Hai ngôi làng không bao giờ kết hôn
11/07/2011 17:43:25
Đã bao đời, hai ngôi làng bình yên này vẫn giữ nguyên lời thề: trai gái không được kết hôn. Tuy nhiên, trong gian khó, họ vẫn xem nhau như người một nhà và luôn sống hết bên nhau.
Truyền thống này được truyền từ đời này qua đời khác và đến nay vẫn được nhiều thế hệ trẻ gìn giữ và phát triển tại hai ngôi làng độc đáo Xuân Biều và Cẩm Hoàng (Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Chung giọt máu hồng
Cả hai làng đều có một ngôi đình và cứ 5 năm một lần, giữa hai làng có một nghi lễ rước được xem là sự gắn kết từ ngàn đời trước. Vào ngày 3/9 âm lịch sẽ tổ chức đại lễ ở Xuân Biều, còn 6/9 thì ở Cẩm Hoàng.
Ngược về thời gian, câu chuyện trai gái không được kết hôn thì mọi người giữa hai làng đều nắm rõ. Đã bước sang tuổi 90 nhưng cụ Ngô Đình Kế, ở làng Xuân Biều kể về sự tích xa xưa.
Cha cụ Kế truyền lại, ngày xưa có một đôi vợ chồng sinh được 2 hai người con trai, lớn lên họ cho hai anh em sống ly thân, mỗi người chiếm giữ một vùng đất để xây dựng sự nghiệp, việc này để tránh hai anh em ở gần nhau dễ xích mích.
Và từ đó, người anh lập nên làng Xuân Biều còn người em lập nên làng Cẩm Hoàng chạy dọc theo bờ đê bên tả con sông Cầu. Nhưng trong quá trình hình thành xã Xuân Cẩm ngày nay thì giữa hai làng bị chia cắt bởi làng Cẩm Xuyên. Làng Cẩm Xuyên do những ngư dân lênh đênh trên sông nước sông Cầu lên xin ở tạm và từ đó thành lập rồi chia cắt Xuân Biều và Cẩm Hoàng.
Xuất phát từ gốc tích do hai anh em ruột thịt trấn giữ hai làng và thề rằng, con cháu không được lấy nhau. Từ bao đời nay người hai làng luôn xem là anh em, dù các đôi trai gái có thương nhau đến mấy thì chỉ dừng lại ở thứ tình cảm anh em trong một nhà.
Lễ hội ở hai ngôi làng ruột thịt
Là người anh nên làng Xuân Biều tổ chức lễ rước trước còn Cẩm Hoàng tổ chức sau. Nghi lễ được xem là sự gắn kết của hai làng, bởi buổi lễ là sự gặp mặt giao lưu mọi người hai làng. Mặc dù là người anh nhưng trước lễ, sẽ có 5 người cao tuổi làng Xuân Biều xuôi thuyền đi qua làng Cẩm Xuyên về Cẩm Hoàng, gặp mặt các cụ ở đây mời mọi người trong làng lên dự lễ.
Đúng sáng 3/9 lễ diễn ra, lễ rước được bắt đầu từ đình làng Xuân Biều với đầy đủ thuyền và lễ vật. Và một người lớn tuổi trong làng ngồi lên kiệu xuôi thuyền về đình làng Cẩm Hoàng. Để đón nhận người anh về làng mình, thì Cẩm Hoàng sẽ có 20 người ngược sông Cầu đi qua làng Cẩm Xuyên nghênh đón, sau nghi lễ lại ngược sông Cầu về đình làng tổ chức lễ.
Cụ Đẩu Văn Minh (94 tuổi) ở làng Cẩm Hoàng cho biết: “Việc bô lão và thanh niên trai tráng lên đón đoàn lễ rước Xuân Biều là để bảo vệ khi qua làng Cẩm Xuyên lỡ không may bị làng Cẩm Xuyên chặn đánh. Trong ngày lễ hội tất cả mọi người hai làng giao lưu gặp nhau. Và đến ngày 6/9 làng Cẩm Hoàng tổ chức thì cũng tương tự như Xuân Biều”.
Đã bao đời nay người giữa hai làng có truyền thống giúp đỡ nhau trong công việc. Cụ Minh nhớ lại: “Ngày trước mỗi khi nghe làng Xuân Biều gặp khó khăn chính bản thân tôi cùng anh em trong làng lên Xuân Biều giúp đỡ nhưng không đòi hỏi một cái gì. Còn làng tôi gặp khó khăn thì làng Xuân Biều lại xuống giúp”.
Đến mùa cấy, gặt, làm thủy lợi mà Xuân Biều làm đã xong, trong lúc Cẩm Hoàng chưa xong thì người làng Xuân Biều lại mang cơm, nước… đi xuống làng Cẩm Hoàng để giúp đỡ. Vào mùa mưa lũ về đoạn đi qua Cẩm Hoàng không ít lần bờ đề sông Cầu sạt lỡ, thì mọi người trong làng Xuân Biều lại chạy xuống giúp…
Trong lúc đó, nếu làng Cẩm Xuyên có gặp hoạn nạn thì người làng Cẩm Hoàng, Xuân Biều không giúp đỡ, trừ khi cầu viện. Ngoài việc tại xã thì con em hai làng này đi xa làm xa quê, mỗi khi người ở Cẩm Hoàng gặp chuyện không may thì người Xuân Biều xả thân giúp đỡ và ngược lại…
Trai gái hai làng mãi là anh em
Khẳng định chuyện cưới hỏi trai gái hai làng, cụ Kế nói chắc như đinh đóng cột rằng: “Năm nay tôi đã 90 tuổi, đầu bạc răng long rồi nhưng chưa có một đôi trai gái nào giữa hai làng cưới nhau hết”.
Cha ông để lại, hậu thế giữ gìn và cho đến nay trai gái hai làng chỉ xem nhau anh em, không nẩy sinh chuyện tình cảm. Dù có yêu thương đến mấy thì bản thân mỗi người cũng tự ý thức được điều này, bởi đời cha thực hiện, đời con cháu noi theo.
Đời trước đã truyền lại nhưng đến nay vẫn không phai mờ, từ già đến trẻ ai cũng ý thức được và trai gái giữa hai làng quyết không lấy nhau.
Anh Đẩu Văn Thành (29 tuổi), ở thôn Cẩm Hoàng tâm sự: “Từ khi còn nhỏ, mặc dù không ai bày dạy nhưng tôi đã ý thức được việc trai gái không kết hôn. Cho đến giờ thanh niên giữa hai làng chơi với nhau thân thiết lắm nhưng không có ai yêu nhau hết, để cưới vợ thì sang làng khác tìm hiểu”.
Ông Ngô Khắc Tình, Chủ tịch xã Xuân Cẩm cho biết: "Đã hơn 20 năm làm cán bộ xã nhưng ở hai làng Xuân Biều, Cẩm Hoàng chưa có một đôi trái gái nào kết hôn. Và cũng chưa có một lần nào thanh niên hai làng này xích mích hay đánh nhau, họ quý nhau và giúp đỡ nhau. Người trong hai làng rất thân tình, xem nhau như ruột thịt. Chuyện kêt hôn xã không cấm một cái gì mà tự ý thức của trai gái hai làng này".
Truyền thống này được truyền từ đời này qua đời khác và đến nay vẫn được nhiều thế hệ trẻ gìn giữ và phát triển tại hai ngôi làng độc đáo Xuân Biều và Cẩm Hoàng (Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Chung giọt máu hồng
Cả hai làng đều có một ngôi đình và cứ 5 năm một lần, giữa hai làng có một nghi lễ rước được xem là sự gắn kết từ ngàn đời trước. Vào ngày 3/9 âm lịch sẽ tổ chức đại lễ ở Xuân Biều, còn 6/9 thì ở Cẩm Hoàng.
Ngược về thời gian, câu chuyện trai gái không được kết hôn thì mọi người giữa hai làng đều nắm rõ. Đã bước sang tuổi 90 nhưng cụ Ngô Đình Kế, ở làng Xuân Biều kể về sự tích xa xưa.
Đình làng Xuân Biều và làng Cẩm Hoàng, cứ 5 năm một lần hai làng này tổ chức một ngày lễ để gặp gỡ gắn kết tình anh em |
Cha cụ Kế truyền lại, ngày xưa có một đôi vợ chồng sinh được 2 hai người con trai, lớn lên họ cho hai anh em sống ly thân, mỗi người chiếm giữ một vùng đất để xây dựng sự nghiệp, việc này để tránh hai anh em ở gần nhau dễ xích mích.
Và từ đó, người anh lập nên làng Xuân Biều còn người em lập nên làng Cẩm Hoàng chạy dọc theo bờ đê bên tả con sông Cầu. Nhưng trong quá trình hình thành xã Xuân Cẩm ngày nay thì giữa hai làng bị chia cắt bởi làng Cẩm Xuyên. Làng Cẩm Xuyên do những ngư dân lênh đênh trên sông nước sông Cầu lên xin ở tạm và từ đó thành lập rồi chia cắt Xuân Biều và Cẩm Hoàng.
Xuất phát từ gốc tích do hai anh em ruột thịt trấn giữ hai làng và thề rằng, con cháu không được lấy nhau. Từ bao đời nay người hai làng luôn xem là anh em, dù các đôi trai gái có thương nhau đến mấy thì chỉ dừng lại ở thứ tình cảm anh em trong một nhà.
Lễ hội ở hai ngôi làng ruột thịt
Là người anh nên làng Xuân Biều tổ chức lễ rước trước còn Cẩm Hoàng tổ chức sau. Nghi lễ được xem là sự gắn kết của hai làng, bởi buổi lễ là sự gặp mặt giao lưu mọi người hai làng. Mặc dù là người anh nhưng trước lễ, sẽ có 5 người cao tuổi làng Xuân Biều xuôi thuyền đi qua làng Cẩm Xuyên về Cẩm Hoàng, gặp mặt các cụ ở đây mời mọi người trong làng lên dự lễ.
Đúng sáng 3/9 lễ diễn ra, lễ rước được bắt đầu từ đình làng Xuân Biều với đầy đủ thuyền và lễ vật. Và một người lớn tuổi trong làng ngồi lên kiệu xuôi thuyền về đình làng Cẩm Hoàng. Để đón nhận người anh về làng mình, thì Cẩm Hoàng sẽ có 20 người ngược sông Cầu đi qua làng Cẩm Xuyên nghênh đón, sau nghi lễ lại ngược sông Cầu về đình làng tổ chức lễ.
Năm nay tôi đã 90 tuổi, cụ Ngô Đình Kế khẳng định chưa có một đôi trai gái nào giữa hai làng cưới nhau |
Đã bao đời nay người giữa hai làng có truyền thống giúp đỡ nhau trong công việc. Cụ Minh nhớ lại: “Ngày trước mỗi khi nghe làng Xuân Biều gặp khó khăn chính bản thân tôi cùng anh em trong làng lên Xuân Biều giúp đỡ nhưng không đòi hỏi một cái gì. Còn làng tôi gặp khó khăn thì làng Xuân Biều lại xuống giúp”.
Đến mùa cấy, gặt, làm thủy lợi mà Xuân Biều làm đã xong, trong lúc Cẩm Hoàng chưa xong thì người làng Xuân Biều lại mang cơm, nước… đi xuống làng Cẩm Hoàng để giúp đỡ. Vào mùa mưa lũ về đoạn đi qua Cẩm Hoàng không ít lần bờ đề sông Cầu sạt lỡ, thì mọi người trong làng Xuân Biều lại chạy xuống giúp…
Trong lúc đó, nếu làng Cẩm Xuyên có gặp hoạn nạn thì người làng Cẩm Hoàng, Xuân Biều không giúp đỡ, trừ khi cầu viện. Ngoài việc tại xã thì con em hai làng này đi xa làm xa quê, mỗi khi người ở Cẩm Hoàng gặp chuyện không may thì người Xuân Biều xả thân giúp đỡ và ngược lại…
Trai gái hai làng mãi là anh em
Khẳng định chuyện cưới hỏi trai gái hai làng, cụ Kế nói chắc như đinh đóng cột rằng: “Năm nay tôi đã 90 tuổi, đầu bạc răng long rồi nhưng chưa có một đôi trai gái nào giữa hai làng cưới nhau hết”.
Cha ông để lại, hậu thế giữ gìn và cho đến nay trai gái hai làng chỉ xem nhau anh em, không nẩy sinh chuyện tình cảm. Dù có yêu thương đến mấy thì bản thân mỗi người cũng tự ý thức được điều này, bởi đời cha thực hiện, đời con cháu noi theo.
Hai ngôi làng nằm theo bờ đê sông Cầu, vào mùa mưa lũ về đoạn đi qua Cẩm Hoàng, Xuân Biều sạt lỡ thì mọi người trong hai làng chạy xuống giúp |
Đời trước đã truyền lại nhưng đến nay vẫn không phai mờ, từ già đến trẻ ai cũng ý thức được và trai gái giữa hai làng quyết không lấy nhau.
Anh Đẩu Văn Thành (29 tuổi), ở thôn Cẩm Hoàng tâm sự: “Từ khi còn nhỏ, mặc dù không ai bày dạy nhưng tôi đã ý thức được việc trai gái không kết hôn. Cho đến giờ thanh niên giữa hai làng chơi với nhau thân thiết lắm nhưng không có ai yêu nhau hết, để cưới vợ thì sang làng khác tìm hiểu”.
Ông Ngô Khắc Tình, Chủ tịch xã Xuân Cẩm cho biết: "Đã hơn 20 năm làm cán bộ xã nhưng ở hai làng Xuân Biều, Cẩm Hoàng chưa có một đôi trái gái nào kết hôn. Và cũng chưa có một lần nào thanh niên hai làng này xích mích hay đánh nhau, họ quý nhau và giúp đỡ nhau. Người trong hai làng rất thân tình, xem nhau như ruột thịt. Chuyện kêt hôn xã không cấm một cái gì mà tự ý thức của trai gái hai làng này".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét