên tường, đều được cả; nhưng trên mặt đất thì tốt hơn hết.
Hỏi: Thế nào là tu theo Nhứt thiết nhập về Đất?
Đáp: Người ngồi thiền muốn tu hành theo pháp Nhứt thiết nhập về Đất, trước hết phải quán tưởng về các lỗi lầm của sự ham muốn của các căn (căn dục), sau đến các công đức của việc xuất ly.
Hỏi: Tại sao lại phải quán lỗi lầm của sự ham muốn?
Đáp: Dục (= ham muốn) sướng ít khổ nhiều, cho nên sự ham muốn có nhiều lỗi lầm. Dục ví như xương ít đem lại thích thú; dục ví như miếng thịt có nhiều đau khổ; dục như đốt đuốc cầm ngược gió bị cháy; dục ví như than nóng, cục lớn cục nhỏ; dục như giấc mơ mau biến mất; dục như vật mượn nhờ, chẳng thể giữ lâu; dục như cây ăn trái bị người khác đốn ngã; dục như gươm đao để chém chặt; dục như ngọn giáo để đâm; dục như đầu rắn độc, dễ sợ hãi; dục như gió thổi bay bông gòn, chẳng thể nắm giữ lại được; dục như hư ảo làm mê hoặc kẻ ngu si; dục là sư u ám chẳng thấy rõ được gì; dục ngăn trở đường lộ, làm chướng ngại các pháp lành; dục như si mê, vì mất chánh niệm; dục như chín muồi, sẽ úng thối; dục là gông cùm trói buộc; dục là kẻ trộm đánh cắp công đức; dục là oan gia, thù oán khởi sự đấu tranh; dục là khổ, tạo ra các lỗi lầm vậy.
Như thế, khi đã quán tưởng các lỗi lầm của dục (= ham muốn) xong, liền quán đến công đức của sự xuất ly (= xa lià).
Xuất ly là, người mới xuất gia tu Sơ thiền, thực hành các điều lành, được gọi là xuất ly (lìa bỏ, rời xa).
Hỏi: Thế nào công đức của sự xuất ly?
Đáp: Tâm tự tại vô tận trú nơi an tịch, vui kham nhẫn sự khổ, niềm vui mãi chẳng mất, rộng cứu giúp chúng đắc đạo quả lớn, kham nhận sự cúng dường, làm lợi ích cho hai nơi là đại trí huệ, là nơi tất cả điều lành, gọi là vượt qua khỏi ba cõi.
Lại nữa, gọi là xuất ly, sự xuất ly khỏi các dục, sự dẹp yên các triền cái, niềm vui chẳng bợn nhơ, con đường đưa đến nơi tối thắng, khiến thanh tịnh được tâm nhiễm dơ. Qua sự tu hành nầy mà tạo nên công đức và niềm vui nội tâm.
Dục thì thô, còn xuất ly thì thắng diệu. Dục thì còn phiền não; trong khi xuất ly thì hết phiền não. Dục thì thấp, xuất ly thì cao. Dục còn giận hờn, xuất ly thì hết oán ghét. Dục chẳng có quả báo tốt, xuất ly đưa đến quả báo tốt. Dục còn lo sợ, xuất ly chẳng hề lo sợ.
Như thế, sau khi quán tưởng về các lỗi lầm của sự ham muốn (= dục) và các công đức của sự xuất ly (= lià bỏ), hành giả y theo sự xuất ly mà khởi lên niềm vui. Tâm sanh tin tưởng, cung kính, quán sát việc đáng làm, việc chẳng đáng làm. Tuân theo sự tiết lượng về ăn uống, n trí y bát, thân chẳng nhọc mệt, tâm chẳng lười nhác, hành giả đi kinh hành một thời gian ngắn.
Kinh hành xong, rửa sạch tay chơn, liền niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tu các điều thiện. Niệm xong khiến tâm được hoan hỉ, nghĩ rằng: "Tôi có thể đắc được đầy đủ như thế; nếu tôi chưa đắc được sự xuất ly, tinh tấn chẳng được lâu dài, thì tôi phải cố gắng dõng mãnh hơn lên."
Liền đi đến mạn-đà-la, chẳng cách quá xa cũng chẳng quá gần, độ chừng một khoảng bằng cái ách cày, hoặc một tầm, đặt toạ cụ phía trước mạn-đà-la, rồi ngồi kiết già, khiến thân ngay thẳng, tâm khởi chánh niệm và mở mắt. Một lúc sau, thân tâm tiêu trừ được sự loạn động, nhiếp tâm thành nhứt tâm, hé mở mắt để chăm chú nhìn vào và quán mạn-đà-la.
Người tọa thiền quán hình mạn-đà-la, do ba điều mà giữ được tướng: do nhìn đều, do khéo léo, do tránh sự loạn động.
Hỏi: Thế nào là do nhìn đều đặn khi quán?
Đáp: Người ngồi thiền khi quán mạn-đà-la, chẳng mở rộng mắt, chẳng nhắm khít mắt, nên như thế mà nhìn. Tại sao vậy? Nếu mở rộng mắt, mắt trở nên mỏi, chẳng thể nhận thấy tự tánh của mạn-đà-la, nên tướng của nó chẳng hiện khởi. Nếu khép mắt lại, thì thấy mạn-đà-la mờ mờ, cũng chẳng nhận ra được tướng của nó và sanh ra giãi đãi. Vì thế, phải tránh mở rộng mắt, cũng như tránh khép mắt lại; chỉ nên chuyên tâm trú vào mạn-đà-la. Phải quán như người nhìn bóng mình hiện trên kiếng soi, y theo kiếng mà thấy bóng, gương mặt theo kiếng mà sanh ra. Người ấy quán mạn-đà-la thấy được tướng định khởi lên, y theo mạn-đà-la mà khởi. Do đó, sự nhìn đều khi quán mạn-đà-la khiến giữ được tướng, là nhờ tâm an trú vậy.
Như thế, do sự nhìn đều đặn mà giữ được tướng.
Hỏi: Thế nào là do phương tiện khéo léo?
Đáp: Đó là phương tiện khéo léo tác ý theo bốn cách: thứ nhứt, vì ngăn cách bên trong; thứ hai, vuông tròn; thứ ba, chuyển đẩy; thứ tư, đầy khắp. Khi thấy tướng của mạn-đà-la tan đi, thì khởi tác ý (tác = làm khởi lên, ý = ý tưởng) nhận thấy có sự ngăn cách ở bên trong. Khi thấy tướng ấy nhỏ đi hoặc chỉ còn nửa phần mạn-đà-la, thì khởi tác ý thấy trọn mạn-đà-la vuông tròn. Khi thấy tâm tán loạn hoặc giải đãi, thì nên khởi tác ý thúc dục chuyển đẩy chú tâm thêm, như người thợ đồ gốm nhìn chăm chỉ vào bánh xe đang quay. Khi thấy tâm đang an trú, thấy được mạn-đà-la đầy khắp, chẳng thiếu sót, thì nên quán xả.
Như thế, có thể biết được do phương tiện khéo tác ý.
Hỏi: Thế nào là do tránh sự loạn động?
Đáp: Có bốn sự loạn động: thứ nhứt, khởi tinh tấn quá mau; thứ hai, khởi tinh tấn quá chậm; thứ ba, quá cao; thứ tư, quá thấp.
Hỏi: Thế nào là khởi tinh tấn quá mau?
Đáp: Là gấp tác ý sai, chẳng đợi thời gian, sớm thì ngồi, chiều lại nghỉ vì thân mỏi mệt, đó là vì làm gấp quá.
Hỏi: Thế nào là khởi tinh tấn quá chậm?
Đáp: Là lìa sự khéo léo tác ý. Tuy thấy mạn-đà-la, nhưng chẳng cung kính tác ý, lúc thì thức, lúc thì ngủ gật.
Nếu làm gấp ắt thân nhọc, tâm lùi sụt, đi vắng, chạy theo các duyên bên ngoài, khởi lên các ý tưởng cợt đùa. Nếu chậm khởi tinh tấn, thân tâm thành lười nhác, nổi lên sự buồn ngủ.
Quá cao là, khi tâm nầy thoái lùi lại các ý tưởng cợt đùa làm loạn sự tu hành thì chẳng vui thích; nếu biết chẳng vui thích với các ý tưởng cợt đùa hay lời nói khi trước, do lòng dục sanh ra, thì tâm thành cao. Lại nữa, nếu đắc được tướng hành động do sự vui mừng, thì tâm ham muốn cũng thành cao.
Quá thấp là, khi tâm trở lùi lại các sự duyên cũ của nghiệp thành ra chẳng vui thích; nếu chẳng vui nơi các hành động trước, thì khởi lòng giận hờn, và do giận hờn khiến tâm trở thành thấp.
Lại nữa, mệt mỏi khi giácquán, chẳng theo đuổi được sự phân biệt nữa, nên tâm rơi vào sự âu lo và trở thành thấp.
Người toạ thiền, nếu tâm rơi vào loạn động, nên dùng niệm cănđịnh căn mà nhiếp phục để xả bỏ sự loạn động. Nếu tâm người ấy rơi vào lười nhác, nên dùng niệm căn và tinh tấn căn mà nhiếp phục để xả bỏ sự lười nhác. Nếu tâm ấy trở thành cao, rơi vào chỗ ham muốn, phải nên biết rõ điều ấy, để khiến xả bỏ được sự ham muốn. Nếu tâm ấy trở thành thấp, rơi vào giận hờn, cũng phải nên biết rõ điều ấy, để khiến xả bỏ được sự hờn giận.
Như thế, bốn nơi loạn động được thanh tịnh hoá, khiến được chuyên nhứt tâm. Nếu ý tưởng chuyên nhứt tâm mà thành được, gọi đó là tướng khởi lên. (chuyên nhứt = tâm gom lại)
Tướng có hai loại: thủ tướng bỉ phần tướng. (Thủ tướng: Thủ = nắm giữ lấy; Bỉ = kia, đó; Phần = một phần; Tướng = hình tướng)
Hỏi: Thế nào là gọi thủ tướng?
Đáp: Nếu người toạ thiền lấy tâm chẳng tán loạn hiện đang quán mạn-đà-la, theo mạn-đà-la mà khởi lên tướng, như chỗ thấy nơi Hư-không, hoặc lúc xa, hoặc lúc gần, hoặc lúc bên trái, hoặc lúc bên mặt, hoặc lúc lớn, hoặc lúc nhỏ, hoặc lúc xấu, hoặc lúc đẹp, hoặc lúc nhiều, hoặc lúc ít.
Chẳng dùng mắt để quán mạn-đà-la, mà dùng phương tiện tác ý để nắm giữ tướng khởi lên, đó gọi là thủ tướng (Tác ý: Tác = làm, khởi lên; ý = ý tưởng). Theo đó mà tác ý nhiều lần, bỉ phần tướng khởi lên trong tâm, đó gọi là tướng bỉ phần. Nếu tác ý, thì tùy tâm mà khởi hiện liền, chẳng phải mắt thấy mạn-đà-la rồi sau mới sanh ra tâm niệm; chỉ cần tâm tác ý mà mắt nhắm, cũng vẫn thấy được như quán lúc trước. Nếu tác ý xa, tức thấy được xa. Nếu tác ý gần, bên trái, bên phải, trong, ngoài, trên, dưới, cũng lại như thế, tùy tâm mà hiện khởi lên. Đó gọi là tướng bỉ phần (Bỉ phần = bỉ = kia, đó; phần = một phần).
Tướng, nghiã là gì? Nghiã của tướng là nghiã của nhân duyên. Như Đức Phật dạy các Tỳ-kheo: "Các điều ác đó, các pháp chẳng lành đó, đều có tướng khởi lên." Đó là nghiã nhân duyên. Lại có thuyết cho rằng, nghiã của trí tức là nghiã của tướng. Như Đức Phật nói: "Với tưởng khởi lên, nên xả bỏ." Đó là nghiã của trí. Lại nữa, có thuyết cho rằng, nghiã của hình tượng là nghiã của tướng, cũng như người nhìn thấy bóng mình soi trên mặt kiếng vậy. Cả ba danh từ: tưởng, tượng bỉ phần, nghiã chẳng khác.
Vào thời đó, người toạ thiền đã đắc được tướng, lòng cung kính nhớ nghĩ đến vị thầy của mình, nắm giữ tướng thù thắng đó, và nên cố lo bảo vệ tướng ấy. Nếu chẳng lo bảo vệ, ắt bị đánh mất đi.
Hỏi: Thế nào là nên bảo vệ tướng?
Đáp: Để bảo vệ tướng, có ba loại hành động, đó là: lià điều ác, tu hành điều lành, năng làm luôn.
Lià sự ưa thích các điều chẳng lành, như thế nào? Ưa thích các công việc làm, ưa thích các loại lời lẽ diễu cợt, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích tụ hội, ưa thích sống theo thế tục, chẳng giữ gìn kềm chế các căn, chẳng tiết độ trong việc ăn uống, đầu hôm và sớm mai chẳng tập ngồi thiền, chẳng kính sự học, nhiều bạn ác, tu mà chẳng hành, ăn, nằm và ngồi chẳng đúng thời. Chẳng làm theo các điều kể trên, để đối trị các việc ác, đó là siêng làm các điều lành luôn.
Hỏi: Thế nào là năng làm luôn?
Đáp: Người toạ thiền khéo giữ tướng thường hay quán tưởng đến các công đức của tướng xem qúi như trân bảo, tâm tưởng thường hoan hỉ, hành động thường tu và tu nhiều. Hoặc ngày đêm đều tu, hoặc ngồi, nằm cũng tu; khi chạy theo các duyên sự bên ngoài, liền khởi lên tâm giữ tướng để giữ lấy tướng, vì do giữ mà tướng có khởi lên. Khi khởi được tâm giữ tướng, liền quán, quán xong thì tu; tu thì thời thời đều quán mạn-đà-la.
Như thế, do năng làm luôn mà thấy và giữ được tướng.
Người toạ thiền như thế hiện đang bảo vệ tướng, thành ra đắc được tự tại (= ở đây, có nghiã là thuần thục). Nếu tướng tùy theo tâm thì đắc được thiền ngoại hành. Nếu thiền ngoại hành tuỳ theo tâm mà khởi lên, người toạ thiền liền đắc được an định.
Hỏi: Thế nào là thiền ngoại hành?
Đáp: Việc nầy tùy theo tâm tác ý chẳng loạn; năm triền cái được điều phục xong, chỉ cầu tu hành giác, quán, hỉ, lạc, và nhứt tâm, cùng niềm tin; năm căn tuy đắc được định lực, niệm niệm vẫn còn khởi, đó là thiền ngoại hành (ngoại = bên ngoài, hành = đi; thiền ngoại hành còn đi bên ngoài, chưa vào hẳn định).
Tiếp theo thiền ngoại hành nầy là an. Do tâm tu hành có được sức mạnh, là giác, tín và các điều khác; pháp nầy chẳng động đối với đối tượng; đó gọi là an.
Hỏi: Thiền ngoại hành an khác nhau như thế nào?
Đáp: Nếu đã điều phục xong năm triền cái, thì thiền ngoại hành nầy trở thành an. Do từ thiền ngoại hành mà đắc được thắng định. Nếu được thắng định, thì được gọi là an. Nơi thiền ngoại hành, thân tâm còn chưa được yên tịnh, tựa như con thuyền đang lướt sóng. Nếu thân tâm được yên tịnh, an ổn chẳng động, thì cũng như con thuyền trên mặt nước chẳng gặp sóng gió. Thiền ngoại hành, vì các căn còn chưa đủ lực (= sức mạnh) để an trú lâu nơi đối tượng, cũng tựa như đứa trẻ nhỏ. Đến khi các căn có đủ lực rồi, để an trú nơi đối tượng, đó cũng như người lớn có sức mạnh. Vì tu chẳng được tự tại, thiền ngoại hành thành chẳng hoà hiệp, cũng như người tụng kinh bỏ phế lâu ngày nên phải quên mất. Nếu biết tu được tự tại (= thuần thục), thành ra an, hoà hiệp, cũng như người tụng kinh thường đọc tụng luôn, nên chẳng quên. Nếu chẳng khéo điều phục năm triền cái, thì cũng như người mù, nơi thiền ngoại hành cũng trở nên mù vậy. (...) Nếu khéo điều phục được năm triền cái, thành ra chẳng mù, mà thành tựu được sự an định vậy. Như thế, đó là tất cả lời dạy thanh tịnh.
Từ lúc giữ theo tướng cho tự tại (= ở đây, có nghiã thuần thục) ở buổi đầu, cho đến khi đẩy lùi được các triền cái (= năm món che đậy), đó gọi là ngoại hành. Khi trừ được hết các triền cái một cách chẳng gián đoạn, đó gọi là an.
Hỏi: Nghiã của ngoại hành là gì?
Đáp: Nghiã của thiền ngoại hành thiền cận, gần với thiền, cũng như đường lộ gần thôn xóm được gọi là thôn lộ; tên tuy có khác, nhưng nghiã thì đồng. (Cận = gần)
Hỏi: Nghiã của an là gì?
Đáp: An có nghiã là hoà hiệp, như tâm đến trú vào mạn-đà-la. Xuất ly thiền an, chẳng khác nghĩa nhau. Ở đây, người tọa thiền khi trú vào thiền ngoại hành, cần nên tăng trưởng nhứt thiết nhập. Hoặc ở giai đoạn an định, hoặc ở giai đoạn sơ thiền, nên gia tăng thêm nhứt thiết nhập (nhứt thiết nhập = kasina).
Hỏi: Thế nào là nên làm tăng trưởng?
Đáp: Nghiã là, từ lúc ban sơ, tướng (của nhứt thiết nhập) như bàn tay bốn ngón, nên làm tăng lên từ từ, như thế mà tác ý, như thế mà được tự tại, như thế theo thứ lớp, như bánh xe, như lọng che, như bóng cây đại thọ, như ruộng phước, như xóm, như làng, như quách, như thành. Như thế, theo thứ lớp mà tăng trưởng lên cho đến khi tướng ấy tràn khắp cả đại địa. Nếu có núi cao sông thấp, cây cối gai góc, các chỗ chẳng bằng phẳng, thì đừng tác ý đến; cho đến cả biển đại hải cũng khởi ý thành tướng đất liền. Cứ như thế mà tăng lên lớn mãi, thì tâm sở hành sẽ thành được định tối thắng.
Nếu người tọa thiền đắc được thiền ngoại hành mà chưa được an định, người ấy nên theo hai cách sau đây để khiến khéo khởi được an định. Thứ nhứt là do nhân duyên; còn thứ hai là do thọ trì.
Mười hành động sau đây làm nhân duyên để khéo khởi lên sự an định: (1) khiến việc quán tưởng được phân minh rõ ràng; (2) quán khắp chư căn; (3) hiểu thật rõ ràng về tướng; (4) chế phục tâm lăng xăng; (5) chế phục tâm lười nhác; (6) khiến tâm trở nên linh hoạt; (7) khiến tâm trở nên hoan hỉ; (8) luyện tâm định thành tâm xả; (9) xa người chẳng học định tâm và gần người học định tâm; (10) vui trú vào an định.
Hỏi: Thế nào là khiến việc quán tưởng được phân minh, rõ ràng?
Đáp: Có ba loại hành động khiến cho quán xứ (việc quán tưởng) được phân minh, rõ ràng:(1) việc ăn uống được thích nghi; (2) vui tu theo thời tiết; (3) tư thế (= oai nghi) thích hợp.
Quán khắp chư căn là năm căn khởi lên đồng đều, như tín căn và các căn khác, chẳng căn nào thiếu hay lùi sụt, chẳng giãi đãi, cũng tựa như con ngựa giỏi kéo xe nhanh.
Hiểu tướng thật rõ ràng là khéo theo đuổi ý tưởng chẳng gấp chẳng chậm, tựa như một người thợ mộc khéo búng giây mực văng lên mảnh ván thành một đường ngay thẳng chẳng chỗ nào thiếu mực hoặc chỗ bị nhoà; lại khéo tác ý mau lià bỏ ý tưởng nào đang rời xa tướng.
Về chế phục tâm lăng xăng, do hai hành động mà thành tâm lăng xăng: thứ nhứt vì khởi tinh tấn nhiều quá; thứ hai vì ăn uống quá độ hoặc để tâm đi lông bông đến các cảnh giới khác khiến tăng thêm loạn ý. Người tọa thiền chế phục tâm bằng cách khởi lên tinh tấn vừa phải, ăn uống điều độ. Nếu tâm đi lông bông đến cảnh giới khác, để đối trị thì nên quán các loại khổ và các quả báo dữ ác.
Về chế phục tâm lười nhác, do hai việc mà tâm trở thành giãi đãi (lười nhác): vì chẳng đắc được thắng định; vì tâm chẳng linh hoạt, nên trở thành lười nhác. Nếu tâm giãi đãi thì sanh ra buồn ngủ. Người toạ thiền nếu tâm thiếu linh hoạt thành ra giãi đãi, nên thực hành hai điều để chiết phục tâm: quán các công đức và khởi lên tinh tấn. Nếu sanh giãi đãi, buồn ngủ và tâm lười, thì làm theo bốn việc nầy để chế phục: bớt ăn, bởi do ăn nhiều quá nên việc nắm giữ tướng thành lơ là, phải chấn chỉnh lại bốn uy nghi đi, đứng, nằm, ngồi cho đứng đắn.
Do khởi ý chú tâm vào tướng sáng (của nhứt thiết nhập Điạ) và ở nơi có trống trải, khiến hành giả tâm trở nên hoan hỉ, chẳng vướng mắc vào đâu nữa.
Do ba sự việc mà tâm thiếu linh hoạt: thiếu sự khéo léo, huệ căn còn trì độn, chưa đắc được an tịnh. Nếu tâm thiếu linh hoạt, người toạ thiền nên làm hai việc để khiến cho tâm hăng hái lên: thứ nhứt dùng sự sợ hãi; thứ hai, dùng sự hoan hỉ. Khi quán về cảnh sanh, già, chết và bốn đường dữ, tâm trở nên lo sợ mà cố gắng lên. Khi sầu não sanh ra do quán các cảnh ấy, thì dùng các pháp niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, thấy được sáu công đức của niệm, khiến tâm trở nên hoan hỉ.
Tâm định thành ra tâm xả là do hai việc mà thành được thiền ngoại hành: do dẹp hết các triền cáí, do khởi lên các thiền chi (...) mà thành được định tâm. Nơi định tâm ấy, người toạ thiền còn phải xả bỏ hai việc: điều gì khiến mất sự chú tâm và điều gì khiến mất sự khéo léo vừa phải.
Xa líà người chẳng học định tâm là người nào hoặc chưa được an định, hoặc chưa được thiền ngoại hành, hoặc chưa đầy đủ uy nghi, còn chưa tu học về định, thì chẳng nên cúng dường. Với người đã được an định, đắc thiền ngoại hành, đầy đủ uy nghi, ưng tu học về định thì nên cúng dường.
Vui trú vào an định là người toạ thiền luôn luôn vui và cung kính việc tu hành, như nguồn sâu, như suối chảy, như cây thấp (= đê thọ). Làm đủ mười việc tạo nhân duyên như trên sẽ sanh ra an định.
Hỏi: Thế nào là năng thọ trì khéo sanh an định?
Đáp: Người toạ thiền khéo hiểu rõ nguyên nhân đưa đến sự an tịnh, với sự thấu suốt tướng định mình đang tu hành được tùy tâm tự tại, tâm liền khởi lên sự vui thích. Từ sự vui thích đó, thân tâm an trú nơi hữu dụng, khiến tâm đắc được thọ trì. Từ đó, sanh ra hoan hỉ mà tâm đắc thọ trì. Do thân được hoan hỉ mà tâm đắc thọ trì. Do sanh bi thương mà tâm đắc thọ trì. Do bi thương đó mà tâm đắc tịnh, nhờ khéo giữ tịnh tâm mà tâm đắc thọ trì. Như thế, khéo giữ khiến xả bỏ, tâm đắc thọ trì. Từ nơi phiền não vô biên, mà tâm đắc giải thoát, thành tựu được thọ trì. Do sự giải thoát, cho nên đắc thành một pháp vị. Do một pháp vị ấy mà tâm đắc thọ trì tu hành.
Bởi thế cho nên, theo từ sự thắng diệu đó, tâm tăng trưởng được việc thọ trì như thế, khéo léo khởi lên sự an định. Do đó, khi khéo hiểu rõ nhân duyên khởi lên, và khi tâm đắc được thọ trì, thì chẳng bao lâu đắc được định.
Người toạ thiền lià sự ham muốn, bỏ các pháp chẳng lành, được giác, quán, tâm sở thành tựu nơi an tịnh, có hỉ, lạc, chứng đắc được sơ thiền, đó là công đức của nhứt thiết nhập Điạ. (Hỉ = mừng; lạc = vui)
Nói về ly dục (= lìa bỏ các ham muốn), ly dục có ba thứ: thân ly, tâm ly ly các phiền não.
Hỏi: Thế nào là thân ly?
Đáp: Thân ly là lìa tất cả nơi náo loạn, đi đến nơi sơn dã.
Hỏi: Thế nào là tâm ly?
Đáp: Với tâm thanh tịnh mà đi đến nơi thật thiện lành.
Hỏi: Thế nào là ly các phiền não?
Đáp: Cắt đứt mọi ràng buộc về tình thân thuộc, chấm dứt cảnh sanh và chết.
Lại nữa, sự ly (= lià bỏ) gồm có năm loại: phục ly, phần ly, đoạn ly, ỷ ly, xuất ly.
Thế nào là phục ly?
Là tu sơ thiền chế phục được năm triền cái.
Thế nào là phần ly?
Là tu được một phần định, chế phục được các tà kiến.
Thế nào là đoạn ly?
Là theo đường tu xuất thế gian, cắt đứt phiền não.
Thế nào là ỷ ly?
Là khi đắc quả thì sanh an vui nhẹ nhàng.
Thế nào là xuất ly?
Là Niết-bàn.
Về Dục (= sự ham muốn), nêu ra hai điểm: một là, các sự vật được ham muốn và hai là, phiền não do ham muốn gây ra. Cảnh giới thiên đường cùng các điều mà con người yêu thích về hình sắc, mùi hương, vị nếm, cùng sự xúc chạm, đó là các sự vật được ham muốn. Nơi các sự vật được ham muốn đó, khởi lên thêm tâm tham muốn, làm ô nhiễm sự suy nghĩ, đó là phiền não do sự ham muốn gây ra. Đối với các ham muốn đó, khởi tâm xa lià, lấy sự xa lià ra chế phục, là lià xa, là ra khỏi, là giải thoát, là chẳng còn vướng mắc, bận bịu gì nữa, đấy là sự ly dục.
Hỏi: Thế nào là lià xa các pháp chẳng lành?
Đáp: Căn chẳng lành gồm có ba loại: (1) tham, (2) sân, (3) si. Để cho thọ, tưởng, hành, thức và việc làm của thân, lời nói và ý nghĩ, vướng mắc vào ba căn tham, sân (giận), si (ngu mê), thì gọi đó là các pháp chẳng lành.
Lại có thuyết cho rằng, căn chẳng lành gồm có ba loại: (1) tự tánh, (2) tương ưng, (3) duyên tánh sanh. Ba căn chẳng lành tham, sân, si được gọi là do tự tánh. Để cho thọ, tưởng, hành, thức vướng mắc vào ba căn đó, gọi là do tương ưng. Chỗ vướng mắc của thân, miệng, ý vào ba căn chẳng lành đó, gọi là do nhân duyên từ tánh sanh ra.
Xa lià được ba căn chẳng lành đó gọi là viễn ly, là xuất thế, là giải thoát, là chẳng vướng mắc, chẳng dính líu, đấy gọi là lià xa các pháp chẳng lành.
Lại nữa, lìa xa các ham muốn có nghiã là lìa xa triền cái tham dục . Còn lià xa các pháp chẳng lành tức là lìa xa các triền cái còn dư lại.
Hỏi: Đã nói về việc lìa xa các pháp chẳng lành, trong đó có dục (ham muốn) cũng là một pháp chẳng lành, sao lại còn nói thêm về sự ly dục?
Đáp: Đối trị với dục (ham muốn) là sự xuất ra khỏi. Như Đức Phật có nói, dục có khả năng trừ được phiền não. Ly dục là xuất lìa ra khỏi phiền não, cũng như đắc được sơ thiền. Ý tưởng dục, dính líu với sự tác ý, khởi lên thành ra pháp chẳng lành thoái sụt. Do đó, dục hoà hiệp với các phiền não do dục gây ra. Nếu nói riêng về lià xa, thì tất cả các phiền não đều được lìa xa, thì dục có nói riêng cũng là ly dục.
Lại nữa, ly dục là đắc được sự xuất ra khỏi. Về sự lià xa các pháp chẳng lành, nếu được sự chẳng giận thì thành ra lià xa được sự giận. Nếu được tướng sáng suốt thì thành ra lià được các sự giãi đãi, mê ngủ. Nếu được sự chẳng loạn tâm thì thành ra lià được sự loạn động, diễu cợt. Nếu được sự chẳng hối thì thành ra lià được sự hối tiếc. Nếu đắc được sự an định thì thành ra lià xa sự nghi ngờ. Nếu được trí huệ thì thành ra lià xa sự vô minh. Nếu đắc được chánh tư duy thì thành ra lià xa các tà niệm. Nếu đắc được hoan hỉ, thì thành ra lià xa sự chẳng vui. Nếu tâm đắc được niềm vui thì thành ra lià xa được khổ. Nếu đắc được các pháp lành, thì thành ra lià xa được các pháp chẳng lành. Như Tam tạng kinh điển có nói, khi sự chẳng tham đã đầy đủ thì thành tựu được sự ly dục; khi sự chẳng giận, sự chẳng si mê đã được đầy đủ cả, thì thành tựu được sự lià xa các pháp chẳng lành.
Lại nữa, ly dục là nói thân lià; ly các pháp chẳng lành là nói tâm lià.
Lại nữa, ly dục là nói cắt đứt các ý tưởng về tham dục; ly các pháp chẳng lành là nói cắt đứt các ý tưởng về sân hận và về gây ra não hại.
Lại nữa, ly dục là nói tránh khỏi sự vui vì ham muốn; ly các pháp chẳng lành là nói tránh sự giãi đãi cho thân.
Lại nữa, ly dục là nói cắt đứt sự hoan hỉ về thú vui của sáu căn; ly các pháp chẳng lành là nói cắt đứt các ý tưởng về ưu khổ cùng cười đùa.
Lại nữa, ly dục là nói hiện được vui vì đã thoát khỏi cái vui của các ham muốn; ly các pháp chẳng lành là nói hiện được vui vì tâm chẳng có lỗi lầm.
Lại nữa, ly dục là nói vượt thoát khỏi cảnh dục giới; còn ly các pháp chẳng lành là nói vượt thoát được các phiền não còn sót lại làm nguyên nhân tái sanh vào cõi dục và sắc giới, còn được gọi là vượt thoát được các cõi hiện hữu.
Về giác quán, thế nào là giác? Giác là các loại tri giác, suy nghĩ, tư tưởng yên ổn, trong lúc tâm còn chưa biết vào được chánh tư duy, đó gọi là giác. Giác nầy thành tựu được, nên cảnh Sơ thiền có giác.
Lại nữa, khi quán tưởng nhứt thiết nhập Điạ, y được theo tướng đất mà chẳng gián đoạn, thành ra biết có suy nghĩ, nên gọi là giác, như tâm người khi tụng kinh đang theo dõi lời kinh.
Hỏi: Thế nào là tướng, vị, khởi và xứ của GIÁC?
Đáp: Tu sửa lại ý tưởng nương dựa là chức năng (= vị) của giác; tâm khởi lên niệm là sự sanh khởi (= khởi) của giác; tư tưởng là phạm vi hành động (= hành xứ) của giác.
Hỏi: Thế nào là quán?
Đáp: Khi tu quán, thì từ nơi tâm chưa phân biệt khởi lên sự chọn lựa, đó gọi là quán. Ứng hợp với điều đó (sự chọn lựa) để thành tựu là được Sơ thiền có quán.
Lại nữa, ngưòi nhập định vào nhứt thiết nhập Điạ, khi nhìn theo tướng đất, thì tâm thấy được nhiều ý nghiã, đó gọi là quán.
Hỏi: Thế nào là tướng, vị, khởi và xứ của QUÁN?
Đáp: Khi quán, thì sự chọn lựa là hình tướng (tướng) của quán; khiến cho tâm nương dựa theo đó, là chức năng (vị) của quán; chỗ thấy biết được là phạm vi hành động (xứ) của quán.
Hỏi: Giác và Quán sai biệt nhau ra sao?
Đáp: Cũng như
đánh chuông, tiếng chuông ban đầu là giác, tiếng chuông lúc sau là quán.
Lại nữa, như khi tâm đang theo một đối tượng, lúc đầu là giác, lúc sau là quán.
Lại nữa, lúc mong cầu được thiền là giác; lúc gìn giữ Thiền là quán.
Lại nữa, nhớ lại là giác; chẳng lià bỏ là quán.
Lại nữa, thọ trì với tâm thô sơ là giác; thọ trì với tâm tế nhị là quán. Nơi nào có giác, nơi đó có quán. Nơi nào có quán, nơi đó hoặc có giác, hoặc chẳng có giác. Như Tam Tạng Kinh điển có nói: "Tâm mới vừa ở yên nơì sự việc là giác, tâm được giác nhưng còn chưa định, đó là quán. Như thấy người từ xa đi lại, chưa rõ nam nữ, chưa biết được hình và sắc, đó là giác. Từ các cái giác đó, mà xét thêm kẻ ấy có giới hạnh hay chẳng có giới hạnh, giàu sang hay nghèo hèn, đó gọi là quán.
Giác là cầu dẫn đến cầu hơn nữa; còn quán thì nắm lấy, giữ lấy, dò theo, đuổi theo. Như con chim đang bay liệng trên không, vỗ cánh là giác, lượn qua lượn lại là quán; mới xoè cánh ra là giác, xoè cánh bay lâu là quán. Lấy giác mà giữ, lấy quán mà lựa chọn; lấy giác mà suy nghĩ, lấy quán mà nghiền ngẫm sâu xa.
Hành giả có giác thì chẳng niệm các pháp chẳng lành; hành giả có quán thì thường thọ trì thiền. Như người có năng lực, thầm tụng kinh, mà hiểu được cả nghiã kinh, đó là quán. Như giác được chỗ mình đang giác, giác xong lại hiểu biết rõ ràng, đó là quán. Phân biện được ngữ nguyên (= nguồn gốc của ngôn ngữ) và biện thuyết (= tài diễn thuyết) là giác; còn thuần thục về cả lý thuyết lẫn thực hành, đó là quán. Tâm hiểu chỗ hơn là giác; tâm hiểu chỗ phân biệt là quán.
Như thế là chỗ sai biệt giữa giác quán.
Hỏi: Thế nào là an tịch?
Đáp: Lià được năm triền cái thì gọi là an tịch. Lại nữa, an tịch là thiện căn của cõi sắc giới, là cửa đi vào sơ thiền ngoại hành. Tâm thiền do từ an tịch mà sanh ra, gọi là tâm an tịch, cũng như đất và nước trỗ sanh ra hoa, gọi là hoa đất nước.
Về hỉ (= mừng) và lạc (= vui), thì vào thời đó, tâm được hoan hỉ lớn, cười đùa, mát mẻ đầy tràn, như thế gọi là hỉ.
Hỏi: Thế nào là tưóng, vị, khởi, xứ và loại của HỈ?
Đáp: Hỉ là mừng, hớn hở tràn đầy đó gọi là hình tướng (tướng) của hỉ. Thích thú là chức năng (vị) của hỉ. Điều phục được tâm loạn động là sự sanh khởi (khởi) của hỉ. Tâm nhảy nhót là phạm vi hành động (xứ) của hỉ.
Hỉ có sáu loại: (1) hỉ do lòng ham muốn (dục) sanh ra; (2) hỉ do niềm tin sanh ra; (3) hỉ do sự chẳng hối tiếc sanh ra; (4) hỉ do an tịch sanh ra; (5) hỉ do định sanh ra; (6) hỉ do các yếu tố của sự giác ngộ (Bồ-đề phần) sanh ra.
Thế nào là hỉ do lòng dục sanh ra? Khi hỉ bị sự tham dục làm ô nhiễm, đó là hỉ (nỗi mừng) do ham muốn sanh ra
Thế nào là hỉ do niềm tin sanh ra? Tâm hỉ của người có nhiều tin tưởng, giống như khi người thợ đồ gốm nhìn bánh xe đang quay tròn.
Thế nào là hỉ do lòng chẳng hối tiếc sanh ra? Đó là nỗi mừng thanh tịnh của người trì giới nghiêm túc sanh ra.
Thế nào là hỉ do an tịnh sanh ra? Đó là nỗi mừng do việc nhập vào được Sơ thiền.
Thế nào là hỉ do định sanh ra? Đó là hỉ sanh ra khi nhập được Nhị thiền.
Thế nào là hỉ do các yếu tố của sự giác ngộ sanh ra? Đó là nỗi mừng của người đắc Nhị thiền đang theo đường tu xuất thế gian.
Lại có thuyết cho rằng hỉ có năm loại: (1) tiếu hỉ (cười mừng), (2) niệm niệm hỉ (mừng ngắn) (3) lưu hỉ (mừng chảy trôi), (4) việt hỉ (mừng vượt qua), (5) mãn hỉ (mừng tràn đầy).
Tiếu hỉ là như mưa lâm râm lên mình khiến cho chơn lông dựng lên. Niệm niệm hỉ là khởi lên hay chấm dứt chẳng kéo dài lâu, cũng như cơn mưa ban đêm. Lưu hỉ là như dầu thoa trên thân chảy lan ra, nhưng chẳng thấm ướt hết. Việt hỉ là cả toàn thân thể mừng rơn, lòng hoan hỉ, kéo dài lâu chẳng mất, cũng như người nghèo khổ nhìn thấy được kho tàng. Mãn hỉ là toàn thân tràn đầy nỗi mừng, cũng như sấm, như mưa.
Như thế, tiếu hỉniệm niệm hỉ do lòng tin mà khởi lên được thiền ngoại hành. Lưu hỉ đủ sức mạnh để khởi lên thiền ngoại hành. Việt hỉ do nơi mạn-đà-la khởi lên các ngay thẳng và chẳng ngay thẳng tùy theo sự khéo léo. Mãn hỉ thì đưa đến nơi yên tịnh.
Hỏi: Thế nào là lạc (niềm vui)?
Đáp: Là khi tâm tiếp xúc và cảm nhận sự vật khả ái sanh ra vui, đó là lạc (= niềm vui).
Hỏi: Thế nào là tướng, vị, khởi, xứ, chủng loại của Lạc? Hỉ và Lạc sai biệt nhau như thế nào?
Đáp: Chức năng (vị) của lạc là hình tướng (tướng) của lạc. Duyên theo cảnh khả ái là chức năng của lạc, thu nhận lấy cảm thọ đó làm khởi sanh (khởi) lên lạc. Nơi lạc nương tựa để duyên theo là phạm vi hành động (xứ) của lạc.
Lạc (= niềm vui) có năm loại: (1) niềm vui do nhân duyên sanh; (2) niềm vui do được phú sẵn cho đủ (= tư cụ lạc); (3) niềm vui do an tịch; (4) niềm vui do dứt sạch phiền não; (5) niềm vui do cảm thọ.
Thế nào là niềm vui do nhân duyên sanh? Như Đức Phật có nói, niềm vui giữ vẹn giới hạnh là công đức của lạc. Niềm vui do được phú sẵn cho đủ là, như Đức Phật có nói, Phật sanh ra niềm vui cho cả thế gian. Niềm vui do an tịch là niềm vui của định, của xả, và của sự tịch diệt. Niềm vui do dứt sạch các phiền não là, như Đức Phật có nói, niềm vui cao nhứt của Niết-bàn. Niềm vui do cảm thọ, theo như Bộ Luận nầy, là sự cảm thọ vui đáng thọ hưởng.
Hỉ và Lạc sai biệt nhau như thế nào? Tâm nhảy nhót rộn rã là mừng (hỉ), tâm nhu nhuyến, mềm mỏng, là vui (lạc). Tâm an ổn nhẹ nhàng là lạc; tâm định là hỉ. Mừng thì thô sơ, vui thì tế nhị. Hỉ thuộc hành ấm, lạc thuộc thọ ấm. Nơi nào có hỉ thì có lạc; nơi nào có lạc, thì có thể có hỉ, hoặc chẳng có hỉ.
Làm căn bản cho bước thứ nhì, bước đầu đó gọi là thiền ngoại hành. Khi thành tựu được thiền ngoại hành sẽ nhập vào Sơ thiền. Các yếu tố của sơ thiền, gọi là thiền chi, gồm có năm: giác, quán, hỉ, lạc và nhứt tâm.
Thiền nghiã là gì? Thiền là suy nghĩ bình đẳng trước một đối tượng; hăng hái dẹp năm triền cái, dùng tư duy để đối trị. Nhập Sơ thiền, đắc chánh thọ rồi, xúc cảm rồi, chứng đắc rồi, liền an trú vào đấy.
Lại nữa, lìa ham muốn và các pháp chẳng lành, từ nơi cõi dục giới, là nói đến thắng tướng(= đặc điểm) của Sơ thiền. Từ giácquán của Sơ thiền, lià bỏ đi, là nói đến thắng tướng của Nhị thiền. Chỗ thành tựu của an tịch có hỉlạc; nên lấy hỉ và lạc làm thắng tướng của an tịch.
Lại nữa, lià các ham muốn và các pháp chẳng lành là nói nên đoạn dứt hết, để đối trị. Có giác và có quán, là nói đến thiền tướng. hỉ lạc, thành tựu được sự an tịch, là nói thiền tương tự. Nhập vào chánh thọ (= định) và an trú ở đó, là nói đắc Sơ thiền. Lìa được năm triền cái, thành tựu được năm phần, ba điều lành, mười tưởng đầy đủ, hai mươi lăm công đức; với các phước thiện nầy được sanh lên cư trú nơi cõi Phạm Thiên thắng diệu.
Hỏi: Thế nào là lià năm triền cái?
Đáp: N
ăm triền cái là: (1) tham dục (= ham muốn), (2) sân khuể (giận hờn); (3) giãi đãi (lười nhác) thụy miên (mê ngủ nghỉ); (4) trạo (hay là điệu), hối (vụt chạc và hối tiếc); (5) nghi.
Tham dục là ham muốn nơi năm trần (= sắc, thanh, hương, vị, xúc) khiến tâm bị ô nhiễm. Sân khuể là giận hờn khiến sanh ra mười phiền não. Giãi đãi là lười nhác, khiến tâm làm biếng. Thụy miên là mê ngủ nghỉ, thân nặng, mệt, muốn nằm ngủ. Buồn ngủ có ba thứ: (1) vì do ăn uống; (2) vì do thời tiết; (3) vì do tâm sanh. Nếu do tâm sanh, dùng sức quán tưởng mà cắt đứt. Nếu do ăn uống hay do thời tiết, như trong trường hợp một vị A-la-hán, vì chẳng do tâm sanh ra, nên chẳng phải là một triền cái. Nếu buồn ngủ sanh ra do ăn uống và thời tiết, nên dùng tinh tấn mà đoạn trừ, như Tôn giả A nậu lâu đà có nói: "Từ thuở tôi đoạn trừ các triền cái xong năm mươi năm nay, tôi chẳng ngủ vì do tâm sanh buồn ngủ, và trong khoảng thời gian đó, tôi cắt đứt cơn buồn ngủ vì do ăn uống hay vì do thời tiết, trong hai mươi lăm năm."
Hỏi: Nếu ngủ là một sắc pháp (= hành động vật chất), tại sao lại gây phiền não đến tâm?
Đáp: Sắc (= vật chất), từ trước đến nay, thường gây ra phiền não cho tâm, như tôi thấy người uống rượu và đang ăn; hành động đó có thể biết được (phiền não gây ra).
Hỏi: Nếu ngủ là một sắc pháp và giãi đãi là một tâm pháp, cớ sao lại hiệp hai món đó thành chung một triền cái?
Đáp: Hai món đó cùng một sự việc và chung một hình tướng, đó là mệt lười, nên cộng chúng lại thành một triền cái.
Trạo (điệu) hay vụt chạc, loạn động, là tâm chẳng an tịch. Hối (hối tiếc) là tâm hờn việc chẳng vừa ý. Về trạo hối, sự chẳng an định của tâm, ở hai nơi, cũng bằng nhau, nên xếp chung vào một triền cái.
Nghi (= nghi ngờ) là tâm chấp vào nhiều việc khác nhau. Có bốn loại nghi: (1) lià xa Xa-ma-tha (Pàli: Samatha, yên tịnh), (2) lià xa Tỳ-bà-xá-na (Pàli: Vipassana, minh sát), (3) lià xa cả hai, (4) lià xa các sự vật.
- Khi bốn loại nghi đó đã được dứt trừ đầy đủ thì đắc Xa-ma-tha (= yên tịnh) hay là cứ còn nghi các thứ đó, hoặc nghi về thân, ta cũng vẫn có thể đắc được sự an tịch chăng?
- Hễ còn nghi tức là lià xa sự yên tịnh (Xa-ma-tha) rồi. Hoặc nghi nơi Bốn Thánh đế, hoặc nghi nơi ba đời, đó là lià xa sự minh sát (vipassana). Hoặc nghi nơi Phật, Pháp, Tăng, đó là sự lià xa cả hai (vừa yên tịnh, vừa minh sát). Hoặc nghi về quốc thành, đạo lộ, nam nữ, tên họ, thì đó là nghi về các sự vật. Nơi Kinh luận nầy, nghi có nghiã là lìa xa sự an tịch, xin nên nhớ như thế.
Triền cái, nghiã là gì? Là có nghiã nghi làm chướng ngại đạo, là có nghiã lật úp, là có nghiã phiền não, nghiã dây trói; chẳng có nghiã nào khác nhau.
Hỏi: Có nhiều kết sử (= trói thúc) tế nhị chồng úp lên nhau gây thêm phiền não, cớ sao lại chỉ nói đến năm triền cái mà thôi?
Đáp: Vì kể gồm chung lại hết, thì thành năm. Lại nữa, lấy tham dục về các căn cũng đủ bao gồm hết các loại ham muốn. Lấy giận hờn bao gồm hết các pháp chẳng lành. Lấy lười nhác, mê ngủ, vụt chạc, hối tiếc và nghi cũng đủ bao gồm hết các mối nghi và các pháp chẳng lành. Như thế, lấy năm triền cái, chấp trước (= dính mắc) đủ bao gồm tất cả phiền não.
Do tướng nầy mà thành ra năm triền cái vậy.
Năm phần thành tựu là giác, quán, hỉ, lạc nhứt tâm.
Hỏi: Nếu nói Sơ thiền, thành tựu năm chi là thiền, thì chẳng thể lại nói riêng mỗi chi ấy là thiền được. Nếu nói riêng về mỗi chi, cớ sao Sơ thiền lại nói tương ứng với năm chi?
Đáp: Y theo các thiền chi mà thành thiền, chẳng rời các thiền chi mới có thiền, chẳng có thiền nào khác. Cũng như y theo mỗi, mỗi bộ phận của xe mà nói đến chiếc xe, nếu rời các bộ phận, làm gì có xe. Cũng như y theo các đơn vị trong quân đội mà nói đến quân đội, lià các đơn vị, làm gì có quân đội. Như thế, y theo thiền chi nên gọi là thiền, chẳng rời các chi mới có thiền. Lấy cùng một loại, nên gọi là thiền, nếu chia ra thì gọi là chi. Nói về sự là thiền, nói về công đức là chi. Nếu nói theo bộ lạc (= chế), gọi là thiền; nếu nói theo bộ tộc (= tánh chế) thì gọi là chi.
Hỏi: Còn có niệm, tinh tấn và các pháp khác nữa, cớ sao chỉ nói đến năm chi thôi?
Đáp: Vì có sự phối hợp chung lại mà thành ra năm.
Hỏi: Thế nào là tướng của sự phối hợp đó?
Đáp: Giác, là nơi sự việc, tâm đắc được tự an. Quán, là nơi trì giữ; tâm giác quán khởi lên khéo, chẳng cho tạp loạn; nếu đủ khéo léo thì hỉ, lạc sanh ra. Nếu đầy đủ khéo léo đắc được tâm hỉ tăng trưởng thêm lên,thì tâm lạc được thành mãn.
Do bốn công đức đó mà tâm chẳng loạn được thành tựu. Nếu đắc được tâm bất loạnđắc định; đó gọi là tướng của sự phối hợp. Như thế là sự phối hợp thành năm chi.
Lại nữa, để đối trị với năm triền cái, có năm cấp thiền Triền cái thứ nhứt được Sơ thiền đối trị và cho đến triền cái thứ năm, có Ngũ thiền đối trị. Giác, là chi thù thắng của Sơ thiền, có chức năng tiêu trừ được tham dục. Nếu giác vào được chánh định, các chi khác cũng khởi lên. Quán, trong các chi của Nhị thiền, khởi lên trước nhứt. Hỉ, trong Tam thiền, khởi lên trước. Lạc trong Tứ thiền, khởi lên trước. Nhứt tâm, nơi Ngũ thiền, khởi lên trước. Như thế, lấy sự thù thắng của các chi mà có năm chi vậy.
Lại nữa, cũng để đối trị với năm triền cái mà có năm chi, như Tam Tạng Kinh điển có nói: nhứt tâm đối trị với tham dục; hoan hỉ đối trị với giận hờn; giác đối trị với lười nhác, mê ngủ; lạc đối trị với vụt chạc và hối tiếc; quán đối trị với nghi ngờ. Do đối trị với năm triền cái mà thành ra có năm chi.
Hỏi: Người toạ thiền quán tưởng về nhứt thiết nhập Điạ, làm sao mà khởi lên hỉ, lạc được?
Đáp: Nhứt thiết nhập Điạ chẳng thể làm khởi lên hỉ, lạc được. Do nhân duyên lià xa các triền cái và nhiệt tâm tu theo tự tánh, theo pháp đó mà khởi lên hỉ, lạc.
Lại hỏi, nếu pháp đó được như thế, tại sao nơi Tứ thiền chẳng khởi lên hỉ, lạc? Đáp: Bởi vì đó chẳng phải nơi thích nghi, vì khi đắc Tứ thiền, thì đã xả bỏ hỉ lạc rồi.
Lại nữa, buổi đầu khởi lên hỉ, lạc rồi khéo đoạn bỏ đi vì thấy các lỗi lầm của hỉ, lạc, và vì ham muốn vươn lên an tịch thâm sâu, nên xả bỏ, thành ra chẳng khởi lên hỉ, lạc.
Ba loại Thiện (= ba điều lành) là sơ thiện, trung thiện hậu thiện. (Thiện lúc đầu, thiện lúc giữa và thiện lúc sau). Lấy tu hành thanh tịnh làm sơ thiện. Lấy xả bỏ được tăng trưởng làm trung thiện. Lấy hoan hỉ làm hậu thiện.
Thế nào là tu hành thanh tịnh? Là khiến cho vốn liếng các điều lành được đầy đủ. Thế nào là xả bỏ được tăng trưởng? Là khiến được an định. Thế nào là hoan hỉ? Là khởi quán.
Như thế, được Sơ thiền là thành tựu được ba loại thiện.
Mười tướng đầy đủ là những gì? Tu hành thanh tịnh có ba tướng, xả bỏ tăng trưởng có ba tướng, và hoan hỉ có bốn tướng. (Đó là 10 tướng)
Hỏi: Thế nào là ba tướng khi tu hành thanh tịnh?
Đáp: Là, lìa các điều làm chướng ngại cho Thiền khiến tâm được thanh tịnh; lấy tâm thanh tịnh mà đắc được tướng yên tịnh (Xa-ma-tha); từ nơi yên tịnh đắc được đó, tâm vọt tiến lên. Đó là ba tướng của sự tu hành thanh tịnh.
Hỏi: Thế nào là ba tướng khi xả bỏ tăng trưởng?
Đáp: Nếu được tâm thanh tịnh mà xả bỏ, nếu được an tịch mà xả bỏ, nếu từ trước đến nay được an trú mà xả bỏ, đó là sự xả bỏ tăng trưởng thêm, như thế gọi là ba tướng của xả.
Hỏi: Thế nào là có bốn tướng khiến sanh hoan hỉ?
Đáp: Nơi mười tướng, các pháp lần lượt sanh ra khiến việc tu hành thành hoan hỉ; nơi các pháp đó, các căn trở nên chung một vị, khiến sanh ra hoan hỉ; lần lượt tu hành tinh tấn thêm, khiến sanh hoan hỉ; do năng tu hành thành ra hoan hỉ. Đó là bốn tướng (sanh ra hoan hỉ).
Như thế, nhập vào Sơ thiền, có đầy đủ mười tướng.
Hai mươi lăm công đức tương ứng là: sơ thiền có giác, quán, hỉ, lạc, nhứt tâm được đầy đủ; niềm tin, tinh tấn, niệm, định, huệ, cũng có đầy đủ; sơ thiện, trung thiện, hậu thiện được đầy đủ; liễm nhiếp đầy đủ; tu hành đầy đủ; an tịch đầy đủ; y đầy đủ; nhiếp thọ đầy đủ; tòng đầy đủ; quán đầy đủ; tu đầy đủ; lực đầy đủ; giải thoát đầy đủ; thanh tịnh đầy đủ. (Liễm, nhiếp = thâu góp. Tòng = theo)
Tu thành thanh tịnh tối thắng, an trú vào hai mươi lăm công đức tương ứng, đó là nơi cư trú của các bực Trời. Khởi sanh từ nơi an tịch, an trú vào hỉ, lạc, vượt khỏi cõi nhơn gian, đó là trú xứ thắng diệu của cõi Trời.
Như Đức Phật có dạy các Tỳ-kheo, như người hầu tắm hoặc người phụ giúp, lấy cái đồng bàn (= chậu bằng đồng) đựng đầy bột tắm (gạo tấm vụn), lấy nước hoà lại cho nhão thành viên tròn, thấm nhuần nước cả ngoài lẫn trong, để khỏi bị tan rả. Như thế, vị Tỳ-kheo thân tâm được an tịch liền sanh ra hỉ lạc, rưới đều khắp thân tâm chẳng chỗ nào chẳng thấm nhuần an tịch và hỉ lạc. Cũng như người hầu tắm hay người phụ giúp đã làm, người toạ thiền cũng để cho toàn thể thân tâm mình, chẳng sót chỗ nào, thấm nhuần trong sự an tịch, khiến khởi lên hỉ lạc.
Như thế, cái đồng bàn là tướng của nhứt thiết nhập; điều đó ta có thể biết được.
Hỏi: So bằng với tướng của nhứt thiết nhập nghiã là sao?
Đáp: Như trong đồng bàn, bột tắm (gạo tấm vụn) còn cứng được tán nhuyễn, nóng sáng lên, việc khéo giữ tướng nhứt thiết nhập một cách kiên trì, sanh ra hỉ tế nhị và thanh tịnh, cũng làm nóng sáng lên tâm và các tâm sở. Cho nên mới nói, đồng bàn so bằng với tướng nhứt thiết nhập, còn tâm và các tâm sở cũng như bột tắm; điều đó ta có thể biết được.
Hỏi: Thế nào là bột tắm so bằng với tâm và tâm sở?
Đáp: Như bột tắm còn thô, chẳng hoà hiệp, theo gió mà bay tung, tâm và tâm sở, cũng vậy, lià hỉ lạc thành thô, rời định là chẳng hoà hiệp, cùng với các ngọn gió của năm triền cái mà bay tung. Đó là nói bột tắm so bằng với tâm và tâm sở.
Hỏi: Thế nào là so bằng với nước?
Đáp: Hỉ, lạcđịnh, cũng như nước đã khiến cho bột tắm trở thành một viên tròn. Như thế, hỉ, lạc khiến tâm và tâm sở thấm ướt, nhu nhuyễn mà thành định. Như thế, nước so bằng với hỉ, lạc, định. Như thế, nước tắm làm cho bột tắm nhão dẻo dính với nhau, giác quán cũng như vậy; điều đó ta có thể biết được.
Hỏi: Thế nào là so bằng với viên tròn?
Đáp: Đó là nói đến giác quán cũng như nước tắm khiến bột tắm để ở đồng bàn thấm nước thành nhão dẻo, lấy tay nắn thành viên tròn. Nếu nắn viên tròn xong, khiến cho các bột tắm hoà chung lại thành viên, chẳng cho tán thất đi, rồi mới để trong đồng bàn. Cũng vậy, người toạ thiền đặt tâm và tâm sở vào nơi đối tượng quán sát, mới sanh ra an tịch. Tại Sơ thiền lấy hỉ lạc làm nước, lấy giác, quán làm tay để nhồi nắn, lấy viên tròn làm sự an tịch. Tâm và tâm sở theo hỉ lạc thành một tướng tròn trịa, chẳng tán loạn, giữ yên trên sự vật đối tượng. Như thế viên tròn so bằng với giác, quán, cũng như bột tắm thấm ướt từ ngoài vào trong dính chặt nhau chẳng tan rả. Như thế, người ngồi thiền khi nhập sơ thiền, nơi thân trên dưới, từ đầu cho chí đến chơn, từ chơn cho chí đến sọ, tóc da trong ngoài khắp chỗ đều an trú trong niềm hỉ lạc, chẳng thoái chuyển. Như thế thành an trú vào cõi trời Phạm Thiên.
Hỏi: Hỉ lạc là danh pháp, chẳng phải sắc pháp, chẳng có đối tướng, sao lại trú được khắp châu thân?
Đáp: Danh (= tên) tuỳ nơi sắc (= vật chất); sắc tùy nơi danh. Do đó, nếu danh thành hỉ, sắc cũng thành hỉ. Nếu danh thành lạc, sắc cũng thành lạc. Lại nữa, sắc theo lạc sanh ra, khiến thân khởi lên nương dựa theo, tất cả thân thành sắc nầy, nương tựa nơi lạc. Do đó, chẳng có ngăn ngại.
Công đức của Sơ thiền là khiến sanh lên cõi Phạm thiên. Sơ thiền có ba hạng: thấp, vừa và cao. Nếu quán thắng duyên, chẳng ưng trừ năm triền cái, chẳng đến được tự tại như ý, đó là Sơ thiền thấp. Nếu quán các thắng duyên, trừ được năm triền cái, nhưng chưa đến tự tại như ý, là Sơ thiền vừa. Nếu quán thắng duyên, trừ được năm triền cái, lại đến được tự tại như ý, đó Sơ thiền cao.
Như thế, người ngồi thiền nếu tu Sơ thiền thấp, khi mạng chung, sẽ sanh lên cõi Phạm Thiên làm thiên chúng, thọ mạng sẽ được một phần ba kiếp. Nếu tu Sơ thiền vừa, mạng chung sẽ sanh lên cõi Phạm Thiên, thọ được nửa kiếp. Nếu tu Sơ thiền cao, mạng chung sẽ sanh cõi Đại Phạm Thiên, thọ mạng được một kiếp.
Công đức được sanh lên Phạm Thiên có bốn hạng: có người thành thoái phần, có người thành trú phần, có người thành thắng phần, có người thành đạt phần.
Người độn căn (= căn cơ chậm lụt) vì ý tưởng còn giữ thói phóng dật (= buông trôi, thả lỏng), tuy khởi lên được Sơ thiền, nhưng thành thoái phần (= còn lùi sụt). Lại nữa, trong lúc hành thiền, có hai hành động làm thoái phần, (bị phiền não) bao vây nặng nề khiến chẳng khởi lên được sự tinh tấn. Nếu những tư tưởng ác khởi lên khi xưa chẳng được tiêu trừ, đó là sự bao vây nặng nề khiến có sự lùi sụt mau chóng. Hành thiền mà vẫn còn ham thích việc trò chuyện nói năng, mê ngủ nghỉ, chẳng chịu tinh tấn bền lâu, cho nên thành thoái sụt.
Hỏi: Ai thoái? Và thoái ra sao?
Đáp: Có thuyết cho rằng, nếu gặp phiền não đến gấp thì thành thoái. Lại có thuyết cho rằng, phiền não đến chậm, từ từ làm tâm ô nhiễm thì thành thoái. Lại còn có thuyết cho rằng, vì ngưng lâu chẳng tu, nên chẳng thể khiến tướng đã khởi trước đó, nay khởi lên trở lại, để đắc định, thì thành thoái.
Người độn căn (= căn cơ chậm lụt) nếu tu chẳng phóng dật và đắc được pháp niệm, thì thành thiền trú phần (trú = vững chãi).
Người lợi căn (= căn cơ bén nhạy) mà chẳng phóng dật đắc được đệ nhị thiền tùy ý muốn, chẳng còn giác tưởng nữa, nếu tu tiến thêm nữa, thành thiền thắng phần. (Thắng = vượt hơn; thắng biện = có khả năng phân biện vượt hơn lên).
Người lợi căn chẳng phóng dật, được sự an tịnh (Xa-ma-tha), tùy ý bỏ hết tư tưởng chán nản, chẳng bị ô nhiễm, thì thành được thiền đạt phần. (Đạt = đến chỗ thâm sâu; thông đạt = có khả năng hiểu thấu đáo chỗ thâm sâu).

-ooOoo-
Chi 2: Các Nhứt thiết nhập (tiếp) và các Thiền chi
Sau đây giảng về Đệ nhị Thiền, suy nghĩ về các lỗi lầm của Sơ thiền và hai loại công đức.

Vào thời đó, người toạ thiền muốn khởi lên Nhị Thiền, khi đã đắc được tự tại về Sơ thiền. Tại sao vậy? Vì nếu nơi Sơ thiền còn chưa được tự tại, (thuần thục) dầu đã điều phục được sự suy nghĩ, muốn trừ bỏ giác, quán, mong đắc được Nhị thiền, vẫn còn bị thoái thất, chẳng kham nổi việc khởi lên Nhị thiền, lại chẳng thể vào trở lại nhập Sơ thiền nữa.
Như Thế tôn có dạy các vị Tỳ-kheo rằng, có một con bê núi con, ngu si chẳng biết nơi đồng cỏ, chẳng biết lối đi, mà lại muốn tới một nơi xa và nguy hiểm, tự nghĩ như vầy: "Ta nay muốn tới một nơi chưa từng đến, ăn thứ cỏ chưa từng gậm, uống thứ nước chưa từng nếm." Chơn trước chưa đứng vững, đã giở chơn sau lên, nghiêng ngã khiến thân nó chẳng yên, chẳng thế nào bước đi tới được. Và vì chẳng tới được nơi chưa từng đến, cũng chẳng gậm được cỏ nào chưa từng ăn qua, lại cũng chẳng uống được nước nào chưa từng nếm, nó liền suy nghĩ: "Mình chẳng đi tới được nữa, thì nay phải trở lại nơi mình ăn uống cũ trước kia vậy."
Cũng như thế, Tỳ-kheo ngu si nào, việc tu hành còn chưa thành đạt, chẳng hiểu sự lià xa các ham muốn, chẳng thực tập việc nhập vào Sơ thiền, chẳng học tập nhiều, thường lại có ý muốn nhập vào Nhị thiền, muốn lìa bỏ giác, quán, lòng chẳng được an nên sau mới nghĩ: 'Ta chẳng đủ sức để nhập vào Nhị thiền mà rời bỏ giác, quán, thôi hãy cứ quay về với Sơ thiền và lià xa các ham muốn." Tỳ-kheo ấy ngu si như con bê núi con chẳng biết đường đi đến đồng cỏ. Vì thế, phải nên tu Sơ thiền (cho thật thuần thục) khiến tâm được tự tại.
Vào khi trước giờ ăn và thời gian sau khi ăn, vào lúc đầu hôm và khi hừng sáng, tùy theo tâm vui thích, tùy lòng vẫn còn gần với sự ham muốn, tùy ý chẳng ngại ngùng, mà liền khởi lên nhập vào sự quán. Nếu trong một lúc, cho đến cả nhiều lúc, có lắm khi nhập vào, có lắm khi xuất ra, nơi Sơ thiền cũng đắc thành được sự tự tại. Khi đã được tự tại rồi, liền vui mà thấy Nhị thiền khởi lên, vượt qua được Sơ thiền. Bấy giờ mới suy nghĩ rằng, Sơ thiền còn thô sơ, Nhị thiền tế nhị hơn, và do đó mà nhìn thấy được các lỗi lầm của Sơ thiền cùng với các công đức của Nhị thiền.
Hỏi: Thế nào là các lỗi lầm của Sơ thiền?
Đáp: Gần với năm triền cái là kẻ thù, ham giác quán làm khuấy động, khiến thân thành giãi đãi (lười), tâm thành tán loạn (lăng xăng), nên tất cả pháp đắc được đều là định thô chẳng đủ chứng trú thần thông, đấy là vừa lòng với Sơ thiền nên còn chưa được phần thắng diệu, lại vướng phải các lỗi lầm của Sơ thiền. Nhị thiền đối trị được các điều đó, nhờ quán các lỗi lầm của Sơ thiền mà thấy ra công đức của Nhị thiền.
Lấy tướng của Nhứt thiết nhập mà khởi ý tu hành theo Nhị thiền: chẳng tác ý hoà hiệp với Sơ thiền, chẳng tác ý về giác, chẳng tác ý về quán, do theo định mà hỉ, lạc và tự tại sanh ra, liền khiến tâm thọ trì. Người toạ thiền tác ý như thế, chẳng bao lâu giác, quán tiêu diệt mất, giữ lấy chỗ định khởi sanh lên hỉ, lạc và tự tại, khiến tâm được an trú vào đấy.
Sau đây thuyết minh về bốn thiền chi của Nhị thiền.
Người toạ thiền
đó, khi giác, quán đã diệt, muốn có sự tin tưởng bên trong (= nội tín) rằng, tâm thành một tánh (= nhứt tánh): chẳng giác chẳng quán, liền theo định khởi lên hỉ, lạc, mà nhập vào Nhị thiền. Đó là công đức của Nhứt thiết nhập Điạ. Giác và quán diệt, có nghiã là tâm khéo phân biệt được sự tiêu diệt của giác và quán, còn gọi là đoạn (= cắt đứt).
Hỏi: Thế nào là giác, quán diệt?
Đáp: Đó là sự tiêu diệt các lỗi lầm về giác quán của Sơ thiền, bao gồm cả giác và quán lẫn nguồn gốc của giác và quán. Lại nữa, đó là lià nơi thiền thô còn thấp để vươn lên thắng thiền cao hơn, khiến cho thiền thô lần lượt diệt mất đi.
Về nội tín, nội là bên trong hiện chứng thấy được. Nội có ba loại: (1) nội nội, (2) nội định, (3) nội hành xứ.
Thế nào là nội nội? Đó là sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), còn gọi là sáu nhập. Nội định là sự tự mình quán thân tâm mình. Nội hành xứ là ý tưởng bên trong chẳng hướng ra ngoài, hiểu rõ được ý nghiã bản tánh của đối tượng quán sát. Tại bộ Kinh luận nầy, chữ nội nội dùng với nghiã là khá vui.
Tín là niềm tin chơn chánh; suy nghĩ làm tăng trưởng niềm tin. Đó là niềm tin nơi nội tâm, nên gọi là nội tín.
Nội tín: tướng, vị, khởi, xứ của Nội tín là gì?
Tướng của nội tín là chẳng loạn. An tịnh là vị, công năng của nội tín. Chẳng nhiễm dơ là khởi của nội tín, sự khởi sanh ra nội tín. Giác và quán là xứ của nội tín, là phạm vi hoạt động của nội tín.Tâm trở thành một tánh có nghiã là tâm trú trong chánh định. Tâm thành nhứt tánh, nghiã là sao? Tâm là ý nghĩ. Nhứt đây là nhứt niệm, tức là chánh niệm. Tánh là bản tánh tự nhiên. Nhứt tâm nơi Nhị thiền có khả năng diệt cả giác và quán khiến nhứt tánh khởi lên nơi tâm và tâm thành nhứt tánh.
Tâm thành nhứt tánh: tướng, vị, khởi, xứ của nó là gì? Tướng của nó là sự tinh chuyên chơn chánh. An tịnh là vị, tức là công n ăng của nó. Chẳng phóng túng, lãng bạt, là sự khởi sanh của nó. Giác quán đã ngưng và diệt đi, là xứ, tức là phạm vi hoạt động của nó.
Hỏi: Tại sao nơi Sơ Thiền chẳng nói về Tín Tâm trở thành nhứt tánh?
Đáp: Sơ thiền với giác quán khuấy động nên làm nhiễm dơ nội tín khiến cho tâm nhứt tánh mất sự thanh tịnh, cũng như nước có gió khởi động, gợn sóng, khiến cho hình ảnh phản chiếu chẳng rõ ràng. Như thế, nơi Sơ thiền, giác quán làm sóng khởi động khiến cho nội tín và tâm nhứt tánh trở nên chẳng thanh tịnh. Vì vậy Sơ thiền chẳng nhiếp thiền chi nầy. Chẳng giác, chẳng quán có nghiã là đoạn dứt giác thành ra vô giác, lià quán nên thành ra vô quán.
Hỏi: Giác diệt thì vô giác, vô quán. Có hai cách đoạn trừ giác quán chăng? Tại sao lại nói đến hai cách?
Đáp: Giác và quán đã diệt, liền hiện lên nội tín, tâm thành nhứt tánh. Khi vô giác và vô quán hiện lên khiến sanh ra diệu tướng, thành được sự an tịnh.
Lại nữa, diệt giác và quán là dùng giác quán đó mà thấy được sự lỗi lầm của riêng giác quán; theo pháp đoạn trừ giác và quán đưa đến vô giác và vô quán, đó là lìa xa sự giác quán về cõi sắc giới.
Lại nữa, vô giác vô quán có hai loại: (1) chẳng lấy giác quán diệt mà thành vô giác vô quán; (2) lấy giác quán diệt mà thành vô giác vô quán. Nơi năm thức và Tam thiền chẳng lấy giác quán diệt mà thành vô giác vô quán. Nơi Nhị thiền, dùng phương tiện an tịnh, lấy giác quán diệt mà thành vô giác vô quán. Đấy là nói đến hai nghiã.
Theo định mà khởi sanh lên, gọi là định. Sơ thiền theo trí mà sanh khởi. Nhị thiền thành tựu được, nhờ theo định ở Sơ thiền mà sanh ra.
Lại nữa, nơi Nhị thiền, định được cùng sanh ra một lượt với nhứt tâm; định làm khởi sanh lên hỉ và lạc. Hỉ lạc, trước đã có giải thích rồi. Nhị thiền được gọi như thế, vì Nhị thiền tiếp theo sau Sơ thiền. Nhập Chánh thọ có nghiã là nhập vào Nhị thiền. Thiền: nội tín, hỉ, lạc, nhứt tâm, gọi là Thiền.
Nhập chánh thọ và an trú là thành đắc Nhị thiền: lià được hai chi (giác và quán), thành tựu được hai chi (hỉ và lạc), ba điều lành, mười tướng đầy đủ, hai mươi ba công đức tương ưng. Đó là công đức được sanh lên cõi Trời Diệu Quang Thiên.
Như trước đã có nói, sanh lên cõi Trời là, do theo định sanh ra hỉ lạc, vượt khỏi được cõi nhơn gian, nên gọi là sanh lên cõi Trời.
Như Thế tôn có dạy chư Tỳ-kheo, nước trong hồ, chẳng phải do từ bốn phương lại, cũng chẳng phải do nước mưa rơi xuống, mà từ nguồn suối đến, trong và lạnh tẩm ướt cả hồ và tràn đi xa. Cũng như thế, thân vị tì kheo, do theo định mà sanh ra hỉ lạc, khiến được mát mẻ, chẳng chỗ nào chẳng thấm nhuần. Do theo định mà sanh ra hỉ khắp cả thân tâm, cũng như nước suối. Khi nhập vào Nhị thiền, thân của người ấy như thế nào, cũng có thể biết được. Như chẳng do theo nước từ bốn phương chảy lại, chẳng do nước mưa rơi xuống, giác và quán nơi người tọa thiền diệt mất như thế nào, cũng có thể biết được. Cũng như nước do từ nguồn suối chảy đến, chẳng khởi lên gợn sóng, người toạ thiền do từ định khởi sanh ra hỉ, lạc, khiến thân tràn đầy niềm vui, mà chẳng khiến tâm loạn động, như lấy nước lạnh rưới lên khắp mọi chỗ trên thân cho được mát mẻ. Như thế, do định mà sanh ra hỉ lạc, khiến trọn cả thân tâm thành ra có được đầy đủ hỉ lạc.
Công đức tu định được quả báosanh lên cõi Trời Quang Diệu Thiên. Nhị thiền tu có ba cấp: thấp, vừa và cao. Người tu thiền thấp, khi thọ mạng hết, sẽ sanh lên cõi Thiểu Quang Thiên, sống lâu hai kiếp. Tu thiền vừa, được sanh Vô Lượng Quang Thiên, thọ mạng được bốn kiếp. Tu thiền cao sanh Quang DiệuThiên, sống được tám kiếp.
Sau đây suy gẫm về các lỗi lầm của Nhị thiền.
Vào thời đó, người toạ thiền
đã thuần thục về Nhị thiên, thân được tự tại rồi, nhận thấy Nhị thiền còn thô sơ, còn Tam thiền thì an tịnh hơn, thấy rõ được các lỗi lầm của Nhị thiền và các công đức của Tam thiền, mới liền khởi tu Tam thiền.
Thế nào là các lỗi lầm của Nhị thiền? Vì gần với giác quán là kẻ thù, cùng với nỗi mừng (hỉ) tràn đầy vướng vít, cho nên Nhị thiền thành thô. Vì nỗi mừng tràn đầy, tâm quá nhảy nhót (loạn động), khiến chẳng thể khởi lên các thiền chi khác. Nếu dính mắc lâu vào hỉ, ắt phải thất bại. Nếu biết đó là thất, ắt chẳng còn thất nữa. Nếu chẳng kham đắc được thiền thông chứng và nếu vui theo Nhị thiền, thì chẳng đắc được thắng phần. Vì vậy, phải nên biết các lỗi lầm của Nhị thiền và thấy các công đức của Tam thiền. Để đối trị lại, phải quán các lỗi lầm của Nhị thiền, kế thấy các công đức của Tam thiền, rồi y theo tướng của Nhứt thiết nhập mà tác ý khiến tâm hỉ diệt đi. Bỏ hỉ lạc mà sanh tâm thọ trì, chẳng bao lâu thì hỉ lạc mất đi, khiến tâm được an.
Giải thích các thiền chi của Tam thiền.
Người toạ thiền chẳng nhiễm nỗi mừng (hỉ),
đắc được xả(-niệm), (chánh-) niệm, trí (-huệ); như bực Thánh có nói, đắc được xả, niệm, trí thì vui trú trong chánh thọ của Đệ tam thiền. Đấy là công đức của Nhứt thiết nhập về Điạ, chẳng vướng nhiễm hỉ (nỗi mừng) vậy. Hỉ là gì, trước đã có nói rõ, chẳng nhiễm hỉ, dứt đoạn hỉ, tức đắc được an trú vào xả.
Thế nào là XẢ? Xả có nghiã là giữ sao cho chẳng lui mà chẳng tới, tâm được bình đẳng. Xả có tám thứ: thọ xả, tinh tấn xả, kiến xả, Bồ-đề xả, vô lượng xả, lục phần xả, thiền chi xả, thanh tịnh xả.
Xả nơi năm căn là thọ xả. Vào lúc chẳng tác ý, liền khởi lên tướng xả là tinh tấn xả. Nơi tập đế (chơn lý về nguyên nhân của khổ), nghĩ biết rằng, ta nên đoạn tận, đó là kiến xả. Tu theo Bồ-đề giác là Bồ-đề xả. Tu bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỉ, xả, là vô lượng xả. Lấy mắt nhìn hình sắc chẳng khởi lên khổ, chẳng khởi lên mừng, đó là một trong lục phần xả (năm phần kia thuộc về năm giác quan còn lại). Có hỉ mà chẳng bị nhiễm, lại trú nơi xả, đó là thiền chi xả. Niệm Xả thanh tịnh là thanh tịnh xả. Về tám món xả đó, trừ thọ xả ra, còn bảy pháp xả kia, đó gọi là bình đẳng xả.
Lại nữa, có ba loại xả: (1) tương ưng thừa (= có liên hệ, như xe đưa tới Định; thừa = xe); (2) thiểu kinh doanh (= tâm ít tạo dựng); (3) vô kinh doanh (= tâm chẳng tạo dựng). Nơi tất cả các loại thiền, sự khéo léo giữ cho bình đẳng, chẳng quá gấp, chẳng quá huỡn, đó gọi là xả tương ưng thừa . Xả nầy gần với Nhị thiền. Có khả năng đoạn trừ được tâm quá nhảy nhót (loạn động), chẳng lo tạo dựng nhiều, đó gọi là xả thiểu kinh doanh. Xả nầy gần với Tam thiền. Cái khả năng đoạn trừ loạn tâm trước đó đã khiến cho thân tâm chẳng động nữa, tâm chẳng còn lo tạo dựng sự việc gì nữa, đó gọi là xả vô kinh doanh, còn gọi là xả vô sự. Xả nầy gần với Tứ thiền.
Thế nào là tướng, vị, khởi, xứ của XẢ?
Bình
đẳng là tướng của xả; chẳng dính mắc là vị (công năng) của xả; chẳng lo tạo dựng thêm là khởi (sự sanh khởi lên) của xả; chẳng bị nhiễm ô là xứ (phạm vi hoạt động) của xả.
Hỏi: Tại sao nói đến xả ở Tam thiền, mà chẳng nói đến Xả ở Sơ thiền và Nhị thiền?
Đáp: Nơi Sơ thiền và Nhị thiền, hỉ tràn đầy còn chưa diệt mất, tâm dính mắc vì chạy theo hỉ lạc, quá nhảy nhót đầy cả thân tâm, cho nên chẳng thể nói đến xả. Nơi Tam thiền, hỉ chẳng đầy đủ, nên chẳng bị hỉ nhiễm, chẳng vướng mắc vào cho nên thiền chi khởi lên; khi thiền chi nầy được tự tại, nên mới nói đến xả (-niệm), (chánh-) niệm chánh trí.
Thế nào là niệm tùy niệm? Niệm ấy biết rõ, nhớ lại, giữ gìn chẳng quên niệm. Niệm căn, niệm lực và chánh niệm, đó là nói về niệm.
Hỏi: Tướng, vị, khởi, xứ của NIỆM là gì?
Đáp: Tùy niệm (= niệm
đi theo niệm) là tướng của niệm; chẳng quên là vị (= công năng) của niệm; giữ gìn, bảo vệ là khởi (= sư sanh khởi lên) của niệm; bốn lãnh vực quán niệm (= thân, thọ, tâm và pháp) là xứ (= phạm vi hoạt động) của niệm.
Thế nào là TRÍ? Lấy trí hiểu rõ để làm huệ, là có chánh trí, đó gọi là Trí. Chánh trí có bốn loại: hữu nghiã trí, tự tướng trí, bất ngu si trí, và hành xứ trí. Nơi Trí hữu nghiã, có bốn uy nghi (đi, đứng, nằm, ngồi). Trí tự tướng là trí nhập vào Không-xứ. Trí chẳng ngu si là trí hiểu biết tám pháp ở thế gian. Trí hành xứ là có trí nơi sự việc. Tại bộ Kinh luận nầy, trí hành xứ được nói đến để giữ lại.
Hỏi: Tướng, vị, khởi, xứ của TRÍ là gì?
Đáp: Chẳng ngu si là tướng của trí; theo nhơn duyên mà liên hệ với, là vị (= công n
ăng) của trí; lựa chọn các pháp và giữ lấy, là khởi (= sự khởi lên) của trí; tác ý chơn chánh là xứ (= phạm vi hoạt động) của trí.
Hỏi: Tại sao chánh niệm và chánh trí phải có mặt ở tất cả mọi nơi, chẳng chỗ nào là chẳng diệu khéo?
Đáp: Nếu người mất chánh niệm, chẳng khởi lên chánh trí, thì chẳng kham vào được thiền ngoại hành.
Hỏi: Tại sao chỉ nói ở Tam thiền, mà chẳng thấy nói ở Sơ thiền và Nhị thiền?
Đáp: Nơi Tam thiền nầy, đứng đầu là hỉ và các thiền chi thô khác đều diệt, chánh định lại vi tế nên đi sâu vào chỗ tế nhị, khiến cho chánh trí khởi lên được Tam thiền và do đó, các thiền chi được tự tại.
Lại nữa, Tam thiền nầy dễ đi đến niềm vui (= lạc) đầy khí vị (ngọt ngào) mà tâm đang hướng về để nắm lấy. Do đó, các thiền chi đắc được tự tại mà diệt bỏ nỗi mừng (= hỉ) đi.
Hơn nữa, nỗi mừng (hỉ) và niềm vui (lạc) cùng làm bạn bè khắn khít nhau, nhờ có chánh niệm và chánh trí mới phân biệt ra được "có vui mà chẳng có mừng", và an trú vào lạc (= vui). Cũng tựa như bê con cứ đi theo sát bên bò mẹ, nếu chẳng bị ai nắm hai vành tai mà giữ lại.
Như thế, chẳng mừng mà có vui, (vô hỉ hữu lạc) nhờ chánh niệm, chánh trí phân biệt rõ ra được niềm vui (lạc) mà an trú được vào đấy. Nếu chẳng phân biệt ra được như thế, thì thành ra thoái phần, có sự thất bại lùi lại. Khi các thiền chi nầy được tự tại, nên mới nói đến xả niệm, chánh niệm chánh trí được thành tựu; vì lẽ đó, mới nói đến xả, niệm, trí khi thân đã cảm thọ được niềm vui (thân thọ lạc).
Hỏi: Thế nào là Tâm vui? (Tâm lạc).
Đáp: Tâm cảm thọ được niềm vui, được gọi là tâm vui, tâm lạc. Niềm vui tiếp xúc với tâm, tâm cảm thọ được, đó là niềm vui, hay là lạc.
Hỏi: Thế nào là thân (vui)?
Đáp: Tưởng ấm, hành ấm, thức ấm, đó gọi là thân, dùng thân đó cảm thọ được niềm vui, nên gọi là thân thọ lạc.
Hỏi: Tại sao niềm vui chẳng có mừng đó chẳng do thân cảm thọ được?
Đáp: Nơi Tam thiền, lạc căn được diệt đi. Tại sao vậy? Thế tôn có nói, nơi Tam thiền, lạc căn diệt. Đó là niềm vui được các bực Thánh nói đến. Bực Thánh là Đức Phật và các đệ tử của Ngài, đã khai thông, răn dạy, phân biệt và chỉ rõ.
Hỏi: Tại sao bực Thánh chỉ nói đến ở thân mà chẳng nói đến các nơi khác?
Đáp: Nơi Tam thiền nầy, người toạ thiền dễ đi đến niềm vui chẳng có nỗi mừng, nhưng lại chẳng nắm giữ lấy niềm vui đó. Còn bực Thánh thì an trú nơi niềm vui nên được thành tựu. Cho nên, các bực Thánh bảo, Tam thiền nầy thành tựu thắng phần có xả. Xả, niệm, lạc đã được phân biệt rõ rồi, thì thành tựu và an trú trong Tam thiền.
Nói Tam thiền là vì thiền nầy tiếp theo Nhị thiền. Tam thiền có xả, chánh niệm, chánh trí, lạc và nhứt tâm. Đó là thành tựu (năm thiền chi) của Tam thiền, khi đã lìa được hỉ ở Nhị thiền, chứng được năm phần (= năm thiền chi) ba điều lành, mười tướng đầy đủ, hai mươi hai công đức tương ưng, được sanh lên cõi Trời ở cảnh Biến Tịnh Thiên. Như đã được nói qua trước đây, sanh lên cõi Trời tức là an trú vào niềm vui chẳng có nỗi mừng (vô hỉ lạc), vượt được cõi nhơn gian.
Cho nên Thế tôn có dạy các Tỳ-kheo rằng, trong đầm có hoa uất-ba-la (sen xanh) chen với hoa phân-đà-lợi (sen trắng), từ trong nước khởi sanh lên, lớn lên trong nước, trú trong nước, từ dưới gốc cho đến ngọn, cả bên trong, đều thấm nhuần nước. Cùng thế ấy, thân tâm của vị Tỳ-kheo đượm nhuần khắp mọi chỗ niềm vui chẳng có nỗi mừng (vô hỉ lạc) giống như hoa uất-ba-la chen với hoa phân-đà-lợi từ trong nước mà khởi sanh lên. Như thế, khi nhập vào Tam thiền, thân người ấy như ngó sen dưới nước, từ rễ chí ngọn, tất cả mọi chỗ đều tràn đầy nước, thân tâm được niềm vui chẳng có nỗi mừng thấm nhuần khắp cả.
Quả báo của công đức tu nhập Định ở Tam thiền là sanh lên cõi Biến Tịnh Thiên. Tu Tam thiền có ba cấp: cao, vừa và thấp. Người tọa thiền tu Tam thiền thấp, khi hết mạng sống, sẽ sanh lên cõi Diệu Tịnh Thiên, thọ mạng được sáu kiếp. Tu hạng vừa, sanh lên cõi Vô Lượng Tịnh Thiên, thọ mạng được ba mươi hai kiếp. Tu hạng cao được sanh lên cõi Biến Tịnh Thiên, sống sáu mươi bốn kiếp.
Suy gẫm về các lỗi lầm của Tam thiền.
Vào thời đó, người toạ thiền sau khi
đã thuần thục Tam thiền, được tự tại rồi, liền khởi ý vượt khỏi Tam thiền. Tam thiền thì thô, Tứ thiền thì diệu hơn; biết được các lỗi lầm của Tam thiền, và thấy ra được các công đức của Tứ thiền.
Thế nào là các lỗi lầm của Tam thiền? Vì gần với nỗi mừng (hỉ) vốn là kẻ thù của chánh định, do niềm vui (lạc) còn thô sơ nên chưa kham đắc các thiền thông nơi Tam thiền, khiến thắng phần chẳng thành được. Như vậy, nếu thấy được các lỗi lầm của Tam thiền, và các công đức của Tứ thiền để đối trị lại, người tọa thiền chỉ theo tướng của Nhứt thiết nhập về Điạ mà tác ý khiến cho lạc diệt đi, khi lạc đã diệt mất thì tâm theo niệm xả mà thọ trì. Như thế, tác ý chẳng bao lâu, tâm được yên ổn, hiểu rõ bốn thiền chi. Người toạ thiền ấy nhờ đoạn trừ được niềm vui (lạc), nên diệt được các nỗi khổ trước đó, nay nỗi mừng, nỗi lo đều đã diệt hết, khiến tâm chẳng khởi niềm vui nữa, đắc được xả chánh niệm thanh tịnh, thành tựu được Tứ thiền. Đó là công đức của Nhứt thiết nhập về Điạ.
Đoạn trừ niềm vui là cắt bỏ các vui thú về thân thể. Đoạn trừ khổ là dẹp bỏ các sự khổ trên thân thể. Dẹp bỏ các thú vui trước, và các nỗi lo đã diệt xong, có nghiã là, khi có hỉ thì tâm vui, khi có lo thì tâm khổ, cả hai đều được lià bỏ hết.
Hỏi: đâu mà niềm vui (lạc), nỗi khổ, lo âu (ưu) được đoạn diệt?
Đáp: Các điều đó được lìa bỏ, bắt đầu từ Sơ thiền. Nơi Tứ thiền, Phật nói, khổ diệt.
Hỏi: đâu mà nguồn gốc Khổ khi khởi lên, được diệt hết chẳng sót?
Đáp: Phật có dạy các Tỳ-kheo rằng, ở Sơ thiền thành tựu được sự ly dục (= lià xa các ham muốn); khổ bắt nguồn từ các sự ham muốn, diệt chúng xong thì khổ chẳng còn sót lại nữa.
Hỏi: Tại sao nơi Sơ thiền, nguồn gốc khổ bị diệt?
Đáp: Vì nỗi mừng tràn đầy, thân được vui; vì thân vui nên khổ căn (= nguồn gốc khổ) diệt; lấy diệt mà đối trị. Thế nên, ở Sơ thiền, khổ căn bị diệt. Nơi Nhị thiền, ưu căn (nguồn gốc của sự lo âu) diệt, thành ra chặt đứt ưu căn. Như Đức Phật có nói, nơi nào khổ căn đã diệt, thời khổ chẳng còn sót lại. Như thế, Tỳ-kheo đã lià bỏ giác quán, an trú vào chánh thọ của Tam thiền, nơi đó ưu căn khởi lên đã bị diệt chẳng còn sót lại. Tại sao vậy? Vì giác quán lâu ngày, theo giác quán mà thân trở nên giãi đãi, tâm trở nên lười nhác, do đó ưu căn liền khởi lên. Nơi Nhị thiền, giác quán được diệt bỏ, do đó mới nói ưu căn cũng diệt. Nơi Tam thiền, niềm vui (lạc) được xóa bỏ. Như Thế tôn có nói, nơi nào lạc căn đã khởi thì nơi ấy lại diệt đi chẳng còn sót lại. Cho nên, vị Tỳ-kheo chán ghét sự vui, nên nhập vào chánh thọ của Tam thiền, an trú ở đó, thì lạc căn đã khởi trước đó sẽ bị diệt đi chẳng còn dư sót lại.
Hỏi: Tại sao nơi Tam thiền, lạc căn bị diệt?
Đáp: Vì hỉ đã diệt; mà hỉ là nguyên nhân của lạc; cho nên ở Tam thiền, lạc căn được diệt bỏ.
Hỏi: Nếu khổ, lạc, ưu nơi Tam thiền đã được diệt xong, tại sao lại còn nói diệt ở Tứ thiền nữa?
Đáp: Tam thiền là con đường dẫn tới Tứ thiền; nơi Tam thiền, chúng (= khổ, lạc, ưu) chẳng được cảm thọ, nên đến Tứ thiền mới nói chúng diệt.
Lại nữa, lấy sự chẳng khổ chẳng lạc để đối trị lại với khổ và lạc, cho nên mới nói đắc được sự chẳng khổ chẳng lạc là diệt được khổ và lạc. Lại nữa, nơi Tứ thiền, sự đối trị và sự chứng đắc cùng xảy ra. Lại nữa, xả niệm đoạn bỏ tất cả phiền não chẳng còn dư sót lại. Chẳng khổ chẳng lạc có nghiã là ý thì chẳng nhiếp cảm thọ, tâm thì chẳng vứt bỏ, đó gọi là chẳng khổ chẳng lạc.
Thế nào là tướng, vị, khởi, xứ của CHẲNG KHỔ CHẲNG LAC?
Ở ngay khoảng giữa, là tướng của chẳng khổ chẳng lạc; an trú vào khoảng giữa, là vị (= cơ năng) của chẳng khổ chẳng lạc; diệt trừ là khởi (= sự sanh khởi) của chẳng khổ chẳng lạc; hỉ diệt là xứ (= phạm vi hoạt động) của nó.
Thế nào là xả niệm thanh tịnh?
Xả là có trung tính (= tánh trung hoà, chẳng nghiêng theo bên nào). Niệm là niệm theo sát chánh niệm. Nhờ có xảniệm trở thành rõ ràng, trong trắng, đó gọi là xả niệm thanh tịnh.
Hỏi: Tại sao niệm đó được rõ ràng trong trắng nhờ xả?
Đáp: Xả nầy lìa tất cả phiền não, giống như và gần với sự thọ đắc, nên trở thành bất động, chẳng lo tạo dựng gì. Sự chẳng tạo dựng cùng với xả gần nhau, khiến cho niệm vươn tới chỗ chẳng động mà thành sự chẳng tạo dựng. Do đó, niệm nầy nhờ xả mà trở thành rõ ràng và trong trắng.
Tứ thiền vì theo sau Tam thiền, nên gọi là Tứ thiền. Nhập định Tứ thiền là xả, niệm, nhứt tâm, đó gọi là thành tựu Tứ thiền. Nhập trú là thành đắc được Tứ thiền, lià một phần (= lạc), thành tựu được ba phần (= xả, niệm, nhứt tâm), ba điều lành, mười tướng đầy đủ, hai mươi hai công đức tương ưng, quả báo sanh lên cõi Trời Quả Thực Thiên. Như có nói trước đây, sanh lên Trời là, vui trú nơi xả, vượt khỏi cảnh nhơn gian.
Cho nên, Thế tôn có dạy các Tỳ-kheo: "Có người ngồi, dùng khăn lông trắng quấn che khắp thân mình từ đầu xuống đến chơn, chẳng chỗ nào chẳng quấn che. Cùng thế ấy, Tỳ-kheo khiến tâm trong trắng tràn đầy khắp châu thân, chẳng có chỗ nào chẳng được tâm trong trắng ngập đến". Cũng như người tự quấn che khăn lông trắng, người toạ thiền lìa được hết tất cả phiền não tại Tứ thiền, điều ấy cũng có thể biết. Cũng như dùng khăn lông trắng quấn từ đầu đến chơn khiến cho chẳng lạnh, chẳng nóng, thời tiết điều hòa, thân tâm tì kheo được thanh tịnh, lại cũng như vậy. Như thế, nhập vào Tứ thiền thì được chẳng khổ chẳng vui, đấy là khiến cho xả lạc tràn đầy khắp thân ( tâm).
Quả báo công đức của Tứ thiềnđược sanh lên cõi Quả Thực Thiên. Tu Tứ thiền khi chết, thì phàm phu sanh lên cõi Quả Thực Thiên, nếu tâm chán ghét lỗi lầm thì sanh cõi Vô Tưởng Thiên, thọ được năm mươi kiếp; nếu Sa-môn thì hoặc sanh lên Quả Thực Thiên hoặc sanh lên Ngũ Tịnh Cư Xứ.
Hỏi: Tại sao ở Tam thiền phân biệt ba cấp cao, vừa, thấp, còn ở Tứ thiền chẳng thấy nói đến?
Đáp: Theo chỗ chứng đắc được nơi Tam thiền, thì có thô, có diệu, cho nên thắng quả có khác nhau. Còn ở Tứ thiền đã đến được bờ bên kia vi diệu rồi, chẳng có chỗ nào hơn nữa, thành ra chẳng cần phân biệt thắng quả chi nữa.
Suy gẫm về các lỗi lầm của Tứ thiền.
Vào thời đó, người toạ thiền
đã thuần thục và được tự tại nơi Tứ thiền rồi, vui thấy khởi lên định về Hư-không, lại suy nghĩ về các loại định thuộc về sắc giới thì thô, còn Hư-không định thì tế nhị hơn. Người ấy thấy được các lỗi lầm của sắc và nhận ra được công đức của Hư-không định.
Thế nào là các lỗi lầm thuộc sắc giới? Như dùng khí giới, gậy gộc tranh đấu, nói lưỡi hai chiều, nói dối, tay đấm chơn đá, đau mắt, bịnh tật, lạnh, nóng, đói khát,... các loại khổ đó là những lỗi lầm của sắc giới do tham dục tạo ra.
Thế nào là các lỗi lầm của Tứ thiền? Tứ thiền gần với hỉ là kẻ thù, dựa nương theo các sự vật về sắc, thành ra được gọi là thô, lại vui thích dính mắc vào đó, khiến chẳng thành tựu được phần thắng diệu. Y theo Hư-không an tịch mà được giải thoát khiến cho các loại định về sắc hết thô. Nơi sắc, thấy được các lỗi lầm của Tứ thiền, nhận ra được các công đức của Hư-không đã đối trị được các lỗi lầm đó. Người toạ thiền khi đã thấy các lỗi lầm của sắc như thế, nhận ra được công đức của Hư-không định, thì nhập vào Vô biên Hư-không Định. Từ nơi định ấy, khởi lên trừ tướng của Nhứt thiết nhập Điạ, tu theo tướng Hư-không định về Điạ, thành mất đi được sự tạo thêm việc nơi Hư-không, đó là tác ý vô biên. Nếu tác ý được như thế chẳng bao lâu thì tướng của Nhứt thiết nhập Điạ sẽ mất đi. Từ nơi tướng Điạ (đã mất được rồi), tâm khởi vươn lên Hư-không, đến khi vào được tự tại trong tướng Hư-không, thì tâm trở nên an ổn. Người toạ thiền ấy khi thấy khởi lên tất cả sắc tướng có đối tưởng (= tư tưởng liên quan về sắc) liền diệt đi; nơi mọi loại tư tưởng đó chẳng hề khởi lên sự tác ý, nhờ đó mà nhập vào chánh thọ và an trú ở đấy.
Nói Vô biên Không-xứ là nói chẳng khởi lên sắc tướng ở bất cứ nơi nào còn sót lại.
Thế nào là sắc tướng nhập? Về sắc giới, khởi lên định, tưởng, trí, chánh trí, đó gọi nhập vào sắc tướng.
Thế nào là việt, là vượt qua, là vươn lên? Nơi các sắc tướng đó nếu có khởi lên tư tưởng liên quan đến sắc (= đối tưởng) thì liền diệt đi, đó gọi là vượt qua khỏi đối tưởng.
Thế nào là đối tưởng? Tư tưởng về hình sắc (= sắc tưởng), về âm thanh (thanh tưởng), về mùi (hương tưởng), về vị (vị tưởng), về xúc chạm (xúc tưởng), đó gọi là đối tưởng. Diệt đi là chẳng hề tác ý đến tất cả các loại tư tưởng vừa kể.
Thế nào là tất cả các loại tưởng? Người còn chưa nhập vào định thì hoặc ý giới hoặc ý thức giới hoà hiệp với tưởng; khi các đối tưởng khởi lên thì diệt đi, chẳng tác ý đến chúng.
Hỏi: Tại sao chỉ nói đến sự vượt khỏi tưởng, mà chẳng nói đến thọ, hành, thức?
Đáp: Nếu vượt khỏi được tưởng, thì tất cả đều vượt qua được hết. Tại sao vậy? Nếu chẳng lià được tưởng, thì tâm chẳng khởi đắc được. Lại nữa, Thế tôn khi muốn nói đến sự vượt khỏi các sự việc về sắc, thì Ngài nói đến sắc tưởng, tất cả các sự Định đều do nơi tưởng cả.
Hỏi: Nếu chẳng vượt qua được, thì có hay chẳng có các đối tưởng và các loại tưởng khác?
Đáp: Có người nhập vào định về sắc giới mà vẫn có đối tưởng, và các tưởng khác, vì chúng sẽ được diệt đi sau.
Hỏi: Tại sao người ấy chẳng tu tiếp tục theo đạo?
Đáp: Vì chán ghét sắc, nên còn chưa diệt. Vì chưa tận diệt hết các đối tưởng, nên nhập Sơ thiền, âm thanh như gai nhọn (= chướng ngại). Như Đức Phật có nói, nơi các đối tưởng vì chán ghét sắc, nên tu hành theo đạo, đoạn trừ các đối tưởng xong, nhập vào vô sắc định bất động, hành tưởng được an tịnh, nên tưởng được giải thoát. Như Ca-lan (Alàra Kàlàma) và Uất-đầu-lam-phất (Uddaka Ràmaputta) nhập vào Vô tưởng định, có năm trăm xe phiá trước đi qua lại mà chẳng thấy, chẳng nghe. Đấy là cách diệt tưởng xứ.
Như thế, khi tất cả các sắc tưởng khởi, liền diệt, đó là pháp đoạn sắc giới. Khi có đối tưởng, liền diệt; các loại tưởng khác, chẳng tác ý theo, đó là pháp đoạn dục giới. Lại nữa, diệt được tất cả các sắc tưởng gọi là đắc cõi vô sắc giới. Khi có đối tưởng mà diệt được xong, đó là đoạn trừ sự loạn động từ bên ngoài vào, khiến cho sự vô động được hiển hiện lên. Các loại tưởng khác, cũng chẳng tác ý theo, đó là định được sự loạn động từ bên trong, khiến an tịnh hiển hiện lên mà giải thoát khỏi được tưởng.
Hỏi: Nói Vô biên Hư-không, thế nào là Không?
Đáp: Cái Không nầy nhập vào Không gian (= không giới; giới = cõi), rỗng rang (= không huyệt; huyệt = lỗ hổng), bốn đại (= đất, nước, gió, lửa) chẳng tiếp xúc được; đó gọi là Không.
Nơi cái Không đó, chính là khiến tâm an ổn tràn đi khắp chốn đến nơi chẳng có bờ bến nào (= vô biên); đấy gọi là vô biên vô biên Không. Tâm và các tâm sở nhập vào Không vô biên nầy, đó gọi là nhập vào Hư-Không-xứ.
Nhập vào Hư-không, nghiã như thế nào? Bản tánh của Hư-không là vô biên; tánh vô biên nầy là Không-xứ; đó là nói đến nghiã của Hư-không. Cũng như sanh lên cõi Trời được gọi là đến Thiên xứ, đắc được định nơi Hư-Không-xứ được gọi là nhập vào Hư-Không-xứ và an trú ở đấy.
Khi đắc vào định Hư-Không-xứ, thì vượt lên trên các sự việc về sắc, thành tựu được ba phần, ba loại thiện, mười tướng đầy đủ, hai mươi hai công đức tương ưng, an trú trong an tịnh.
Quả báo của công đức tu định Hư-Không-xứ được sanh lên cõi Hư-không Thiên. Như đã có nói trước đây, công đức của tu Hư-Không-xứ là khi chết được sanh lên cõi Hư-không Thiên, thọ mạng được hai ngàn kiếp.
Suy gẫm về các lỗi lầm của Định Hư-không.
Vào thời đó, người toạ thiền ấy nơi Hư-Không-xứ
đã được tự tại, liền khởi định Nhứt thiết nhập về Thức. Vượt qua khỏi Nhứt thiết nhập về Hư-không, suy nghĩ rằng Định Hư-không còn thô, thấy thức xứ tế nhị hơn, lại thấy được các lỗi lầm của Hư-không và nhận ra các công đức của Thức xứ.
Thế nào là các lỗi lầm của Hư-Không Định? Định nầy gần với sắc là kẻ thù, thành ra thô, lại có đối tưởng, cùng các loại tưởng khác còn chưa lià xa được, khiến cho niệm bị vướng mắc, mà chẳng đạt tới thắng phần. Như thế, thấy được các lỗi lầm của Hư-không, nhận ra được công đức của Nhứt thiết nhập về Thức, là để đối trị lại.
Giảng rõ về Vô biên Thức Định.
Người toạ thiền ấy
đã thấy các lỗi lầm của Hư-không định, lại nhận rõ ràng các công đức của thức xứ, liền khởi niệm tu Hư-không thức, tác ý đầy đủ khiến cho thức trở nên vô biên, tâm thọ trì, giữ tư tưởng hướng theo thức xứ. Cứ như thế mà tác ý, chẳng bao lâu theo từ tưởng Hư-Không-xứ mà tâm khởi lên vượt qua khỏi, tới được thức xứ. Nhờ có tưởng về thức xứ mà tâm được an. Người toạ thiền ấy vượt khỏi tất cả Hư-Không-xứ, suy nghĩ hướng về thức vô biên, đến khi thành tựu thì nhập vào chánh thọ và an trú vào tất cả thức xứ. "Tất cả" có nghiã là chẳng sót chỗ nào cả. "Vượt khỏi Hư-Không-xứ" có nghiã là băng qua Không-xứ thẳng tới thức xứ. "Vô biên thức" có nghiã là nơi Hư-Không-xứ, khởi tác ý vô biên lên khiến thành ra vô biên thức xứ.
Hỏi: Sắc pháp và phi sắc pháp, thứ nào là vô biên?
Đáp: Chỉ có vô sắc pháp mới là vô biên thôi. Tại sao vậy? Các pháp vô sắc chẳng có biên bià, bờ bến gì cả, chẳng thể nắm giữ được.
Lại nữa, Hư-không chẳng bờ bến, nên nói vô biên. Vô biên là, khi tác ý vô biên thì thành vô biên, vì vậy chẳng có chi trở ngại. Thức nhập xứ là tâm và các tâm sở nhập vào thức xứ, đó gọi là thức xứ. Thức xứ, nghiã là gì? Thức xứ chẳng có bờ bến, nên gọi là thức vô biên.
Thức xứ, cũng như ở cõi Trời thì gọi là Thiên xứ; thọ trì thức đó, nhập vào định, nên gọi là thức xứ định. Nhập vào chánh thọ, đắc được thức xứ định, thì vượt qua được Hư-không, thành tựu được ba phần, ba điều thiện, mười tướng đầy đủ, hai mươi hai công đức tương ưng, trú được an tịnh.
Quả báo tu định thức xứ là công đức được sanh lên cõi thức xứ. Như trước có nói rõ, tu hành thức xứ định khi chết, thì sanh lên cõi Thức Xứ Thiên, thọ mạng được bốn ngàn kiếp.
Đến đây Thức nhập chấm dứt.
Suy gẫm về lỗi lầm của Vô Biên Thức Định.
Vào lúc đó, người toạ thiền
đã đắc được tự tại về Thức xứ, muốn khởi lên Vô sở hữu xứ Định, vượt qua khỏi thức xứ, lại suy nghĩ rằng thức xứ thì thô, còn vô sở hữu xứ thì tế nhị hơn, rồi thấy các lỗi lầm của thức xứ, và nhận ra được các công đức của vô sở hữu xứ định.
Thế nào là các lỗi lầm của thức xứ? Định về Thức xứ còn gần với Hư-không là kẻ thù, khiến cho sự việc nơi thức trở thành thô, vì suy tưởng đến vô biên khiến cho tưởng bị dính mắc, chẳng đắc được thắng phần, nên lấy các công đức của vô sở hữu xứ mà đối trị lại. Người tọa thiền ấy, như thế, nhờ thấy các lỗi lầm của thức xứ, lại nhận ra được các công đức của vô sở hữu xứ, liền từ thức xứ định khởi lên ý thức một cách an tường chẳng tiếp tục tu theo đó nữa, chẳng tiếp tục phân biệt nữa, khiến cho thức ấy mất đi, rồi tu theo tướng vô sở hữu xứ cho đến khi được tự tại và tâm nguyện thọ trì. Tác ý như thế chẳng lâu, lià được thức xứ, tâm an trú vào tưởng vô sở hữu xứ
Giảng rõ về Vô biên thức định.
Người toạ thiền khởi lìa tất cả thức xứ, thấy
được vô sở hữu, nhập vào chánh thọ và an trú ở đấy. Nói lià "tất cả" là lià thức xứ trọn vẹn chẳng còn sót chỗ nào dư lại, thành ra vượt được thức ấy, siêu nhập thẳng vào chánh định vô sở hữu xứ. Vô sở hữu xứ là chẳng tiếp tục hành theo đó, chẳng tiếp tục phân biệt nữa, chỉ thấy vô sở hữu (= chẳng đâu là có cả), đó gọi là vô sở hữu xứ. Khi nhập vào vô sở hữu xứ, tâm và các tâm sở được gọi là vô sở hữu xứ.
Vô sở hữu xứ, nghiã là gì? Đó là rỗng rang, chẳng còn bản tánh của thức. Vô sở hữu xứ là thọ trì sự rỗng rang nơi lời nói, nơi chánh định, đó gọi là vô sở hữu định. Nhập vào chánh thọ là đắc được vô sở hữu định, vượt qua khỏi ba phần thức sự, thành tựu được ba điều thiện, mười tướng đầy đủ, hai mươi hai công đức tương ưng, trú vào nơi an tịnh.
Quả báo tu vô sở hữu định là công đức được sanh lên cõi Vô sở hữu Thiên. Như trước có nói rõ, công đức tu hành định, về vô sở hữu xứ, khi chết, được sanh lên cõi Trời Vô Sở Hữu Thiên, sống lâu đến sáu ngàn kiếp.
Đến đây xong phần nói về Vô sở hữu Định.
Suy gẫm về các lỗi lầm của Vô sở hữu xứ.
Vào thời đó, người tọa thiền khi
đã được tự tại (= thuần thục) nơi vô sở hữu xứ, liền muốn khởi lên Phi tưởng phi phi tưởng Định, vượt qua khỏi vô sở hữu xứ. Lại nghĩ đến vô sở hữu xứ còn thô, thấy Phi tưởng phi phi tưởng xứ tế nhị hơn, nhận ra được các lỗi lầm của vô sở hữu xứ cùng các công đức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Thế nào là các lỗi lầm của Vô sở hữu xứ? Định vô sở hữư xứ còn gần với thức xứ là kẻ thù, cùng với sự phân biệt khởi lên tướng thô, khiến cho niệm bị vướng mắc, chẳng đắc được thắng phần cao hơn. Như thế là thấy được các lỗi lầm của Vô sở hữu xứ và nhờ lấy công đức của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà đối trị lại.
Lại nữa, thấy tướng thô đó như bịnh hoạn, như ung nhọt, như gai nhọn, còn "chẳng có tưởng" mới là chơn chánh, mới là an tịch, vi diệu, đó là nói đến Phi tưởng phi phi tưởng vậy. Người toạ thiền ấy do thấy niệm yên ổn nhập vào trong Vô sở hữu xứ, liền từ sự an tịch ấy, tác ý khởi lên để tu theo một thứ Định khác. Tác ý như thế chẳng bao lâu thì tư tưởng nơi tâm lià được Vô sở hữu xứ mà vươn lên được Phi tưởng phi phi tưởng, và tâm an trú vào đó.
Giảng rõ về Định phi tưởng phi phi tưởng.
Người toạ thiền
đã vượt được tất cả vô sở hữu xứ mà nhập trú vào chánh định phi tưởng phi phi tưởng xứ. "Tất cả" nghiã là nói chẳng còn dư sót lại chỗ nào. "Vượt được vô sở hữu xứ" nghiã là qua khỏi vô sở hữu xứ, siêu nhập thẳng vào chánh định, đó gọi là vượt được tất cả vô sở hữũ xứ. "Phi tưởng phi phi tưởng" nghiã là từ nơi vô sở hữu xứ kia đã an tường, tác ý tu hành theo một định khác, đó gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ. "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" nghiã là tâm và các tâm sở vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Phi tưởng phi phi tưởng xứ nghiã là gì? Dứt bỏ tư tưởng phân biệt khiến cho nơi vô tưởng, còn chút ít tư tưởng tế nhị sót lại, mà thành ra phi tưởng phi phi tưởng, đó là xứ của phi phi tưởng. "Nhập trú vào chánh định phi tưởng phi phi tưởng xứ" là thành đắc được chánh định nơi phi tưởng phi phi tưởng xứ, vượt qua được vô sở hữu xứ, thành tựu được ba phần, ba loại thiện, mười tướng đầy đủ, hai mươi hai công đức tương ưng, trú vào nơi an tịnh.
Quả báo tu theo Định Phi tưởng phi phi tưởng là công đức được sanh lên cõi Phi tưởng phi phi tưởng. Như đã có nói rõ trước, công đức tu hành Định Phi tưởng phi phi tưởng là khi chết được sanh lên cõi Trời Phi tưởng phi phi tưởng Thiên, thọ mạng được tám vạn bốn ngàn kiếp.
Hỏi: Tại sao nói đến Phi phi tưởng xứ mà chẳng nói đến Thức xứ?
Đáp: Lià được sự chấp giữ vào vô biên, khởi lên được tưởng tế nhị, khiến cho Thức xứ chẳng thành được.
Lại hỏi: Tại sao tu theo Định nầy chẳng thành được lậu tận (= sự tận diệt hết các phiền não)?
Đáp: Lià được tư tưởng phân biệt còn chưa kham được sự thấy Đạo (= Kiến Đạo). Lại nữa, Định nầy thật hết sức vi tế, phi tưởng phi phi tưởng chẳng thể phân biệt được, cho nên chẳng thành tựu được sự lậu tận.
Phi tưởng phi phi tưởng Định đến đây chấm dứt.
Giảng rõ thêm các đìều trên đây.
Hỏi: Liên quan
đến Định, có các lời giảng linh tinh nào?
Đáp: Giảng thêm về: diệt âm thanh, điên đảo, khởi, vượt qua, ngoại hành, giác, thọ, và nghi.
Diệt âm thanh: nhập vào Sơ thiền thì ngưng nói năng; nhập vào Tứ thiền thì hơi thở ra, vào đều ngưng; tuần tự mà diệt được thanh và hương. Người nhập định nghe âm thanh mà chẳng nói lên được. Tại sao vậy? Vì nơi người nhập định đó, nhĩ thức chẳng hoà hiệp, nên chẳng biết có âm thanh. Lại nữa, khi nhập vào sắc định, âm thanh khởi lên sự loạn động. Như Thế tôn có nói, đối với người nhập thiền, âm thanh là gai nhọn (= chướng ngại).
Điên đảo là, khi quán Nhứt thiết nhập về Điạ, nơi chẳng phải Đất mà lại tác ý theo tướng Đất.
Hỏi: Nếu đã như thế, tại sao lại chẳng thành điên đảo?
Đáp: Bốn tưởng điên đảo đó chẳng khác nhau, nên phải biết Tưởng về đất đó lại chính là tướng ấy, vì thế mà điên đảo chẳng thành.
Khởi là khởi ra khỏi Định, do năm nhơn duyên: do đau đớn trong tư thế, do vướng quá nhiều cảnh giới, do chướng ngại, do thiếu quân bình trong sự khéo léo, do tùy ý muốn. Nếu nhập vào Định vô sắc, các cảnh giới quá nhiều cũng chẳng khiến khởi ra khỏi Định vì đang trú trong cảnh bất động. Nếu nhập vào Diệt Định và Quả Định, thì có thể khởi ra khỏi do hành động trước, mà chẳng do các nguỳên nhân khác còn lại.
Vượt qua có hai loại: vượt về phần và vượt về sự. Từ sắc thiền vượt qua đến sắc định, đó là vượt về phần. Từ sắc thiền vượt qua đến sắc định, rồi từ sắc định vượt qua đến vô sắc định, đó gọi là vượt về sự.
Ngoại hành đến gần với tất cả các định, ngoại hành có năm phần (= năm yếu tố).
Giác thì từ Nhị Thiền trở lên, được dứt trừ xong, chẳng gián đoạn, trở thành chẳng có giác quán (= vô giắc quán)
Thọ thì từ Tứ thiền trở lên, được trừ dứt chẳng gián đoạn, vượt qua đến với xả.
Nghi là vì chưa đoạn trừ hết tất cả tham dục, mãi cả đến khi trú vào cõi phi tưởng phi phi tưởng, đó được gọi là còn dư sót lại, cũng tựa như sợ con rắn độc mà leo trốn lên trên cây cao.
Có bốn hạng người chẳng thể đắc được định, và ắt sẽ rơi vào các đường dữ: chẳng có nguyên nhơn mà phạm tội ngũ nghịch và có tà kiến.
Chấm dứt phần Linh tinh và Nhứt thiết nhập Điạ.

-ooOoo-

Phẩm 8, Chi 2 (tiếp): Các Nhứt thiết nhập khác
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Thủy? Thế nào là tu, tướng, vị, khởi, công đức của Nhứt thiết nhập Thủy? Giữ tướng của Nhứt thiết nhập Thủy như thế nào?
Đáp: Tâm duyên theo tướng của Nước (= Thủy) đó là Nhứt thiết nhập Thủy. Tâm trú nơi đó chẳng loạn, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Thủy. Ý chuyên nghĩ tưởng đến Nhứt thiết nhập Thủy là tướng. Chẳng dứt nghĩ tưởng đến Nước là vị (= công năng) của Nhứt thiết nhập Thủy. Tâm chẳng khởi ý nào khác với tướng nước, là xứ (= phạm vi hoạt động).
Có năm công đức nơi Nhứt thiết nhập Thủy khác với các công đức của Nhứt thiết nhập Điạ: (1) nhập vào và ra khỏi nước một cách đễ dàng; (2) khiến cho đất, núi, cung điện bị lay động; (3) khiến mưa xuống; (4) khiến thân tạo ra nước; (5) qua sông, qua biển được. Còn các công đức khác của Nhứt thiết nhập Thủy cũng giống với các công đức của Nhứt thiết nhập Điạ. Tu hành theo Nhứt thiết nhập Thủy, thì nơi nơi đều thấy ra nước cả.
Thế nào là giữ tướng của Nhứt thiết nhập Thủy? Đang quán Nhứt thiết nhập Thủy là đang giữ tướng của Nhứt thiết nhập ấy, hoặc là nước tự nhiên, hoặc là nước tạo tác nên. Người đã toạ thiền lâu ngay cả những nơi chẳng có nước, cũng giữ được tướng nước, người ấy thấy nước ở giếng, ở bình, ở đầm, ở ao, ở sông, ở hồ, ở đại giang (= sông lớn), ở biển cả, liền quán khiến tướng nước khởi lên; khác với người mới toạ thiền còn chưa đủ khéo léo để giữ được tướng nước ở những nơi chẳng có nước.
Người mới tập toạ thiền quán Nhứt thiết nhập Thủy, nên tìm một nơi thanh tịnh, hoặc nơi chùa nhà, hoặc nơi hang đá, nơi chẳng tối tăm, chẳng nắng chói, chẳng có gió bụi, chẳng có muỗi mòng, chẳng bị mọi chướng ngại. Tại nơi ấy, lựa mặt đất bằng phẳng đào một lỗ để chôn một cái chén hay một cái chậu, rót vào nước mưa thật trong sạch, chẳng tạp màu khác, đầy cao lên đến vành chậu hay miệng chén và ngang với mặt đất. Châu vi khoảng một tầm. Rồi ngồi tác ý tưởng đến nước.
Có ba hành động khiến cho tướng nước khởi lên để tâm nắm giữ lấy: (1) nên quán sát một cách đều đặn; (2) khéo léo quán sát; (3) lià xa sự loạn động. Còn các việc khác cần làm cũng giống như khi đã nói rộng về Nhứt thiết nhập Địa cho đến cảnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Thủy.
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Hoả? Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức? Giữ tướng lưả cách nào?

Đáp: Tâm luôn luôn ở nơi tướng lửa (Hoả = lửa), đó là Nhứt thiết nhập Hoả. Tâm trú vào tướng lửa chẳng loạn, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Hoả. Tâm khéo theo tướng lửa phóng ý đi, là tướng của Nhứt thiết nhập Hoả. Chẳng ngừng tưởng đến lửa là vị (= công năng). Chẳng khởi ý tưởng nào khác ngoài lửa ra, đó là xứ (phạm vi hoạt động).
Có năm công đức của Nhứt thiết nhập Hoả: (1) có thể khởi lên khói lửa nóng; (2) có thể nhìn qua lửa thấy các vật khác; (3) có thể khởi lên lửa đốt cháy vật; (4) tùy ý muốn đốt cháy các vật khác; (5) hiểu biết được lửa qua sức sáng chói lên. Còn các công đức khác cũng giống như Nhứt thiết nhập Điạ. Tu Nhứt thiết nhập Hoả, ở mọi nơi, đều thấy ra lửa cả. Làm cách sao mà giữ tướng lửa? Nếu hiện đang quán Nhứt thiết nhập Hoả, đó là đang giữ tướng lửa, hoặc nơi lửa do mình tạo nên, hoặc nơi lửa thiên nhiên. Người đã toạ thiền lâu, tại nơi nơi, khi nhìn thấy lửa cỏ, lửa củi, lửa rừng, lửa cháy nhà, bùng bùng bốc cháy, theo đó mà quán và thấy được tướng bỉ phần của lửa khởi lên trong tâm, khác với người mới toạ thiền. Người nầy chỉ thấy được tướng lửa ở nơi đã chuẩn bị, còn ở những nơi thiên nhiên thì chẳng có đủ khéo léo để giữ được tướng lửa.
Người ấy trước nhứt phải gom các chà củi khô chất thành đống nơi chỗ thanh vắng, rồi đốt lên vào lúc mặt trời mọc, hay lúc mặt trời lặn. Lúc đốt, bắt đầu từ phiá dưới; khi nhìn vào lửa ngọn và khói thì chẳng tác ý; chỉ tác ý để khởi lên tướng lửa vào ngay chỗ chính giữa ngọn lửa.
Có ba cách để khởi và giữ tướng tướng Nhứt thiết nhập Hoả: (1) phải quán sát bình đẳng, đều đặn; (2) phải khéo léo; (3) phải lià nơi loạn động, như đã nói qua trước đây.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Hoả.
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Phong? Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức? Giữ tướng gió cách nào?

Đáp: Tâm luôn luôn ở nơi tướng gió (= Phong), đó là Nhứt thiết nhập Phong . Tâm an trú chẳng loạn nơi tướng gió, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Phong. Từ Nhứt thiết nhập Phong, phóng ý đi, là tướng của Nhứt thiết nhập Phong. Tư tưởng về gió chẳng ngưng dứt, là vị (= công năng. Chẳng hề tác ý đến tư tưởng nào khác, đó là xứ (= phạm vi hoạt động).
Có ba công đức riêng cuả Nhứt thiết nhập Phong chẳng đồng với các Nhứt thiết nhập khác: (1) đi theo gió một cách tự tại; (2) có thể khiến gió khởi lên; (3) tác ý để được sự mát mẻ. Các công đức khác và phương tiện khéo tu, cũng giống với Nhứt thiết nhập Điạ.
Giữ tướng gió như thế nào? Người mới bắt đầu toạ thiền hiện tu theo Nhứt thiết nhập Phong, do hai cách mà giữ được tướng gió: hoặc do thấy, hoặc do xúc chạm.
Làm cách nào nhờ thấy mà giữ tướng gió? Người tọa thiền, hoặc nơi vườn mía, hoặc nơi rừng trúc, hoặc nơi có cây cối xum xuê, theo gió lay động mà khởi lên ý tưởng về gió, đó là phong tưởng. Có ba cách giữ tướng gió: (1) quán bình đẳng, đều đặn; (2) phải khéo léo; (3) tránh sự loạn động.
Làm cách nào nhờ xúc chạm mà giữ tướng gió? Người mới toạ thiền đến nơi thanh vắng, khoét một lỗ nhỏ ở tường, đặt một ống trúc rỗng xuyên qua, ngồi kề gần, để gió thổi lọt lên thân và tác ý giữ tướng gió. Còn người toạ thiền đã lâu thì ở mọi nơi, trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, lúc gió thổi đến xúc chạm vào thân, thì khởi lên quán tướng gió theo đó, khiến cho tướng bỉ phần của gió khởi lên trong tâm, chẳng giống với người mới bắt đầu toạ thiền.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Phong.
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Xanh? Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức? Giữ tướng xanh cách nào?

Đáp: Tâm luôn luôn ở nơi tướng xanh, đó là Nhứt thiết nhập Xanh. Tâm ấy an trú chẳng loạn nơi tướng xanh, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Xanh. Từ Nhứt thiết nhập Xanh, phóng ý đi, đó là tướng xanh. Tư tưởng Xanh chẳng dứt, đó là vị (= công năng). Chẳng hề có ý tưởng nào khác hơn tưởng Xanh, đó là xứ (= phạm vi hoạt động).
Có bốn công đức riêng cho Nhứt thiết nhập Xanh: (1) tâm duyên theo Nhứt thiết nhập Xanh mà đắc được thanh tịnh giải thoát; (2) chế ngự được màu xanh như bông hoa xanh; (3) có thể hoá mọi thứ ra màu xanh; (4) ở nơi nơi đều nhìn thấy ra màu xanh.
Làm cách nào để giữ tướng xanh? Giữ tướng Nhứt thiết nhập Xanh hoặc tại các nơi thiên nhiên, hoặc tại các nơi đã tạo tác. Khác với người mới tu tập, người toạ thiền lân năm chẳng giữ tướng xanh tại các nơi có tạo tác, (có chuẩn bị sẵn) mà giữ tướng ấy ở khắp nơi, hoặc tại bông hoa xanh, hoặc nơi áo xanh, hay bất cứ màu xanh nào nhìn thấy trước mắt, dầu có thuận theo ý hay không, cũng thấy được tướng bỉ phần của tướng xanh hiện khởi trong tâm. Còn người mớí tu tập, nơi thiên nhiên chẳng giữ được tướng xanh, nhưng ở nơi có chuẩn bị, tạo tác sẵn, thì mới giữ được. Nhờ khéo léo quán sát nơi áo, nơi gỗ, nơi tường, lấy hoa A đa tư (Asita) màu xanh mà tạo nên được hoa mạn-đà-la hình ba góc hay bốn góc, dùng màu sắc khác viền vòng quanh bên ngoài, để tạo nên màu xanh.
Do ba cách mà giữ được tướng xanh: do quán sát bình đẳng, đều đặn, do khéo léo, do tránh sự loạn động. Phần còn lại đã được nói qua trước đây (ở các Nhứt thiết nhập khác).
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Xanh.
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Vàng? Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức? Giữ tướng vàng cách nào?

Đáp: Tâm luôn luôn ở nơi tướng vàng, đó là Nhứt thiết nhập Vàng. Tâm ấy an trú chẳng loạn nơi tướng vàng, đó là tu theo Nhứt thiết nhập Vàng. Từ Nhứt thiết nhập Vàng, phóng ý đi, là tướng. Tư tưởng về màu vàng chẳng hề ngừng nghỉ, đó là vị (= công năng). Chẳng nghĩ đến ý tưởng nào khác, đó là xứ (phạm vi hoạt động) của Nhứt thiết nhập Vàng.
Có ba công đức riêng của Nhứt thiết nhập Vàng, chẳng đồng với các Nhứt thiết nhập khác: (1) tâm duyên theo Nhứt thiết nhập Vàng mà đắc được thanh tịnh giải thoát; (2) chế ngự được màu vàng của các loại hoa vàng khác; (3) tu Nhứt thiết nhập Vàng, nơi nơi đều thấy ra màu vàng.
Giữ tướng vàng như thế nào? Hiện nơi Nhứt thiết nhập Vàng, giữ tư tưởng màu vàng, hoặc nơi thiên nhiên, hoặc nơi có chuẩn bị tạo tác khác, đều giữ tướng vàng ấy. Người toạ thiền đã lâu thì ở bất cứ nơi nào, thường thấy hoặc hoa vàng, áo vàng, hay màu vàng nào khác, đều do theo đó mà khởi lên trong tâm tướng bỉ phần của tướng vàng, dầu có thuận ý hay chẳng thuận ý, khác với người mới tập toạ thiền. Người nầy cần quán sát ở nơi đã chuẩn bị tạo tác trước, mới khởi lên được tướng vàng trong tâm. Khéo léo tu theo Nhứt thiết nhập vàng, người nầy hoặc nơi áo, nơi gỗ, nơi tường, lấy hoa Ca ni ca la (Kanikàra) sắc vàng làm thành hoa mạn-đà-la hình ba góc hay bốn góc, rồi dùng màu khác viền chung quanh, để tác ý khởi lên tư tưởng về màu vàng (hoàng tưởng).
Do ba cách để giữ tướng ấy: (1) do quán sát bình đẳng, đều đặn; (2) do khéo léo; (3) do tránh xa sự loạn động. Về phần còn lại, cũng như đã được nói trước đây.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Vàng.
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Đỏ? Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức? Giữ tướng đỏ cách nào?
Đáp: Tâm luôn luôn theo tướng đỏ, đó là Nhứt thiết nhập Đỏ. Tâm ấy an trú chẳng loạn nơi tướng đỏ, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Đỏ. Từ nơi tướng đỏ phóng ý tưởng đi, là tướng của Nhứt thiết nhập Đỏ. Ý tưởng chẳng lià khỏi tư tưởng đỏ, đó là vị (= công năng) của Nhứt thiết nhập Đỏ. Chẳng hề tác ý nào khác hơn tư tưởng đỏ, đó là xứ (= phạm vi hoạt động) của Nhứt thiết nhập Đỏ.
Có bốn công đức riêng cho Nhứt thiết nhập Đỏ, chẳng đồng với các Nhứt thiết nhập khác: (1) tâm duyên theo Nhứt thiết nhập Đỏ, đắc được thanh tịnh giải thoát; (2) tâm nhập vào màu đỏ chế ngự được các màu khác; (3) hoá các thứ khác thành màu đỏ; (4) nơi nơi đều thấy ra màu đỏ. Các công đức còn lại cũng giống với công đức của Nhứt thiết nhập Điạ.
Giữ tướng Đỏ cách nào? Giữ tướng đỏ đó là hiện đang quán sát Nhứt thiết nhập Đỏ, hoặc ở nơi thiên nhiên, hoặc tại nơi có chuẩn bị, tạo tác. Người toạ thiền đã lâu có thể tại nơi thiên nhiên, nắm giữ lấy tướng đỏ khi nhìn thấy hoa đỏ, áo đỏ, hoặc màu sắc đỏ, theo từ tướng ấy mà khởi lên trong tâm tướng bỉ phần của tướng đỏ, cho dầu có thuận ý hay chẳng thuận ý đi nữa, khác với người mới tập toạ thiền. Người nầy chỉ khởi tướng đỏ ở những nơi được tạo tác, chớ nơi thiên nhiên thì chẳng khởi được. Khéo tu theo Nhứt thiết nhập Đỏ, người ấy ở nơi nào có áo, có gỗ, có tường, dùng màu hay son sắc đỏ như hoa Bàn thâu thời bà (Bandhujivaka) làm thành hoa mạn-đà-la hình ba góc hay bốn góc, rồi dùng màu khác viền chung quanh, để theo đó mà khởi lên ý tưởng về màu đỏ.
Có ba cách để giữ tướng: do quán sát bình đẳng, đều đặn; do sự khéo léo; do tránh sự loạn động; như đã có nói rõ ở phần trước.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Đỏ.
Hoi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Trắng? Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức? Giữ tướng trắng cách nào?

Đáp: Tâm luôn luôn theo tướng trắng, đó là Nhứt thiết nhập Trắng. Tâm ấy an trú nơi tướng trắng chẳng loạn, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Trắng. Phóng ý đi từ nơi tướng trắng, đó là tướng của Nhứt thiết nhập Trắng. Tư tưởng chẳng hề lìa ý tưởng trắng, đó là vị (= công năng) của Nhứt thiết nhập Trắng. Chẳng hề tác ý nào khác với tướng trắng, đó là xứ (= phạm vi hoạt động) của Nhứt thiết nhập Trắng.
Có tám công đức riêng cho Nhứt thiết nhập Trắng: (1) Tâm duyên theo Nhứt thiết nhập Trắng đắc được thanh tịnh giải thoát; (2) đắc được trắng, (3) trừ các màu khác nhập vào; (4) chế phục được sự giãi đãi; (5) được thiên nhãn; (6) trừ được sự tối tăm; (7) khởi lên sức sáng chói; (8) nơi nơi thấy ra được màu trắng. Còn các công đức khác, cũng giống như ở Nhứt thiết nhập Địa.
Giữ tướng trắng cách nào? Giữ tướng trắng là hiện đang quán sát Nhứt thiết nhập Trắng, khởi lên tướng trắng, hoặc ở nơi thiên nhiên, hoặc tại chỗ có chuẩn bị tạo tác. Người tọa thiền đã lâu có thể tại nơi thiên nhiên khởi lên tướng trắng, khi thấy hoa trắng, áo trắng, hay màu sắc trắng, hoặc bóng trăng sáng, hay ánh nắng chói, hoặc các vì tinh tú, hay nơi các kiếng soi hình tròn, nương theo chỗ thấy ban đầu mà khởi lên trong tâm tướng bỉ phần của tướng trắng, cho dầu có thuận ý cùng không, chẳng giống như người mới tập toạ thiền. Người nầy chẳng thể từ nơi thiên nhiên khởi lên tướng trắng được, mà phải khéo nương nơi áo, nơi gỗ, nơi tường, nơi ánh mặt trời hoặc các ngôi sao, lấy sắc đó mà làm một hoa mạn-đà-la hình ba góc hay bốn góc, rồi lấy màu khác viền chung quanh, để từ nơi ấy mà làm khởi lên tướng trắng.
Có ba cách để giữ tướng trắng: (1) do quán sát bình đẳng, đều đặn; (2) do khéo léo; (3) do tránh sự loạn động; như đã được nói qua trước đây.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Trắng.
Hỏi: Thế nào là Nhứt thiết nhập Ánh sáng?

Thế nào là tu, tướng, vị, xứ, công đức?
Giữ tướng Ánh sáng cách nào?
Đáp: Tâm luôn luôn khởi tướng ánh sáng, đó là Nhứt thiết nhập Ánh sáng. Tâm ấy trú nơi tướng sáng chẳng loạn, đó là tu hành theo Nhứt thiết nhập Ánh sáng. Từ tướng sáng phóng ý ra, đó là tướng của Nhứt thiết nhập Ánh sáng. Chẳng hề lià tướng sáng, đó là vị (= công năng) của Nhứt thiết nhập Ánh sáng. Chẳng tác ý nào khác hơn tư tưởng về ánh sáng, đó là xứ (= phạm vi hoạt động) của Nhứt thiết nhập Ánh sáng.
Công đức của Nhứt thiết nhập Ánh sáng cũng đồng với công đức của Nhứt thiết nhập Trắng. Tu Nhứt thiết nhập Ánh sáng thì nơi nơi đều thấy ra ánh sáng.
Giữ tướng sáng cách nào? Hiện đang quan sát Nhứt thiết nhập Ánh sáng, tướng sáng khởi lên, đó là giữ tướng sáng, hoặc nơi thiên nhiên, hoặc nơi có chuẩn bi, tạo tác. Người tọa thiền đã lâu giữ được tướng sáng nơi nơi trong thiên nhiên, khi nhìn thấy bóng trăng sáng, ánh nắng chói, hoặc đèn soi, hay châu ngọc, do tướng sơ khởi đó khởi lên trong tâm tướng bỉ phần của tướng Ánh sáng, cho dầu có thuận ý hay không thuận ý đi nữa, chẳng giống với người mới tập toạ thiền. Người nầy giữ tướng được chẳng loạn, chỉ ở nơi tạo tác, chớ nơi thiên nhiên thì chẳng được. Khéo tu Nhứt thiết nhập Ánh sáng thì đến gần một bức tường hướng về phương Đông hay phương Tây, lấy một cái bát rót đầy nước vào và đem để chỗ có ánh nắng chiếu, ánh sáng rọi lên từ đó thành một hoa mạn-đà-la, rồi theo mạn-đà-la đó mà khởi lên tướng sáng.
Có ba cách để giữ lấy tướng sáng: (1) do quán sát đều đặn, bình đẳng; (2) do khéo léo; (3) do lià xa sự loạn động, như đã được nói qua trước đây.
Chấm dứt Nhứt thiết nhập Ánh sáng.

Xong Quyển thứ Năm của bộ Luận Giải Thoát Đạo.
-ooOoo-


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét