Trang

Quan niệm và cách cư xử của Ðức Phật về việc ăn chay -Jan Sanjivaputta



Từ những lời khẳng định được Ðức Phật tổ Gotama dạy, rõ ràng là ăn chay thực sự không phải là một phần chính yếu của pháp luật. Ăn chay là việc không quan trọng và không cần thiết lắm. Ăn chay không làm cho con người thanh tịnh, trong sạch và đạt đến giác ngộ Níp-bàn được. Nói một cách khác, dù có ăn chay hay không, người ta vẫn có cơ hội và có khả năng thành đạt sự thanh tịnh và giác ngộ thực sự.

Thuật ngữ tiếng Anh "Vegetarianism", nghĩa là chủ nghĩa ăn chay đã ra đời lần đầu tiên vào năm 1847 [1]. Nhưng trong thực tế ý niệm về ăn chay đã có từ ngàn xưa. Từ bỏ việc ăn cá thịt được người ta tìm thấy trong học thuyết của triết gia Hy Lạp Pythagoras, về sau Plato, Epicurus, Plutarch và những nhà triết học khác tiếp tục kế thừa. Trong Jambudvipa (Ấn Ðộ trong thời kỳ Ðức Phật tổ Gotama), những tín đồ của Kỳ Na giáo được sự hướng dẫn bởi Mahavira, được hiểu như là những nhà đạo sĩ tuyệt đối thực hành phương pháp ăn chay [2]. Trong số những người đệ tử của Ðức Phật, Devadatta là người chính thức đề cao việc ăn chay. Cùng với bốn người bạn đồng tu khác, Devadatta cố gắng đề xuất năm giáo điều khổ hạnh cho các tu sĩ của Tăng đoàn, một trong năm giáo điều đó là tu sĩ tuyệt đối không được ăn cá thịt. Trong việc đề xuất này, Ðức Phật tổGotama dạy rằng những Tỳ khưu nào cảm thấy an lạc trong việc ăn chay thì cứ ăn. Tuy nhiên ngài từ chối để phê chuẩn hay áp dụng giới luật này cho các Tỳ khưu một cách cưỡng ép.
Từ những lời khẳng định được Ðức Phật tổ Gotama dạy, rõ ràng là ăn chay thực sự không phải là một phần chính yếu của pháp luật. Ăn chay là việc không quan trọng và không cần thiết lắm. Ăn chay không làm cho con người thanh tịnh, trong sạch và đạt đến giác ngộ Níp-bàn được. Nói một cách khác, dù có ăn chay hay không, người ta vẫn có cơ hội và có khả năng thành đạt sự thanh tịnh và giác ngộ thực sự.
Ðức Phật tổ Gotama đã nhiều lần gặp phải những vấn đề về ăn chay. Nigandha Nathaputta - cũng được gọi là Mahavira - vị lãnh đạo Kỳ Na giáo đã thường xuyên nhạo báng ngài. Các đệ tử của Mahavira thảo luận vấn đề này trong hang động: "Này các bạn - Ðạo sĩ Nathaputta nói - Sa môn Gotama ăn thịt đã được chuẩn bị riêng cho ông ta, với đôi mắt mở". Nghe như vậy, Ðức Phật dạy:"Ðây không phải là lần đầu, môn đệ Nathaputta đã nhạo báng Như Lai ăn thịt mà việc ăn thịt này do chính Như Lai làm; trong quá khứ ông ta đã nhạo báng Như Lai nhiều lần rồi".
Sau đó ngài kể cho chư vị nghe một câu chuyện tiền kiếp (Telovada jataka). Vào thời khi vua Brahma-datta ở Benares, đức Bồ Tát sinh ra trong một gia đình Bà la môn khi trưởng thành ngài chọn đời sống xuất gia. Từ Himalaya ngài bay xuống trần tìm muối và đồ gia vị, sau đó đi khất thực trong thành phố. Một người giàu có chuẩn bị kế hoạch để phá hại Bồ Tát, cho nên người ấy thỉnh ngài về nhà và phục vụ ngài bữa ăn có cá. Sau bữa ăn người đó ngồi xuống một bên và nói: "Thực phẩm này làm được là tôi cố ý cho ngài ăn, bằng cách là giết thú sống. Tội lỗi này không phải của tôi mà là của ngài!" Và người đàn ông ấy nói lên câu thứ nhất: "Người ác sát sinh, nấu nướng và cho ăn, ngài ăn bữa cơm đó cho nên ngài có tội". Nghe sự việc này, đức Bồ-Tát đọc câu thứ hai: "Người ác có thể giết vợ và con đem cho người khác; tuy nhiên, nếu người thánh thiện ăn thì không có tội" [3]. Vì vậy có thể nói rằng ai sát sinh thì có tội, nhưng người ăn thì không. Chư Tỳ khưu được phép độ bất cứ loại thực phẩm nào theo tập tục quốc độ của mình, miễn là không ăn vì tham đắm hay ác ý.
Một vị Phật tổ không có quyền ngăn cản bất kỳ ai đó sát sinh. Một người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn, nhưng người ấy sẽ chịu trọng trách và gánh chịu nghiệp quả của mình. Rất nhiều lần, Ðức Phật tổ Gotama dạy rằng sát sinh là hành động bất thiện (akusala - kamma) sẽ gây nhân đau khổ. Cũng như nghề bán thịt cá (mamsa - vanijja) [4] là một trong năm nghề cấm đối với người Phật tử tại gia. Do đó người Phật tử tại gia đã có tâm hỉ xả rồi (upekkha), họ luôn có tâm từ bi đối với sinh linh. Bất kỳ hành động nào họ làm - thiện hay ác - họ sẽ là người thừa hưởng.
Quan niệm và cách cư xử của Ðức Phật tổ Gotama đối với vấn đề ăn chay biểu lộ được trí tuệ của một bậc vĩ nhân. Sau khi xét đoán Sa môn Gotama một cách khách quan, y sĩ Jìvakakomarabhacca không do dự trở thành một đệ tử của Ðức Phật. Có một lần Jìvaka viếng thăm bậc đạo sư. Sau khi đảnh lễ và ngồi một nơi thích hợp ông nói:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, đây là những điều con đã nghe như vầy: "Người ta sát sinh cố ý cho sa môn Gotama và sa môn Gotama dùng thịt này một cách cố tình". Thưa ngài, những người đó nói như thế có đúng chân lý không?
Sa môn Gotama trả lời:
-- Họ nói không đúng chân lý, bởi vì Như Lai đã dạy có ba trường hợp không được ăn thịt cá. Này Jìvaka, đó là thấy, nghe và nghi (người cố ý sát sinh cho mình ăn). Nhưng này Jìvaka, ngoài ba trường hợp trên, Như Lai nói có thể dùng được.
Hơn nữa, bất cứ ở nơi nào các tu sĩ trong pháp và luật này luôn luôn tu tập hạnh từ, bi, hỷ, xả cho tất cả chúng sinh xa gần và không có oan trái lẫn nhau. Nếu thí chủ mời chư vị dùng bữa, chư vị nhận một cách chánh niệm bất cứ món gì. Chư vị không bao giờ nghĩ đồ ăn của thí chủ này ngon hay không ngon. Chư vị không bao giờ mong đợi sẽ được thí chủ cúng dường đồ ăn ngon. Chư vị thọ lãnh món ăn cúng dường nhưng không có tham đắm mà quán tưởng thực phẩm cúng dường và chuyên cần tu tập giải thoát.
Rồi Sa môn Gotama hỏi:
--Này Jìvaka ông nghĩ sao? Lúc đó chư vị thọ lãnh thực phẩm không phạm luật chứ?
Jìvaka đáp:
--Ðúng như vậy, thưa ngài. Tôi được nghe như thế này: "Vững chãi trong tình thân hữu là cao thượng. Ngài là điểm tựa bởi vì ngài vững chãi trong tình thân hữu".
Ðức Phật cũng giải thích rằng ai cố tình sát sinh cho Như Lai hoặc đệ tử của Như Lai là có tội trong năm cách. Người ấy có tội khi nói: "Hãy đi bắt sinh vật này hay sinh vật nọ"; người ấy có tội khi con vật bị đau và bị bắt. Người ấy có tội khi nói: "Ði giết con vật đó"; người ấy có tội khi con vật này bị giết đau đớn và khổ sở; và có tội khi người này mang đến cúng dường cho Như Lai và đệ tử của Như Lai.
Dựa vào lời dạy của Ðức Phật, có thể kết luận rằng, bất kỳ thú vật nào bị giết (do mình hay người khác) rồi đem dâng cúng(udissa - mamsa) làm thực phẩm thì điều đó là không được phép đối với một tu sĩ, nhưng trái lại thịt hay cá do tín đồ mua ở chợ, bán ở nơi công cộng cho mọi người tiêu thụ (pavatta - mamsa) thì thực phẩm đó được Ðức Phật cho phép và tu sĩ có thể dùng được.
Chú thích:
[1] Theo quyển "Bách Khoa Thế Giới", phần Tổ chức kinh doanh, Chicago
[2] John Blofeld là tác giả viết kinh điển Phật Giáo Ðại Thừa nổi danh, dường như ông đã xem thường sự kiện lịch sử trong khi đó ông đã tuyên bố sai lầm: "Những quyển sách cổ ở Ấn Ðộ cho thấy rằng việc ăn chay không được biết đến trong suốt thời gian Phật giáo truyền bá trên đất nước này". Chính những nhà học giả Ấn Ðộ giáo thừa nhận rằng ăn chay cũng được tìm thấy từ Phật giáo.
[3] So sánh điều này với lời dạy của kinh thánh trong Matthew XV, 10-19 có đoạn như sau: "Không có thứ gì ăn vào hay nhả ra mà làm cho người ta nhơ bẩn, nhưng con người nhơ bẩn là vì ác ý, sát hại, tà dâm, gian tham, trộm cắp..."
[4] Ðiều quan trọng để hiểu là thuật ngữ "vanijja" trong ngữ cảnh này chỉ liên quan đến hành động buôn bán, chứ không liên quan đến việc mua sắm.
Theo: Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo
Nguyên tác: Are you herbivore or carnivore?
Việt dịch: Tỳ kheo Thiện Minh
Nguồn: budsas.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét