Trang

Tôi thực tập cả hai: đạo Bụt và đạo Kitô (Double belonging: Buddhism and Christian faith)

Tôi thực tập cả hai: đạo Bụt và đạo Kitô (Double belonging: Buddhism and Christian faith)

Chúng ta nghĩ chúng ta phải thủ đắc cái gì đó để củng cố nguồn gốc, bản ngã của chúng ta và vì thế chúng ta hành động một cách ích kỷ. Chúng ta hành động ích kỷ không phải vì chúng ta mất mát, không phải vì chúng ta xấu ác trong bản chất mà do vì chúng ta vô minh.

Paul F. Knitter, tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên - Without Buddha I Could Not Be A Christian”, là Giáo sư Thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở thành phố Nữu Ước chuyên dạy về Paul Tillich. Ông là người chủ đạo khởi xướng về sự đối thoại giữa các tôn giáo có trách nhiệm tổng thể và là tác giả của trên 10 cuốn sách chung quanh chủ đề này. Trong cuốn sách mới nhất này, bằng tính cách cá nhân, ông chia sẻ những nỗ lực, phấn đấu, khó khăn trong tự thân đối với đức tin Kitô, đồng thời thuật lại những nghiên cứu học hỏi về đạo Bụt và thiền tập đã giúp ông vượt qua những khó khăn, chật vật đó như thế nào.

Đọc giả của National Catholic Reporter đã quen với đạo Bụt hoặc thực tập theo những tôn giáo và các truyền thống Đông phương khác sẽ nhận thấy cuốn sách này rất dễ chịu, thích thú và bổ ích. Thật là một điều khác thường đối với một nhà Thần học Cơ Đốc viết về kinh nghiệm tu học riêng tư của mình như Knitter đã làm trong cuốn sách này. Vừa qua tôi đã trò chuyện với ông về đức tin Kitô của ông và về triết lý đạo Bụt cũng như sự thực tập đã thấm vào lối suy tư và đời sống của ông như ông đã làm việc trong lãnh vực đối thoại giữa các liên hiệp tôn giáo, tín ngưỡng.

Fox:Ông có nghĩ rằng chính ông là một tín đồ Kitô giáo không?

Paul F. Knitter: Oh, hẳn nhiên. Tôi đã sinh ra trong gia đình Kitô giáo tại Chicago, lớn lên và học ở chủng viện. Tôi luôn nghĩ rằng mình là một tín đồ Kitô giáo, đặc biệt trong truyền thống Ki Tô giáo La Mã.

Fox:Ông nghĩ rằng ông là một Phật tử Kitô hay là một Kitô-Phật tử?

Paul F. Knitter: Hẳn nhiên đứng về danh từ thì là Kitô giáo hay Công giáo; nhưng đứng về phương diện tính từ thì là Phật tử. Có thể nói tôi là một Kitô-Phật tử. Nguồn gốc ban đầu của tôi là một người Công giáo.

Fox:Là một nhà Thần học Cơ Đốc, sự quan hệ chính thức của ông đối nhà thờ là như thế nào?

Paul F. Knitter: Tôi nghĩ tôi là một thành viên có khá nhiều uy tín của Hội Thần Học Công Giáo Mỹ. Tôi thực tập đạo Công giáo. Liên hệ của tôi đối với nhà thờ, theo tôi nghĩ cho đến bây giờ, vẫn tốt. Nhưng thẳng thắn và thành thật mà nói, tôi đã nhận sự cảnh cáo, sự nhắc nhở chung chung từ đức Giáo Hoàng Benedict lúc ngài còn là đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Trong cuốn sách nói về những tôn giáo khác, ngài đã đề cập về tôi như là một trong những người đại diện cho khuynh hướng có thể dễ dàng rơi vào chủ thuyết tương đối. Tôi đang làm việc trong một lãnh vực có khá nhiều sự tranh cãi, cụ thể là làm thế nào để Kitô giáo có thể thấy được chính mình trong ánh sáng của các tôn giáo khác.

Fox:Trong sách của ông, ông có nói đến cụm từ “Tôi thực tập theo cả hai - double belonging.” Điều đó nghĩa là sao?

Paul F. Knitter:"Tôi thực tập theo cả hai" (double belonging) hiện nay đang được nói đến rất nhiều, ngay cả trong hàn lâm viện Thần học và trong giới tâm linh Kitô giáo. Tôi nghĩ nó là từ ngữ đã được sử dụng khi càng ngày càng có nhiều người thấy rằng họ thật sự được nuôi dưỡng bởi nhiều truyền thống tôn giáo hơn là một truyền thống tôn giáo, bởi nhiều truyền thống gia đình hơn là một truyền thống gia đình, bởi nhiều truyền thống địa phương hơn là một truyền thống địa phương.

Fox:Hiện tượng thực tập theo cả hai (double belonging) đang lan rộng tới mức nào?

Paul F. Knitter: Tôi không nghĩ tôi nói điều này cho tất cả mọi người, nhưng trong các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, tôi cho rằng số người thực tập một cách nghiêm túc đức tin của họ đang tìm thấy rằng ở mức độ nào đó trong quá trình thực tập theo cả hai truyền thống tôn giáo... đang càng ngày càng trở thành một phần của đời sống họ.

Fox:Tại sao thời nay những tín đồ Kitô giáo có sự thích thú lớn rộng đối với đạo Bụt như thế?

Paul F. Knitter: Có nhiều lý do. Trong cuốn sách này, tôi có trích đoạn của một người bạn của tôi, Fr. Michael O’Halloran, trước đây là một vị thầy tu dòng Carthusianvà bây giờ là Linh mục ở một địa phận thuộc quyền cai quản của một tổng giám mục tại Nữu Ước. Anh cũng là một vị thầy dạy thiền. Có lần Michael nói với tôi rằng đạo Kitô có bề dày về nội dung nhưng thiếu sót về phương pháp và kỹ thuật thực hành. Do đó tôi nghĩ đạo Bụt cống hiến cho các tín đồ Kitô giáo những kỹ thuật, những pháp môn thực tập thực tiễn để họ có thể thâm nhập vào cái nội dung, thực tại bằng chính kinh nghiệm tu tập bản thân của họ về những gì họ tin.

Fox:Theo ông nghĩ thì những tín đồ Kitô giáo cần cái gì nơi đạo Bụt?

Paul F. Knitter: Mong rằng tôi không khái quát hóa quá nhiều, nhưng tôi nghĩ điều này phải có liên quan đến sự không thỏa mãn mà những người theo đạo Kitô chúng ta cảm nhận đối với Thượng Đế, một vị được nhận thức là hoàn toàn nằm ở ngoài kia, một Thượng Đế hoàn toàn ngoài tôi, khác với tôi, một Thượng Đế đứng độc lập ngoài tôi và đương đầu với tôi. Tôi nghĩ chúng ta đang kiếm tìm những pháp môn thực tập như thế nào đó để có thể nhận ra một Thượng Đế thiêng liêng, siêu việt, một Thượng Đế không gì khác hơn là một phần của chính mình.

Tôi nghĩ những tín đồ Kitô giáo đều đang tìm kiếm con đường, phương pháp thực nghiệm để thấy được Thượng Đế trong một khuynh hướng đoàn kết, hợp nhất, hoặc điều tôi nói trong sách là “con đường hay cái nhìn bất nhị - non-dual way,” nơi mà Thượng Đế trở thành một thực tại tất nhiên khác biệt tôi, nhưng là một phần của chính hiện hữu tôi.

Fox:Đạo Bụt không xác nhận sự có mặt của Thượng Đế. Đạo Bụt đã được mô tả như là một tôn giáo “vô thần”. Làm thế nào đạo Bụt có thể có tầm quan trọng lớn cho một tôn giáo vô thần như Kitô giáo?

Paul F. Knitter: Chúng ta phải thật cẩn thận với cách chúng ta sử dụng chữ “vô thần.” Hẳn nhiên đạo Bụt không xác nhận sự có mặt của một Thượng Đế cá biệt, độc lập, nằm ngoài sự vật, nhưng tôi nghĩ cái thuật ngữ hay hơn có lẽ là “phi hữu thần” hơn là “vô thần”. Đạo Bụt không phủ nhận Thượng Đế, nhưng có lẽ nếu tôi diễn đạt theo cách này, thì Bụt và rất nhiều giáo điển Bụt dạy chú trọng đến sự chứng ngộ cái thực tại bản môn - thực tại bất sinh bất diệt, không một không khác, không trong không ngoài... hơn là định nghĩa và miêu tả, đặt tên. Khi bạn hỏi Bụt, “Ngài thuộc về phạm trù nào sau khi ngài đã giác ngộ hay khi ngài chứng được niết bàn?” Một trong những thuật ngữ hoặc tư tưởng đã được sử dụng là sunyata, nghĩa là không - trống rỗng.

Đó không phải là một diễn giải hay, nhưng nó là chữ họ sử dụng để nhận diện rằng thực tại bản môn không phải là một thực thể thường hằng bất biến, một hiện hữu trường tồn, biệt lập, nhưng đúng hơn là cái mà họ gọi là tương quan tương duyên, tương tại, tương kết của mọi sự mọi vật. Hoặc như vị Thiền sư Việt Nam, Thích Nhất Hạnh sử dụng thuật ngữ “tương tức” để diễn bày cái thực tại bản môn. Đạo Bụt đã giúp tôi khám phá trở lại sâu sắc hơn cái nghĩa lý mà trong kinh Tân Ước, có lẽ nó là cái định nghĩa duy nhất về Thượng Đế mà chúng ta thấy khi kinh nói rằng “Thượng Đế là tình thương.”

Tôi nghĩ giáo lý “tương tức” của đạo Bụt giúp tôi nắm bắt, khái niệm được cái mà trong thuật ngữ Kitô giáo chúng ta muốn nói khi chúng ta nói thực tại thiêng liêng là tình thương, và điều đó đã mở đường cho tôi và tôi nghĩ cũng cho rất nhiều tín đồ Kitô biết cách nắm bắt, khái niệm trở lại một trong những biểu tượng chính về Thượng Đế, đó là linh hồn.

Như vậy đối với tôi bây giờ khi nói chữ “Thượng Đế”, những gì tôi khái niệm, hình dung, cảm nhận, thật phải cảm ơn đạo Bụt, là một linh hồn tương tức tương nhập – linh hồn bất tử này, cái bất tử, năng lượng tương tức này không phải là một con người, nhưng rất cá biệt, ấy là cái mầu nhiệm chung quanh tôi, chứa đựng tôi, ôm lấy tôi, và là cái mà tôi tiếp xúc được trong Bí tích thánh thể, trong các lễ lược tụng niệm, và đặc biệt là trong thiền tập.

Fox:Bụt là người giác ngộ; Chúa Kitô là thánh linh. Đó là một sự khác biệt lớn, đúng không?

Paul F. Knitter: Đúng vậy. Đó là sự khác biệt lớn. Trước hết, khi chúng ta nhìn vào ngôn ngữ mà chúng ta, những tín đồ Kitô Giáo sử dụng để nói về sự mầu nhiệm của Chúa Kitô, có lẽ hai chữ nguyên sơ mà chúng ta sử dụng hoặc chủ thuyết mà chúng ta chứng nhận rằng Chúa Kitô là đức Chúa Con và đức Kitô là Chúa Cứu Thế. Bây giờ hai danh từ ấy, Đức Chúa Con, đức Chúa Cứu Thế, đều là những gì chúng ta tin.

Những biểu đạt này là những cố gắng của chúng ta nhằm đưa sự mầu nhiệm của Thượng Đế vào ngôn từ. Tất cả những ngôn từ đều là những nỗ lực của chúng ta cố gắng diễn đạt thành lời những cái mà không bao giờ có thể được hoàn toàn diễn đạt bằng lời. Nói cách khác, chúng ta đang sử dụng những biểu tượng, chúng ta đang sử dụng những ẩn dụ, chúng ta đang sử dụng những suy luận để miêu tả Thượng Đế. Điều này đi thẳng trở lại với Thánh Thomas Aquinas và thầy của tôi, Karl Rahner. Tất cả ngôn ngữ của chúng ta đều mang tính ước lệ, tượng trưng.

Fox:Như vậy, khi những tín đồ Kitô giáo nói rằng Chúa Kitô đã đến cứu chúng ta, chúng ta không phải chỉ nói như thế, phải không?

Paul F. Knitter: Chúng ta đang nói một điều gì đó rất chân thật, điều mà chúng ta đã kinh nghiệm qua, nhưng chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được cái thực tại tròn đầy của Chúa Kitô hay của Thượng Đế bằng những ngôn từ ấy. Hơn nữa, hãy sử dụng ý tưởng đạo Bụt như đạo Bụt đã thường sử dụng: ngôn từ chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải là mặt trăng của tự thân. Ngôn từ không bao giờ có thể được đồng nhất trọn vẹn với cái thực tại đang phơi bày mầu nhiệm.

Fox:Ông viết rằng những tín đồ Kitô giáo cần một bí tích thứ tám. Xin hãy giải thích.

Paul F. Knitter: Điều này có lẽ đã là một yếu tố then chốt mà tôi và nhiều người khác đã học được từ đạo Bụt: sự quan trọng của im lặng. Trong một trạng thái thiền định chúng ta nhận ra rằng cái mầu nhiệm của Thượng Đế là điều không thể nắm bắt được một cách dễ dàng bằng sự suy tưởng.

Điều này ăn khớp với thần học bí tích trong Công Giáo chúng ta. Chúng ta nói rằng mỗi cái Lễ chứa đựng vật thể và hình thức. Như vậy vật thể trong sự im lặng của bí tích là hơi thở của mình, là ý thức về hơi thở của mình, là trở thành một với hơi thở, là không làm gì cả mà chỉ thở thôi.

Fox:Có vài lần trong sách, ông trích dẫn lời của Thích Nhất Hạnh, vị Thiền sư người Việt Nam. Ông viết, lặp lại lời của Nhất Hạnh, rằng: muốn thực hiện hòa bình, trước hết bản thân của chúng ta phải sống hòa bình. Đảo lại lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Paul VI, rằng: nếu chúng ta muốn công bằng, chúng ta phải tìm kiếm hòa bình. Phải vậy không?

Paul F. Knitter: Nhà tôi và tôi đã bỏ nhiều thời gian vào những năm 80 và 90 hoạt động ở El Salvador cho hòa bình trong thời chiến tranh. Như vậy chúng tôi đã hoạt động cho hòa bình suốt cả cuộc đời của chúng toy - suốt thời gian 20 năm ấy chúng tôi đã là những nhà hoạt động cho hòa bình, những nhà hoạt động cho xã hội. Nhưng khi nhìn trở lại thời gian hành động ấy, tôi nhận thấy những hành động ấy của chúng tôi thường chứa đầy những lời nói bạo động.

Trong thời gian ấy chúng tôi đã phải cưỡng lại, phải đương đầu với những cấu trúc xấu ác. Có những cấu trúc xấu ác thật, nhưng cũng có cái gì đó thiếu hụt trong tôi. Cái thiếu hụt ấy tôi đã nhận ra được trong một kinh nghiệm mà tôi đã có vào năm 1986 hoặc 1987 khi tôi tham dự một khóa tu thiền với Roshi Bernie Glassman.

Trong thời gian khóa tu tôi nói với Glassman rằng chúng tôi sẽ đi xuống El Salvador để cố gắng làm cái gì đó nhằm ngăn chặn những hiện tượng chết hàng loạt khủng khiếp. Ông nói: “Đúng vậy, quý vị phải ngăn chặn những hiện tượng chết hàng loạt, nhưng đồng thời quý vị cũng phải tu, phải thiền tập bởi vì quý vị sẽ không bao giờ ngăn chặn được sự cố ấy nếu quý vị chưa nhận ra được mình chính là họ, mình là một với họ, mình tương tức với họ”.

Đó là sự giác ngộ mà đạo Bụt mời gọi chúng ta hướng về, sự giác ngộ thâm sâu bằng chính bản thân về tuệ giác tương tức tương nhập, tương quan tương duyên với ất cả mọi loài, ngay cả đối với những ai mình đã và đang chống đối và xem họ như là những kẻ đàn áp, áp bức, như là những thủ phạm của sự xấu ác. Chúng ta là một, tương tức với họ. Đây là những gì thầy Thích Nhất Hạnh muốn nói khi Thầy nói rằng chúng ta phải có an bình ngay trong chính bản thân của chúng ta. Chúng ta phải vượt thắng cái vỏ ốc bản ngã của chúng ta và nhận ra được sự tương quan tương duyên, tương tức của mình đối với tất cả mọi loài.

Fox:Ông có viết, “Đối với những người Phật tử, tính ích kỷ không phải là tội lỗi mà là chính cái ngu dốt.” Điều đó nghĩa là gì?

Paul F. Knitter: Đây là một khía cạnh, theo tôi nghĩ, đặc biệt được đánh giá cao hoặc rất cần đối với nhiều người Kitô giáo. Đối với đạo Bụt, và tôi cũng muốn nói cho Kitô giáo nữa, tính chất nền tảng của chúng ta rất tốt. Tính chất nền tảng của chúng ta là tính Bụt (Phật tính), ấy là chúng ta là một phần của vũ trụ vạn hữu, tương tức, chúng ta là một đại thể tương quan tương duyên, tương tác, chúng ta được mời gọi trở về để nhận biết về cái thực tại mầu nhiệm ấy và để hành động bằng tình thương, bằng lòng từ bi, nhân ái.

Nhưng vấn đề là chúng ta không nhận ra được chân lý này. Bởi vì chúng ta không nhận ra được chân lý này, bởi chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những cá thể biệt lập thay vì là một hợp thể tương quan tương duyên, chúng ta nghĩ chúng ta phải bảo vệ chính chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng ta phải thủ đắc cái gì đó để củng cố nguồn gốc, bản ngã của chúng ta và vì thế chúng ta hành động một cách ích kỷ. Chúng ta hành động ích kỷ không phải vì chúng ta mất mát, không phải vì chúng ta xấu ác trong bản chất mà do vì chúng ta vô minh.

Fox:Ông có viết rằng trong tương lai, những người tin theo Kitô giáo sẽ trở thành mầu nhiệm hoặc họ sẽ không trở thành cái gì cả. Ông nói như vậy nghĩa là sao?

Paul F. Knitter: Đó là một sự trích dẫn thiếu chặt chẽ từ thầy của tôi, Karl Rahner. Những gì thầy tôi khám phá ra là thế này: Có quá nhiều sự thách thức và khó khăn mà chúng ta đối diện, rằng nếu nguồn gốc của chúng ta không được dựa trên kinh nghiệm của chính mình về Thượng Đế, nếu Thượng Đế không phải là một phần của họ (Kitô hữu), nếu họ không phải là một với Chúa Kitô, nếu Chúa Kitô không phải là chính cái hiện hữu của họ, thì họ sẽ không có khả năng tìm thấy được sức mạnh, sức nhẫn nại và có tuệ giác để bước vào cái cõi thênh thang ấy hay gọi là Nước Chúa.

Fox:Ông có viết trong sách rằng đạo Bụt đã giúp ông nhìn kỷ vào sự mầu nhiệm sau cái chết. Vậy sau cái chết và sống là gì?

Paul F. Knitter: Đối với tôi, có lẽ đó là cái hữu ích nhất, nhưng có thể là phần gây sự tranh cãi nhiều nhất trong cuốn sách của tôi. Đạo Bụt nói với chúng ta rằng ngay trong kiếp hiện tại này, con người thật của mình, hạnh phúc chân thực của mình, là phải vượt thoát khỏi cái tính chất cá thể của mình, tức là cái bản ngã. Tôi nghĩ điều đó cộng hưởng với câu nói trong Phúc Âm: “Nếu hạt lúa mì không thật sự rơi xuống đất và chết đi, thì nó sẽ không tái sinh và đơm hoa kết trái”. Đạo Bụt đã dẫn dắt tôi nhìn sâu hơn vào cái trạng thái mà đạo Bụt muốn nói hoặc Chúa Kitô muốn nói khi ngài nói, “Bạn sẽ không tìm ra được chính mình nếu bạn không đánh mất chính mình”.

Điều này đã giúp tôi nhận diện ra một cái gì đó mà đối với tôi hình như thỏa mãn hơn, ấy là sự sống chờ tôi sau khi tôi chết để tôi sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu, sự hiện hữu đó vượt thoát cái hiện hữu biệt lập này của tôi, một hình tướng Paul Knitter. Tôi sẽ tiếp tục có mặt (biểu hiện), nhưng chắc chắn tôi sẽ không có mặt y hệt như là hình tướng của Paul Knitter. Nói cách khác, đời sống của chúng ta trong tương lai sau khi chết là một hình thái biểu hiện siêu việt tính chất cá thể biệt lập. Điều đó không có nghĩa là tôi bị tiêu diệt, trở thành hư vô; điều đó không có nghĩa rằng tôi không còn hiện hữu, nhưng tôi sẽ hiện hữu trong một sự chuyển biến triệt để, chuyển cái hiện hữu như một cá thể biệt lập, tức là cái ngã hiện hữu nằm riêng lẽ ngoài mọi sự mọi vật khác.

Pháp Niệm
chuyển ngữ: Double belonging: Buddhism and Christian faith by Thomas C. Fox (http://ncronline.org/news/double-belonging-buddhism-and-christian-faith)

 

Double belonging: Buddhism and Christian faith

Theologian reveals how Buddhism helped him rediscover mysteries of Christian faith

Jun. 23, 2010

Paul F. Knitter, author of Without Buddha I Could Not Be a Christian, is Paul Tillich Professor of Theology, World Religions and Culture at Union Theological Seminary in New York City. He is a leading advocate of globally responsible interreligious dialogue and author of more than 10 books on the subject. In this, his newest book, he writes very personally, sharing his struggles with his Christian faith while relating how his study of Buddhism -- and his own Zen practice -- has helped him through this struggle.

NCR readers familiar with Buddhism or other Eastern practices and religions will find this book both refreshing and rewarding. It is unusual for a Catholic theologian to write as personally as Knitter has done in this book. I spoke with him recently about his Catholic faith and the Buddhist thought and practice that have entered into his thinking and life as he has worked in the field of interreligious dialogue.

Fox: Do you consider yourself to be a Christian?

Knitter: Oh, I definitely do. I was born a Catholic in Chicago, grew up and entered the seminary. I consider myself to be a Christian, especially in its Roman Catholic form.

Would you say that you’re a Buddhist Catholic or a Catholic Buddhist?

Definitely the noun is Catholic or Christian; the adjective is Buddhist. My primary identity is Christian.

As a Catholic theologian, what is your relationship officially with the church?

I think I’m a pretty reputable member of the Catholic Theological Society of America. I’m a practicing Catholic. My relationship with the church is, as far as I can judge, good.

To be straightforward and honest, I have received some general admonitions from Pope Benedict when he was Cardinal Joseph Ratzinger. In a book on dealing with other religions, he mentioned me as one of the people who represent a tendency that could easily slip into relativism. I’m working in an area that is quite controversial, namely how Christianity can understand itself in the light of other religions.

In your book you speak of “double belonging.” Just what does that mean?

Double belonging is being talked about more and more now, both in the theological academy and in the area of Christian spirituality. I think it’s the term that is used when more and more people are finding that they can be genuinely nourished by more than one religious tradition, by more than their home tradition or their native tradition.

How widespread is double belonging?

I wouldn’t say it is for general consumption, but in areas of Europe and North America, I think that the number of people who are serious about practicing their faith are finding that some degree of double belonging is becoming more and more a part of their lives.

Why such a broad interest today in Buddhism among Christians?

There’s no one answer. In the book, I quote a friend of mine, Fr. Michael O’Halloran, who is formerly a Carthusian monk and now a priest here in the New York archdiocese. He is also a Zen teacher. Michael once told me that Christianity is long on content but short on method and technique. So I think Buddhism is providing Christians with practices, with techniques, by which they can enter more experientially into the content of what they believe.

What are the needs among Christian believers that you think Buddhism is addressing?

I hope I’m not generalizing here too much, but I think a lot of it has to do with the dissatisfaction that many of us Christians feel with a God who is all out there, a God who is totally other than I, the God who stands outside of me and confronts me. I think we’re searching for ways of realizing the mystery of the divine of God in a way in which it is more a part of our very selves.

I think Christians are searching more for a way of experiencing and understanding God in a unitive way, or what I say in the book is a “non-dual way,” where God becomes a reality that is certainly different than I am, but is part of my very being.

Buddhism does not affirm the existence of God. It has been described as an “atheistic” religion. How can it have significance for a theistic religion like Christianity?

We’ve got to be really careful with how we use the term “atheistic.” Clearly Buddhism does not affirm the existence of a personal God, but I think the better term would be “non-theistic” rather than “atheistic.” It’s not denying God, but if I may put it this way, the Buddha and so much of Buddhism is much more concerned with experiencing ultimate reality rather than defining and naming it.

When you ask a Buddha, “What is it that you are part of when you are enlightened, or when you experience nirvana?” one of the terms or images that are used is sunyata, which means emptiness. That’s not a very good translation but it’s the word they use to identify that ultimate reality is not an entity, a being, but rather it is what they call the interconnectedness of everything. Or as the Vietnamese monk Thich Nhat Hanh uses the term for ultimate reality, “interbeing.”

Buddhism has helped me to rediscover, to deepen what it means when, in the New Testament -- maybe it’s the only definition of God that we find in the New Testament -- when it says that “God is love.”

I think what Buddhism means by “interbeing” helps me appropriate what in our Christian terminology we mean when we say divine reality is love, and then that sets the stage for me -- and I think for many Christians -- for reappropriating one of our central symbols for God, spirit.

So for me now when I say the word God, what I image, what I feel, thanks to Buddhism, is the interconnecting spirit -- this ever-present spirit, this ever-present, interconnecting energy that is not a person, but is very personal, that this is the mystery that surrounds me, that contains me, and which I am in contact with in the Eucharist, in liturgies, and especially in meditation.

Buddha was enlightened; Jesus was divine. That’s a big difference, isn’t it?

Yes. It’s a big difference. When one looks at, first of all, the language that we Christians use to talk about the mystery of Jesus the Christ, perhaps the two primary words that we use -- or doctrines that we attest to -- are Jesus is Son of God and Jesus is Savior. Now those two terms, Son of God, Savior, are beliefs. These expressions are our attempt to put into words what is the mystery of God.

All of our words are our efforts to try to say in words what can never be fully said in words. In other words, we’re using symbols, we’re using metaphors, we’re using analogies. This goes straight back to St. Thomas Aquinas and to my teacher, Karl Rahner. All of our language is symbolic.

So when the Catholics say that Jesus came to save us, we are not saying just that?

We’re saying something that is very true, something that tries to express what we have experienced, but we can never capture the full reality of it in those words. Again, to use the Buddhist image that is often used, our words are like fingers pointing to the moon -- not the moon itself. Words can never be fully identified with the reality that they are indicating.

You write that Catholics need an eighth sacrament. Explain that.

This has been perhaps one of the key elements that I and many others have learned from Buddhism: the importance of silence. It is in some form of meditation we recognize that the mystery of God is something that cannot be appropriated simply by thought.

This fits into our Catholic sacramental theology. We say that every sacrament contains matter and form. So the matter in the sacrament of silence is our breath, being aware of our breath, being one with our breath, doing nothing else but breathing.

A number of times in the book, you quote Thich Nhat Hanh, the Vietnamese monk. You write, echoing Nhat Hanh, that in order to make peace, we have to be peace. Reversing Pope Paul VI’s statement, you state that if we want justice, we have to seek peace. Is that right?

My wife and I spent much of the ’80s and the ’90s working in El Salvador for peace during the war. So we have been activists throughout our lives -- peace activists, social activists. But when I look back at that activism I am aware of how so often our actions were filled with a certain verbal violence.

We had to resist, we had to confront the evil structures. And there are evil structures, but something was missing for me. What was missing was captured in an experience I had back in 1986 or ’87 when I did a Zen retreat with Roshi Bernie Glassman.

I said to him during this retreat that we were going down to El Salvador to try to do something to stop the terrible death squads. He said: “Right, you have to stop the death squads, but you also have to meditate because you will never stop the death squads until you realize your oneness with them.”

That is the experience that Buddhism calls us to, this deep, personal experience of our interconnectedness with all beings, even those whom we have to oppose as oppressors, as perpetrators of evil. We are one with them. This is what Thich Nhat Hanh means when he says that we have to be peace within ourselves. We have to overcome our egos and realize our connectedness with all beings.

You’ve written, “For Buddhists, selfishness is not so much sinful as it is stupid.” Explain.

This is an aspect, I think, that is especially appreciated, or needed, by many Christians. For Buddhism, and I would want to say for Catholicism as well, our fundamental nature is good. Our fundamental nature is the Buddha nature, namely we are part of the interconnected whole, called to be aware of it, and to act out of compassion.

But our problem is that we are not aware of this. Because we’re not aware of this, because we think we are separate individuals rather than part of the interconnected whole, we think we have to protect ourselves. We think we have to gain things in order to establish our identity and, therefore, we act selfishly. We’re acting selfishly, not because we are fallen, not because we are evil in our natures, but because we are ignorant.

You’ve written that in the future, Christians will be mystics or they will not be anything at all. What do you mean?

That is a loose quotation from my teacher, Karl Rahner. What he was getting at is this: There are so many challenges and so many difficulties that we face that unless our identities are based on our own personal experience of God, as part of them, of Christ, as their very being, they are not going to be able to find the strength and the stamina and the wisdom to hang in there.

You’ve written that Buddhism has helped you peer into the mystery beyond death. What about death and life afterwards?

That was perhaps, for me, the most helpful, but maybe the most controversial part of my book. Buddhism tells us that here in this life our true identity, our true happiness, is to move beyond our individuality. I think that resonates with the word, “Unless a grain of wheat genuinely falls into the ground and dies, it will not bear fruit.” Buddhism has led me to look more deeply into what that passage means or what Jesus means when he said, “You will not find yourself unless you lose yourself.”

This has brought me to recognize something that for me seems to be more satisfying, namely that the life that awaits me after I die is going to be an existence that is going to be beyond my individual existence as Paul Knitter. I will live on, but I will not live on probably as Paul Knitter. In other words, our life in the future life after death is a form of existence that is beyond individuality. That doesn’t mean we’re annihilated; that doesn’t mean we don’t exist, but we will exist in a totally transformed, trans-individual existence.

[Thomas C. Fox is NCR editor and can be reached at tfox@ncronline.org.]

Nguồn: National Catholic Reporter 23.6.2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét