Trang

TỨ DIỆU ĐẾ: Toàn bộ lời giải cho bài toán khổ của thế gian. - tác giả: GS001

TỨ DIỆU ĐẾ là bài pháp đầu tiên mà chư Phật đều thuyết giảng liền sau khi thành đạo (Chuyển Pháp Luân). Đó là toàn bộ lời giải cho bài toán khổ đau của thế gian mà chư Phật đã từ bỏ mọi hạnh phúc riêng tư để ra đi tìm kiếm. TỨ DIỆU ĐẾ gồm có 4 SỰ THẬT (ĐẾ) VI DIỆU mà chư Phật đều đã hoàn toàn thấu triệt trước khi tuyên bố là bậc VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC:

 “Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim).
 
Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.
 (Kinh Chuyển Pháp Luân)
Hai Phật ngôn trên được trích dẫn ra trước khi bàn về TỨ DIỆU ĐẾ để minh chứng rằng TỨ DIỆU ĐẾ là pháp vô thượng của chư Phật chứ không phải là pháp thấp thỏi của hàng hạ căn TIỂU THỪA như sự tuyên truyền của nhiều vị tổ Trung Hoa đã gieo vào tâm thức Phật tử từ xưa nay.  Lý do các Tổ tuyên bố như vậy là vì các ngài chưa chứng được BÁT NHÃ để hiểu chính xác BÁT NHÃ mà đã hiểu lầm qua ngôn từ của kinh BÁT NHÃ.  Sự hiểu lầm kinh BÁT NHÃ để sinh ra sự chê bai TỨ DIỆU ĐẾ của nhiều Tổ Trung Hoa sẽ được phân tích rõ ràng trong bài viết “TẠI SAO PHẬT GIÁO TRUNG HOA BỊ SUY TÀN”.
Như một người theo giòng nước để ra tới biển thì cần phải biết  làm sao nhập được vào giòng “SÔNG CÁI” chảy ra cửa biển, người Phật tử muốn ra tới biển giải thoát cũng vậy, không thể không biết về TỨ DIỆU ĐẾ vì đó là “PHÁP CÁI” của giòng TRI KIẾN PHẬT.  Muốn nhập được vào giòng TRI KIẾN PHẬT người Phật tử phải có những kiến thức căn bản về TỨ DIỆU ĐÊ, về BÁT CHÁNH ĐẠO, và  về TỨ NIỆM XỨ vì đó toàn là những “PHÁP CÁI” của chư Phật, mà pháp TỨ DIỆU ĐẾ là pháp rộng lớn nhất tổng hợp của mọi giòng giáo pháp của đạo Phật.
Do sự bao la của TỨ DIỆU ĐẾ bài giảng này không có tham vọng giải rõ mọi ngọn ngành của TỨ DIỆU ĐẾ mà chỉ muốn nhấn mạnh đến TÊN và Ý NGHĨA  của 4 SỰ THẬT trong TỨ DIỆU ĐẾ mà thôi. Ai nhớ rõ và chính xác về TÊN và Ý NGHĨA của 4 SỰ THẬT này thì về sau sẽ có khả năng tự khai triển  sự hiểu biết của mình để  hiểu rõ mọi ngọn ngành của TỨ DIỆU ĐẾ.
Nếu ai hỏi TỨ DIỆU  ĐẾ gồm những gì?  Thì hãy  trả lời TỨ DIỆU ĐẾ gồm 4 SỰ THẬT sau đây:
 
1)       SỰ THẬT về KHỔ ĐAU của cuộc đời.
2)       SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN KHỔ ĐAU
3)       SỰ THẬT về NIẾT BÀN, lúc KHỔ ĐAU được tận diệt.
4)       SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN.
Có 3 lý do để sự nhấn mạnh hai chữ SỰ THẬT ở đây: 1) Thứ nhất: nó liên quan đến sự khám phá mà trong đạo Phật gọi là GIÁC NGỘ.  GIÁC NGỘ trong đạo Phật phải được hiểu là một sự khám phá sự thật nhờ trí tuệ của chính mình, cũng giống như sự tìm ra các lời giải trong toán học hay tìm ra các sự thật mới ở trong khoa học.  Sự GIÁC NGỘ của đạo Phật đo đó có ý nghĩa thuần TRÍ TUỆ chứ không phải là một sự ban ơn hay mặc khải từ một đấng thần linh như trong các tôn giáo khác.  2) Thứ hai: là để nhấn mạnh rằng TỨ DIỆU ĐẾ phải được thấy một cách minh bạch,  rõ ràng, và chắc chắn giống như thấy các SỰ THẬT chứ không có tính cách mơ hồ như một triết lý.  3) Thứ ba:  Vì đã có nhiều lý thuyết đã đưa ra cho mỗi vấn đề, ví dụ như nhiều tôn giáo cũng đã đưa ra THIÊN ĐÀNG (đối chiếu với NIẾT BÀN của đạo Phật) nhưng chỉ có những gì mà chư Phật đã khám phá và tuyên bố qua TỨ DIỆU ĐẾ mới đúng  là SỰ THẬT.
1)  SỰ THẬT về KHỔ ĐAU của cuộc đời:  Ai thấy rõ SỰ THẬT về KHỔ, chân lý đầu tiên của TỨ DIỆU ĐẾ, sẽ phát triển thêm được những trí tuệ giải thoát sau đây:
1.1) Sẽ trở thành một bậc Thánh:  Trước hết, nếu ai còn mơ hồ không biết cuộc đời có khổ thực hay không thì người đó chắc chắn không thể thành Phật hoặc thành Thánh được.  Người đó sống chỉ để chờ chết như bất cứ một loài động vật nào mà thôi.  Muốn thành một bậc Thánh, người đó trước hết phải thấy rõ được sự thật đầu tiên “ĐỜI LÀ KHỔ” thì mới có thể có sự đổi thay từ PHÀM qua THÁNH.  TỨ DIỆU ĐẾ do đó còn được gọi là TỨ THÁNH ĐẾ. Là những sự thật cần giác ngộ đầy đủ trước khi được trở thành một bậc THÁNH.
1.2) Trở thành lạc quan, YÊU ĐỜI VÔ ĐIỀU KIỆN: Có nhiều nhà Phật học, không có can đảm đề cập sự thật “ĐỜI LÀ KHỔ” vì sợ thiên hạ cho rằng đạo Phật bi quan yếm thế rồi tránh xa.  Nhưng họ đã không hiểu sâu sắc được rằng, tất cả các vị Bồ Tát, nhờ đã thấu rõ sự thật “ĐỜI LÀ KHỔ” mới trở thành lạc quan, YÊU ĐỜI VÔ ĐIỀU KIỆN.  Vì  khi đã thấu rõ bản chất ĐỜI LÀ KHỔ thì  không còn than trách đòi hỏi gì ở cuộc đời nữa, mà chỉ còn biết YÊU THƯƠNG mà thôi.  Cũng như khi bắt một người đàn ông chăn giữ con nít, lúc đầu ông ta có thể bực bội vì chúng, khi khóc, khi cười, khi phá phách  không chịu ngồi yên. Nhưng khi đã hiểu rõ bản chất con nít là phải “hồn nhiên” như thế, thì ông ta không còn trách gì chúng nữa mà chỉ yêu thương vui đùa với chúng mà thôi.  Thấm nhuần được sự thật ĐỜI LÀ KHỔ thì cũng có sự rộng lượng yêu thương cuộc đời như thế.  Như vậy thấy KHỔ mà để được HẠNH PHÚC nếu biết dùng KHỔ để phát triển tâm TỪ BI thay vì lòng SÂN HẬN.
1.3) Sẽ chứng ngộ NIẾT BÀN chân thật: Trên nguyên tắc, nếu NIẾT BÀN đòi hỏi sự vắng mặt của KHỔ thì NIẾT BÀN đó không phải là NIẾT BÀN (bền vững) mà chỉ là một loại HẠNH PHÚC TẠM BỢ mà thôi, vì do sự đòi hỏi điều kiện KHỔ phải biến mất.  Cho nên NIẾT BÀN của chư Phật là loại HẠNH PHÚC VÔ ĐIỀU KIỆN, diện diện được ngay trong sự KHỔ, bất chấp điều kiện gì xảy ra.   Bởi thế ai sợ sự thật KHỔ của cuộc đời, thì người đó sẽ không bao giờ tìm thấy được NIẾT BÀN.  Ai tu mà chỉ để tìm kiếm HẠNH PHÚC thì cũng sẽ không đạt được NIẾT BÀN.  Các vị Bồ Tát, có trí tuệ, do đó đều phải thấm nhuần chân lý KHỔ đầu tiên của TỨ DIỆU ĐẾ mới có thể tìm thấy được NIẾT BÀN chân thật.
1.4) NIẾT BÀN đạt được không do thỏa mãn THAM ÁI, mà do hết THAM ÁI:  Thấm nhuần sự thật ĐỜI LÀ KHỔ là một cách nhanh chóng chấm dút THAM ÁI.  Hết THAM ÁI thì hết ĐÒI HỎI, Hết ĐÒI HỎI, thì hết THẤT VỌNG. Hết THẤT VỌNG thì hết BẤT BÌNH, hết KHỔ ĐAU.  Cho nên rốt cuộc không cần đi kiếm HẠNH PHÚC mà lại có NIẾT BÀN. Đó là lý do cần thấm nhuần ĐỜI LÀ KHỔ.  Ngoài 8 sự khổ thông thường mà các bài thuyết giảng về  TỨ DIỆU ĐẾ thường kể ra (Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Yêu nhau mà phải xa nhau, Ghét nhau mà phải sống với nhau, Muốn mà không được, Bị ngủ uẩn  hành hạ) bài viết này muốn nhấn mạnh thêm một SỰ THẬT KHỔ khác luôn luôn nội tại trong các pháp, rộng lớn hơn,  tổng quát  hơn mà các nhà khoa học đều có thể  nhận thấy:  Vạn pháp, dầu hữu tình hoặc vô tình, luôn luôn ở trong trạng thái BẤT ỔN ĐỊNH.  Chính sự  BẤT ỔN này tạo ra sự BẤT  TOẠI  NGUYỆN, tức còn KHỔ, trong mọi thời.
Chính vì có sự  KHỔ trong mọi thời mà  vạn vật  luôn luôn phải đổi thay không ngừng (VÔ THƯỜNG) và con người cũng phải luôn luôn làm việc không ngừng mà không một sự thỏa mãn nào có thể  đưa đến sự an nghĩ.  Chỉ có các bậc đã đạt giải thoát VÔ NGà (xem chân lý về NIẾT BÀN của TỨ DIỆU ĐẾ) không còn dính mắc THAM ÁI,  đã khách quan với mọi ngủ uẩn, kể cả hành động và cảm giác, mới có thể thấy “LÀM cũng như KHÔNG LÀM”,   thấy “KHỔ cũng như KHÔNG KHỔ”.  Đó là sự an nghĩ trong NIẾT BÀN, đạt được ngay trong mọi BIẾN ĐỘNG và trong mọi sự KHỔ.
 2) SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ ĐAU:  Sự cứu khổ của đạo Phật có tính cách khoa học hơn các tôn giáo khác nhờ sự thật thứ hai này. Đối với đạo Phật, tôn giáo nào, nhánh phái nào tuyên bố CỨU KHỔ, mà không biết chi về NGUYÊN NHÂN của KHỔ thì chẳng khác gì cách chữa bệnh mò của các ông lang băm mà thôi.   Chính vì có sự thấu triệt về SỰ THẬT NGUYÊN NHÂN của KHỔ ĐAU mà  đạo Phật mới có thể tuyên bố TẬN DIỆT KHỔ ĐAU vì  biết cách trừ diệt luôn những NGUYÊN NHÂN sinh ra đau khổ  để cho khổ đau không thể tái diễn. Nguyên tắc trừ diệt khổ đau của Đạo Phật  hoàn toàn có tinh thần khoa học giống như ngành Y KHOA,  tìm hiểu những nguyên nhân của bệnh để trừ diệt bệnh.
Chính nhờ đạo Phật biết NGUYÊN NHÂN của KHỔ ĐAU mà đạo Phật mới xứng đáng được chọn hơn các tôn giáo khác:  Giả như trong số các ông thầy thuốc được mời đến để thăm bệnh và chữa bệnh cho thân nhân của bạn, mà đa số chỉ quảng cáo sẽ chữa lành bệnh mà không biết bệnh do đâu mà có, chỉ duy nhất có một ông bác sĩ không quảng cáo, mà lại có thể  phân tích rành mạch cho bạn biết rõ về bản chất của bệnh, nguyên nhân của bệnh, và phương cách chửa bệnh sẽ như thế nào để bệnh sẽ được lành và sẽ không còn có thể tái phát nữa.  Như vậy thì bạn sẽ tin tưởng ông thầy thuốc nào hơn?
Cho nên chính TỨ DIỆU ĐẾ mới làm cho đạo Phật nổi bật tinh thần TRÍ TUỆ hơn các đạo khác.  Nếu ai hỏi tại sao bạn chọn ĐẠO PHẬT mà không chọn các tôn giáo khác, thì phải biết lấy TỨ DIỆU ĐẾ làm câu trả lời cho câu hỏi đó. Vì  không có tôn giáo nào có TỨ DIỆU ĐẾ giống như ĐẠO PHẬT cả. Tiếc thay nhiều vị Tổ Trung Hoa đã không hiểu giá trị của TỨ DIỆU ĐẾ  để phán sai rằng TỨ DIỆU ĐẾ là pháp thấp thỏi của bọn căn cơ TIỂU THỪA để làm cho Phật tử không học hỏi một pháp quan trọng nhất của đạo Phật. Trong bài viết “TẠI SAO ĐẠO PHẬT TRUNG HOA BỊ SUY TÀN” tôi sẽ giải thích tại sao nhiều vị Tổ Trung Hoa có sự hiểu lầm và chê bai TỨ DIỆU ĐẾ.
Muốn thấu triệt hoàn toàn về SỰ THẬT NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU KHỔ người Phật tử cần hiểu rõ về 12 NHÂN DUYÊN.  Trong đó VÔ MINH CHẤP NGà là cội gốc của KHỔ ĐAU.  Rồi từ nguyên nhân gốc cội đó mới khởi sinh ra các nguyên nhân khác như ÁI, THỦ, HỮU rồi những nguyên nhân này lại luân hồi nuôi dưỡng VÔ MINH CHẤP NGà càng sâu dày hơn.  Những điều này sẽ được giảng giải chi tiết hơn trong một bài khác về 12 NHÂN DUUYÊN.
3) SỰ THÂT về NIẾT BÀN:  Trước hết phải hiểu rằng NIẾT BÀN chỉ có nghĩa là KHỔ được TẬN DIỆT chứ không phải là một cỏi sung sướng như THIÊN ĐÀNG của các tôn giáo khác.   KHỔ TẬN DIỆT có nghĩa  là đã HẾT KHỔ và KHỔ KHÔNG CÒN TÁI DIỄN nữa, vì nguyên nhân của nó cũng đã được trừ diệt hoàn toàn.   Người học Phật muốn chứng đắc NIẾT BÀN, muốn DIỆT TẬN KHỔ ĐAU thì  phải thấu triệt rành rẻ  sự thật về NGUYÊN NHÂN ĐAU KHỔ ở trên và các sự thật sau đây:
3.1) Khi nguyên nhân của KHỔ ĐAU là VÔ MINH CHẤP  NGÃ thì không một sự thỏa mãn nào có  thể chấm dứt được KHỔ vì sự thỏa mãn không làm tiêu tan NGÃ CHẤP mà đôi khi còn làm tăng trưởng thêm.  Ngoài ra, vì bản chất các pháp  là luôn luôn BẤT TOẠI NGUYỆN như đã nói trong phần 1.4) ở trên, nên không có một sự thỏa mãn nào có thể chấm dứt bản chất BẤT TOẠI NGUYỆN của các pháp.   Do đó phương cách độc  nhất để đạt NIẾT BÀN, chấm dứt khổ đau,  là giác ngộ SỰ THẬT VÔ NGÃ, chấm dứt VÔ MINH CHẤP NGÃ.   Đó là sự thật về   NIẾT BÀN mà mọi người  học Phật  cần phải  nhớ rõ.
3.2) Cho dầu hằng ngày  ai ai đều  thấy  sờ sờ: trước mắt  MẶT TRỜI ĐI QUANH QUẢ ĐẤT (sáng mọc phương đông, chiều lặn phương tây) nhưng sự thật thì ngược lại:  QUẢ ĐẤT ĐI QUANH MẶT TRỜI.  Sự thật đó ông Galileo đã khám phá ra và làm đảo lộn đạo  Kitô.  Cũng vậy, mặc dầu hằng ngày  ai ai đều thấy sờ sờ sự hiện hữu của một BÃN NGÃ, đi đứng nằm ngồi, làm chuyện này, làm chuyện khác.  Tuy nhiên Đức Phật lại tuyên bố rằng VÔ NGà mới là SỰ THẬT.  Và ai giác ngộ được SỰ THẬT VÔ NGà thì sẽ chấm dứt được mọi KHỔ ĐAU (xem kinh BÁT NHÃ).  Như vậy muốn chứng ngộ NIẾT BÀN thì phải  khảo  sát BÃN NGà của mình để thấy rõ THỰC TƯỚNG của nó như thế nào, NGÃ?  hay VÔ NGÃ?.  Vấn đề này sẽ được bàn trong chân lý số 4 của TỨ DIỆU ĐẾ:  SỰ THẬT CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN.
3.3) Mỗi khi đã thấy được SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ ĐAU và SỰ THẬT  về  NIẾT BÀN,  thì người học Phật sẽ thấy được rằng  THIÊN ĐÀNG của các tôn giáo khác không thể là một sự thật, mà chỉ do sự ước mơ tưởng tượng của  lòng THAM ÁI của con người đang sống trong khổ đau và vô minh mà thôi.  Do  THAM ÁI  là một nguyên nhân của ĐAU KHỔ  nên các cỏi THIÊN ĐÀNG của các tôn giáo khác không thể chấm dứt được KHỔ để có HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỚI như họ mong ước.
4) SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN:  Để đi đến NIẾT BÀN  Đức Phật đưa ra BÁT CHÁNH ĐẠO.  Trong BÁT CHÁNH ĐẠO lại có  TỪ NIỆM XỨ.   Mà trọng tâm của những pháp  này là  để tìm hiểu THỰC TƯỚNG của BÃN NGÃ, để khám phá SỰ THẬT VÔ NGÃ để chấm  dứt VÔ MINH CHẤP NGÃ, nguyên nhân của mọi khổ đau. BÁT CHÁNH ĐẠO gồm 1. CHÁNH KIẾN, 2. CHÁNH TƯ DUY, 3. CHÁNH NIỆM (TỨ NIỆM XỨ), 4. CHÁNH ĐỊNH, 5. CHÁNH TINH TẤN, 6. CHÁNH NGHIỆP, 7. CHÁNH NGỮ, và 8. CHÁNH MẠNG. Những pháp BÁT CHÁNH ĐẠO và TỨ NIỆM XỨ sẽ được giảng riêng trong các bài kế tiếp, do đó không cần nói ra chi tiết ở đây.
tác giả GS001.

7 nhận xét:

  1. nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật con nguyên cầu chánh pháp trường tôn mãi mãi ,để cho hết thảy chúng sanh lấy đó mà làm chiết thuyền vững chắt vượt qua bể khổ sanh tử cuộc đời .

    Trả lờiXóa
  2. Rất mong thầy NGUYÊN HẢI viết nhiều bài hơn cho blog này

    Trả lờiXóa
  3. Pháp thở đưa hơi thối "Ăn thịt" từ phía bụng dưới dồn ngược lên đầu các thày không sợ bị nhiễm trùng, bị vi khuẩn và mùi hối thối của phân gây ô nhiểm cho não bộ và trí thông minh của các thầy hay sao ??
    Trông như là không vệ sinh cho lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn bạn. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn bạn. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta theo đạo giác ngộ ra sự thật cho nên điều quan trọng nhất " là chúng ta cần phải làm là tìm ra cho được "giáo pháp nào sẽ đưa cho chúng ta đến cái giác ngộ thật sự", tức là chúng ta "tìm ra cho được những lời nào là lời dạy thật sự của Đức Phật, chứ không phải tìm ra hay bảo vệ cho được lời của ông này, bà kia hoặc là tông phái kia "
    Tôi hoàn toàn đồng tình với lập luận này , vì suy cho cùng , bất cứ cá nhân nào trong chúng ta muốn đi tìm chân lý thì biết dùng phép so sánh dựa vào " VĂN ( đọc , nghe xem )- TƯ ( Suy nghĩ , trải nghiệm ) - TU ( thực hành ) theo lời Phật dạy thì mới có thể tìm ra điều mình cần thay vì cãi vã , lục vấn nhau về sự hiểu biết vì mọi người đều có điểm xuất phát như nhau là : đều trên đường tìm kiếm và đều chưa chứng đắc .

    Trả lờiXóa