Trang

Chỉ có 1 pháp môn giải thoát chứ không phải có 84 ngàn pháp môn như các sư Đại Thừa nói

Pháp môn giải thoát duy nhất khỏi sinh tử luân hồi, đau khổ mà Đức Phật đã dạy trong Tạng Kinh Nguyên Thủy là Bát Chánh Đạo. Các sư Đại Thừa thời sau Đức Phật tuyên bố có 84 ngàn pháp môn giải thoát trong nhiều Kinh sách Đại Thừa  (các sư sáng chế ra chứ không phải Kinh được kết tập trong lịch sử). Điều này là sai trái, tuyệt đối sai lầm và không thể chấp nhận. Hãy nhớ rằng đời người có hạn, tu sai 1 pháp môn (trong 84000 pháp môn) tưởng tượng là phí cả một kiếp người, rồi biết bao giờ mới trở lại làm người và khi làm người thì biết bao giờ mới gặp được Chánh Pháp. Bát Chánh Đạo phù hợp với mọi căn cơ mọi chúng sanh (ai cũng tu học được) nên đừng bao giờ dở trò ngụy biện là 84000 pháp môn dành cho 84000 căn cơ chúng sanh. Sau đây Phật Pháp Chân Thật trích ra 2 bài viết để cho các bạn Đại Thừa tham khảo về con số 84000 ngàn trong Chánh Kinh có ý nghĩa như thế nào.
CÓ CHĂNG  TÁM VẠN BỐN NGÀN PHÁP MÔN? (Tác giả: Minh Triết)
Hầu như tất cả các phật tử Việt nam và các phật tử thuộc Phật giáo "phát triển" đều tin chắc vào một nhận thức có tính “tiền đề” rằng:

Đạo Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn!

Nghĩa là Đạo Phật có vô số tông phái, tất cả đều có khả năng hướng dẫn con người đến giải thoát tuyệt đối.

Đây quả là một vấn đề “nhạy cảm” mà các bậc tôn túc rất ngại đem ra thảo luận.

Có chăng có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn khác nhau có thể đạt được giải thoát? hay nói cách khác rõ ràng hơn:

Có một chánh pháp của Đức Phật Gautama hay có đến tám vạn bốn ngàn chánh pháp của Đức Phật Gautama?

Lúc Đức Phật còn tại thế và trong suốt thời kì Đạo Phật còn hưng thịnh có lẻ chẳng ai đặt ra câu hỏi này, nhưng bây giờ (ngàn năm thứ ba sau Phập nhập diệt) khi Đạo Phật đã bị xuyên tạc, đã suy tàn và sắp hoại vong thì đây là lúc mà vấn đề rất cần được thảo luận nghiêm túc.

Ngôn ngữ kinh điển Phật giáo dùng cụm từ “tám vạn bốn ngàn” để tượng trưng, ám chỉ tính đa dạng hoặc một con số rất nhiều, như: 84.000 đại kiếp, 84.000 năm, 84.000 thị nữ, 84.000 cỗ xe, 84.000 con voi, 84.000 con bò, 84.000 chén bạc, 84.000 thước vải v.v. Đây chỉ là một thành ngữ phổ thông tại Ấn Độ trong thời đó, là cách nói tổng quát để chỉ một số lượng rất lớn.

Tìm trong kinh tạng Nikaya không thấy đề cập đến tám vạn bốn ngàn pháp môn. Chỉ duy nhất trong Kinh Tiểu Bộ, đoạn trưởng lão Ananda thương tiếc hồi tưởng lại sau khi Phật nhập diệt (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1024, Tiểu Bộ).

Thanissaro dịch từ Pali:

82,000 Teachings from the Buddha

I have received;

2,000 more from his disciples;

Now, 84,000 are familiar to me.

Thích Minh Châu dịch từ Pali:

Ta nhận từ đức Phật,

Tám mươi hai ngàn pháp,

Còn nhận từ Tỷ-kheo,

Thêm hai ngàn pháp nữa,

Tổng cộng tám tư ngàn,

Là pháp ta chuyển vận.

Luận sư Buddhaghosa, trong Chú Giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích “pháp” ở đây được hiểu như là “pháp uẩn” (dhammakhandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.

Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn?

Về điều này, các tài liệu cổ (porānā) đã nói rằng:

29. Tôi đã học tám mươi hai ngàn từ đức Phật, hai ngàn từ vị tỳ khưu (Sāriputta), tổng cộng các pháp này là tám mươi bốn ngàn.

30. Trong Tạng Luật có hai mươi mốt ngàn Pháp Uẩn, trong Tạng Kinh có hai mươi mốt ngàn Pháp Uẩn, và trong Tạng Vi Diệu Pháp có bốn mươi hai ngàn Pháp Uẩn.

Như thế, bằng cách giải nghĩa theo Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần riêng biệt.

Trong trường hợp này, bài kinh có một chủ đề (anusandhika) thì tính một Pháp Uẩn, bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi Diệu Pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần.

(Trích từ: Diệu Pháp yếu lược, bản Việt dịch của Tỳ kheo Indacanda)

Như vậy trong lịch sử Đạo Phật có lẽ là đã có sự lầm lẫn giữa hai từ “pháp môn” với “pháp uẩn”. Qua sự giải thích trên đây chúng ta có thể hiểu rằng  Pháp môn giải thoát của Đức Phật là một pháp môn duy nhất được giảng dạy chi tiết bằng một giáo pháp đồ sộ đề cập đến rất nhiều pháp uẩn tức các chủ đề, vấn đề, khía cạnh, chi tiết v.v… chứ không phải gồm vô số các pháp môn khác nhau.

Ai cũng biết, văn minh Ấn Độ là nền văn minh thật uyên thâm và thật đồ sộ, nó đã sản sinh rất nhiều các triết lý, tôn giáo, pháp môn. Người dân Ấn, nói chung, rất tự hào về sự phong phú của các triết lý, tôn giáo và các pháp môn đã hình thành trên đất Ấn. Vì thế có lẽ câu nói “Có tám vạn bốn ngàn pháp môn đưa đến giải thoát” là của người Ấn theo các pháp môn khác nhau của Ấn giáo. Cách nói này diễn đạt niềm tự hào của người dân Ấn với cách ẩn dụ rất đặc trưng của họ khi dùng “tám vạn bốn ngàn” để chỉ một con số rất nhiều. Người Ấn hiện giờ vẫn tin rằng Đức Phật Gautama cũng chỉ là một trong những hóa thân của thần Vishnu và với quan điểm như thế thì Đạo Phật cũng chỉ là một trong số nhiều pháp môn (bốn vạn tám ngàn) đã sinh ra từ nền văn minh Ấn Độ. Đó là góc nhìn của Ấn Độ giáo về Đạo Phật, còn từ góc độ của một Phật tử, chúng ta phải phân biệt giữa tám vạn bốn ngàn pháp môn giải thoát của nền văn minh Ấn Độ, chỉ có pháp môn của Đức Phật Gautama là đỉnh cao kì đặc hiếm hoi trong lịch sử. Giải thoát của Đạo Phật là một giải thoát rốt ráo, vượt ra khỏi các tầng trời, vượt ra khỏi cả tam giới. Phật pháp là pháp bảo, là duy nhất trong thời đại của ngài và có lẽ cho mãi đến tận bây giờ!

Cũng phải biết rằng, Đức Phật Gautama là người duy nhất chứng quả chánh đẳng chánh giác, với Toàn giác trí hay Nhất thiết trí (Sabbannuta nana). Quả vị A La hán của ngài là tối cao và khác hẳn quả vị a La Hán của các đệ tử đương thời và về sau. Càng về những ngàn năm sau, tính từ khi Phật nhập diệt, quả vị A La hán càng giảm chất lượng cho đến cuối cùng không còn ai chứng A La Lán nữa. Nói như vậy nghĩa là một vị tu sĩ đời sau, dù có thực sự chứng đắc đi nữa, cũng không thể có khả năng tạo dựng một pháp môn thay thế. Khó có thể tin rằng có một pháp môn nào, sau khi Đức Phật Gautama nhập diệt, có thể thay thế cho giáo pháp của ngài.

Có quan điểm cho rằng Đức Phật nói Pháp ở nhiều tầng trời nên có rất nhiều pháp môn khác nhau hoặc vì căn tạng khác nhau nên có nhiều pháp môn khác nhau. Việc học pháp trên các cõi trời ra sao thì không thấy kinh sách ở cõi người bàn tới, ở đây xin giới hạn việc thảo luận trong lãnh vực cõi người. Có phải vì chúng sanh có nhiều căn cơ khác nhau nên Đức Phật có nhiều pháp môn khác nhau (mà chánh tạng kinh điển quên không ghi lại)? Trong suốt tam tạng kinh điển ta biết Đức Phật đã từng tiếp xúc với đủ loại hạng người, ngài giáo thuyết bằng những bài kinh khác nhau. Trong từng trường hợp, rõ ràng là chỉ khác nhau về cách lí luận, cách thuyết phục, đề tài, lãnh vực, chi tiết…tức là chỉ khác nhau về pháp uẩn. Còn suốt giáo pháp chỉ thuần một vị, thống nhất ở giáo trình Giới-Định-Tuệ.

Nếu thực sự  Đức Phật đã dạy những  “pháp môn” khác nhau thì các “pháp môn” khác nhau này phải có thể đạt đến cùng một cứu cánh giải thoát như nhau. Sự khác biệt giữa Đạo Phật và các tôn giáo tại Ấn Độ chủ yếu vẫn là “nội dung” và “chất lượng” trong khái niệm giải thoát. Đức Phật đã chứng minh sự giải thoát của ngài là rốt ráo, còn giải thoát của các tôn giáo đương thời là không rốt ráo (vì còn kẹt lại ở các tầng trời). Vấn đề là làm sao biết rằng sự giải thoát này, các tầng bậc này, các quả vị này, chính là những trạng thái mà Đức Phật đã từng đạt được và hướng dẫn các A La Hán đệ tử cùng đạt được. Làm sao phân biệt? Rất khó! ngoại trừ khi có những tiêu chuẩn xác định. Kinh điển Nikaya còn ghi lại những tiêu chuẩn để xác định những tầng Định (Jhana) những tầng Tuệ (Vipassana) rất rành mạch. Kinh điển Nikaya còn ghi lại chuẩn mốc và nội dung của các quả vị. Cho nên nếu phủ nhận các quả vị , và không lấy chánh tạng (còn lưu lại) làm chuẩn mực, thì quả là không còn cách nào để biết rằng đây có phải là chánh pháp của Đạo Phật Gautama hay không.

Cùng xuất phát từ nền văn minh Ấn Độ, tuy nhiên Đạo Phật không phải là một đạo lớn và các tôn giáo khác tại Ấn Độ không hẳn là những tôn giáo nhỏ. Bài viết không cố chứng minh Đạo Phật là lớn và Đạo khác là nhỏ. Cũng không chứng minh chánh pháp của Đạo Phật là có giá trị và chánh pháp của các đạo khác là ít giá trị. Tất cả chỉ là muốn đặt vần đề đâu là chánh pháp của Đạo Phật Gautama? và đâu có thể không phải là chánh pháp của Đạo Phật Gautama! Con đường tìm đến sự tiến hóa tâm linh, tìm đến giải thoát là rất khó. Trong lịch sử thế gian đã từng có rất nhiều con đường được vạch ra với đích đến giải thoát khác nhau. Riêng Đức Phật Gautama, con người siêu việt hiếm hoi trong lịch sử, đã tìm được con đường giải thoát rốt ráo mà ngài gọi là con đường chánh. Vì thế phân biệt cho đúng đâu là con đường chánh tức chánh pháp của Đạo Phật là việc rất cần thiết. Việc này rất khó cho một người mới đang tìm đạo và càng khó hơn nữa nếu vị này đã từng cột buộc vào một tôn giáo, một tông môn, hay một giáo phái nào trước đây rồi. Trong trường hợp thứ hai, sự nhận ra chánh pháp có thể dẫn tới sự tự phủ định chính mình và những mối liên hệ xung quanh, và việc này đối với bãn ngã của từng con người là khó có thể chấp nhận được.

Chánh pháp của Đạo Phật được xác nhận không phải vì tên gọi của nó, không phải vì nó tôn xưng Đức Gautama là giáo chủ, không phải là vì giáo thuyết của nó có sử dụng ngôn ngữ và khái niệm của Đạo Phật, không phải vì những hứa hẹn giải thoát suông. Gọi là Chánh pháp của Đức Phật Gautama khi nó có Pháp học và Pháp hành rành mạch, cụ thể, thực sự hiệu quả. Gọi là chánh pháp của Đạo Phật  khi nó có thể dẫn người Phật tử lần lượt chứng đạt các quả vị và cuối cùng là chứng đạt Níp bàn (Nibbana) với quả vị A La Hán (Arahanta). Trong chánh pháp, các bậc đạo sư có thể thay đổi chút ít về pháp hành, nhưng không đạo sư nào dám thay đổi nội dung của của Quả vị hay Níp bàn. Có thể người Phật tử, vì những thiện nghiệp (parami) của mình chưa chín đủ, nên không thể đi hết Đạo lộ để đạt sự chứng ngộ cuối cùng. Nhưng khi buớc vào Đạo lộ của chánh pháp, người ta luôn an tâm vì thấy rõ những giai đoạn thứ tự của hành trình tu tập, người ta cũng biết mình đang ở vào giai đoạn nào hay mức độ nào của sự tu tập. Từ mức độ nhập lưu trở đi, Đạo Phật có thể coi như khác biệt và phân biệt  hoàn toàn với các tôn giáo khác trong nền văn minh Ấn Độ. Dưới mức đó (nhập lưu), Đạo Phật có thể giống như các tôn giáo khác ở điểm này hay điểm kia. Cho nên chánh pháp của Đạo Phật chỉ dễ được nhận ra ở đỉnh cao của nó.

Sau lần kiết tập thứ ba năm 244 trước công nguyên thì Đạo Phật đã không còn nguyên vẹn vì mâu thuẫn tư tưởng nội bộ. Năm 1199 , khi đoàn quân Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ kéo đến tàn sát Nalanda và thiêu hủy toàn bộ kinh sách tại đây thì Đạo Phật đã thực sự suy vong. Tính từ thời điểm đó đến nay, chúng ta sẽ quá vô tâm, nếu không nhận ra rằng Đạo Phật đang trong hồi mạt pháp. Và nếu tin rằng Đạo Phật đang trong hồi mạt pháp thì khó có thể tin rằng cứ mỗi vài năm lại có một “pháp môn” của Phật ra đời (không kể rất nhiều những pháp môn khác đã ra đời trong quá khứ) cùng với hiện trạng vô số pháp môn là vô số chùa chiền, thiền đường to lớn nguy nga được dựng lên. Hiện nay có quá ít nguồn thông tin đề cập và thảo luận thẳng thắn tới vấn đề quan trọng này.  Một phần, vì những bậc tôn túc có trách nhiệm đặt vấn đề, lại thuộc về thiểu số. Một phần rất muốn phát biểu nhưng sợ bị kết án phá hoại sự hòa hợp tăng. Một phần có lẽ vì chính Đạo Phật đang kiệt sức trong ngày tháng suy vong của mình!

Chúng ta đang ở vào một thời điểm đặc biệt của nền văn minh nhân loại. Mọi thứ đều phát triển nhanh chóng. Mọi thứ đều thay đổi, đặc biệt là về sự nhảy vọt trong nhận thức của con ngươi. Thông tin được truyền đi và trao đổi nhanh chóng. Thông tin rất dễ truy tìm và rất dễ kiểm chứng. Đối với những người còn đang phân vân trong sự lựa chọn các pháp môn, thì đây là lúc nên bỏ chút thì giờ để tìm câu trả lời thỏa đáng cho nghi vấn:

Phải chăng Đạo Phật thực sự của Đức Phật Gautama có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn? Đây là một vấn đề bức bách của rất nhiều người khát đạo đang phân vân tìm đạo. Đây cũng là vấn đề trách nhiệm đối với thế hệ trẻ. Từ trải nghiệm đau đớn của nhiều người, bài viết này là một chia sẻ nghiêm túc và chân thành, không phải “phá hoại” hay chỉ là “hí luận nhàn đàm”!

Minh Triết

(bài viết được hiệu chỉnh lại ngày 16/04/09)



Nguồn: Blog Phạm Doãn: http://vn.360plus.yahoo.com/phamdoan52


Tám vạn bốn ngàn pháp môn?
Trong sách báo Phật giáo, chúng ta thường thấy cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ tính đa dạng, đa phái của đạo Phật. Có nhiều người dùng cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ các pháp môn, các truyền thống khác nhau trong đạo Phật, và cho rằng bất kỳ pháp môn nào, bất kỳ truyền thống nào rồi cũng đưa đến mục đích cuối cùng của giác ngộ giải thoát. Đức Phật có giảng dạy như thế không?
Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi, trong kinh điển Pāli nguyên thủy không thấy có cụm từ "84 ngàn pháp môn" trong ý nghĩa nêu trên, mà chỉ có một đoạn văn do Trưởng lão Ānanda trả lời ông Moggallāna người chăn bò, khi ông ấy hỏi ngài lời dạy của đức Phật là gì, có tất cả là bao nhiêu pháp. Ngài đáp: "Trong 84 ngàn pháp, chính tôi được nghe đức Phật giảng 82 ngàn, còn 2 ngàn kia là do các vị tỳ khưu khác thuật lại" (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1025, Tiểu Bộ).
Xin ghi nhận vài điểm sau đây:
(1) Con số "84.000" hay cụm từ "tám mươi bốn ngàn" hay "tám vạn bốn ngàn" là một thành ngữ thường thấy trong nhiều bài kinh, như: 84.000 đại kiếp, 84.000 năm, 84.000 thị nữ, 84.000 cỗ xe, 84.000 con voi, 84.000 con bò, 84.000 chén bạc, 84.000 thước vải v.v. Đây chỉ là một thành ngữ phổ thông tại Ấn Độ trong thời đó, là cách nói tổng quát để chỉ một số lượng rất lớn, rất nhiều, không phải là một con số chính xác.
(2) Chữ "pháp" (dhamma) trong câu trả lời của ngài Ānanda có nghĩa là gì? Giáo sư K. R. Norman, dịch giả bản dịch Anh ngữ Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), cho biết rằng ngài luận sư Buddhaghosa, trong Chú Giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích "pháp" ở đây được hiểu như là "pháp uẩn" (dhammakhandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.
Trong quyển Saddhammasangaha (Diệu Pháp Yếu Lược) do Trưởng lão Dhammakitti Mahāsāmi soạn ra tại Sri Lanka vào khoảng thế kỷ 13 DL, Ngài có giải thích về "Pháp Uẩn" như sau:



... Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn? Bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi diệu pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần (theo bản Việt dịch của Tỳ khưu Indacanda).
(3) Cũng trong quyển Saddhammasangaha, ngài Dhammakitti Mahāsāmi có đưa ra các con số thống kê về Tam Tạng kinh điển như sau:
a- Trong 84.000 pháp uẩn, Tạng Kinh có 21.000 pháp uẩn, Tạng Luật có 21.000 pháp uẩn, và Tạng Vi diệu pháp có 42.000 pháp uẩn.
Ngày nay, các con số này cũng thấy được trích dẫn trong nhiều tác phẩm Phật học. Đây có phải là con số chính xác và khả tín không? Đã có vị Tăng Ni học giả nào nghiên cứu tường tận để chứng minh các con số này, hay không?
b- Tam Tạng Pāli gồm có một ngàn một trăm tám mươi ba (1.183) tụng phẩm (bhānavāra).
c- Tam Tạng Pāli có số lượng từ là hai trăm chín mươi lăm ngàn bảy trăm năm mươi (295.750).
d- Tam Tạng Pāli có số lượng mẫu tự là chín triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn (9.464.000).
Về Tạng Kinh, ngài liệt kê:
e- Trường Bộ có 34 bài kinh.
f- Trung Bộ có 152 bài kinh.
g- Tương Ưng Bộ có 7.762 bài kinh.
h- Tăng Chi Bộ có 9.557 bài kinh.
Ngoài ra, ngài cũng có đưa ra các con số thống kê về các bộ Chú giải và Sớ giải:
i- Tất cả Chú giải Tam Tạng do luận sư Buddhaghosa giảng giải có số lượng tụng phẩm là một ngàn một trăm sáu mươi ba (1.163).
j- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng từ là hai trăm chín chục ngàn bảy trăm năm mươi (290.750).
k- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng mẫu tự là chín triệu ba trăm lẻ bốn ngàn (9.304.000).
l- Sớ giải của Tam Tạng được giảng giải bởi các vị thầy giáo thọ về sớ giải, có số lượng tụng phẩm là sáu trăm ba hai (632).
m- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng từ là một trăm năm mươi tám ngàn (158.000).
n- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng mẫu tự là năm triệu không trăm năm mươi sáu ngàn (5.056.000).
Các con số về các bài giảng trong Kinh Tạng cũng được đề cập trong quyển Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālīnī), nhưng không nhiều chi tiết.
Ngày nay, các bộ Tam Tạng Pāli, Chú giải và Sớ giải đã được số hóa từ các nguồn Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan, và đã được phổ biến rộng rãi qua dạng đĩa CD-ROM. Chúng tôi không biết đã có những công trình nghiên cứu nào để minh chứng các con số thống kê nêu trên, bằng cách viết các chương trình vi tính để xử lý nguồn số hóa trên CD-ROM, hay không? Theo thiển ý, đó là đề tài rất thú vị và cũng rất quan trọng, rất xứng đáng để cho các vị nghiên cứu sinh Phật học lưu tâm và thực hiện trong các bài luận văn hay luận án tốt nghiệp.
11. Chánh Pháp tồn tại bao lâu?
Trong Chương 10, Tiểu Phẩm, Tạng Luật (Tỳ khưu Indacanda dịch) có đề cập đến việc bà Mahāpajāpati Gotamī đến gặp Đức Phật xin xuất gia tỳ khưu ni, và Ngài chỉ đồng ý cho phép nếu bà thọ nhận Tám Trọng Pháp. Sau đó, Ngài nói với Trưởng lão Ānanda:
- Này Ānanda, nếu nữ nhân không đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, phạm hạnh có thể sẽ được tồn tại lâu dài, Chánh Pháp có thể tồn tại một ngàn năm. Này Ānanda, bởi vì nữ nhân đã xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, giờ đây phạm hạnh sẽ không tồn tại lâu dài, này Ānanda, giờ đây Thánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.
(Sự kiện này cũng được ghi trong bài kinh Mahāpajāpati Gotamī, Tăng chi VIII.51)
Vì thế, ngày nay, 2500 năm sau khi Đức Phật bát-niết-bàn, nhiều người bi quan cho rằng chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp, không ai có thể đạt giác ngộ giải thoát nữa. Tuy nhiên, Chú giải Luật tạng và Chú giải Tăng chi bộ có giải thích: 1000 năm của Chánh Pháp là đề cập đến sự diệt tận các lậu hoặc với sự thành đạt về bốn Tuệ Phân Tích. Từ đó về sau là 1000 năm của sự diệt tận các lậu hoặc do thuần túy tuệ minh sát, 1000 năm của đạo quả Bất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhập Lưu. Như vậy, Chánh Pháp sẽ tồn tại 5000 năm, và sau đó sẽ không còn ai trong cõi người có thể nhập dòng thánh giải thoát. Thêm vào đó, Tỳ khưu Dhammanando (chùa Benchmabophitr, Bangkok) cho biết trong bản Chú giải Trường bộ và Trung bộ có ghi một con số khác: thời kỳ của đạo quả A-la-hán có thể kéo dài đến 4000 năm, rồi sau đó mới từ từ suy tàn.
Dù sao đi nữa, chúng ta cũng nên ghi nhận rằng trong lời giảng cuối cùng cho ngài Subhada trước khi nhập diệt, Đức Phật có tuyên bố khi nào Bát Chánh Đạo được tu tập và truyền giảng một cách đúng đắn thì thế giới nầy không bao giờ trống vắng các đạo quả thánh (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ).
-ooOoo-
Nguồn: Buddha Sasana - A Buddhist Page by Binh Anson



 Tham khảo thêm cho bài viết để hiểu cái gọi là "Đại Thừa":

 

12 nhận xét:

  1. tôi cũng rất tò mò và rất muốn tìm hiểu ngọn ngành sự thật. Tác giả bài viết này thật sự rất am tường đạo lí Phật Giáo. Trình độ rất uyên bác. Trong thời vàng thau lẫn lộn như ngày nay, có rất nhiều người cũng mượn danh đạo tạo đời cho riêng bản thân mình. bản chất thật sự của chánh giác thật sự đã sai lệch trầm trọng. Tôi thấy Đạo Phật nhiều người theo nhưng hiểu thì thật sự chưa tới nơi tới chốn. Chẳng lẻ thời suy tàn đã sắp đến...

    Trả lờiXóa
  2. 84 vạn hay 1 có gì quan trọng đâu, sao phải chấp? 84 vạn cũng được mà 1 cũng được. Giác ngộ thành công mới là đích đến, sao cứ chấp đi bằng gì.

    Trả lờiXóa
  3. 84 vạn hay 1 có gì quan trọng đâu, sao phải chấp? 84 vạn cũng được mà 1 cũng được. Giác ngộ thành công mới là đích đến, sao cứ chấp đi bằng gì.

    Trả lờiXóa
  4. 84 ngàn hạt xá lợi của Đức Phật thì có. CHứ còn 84 ngàn Pháp Môn chẳng biết đâu ra. CHo dù cộng tất cả các phep tu của tất cả các tôn giáo khác nhau trên địa cầu này ko biết đã đủ 84 ngàn không nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu một căn nhà chỉ có một cánh cửa để vào...thì đó là cánh cửa duy nhất, không có cánh cửa thứ hai. Nếu vào một lâu đài thì có vô số cánh cửa dẫn đến vô số căn phòng với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong các cánh cửa phòng đó, ta chỉ chọn đúng một cánh cửa cho nhu cầu của mình.

    Trả lờiXóa
  6. Duc phat co than thong len nhin ra duoc chung sanh co
    84 ngan phien nao len duc phat che ra 84ngan phap mon
    de cuu chung sanh.nhung tat ca phap mon ko co phap nao khac phap nao het phap nao cung tri la dan dat csanh den tri kien phat ma thoi hay to bd dat ma goi la ktanh vay .doc kinh kim cang vgiac niem phat hay lgia cho den tat ca cac phap mon deu chi den cai goi la tkphat vay.nhan ra dk roi thi chag can doc kinh hay niem chu gi het thag do thanh phat

    Trả lờiXóa
  7. Duc phat co than thong len nhin ra duoc chung sanh co
    84 ngan phien nao len duc phat che ra 84ngan phap mon
    de cuu chung sanh.nhung tat ca phap mon ko co phap nao khac phap nao het phap nao cung tri la dan dat csanh den tri kien phat ma thoi hay to bd dat ma goi la ktanh vay .doc kinh kim cang vgiac niem phat hay lgia cho den tat ca cac phap mon deu chi den cai goi la tkphat vay.nhan ra dk roi thi chag can doc kinh hay niem chu gi het thag do thanh phat

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết khá cân bằng để chuyển tải thông điệp : " Có hay không 84 ngàn pháp môn - Hay chỉ duy nhất 1 "
    Theo thiển ý của tôi . Bài kinh căn bản nhất của Phật thuyết là kinh chuyển pháp luân - Hay Tứ thánh đế , trong đó bao gồm Bát Chính Đạo - Là giáo trình xuyên suốt duy nhất trong hơn 40 năm hành đạo của Ngài . Những bài kinh còn lại vừa để chứng minh và làm rõ hơn luận thuyết của tứ thánh đế .

    " Tùy căn cơ chúng sinh mà Phật thuyết ...." Có lẽ là nguyên nhân để người đời sau có thể hiểu thành Phật đã thuyết giảng nhiều pháp môn ( 84.000 )
    Tuy nhiên " Căn cơ " ở đây theo tôi hiểu là chỉ duy nhất Đức Phật phát hiện được và chỉ có Ngài mới đủ năng lực làm được điều này vì ngài đã trải qua các giai đoạn tu tập và chứng đắc ở cấp độ cao nhất là quả vị PHẬT .Các đệ tử của Ngài tu đến đâu , chỉ Ngài mới biết được ( Như người thầy hiểu được học lực của học trò ) , vì vậy mới có : " Vì căn cơ chúng sinh mà Phật thuyết ...."
    Xin nêu ví dụ cho nhận định này :
    1- Khi gặp 5 anh em ngài Kiều Trần Như . Phật thuyết đầu tiên là kinh Tứ Thánh đế . Nhận thấy quá trình nhận thức của họ đã thay đổi . Phật thuyết thêm bài kinh Vô Ngã tướng . Sau đó cả 5 người đã chứng đắc .
    2- Nhận thấy Ngài La Hầu La đã đến giai đoạn chuyển biến quan trọng . Phật thuyết bài kinh " Giáo giới La Hầu La " , và ngài La Hầu La đã đạt kết quả sau đó .
    3- Bài kinh Bahia rất ngắn . Phật thuyết trên đường khất thực cho ngài Bahia nghe vì ngài nắm rõ căn cơ của Bahia đang ở đâu , thuyết điều gì sẽ có tác động mạnh nhất . Xin nhắc lại . Điều này duy nhất chí Đức Phật làm được .
    Tứ Thánh Đế và Bát chính đạo là con đường duy nhất cho Phật tử chúng ta thôi . Nếu có đường nào đi tắt , nhanh hơn , ngắn hơn , thì trước hết ngài đã truyền cho Cha Ngài ( Vua tịnh Phạn ) , con ngài ( Ngài La Hầu La ) , Vợ Ngài ( Công chúa Dajudala ) và các đệ tử thân tín của Ngài rồi .
    Xin cảm ơn tác giả bài viết và quý độc giả .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ rằng tứ thánh đế hay bát chính đạo không phải là một phương pháp giác ngộ mà chỉ là nền tảng để bắt đầu tập đi trên con đường giác ngộ thôi. Muốn giác ngộ phải trãi qua Thiền.

      Xóa
    2. Cảm ơn bạn ILU Kelvin05:47 27 tháng 12, 2017 đã góp ý . Tôi hiểu vấn đề , nhưng diễn đạt chưa đầy đủ . Trân trọng ý kiến của bạn .

      Xóa
  9. Cách xưng hô của Đức Phật với các đệ tử của ngài cũng có sự khác biệt giữa hai bộ kinh Nguyên thủy và Đại thừa :
    - Trong kinh nguyên thủy . Phật thường xưng hô " Như Lai " hoặc " Ta " . Với các đệ tử , ngài gọi là " Các ông " . Diều này thể hiện lời Phật nói trong kinh rằng ngài chỉ là một đạo sư ( Người thầy chỉ đường ). Ngài rất tôn trọng học trò của mình .
    - Trong kinh Đại thừa , hầu hết Phật đều xưng hô " Ta " , nhưng gọi đệ tử là " Các ngươi " . Thể hiện theo quan hệ vua tôi của tàu vốn không đúng với lòng từ bi , bác ái của nhà Phật

    Trả lờiXóa