Trang

ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG TAM BẢO PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG NHƯ THẾ NÀO?




ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG TAM BẢO

PHẬT PHÁP VÀ TĂNG NHƯ THẾ NÀO?

GS001

Tôi chưa có cơ hội tiếp cận với quyển sách "TA LÀ AI?" của ông DUY TUỆ để thấy rõ ông ta đã trình bày những tư tưởng của ông ta trong một "context" như thế nào, nhưng qua sự trích dẫn có vẻ khá đầy đủ của đạo hữu MINH THANH  tôi thấy có vẻ ông DUY TUỆ đã có những lời lẽ quá đáng kể như đã PHỈ BÁNG TAM BẢO (PHẬT, PHÁP, TĂNG):


1) ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG PHẬT như thế nào:


Trang 189: “Ví dụ, tôi nói: “Đức Phật chắc gì đã ra bốn cửa thành, chắc gì thấy người ta khổ mà đi tìm đường cứu khổ, biết đâu đức Phật lúc ấy đang có vấn đề gia đình nên bỏ đi thì sao?”. Điều đó có thể làm những người quá tôn vinh đức Phật bị “sốc”.

GS001 xin trả lời:  Dĩ nhiên ông có quyền nghi ngờ, nhưng ông cũng nên biết rằng nếu những lý luận của ông xây dựng trên sự nghi nghờ thì thông thường dẫn đến những sai trái tai hại cho chính ông vì đó là những tư duy không xây dựng trên CHÁNH KIẾN có sự thật.  Chuyện ra bốn cửa thành để diện kiến những cái khổ muôn đời của chúng sanh: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT do chính đức PHẬT kể lại trong kinh ĐẠI BỔN thuộc TRƯỜNG BỘ KINH ông có thể vào link này để đọc: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong14.htm  (hay: http://www.thuvienhoasen.org/ )
Bằng như ông cho rằng Đức PHẬT hay chư tăng đã bịa chuyện nói láo thì sự phỉ báng PHẬT và TĂNG của ông càng trầm trọng hơn khi chính PHẬT đã ra giới luật "KHÔNG ĐƯỢC NÓI LÁO" và chư tăng đến giờ này vẫn còn phải ghi nhớ giới luật đó.

Chuyện một bậc TRÍ TUỆ có thể thấy trước những sự khổ của cuộc đời để ra đi tìm con đường giải thoát trước khi sự khổ xảy ra là chuyện thường.  Ngay như TRỊNH CÔNG SƠN, khi hát lên rằng "trong khi ta về lại nhớ ta đi", thì đó có phải là đã thấy sự khổ của chia ly trước khi có hạnh phúc hội ngộ không?.  Chính tôi đây, ngày xưa khi mới lớn lên, khi chưa hề có thất bại nào trong cuộc đời; lúc đó mới biết yêu, thấy đời rất đẹp, yêu đời yêu người không thua gì Trịnh công Sơn, nhưng sau một lần tư duy thấy trước được rằng MỌI HẠNH PHÚC TRONG CUỘC ĐỜI ĐỀU HỨA HẸN ĐAU KHỔ, thì tôi đã hiểu được tại sao Đức Phật ra đi.

Vì nếu càng yêu đời, yêu người thì lại càng xót xa khi thấy chúng sanh không có được HẠNH PHÚC CHÂN THẬT mà chỉ có hạnh phúc hứa hẹn khổ đau.  Bởi thế đức PHẬT mới ra đi để tìm HẠNH PHÚC CHÂN THẬT cho chúng sanh, để tìm con đường BẤT TỬ thoát khỏi SINH, LÃO, BỆNH, TỬ, cho chúng sanh.  Khi tôi đã thấy trước được mọi hạnh phuc trên đời này, càng hạnh phúc bao nhiêu. sự hứa hẹn khổ đau càng lớn lao bấy nhiêu, thì tôi đã hiểu tại sao Đức Phật đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con yêu, để ra đi.  Từ đó tôi linh cảm con đường Đức Phật đã ra đi là có lý, và do vậy tôi đã đi vào đạo PHẬT để tìm hiểu về con đường "thoát khổ" mà ngài đã đi qua và đã chỉ lại cho chúng sanh.  Do đó mà tôi chưa hề có cái tư tưởng hạ liệt như ông là đức PHẬT đã đau khổ vì gia đình mà đi tu.
2) ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG PHÁP như thế nào:
Trang 122, đoạn trên: “Nếu Bát Chánh đạo giải quyết được sự thay đổi có tính hình tướng đó thì tại sao người ta, quý Phật tử và tăng ni học mãi vẫn không giải quyết được”.
Trang 122, đoạn dưới: “Nếu nói Bát Chánh Đạo là chìa khóa giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là để giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?
GS001 xin trả lời:  Trong kinh Mahà Parinibbàna (Đại Niết Bàn), để trả lời một câu hỏi của Đạo Sĩ Subhadda, Đức PHẬT đã đề cao BÁT CHÁNH ĐẠO như sau:
"Trong bất luận giáo đoàn nào, nếu không có Bát Chánh Đạo thì cũng không có hạng nhất đẳng sa-môn (Tu Đà Huờn), cũng không có nhị đẳng sa-môn (Tư Đà Hàm), tam đẳng sa-môn (A-Na-Hàm), hay tứ đẳng sa-môn (A-La-Hán). Trong giáo đoàn nào có Bát Chánh Đạo, nầy Subhadda, thì cũng có hạng nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng và tứ đẳng sa-môn. Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất."
Nói như vậy có nghĩa là nếu không có BÁT CHÁNH ĐẠO thì không có sự chứng đắc một THÁNH QUẢ nào hết.   Tại sao ông DUY TUỆ có thể phát ngôn rằng BÁT CHÁNH ĐẠO không phát huy tác dụng?  Có lẻ ông DUY TUỆ chưa hiểu đầy đủ tất cả 8 chi trong BÁT CHÁNH ĐẠO có ý nghĩa như thế nào chăng?
CHÁNH KIẾN là gì? -- Đó là sự "THẤY ĐÚNG VỚI SỰ THẬT".  THẤY ĐÚNG VỚI SỰ THẬT mà không có tác dụng ư?  Chính nhờ có CHÁNH KIẾN (thấy đúng với sự thật) mà các khoa học gia, như GALILEO, DARWIN, EINSTEIN, STEPHEN HAWKING đã đem đến cho cuộc đời rất nhiều sự lợi ích và đã giải thoát cho vô số người ra khỏi đức tin về một GOD TÀO LAO.  Như vậy CHÁNH KIẾN có tác dụng hay không hở ông DUY TUỆ?
CHÁNH TƯ DUY là gì? -- Đó là những suy nghĩ lý luận đặt nền tảng trên các CHÁNH KIẾN.  Tức là những suy luận xây dựng trên các data đúng với sự thật.  Đó cũng là cách tư duy lý luận của các khoa học gia.  Người tu theo PHẬT cũng phải tư duy với một cách như vậy, đôi khi còn chính xác hơn, vì sự thấy của khoa học, lắm lúc vẫn còn trật, chưa phải là chân lý.  Trong khi sự thấy các "pháp hữu vi" của thế gian với 3 sự thật VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ của những người theo PHẬT luôn luôn đúng với SỰ THẬT.
Nghe qua nhiều bài giảng của ông,  tôi chưa nghe ông nhấn mạnh nhiều đến các sự thật VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ, cho nên tôi biết ông chưa hoàn toàn có CHÁNH KIẾN và CHÁNH TƯ DUY.  Do đó sự hiểu biết của ông còn bấp bênh lắm.  Ông tưởng sự thấy của ông có sự thật, nhưng sự thấy của ông do còn "có điều kiện" mới thấy như vậy, cho nên vẫn chưa "thật" đâu ông DUY TUỆ ạ.
CHÁNH NIỆM là gì? -- Đó là sự luôn luôn theo dỏi quán sát tìm hiểu con người của mình.  Điều này thì tôi thấy ông khá đúng hơn nhiều người khác, khi ông tuyên bố rằng "THIỀN là phải LUÔN LUÔN BIẾT".  Tình thần "BIẾT" như ông nói, PHẬT đã dạy qua hai chữ "TUỆ TRI" ở trong kinh TỨ NIỆM XỨ.  Tuy nhiên sự hiểu biết về chính mình của ông chỉ mới như thấy một hạt cát trong sa mạc.  Thiền của ông mới chỉ hiểu mình qua HƠI THỞ, một phần rất nhỏ của THÂN, trong khi thiền TỨ NIỆM XỨ của PHẬT là để hiểu biết tất cả con người của mình qua mọi khía cạnh, qua tất cả: THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP hoặc qua tất cả ngủ uẩn: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH THỨC.
Chính vì ông chưa thấy đầy đủ cái ta của ông trong mọi góc độ,  nên ông chưa thấy rõ cái bản chất THAM ÁI của ông, ông chưa thấy rõ bản chất VÔ MINH CHẤP NGÃ của ông,  do đó ông mới bị chúng đánh lừa sau khi ông mới đạt được chút HỈ LẠC, điều sơ đẳng nhất của thiền định.  Ông tưởng là ông đã chứng đắc chân lý hơn thiên hạ, nhưng thật sự cái thấy của ông vẫn còn do nhiều điều kiện tạo nên mà ông vẫn chưa tự chủ được mọi điều kiện đó.  Tôi dám chắc ông chưa có khả năng nhập định được vào trạng thái an lạc bất cứ lúc nào ông muốn.  Đúng như vậy không hở ông DUY TUỆ? Yes!  or No!?
Tôi đã nghe qua một hai audio thuyết giảng của ông, và đã nghe ông tuyên bố rằng:  Ông đã giác ngộ được "CHÂN TÂM BẤT ĐỘNG" sau khi "GIÒNG SUY NGHĨ NGỪNG CHẢY". Ông cũng tuyên bố rằng ông đi vào trạng thái tuyệt với đó nhờ được "BÊN TRÊN GIA TRÌ".  Vậy tôi hỏi ông 3 câu hỏi này:
* Nếu bên trên không gia trì cho ông, thì ông có thể tự mình đi vào lại được trạng thái tuyệt vời đó bất cứ lúc nào ông muốn không?  Không lẻ sự chứng ngộ của ông giống như sung rụng chờ có gió đi qua?
* Ông đã trải nghiệm CHÂN TÂM được bao lâu mà kết luận CHÂN TÂM của ông nó thường hằng bất động?  Giả như bây giờ có kẻ thù "BỊT MŨI" không cho ông thở (ông có thể tự làm thử như vậy) thì ông có thể vẫn vào được an lạc của CHÂN TÂM hay không?  Cứ thành thật trình bày đi!  tôi sẽ cho biết cái CHÂN TÂM của ông là THẬT hay GIẢ.  Ông có khả năng ngồi yên được trong lửa cháy đang thiêu đốt thân hình, mũi mắt của mình, như ngài QUẢNG ĐỨC hay không?
* Ông bảo rằng khi giòng suy nghĩ ngừng chảy thì có thể thấy được CHÂN TÂM của mình, thế sao những bác nông phu đêm nằm ngủ say như chết, giòng suy nghĩ đã ngừng chảy rồi, mà sao họ không tuyên bố đã thấy được CHÂN TÂM nhỉ?
Qua những gì mà ông đã trình bày, không hề nghe ông nói gì đến sự giác ngộ VÔ NGÃ, mà chỉ nghe ông ÔM THỦ cái CHÂN TÂM, thì tôi biết ông chưa thực sự có GIÁC NGỘ.   Ông thực sự chưa thực hành đúng CHÁNH ĐỊNH của PHẬT, chưa có đúng CHÁNH TINH TẤN của PHẬT.  Vì nếu có đúng ĐỊNH và TINH TẤN của PHẬT  thì những cách đó phải dẫn ông đến sự giác ngộ VÔ NGÃ để ra khỏi ÁI, THỦ, HỮU để đích thực có TỊCH TỊNH NIẾT BÀN.
Tôi thách ông có thể chấm dứt được mọi sự khổ với cái CHÂN TÂM của ông?  Chính ông cũng chưa hiểu đầy đủ được BÁT CHÁNH ĐẠO của PHẬT do đó mà ông vẫn chưa đạt đến đích thực sự GIÁC NGỘ để có khả năng chấm dứt mọi sự khổ đau.   Dễ gì thấu triệt được BÁT CHÁNH ĐẠO của PHẬT hả ông, khi mà thế gian vẫn còn ở trong THAM ÁI và NGÃ CHẤP.  Đó cũng là câu trả lời cho ông biết: tại sao BÁT CHÁNH ĐẠO đã có lâu rồi mà vẫn có ít người chứng ngộ.
3) ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG TĂNG như thế nào:
Trang 134: “CÓ CẦN ĐI TU NỮA KHÔNG? Nếu đã thấy rõ được như vậy, quý vị nghĩ xem có cần tu nữa không? Có cần tập trung hàng trăm hày ngàn ngàn lại để tu không? Mà liệu tập trung vậy có đạt được kết quả gì không? Tôi nói vấn đề này để cứu quý vị và những người đang vô minh. Tốn tiền, thời gian nhưng chắc chắn không có hiệu quả… Nhưng việc tập trung lại cho đông người trong khoảng thời gian tu học là làm việc khác, chứ không phải để thấy Phật của mình. Làm việc khác thì phải trả giá bằng tiền, sự phiền muộn, sức khỏe, thời gian. Phải bỏ nhà cửa, công ăn việc làm, thậm chí còn làm phiền người khác. Tập trung như thế chỉ để mua sự an lạc tạm thời, rồi đâu lại vào đó”. Người trích dẫn nhấn mạnh câu “Tôi nói vấn đề này để cứu quý vị và những người đang vô minh”.
GS001 xin trả lời:  Phần này thì có lẻ tôi không cần mất nhiều thì giờ để trả lời ông.  Thật là ngu si khi có một người ở nhà, mới tự mình học qua vài quyển sách,  thấy mình biết nhiều hơn số đông các học sinh đang đến trường, rồi tuyên bố rằng:  Mọi trường học lập nên đều chỉ vô ích và tốn kém.  Cách tư duy của ông khi chê bai hệ thống chùa chiền lập lên để dạy đạo cho các chư tăng, đại khái cũng ngu si kiểu như vậy đó ông ạ.
Rất mong được nghe sự phản biện hồi âm của ông.

Thân ái.
GS001.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét