Trang

Tại sao tôi theo đạo Phật? - Ajahn Amaro



Trong tất cả các câu hỏi người ta đặt ra với người phương Tây và nhà sư Phật giáo, câu hỏi thường gặp nhất đó là:"Tại sao bạn trở thành Phật tử?". Để trả lời, chúng tôi cần chứng minh thực chất câu hỏi này không được chuẩn lắm.

Ở đây không đơn giản chỉ nhằm giải quyết một vấn đề thách thức hay hóc búa, nhưng vì, đối với chính tôi cũng như nhiều người khác, chúng ta chưa bao giờ có kinh nghiệm được sống với tư cách là một người Phật tử, nhưng là để khám phá ra điều chúng ta luôn luôn nhắm tới trong cuộc sống theo phong cách "Phật giáo" là như thế nào.
Khi tôi đang du lịch đến Thái Lan và có dịp lần đầu tiên tiếp cận với giáo lý Phật giáo Nguyên thủy và lối sống theo phong cách Phật giáo, cảm nhận của tôi vượt trội hơn tất cả, đó là: "Thật kinh ngạc biết bao - không phải vì có những người khác cũng có cùng chung suy nghĩ như tôi, nhưng còn có một khối lượng lớn giáo lý của Đức Phật được bố trí một cách tuyệt vời tôi chưa bao giờ hy vọng nắm được. Không những thế, ta còn thấy xuất hiện truyền thống tu trì khắc khổ, đã phát triển được hơn 25 thế kỷ qua, và toàn bộ một nền văn hóa nhằm tôn vinh, hỗ trợ và tôn kính nỗ lực của một con người đã từ bỏ hết tham vọng trần tục và thực hiện mục tiêu đạo đức trong cuộc sống".

Chỉ có một số rất ít những người phương Tây dám diễn tả cảm xúc của mình sau khi đã từ bỏ đức tin cũ để trở thành Phật tử, cá biệt chỉ có một số rất ít những người quan tâm đến hành thiền thì họa may. Một điều rất thật, ta thường thấy xuất hiện mối ác cảm, nhưng quan trọng hơn là họ khám phá ra nơi giáo lý của Đức Phật đã đem đến một biểu tượng cho cuộc sống - điều này mang lại ý nghĩa cho Phật giáo đồng thời cũng giúp thể hiện được vị thế của tôn giáo đó. Trong chuyện dụ ngôn vết chân voi (chứa đựng toàn bộ vết chân các sinh vật khác), Đức Phật đã mô tả giáo lý của các tôn giáo khác đều được chứa đựng trong Phật pháp vì Phật pháp đặt nền tảng trên chân lý phổ quát, được biết đến thông qua trạch pháp (điều tra nghiên cứu) kinh nghiệm đời thường. Đây chắc hẳn là phần Phật pháp đã xuất hiện ra trong cuộc đời tôi: Tiếp cận với Phật pháp, tôi thấy xuất hiện cảm nghĩ: "Cuối cùng mọi sự đều đúng cả" - không nhất thiết phải bác bỏ các triết thuyết và những lời dạy đạo đức nào cả, vì tất cả những điều đó rõ ràng đều cố gắng hướng về một thực tại duy nhất. Mọi sự mập mờ và đau khổ xuất hiện trước kia chỉ liên hệ tại điểm chúng ta đã coi những biểu tượng theo ý nghĩa từng chữ mà ra hay được truyền phải tin những gì đáng nghi ngờ.

Chấp nhận con đường Phật pháp cao quý hơn văn hóa bản xứ, thực vậy, chẳng phải là nhằm phê phán nền văn hóa bản xứ của chúng ta. Tôi cảm thấy hình như mình đang lang thang một cách tuyệt vọng trong sa mạc và thế rồi có một chiếc xe buýt máy lạnh chạy qua, không những chỉ dừng lại mà còn dành chỗ cho tôi lên xe và đưa tôi đến chỗ tôi muốn đến, nhưng trên xe còn chở rất đông những hành khách hết sức dễ thương cùng chia sẻ chuyến đi với tôi. Để có được bảo đảm là tất cả họ đều nhắm tới "Thành phố Thiên quốc" và đến được đó là một việc hoàn toàn khả thi và rồi thốt lên: "Cám ơn sự giúp đỡ quý báu, nhưng khổ nỗi màu sơn xe buýt lại không thích hợp" nói thật khiến tôi phát khùng lên, Đây là tình huống đã xẩy đến với tôi - tôi không thể tưởng tượng ra mình có thể tìm đâu ra được vị tôn giả nào, không tìm đâu ra một cuộc sống đơn sơ hơn hay bất kỳ hướng dẫn trực tiếp nào trên bước đường siêu nhiên. "Họ chính là những đồng bào của tôi". Tôi đã phát hiện ra và tôi quyết định ở lại.

Không quá phóng đại khi cho rằng chẳng tìm đâu ra một người nào ở tuổi hai mươi mốt lại dám vui vẻ mạo hiểm vào "cuộc sống thánh đức" ngay khi gặp cơ hội bày ra trước mắt, lại không quay ngó lại đàng sau. Thực vậy, ngay tình huống đầu tiên đầy ngẫu hứng, hẳn chúng ta phải ngạc nhiên nhận ra có quá nhiều người tiếp cận được với giáo lý của Đức Phật đã tiếp tục kiên định lập trường không thay đổi. Một điều quá rõ ràng đó là phát hiện ra chân đế không phải là ưu tiên cấp bách nhất đối với mọi người - con người ai cũng cảm nghiệm được điều gì đó trong cùng một hoàn cảnh gần na ná giống nhau và tôi bắt đầu cân nhắc xem vì lý do gì tôi lại gặp phải việc xoay chuyển bất ngờ như vậy. Điều khiến tôi chắc chắn như vậy là vì đây là chánh đạo đích thực. Khi nhìn lại những kỷ niệm trong cuộc sống, tôi thấy một số mô hình rõ ràng đã lộ ra...

Tôi sinh ra tại tỉnh Kent, nước Anh, ngày 2 tháng 9 năm 1956. Cha mẹ tôi thuộc tầng lớp trung lưu, làm nghề nông. Tôi rất ít chịu ảnh hưởng tôn giáo khi còn nhỏ tuổi, vì cha mẹ tôi cả hai đều vỡ mộng với niềm tin Thiên Chúa giáo ngay từ hồi còn trẻ tuổi và hai ông bà không thuộc những người đến nhà thờ thường xuyên, có thể nói ngôi trường tôi theo học từ thuở nhỏ cũng có thể gọi là trường đạo, nhưng tôi liên tục cảm nhận mối bất mãn về tôn giáo mà họ trình bày; tôi chỉ bằng lòng với nội dung đơn giản là vì tin theo những gì người khác truyền lại cho mình phải tin. Nhiều câu hỏi thường xuất hiện trong đầu tôi và những người bao quanh tôi chỉ đơn giản không thể có câu trả lời một cách đơn giản cho những câu hỏi đó. Tôi cảm thấy mình chỉ được cung cấp một "đường nét chung chung" thay vì được nghe những gì phát xuất trực tiếp từ kiến thức.
Cha mẹ tôi không giàu có gì cho lắm, nhưng vì có được một học bổng, thế nên tôi có thể theo học tại trường công. Với tôi, việc học hành không mấy khó khăn. Nhưng thời gian qua đi tôi thấy khó lòng gắn bó với hệ thống giáo dục đó. Có quá nhiều áp đặt và bắt nạt, liên kết với những chấn thương tâm lý thời còn trẻ tuổi đã khiến toàn bộ những thời tuổi thơ của tôi trở thành cơn ác mộng. Tôi cố gắng hết sức để vượt qua và tận dụng tối đa điều đó, nhưng theo dòng thời gian trôi đi tôi đã trở thành một học sinh khó dạy: tôi thuộc loại học sinh có năng khiếu trong lớp học và cả trên sân chơi thể thao, nhưng lại có hạnh kiểm nổi loạn và vô kỷ luật.

Suốt trong thời gian này, nhận thức tôn giáo của tôi được hình thành và phát triển, nhưng nhận thức đó còn tiềm ẩn. Tôi không thể đứng vào hàng ngũ Ky-tô hữu với chính trực giác riêng tư tôi nhận ra được điều gì là hiện thực tuyệt đối; còn nữa, trong số bạn bè tôi có người đã dứt khoát loại bỏ tôn giáo ra ngoài đời sống của mình. Tôi đã nhận ra trong thâm tâm mình có điều gì đó vượt qua khỏi thế giới giác quan thuần túy và tôi cũng nhận ra cách này hay cách khác, tự do tuyệt đối là rất hiện thực. Tôi phát hiện thấy thứ tự do mà tôn giáo phải đề cập đến, nhưng chỉ có một cách duy nhất tôi cảm thấy có thể cảm nghiệm được thứ tự do đó là thông qua kết bè kết bạn và tham gia vào nhiều loại hình độc hại khác nhau.

Lúc tôi đã ở tuổi mười bảy, mùa thu năm đó tôi rời bỏ gia đình và theo học cao hơn. Tôi vào Đại học Bedford, một đại học thuộc hệ thống đại học London, khoa tâm lý và sinh lý học. Sở thích tôn giáo (siêu nhiên) của tôi bắt đầu phát triển rất nhanh trong thời gian này và tôi bắt đầu tham gia đều đặn những bài thuyết trình do thuyết trình viên thuộc truyền thống Rudolf Steiner thực hiện. Trong vòng nhiều tuần liên tiếp và rồi một vài tháng sau, một loạt những chủ đề đã được trình bày - những điều phức tạp đầy hấp dẫn về vũ trụ học và siêu hình học, những vận hành của bánh xe nghiệp duyên, rồi lịch sử tôn giáo châu Âu, những dải Ngân hà, và những thế giới bí ẩn - toàn là những tư liệu hết sức hấp dẫn. Tuy nhiên, để theo kịp ý nghĩa những chủ đề đó, để thực sự làm được đôi điều gì đó ảnh hưởng đến cách sống của tôi đang sống lại là một vấn đề khác. Tôi vô cùng bận rộn vì phải lao vào những bài luận văn và ráng hết sức để qua được kỳ thi và còn lang thang vớ vẩn cùng bạn bè. Trong những điều tôi được biết, tôi thấy Yoga và Thiền hình như là điều tôi muốn theo đuổi trong những thời gian rảnh rỗi. Thực sự tôi cảm thấy đời mình thiếu một chút gì đó, nhưng ở thời điểm ấy, tôi đoán là điều thiếu vắng đó chính là chấn động tinh thần trong cuộc đời của tôi.

Thật kỳ lạ, trong suốt thời kỳ này, tôi không bao giờ đọc bất kỳ cuốn sách Phật nào cả; những lời giảng dạy gây phấn chấn tâm thần và đầy hấp dẫn luôn khiến cho mối bận tâm của tôi bị chệch hướng, còn những gì là ngụy biện, gây cảm hứng hay thiên về một sắc thái tu trì như: Thiên Chúa là kết cấu và bản chất muôn vật, là vị thần linh vĩ đại, là Đấng Thiên chủ, Đấng Hiện hữu ở khắp mọi nơi. Cho dù trong tâm trí tôi luôn hiện hữu những triết thuyết cao thượng như vậy, để có thể ngăn chặn được nhận thức thống khổ và bất an đang nổi lên, sự sa đọa vào những cảm khoái lạc đã nổi lên trong tôi, cho dù cái khoảng cách mong manh giữa kinh nghiệm lo lắng và lối thoát đi vào lãng quên, có điều gì đó trong tôi mách bảo rằng tôi phải lao vào con đường siêu nhiên - con đường đó ra sao, diễn ra ở đâu và dưới hình thức nào tôi chẳng có chút ý tưởng nào trong đầu cả.

Năm 1971 tôi nhận được bằng cử nhân và khi đó tôi có dịp nhận được một chuyến bay miễn phí trên chuyến bay chở hàng sang Malaysia. Tôi đã quyết định làm một chuyến du lịch sang các nước châu Á. Sinh nhật của tôi diễn ra vào tháng Chín năm đó, chính vì thế tôi có tổ chức một buổi tiệc liên hoan sinh nhật cuối cùng. Tôi đã mời tất cả những người quen biết, từ biệt họ và ra đi với chếc vé máy bay không khứ hồi (một chiều) và không hẹn ngày trở về. Khi tôi đi chu du khắp các nước Đông Nam Á, cố đến thăm những địa danh huyền bí, tôi rất kinh ngạc nhận thấy tất cả những nỗi bứt rứt và những khó khăn rắc rối tôi hy vọng bỏ đàng sau tại Anh quốc nay lại xuất hiện trên máy bay và bám theo tôi. Khi lên đường, tôi đã hạ quyết tâm từ bỏ uống rượu và hút thuốc và quyết định ăn chay trường. Tuy nhiên, khi tôi kiên trì đi từ nơi này sang nơi khác, tôi thấy mình luôn gắn với trước cùng một đám đông nào đó không như ý tôi muốn từ bỏ.
Tôi quyết định từ biệt nhóm người tôi đang chung sống trên bãi biển miền Nam Thái Lan và ra đi một mình đến những tỉnh miền Bắc Thái Lan xa xôi. Tôi có địa chỉ của một số bác sĩ người Anh đang hoạt động tại các trại tị nạn và coi nhà của họ là đích đến. Tôi đến đó vào đầu tháng Giêng năm 1978. Tôi được biết các bác sĩ tôi đã quan hệ lúc này không có mặt ở đó, chính vì vậy không phiền hà ai điều gì, tôi đã hỏi thăm đến các nơi thăm viếng khác gần đó. Một cô điều dưỡng cho tôi hay có một thiền viện Phật giáo dành cho người phương Tây tập sự xuất gia, và họ vừa mới đến đây thăm trại trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua, và nhờ những gì cô ta cho biết, hình như tôi có thể lưu lại ở đó một ít ngày. Tôi nghĩ bụng "Thật là tuyệt ", và tôi hoàn toàn có lý, ít ngày đầu tiên đó hiện giờ đã kéo dài đến mười năm.

Đây là một thiền viện đầu đà do Đại đức Sumedho thiết lập hai năm về trước. Những gì tôi gặp ở đây hình như là câu trả lời cho toàn bộ những khát vọng của tôi: Đây là nơi quy tụ một nhóm người vui tươi và thành tâm sống chung với nhau trong khổ hạnh và đơn sơ tận hiến vào việc thể nghiệm chân lý. Không phải trả tiền; không có bất kỳ đòi hỏi nào ngoài yêu cầu theo sát chương trình hàng ngày và có ước muốn thực hiện kỷ luật tu trì. Nguyên tắc được đặt ra là nhằm phục vụ ích lợi cho những người có mặt ở đây. Họ phải tham gia đầy đủ mọi sinh hoạt của một thành viên được quy định trong tập thể ở đây; nếu chỉ đi lòng vòng hoặc nhìn ngó sự việc diễn ra ở đây thì chẳng lợi lộc gì. Tôi thật sung sướng với khám phá mới này và cảm thấy như có bàn tay vĩ đại vô hình nào đó đã nhấc tôi ra khỏi bãi biển và quẳng tôi vào rừng sâu vậy. Hiện thời những gì tôi phải làm là xúc tiến công việc đó.

Những giáo lý và triết lý lặt vặt tôi đã gặp trong nhiều năm qua đột nhiên lại xuất hiện. Phật pháp đã soi sáng cho tôi quá rõ ràng: Tôi chẳng còn nghi ngờ gì mình đã tìm ra chánh đạo. Vào ngày thứ ba tôi đã xin xuống tóc và ba tuần sau đó tôi đã chính thức thọ Tám giới. Tôi được thọ giới làm Sa di vào năm 1978 và nhận Đại giới thành Tỳ kheo vào tháng Tư năm 1979, do ngài Ahahn Chan làm Hòa thượng cho tôi vì lúc đó ngài vẫn còn khỏe mạnh.

Từ đầu đến giờ tôi luôn coi khía cạnh cuốn hút và thích thú nhất đối với tôi là tinh thần phi giáo điều nơi chánh đạo Phật giáo: Con người được động viên cổ vũ để nghi ngờ, tìm tòi và lựa chọn đồng thời học hỏi từ kinh nghiệm cuộc sống của chính chúng ta. Việc diễn giải kinh Phật cũng phản ánh điều này - đó là chúng ta không nghe thấy bất kỳ tuyên bố nào của Đức Phật cho rằng Ngài là Chân lý Tuyệt đối để chúng ta tin theo. Nhưng chúng ta được nghe Trưởng lão Ananda nói rằng: "Tôi đã nghe thấy vậy" là sự động viên cổ vũ là để cho chúng ta suy gẫm về những lời Phật dạy hơn là chỉ mù quáng tán thành những giải thích của ai đó, không đếm xỉa gì đến việc giải thích của chúng ta có đúng đắn đến mức độ nào.

Yếu tố cơ bản nơi chánh đạo Phật giáo là tính giản dị. Lúc mới tiếp cận với chánh đạo Phật giáo, tôi cảm thấy giáo lý Phật giáo hơi nghèo nàn; hình như hơi "keo kiệt" chút xíu thì phải, khi thấy rằng Đức Phật chỉ đưa ra được "một nhúm lá". Tuy nhiên mười năm qua tôi đã cảm nhận được Đức Phật đã cương quyết không mệt mỏi chỉ để giảng dạy về "đau khổ và những gì xẩy ra sau đó". Những mối quan tâm thứ yếu đã khiến cho khả năng trí tuệ trật đường, những suy tư khó hiểu cộng với những gì cấp bách trong cuộc sống hàng ngày hình như đã vượt khỏi khả năng tin vào những gì thực tế. Ý nghĩa to lớn của cuộc sống mầu nhiệm được phát triển với hành thiền, song song với ý nghĩa ngạc nhiên và kỳ thú - điều hầu như đã trở thành hiển nhiên là vạn vật là vô tận. Đây là điều ta có thể hiểu được, vì nếu tập trung hết khả năng trí tuệ và trí nhớ để thử và nắm bắt cho được vạn vật thì thật là uổng công vô ích và không cần thiết. Một khi tuệ giác được giải thoát khỏi tham lam thì chẳng còn trận chiến nào nhằm giải quyết những điều nhiệm mầu đó. Phật pháp tập chú trên những điểm cơ bản nhất của vấn đề rộng lớn này, để có thể đạt đến điều đó chỉ có một mục tiêu duy nhất là: vạch ra cho được thói quen tham lam và kinh nghiệm đau khổ do tham lam đó mà ra sẽ đi đến chỗ kết thúc. Phật pháp chỉ đơn giản tạo ra cho ta cơ hội đó là: "Nếu bạn cảm thấy Phật pháp là điều quan trọng, thì đó là tất cả những gì bạn cần phải biết".

Tôi đã sống cuộc đời tu sĩ Phật giáo được mười năm - nghiêm túc nắm giữ giới luật và chuyên tâm hành thiền trong một thời gian dài mỗi ngày. Cảm nghiệm được những biến đổi sâu xa trong lối sống là điều hợp với lẽ tự nhiên; thực vậy, không cảm nghiệm được những thay đổi như vậy có thể phủ nhận tính đúng đắn nơi chánh đạo Phật giáo. Tuy nhiên, đang khi chiêm ngắm những gì hàm chứa nhiều ý nghĩa đó, bộc lộ được ý thức "vô ngã" sẽ luôn là một đề tài nổi cộm. Có một cảm nhận luôn tiến triển giúp ta khuây khỏa đó là tất cả những gì ta quan sát, nhận thức, ghi nhận và tạo ra được không phải là "tôi" hay "của tôi", tất cả những thứ đó không dính dáng gì đến cái "tôi" (bản ngã) cả, "Con người" chỉ thực sự là điều gì "được quan sát" hơn là trở thành "chủ thể quan sát". Lại còn có ý nghĩa giải thoát đang trải rộng theo dòng đời, những mắc mứu và ràng buộc về chính bản thân đang tan vỡ do sức trì níu của hoài bão và kỳ vọng. Một khi ý thức bản ngã tan biến đi thì ảo tưởng về thời gian cũng tan biến theo và lý trí có thể tỉnh táo và nhạy cảm trước những gì xảy ra ngay tại nơi đây vào lúc này.

Khuynh hướng tạo phức tạp và phiền muộn do những thăng trầm trong cuộc sống cũng sẽ tan biến đi khi những luật lệ trần tục không còn được coi như thuộc bản ngã nữa. Tất cả những gì thường được xác định là tội lỗi và nhận thức, cộng với những gì là sai trái trên đời này - tất cả đều đơn giản được coi như là một phần mô hình tự nhiên thuộc thế giới nhân duyên. Những phẩm chất dẫn đến những gì tốt đẹp cần được theo đuổi, những gì dẫn đến tai hại cần được loại bỏ, và một khi chúng ta rút kinh nghiệm được từ những lỗi lầm của ta, lúc đó tâm trí ta được tinh luyện. Có điều thật rõ ràng là cuộc sống chúng ta sẽ trở nên đơn giản hơn khi chúng ta không gây phức tạp thêm - không nhất thiết phải biến mọi sự trở thành vấn đề phức tạp
Tác giả: Ajahn Amaro
Nguồn: buddhanet.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét