Trang

Sưu tập: ĐỊNH NGHĨA CỦA CHÁNH ĐỊNH (Sammā Samādhi) trong Kinh Điển Pali

dolphins-dreamdesign-blume-des-lebens-goldene-lichtenergie-224625I. NĂM ĐẶC TÍNH CUẢ CHÁNH ĐỊNH

Khái niệm Chánh Định (sammasamādhi ) trong Đạo Phật nguyên thủy
được đề cập tới trong bài KINH ĐỊNH trong Tăng Chi Bộ, chương năm pháp
http://www.budsas.org/…/u-kinh…/tangchi05-0106.htm
- Chánh Định có thể nhận biết dựa trên năm yếu tố (đặc tính) như bài kinh Định đã đưa ra:
1. Ðịnh này hiện tại lạc và tương lai có quả dị thục lạc, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
2. Ðịnh này thuộc bậc Thánh, không thuộc vật chất, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
3. Ðịnh này không do người ác thực hiện, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
4. Ðịnh này an tịnh, thù diệu, đem đến khinh an, đạt được nhất tâm, không phải là sự chế ngự gò ép thường xuyên, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
5. “An tịnh, ta nhập định này. An tịnh, ta xuất khỏi định này”, trong mỗi người trí (như vậy) khởi lên.

——–
CHÚ Ý
Bài kinh khẳng định rằng Chánh Định có NHẬP – có XUẤT
- trí (như vậy) khởi lên “An tịnh, ta nhập định này. An tịnh, ta xuất khỏi định này”
- knowledge arises to him internally, I enter this concentration and rise from it mindfully.
- ‘sato kho panāhaṃ imaṃ samāpajjāmi sato vuṭṭhahāmī’ti paccattaññeva ñāṇaṃ uppajjati.
Nói có sách, mách có chứng: (3/278, tính theo PTS):
PALI VĂN:
‘‘katame pañca dhammā uppādetabbā? Pañca ñāṇiko sammāsamādhi – ‘ayaṃ samādhi paccuppannasukho ceva āyatiñca sukhavipāko’ti paccattaṃyeva ñāṇaṃ uppajjati. ‘Ayaṃ samādhi ariyo nirāmiso’ti paccattaññeva ñāṇaṃ uppajjati. ‘Ayaṃ samādhi akāpurisasevito’ti paccattaṃyeva ñāṇaṃ uppajjati. ‘Ayaṃ samādhi santo paṇīto paṭippassaddhaladdho ekodibhāvādhigato, na sasaṅkhāraniggayhavāritagato’ti [na ca sasaṅkhāraniggayha vāritavatoti (sī. syā. kaṃ. pī.), na sasaṅkhāraniggayhavārivāvato (ka.), na sasaṅkhāraniggayhavāriyādhigato (?)] paccattaṃyeva ñāṇaṃ uppajjati. ‘So kho panāhaṃ imaṃ samādhiṃ satova samāpajjāmi sato vuṭṭhahāmī’ti paccattaṃyeva ñāṇaṃ uppajjati. Ime pañca dhammā uppādetabbā.
VIỆT VĂN (HT. Thích Minh Châu)
viii) Thế nào là năm pháp cần được sanh khởi? Năm chánh định trí: “Ðây là định đưa đến hiện tại lạc và lạc quả tương lai”, tự mình khởi trí như vậy. “Ðịnh này thuộc bậc Thánh, xuất thế”, tự mình khởi trí như vậy. “Ðịnh này thuộc hàng hiền thiện thực hành”, tự mình khởi trí như vậy. “Ðịnh này là thanh lương, thù thắng, hướng đến an tịnh, quy về nhất tâm, không cần nhắc bảo, không bị chống đối, không bị thất bại”, tự mình khởi trí như vậy. “Tôi với chánh niệm nhập định này, và với chánh niệm xuất định này”, tự mình khởi trí như vậy. Ðó là năm pháp cần được sanh khởi. (Trường Bộ 3, Kinh Thập Thượng)
NĂM CHÁNH ĐỊNH TRÍ
Năm đặc tính của ĐỊNH được nhận biết bởi trí khởi lên của chính hành giả cho nên còn được gọi là NĂM CHÁNH ĐỊNH TRÍ
Chương pháp 5 chi – Kho tàng pháp học biên soạn bởi HT Giác Giới:
….
Tức là năm chánh định trí (Pañcañāṇiko sammāsamādhi), loại chánh định được thấu triệt bởi năm phản khán trí (Paccavekkhaṇañāṇa):
1. Tự sanh trí, biết “Đây là Định hiện tại lạc, tương lai quả lạc” (Ayaṃ samādhi paccuppannasukho c’ eva āyatiñca sukhavipāko’ ti paccattaṃyeva ñā-naṃ uppajjati).
2. Tự sanh trí, biết “Đây là Định cao thượng ly vật chất” (Ayaṃ samādhi ariyo nirāmiso’ ti paccat-taṃyeva…).
3. Tự sanh trí, biết “Đây là Định chỉ do bậc kỳ nhân thực nghiệm” (Ayaṃ samādhi akāpurisasevito’ ti paccattaṃyeva…)
4. Tự sanh trí, biết “Đây là Định thanh tịnh, tinh lương, tĩnh lặng, đạt đến nhất tâm, không hữu trợ, không bị chống đối, không bị thất bại” (Ayaṃ samādhi santo paṇīto paṭippassaddhaladdho ekodi-bhāvādhigato na ca sasaṅkhāraniggayhavāritavato’ ti paccattaṃyeva…)
5. Tự sanh trí, biết “Ta đang chánh niệm nhập định này, đang chánh niệm xuất định này” (So’ haṃ imaṃ samādhiṃ sato va samāpajjāmi sato vuṭṭhahāmī’ ti paccattaṃyeva ñāṇaṃ uppajjati).
D. III.278
——–
Chú ý:
Chánh Định Trí thứ 4 tự nhận biết “Đây là định thanh tịnh….”.
Đặc tính này của Định còn được gọi là TÂM ĐỊNH TĨNH LẶNG (Paṭipassaddha samādhi).
Tâm Định Tĩnh Lặng chỉ là một đặc tính trong năm đặc tính của Chánh Định.

II. NĂM CHI PHẦN của CHÁNH ĐỊNH

Bài kinh Năm Chi Phần VIII (28) tức là bài kinh tiếp theo bài kinh Định là một trong những bài kinh có định nghĩa Chánh Định kèm theo những giải thích rất chi tiết. Đó là định nghĩa dựa trên năm chi phần của CHÁNH ĐỊNH

(VIII) (28) Kinh Năm Chi Phần
1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng sự tu tập Thánh chánh định gồm có năm chi phần. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, như thế nào là sự tu tập Thánh chánh định gồm có năm chi phần?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục… chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất với tầm, với tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm hay đệ tử hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước. Cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho dung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Ðây là sự tu tập thứ nhất về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ… chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
5. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước, nước tự dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nuớc ấy phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần tẩm ướt làm cho sung mãn tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Ðây là sự tu tập thứ hai về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị Tỷ-kheo ấy thấm nhuần với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
7. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay sen trắng, những bông hoa ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ ba về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
9. Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngồi người dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che phủ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân này với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ tư về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được vị Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ.
11. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quán sát một người khác, người đứng quán sát người ngồi, hay người ngồi quán sát người nằm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thế nhập với trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ năm về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
Link:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-0106.htm

III. TÓM TẮT “NĂM CHI PHẦN” tức “NĂM CHÁNH ĐỊNH CHI”

Thế nào là năm pháp cần được tu tập?
Năm chánh định chi:
- Hỷ biến mãn (pītipharaṇatā)
- lạc biến mãn (sukhapharaṇatā)
- tâm biến mãn (cetopharaṇatā)
- quang biến mãn (ālokapharaṇatā)
- quán sát tướng. (paccavekkhaṇa nimitta)
Ðó là năm pháp cần được tu tập.

Giải thích thêm
Biến mãn : lan tỏa, tràn đầy, thấm đậm (Pali : furanata)
Quang : ánh sáng (āloka)
Quán sát tướng : Dấu hiệu mà tâm đã thấy biết được (Pali: paccavekkhaṇa nimitta)

Chi phần thứ năm của Chánh Định “paccavekkhaṇa nimitta” dịch là quán sát tướng được giải thích “vắn tắt” “khó hiểu” trong Kinh Định (Tăng Chi Bộ) như sau:
“…Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quán sát một người khác, người đứng quán sát người ngồi, hay người ngồi quán sát người nằm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thế nhập với trí tuệ…”
Chi phần thứ 5 hơi khó hiểu, do đó đã có nhiều cách giải thích khác nhau về Quán sát tướng.
Nhưng chi phần thứ 5 « Quan Sát Tướng » này lại là một khái niệm vô cùng quan trọng để hiểu đúng khái niệm CHÁNH ĐỊNH (hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi.)

”Năm Chánh Định Chi” trong Kinh Trường Bộ nằm ở link này:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong34.htm

Theo các bài kinh nói về Chánh Định
thì sự an tịnh tâm do giới, do cuộc sống độc cư ít giao tiếp, do parami từ kiếp trước, do đã có chánh niệm v.v sẽ dần dần dẫn tâm vào định. Khi có Định thì tâm trong sáng (và cũng có cả ánh sáng cụ thể nữa)
Chứ không phải tập trung vào ánh sáng để có định!
Chánh Định chủ yếu là sự an tịnh tâm bằng tu tập GIỚI, qua thời gian dài, chứ không phải dùng kỹ thuật hay nổ lực để kìm chế cái tâm đang loạn động.!!!
Nói chính xác thì kỹ thuật cũng phải có (khi tâm đã sẵn sàng) như kinh Tứ Niệm Xứ đã hướng dẫn.
Nhưng con đường đi đến Định thì dài lắm, gian khó lắm. Định nằm ở cuối con đường tu tập chứ không phải ở những ngày bắt đầu. Và nhất là chỉ dành cho hàng tu sĩ có nổ lực chân chính chứ không phổ quát cho hàng cư sĩ tại gia!

III. VÀI BÀI KINH THAM KHẢO THÊM VỀ CHÁNH-ĐỊNH

1. Kinh Thập Thượng (Trung bộ 34) :

“Thế nào là năm pháp cần được tu tập? Năm chánh định chi: Hỷ biến mãn, lạc biến mãn, tâm biến mãn, quang biến mãn, quán sát tướng. Ðó là năm pháp cần được tu tập”.
“Hỷ biến mãn”, “lạc biến mãn” được nói tới trong các tầng sơ thiền , nhị thiền và tam thiền, “Tâm biến mãn” có thể nghĩ tới Tứ Thiền ((tâm) xả niệm thanh tịnh). “Quang” biến mãn và Quán sát “tướng”, có thể nghĩ tới Quang tướng, Tợ tướng, Đinh tướng, hiện diện khi trong cận định và định, nhưng dễ bị mất mỗi khi tâm nghi ngờ, phóng dật, cả tinh tiến thái quá,… , như mô tả trong kinh Tùy Phiền não (Upakkilesa sutta), Trung Bộ 128:
“Ta nhận thấy hào quang và sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì hào quang biến mất đối với Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?” Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Nghi hoặc khởi lên nơi Ta. Vì có nghi hoặc nên định của Ta bị biến diệt; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta sẽ phải làm thế nào để nghi hoặc không khởi lên nơi Ta nữa”.

2. Tăng chi bộ kinh , Chương VIII – Tám Pháp, (VI) (64)  :

“3. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Nếu Ta có thể tưởng tri ánh sáng có thể thấy được các sắc, có thể giao thiệp với chư Thiên ấy, có thể nói chuyện, có thể thảo luận, như vậy, tri kiến này của Ta được thanh tịnh hơn lên”. Và này các Tỷ-kheo, sau một thời gian Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, tưởng tri ánh sáng và thấy được các sắc, và cùng chư Thiên ấy giao thiệp, nói chuyện và thảo luận. Nhưng Ta không biết về các chư Thiên ấy: “Chư Thiên này thuộc về Thiên chúng này, thuộc về Thiên chúng này”.

3. Các bản kinh tương đương trong hệ A-hàm:

a/ Kinh Tùy Phiền não (Trung bộ) có kinh tương đương là kinh Trường Thọ Vương Bốn khởi (Trường A-hàm, phẩm thứ 7, Trường Thọ vương, số 72)
b/ Kinh Tagaya có kinh tương đương là kinh Thiên (Trường A-hàm ( phẩm thứ 7, Trường Thọ vương, số 73)
“hào quang” trong bản kinh Hán viết là “quang minh”, Việt dịch là ánh sáng) .
——–
Sài Gòn 27/05/2014
BS PHẠM DOÃN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét