Trang

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Thuật ngữ - Mahasi


Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Mục lục & Giới Thiệu - Mahasi


-IX-
THUẬT NGỮ
-ooOoo-
[A]
Abhiññā: Năng lực cao siêu.
Có sáu abhiññā, lục thông: 1. thần túc thông; 2. nhãn thông; 3. nhĩ thông; 4. tha tâm thông, khả năng đọc được tư tưởng của người khác; 5. túc mạng thông, khả năng hồi nhớ các tiền kiếp; 6. Lậu tận thông, tuệ giác tận diệt mọi hoặc lậu (āsava).

Ādinava ñāṇa: Tuệ thấy hiểm họa. Tuệ minh sát thứ mười sáu, thấy hiểm họa trong những gì luôn luôn trở thành, không ngừng chuyển biến. Từ bỏ chấp thủ do luyến ái. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát, trang 527.
Adukkhamasukha: Không-lạc-không-khổ, vô ký, một trong ba loại thọ (vedanā).
Akusala: Bất thiện.
Anāgāmi: A Na Hàm, tầng thánh thứ ba, Bất Lai. Xem chữ Noble One.
Anāgāmimagga: A Na Hàm Ðạo. Xem chữ Noble One.
Anattā: Vô ngã.
Anicca: Vô thường.
Aniccānupassanā ñāṇa: Tuệ quán vô thường. Quán niệm các hành (saṅkhāra) là vô thường, từ bỏ ý niệm vô thường.
Āpo: Thủy đại, nguyên tố nước trong sắc pháp, có đặc tánh làm dính liền.
Arahat: A La Hán. Xem chữ Noble One.
Arahattamagga: A La Hán Ðạo. Xem chữ Noble One.
Ariyamagga: Thánh Ðạo; hành giả chứng nghiệm Thánh Ðạo phát triển tuệ minh sát siêu thế.
Ariyamagga ñāṇa: Tuệ minh sát của Thánh Ðạo.
Ariyaphala: Thánh Quả. Xem chữ Magga và Phala.
Āsava: Hoặc lậu, bợn nhơ tiềm tàng trong dòng nghiệp. Có bốn hột giống ô nhiễm đâm rễ ăn sâu trong dòng nghiệp là: kāmāsava (dục lậu), bhavāsava (hữu lậu, ham muốn cuộc sống vĩnh viễn trường tồn), diṭṭhāsava (tà kiến lậu), và avijjāsava (vô minh lậu).
Assaji, Ðại Ðức: Một trong Năm Vị Tỳ Khưu đã được nghe Ð?c Phật thuyết giảng bài Pháp Ðầu Tiên và trở nên một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Ðức Phật.
Ātman (tiếng Sanskrit, Bắc Phạn): Tự ngã.
Attā (tiếng Pāli, Nam Phạn): Tự ngã.
Āvajjana citta: Ý môn hướng tâm, thức hướng về đối tượng.
[B]
Bhaṅga ñāṇa: Tuệ Diệt. Xem Mười Sáu tầng Tuệ Minh Sát.
Bhaddiya, Ðại Ðức: Một trong Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu thường được gọi là Năm Anh Em Kiều Trần Như.
Bhavaṅga: Thức hộ kiếp. Thức ngủ ngầm có tánh cách tiêu cực. Xem Cơ Năng Của Thức.
Bhāvanā: Trau giồi, phát triển, thiền tập.
Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
Bhikkhu: Tỳ khưu, một nhà sư Phật Giáo
Bhojjhaṅga: Giác Chi, những Yếu Tố Của Sự Giác Ngộ. Có bảy yếu tố, thất giác chi: sati (niệm), dhammavicaya (trạch pháp), viriya (tinh tấn), pīti (phỉ), passadhi (an khinh), samādhi (đ?nh), upekkhā (xả).
Brahma: Phạm Thiên. Một "vị trời" ở cảnh Phạm Thiên.
[C]
Cakkhuviññāṇa: Nhãn thức
Cetanā: Tác ý. Ý muốn làm, nằm phía sau hành động bằng thân, khẩu, ý.
Citta vithī: Lộ Trình Tâm. Tiến trình tư tưởng.
Cuti citta: "Tử tâm", thức cuối cùng của người lâm chung, trước chặp thức tái sanh nối liền hai kiếp sống.
[D]
Deathless: Bất tử. Nibbāna, Niết Bàn.
Deva: Một chúng sanh trong cảnh trời, một vị trời.
Dhātu: Nguyên tố.
Diṭṭhāsava: Tà kiến lậu. Xem chữ Āsava.
Dukkha: Ðau khổ, thọ khổ, một trong ba loại thọ (vedanā).
[E]
Ehi bhikkhu ordination: "Ðến đây, tỳ khưu", những danh từ mà Ðức Phật dùng vào thời buổi sơ khai của Phật Giáo để chấp nhận một người vào Giáo Hội Tăng Già. Khi Giáo Hội phát triển rộng lớn, nghi thức hành lễ xuất gia quy củ hơn, phải có định số tối thiểu là năm vị tỳ khưu để chủ trì buổi lễ.
[F]
Foundations of Mindfulness: Niệm Xứ. Xem Satipaṭṭhāna.
Four Noble Truths: Tứ Diệu Ðế, bốn Chân Lý Thâm Diệu: 1. Khổ Ðế, Chân Lý về sự khổ, 2. Tập Ðế, Chân Lý về nguyên nhân sanh khổ, 3. Diệt Ðế, Chân Lý về sự chấm dứt đau khổ, 4. Ðạo Ðế, Chân Lý về Con Ðường dẫn đến chấm dứt đau khổ.
Fruit: Quả. Xem magga và phala, Ðạo và Quả.
[G]
Gati nimitta: Biểu tượng lâm chung, một dấu hiệu phát hiện trong tâm ngay trước chặp cuti citta, tử tâm, chặp tâm cuối cùng trước khi chết.
Gotrabhū: Chặp tâm Chuyển Tánh. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát, trang 527.
Group of Five: Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu trước kia tu khổ hạnh với Bồ Tát, là năm vị đầu tiên nghe Ðức Phật thuyết giảng kinh Chuyển Pháp Luân, bài Pháp Ðầu Tiên, và sau đó trở thành năm vị tỳ khưu đệ tử Phật đầu tiên.
[H]
Hadāya vatthu: Ý căn, căn môn của tâm.
[J]
Jīva: Ðời sống, sinh lực.
Javana: Chặp tâm xung lực, hay tốc hành. Xem Cơ Năng Của Thức.
Jhāna: "Thiền", một trạng thái tâm định ở mức cao.
[K]
Kāmāvacara: Thuộc dục giới, đối với những gì thuộc sắc giới và vô sắc giới.
Kamma: Nghiệp, hành động có tác ý.
Kamma nimitta: Hiện tượng của nghiệp, Nghiệp tướng, một hình ảnh phát hiện trong tâm của người sắp lâm chung, tiêu biểu cho một vài hành động xảy ra trước khi chết.
Kāraka attā: Tự ngã chủ động. Tin rằng có một thực thể sống ảnh hưởng hành động bằng thân, khẩu, ý.
Khandha: "uẩn", "nhóm" ; năm uẩn hay năm nhóm cấu thành con người: sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa).
Khaya, vaya: chấm dứt, hoại diệt và tan rã.
Kilesa: Ô nhiễm, bợn nhơ tinh thần.
Kiriyā citta: Tâm hành (của chư Phật và chư vị A La Hán). Có hành động nhưng hành động ấy không tạo nghiệp.
Koṇḍañña, Ðại Ðức: Một trong Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đã nghe Ðức Phật thuyết giảng bài Pháp đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) và trở thành một trong năm vị tỳ khưu đệ tử Phật đầu tiên. Ngài là người đầu tiên thấy Dhamma, Giáo Pháp, do đó có tên là Aññā Koṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như), "Koṇḍañña, người thông hiểu".
Kusala javana citta: tâm xung lực, hay tốc hành thiện.
[M]
Magga and Phala: Ðạo và Quả; sự chứng nghiệm giác ngộ có bốn tầng: Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Trong mỗi tầng, hành giả chứng nghiệm hai giai đoạn: Ðạo và Quả. Như vậy có Tu Ðà Huờn Ðạo, Tu Ðà Huờn Quả, Tư Ðà Hàm Ðạo, Tư Ðà Hàm Quả, A Na Hàm Ðạo, A Na Hàm Quả, A La Hán Ðạo, A La Hán Quả, tất cả tám sự chứng nghiệm.
Mahānāma, Ðại Ðức: Một trong Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đã nghe Ðức Phật thuyết giảng thời "Pháp Ðầu Tiên" có tên là "Kinh Chuyển Pháp Luân" và trở thành một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Ðức Phật.
Majjhima Nikāya: Trung A Hàm, một trong năm bộ A Hàm của Tạng Kinh (Sutta Piṭaka).
Māna: Ngã mạn, một trong mười thằng thúc (saṁyojana), tức dây trói buộc cột chúng sanh vào vòng quanh những kiếp sinh tồn. Nên ghi nhận sự khác biệt giữa māna, ngã mạn, với một dây trói buộc khác trong mười thằng thúc là sakkāyadiṭṭhi, thân kiến, chấp thân nầy là ta. Chỉ đến lúc chứng ngộ Ðạo Quả A La Hán mới có thể dứt bỏ māna, ngã mạn. Vị Tu Ðà Huờn loại trừ thằng thúc thân kiến.
Mano: Tâm
Manodvārāvajjana: Ý môn hướng tâm. Xem Cơ Năng Của Thức, và xem chữ Āvajjana.
Manodvāravitthī: Lộ trình tâm, tiến trình của một loại tâm.
Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
[N]
Ñāṇa: Tuệ giác.
Nibbāna: Niết Bàn, Vô Vi, Bất Diệt, Giác Ngộ.
Niraya: Ðịa ngục.
Nirodha: Chấm dứt, diệt.
Nivāsī attā: tự ngã liên tục. Xem Chương I.
Noble One: Thánh Nhân, người đã chứng nghiệm tuệ siêu thế và như vậy đã loại trừ mọi ô nhiễm. Có bốn hạng Thánh Nhân (ariya):

Tầng tuệ siêu thế đầu tiên được gọi là sotāpattimagga, Tu Ðà Huờn Ðạo, Nhập Lưu. Vị đã thành đạt tầng tuệ minh sát nầy được gọi là sotāpanna (Nhập Lưu), vì "đã bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn, Nibbāna", và được bảo đảm rằng trong tối đa là bảy kiếp sống nữa, sẽ thành tựu giác ngộ cuối cùng. Ba trong mười saṁyojanā, thằng thúc, đã được tháo gỡ là: sakkāyadiṭṭhi, hoài nghi, sīlabbata-parāmāsa, giới cấm thủ, chấp thủ những nghi thức và lễ cúng sai lầm, và vicikicchā, hoài nghi.
Tầng tuệ minh sát siêu thế thứ nhì được gọi là sakadāgāmimagga, Tư Ðà Hàm Ðạo, Nhứt Lai. Người chứng đắc tầng nầy được gọi là sakadāgāmi (Nhứt Lai), được bảo đảm rằng chỉ còn một kiếp sống nữa sẽ thành tựu giác ngộ cuối cùng. Vị Thánh nầy không loại trừ thêm thằng thúc nào, nhưng làm suy giảm năng lực của tham, sân, si trong tâm.
Tầng tuệ minh sát siêu thế thứ ba được gọi là anāgāmimagga, A Na Hàm Ðạo, Bất Lai. Người chứng đắc tầng nầy được gọi là anāgāmi, bậc Bất Lai, và được bảo đảm sẽ thành tựu giác ngộ cuối cùng, không còn trở lại dục giới. Vị Thánh Bất Lai loại trừ thêm hai thằng thúc là kāmarāga, lòng tham duyên theo dục giới, và paṭighā, bất toại nguyện.
Tầng tuệ minh sát siêu thế thứ tư và cuối cùng là Ðạo Quả A La Hán, toàn giác. Vị A La Hán giác ngộ hoàn toàn, loại trừ tất cả mười thằng thúc, tức mười dây trói buộc cột tâm vào vòng luân hồi, saṁsāra. Ngoài năm thằng thúc được kể trên vị A La Hán loại bỏ thêm rūparāga, lòng ham muốn duyên theo sắc giới (tức muốn đắc những tầng thiền, jhāna, sắc giới), arūparāga, ham muốn duyên theo vô sắc giới (tức muốn đắc thiền vô sắc, arūpa jhāna), uddhacca, phóng dật, māna, ngã mạn, và avijjā, vô minh.
[P]
Pīti: Phỉ.
Paṭhavī: Ðịa đại, nguyên tố đất trong sắc pháp.
Paṭiccasamupāda: Ðịnh luật Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Nhân Duyên.
Paṭisaṅkhāra ñāṇa: Tuệ Suy Tư. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát, trang 527.
Paṭisandhi citta: Thức nối-liền. Xem Cơ Năng Của Thức, trang 528.
Pañcadvārāvajjana: Ngũ môn hướng tâm. Xem Cơ Năng Của Thức, trang 528.
Paccekabuddha: Phật Ðộc Giác, hay Bích Chi Phật, người đã chứng ngộ toàn giác nhưng không có ý định hay khả năng dạy người khác.
Pāramitā: Ba La Mật, phẩm hạnh tích tụ.
Parinibbāna: Ðại Niết Bàn, sự viên tịch của một vị Phật hay một vị A La Hán.
Path: Thánh Ðạo, Bát Thánh Ðạo, hay Bát Chánh Ðạo, là con đường thực hành dẫn đến Niết Bàn; cũng được dùng để chỉ một mức thành tựu của tuệ minh sát siêu thế. Xem magga và phala, Ðạo và Quả.
Peta: Ngạ quỷ, hay quỷ đói.
Phala: Quả. Xem Magga và Phala.
Phassa: Xúc, sự tiếp xúc.
Puthujjana: Người phàm tục.
[R]
Rūpa: sắc, hình thể vật chất.
[S]
Sīla: Giới, sự tiết chế, cữ kiêng.
Saṁsāra: Lang thang bất định. Luân hồi, thế gian vô minh.
Saṅkhāra: Hành, một trong năm uẩn, khandhas; cũng có khi được dùng trong nghĩa những vật được cấu tạo, pháp hữu vi.
Saṅkhārakkhandha: Hành uẩn.
Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, trước các hành vô thường, khổ, vô ngã giữ tâm bình thản, buông xả. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
Saṅkhata: Sự vật được cấu tạo.
Saññā: tưởng, một trong năm uẩn.
Sakadāgāmi: Nhứt Lai, hay Tư Ðà Hàm. Xem Noble One.
Sakadāgāmimagga: Tư Ðà Hàm Ðạo
Sakkāyadiṭṭhi: Thân kiến, niềm tin sai lầm, chấp cơ thể vật chất nầy là tự ngã, là chính ta. Thân kiến là một trong mười thằng thúc (saṁyojana). Nên ghi nhận sự khác biệt giữa sakkāyadiṭṭhi, thân kiến, và một thằng thúc khác trong mười thằng thúc là māna, ngã mạn.

"Những vị đạo sĩ và bà la môn dựa trên bản chất vô thường, khổ và vô ngã của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tưởng tượng rằng: 'tôi tốt hơn', 'tôi bằng', hay 'tôi kém hơn', tất cả những ý nghĩ tưởng tượng ấy vì không hiểu biết thực tế". (Saṁyutta Nikāya, Tạp A Hàm, XII, 49).
Chí đến tầng A La Hán mới loại bỏ thằng thúc māna, ngã mạn nầy, trong khi vị Thánh Nhập Lưu đã diệt trừ thằng thúc thân kiến, sakkāyadiṭṭhi. Xem chữ Noble One.
Sāmaṇera: sa-di.
Samādhi: Ðịnh.
Samaṇa: sa môn, "một người cố gắng", nhà tu hành.
Sāmi attā: Tự ngã kiểm soát. Xem Chương I.
Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
Sampaṭicchana: Tiếp thọ tâm. Xem Cơ Năng Của Thức.
Satipaṭṭhāna: Niệm Xứ, những nơi (xứ) mà người hành thiền minh sát dùng làm đề mục, tức hướng chú niệm đến: thân, thọ, tâm, và pháp (dhamma, những hiện tượng thiên nhiên). Hành giả thiền minh sát gom tâm ghi nhận bốn Niệm Xứ ấy, thay vì vào một đối tượng duy nhất.
Satipaṭṭhāna Sutta: Kinh Niệm Xứ, bài kinh trong đó Ðức Phật thuyết giảng về bốn Niệm Xứ.
Sotāpanna: Tu Ðà Huờn, Nhập Lưu. Xem chữ Noble One.
Sotāpattimagga: Tu Ðà Huờn Ðạo.
Stream Enterer: Nhập Lưu. Xem chữ Sotāpanna.
Sukha: Thọ hỷ, hạnh phúc, cảm giác hoan hỷ thỏa thích, một trong ba loại thọ (vedanā).
Sutta: Một thời thuyết giảng được ghi chép trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka), trong kinh điển Pāli.
[T]
Tadālambana: Ðăng ký tâm. Xem Cơ Năng Của Thức.
Tejo: Hỏa đại, nguyên tố lửa trong sắc pháp.
[U]
U: Một cách xưng hô của người Miến Ðiện có tánh cách kính trọng. Chữ U đặt trước tên.
Uccheda: Ðoạn kiến, một trong hai quan kiến quá khích.
Udayabbaya ñāṇa: Tuệ sanh diệt. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
Upadānakkhandha: Uẩn thủ, chấp thủ bám níu vào năm uẩn (khandha).
Upekkhā: Xả, một trong ba loại thọ (vedanā). Cũng gọi là adukkhamasukha vedanā, thọ cảm không-lạc-không-khổ; upekkhā, thọ xả, một trong ba loại thọ, nên được phân biệt với tâm xả cao thượng trong bảy yếu tố của sự giác ngộ (Xả Giác Chi).
[V]
Vappa, Ðại Ðức: Một trong Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đầu tiên nghe Ðức Phật thuyết giảng bài Kinh Chuyển Pháp Luân và trở thành năm vị đệ tử Phật đầu tiên.
Vayo: Phong đại, nguyên tố gió trong sắc pháp.
Vedaka attā: Tự ngã kinh nghiệm thọ cảm. Xem Chương I.
Vedanā: Thọ, một trong năm uẩn (khandhas).
Vedanakkhandha: Thọ uẩn.
Viññāṇa: thức, một trong năm uẩn (thức uẩn).
Vipāka citta: Tâm quả.
Vipassanāñāṇa: Tuệ minh sát. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
Virāga: Buông bỏ, không khát vọng.
Voṭṭhapana: Xác định tâm. Xem Cơ Năng Của Thức.
Vuṭṭhānagāminī: Tuệ đưa vượt lên. Xem Mười Sáu Tầng Tuệ Minh Sát.
[W]
Worldling: Một người phàm tục, không giác ngộ.

-ooOoo-
MƯỜI SÁU TẦNG TUỆ MINH SÁT
1. Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc.
2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ phân biện nhân duyên.
3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā).
4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ sanh diệt.
5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.
6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.
7. Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.
8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.
9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.
10. Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.
11. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.
12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận thứ (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).
13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tánh, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).
14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.
15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.
16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.
-ooOoo-
CƠ NĂNG CỦA THỨC
1. Paṭisandhi: nối-liền.
2. Bhavaṅga: Hộ kiếp, thức ngủ ngầm.
3. Āvajjana: Thấu rõ, hướng về.
4 Dassana: Thấy.
5. Savana: Nghe.
6. Ghāyana: Hửi.
7. Sāyana: Nếm.
8. Phusana: Tiếp xúc, sờ đụng.
9. Sampaṭicchana: Tiếp thọ.
10. Santīrana: Suy đạc.
11. Voṭṭhapana: Xác định.
12. Javana: Xung lực, hay tốc hành.
13. Tadālambana: Giữ lại, đăng ký.
14. Cuti: Chết, đổi chỗ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét