Trang

Chỉ Dẫn Cách Hành Thiền Minh Sát - Hòa thượng Mahasi


Thực  tập Thiền  Minh  Sát  là  nỗ  lực  của  thiền sinh để hiểu được đúng đắn bản chất các hiện tuợng tâm-vật-lý  đang  xảy  ra  chính  trong  thân  tâm  của mình. Thân thể mà thiền sinh nhận biết rõ ràng là một nhóm tính chất vật chất gọi là Sắc Uẩn (Rupa). Các hiện tượng tinh thần hay tâm lý là những hoạt
động của tâm được gọi là Danh Uẩn (Nama). Các hiện tượng thuộc thân tâm (danh sắc) đang xảy ra nên được thiền sinh nhận biết rõ ràng mỗi khi thấy,
nghe, ngửi, nếm, đụng, hay suy nghĩ. Phải chú tâm theo dõi và ghi nhận như ‘thấy, thấy’, ‘nghe, nghe’, ‘ngửi, ngửi’, ‘nếm, nếm’, ‘đụng, đụng’, ‘nghĩ, nghĩ’.
Tuy nhiên, vào lúc mới thực tập, thiền sinh không thể nào ghi nhận hết từng đối tượng đang xảy ra như vậy. Do đó, thiền nên bắt đầu ghi nhận những gì nổi bật và dễ nhận biết nhất.

Chọn Đường Tu Phật - Tiểu Thừa (Nguyên Thủy) hay Đại Thừa (Tân Tiến)?



 Bài viết này sẽ tóm lược con đường Giải thoát thật sự của Phật Gotama và những con đường tu tắt của chư vị Tổ-sư các phái Tân tiến: Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa. Bài này do cư sĩ Trùng Quang bỏ thời gian rất nhiều, viết ra nhằm giúp các bạn theo Đạo Phật có sự lựa chọn con đường tu hành đúng đắn trước hàng vạn Kinh Sách viết về Đạo Phật nhưng không phải Kinh Sách nào cũng có ích lợi, nhất là Kinh Sách Đại Thừa là rất nguy hiểm, không nên lạc vào mê cung hoang tưởng của các nhà Đại Thừa.