Trang

Suy nghĩ có bao giờ ngưng không? - Bhante Henepola Gunaratana


Đức Phật khuyên các Tỳ kheo, “ Này các Tỳ kheo, khi các ông tụ họp với nhau, các ông nên làm một trong hai điều: Thảo luận về Giáo Pháp hoặc quan sát sự im lặng cao quý "
Im lặng cao quý là trạng thái của tâm khi không có sự suy nghĩ. Tâm hoàn toàn im lặng. Suy nghĩ chỉ có thể ngừng nếu chúng ta huấn luyện tâm của chúng tai làm như vậy thông qua thiền tập đúng cách.
Một hành giả nên bắt đầu bằng cách chú tâm liên tục, không để bị phân tâm, trên một đối tượng duy nhất mà không bình luận gì về kinh nghiệm  làm cho người khác hiểu chúng ta. Nhưng trong lúc ngồi thiền, bạn không cố gắng để bày tỏ kinh nghiệm của bạn cho bất kỳ ai. Bằng cách huấn luyện tâm của mình giữ im lặng, bạn làm cho nó im lặng. Nếu bạn thêm nhiều từ vào tâm, bạn chỉ làm làm cho nó bận rộn.
Tất cả chúng ta đều đã từng thấy những người ngồi hoặc đi bộ xuống trên đường phố đang độc thoại với chính mình. Họ không thể làm cho tâm của họ im lặng . Đây là một ví dụ cực đoan về việc không thể làm ngưng được các suy nghĩ. Đây là việc mà chúng ta phải vật lộn để khắc phục trong cuộc sống hàng ngày và trong thiền tập. Tóm lại, trừ khi bạn cố gắng, bạn không bao giờ có thể ngưng được tất cả những suy nghĩ đó.  Bạn chỉ có thể ngưng các suy nghĩ khi bạn quyết định để làm như vậy.
Chú tâm hoàn toàn vào những gì bạn đang kinh nghiệm qua sáu cửa giác quan mà không đặt tên cho các đối tượng đang sinh khởi. Có những điều bạn trải nghiệm mà mọi ngôn từ sử dụng để giải thích chúng là không cần thiết. Bạn chỉ cần hay biết chúng. Tâm của bạn hay biết chúng. Bạn sống với cái biết này. Khi bạn cảm thấy lạnh, thói quen bình thường là tự nói với chính mình, "Chà, lạnh à!" Khi bạn cảm thấy nóng, bạn tự động nghĩ , "Trời, nóng nhỉ!"  Đơn giản chỉ cần chú ý đến cái lạnh mà bạn cảm nhận không có cái suy nghĩ thêm vào này. Đơn giản chỉ cần cảm nhận cái nóng mà không cần phải nói lên kinh nghiệm. Khi bạn nhớ đến một nơi mà bạn đã ghé thăm, hoặc nói chuyện với một ai đó, hoặc nhớ lúc đang ăn kem hoặc đang nắm tay ai, chỉ đơn giản nhận biết các đối tượng đang sinh khởi trong bộ nhớ của bạn.
Bạn cần phải đạt đến sự định tâm hoàn toàn để làm ngưng các suy nghĩ của bạn. Bạn làm điều này bằng cách lúc nào cũng chú tâm vào một đối tượng. Nếu bạn bắt đầu bằng cách thực tập tập trung tâm mình chỉ trên một đề mục, dần dần tâm của bạn khắc phục được tình trạng bị phân tán bởi những suy nghĩ rời rạc vì nó có thể bám chắc trên đề mục ngay khi vừa mới bắt đầu tiếp xúc với đối tượng.
Khi bạn lắng nghe nhịp tim của bạn, bạn không cần phải có các khái niệm mới có thể cảm nhận được sự hoạt động tinh tế này. Tương tự như vậy, trong thiền tập, khi bạn chú tâm hoàn toàn vào hơi thở vào và hơi thở ra, bạn có thể ghi đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối của mỗi hơi thở vào và hơi thở ra. Bạn có thể ghi nhận khoảng dừng ngắn giữa hơi thở vào và hơi thở ra. Bạn có thể ghi nhận những điều này, chúng xuất hiện tự nhiên trong hơi thở của bạn- nếu bạn hoàn toàn chú tâm đến chúng.
Tâm phóng đi rất nhanh nhưng chúng ta có thể huấn luyện nó ghi nhận những thay đổi này chính xác như chúng thực sự xảy ra bởi vì chúng diễn ra theo một chuỗi liên tục. Nếu bạn dùng khái niệm để mô tả các thay đổi bạn sẽ không còn có thể ghi nhận được chúng kịp thời. Thay vào đó, bạn bám vào từ ngữ và bỏ lỡ những kinh nghiệm thực sự. Bạn không cần phải nói, "Đây là đoạn đầu của hơi thở" hoặc "Đây là đoạn giữa" hoặc "Đây là đoạn cuối." Đơn giản chỉ cần chú ý đến những giai đoạn. Bạn không cần suy nghĩ để ghi nhận chúng. Tất cả những gì bạn cần chỉ là sự chú ý.
Chúng ta không hề trở thành một loại rau cỏ khi chúng ta làm yên suy nghĩ của mình. Một cái tâm tĩnh lặng dễ dàng thâu nhận các kinh nghiệm khi chúng ta quán chiếu vào bên trong . Và bạn có thể ngừng quá trình suy nghĩ bằng cách huấn luyện tâm một cách có hệ thống.
Tôi sử dụng cụm từ " một cái tâm tĩnh lặng" hay "một cái tâm im lặng" với ý là không có suy nghĩ trong tâm trí, nhưng điều này không có nghĩa là làm chậm lại tốc độ của tâm như làm chậm sự trao đổi chất của cơ thể trong quá trình ngủ đông. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là không còn có các thói quen tạo ra suy nghĩ trong tâm.
Não không tạo ra suy nghĩ trừ khi chúng ta kích thích nó với sự sử dụng ngôn từ theo thói quen. Khi chúng ta tự huấn luyện mình bằng cách thực tập thường xuyên để ngưng thói quen sử dụng ngôn từ trong tâm, não có thể kinh nghiệm sự vật y như chúng thực là. Bằng cách giữ cho tâm im lặng, chúng ta có thể kinh nghiệm sự bình an thực sự. Khi nào những loại tư tưởng khác nhau còn khuấy động não, chúng ta không thể kinh nghiệm sự an bình 100%.
Sự an bình không phải là một suy nghĩ, không phải là một khái niệm, nó là một kinh nghiệm phi ngôn ngữ. Người ta có thể ở trong trạng thái an bình này tới bảy ngày. Nhưng trước khi đạt một trạng thái an bình hoàn toàn như vậy của tâm, ta nên tự huấn luyện mình làm chậm các suy nghĩ. Một khi được làm cho chậm lại, suy nghĩ sẽ biến mất và không có thêm suy nghĩ mới được đưa vào não .
Ngay cả khi không hành thiền, chúng ta cũng kinh nghiệm nhiều điều sâu sắc thường là từ sự cảm nhận trực tiếp không có sự can thiệp của ngôn từ. Chúng ta có thể cố gắng để tìm một từ hay một động từ để mô tả  kinh nghiệm đó. Chúng ta có thể gọi nó là trực giác, chẳng hạn. Tuy nhiên, trực giác về một sự việc có thể sinh khởi mà không có các ngôn từ hoặc các khái niệm liên quan (đến sự việc đó).
Bạn cũng có thể nghe các âm thanh mà không có bất kỳ ngôn từ nào phát sinh trong tâm trí. Người ta nói cách tốt nhất để thưởng thức âm nhạc là lắng nghe. Trong khi nghe nhạc, bạn lắng nghe các âm thanh mà không cần cố gắng để diễn tả chúng bằng lời. Hoặc lấy trường hợp làm thế nào bạn để bạn nghe chim hót, bạn không mô tả bằng lời những âm thanh. Bạn có thể nói "Con chim hót như thế này ..." nhưng đó là sự tưởng tượng của bạn.
Điều này có nghĩa rằng ngay cả khi không hành thiền, bạn có thể trải nghiệm nhiều điều rất tinh tế  chỉ đơn giản bằng cách chú tâm hoàn toàn vào các giác quan của mình. Hầu như lúc nào chúng ta đều dùng ngôn từ để mô tả những sự việc sau khi chúng ta đã kinh nghiệm qua chứ không phải trong khi chúng ta đang kinh nghiệm chúng. Nhưng khi bạn hoàn toàn chú tâm đến một cái gì đó không có sự sử dụng ngôn từ trong tâm, bạn có được một sự định tâm mà sự định tâm này bạn sẽ không thể có được nếu vẫn còn ngôn từ trong tâṃ.
Từ ngữ kích thích tâm trí. Do đó, tâm tiếp cứ tục tạo càng ngày càng nhiều ngôn từ hơn nữa và chúng ta bày tỏ chúng qua suy nghĩ.  Qua sự chú ý không sử dụng ngôn từ, bạn có thể giảm thiểu số lượng từ ngữ sử dụng. Khi từ ngữ được giảm thiểu, suy nghĩ được giảm thiểu. Cuối cùng, quá trình này làm cho tâm trí thật sự không còn suy nghĩ. Nhưng nếu bạn không giảm bớt ngôn từ, bạn không bao giờ có thể giải phóng tâm khỏi những suy nghĩ.
Khi bạn kinh nghiệm một điều gì đó, nếu bạn không cố gắng chuyển dịch các kinh nghiệm sang ngôn từ, bạn đơn giản sẽ chỉ có kinh nghiệm, không có suy nghĩ. Cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, tất cả chúng đều có thể kinh nghiệm trực tiếp mà không cần dùng đến ngôn từ. Khi bạn sử dụng từ ngữ, bạn ngăn chặn các kinh nghiệm trực tiếp của các đối tượng giác quan.
Sau cùng, không phải từ ngữ giúp cho bạn kinh nghiệm những gì bạn đang kinh nghiệm. Giả sử màu trắng xuất hiện trước mắt bạn. Màu trắng phản ánh trên đôi mắt của bạn. Tâm biết nó như nó thực là. Chỉ khi bạn muốn bày tỏ những gì bạn đã thấy, bạn mới thực sự cần đến ngôn từ. Tuy nhiên, màu trắng không phải là một từ, nhưng nó là nó. Màu đen không phải là một từ, nhưng nó là nó. Điều này cũng đúng đối với vị ngọt, cay đắng, chua, độ dẻo dai, và tất cả mọi thứ trong kinh nghiệm của bạn.
Não không tạo ra suy nghĩ từ chỗ không có gì. Nó phải được cho ăn một cái gì đó để sử dụng làm nguyên liệu cho việc tạo ra suy nghĩ. Nguyên liệu là những gì bạn đã cho nó ăn trong quá khứ. Nếu bạn không cho nó ăn nó từ ngữ, nếu bạn đã huấn luyện nó bằng cách tránh ngôn từ, não không có thể tạo ra suy nghĩ từ chân không.
Theo: Do the thoughts ever stop?
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Supañña

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét