Trang

Nguồn gốc Kinh Đại Thừa là do các sư viết ra - Nguyễn Trung Hiếu

image

Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, Phật giáo Đại thừa mới bắt đầu xuất hiện và từ đó những bộ phái khác đều bị Phật giáo Đại thừa gọi chung là Tiểu thừa.
Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Nam tông, Theravada không công nhận danh xưng Tiểu thừa và phản bác: “Kinh Đại thừa không phải là lời Phật dạy”. Những luận cứ sau đây biện minh cho nhận xét trên.


Luận cứ 1: Hoà thượng Walpola Rahula của Phật giáo Nguyên thủy nói: “Có người nghĩ rằng: ‘Tánh Không’ mà ngài Long Thọ nói, hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra ngài căn cứ vào lý Vô ngã và Duyên khởi, đã có sẳn trong kinh Pàli để viết ra”.
Có một lần đại đức Ananda hỏi Đức Phật: “Người ta nói về chữ ‘Không’, vậy ‘Không’ là gì? Đức Phật trả lời: Nầy Ananda, ‘Không’ là không có bản ngã, cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời nầy. Đo đó, thế gian là vô ngã”.
Ngài Long Thọ chỉ dựa vào hai giáo lý trên khi ông viết quyển sách nổi tiếng “Trung quán luận”, Madhyamika-karika.
Luận cứ 2: Trong sách “Bát Nhã Tâm kinh giảng giải” Dalai Lama nói: “Trong các lần kết tập chỉ có 5 bộ Nikãya và 4 bộ A-hàm mà thôi, hoàn toàn không có kinh của Đại thừa”. Nhận định trên của ngài Dalai Lama có nghiã là kinh Đại thừa là do tăng sĩ sáng tạo sau nầy.
Luận cứ 3: Theo sách “Sự hình thành Đại thừa” của J. O’ Neil, Kinh Đại thừa xuất hiện khoảng 100 năm trước công nguyên. Như vậy kinh Đại thừa là do các tăng sĩ viết ra sau nầy, vì không còn ai sống sót để ghi lại lời của Phật, sau hơn 500 năm, kể từ khi Phật nhập diệt.
Luận cứ 4: Khi cố gắng nhớ để ghi lại lời dạy của Phật, thì chỉ có thể ghi lại một cách tóm lược, ngắn gọn vài trang, giống như kinh  Nguyên thủy, chớ không thể ghi lại một cách chi li, đầy đủ từng chi tiết, trường giang đại hải như kinh Đại thừa. Cụ thể là bộ kinh Đại Bát nhã có tất cả là 600 quyển, Kinh Hoa Nghiêm có 80 quyển. Thời gian thực hiện tất cả các bộ kinh nầy cũng phải là vài chục năm, vượt quá thời lượng của các lần kết tập. Do đó nếu nói kinh Đại thừa là do tăng sĩ kết tập là không hợp lý.
Luận cứ 5: Nói rằng kinh điển được Phật dạy theo thứ tự của “Ngũ thời Phật giáo” ?. Thế nhưng trong các lần kết tập, tăng chúng chỉ ghi lại kinh A Hàm trong thời kỳ A Hàm thời mà không nói gì đến các thời kia như: Hoa Nghiêm thời, Phương Đẳng thời, Bát Nhã thời, Pháp Hoa thời. Như vậy “Ngũ thời Phật giáo” là không có cơ sở để tin được.
Luận cứ 6: Nói rằng kinh Đại thừa là do Bồ tát Di Lặc, Văn Thù kết tập và truyền lại cho cao tăng như: ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… Dẫn chứng nầy quá thần bí, vì hai Bồ tát trên là vô hình, vô tướng.
Luận cứ 7: Từ ngữ Đại thừa, Mahayana và Tiểu thừa, Hinayana chỉ tìm thấy trong các kinh sách khoảng 600 năm, sau khi Phật đã nhập diệt hơn 500 năm. Như vậy đức Phật không có nói hai từ ngữ trên.
Luận cứ 8: Kinh Nguyên thủy và kinh Đại thừa đều do tăng chúng viết ra. Sự khác biệt giữa hai loại kinh nầy là:
* Kinh Nguyên thủy là do các tăng sĩ kết tập, ghi lại lời dạy của Phật một cách trung thực, không thêm, không bớt cho nên gọi là kinh Nguyên thủy. Trong khi đó thì …
* Kinh Đại thừa là do tăng sĩ hậu sinh, sau hơn 500 năm, tự ý triễn khai giáo lý của Phật tùy theo sự hiểu biết cá nhân, thêm điều nầy, bớt đoạn kia và vì không không do tăng sĩ kết tập cho nên kinh Đại thừa rất mâu thuẫn, khi nói có, khi nói không, khi thực, khi hư.
* Thí dụ về sự mâu thuẫn: Trong kinh Tứ niệm xứ, Phật giáo Nguyên thủy ghi là: Quán pháp như pháp, còn Phật giáo Đại thừa ghi là: Quán pháp vô ngã. Như vậy “pháp” chỉ vô ngã, chớ không vô thường hay sao?
* Thí dụ về sự suy diễn: Phật dạy là: “con người có Lục thức”. Đại thừa suy diễn để thêm 4 thức nữa thành 10 thức. Bốn thức đó là: Manas, Alaya, Amala và Hridaya.
* Thí dụ về Thần chú: Thần chú là linh ngôn, mật ngữ không thể sửa đổi âm thanh. Thế nhưng thần chú: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha bị đổi thành: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Luận cứ 9: Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thế giới thành tựu, Bồ tát Phổ Hiền nói: “Thần lực Như Lai tạo lập thế giới”. Thế nhưng đạo Phật không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế toàn năng đã tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài. Như vậy kinh Hoa Nghiêm không phải là lời dạy của Phật, vì trái ngược với giáo lý của Phật.
Luận cứ 10 Theo kinh Nguyên thủy, Phật là vị A la hán đã đắc đạo, khi còn tại thế gian. Ngược lại theo thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa, Phật Thích Ca đã là Phật từ vô lượng kiếp và ngài nhập thế là để hoá độ. Nếu như vậy thì Phật Thích Ca đã biết là phải: “tu hành như thế nào ?”. Ngài đâu cần phải: “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo”. Do đó thuyết “Tam thân Phật” là không hợp lý, là do tăng sĩ Đại thừa tạo dựng.
Luận cứ 11 Thời đại của đức Phật, con người còn mộc mạc, chất phát, ngôn từ ít ỏi cho nên Phật dạy Sổ tức thiền, Minh sát thiền, Vipassana … đơn giản và dể hiểu. Ngược lại Đại thừa có cách tu thiền: Tứ vô sắc định với bốn đẳng cấp là: Không vô biên xứ định; Thức vô biên xứ định; Vô sở hữu xứ định; Phi tưởng, phi / phi tưởng xứ định (đtyl, 49). Thật là phức tạp và khó hiểu để tu tập đối với Phật tử của 2600 năm về trước ???. (t.n.x.78)
Luận cứ 12 Kinh Nguyên thủy dùng tiếng Pàli, lời văn bình dị. Kinh Đại thừa dùng tiếng Sanskrit, văn hoa bóng bẩy, với nhiều huyền nghiã và ẫn dụ. Tại sao kinh sách trong các lần kết tập đều bằng tiếng Pàli mà không bắng tiếng Sanskrit?. Đó là vì khi xưa Phật giảng dạy bằng ngôn ngữ Pàli cho nên kinh Nguyên thủy chỉ dùng tiếng Pàli để ghi lại mà thôi.
Luận cứ 13: Theo trang mạng của Thư viện Hoa sen: Tôn giả Ma Ha Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan Đà kết tập kinh điển và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A Nan Đà lần lượt kết tập các kinh sau đây: Tăng nhất, Tăng thập, Đại nhân duyên, Tăng kỳ đà, Sa môn quả, Phạm động và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Những kinh dài kết tập thành một bộ gọi là Trường A hàm. Những kinh trung bình kết tập thành một bộ gọi là Trung A hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di được kết tập thành một bộ gọi là Tạp A hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng nhất A hàm. Các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp tạng.
Thế rồi tôn giả Ma Ha Ca Diếp tuyên bố: Chúng ta đã kết tập xong giáo pháp. Từ nay những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định.
Đây là các tài liệu cổ nhất, đánh dấu bước đầu hình thành Chánh tạng Pàli. Tạng kinh nầy là căn bản cho Phật giáo Nguyên thủy. Hoàn toàn không có Tạng kinh của Đại thừa.
Luận cứ 14: Điều ngự giác hoàng, Trúc lâm Đại đầu đà Trần nhân Tông không tin kinh: A Di Đà và kinh Vô lượng thọ là lời Phật dạy, qua hai câu  sau đây của bài phú “Cư trần lạc đạo”:
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.                             
Luận cứ 15: Kinh Tứ niệm xứ, tụng bản 3, (Tứ niệm xứ, 241,243) có câu: “vô sở ý, bất khởi thế gian tưởng, dĩ bất khỏi tưởng tiện vô bố úy, dĩ vô bố úy tiện vô dư, dĩ vô dư, trừ khử loạn tưởng tiện Niết bàn”.                       
Câu kinh trên có khí vị như “Tâm kinh Bát Nhã”. Đó là: “tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết bàn”. Như vậy phải chăng “Tâm kinh Bát nhã” nói riêng và kinh Đại thừa nói chung được suy diễn từ kinh Nguyên thủy ?. (T.n.x. tr. 37)                                                             
Luận cứ 16: Nalinaksha Dutt viết: “Tập kinh Saddharmapundarika, thuộc kinh Pháp hoa của Đại thừa, dùng hai lời tuyên bố của Phật trong kinh Nguyên thủy để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật”.                  
Lời tuyên bố thứ nhất của đức Phật, sau khi giác ngộ là: Phật ngần ngại không biết nên truyền thuyết giáo pháp cho đại chúng hay nhập Niết bàn? (Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: giáo lý Đại thừa quá cao siêu nên Phật mới ngần ngại).                                                                                                     * Lời tuyên bố thứ hai của đức Phật là: Phật giảng chánh pháp không nhất luật phải như nhau. (Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: Phật muốn giảng dạy giáo lý Nguyên thủy trước, rồi kế đó, đổi lại, giảng giáo lý Đại thừa sau).                             
Cách giải thích như trên để chứng minh kinh Đại thừa là lời Phật dạy rất mơ hồ, không rõ ràng, vì hai câu trên có thể giải thích theo nhiều ý nghiã khác nhau.                                                                           
Luận cứ 17: Tiến sĩ Suzuki viết: “Đại thừa không phải là lời dạy chính xác của đức Phật, nhưng các tăng sĩ Đại thừa rất hãnh diện về sự kiện nầy, vì đó là một sức mạnh tôn giáo linh động. Như vậy nào có quan hệ gì vấn đề Đại thừa là lời dạy chính xác hay không chính xác của Phật”.                                                                                                                                                                                              LuậnLuận cứ 18: J.R. O’Neil viết: “Kinh của Đại thừa hoàn toàn khác hẳn về văn phong, âm điệu, nhưng chúng được nhiều người theo phong trào mới chấp nhận là “Phật ngôn” vì nhiều lý do. Thứ nhât, họ tin rằng đức Phật vẫn hiện hữu, cảm nhận được qua các trạng thái nhập thiền và mộng tưởng và đã giảng các bộ kinh đó. Thứ hai, chúng được xem như sản phẩm từ các tuệ giác Bát Nhã cũng có một căn bản như các bài pháp của đức Phật. Thứ ba, về sau nầy, nhiều người Đại thừa lại tin rằng các kinh  đó là lời giảng của đức Phật, nhưng đã được dấu đi tại quốc độ của các loài thần rắn (Naga, Long vương), cho đến khi nào loài người có thể nhận thức được tầm mức quan trọng của kinh thì mới thỉnh được chúng, qua năng lực trong lúc tham thiền.                                                                                
Luận cứ 19 Ngài Thế Thân, Asanga viết quyển sách: “Pháp tướng Duy thức học” rất nổi tiếng. Ngài đã làm cho Phật giáo Đại thừa phát triễn mạnh mẽ vào thế kỹ thứ 4 và chính ngài cũng từ bỏ Phật giáo Nguyên thủy để tu hành theo Phật giáo Đại thừa. Để biện minh cho nguồn gốc kinh Đại thừa, ngài nói: “Có thể kinh Đại thừa là do một vị nào đó ?. viết ra … và vị đó ?. ắt hẳn đã chứng quả Bồ đề như Phật Thích Ca và như vậy kinh Đại thừa cũng phải được xem như là lời Phật dạy”.                       
Câu nói trên của cao tăng Thế Thân chứng tỏ là ngài cũng không thể khẳng định kinh Đại thừa là lời Phật dạy, mặc dù ngài sinh trưởng rất gần với thời đại của đức Phật.
Kết luận:
Tăng sĩ Nguyên thủy có đầy đủ lịch sử, kinh sách, tài liệu đề chứng minh kinh Nguyên thủy là lời dạy của Phật. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp và A Nan Đà kết tập lời Phật dạy một cách trung thực, không thêm, không bớt để hoàn tất giáo pháp và luật lệ tu hành của đạo Phật. Trong lần kết tập thứ hai, giáo pháp (Dhamma) bị tách ra làm hai và được sắp xếp lại cho thứ tự, gọn gàng trong 3 tạng Pitaka (basket). Đó là: Tạng kinh (Suttanta), tạng vi-diệu (Abhidhamma) và tạng luật (Vinaya). Đó là Tam tạng Pàli. Trong các lần kết tập kế tiếp, chỉ có tạng luật bị thay đổi chút ít để thích nghi với điều kiện sinh sống và hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Chánh tạng nầy là căn bản tu học của đạo Phật Nguyên thủy.
Tăng sĩ Đại thừa không có chứng cớ cụ thể nào để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật, ngoại trừ những dẫn chứng siêu nhiên, thần bí như đã nói trong luận cứ số 6 và 18. Ngay cả cách tu hành cũng không làm theo lời dạy của Phật như: ăn chay thay vì ăn mặn, đọc kinh bằng tiếng điạ phương thay vì tiếng Phạn (Pàli), mặc y phục khác biệt vân vân. Kinh Đại thừa là do tăng sĩ suy diễn sâu rộng lời dạy của Phật. Nhờ đó triết lý Phật học trở nên linh động và phong phú hơn. Tiêu biễu là: “Trung quán luận” và “Duy thức học”. Kinh Đại thừa cũng giới thiệu nhiều vị Phật và Bồ tát. Các vị Phật và Bồ tát nầy trở thành đối tượng cho việc thờ phượng, giúp thành công trong việc truyền bá Phật giáo Đại thừa.  


    Xem thêm:  

    Xin các bạn lưu ý là những bài viết này dựa vào sự nghiên cứu của các sư, giáo sư, tiên sĩ, những nhà khảo cổ phương Tây, nhà tu hành có kiểm chứng trong Kinh tạng và bằng chứng khảo cổ nên không thể là bịa đặt. Tất cả đều có bằng chứng học thuật. Phật giáo (quốc giáo) của Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Campuchia, Lào và phái Nguyên Thủy của Việt Nam...đều cho rằng Kinh Đại Thừa là Kinh giả. Những người tu Đại Thừa nhất là cầu A di đà thường không biết thông tin này nên bị lừa gạt. A di đà, quan âm chỉ là sự giả dối. Vì các sư sợ không ai đến chùa cúng kiến tiền (99% là chùa A di đà) nên không dám chấp nhận mà thôi.  Các bạn muốn theo Phật thì hãy trở về với Phật giáo nguyên thủy bằng xem bài viết sau: Phật Giáo Nguyên Thủy là gì? Nếu có thời gian thì nên xem những bài sau nữa thì sẽ hiểu vấn đề về sự giả tạo của Đại Thừa. 


    102 nhận xét:

    1. Tôi đây là một phật tử Việt Nam đã lâu. Đã từng đọc rất nhiều kinh của tiểu thừa và đại thừa. Nay có một có ý kiến nói đại thừa không phải là do phật thuyết, nếu mà đây là đúng thì không có gì để nói, nhưng khi sai sẽ làm tai hại cho bao nhiêu con người học phật đây. Dưới đây là tổng hợp một số luận chứng của các Đại Trí Giả, các vị thiện tri thức của Phật Giáo

      Tôi không bảo các vị hãy tin lời ở dưới, mà hãy tự suy luận đúng sai, tìm chứng cứ trong kinh Tiểu thừa những điều đó để khỏi lưới nghi. ( Trong 9 lý luận có 2 lý luận quan trọng nhất, là chứng cứ thuyết phục nhất ).

      2/ Trong các kinh, Phật chưa bao giờ nói các ALAHÁN là đã được quả vị tối thượng, Chánh Đẳng chánh giác. Chỉ có phật mới chứng được điều đó,

      3*/ Nên biết rằng vào thời ấy, theo dõi lịch sử Ấn Độ, đến người mới học phật cũng biết ngọai đạo rất nhiều. Chúng tranh cả pháp của ngài, chỉ đợi ngài bị sơ sẩy là chúng cướp ngay các đệ tử của ngài. chúng bị chấp nhầm vào tất cả là không, chết đoạn diệt và chấp nhầm vào tu khổ hạnh. Nếu ngài nói là ngài trong khi thuyết cho chúng nghe, ngài lại đang nói pháp Đại Thừa cho hàng bồ tát thấy mà mắt chúng không thấy thì sẽ gây ra sự hoang mang cho chúng thanh văn, thì ai còn nghe theo pháp của ngài nữa. Phải biết kẻ đang phao tin đồn rằng đại thừa không phải phật thuyết cũng đang dùng cách ấy để phá hoại pháp của ngài, nếu không tin kinh đại thừa thì ắt chẳng thèm đọc những điều trong đó huống gì thọ trì. Kẻ đó là con cháu của Thiên Ma.

      4/ Ngay cả những người đưa ra luận cứ chống lại đại thừa cũng chứng tỏ họ chưa đắc quả ALAHAN. Các vị ALAHAN mới đủ trình độ để nhận xét xem điều đó đúng hay sai?. Làm sao để biết đâu là một vị alahán, phải xem cuối đời họ hóa tịch có xá lợi hay không?, thân có hoại hay không?. Đâu thể dựa vào mấy kẻ xưng tiến sỹ phật học, nào là nghiên cứu gia xem nói bừa được.

      5/ ALAHÁN làm sao đắc được quả vị?. Vì không trụ vào chấp có và chấp không. Tức là chấp giới và chấp thanh tịnh họ cũng đã bỏ rồi. Nếu chấp giới là có như thanh văn thì sẽ ra vào lưới chấp có. Nếu nói giới là không, không tu theo giới nữa thì tạo nghiệp, sa vào chấp không. Lại đến chấp thanh tịnh, họ nghĩ rằng tâm thanh tịnh thì chứng ALAHÁN. Vậy sao Ma Đăng Già chẳng làm việc thanh tịnh, chẳng giữ giới lại chứng được.

      6/ Ngay cả các vị tự tại thiên, các vị trời cũng đã có đủ thần thông, đủ ngũ lực tự tại, hóa hiện tùy thích, biến ra thứ mình dùng chẳng mất quá một sát na. Thế mà PHẬT đã đủ lậu tận trí lực, phước đức tròn đầy mà chẳng hơn bọn chúng chăng?.

      9*/ Đức như lai đã nói, những Pháp ngài thuyết đều chỉ nói rằng tất cả các pháp đều là bình đẳng, do hư vọng sanh diệt nên chúng sanh trầm luân. Đấy là ý nghĩa cốt tủy của các kinh. Nay thấy kinh đại thừa chẳng có kinh nào là không làm cho chúng sanh thấy được tri kiến, chẳng có kinh nào phạm đến giới luật, lại khiến chúng sanh được tâm thanh tịnh. Vậy làm sao mà là giả được?. Không có một alahán nào nói điều không thật, dám viết những điều không phải PHẬT dạy. Vì đó là tội đại vọng ngữ, là phỉ báng như lai, là giả mạo ngài. Đó là lý do kinh Đại Thừa là thật. Nay kẻ hàm hồ, bạ đâu tin đấy. Nên nhớ rằng Tà Pháp thì rất dễ tin nhưng chánh pháp thì luôn bị nghi ngờ. Nhất là thời mạt pháp, đạo sắp diệt. Vì sao sắp diệt, kinh Đại Thừa mất, 12 bộ kinh phương đẳng mất thì đạo phật còn gì ngoài mấy bộ kinh tiểu thừa kia. Mấy bộ kinh ấy thì lý lẽ, cách tu tập chẳng hơn của ngoại đạo là bao nhiêu, hơn được chỉ là mức Diệt Thọ Tưởng Định. Do không tin kinh đại thừa, nên thấy Phật giáo chẳng có gì đặc biệt, lại bảo là Đạo Phật chỉ là mượn của Ấn Độ Giáo, nên Phật giáo ở Ấn Độ phải diệt sớm. Nay suy nghĩ kỹ càng, quý vị nên tuyên bố với những người đó lý luận của mình. Chánh Kiến của mình.

      10/ Nghĩ lại các Tỳ Kheo báng bỏ kinh đại thừa đều phạm phải tội vọng ngữ, như hòa thượng Thích Thông Lạc vọng chứng quả AlAHÁN,.... quả là đáng thương trong thời này nếu theo nhầm tà kiến, nghe lời xúi cho ngoại đạo.

      Do phần nhận xét chỉ tối đa 4096 từ nên tôi mạn phép bỏ bớt đi một số luận.

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. NacDanh: Tôi đây là một phật tử Việt Nam đã lâu. Đã từng đọc rất nhiều kinh của tiểu thừa và đại thừa. Nay có một có ý kiến nói đại thừa không phải là do phật thuyết, nếu mà đây là đúng thì không có gì để nói, nhưng khi sai sẽ làm tai hại cho bao nhiêu con người học phật đây. Dưới đây là tổng hợp một số luận chứng của các Đại Trí Giả, các vị thiện tri thức của Phật Giáo
        BeNa (trả lời): Kinh Đại Thừa là Kinh dỏm chứ còn "nếu" cái gì nữa? Lịch sử kết tập có Kinh Đại Thừa nào được nói đến? Thử chứng minh Kinh Đại Thừa là Kinh Thiệt nghe thử coi. Xem các lần kết tập Kinh điển 1,2,3 và 4,5,6.

        NacDanh: 2/ Trong các kinh, Phật chưa bao giờ nói các ALAHÁN là đã được quả vị tối thượng, Chánh Đẳng chánh giác. Chỉ có phật mới chứng được điều đó,
        BeNa: Té ra đại Thừa muốn bằng Phật hay sao? Tham như vậy thì là Tham Thừa chứ Đại Thừa cái khỉ gì??? Vị A la hán là bậc Vô Học, đã đoạn tận lòng tham thì cần gì quả vị gì nào?

        NacDanh: Phải biết kẻ đang phao tin đồn rằng đại thừa không phải phật thuyết cũng đang dùng cách ấy để phá hoại pháp của ngài, nếu không tin kinh đại thừa thì ắt chẳng thèm đọc những điều trong đó huống gì thọ trì. Kẻ đó là con cháu của Thiên Ma.
        BeNa trả lời: Tin thiệt chứ tin đồn gì? Đọc cái lịch sử kết tập Kinh điển chưa? Ha ha! Dùng từ "con cháu Thiên Ma" là biết dân u mê cỡ nào rồi. Đã bị nhiễm mấy cái sách Kinh Tàu.

        Nặc danh:Ngay cả những người đưa ra luận cứ chống lại đại thừa cũng chứng tỏ họ chưa đắc quả
        Bé Na trả lời: chứng quả hay chưa chứng đâu có liên quan gì đến cái chuyện người ta tuyên bố ra sự thật "Kinh Đại Thừa là Kinh dỏm". Đạo Phật là đạo "không nói dối" thế mà sư Đại Thừa đẻ ra Kinh rồi gán cho Phật nói thì bọn này có xứng đáng là một con người lương thiện chưa? Nói chi đến một đệ tử Phật. Muốn cãi phải chứng minh "Kinh Đại Thừa là do truyền miệng và được kết tập". Còn không thì đừng ngụy biện, hoang tưởng.

        NacDanh: ALAHAN. Các vị ALAHAN mới đủ trình độ để nhận xét xem điều đó đúng hay sai?. Làm sao để biết đâu là một vị alahán, phải xem cuối đời họ hóa tịch có xá lợi hay không?, thân có hoại hay không?. Đâu thể dựa vào mấy kẻ xưng tiến sỹ phật học, nào là nghiên cứu gia xem nói bừa được.
        BeNa: Ngươi sống ở Trái Đất mà y chang như sống ở trên mây vậy. A la hán cần gì phải để lại Xá Lợi để người ta khen tặng khi vị ấy đã đoạn tận lòng tham. Các ngài chỉ dạy cho đệ tử pháp tu hành thuần khiết mà các ngài đã chứng là đủ.

        Nặc danh: 5/ ALAHÁN làm sao đắc được quả vị?. Vì không trụ vào chấp có và chấp không. Tức là chấp giới và chấp thanh tịnh họ cũng đã bỏ rồi. Nếu chấp giới là có như thanh văn thì sẽ ra vào lưới chấp có.
        Bé Na: đúng là dốt mà khoe pháp cao siêu. A la hán đắc được quả vị là do thực hành Bát Chánh Đảo đã viên mãn chứ đâu như Nặc danh nói. Đại Thừa chỉ là hoang tưởng, nói chuyện huề vốn chả ích lợi gì. Quen thói lừa gạt thiên hạ bằng mấy cái chữ vô nghĩa, hoang tưởng.

        Xóa
      2. nặc danh: 6/ Ngay cả các vị tự tại thiên, các vị trời cũng đã có đủ thần thông, đủ ngũ lực tự tại, hóa hiện tùy thích, biến ra thứ mình dùng chẳng mất quá một sát na. Thế mà PHẬT đã đủ lậu tận trí lực, phước đức tròn đầy mà chẳng hơn bọn chúng chăng?.
        Bé Na: Nhà ngươi thấy vị trời nào biểu diễn thần thông chưa mà dám nói dốc hả? Đúng là quen cái thói xạo xự hoang tưởng Đại Thừa. Còn nữa, "Phật đã phước đức tròn đầy": nhà ngươi nói câu này chứng tỏ là cái thứ quá ngu dốt. Phật là vị đã đoạn tận lòng tham thì có đi thu thập phước đức hồi nào mà nhà ngươi dám ngụy biện tròn đầy. Cái ngôn ngữ trịch thượng xem các vị A la hán không ra gì của nhà ngươi thì ta biết nhà ngươi là cái thứ Tàu nô rồi. Tàu nô là nô lệ Kinh sách từ Tàu.

        Nặc danh: Đức như lai đã nói, những Pháp ngài thuyết đều chỉ nói rằng tất cả các pháp đều là bình đẳng, do hư vọng sanh diệt nên chúng sanh trầm luân.
        Bé Na: các pháp bình đẳng? Đúng là cái thứ vẹt từ Kinh Đại Thừa. Các pháp vô thường biến đổi thì làm gì mà ngươi nắm bắt được mà cho nó là bình đẳng hay không bình đẳng? Đâu nhà ngươi chứng minh "Mặt trời lớn bằng hạt cát dính dưới chân nhà ngươi đi, rồi nói các pháp bình đẳng". Học Phật mà ngu như con vẹt thì làm sao khá nổi. Do Tham Ái (có tham cao siêu của Đại Thừa là ví dụ) thì bọn Tu Sĩ Đại Thừa mới bị trầm luân. Do không liễu tri Tứ Diệu Đế, chứng nghiệm Tứ Diệu đế mới bị trầm luân chứ đâu phải do hư vọng sanh diệt. Sanh diệt là có thật chứ đâu phải hư vọng mà nhà ngươi đặt chữ tối nghĩa "hư vọng sanh diệt"

        Xóa
      3. Bé Na bạn nói người ta học Phật mà ngu như con vẹt, lại chê tu sĩ Đại Thừa. Vậy nếu bạn học theo đạo Phật thì chắc bạn cũng là con vẹt, đức Phật có dạy bạn học Phật là phải so đo, trách mọc, chữi người khác không ????

        Thân !!!

        Xóa
      4. Bạn dựa vào đâu mà dám khẳng định "Mấy bộ kinh ấy thì lý lẽ, cách tu tập chẳng hơn của ngoại đạo là bao nhiêu, hơn được chỉ là mức Diệt Thọ Tưởng Định" . Tôi ko phân biệt đại hay tiểu thừa,nhưng tất cả những kinh điển ấy đều hướng con người đến cái chân thiện của thân tâm,sao bạn chưa thực hành kiểm nghiệm lại vội bảo rằng không hơn gì ngoại đạo,lại nữa.Còn về các mức Định của bậc Thánh,bạn chưa đạt được nên cùng đừng nên bình phẩm,chỉ nên ghi nhận thôi nhé.

        Xóa
      5. KINH ĐẠI THỪA là Kinh Tôn Kính, Quý giá khắp trời người, là lời chân thật nghĩa, là con đường phá bõ những ngã chấp xâu xa.

        Xóa
      6. ở đây ta chỉ nói tới nguồn gốc của phật giáo, tức là cái nào là thật chất của ông Gotama Sitatta nói ra, cái nào không phải là của ông Gotama Sitatta nói ra thôi.
        Dựa vào đâu ta có thể biết được cái nào là của ông nói cái nào là không phải của ông nói, dựa vào bằng chứng khảo cổ và các dữ kiện khoa học để chứng minh.
        Còn nếu bạn nói trong khi đang giảng pháp cho các vị tì kheo Gotama lại cũng có thể giảng pháp cho chư thiêng chư bồ tát, điều này có vẻ thần thánh, vì quá thần thánh nên đạo phật từ ngày truyền vào việt nam theo con đường trung hoa nó biến thành đạo thờ đạo cúng cầu an cầu siêu nhiều hơn là đạo giải thoát.
        Phật giáo kể từ sau lần kết tập kinh điển thứ 5 được chia ra 2 phái lớn là bắt truyền và nam truyền chứ không có vụ đại thừa hay tiểu thừa, đại thừa tiểu thừa là do người tàu nghĩ ra.
        Tàu thì lúc nào cũng thế cái gì của tàu là đại hoặc "trung" đại là lớn mà trung là chánh giữa, trung quốc là quốc gia trung tâm, đại lục là vùng đất lớn, đại thừa là sự thừa truyền lớn hay cổ xe lớn, người tàu thì cái gì cũng lớn và lúc nào cũng coi những dân tộc khác là nhỏ.
        Về việc chứng nhập a la hán hay quả vị phật thì ông Gotama cũng có nói, điều ta giảng cho chư vị tì kheo chỉ là nắm lá, còn điều ta chứng ngộ là một rừng cây, điều này có nghĩa sau khi chứng nhập quả vị la hán hành giả còn phải tu tiếp cho tới khi chứng các quả vị cao hơn, điều này phật có nói trong kinh điển nguyên thủy.
        Còn nếu các bạn tin vào kinh điển đại thừa thì đây cũng là cái quyền tự do tôn giáo của các bạn, nhưng ở những diễn đàn mang tính khảo cổ khoa học thế này thì đừng nên đưa niềm tin tôn giáo cá nhân mình lên vì nó không có luận cứ.

        Xóa
      7. Tôi hiểu kinh đại thừa là do các luận sư Ấn Độ giáo viết cho người Ấn thưởng thứcmột giáo pháp vi diệu.
        "Như vầy tôi nghe" là để mở đầu kinh, không có kinh nào nói "Đức Phật nói như vầy." Hai câu này ý nghĩa khác nhau. "Như vầy tôi nghe," không có nghĩa là "Đức Phật nói như vầy."

        Xóa
      8. Đọc nhiều mà hiểu ít. Ngu như con bò, không biết nhận thức đúng sai. Chứng cứ lịch sử thì không tin chỉ toàn huyễn hoặc lừa dối mình và mọi người.

        Xóa
      9. Này Nặc danh,
        Trong khi nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo chúng tôi thấy Đại Thừa và Thiền Tông không có pháp môn nào giống như Ba Mươi Bảy Pháp của Phật. Do đó chúng tôi biết ngay các Tổ hệ phái phát triển tưởng giải tạo ra những pháp môn tu tập ức chế ý thức, làm cho hết vọng tưởng. Ngược lại đức Phật dạy: “Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ. Ý tạo tác”. Đạo Phật không diệt ý thức mà còn sử dụng ý thức để tạo thành lực Tứ Thần Túc, Nhờ lực Tứ Thần Túc mới làm chủ Sinh, Già, Bệnh, Chết.
        Cho nên, Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc dạy: kiến tánh thành Phật, chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền, biết vọng không theo hay biết vọng liền buông, chăn trâu, tham thoại đầu, tham công án, khởi nghi tình, v.v.. Những pháp hành này trong kinh sách Nguyên thủy Phật không có dạy, vậy mà các Tổ Trung Quốc dám cả gan mạo nhận là Phật thuyết.
        ……
        Đem tất cả các pháp môn này so sánh với Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của Phật giáo thì chúng ta không thấy có một pháp môn nào giống pháp môn của Phật giáo cả. Và như vậy chúng tôi xác định các pháp môn này không phải của Phật giáo là đúng không sai. Các pháp môn này đều là của tà giáo ngoại đạo, xin quý vị lưu ý.
        Cho nên các hệ phái tôn giáo do các tổ Trung Quốc thành lập, cứ đem pháp môn tưởng giải của mình rồi gắn nhãn hiệu Phật giáo để lừa đảo tín đồ Phật giáo. Một người sơ cơ mới vào đạo như quý vị phật tử làm sao thấu hiểu pháp nào của Phật giáo và pháp nào của các tổ. Cho nên rất dễ lầm lạc vì lừa dối của các tổ Trung Quốc.
        Làm điều này các tổ sơ sót quên nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của Phật giáo nên khi phật tử đã am tường giáo pháp này thì các tổ đã đánh mất niềm tin với tín đồ. Chính vì thế mà chúng tôi không còn tin kinh sách phát triển nữa.
        Các tổ theo lối mòn kiến tưởng giải của các sư tổ mình trước kia tự dựng lên một sự giả dối ngoài sức tưởng tượng của con người. Họ cho rằng Phật giáo có 84 ngàn pháp môn. Gom hết các pháp của tất cả tôn giáo trên hành tinh này cũng không có tới 1.000 pháp môn huống hồ lại có đâu tới 84 ngàn pháp môn.
        Cái sai của các Tổ sư Thiền Tông Trung Quốc cố đặt ra pháp môn rồi gán cho Phật giáo là không ai bắt bẻ. Nhưng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đã xác định đạo Phật có 37 pháp môn chớ không hơn.
        Thiếu nghiên cứu về Phật giáo nên các tổ quên rằng đức Phật chỉ dạy tu tập ba bảy pháp môn mà thôi, ngoài ra không có pháp môn nào nữa cả. Cho nên các hệ phái tôn giáo của Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây Tạng, Ấn Độ, v.v.. hay bất cứ một nước nào trên thế giới cũng không lừa gạt được quý vị.
        Như vậy chúng ta biết rất rõ Thiền Tông và Tịnh Độ Tông là Phật giáo Trung Quốc hoàn toàn chịu ảnh hưởng tinh thần tư tưởng và pháp hành của Nho giáo và Lão giáo. Cho nên, Phật giáo Trung Quốc cũng không phải Phật giáo chuyên ròng của Phật giáo. Nhưng xét qua góc độ Nho giáo thì Nho giáo cũng không phải là Nho giáo chuyên ròng và Lão giáo cũng vậy nó cũng không chuyên ròng là Lão giáo. Cho nên Phật giáo truyền sang qua Trung Quốc đã bị ảnh hưởng với Nho giáo thì gọi là Đại Thừa, đã bị ảnh thưởng với Lão giáo thì gọi là Tối Thượng Thừa.
        Như vậy, những pháp môn của các giáo phái này không phải là của Phật giáo chánh tông, vì nó đã bị lai căng theo Nho giáo và Lão giáo của Trung Quốc.
        Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền sang qua Việt Nam đến nay chưa có một vị Hòa Thượng nào làm chủ sinh, già, bệnh, chết như đức Phật, thường quý vị chết trong bệnh tật đau khổ.
        Khi hiểu biết được như vậy chúng ta muốn tu theo Phật giáo thì phải nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy do Hòa Thượng Minh Châu dịch ra Việt ngữ.
        (Xin mượn lời Trưởng lão Thích Thông Lạc)

        Xóa
      10. Cũng chỉ vì chấp chữ đại và chữ tiểu mà đồng môn ra nông nỗi này, y như tự lấy tay vả mồm mình ...hiaz

        Xóa
      11. Mình không chắc lắm trạng thái hiện tại của mình có phải là sotapanna hay không, vì về mặt tuệ thì khi nội quán mình thấy được mình đã đoạn trừ được thân kiến, hoài nghi, giới lễ nghi thủ, và có xu hướng lấy vô ngã làm đề tài thiền. Cơ bản thì mình vẫn đang nghiên cứu kinh điển để so sánh, việc này hơi tốn thời gian và tương đối khó, nhưng càng ngày mình càng tự tin. Nhưng mình có thể chắc chắn 1 điều, đại đa số kinh điển Đại Thừa đều có vấn đề. Chỉ có 1 số ít chính xác 1 cách tương đối về mặt khái niệm lúc mở đầu, như Bát Nhã Tâm Kinh, nhưng phần sau lại tương đối mâu thuẫn, ngũ uẩn giai không là chính xác nhưng vô ngại Niết Bàn là không đúng lắm. Vì với kinh nghiệm của mình, khi một người đã chứng kiến Niết Bàn sẽ bị Niết Bàn hấp dẫn, sự hấp dẫn này là không thể nghịch chuyển, bất chấp nỗ lực kháng cự của người đó, càng kháng cự Niết Bàn, càng bị Niết Bàn hấp dẫn, nên một người đã chứng kiến Niết Bàn, chắc chắn sẽ bước vào Niết Bàn. Mình đã từng cố ngừng lại, và việc mình cố dừng lại khiến mình ngày một hiểu rõ tam pháp ấn hơn, cuối cùng mình chỉ mất khoảng 2 năm rưỡi để có trực giác rằng mình bước vào dòng chảy.
        Thực ra thì các quả vị của Đạo Phật không phải là 1 kết quả hữu hình trường tồn, thay vào đó, nói 1 cách chính xác là những giai đoạn trên quá trình từ bỏ các cơ hội để bước vào luân hồi. Khi một chúng sinh vĩnh viễn từ bỏ mọi cơ hội dẫn đến sinh tử, vị ấy là một bậc Arahant, Bậc Vô Sanh, Người đã từ bỏ mọi cơ hội. Arahant có phải là quả vị cao nhất hay không đã không còn ý nghĩa, vì khi ngũ uẩn của các ngài tan hoại, thì chỉ có ngũ uẩn của các ngài tan hoại mà thôi, không còn bất kỳ 1 sự kiện gì xảy ra tiếp theo nữa cả. Dòng luân hồi của các ngài đã dừng lại vĩnh viễn, vậy nên làm gì còn gì để mà đắc nữa.
        Thực ra thì thực hành đạo Phật không khó, chỉ cần chú tâm quan sát cuộc sống, đánh giá 1 cách khách quan, nương tựa theo kiến thức về Anicca, Dukkha, Anatta đã được truyền dạy bởi Đức Phật là được. Vì phần khó nhất là Anatta đã được Đức Phật chỉ rõ nên việc thực hành theo không khó, nhưng nếu không có Anatta làm căn bản thì việc thực hành Đạo Phật khó hơn lên trời. Vì Đạo Phật hướng đến cảnh giới siêu thế, nên cần có kiến thức siêu thế làm nền tảng. Trong tam pháp ấn, Anicca, Dukkha là kiến thức hiệp thế sẽ hướng tâm đến khao khát siêu thế, Anatta mới là kiến thức siêu thế, chìa khóa để giúp tâm khao khát trạng thái siêu thế thể nhập vào cảnh giới siêu thế.

        Xóa
    2. Nặc danh: Không có một alahán nào nói điều không thật, dám viết những điều không phải PHẬT dạy. Vì đó là tội đại vọng ngữ, là phỉ báng như lai, là giả mạo ngài. Đó là lý do kinh Đại Thừa là thật.
      Bé Na: Lý luận hoang tưởng, ngu ngốc của nhà ngươi ở trên cho thấy điều gì? Do ngươi đọc mấy cái xảo trá Đại Thừa nên trí óc của ngươi bị ngu càng ngu thêm. Ta từ bi chỉ dạy cái ngu của ngươi để ngươi học hỏi.

      Ngươi viết: "Kinh Đại Thừa thật là do không có vị A la hán nào dám nói điều không thật?". Kinh Dỏm Đại Thừa và Giới hạnh của vị A la hán có quan hệ biện chứng gì với nhau mà ngươi suy ra một mệnh đề ngu dốt như vậy? Chuyện một vị A la hán đã đoạn tận mọi cái xấu xa (lậu hoặc) thì đâu liên quan gì đến Kinh Đại Thừa Dỏm hay Thật phải không nào?

      Nặc danh: Do không tin kinh đại thừa, nên thấy Phật giáo chẳng có gì đặc biệt, lại bảo là Đạo Phật chỉ là mượn của Ấn Độ Giáo, nên Phật giáo ở Ấn Độ phải diệt sớm.
      Bé Na: Đúng là mi ăn cái bánh tưởng tượng của Đại Thừa nên lú quá. Nói câu nào cũng sai bét. Chuyện Không tin Kinh đại thừa (Kinh giả) thì liên quan gì đến "Phật giáo chẳng có gì đặc biệt"?
      Phật Giáo bị lu mờ ở Ấn Độ là do quân Hồi Giáo xâm lấn Ấn Độ chứ liên quan gì đến "không tin Kinh Đại Thừa Giả"? Ngu quá!

      Nặc danh: Nghĩ lại các Tỳ Kheo báng bỏ kinh đại thừa đều phạm phải tội vọng ngữ, như hòa thượng Thích Thông Lạc vọng chứng quả AlAHÁN,.... quả là đáng thương trong thời này nếu theo nhầm tà kiến, nghe lời xúi cho ngoại đạo.
      Bé Na: Kinh Đại Thừa là Kinh Dỏm thì nói ra sự thật nó là Kinh dỏm thì làm gì mang tội đại vọng ngữ? Nhà ngươi chứng minh đi: "Kinh Đại Thừa được truyền miệng và được kết tập trong lịch sử"? Bí lù.
      Lấy cái giả thiết (Kinh đại thừa là thật) để suy ra kết luận (mang tội vọng ngữ). Cho thấy nhà ngươi cái óc heo cỡ nào rồi.

      Nặc danh viết: Do phần nhận xét chỉ tối đa 4096 từ nên tôi mạn phép bỏ bớt đi một số luận.
      Bé Na: luận của "các Đại Trí Giả, các vị thiện tri thức" của nhà ngươi nêu ra cũ rít, ta đọc và nhàm rồi. Toàn là xảo trá ngụy biện, câu trước đá câu sau.

      Các bạn thân mến!
      Trước khi phản bác những lời tôi, bạn phải chắc rằng "Kinh Đại Thừa là Kinh Truyền Miệng và được kết tập trong lịch sử". Cái mệnh đề này bạn mà không chứng minh được thì Kinh Đại Thừa là Kinh giả. Nội dung Kinh đại thừa toàn là mấy cái hoang tưởng. Ví dụ: Đại thừa nói: Vạn pháp do tâm tạo. Bé Na nói: cái tâm nào tạo ra mặt trời? Đại thừa bí lù!
      Ha ha ha ha






      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. @Be Na
        Biet thi biet vay nhung nen noi nho nhe thoi, Phat tu Dai Thua rat la nhay cam, ho de nong gian lam. Mac du toi dong y voi Be Na nhung an noi nen tu ton, nho nhe thoi ban a.

        Xóa
      2. Em đọc Bé Na em gỡ được cái khó trong lòng Em cảm ơn ạ. Lý lẽ của Đại Thừa sao sao đâu ấy không thực tế em xin nói thật

        Xóa
      3. Bena ăn nói không có gì là tác phong của con nhà Phật ! Hung hăng và không tôn trọng người khác ! Con nhà Phật nên thể hiện tính từ bi của mình . Thân

        Xóa
      4. LỜI PHẬT DẠY:


        “Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này subhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán. (Kinh Trường Bộ tập I trang 659 kinh Đại Bát Niết Bàn).


        CHÚ GIẢI:
        Lời di chúc cuối cùng này đã xác định Chánh pháp của đức Phật là Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo ra thì không có pháp môn được gọi là giáo pháp của đức Phật. Bởi vì Bát Chánh Đạo là một chân lý trong bốn chân lý của Phật giáo. Như các bạn đã biết chúng tôi đã xác định Bát Chánh Đạo là tám lớp học của Phật giáo được chia theo ba cấp Giới, Định Tuệ. Như vậy Bát Chánh Đạo là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả cho mỗi người để biến cuộc sống thế gian này thành cõi Cực Lạc, Thiên Đường. Cho nên đức Phật dạy người đệ tử cuối cùng của mình trước giờ nhập Niết Bàn là bài pháp này.

        Tất cả giáo pháp của ngoại đạo ngay cả kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông cũng không có Bát Thánh Đạo, thậm chí còn có Tâm Kinh Bát Nhã dạy: KHÔNG CÓ KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO (Vô khổ, tập, diệt, đạo). Cho nên hằng ngày trong các chùa thường tụng kinh “Vô khổ, tập, diệt, đạo”, Ngược kinh sách Nguyên Thủy dạy: “Nếu pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo là không có Sa Môn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ”. Như vậy pháp và luật của Đại Thừa và Thiền Tông không có Bát Chánh Đạo nên nó không phải là giáo pháp của Phật giáo.

        Chỉ một đoạn kinh cũng đủ xác định kinh sách Đại Thừa không phải là kinh sách của Phật giáo. Kinh sách Đại Thừa là kinh của Bà La Môn mạo nhận là kinh sách Phật chứ thực chất của nó nằm gọn trong những bộ kinh Vệ Đà. Kinh sách Nguyên Thủy phần đông trong những bài kinh như thế này đã xác định và phân biệt rõ ràng pháp nào của Phật và pháp của ngoại đạo, không thể lẫn lộn nhau được.

        Xóa
      5. Bé Na: tôi chưa cần biết ai đúng ai sai nhưng nhìn cách bạn nói chuyện với người khác như vậy thì cũng chẳng phải người biết Đạo, ngày xưa ngay cả đối xử với Đề Bà Đạt Đa là một người cực kỳ gian ác Đức Phật vẫn khiêm tốn từ bi còn bạn biết được chút giáo lý đã chửi xối xả người khác.Muốn biết đâu là chánh pháp thì xem cách đối nhân xử thế của người hành trì cũng đủ hiểu rồi. Vài lời góp ý với bạn, chúc bạn tu hành tinh tấn.

        Xóa
      6. Bạn Unknown10:03 23 tháng 2, 2016
        nói chuẩn và có cơ sở . Thế kỷ 21 rồi mà vẫn dùng niềm tin tôn giáo để phán là không được . Phải dựa vào các luận cứ khoa học để chúng minh tính đúng sai .

        Xóa
    3. Về ví dụ chú Bát nhã của Luận cứ 8 chủ đề này thì tôi thấy không có vấn đề gì. "Gate, Gate, ..." cũng là phiên âm La tinh của chữ Phạn. Do được phiên âm sang tiếng Hán sau đó sang Việt Nam phiên âm lại từ chữ Hán nên có sai khác. Viết có khác nhưng đọc lên cũng giống, có điều người Hoa đọc chư "r" hay chữ "đ" khó nên thường chuyển thành "l"...ví dụ: Darani (đà-ra-ni) thì đọc là đà-la-ni. Các chú khác cũng thế.

      Riêng tôi hiểu thì Phật pháp không chủ trương giải thích thế giới mà Phật pháp để giải thoát con người khỏi khổ đau và phiền não, vậy chúng ta cũng nên suy nghiệm về mục đích và lợi ích của các bậc tiền bối và thận trọng trong phán xét. "Bé Na nói: cái tâm nào tạo ra mặt trời?" liệu có lợi ích gì không? Còn "Vạn pháp duy tâm tạo" nếu dùng để xét về 12 nhân duyên thì tôi thấy đúng vì do vô minh mà phải luân hồi.

      Bài viết sau đây của thầy Thích Giác Hoàng rất khách quan

      http://phatphapchanthat.blogspot.com/2012/10/ai-thua-va-tieu-thua-phai-nao-cao-sieu.html

      Đối với những kinh ngụy tạo và sai đường lối của Phật pháp thì tinh thần của Phật giáo Nguyên Thủy thật cần thiết vì đó là để bảo vệ Chánh Pháp. Tôi rất tôn trọng Phật giáo Nguyên Thủy và thấy không thể thiếu được vì đó là giáo pháp của Phật Thích Ca. Phật giáo Đại Thừa cũng có những bộ kinh A-hàm được xem là nền tảng và nguyên thủy, trên tinh thần phóng khoáng với mục đích hướng đến đại chúng nên cũng có nhiều phương tiện để hoằng dương Phật pháp nhất là những giai đoạn mà Phật giáo bị suy yếu, ngoại đạo phá hoại...

      Ngoài ra, sự khác biệt của hai trường phái Phật giáo thì ngoài giới luật và một số luận cứ thì lớn nhất là Bồ tát thừa, cứ cho là không có các vị Bồ tát thì chúng ta hãy xét về tinh thần của Bổ tát thừa, tu theo Bồ tát thừa phải phát nguyện diệt trừ hết khổ và độ hết thảy chúng sanh, học tập vô lượng pháp môn, thành tựu Phật đạo vô thượng ... thì đâu có gì sai trái mà rất là Phật pháp, rất Từ Bi, Trí Tuệ, và dũng mãnh. Ngoài ra tên các vị Bồ tát đều là những thành tựu hay giới luật, đường lối hành trì hay hạnh nguyện cần phải có của người theo Phật ví dụ như tên các vị "Quán Âm", "Đại Thế Chí", "Giám Trai", "Hoan Hỉ Tạng", "Hư Không Tạng" ... Ngoài ra những kinh điển Đại Thừa thường là dùng lối ẩn dụ nên không hiểu sẽ cho là mê tín như Bồ tát "Quán Âm" hay "Địa Tạng Vương" ... Ngài Địa Tạng Vương có hạnh nguyện là "địa ngục rỗng không tôi mới thành Phật" có thể hiểu như Tâm của chúng ta không còn địa ngục, không tạo nghiệp, không còn vô minh thì thành Phật hay như hình tượng A Mi Đà Phật cũng biểu tượng cho Tâm như "ngài chính là diệu thể để tất cả quay về, quy y và nương tựa", A Mi Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng công đức... Hình ảnh các Bồ tát cũng như thần chú và cách thức hành trì nhất là của Mật Tông cũng rất nhiều, rất cuốn hút, nghệ thuật và hiệu quả ... nhưng không ngoài mục đích chuyển hóa thân tâm của hành giả. Đó là những phương tiện thiện xảo của các ngài, làm cho bức tranh Đạo Phật có nhiều màu sắc hơn.

      Theo đó thì tinh thần của cả hai trường phái đểu có nét riêng và không nên phủ nhận lẫn nhau vì sự phân chia bộ phái là tất yếu nhưng đó đều là tinh hoa của Phật pháp và được lưu truyền bởi các bậc tiền bối, những bậc thầy,Tổ. Nên chúng ta phải thận trọng khi phán xét. Tôi thấy Phật tử chúng ta đến với Phật pháp để được lợi ích cho mình và mọi người, vậy càng nhiều người biết Phật pháp thì càng nhiều người được lợi ích, còn đường lối như thế nào thì họ tùy duyên lựa chọn bất kể là Đại Thừa hay Nguyên Thủy; còn hơn là không hiểu, chia rẽ, không tin, không theo, ... làm cho Phật pháp suy yếu, ngoại đạo thì vỗ tay .

      Kết lại, trên tinh thần Phật pháp hướng tới con người và thế giới hòa bình, tôi luôn mong muốn và cầu chúc Đạo Phật luôn phát triển mạnh mẽ, hòa hợp, mọi loài chúng sinh đều được lợi lạc, thấm nhuần hương vị giải thoát của Phật pháp. Mong được vui vẻ và hòa nhã trao đổi, xin mọi người chỉ giáo và ... phán xét nhẹ nhàng :D

      Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. thay Thich Giac Hoang cung co cai chu quan cua ong ta. Ong ta xuat than tu dai thua nen cung co tu tuong benh vuc Đai thua. Cung khong nen lay loi cua ong ta lam chuan muc.
        Tu tuong ong ta la muon dung hoa cac bo phai dung chia re. Cho nen tu tuong ong ta bi chi phoi boi van de doan ket ton giao. Nhung tu hoc chung ta lai can cai y nghia chinh xac cua giac ngo. Cac bo phai doan ket hay khong doan ket thi dieu do khong co anh huong den cai giac ngo. Chung ta tim cau cai giac ngo thi quan trong nhat la loi phat Nguyen thuy, chu chung ta khong can nhung loi hoa giai nhu Thich Giac Hoang noi. Cho nen, chung ta chi can giac ngo va tim hieu giac ngo cho chinh xac de ma tu theo.
        Thay Thich Giac Hoang chua co theo tieu chuan tren nen sanh ra cai tam benh vuc dai thua, la nhung gi ong ta hoc, ong ta khong dam doi dien voi nhung sai lam cua ong ta. Vay thoi.

        Xóa
    4. ai theo đại thừa giơ tay lên,ai theo tiểu thừa giơ tay lên?
      tôi hỏng theo thừa nào hết, tui theo bát chánh đạo he he he he

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. That ra thi dao Phat khong co nhieu tong phai dau. chi co mot tong phai thoi do la bat chanh dao nhung ma cai bat chanh dao phai la bat chanh dao do Phat day, chu ma cai bat chanh dao do ong nao suy dien ra thi chua co dung truyen thong. cho nen khi tu theo rat sai lam. cung nhu loi Phat la loi noi dung. con lai cua nhung nguoi chua chung dao thi chua chac dung. Ma khi chung ta tu tap thi chung ta nen theo cai dung, khong the mao hiem theo nhung gi chua biet dung hay sai.

        Xóa
    5. Rất sáng suốt. Tui theo Phật thừa, là nhất thừa Phật đạo, tông giáo nào mà không có bát chánh đạo, không có Tứ Diệu Đế, luân hồi, nhân quả... thì không phải Đạo Phật.

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bạn anh tú nói: Hình ảnh các Bồ tát cũng như thần chú và cách thức hành trì nhất là của Mật Tông cũng rất nhiều, rất cuốn hút, nghệ thuật và hiệu quả ... nhưng không ngoài mục đích chuyển hóa thân tâm của hành giả. Đó là những phương tiện thiện xảo của các ngài, làm cho bức tranh Đạo Phật có nhiều màu sắc hơn.

        Kim nói: Bạn nói sai rồi. Đạo gì ra đạo đó. Những gì phật không dạy thì không phải đạo phật. Như vậy thì mới là tôn trọng Phật. Bọn nó đâu tôn trọng Phật thì đừng hòng cái gì bọn nó cung cấp là đúng. Cái bọn nó (đại thừa) giả danh đạo Phật để kiếm lợi thì khỏi phải bàn. Những ai ngu ngốc, tham lam tin theo bọn nó để cầu danh, cầu lợi, mê tín dị đoan thì ráng mà chịu. Bị quả báo vì cái ngu của mình, ráng mà chịu.

        Phật đâu cần 1 đám ngu si, mê tín dị đoan theo Phật. Mà Phật cần những con người đàng hoàng, tôn trọng lời Phật (có nói có, không nói không chứ không phải giả mạo lời Phật). Phật cần những con người giác ngộ chứ không cần một lũ trâu, bò, heo ngu si, tham lam, mê tín dị đoan theo Phật. Hiểu không?

        Bạn phải thấy ở Miến D(iện, Tích Lan, Thái Lan, họ đâu cần đại thừa mà họ vẫn duy trì được đạo phật là quốc giáo đó chứ. Đâu cần phương tiện xảo trá của Đại Thừa để truyền đạo. Hiểu không?
        Miến D(iện, Tích Lan, Thái Lan được chính phủ công nhận là quốc giáo.
        Còn chính phủ VN, Tàu Phù có xem đạo Phật là quốc giáo hay không? và đạo Phật ở VN và Tàu Khựa đang bị càng ngày càng ô nhiễm mà bạn không thấy sao hả bạn?

        Bạn phải tu theo Đạo Phật Theraveda. Đó chính là Đạo Phật chân chính còn sót lại. Còn những loại đạo khác không phải đạo phật. Khi bạn ngghie6n cứu nhiều tài liệu bạn sẽ hiểu điều tôi nói. Nhưng nghiên cứu làm gì. mệt lắm cứ theo Theraveda, tu Tứ Niệm Xứ và thiền định là OK!

        Xóa
      2. @anhtu phát biểu huề vốn rồi!

        Xóa
    6. hi hi cac ban muốn xài đồ dỏm hả bạn? đồ xịn không xài sao bạn? cái tai hại của đồ dỏm là nó làm cho các bạn nhiễm tà kiến, nhiễm tà kiến là rơi vào địa ngục, bàng sanh, ác quỉ rất khó làm người. Tà kiến là rất nguy hiểm. cho nên, các vị thánh tăng ngày xa mới sợ Đại thừa làm ô nhiễm giáo pháp nên mới tách biệt với chúng. cái tụi đại thừa là cái tụi chuyên viết chuyện hoang tưởng để kiếm cháo trong xã hội ấn bọn nó phải viết hư cấu mới kích thích người đọc tụi nó. cũng như bây giờ xem phim avatar thôi, xạo ra để kiếm tiền thì cái bọn đại thừa thúi này nó tạo ra tác phẩm để kiếm tiền cúng kiến của thí chủ. chuyện dễ hiểu mà.

      Trả lờiXóa
    7. Dai Thua khong phai do Phat thuyet la dung roi.
      Chuyen nay cung ro rang.

      Trả lờiXóa
    8. chu Phat thua la chu trong Kinh Phap Hoa. Kinh Phap Hoa la Kinh khong phai do Phat noi nen ban anhtu can phai can trong nhung gi trong kinh phap hoa
      la boi vi no co the con nhieu sai lam, chua co dang tin cay dau ban. Kinh phap hoa co nhieu cai truu tuong phi ly, giong nhu tieu thuyet.

      Trả lờiXóa
    9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    10. Cảm ơn các bạn góp ý rất thẳng thắn và mạn mẽ, mình nói ý kiến của mình đương nhiên cũng là có ý chủ quan trong đó. Riêng mình cũng nhận thấy là kinh điển Đại Thừa ra đời sau khi Phật Thích Ca nhập diệt nhưng tôn chỉ cũng không khác nhiều với lời Phật dạy và cũng bao hàm luôn cả tư tưởng Nguyên Thủy (đã là tư tưởng của Phật thì không thể nói là của mình nên các sư hồi xưa cũng không thể nói là mình thuyết được). Hơn nữa các đạo khác và nhất là đạo Chúa họ luôn bành trướng và Việt Nam bị thiệt thòi do còn giữ nhiều quan điểm sai lạc và mất tự do như là lấy chồng lấy vợ là phải theo đạo của họ... ngoài ra họ còn có nhiều phương pháp để cải đạo mọi dân tộc theo đạo của họ, các bạn xem thêm
      http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhKien.php
      Nên Phật giáo Đại Thừa chính là phương tiện sắc bén nhưng không thiếu lòng từ bi trong các trường hợp này cũng là do đa số mọi người trên thế giới cho dù thời buổi khoa học hiện đại nhưng cái gốc rễ mê tín đã ăn sâu từ xa xưa và ai đã theo tôn giáo nào thì sẽ sống chết với lý tưởng đó, vì vậy chủ trương của mình là cứ khuyến mọi người đến với Phật giáo vì đạo người ta hành trì kiểu gì, lợi ích thế nào thì Đại Thừa có đủ ví dụ thích cầu nguyện có cầu nguyện thích thần chú có thần chú... nhưng cho dù có cầu nguyện hay thần chú ...cũng là phát huy năng lực của tâm đến cao độ nên nếu thành tâm vẫn được lợi ích, chuyển hóa được tham, sân, si; tuy phương tiện có khác nhưng tư tưởng vẫn là Đạo Phật, là Phật tử Đại Thừa vẫn là tốt hơn người thường, làm cho Phật pháp phát triển thì đỡ bị xâm lấn. Với lại kinh điển càng nhiều chưa kể là thật giả lẫn lộn ngoại đạo càng khó khai thác cũng như chống phá . Còn là đã tin Phật rồi họ sẽ dễ dàng đến với Phật giáo Nguyên Thủy qua kinh sách, thầy, bạn, internet... Vì vậy nếu có ai mà chưa biết gì thì mình cũng hướng dẫn họ đến với những lời dạy chân thật của Phật Thích Ca qua Phật giáo Nguyên Thủy để học các các bài học ứng xử của Phật Thích Ca, cách hành trì tu tập của Phật Tổ.
      Còn cũng nói thêm là Phật giáo truyền qua Trung Quốc sau nhiều năm phát triển cũng là phổ biến được Phật pháp nhưng cũng do lợi ích và tư tưởng bá quyền nên họ cũng hay lồng ghép cả chính trị và bói toán, lễ nghi đủ thứ nên cũng là bệnh từ lâu rồi chứ không phải gần đây. Ở Việt Nam thì Phật pháp được truyền qua theo nhiều đường và nhất là Bắc truyền nên cũng bị ảnh hưởng. Nên Phật tử cũng phải có tinh thần gạn đục khơi trong khi thâm nhập vào Phật pháp.
      Phật thừa là nhất thừa Phật đạo đã là một thì không còn tiểu đại gì nữa đó cũng tinh thần dung hòa thay vì đả kích từ lâu của Đại Thừa. Mình nói chữ "Phật thừa" cũng là thừa chữ "thừa". Mình đơn giản là theo Phật. Cám ơn các bạn và Kanala nhắc nhở vì thực ra mình chú trọng thực hành nhiều hơn, khi nào mà chứng được thì sẽ tự hiểu thôi.
      Ngay như mình ngày xưa cũng biết đến Phật pháp do ở nhà có thờ Bồ tát Quán Thế Âm rồi từ đó mà tìm hiểu sâu hơn về đạo Phật rồi biết đến Phật giáo Nguyên Thủy, qua đó mình có cái nhìn dung hòa hơn. Chứ mà nói ở nhà theo đạo Chúa thì chắc là khỏi biết luôn nên thấy rằng tin được theo được Phật pháp cũng là rất khó rồi.
      Mình cũng thấy may mắn là hiện nay Phật giáo Nguyên Thủy cũng phát triển mạnh hơn, đường lối tu tập cũng rõ ràng hơn, nếu là Phật tử mà không biết Phật giáo Nguyên Thủy thì là thiếu sót lớn. Mình thấy nhiều người theo Đại Thừa nhưng lại không biết không chịu tìm hiểu cả những bộ kinh A-hàm của Đại Thừa thì là bỏ gốc rất là uổng mà cành lá Đại Thừa rất là xum xuê. Nói tóm lại mình xem Đại Thừa là phương tiện; Nguyên Thủy phải là gốc rễ là chỗ dựa vững chắc của Phật giáo.

      Mình cũng không muốn là ai đã theo Đại Thừa vì những bài viết của mình bị lung lay mà không theo Phật nữa mà hãy phát huy tinh thần phóng khoáng làm lợi lạc cho chúng sinh cũng như tìm hiểu con đường chân thật của Phật Thích Ca và đạt đến giác ngộ và giải thoát.

      Nếu có gì tà kiến con xin được sám hối, và xin được các bậc cao minh chỉ giáo.
      Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!!

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bạn anhtu rất có lòng, mình biết qua câu chữ. nhưng bạn nên nghĩ thêm: mục đích! Mục đích của người tu Phật là Niết Bàn (là giác ngộ) chứ không cần những cái gì cả. Mình thấy các bài của PPCT viết rất đúng về đại thừa. Phàm là cái gì giả dối (giả mạo lời Phật của đại thừa) thì đừng để tốn thời gian vô bổ để mắt tới nó. Dành thời gian để xem lời nguyên xi mà Phật dạy trong chánh kinh được kết tập. Còn không bạn hãy thực hành thiền Nguyên Thủy hằng ngày sau giờ làm việc căng thẳng cho nó có lợi thân tâm và có cơ hội chứng đắc Niết Bàn. Tránh xa đại thừa, nói không với đại thừa, bạn sẽ đỡ tốn thời gian.

        Xóa
    11. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết này cũng rất hay

      Làm thế nào để đạt được sự Giải Thoát ?
      http://tuvienhuequang.com/phat-hoc/nghien-cuu/2146-2012-02-06-03-56-57.html

      PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ NAM TÔNG VÀ PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ BẮC TÔNG
      http://thienphatgiao.wordpress.com/2012/12/13/phap-tu-can-ban-cua-he-nam-tong-va-phap-tu-can-ban-cua-he-bac-tong/

      128 quan điểm xấu ác và sai lầm của đức Dorje Chang III (cái này của Mật tông)
      http://thienphatgiao.wordpress.com/2012/12/30/128-quan-diem-xau-ac-va-sai-lam/#more-1806

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bạn nên tìm đọc những sách của tỳ kheo Pháp THông, Khánh Hỷ, Phạm Kiêm Khánh dịch từ các nước Phật giáo nguyên thủy trước. Ý kiến mình thì thấy chẳng có gì là tương đồng giữa nam tông, bắc tông. thấy rất mập mờ. bạn thử tập thiền theo thầy mahasi, cái cách này dễ dàng cho rất nhiều người từ già tới trẻ.
        Mình đã đọc mấy cái cuốn sách trên trang buudhanet như
        http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-cdtctq/tcq-00.htm (pháp thiền nguyên thủy) hoặc bạn đọc Thanh Tịnh Đạo do sư Trí hải dịch (dịch chưa rõ ràng lắm)
        Bạn thử xem cuốn này: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-conduongxua/cdx00.htm mình thấy cuốn này hay.
        chúc bạn vui, tạm biệt

        Xóa
      2. Cám ơn DharmmaPata, hồi lâu lâu mình chú ý đến Phật giáo Nguyên Thủy do đọc cuốn Thiền Minh Sát của Mahasi Sayadaw và mình nhận thấy đây chính là pháp tu chân thật và rất rõ ràng. Mình cũng thọ giới với thầy Nam Tông ở Kiên Giang (vì ngưỡng mộ). Sau đó là phương pháp của Pa-Auk Meditation Centre, và đúng như bạn nói Thanh Tịnh Đạo cũng hướng dẫn thiền tập nhưng lời lẽ hơi dài dòng chưa cụ thể (trong sách của Mahasi cũng hay trích dẫn Thanh Tịnh Đạo). Nhưng mình trước đó cũng tu tập cả pháp môn Quán Âm thấy cũng rất hiệu quả, thay vì quán sát hơi thở thì mình quán sát âm thanh, âm thanh thì lúc nào cũng có (nghe cả động cả tĩnh) cũng như là hơi thở vừa có định vừa có minh sát, một căn viên thông thì các căn khác cũng thế, mình chưa đi hết con đường nhưng cái nào cũng hay mà bi giờ cứ chạy theo các pháp môn thì có chết già cũng không đi tới đâu, nên mình đang thử nghiệm và dùng kết quả của từng giai đoạn của Nguyên Thủy để kiểm chứng nếu không ổn mình sẽ theo giáo trình của Mahasi Sayadaw và lại dùng kết quả của của các giai đoạn Pa-Auk để kiểm chứng vì theo mình biết thì phương pháp của Pa-Auk có vẻ là chuẩn nhất nhưng mình thích Mahasi vì phương pháp có vẻ đơn giản hơn. Nghe có vẻ hơi tính toán nhưng vẫn là đang thử nghiệm thôi. Vì thế mình có hướng ai vào đạo cũng khuyên họ lựa chọn các phương pháp mình giới thiệu trước, nếu cái nào hợp thì đi đến cùng vì không phải ai cũng có thời gian để tìm hiểu quá nhiều pháp môn nhưng đa số ai cũng thích đạo Phật nhưng mà lại sợ đi tu nên mình hay dẫn dắt đường vòng tức là cho mê tín trước rồi hướng dẫn tu tập sau (ưu tiên thiền Nguyên Thủy). Vì hồi trước mình đã lạc vào rừng thiền mất nhiều thời gian công sức, thử qua các loại thiền khí công (khai mở luân xa, Thiếu Lâm ...), thôi miên (chưa có kết quả, chủ yếu là nghiên cứu :D )... nhưng sau đó mình nhận ra chỉ có vài loại là thiền Phật giáo có thể giác ngộ nên mấy cái kia bỏ hết. Mình tham gia blog này vì thấy mọi người rất thẳng thắn và góp ý nhiệt tình, một lần nữa cám ơn các bạn và mong được chỉ giáo.

        Namo Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!!

        Xóa
      3. ... nên mình hay dẫn dắt đường vòng tức là cho mê tín trước rồi hướng dẫn tu tập sau ...

        Ban Anh Tu a, mieng luoi cua ban ngao man nhu may thang cho chet Dai Thua. Toi nghi tot hon het ban nen cam cai mom ban lai di va doc nhieu hon.

        Xóa
      4. ... bi giờ cứ chạy theo các pháp môn thì có chết già cũng không đi tới đâu ...

        Them cai nay nua ban Anh Tu a, ban noi ban da tho gioi voi thay Nam Tong o Kien Giang ma ban van con chay theo cac phap mon thi qua la ban chang hoc duoc gi tu ong thay Kien Giang cua ban ca. Khong co cai gi goi la 84000 phap mon ca. Chi co 1 phap mon duy nhat la Phat mon ma thoi, idiot.

        Xóa
      5. Mình thì chưa đủ trí để nói, chỉ dựa vào cái nhìn thì thấy Chùa ngày càng nhiều, mà sai trái cũng càng nhiều. Giáo pháp Phật để lại là con đường rõ ràng, đi tới đâu biết mình tới đó,

        Nên tu học theo.

        Xóa
      6. Tội nghiệp bạn Nặc danh, tu Phật thế này ắt không phải đệ tử của Phật mà là quyến thuộc của Ma Vương. Đã như thế thì lời bạn nói chả ai dại mà tin đâu nhé.

        Xóa
    12. gửi bạn Ẩn Danh
      Tham gia blog đóng góp ý kiến yêu cầu bạn hãy dùng lời hòa nhã, giới hạnh Thân và khẩu ắt hẳn bạn có biết?
      HT

      Trả lờiXóa
    13. Hôm nay ta đã có duyên nên xem được tất cả ý kiến của mọi người, phân biệt đúng sai không phải là đúng, phân biệt đúng sai không phải là sai. Ngay khi lời nói được xuất ra thì có là đúng hay sai, thật hay giả. Đúng sai rồi cũng sẽ đoạn diệt và cũng trường tồn, vì trường tồn nên là đoạn diệt, vì đoạn diệt nên là trường tồn. Biết được nhiều điều, không nói ra nhiều điều, không nói ra vì điều đó là không đúng, không sai, nói ra là điều đó không đúng, không sai. Nhiều hằng hà sa số và cũng có nghĩa là không, hằng hà sa số chẳng khác là không

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. theo Chánh Hiển Long chúng ta nên tu tập để được giải thoát chú đừng nên phê phán vì chúng ta không phải là bậc Thánh để có thể phân biệt đâu là đúng sai, để tránh vọng ngữ đọa địa ngục . Ngài Thế Thân ( Luận Đại Trí Độ ) lúc đầu cũng là người chống lại Đại Thừa mãnh liệt nhưng sau đó Ngài đã thay đổi và sám hối , Tiểu Thừa hay Đại thừa đó chỉ là sự phân biệt của những người không tu tập chứ Quý Thầy tu thật sự không ai phân biệt . Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật

        Xóa
      2. Nghe câu chữ thì quả là huyền bí, cao siêu (nặc danh 27/1). Không thể hiểu thấu, lời lời cao vút, ý ý trên mây! Hay là Đức Phật tái sinh?

        Xóa
    14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    15. Có nhiềo bạn dù những từ hơi quá đáng " mấy thằng chó chết đại thừa

      Theo Lịch sử Phật Giáo Viêt Nam thì Đạo Phật vào Việt Nam từ Trung Hoa vào thế kỷ thứ 3,
      Phật Giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam vào thế kỷ 20 ( hình như vào năm 1952 ), sau đại thừa mười mấy thế kỷ.

      hảy suy nghĩ lại đi nhé

      Trả lờiXóa
    16. Bạn nào viết bài trên hãy xem lại giá trị chân chính của đạo Phật.
      Hãy thôi đi lời Vọng Ngữ kia.
      Trước kia nghe mọi người nói Phật Giáo Nguyên Thủy bảo thủ mình không tin nhưng giờ thì tin rồi.
      Đức Phật tùy trình độ mỗi chúng sanh mà nói pháp hóa độ nhưng mục đích duy nhất của Phật cũng chỉ là muốn chúng sanh đến bến bờ giải thoát. Những lời đức Phật nói ra chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sanh, tùy trình độ mỗi người mà Phật nói pháp khác nhau.
      Đại thừa cũng vì mục đích đó, nói nhiều pháp nhưng thực chất cũng chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh, cuối cùng rốt ráo chỉ duy nhất một mục đích là giải thoát.
      Người tu Phật là phải hiểu Phật, hiểu cái mà ngài muốn chúng sanh đi đến, chứ không phải ngài nói ra để cho chúng sanh phân biệt, kì thị, so sánh. Nếu Đại thừa không phải đi đến mục đích giải thoát thì ắt hẳn đã sai, còn đằng này Đại thừa đã làm theo tôn chỉ của Đức Phật mà bạn cho là giả khác nào bạn nói mục đích của Đức Phật nói cho chúng sanh là giả hay sao.
      Lại nữa, bạn không tin có các đức Phật khác chỉ bảo thủ rằng có mỗi đức Phật Thích Ca thì bạn sai lầm hoàn toàn nhé, ngài đã nói mỗi chúng sanh đều có Phật tánh và có thể thành Phật.
      Còn đức Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát mà bạn nói không có nữa thì mình chịu, sự linh ứng của 2 ngài chắc không ít chúng sanh đã tận mắt thấy và tin tưởng tuyệt đối.
      Còn vấn đề thần thánh hóa bạn nói trong kinh Đại Thừa, mình mắc cười thiệt đó, trong Tiểu Thừa có ghi khi thành A La Hán thì có phép thần thông và biến hóa. Nếu cho rằng Đại Thừa các phép biến hóa của đức Phật là thần thánh hóa, vậy phép của A La Hán là gì ??? Trong khi đó bậc đại giác ngộ còn cao cấp hơn A La Hán.

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Trả lời ngắn gọn cho bạn: Tu Đại Thừa thì cứ tu Đại Thừa đi, cũng có cái dụng, cái hay, cái phước...gì gì đó. Nhưng đừng bá vơ cho đó là tu theo lời Phật để lại.

        Xóa
    17. tôi cũng vâỵ, rất bức xúc với đại thừa, như muốn khóc than cho đức phật thích ca. tôi xem về ngài. thích thú làm sao. yêu thích làm sao. như muốn nóng bỏng con mắt với sự tu hành đậy trí huệ vào chân chính khoa học của ngài. đến độ các nhà khoa học cũng thán phục. z mà qua tay đại thừa của trung hoa nó ra làm sao. nó u mê, nó dânx dụ con người tới tây phương, niệm phật là dc tài sản, dc ban phước, dc tới tây phương mà ngay cả người dạy cũng chưa từng tới. và như tôi dc bik thì đức phạt đã nói rằng như vậy là biến đạo phật thành tà đạo, dùng lời giả dối ko chứng thực mà dụ tín đồ. a di đà là ai, toi không bik người ấy. dẫu bik rằng nói ra có thể sẽ phạm tội. nhưng tôi buồn lắm, dần dần đạo phật thành 1 con đường mê tín, u mê tin vào cái viễn vông. zạy mà duyên nghiệp tạo chông gai, đưa đại thừa hợp vs cái u mê, vs sự ham muốn được sướng mà cũng dc tới chốn bồng lai kia lên làm đa số....... ôi thế tôn. ngài có đau bùn không hả ngài

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Phật là đấng giác ngộ, hóa độ chúng sanh. Không phải là người để bạn kêu than, oán trách. Khi bạn kêu than oán trách là tâm đã không có phật rồi.

        Xóa
    18. Nguồn gốc Kinh Đại Thừa là do các sư viết ra. mình bức xúc quá. dẫu bik là đã là phật tử thì ko nên tranh cạnh, phán xét vô ích. nhưng nó ko đúng. a di đà là phật tưởng tượng của người trung hoa, ngay cái tên đại thừa là thấy tự cao tự ngạo r. ra đời sau đức phật 500 năm mà lại dám viện lời phật nói về 1 phật khác. xin thứ lỗi cho tôi. nhưng phật pháp là chân thật, lấy chân thật mà giáo hóa lòng mê muội. đức phật đã từng nói rằng lấy tây phương cực lạc ra mà dẫn dụ tín đồ như dụ họ lên 1 chỗ mà ngay cả người dẫn dụ chưa dc tới. thế há chẳng phải là nói dối. nay bỏ cái chân thật khoa học chân chính và đầy uyên thâm trí huệ của đức thích ca mà ảo tưởng viễn vông. ko lo tu thân mà từng hành động công ích là cũng xuất phát từ ham muốn ‘dc sung ích cho bản thân ko phải ko dc vẹn toàn lắm hay sao. thiết nghĩ cái lòng hảo tâm phải xuất phát từ cái tâm, ko chút vu lợi. chỉ vì tấm lòng dành cho phật giáo nên hướng tới cái sáng suốt trí huệ. ko nên u mê thế này nữa. vì thế mà càng ngày càng nhìu ng lên chùa xin lộc, xin giàu có, xin sức khỏe. lên chùa như cihr vu lợi mà thôi. mún nói nhiều lắm, nhiều lắm. xin thứ lỗi đã quá bức xúc. nam mô thích ca mâu ni phật

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. tây phương cực lạc là đúng rồi dân trung quốc đổ xô qua các nước tây phương sống chớ đâu có thích sống ở trung quốc đâu.
        Vả lại đại thừa không phải là phật pháp chánh tông, các nước tây phương tu theo phật pháp chánh tông thì vị phật tương lai của nhân loại chắc chắn sẽ sanh ra ở các xứ tây phương vậy cho nên mục tiêu của đại thừa là tu để sớm về tây phương tiềm phật thì có gì sai đâu chứ cải hoài hehehe.

        Xóa
    19. Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
      Mình cũng là 1 phật tử, và mình cũng có ý kiến như sau:
      Muốn khóc than cho Đức Phật Thích Ca thì hãy thay Đức Phật làm gì để giúp cho chúng sinh bớt khổ. Đạo Phật có 84 000 pháp môn. Mỗi người tu là 1 pháp môn của riêng họ. Mỗi người có 1 ý hiểu riêng, có 1 cách nhìn nhận riêng, song tất cả đều đi đến con đường giải thoát và giác ngộ. Nếu nói lấy Tây Phương Cực Lạc ra để dẫn dụ tín đồ ngay cả người dẫn dụ chưa được tới là nói dối thì đúng thật rằng là bạn chưa hiểu gì về Phật... Xin mời các đạo hữu đọc qua bài viết này
      http://chuatanvien.com/index.php/vi/news/Guong-Vang-Sanh/Vang-Sanh-Da-3-Ngay-Song-Lai-Ke-Ve-The-Gioi-Cuc-Lac-19/#.U0gUyVV_tqk
      nếu nói người chưa đến Tây Phương mà đi dụ dỗ người khác thì có khác nào chúng ta theo đạo Phật mà chưa được thấy Phật... người đời có câu "tai nghe, mắt thấy". Xin hỏi đã bạn nào ngoài đời nhìn thấy Đức Phật Thích Ca chưa, hay là chỉ được nhìn qua hình ảnh, tượng ?
      Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo giải thoát. Đức Phật đã giác ngộ, đã giải thoát thì ngài mới truyền đạt lại cho chúng ta những giáo lý để chúng ta tu theo... Ngoài đời ko thiếu những người tu theo Pháp môn Tịnh Độ mà được vãng sinh, tại sao họ lại được như vậy ? Chúng ta có nên học theo họ hay không ?
      A Di Đà Phật

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Người nào nhồi sọ một thứ gì đó cho thật nhiều, thật kỹ, thật sâu, thì Tưởng sẽ làm cho người đó Tin và Thấy như thế! Đơn giản nhất, tầm thường nhất là người bị đói lả nhiều ngày, nhiều tuần, đầu óc lúc nào cửng nghĩ đến đồ ăn, thì thức có ảo giác thấy thức ăn, thấy mình đang ăn, ngủ củng thấy! Phật Pháp dạy: Dùng trí tuệ quán sát để diệt tham sân si, chấm dứt luân hồi sanh tử. Chấm hết! Còn đầy ấp tham sân si mà chỉ nhắm mắt niệm tưới hột sen mà tới đươc cõi thanh tịnh là chuyện hết sức vô lý. Tâm còn dơ thì làm sao tương ưng mà sanh về cõi thanh tịnh được? Người tu Tịnh Độ hãy đọc Trường Bộ, kinh Tevijja Đức Phật đã giảng cho 2 bà la môn con đường đưa đến cộng trú với Phạm Thiên. Cõi Tịnh Độ chỉ là một cõi Thiên nào đó, và A Di Đà chỉ là một vị Phạm Thiên nào đó mạo danh "Phật"! Rõ ràng Tịnh Độ Tông là ngoại đạo Tàu cố ý bá vơ là Phật Pháp để bán cho chạy, để lũng đoạn Phật Pháp Nguyên Thủy mà đức Thế Tôn đã để lại. Vì sao? Đã là Phật thì đã hết mọi liên hệ với thế giới này, vũ trụ này, Niết Bàn tịch tịnh, không dấu tích, thì làm gì có chuyện một "Phật" A Di Đà "muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ" ở một cõi Sắc Giới? (nghe tả về cõi Cực Lạc là đủ biết nó thuộc loại gì!). Tóm lại, tu Tịnh Độ là tu về cỏi Thiên ráo trọi, là ngoại đạo tà pháp, chứ không phải là Phật Pháp gì sất! Nhưng nếu muốn thì cứ ráng tu về đó cũng sướng vài kiếp hay hơn, không ai cấm, chỉ xin ĐỪNG NÓI LÀ TÔI TU THEO LỜI PHẬT DẠY!

        Xóa
      2. ban niem phat hay ban tham thien thi cung can doan tru "tham.san.si" da. cac ban hay ve on lai va doc tung bai bat nha tam kinh di. khi nao thau triet duoc tanh "khong" cua "bat nha" thi biet minh phai lam gi va noi gi. Nam mo bon su thich ca mau ni phat.nam mo hoan hi tang bo tat mahatat.

        Xóa
      3. niệm phật cũng là 1 pháp tu như bao pháp tu khác của phật dạy, và vãng sanh là quả. muốn vãng sanh thì điều kiện phải trả hết các nghiệp ác,dức trừ tham , sân si, tham luyến thế tục, tu các công đức hành 6 balamat, tín-nguyện-hạnh trì danh hiệu phật. thì đến thời khắc phật tự đến rước. cái này là nguyện 19 trong 48 lời nguyện của phật a di đà nói rõ ràng. không lấy kinh ra đối chiếu mà vội bài bác là mang tội đó, lấy bằng chứng gì mà nói không có chư phật, hay nói cĩ cuc lạc là cõi trời. nói vậy giống như 1 người chỉ biết chăn trâu ngoài đồng, nghe ai nói có nước mỹ, nước pháp, nước anh đẹp vv..mà nói tôi không tin, tôi chỉ tin có việt nam vì tôi chỉ thấy tôi đang đứng trên đất việt nam. thật là buồn cười phải không nào. nếu ai không tin có cõi phật hay cõi cực lạc thì cũng giống như gả chăn trâu kia vậy

        Xóa
    20. Phương tiện có đa dạng, sắc bén, xảo diệu, thần chú có linh ứng, thì có ăn nhập gì với chánh pháp của Phật mà cũng cả vơ vào mà gọi là Phật đạo? Chính đức Phật đã công nhận có các chú thuật ngoại đạo cao siêu cho hành giả bay trên không, đọc tư tưởng người khác (Trường bộ, kinh Kevaddha). Những thần thông này, ai tu đúng theo pháp của Phật thì cũng có, nhưng Phật không khuyến khích đệ tử phô trương, vì dễ bị người không hiểu biết ĐỔ ĐỒNG giáo pháp cao siêu hơn của Ngài với các thứ tà đạo bá vơ khác. Cho nên dù có hay, dù có liinh nghiệm, dù có đa dạng đi nữa, xin đừng gọi Đại thừa là giáo lý của Ngài. Nó chỉ vay mượn từ ngữ, danh xưng, của Phật Pháp Nguyên Thủy để treo đầu dê bán thịt chó, để lồng chú thuật, mật ngôn, phương tiện kỹ xảo, lý luận... của ngoại đạo vào để "bán" cho chạy! Tôi nhắc lại: Đại Thừa có cái hay của nó, có cái linh nghiệm của nó, như một số Ấn giáo cổ xưa khác, nhưng đừng gọi vơ vào đó là Phật Pháp!

      Trả lờiXóa
    21. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật , trong diễn đàn Phật Giáo mà lời lẽ mạt xát nhau trong hình thức có "văn hoá" vì 2 chữ Đại và Tiểu thừa chứng tỏ pháp diệt pháp , đạo diệt đạo , tăng diệt tăng , cư sĩ diệt cư sĩ .. Mạt pháp qủa không sai ! Kinh Kalama là câu trả lời ở đây ! Con chỉ có duy nhất một ông Phật hiền lành , những vị tăng gjúp đời , và những bài kinh dạy người sống tốt là đủ rồi . Không quan trọng Đại hay tiểu , Giả hay thật , vì gjả mà tốt đời đẹp đạo cũng qúa hay rồi .

      Trả lờiXóa
    22. PHẬT MÀ CÒN TẠI THẾ THÌ ĐAU LÒNG VÌ MỌI NGƯỜI. NẾU CÒN TẠI THẾ HẲN PHẬT SẼ KHÔNG NÓI RA PHÁP CHO MỌI NGƯỜI. SAO MỌI NGƯỜI ĐỀU TỰ XƯNG HỌC PHẬT MÀ LẠI TRANH ĐẤU HƠN THUA. SAO LẠI PHỈ BÁNG NHAU KHI CÙNG TÔN THỜ THÍCH CA. SAO CÁC BẠN KHÔNG LO TU SỬA MÌNH MÀ ĐI CHỈ TRÍCH NGƯỜI KHÁC. CÁI TÂM VỌNG TƯỞNG HƯ DANH CỦA CÁC BẠN CÒN QUÁ LỚN. THÍCH MÌNH LÀ ĐÚNG, THÍCH NGƯỜI KHÁC NHẬN SAI. THÍCH MÌNH LÀ 10, MỌI NGƯỜI LÀ 9. ĐEM CÁC BẬC CAO TĂNG, ALAHAN..RA BÀN NHƯ THỂ CÁC BẠN ĐÃ TRẢI NGHIỆM VIỆC CHỨNG ĐẠO RỒI VẬY. TÔI CHỈ BẠN TU NHA: BẠN VỀ BUỔI TỐI ĐỐT ĐÈN VÀ TỰ NHÌN MÌNH TRƯỚC GƯƠNG XEM VÀ TỰ HỎI MÌNH MANG HÌNH HÀI RA SAO? CÓ LẼ CÓ ÍCH HƠN LÀ BẠN TRANH LUẬN ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA VÀ NÓI PHÁ CHẤP, HỶ XẢ..

      Trả lờiXóa
    23. Lành thay, thế kỷ 21 này có bậc cao minh đã chứng quả alahan, đó là trưởng lão Thích Thông Lạc. mời huynh đệ vào web của tuvienchonnhuu.net sẽ giải thích chúng ta hiểu thế nào là chánh pháp roi tự tu tập. chúng ta phàm phu, có nhìn ra đc khong gian va thời gian đâu mà hiểu đúng sai.

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Mô Phật thưa sa môn. Theo con được biết người chứng quả Alahan đã rời được mọi tham sân si thế gian và thường ít khi nào nói ra sự chứng quả của mình giống như uống nước nóng lạnh tự mình biết. Tại sao lại có trưởng lão nói là chứng quả Alahan. Con trò chưa tỏ xin sa môn chỉ dạy. Mô Phật

        Xóa
    24. K ai dung cung k ai sai .phat tai tam.ai cung co the la phat trong 1 sat na nao do.k can phai tranh cai .mn theo chan bon su thich ca mo ni phat thi chi can niem phat hieu de k bi lam duong lac loi la du roi

      Trả lờiXóa
    25. Quan tu tai bo tat hanh tham bat nha ba la mat da thoi. Chieu kien ngu uan giai khong do nhat thiet kho ach. Xa loi tu sac bat di khong khong bat di sac.sac tuc thi khong khong tuc thi sac.tho tuong hanh thuc.diet phuc nhu thi. Xa loi tu thi chu phap khong tuong.bat sanh.bat diet.bat cau.bat tinh.bat tang.bat giam. Thi co khong trung.vo sac vo tho.tuong hanh thuc.vo nhan nhi ti thiet than y. Vo sac thinh huong vi suc phap.vo nhan gioi nay chi vo y thuc gioi.vo vo minh diet.vo vo minh tan.nay chi vo lao tu. Diet vo lao tu tan. Vo kho tap diet dao.vo tri diet vo dac.di vo so dac co bo de tat doa y bat nha ba la mat da co dac a nau da la tam mieu tam bo de. Co tri bat nha ba la mat da.thi dai than chu thi vo thuong chu.thi vo dang dang chu.nang tru nhat thiet kho.chon thiet bat hu. Nam mo bon su thich ca mau ni phat

      Trả lờiXóa
    26. Làm việc thiện và tu thiền đi. Khi nào được chánh niệm tỉnh giác thì vào mà đăng bài. Kẻ ngu si này hủy bán kinh đại thừa. Trí tuệ và thiền định ko có mà nói lung tung. Các bộ kinh như Thủ Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn... Kẻ ngu si này đọc chưa hiểu được 1 từ trong kinh nói chi đến 1 câu để suy nghĩ nghĩa lý mà ở đó nói đúng nói sai trích dẫn lời này nọ. Dựa vào cái thức ngu xuẩn đúng sai. sao ko vào sâu thiền định để nhìn thấy sự thật. Kẻ ngu si này tu suốt đời chưa vào dc sơ thiền. Các phật tử chân chính người nào nói kinh đại thừa là giả đó chính là lời của bọn tà ma.

      Trả lờiXóa
    27. Giáo ngoại biệt truyền
      Dĩ tâm truyền tâm
      Trực chỉ chân tâm
      Kiến tánh thành phật

      Phật xưa không trọng kinh điển, không lập văn tự khi truyền pháp. Tam tạng giáo điển chỉ có khi ngài Đại Ca Diếp đứng ra kết tập. Đây là thuyết mà ai là đạo phật đều công nhận. Vậy các vị đứng ra nhận xét kinh điển ở đây có vị nào đạt quả vị chưa? Cho hỏi vì sao phật không lập văn tự? Có phải vì phật đã rõ ngôn từ thế gian đâu diễn hết pháp xuất thế gian? Hay phật đã rõ nếu lập văn tự sẽ làm người đời sau chấp vào văn tự rồi mỗi người hiểu mỗi cách, đều là tả khuynh hoặc hữu khuynh chưa phải trung đạo. Phật cũng hẵn đã biết phật pháp sẽ bị sai lệch nhiều nên đã truyền tâm ấn cho ngài Đại Ca Diếp. Nên những gì ngài Ca Diếp ấn chứng trong kinh là đúng (Điều này ắt ai cũng công nhận). Tiếp theo có phải ngài Ananda được tổ ấn chứng là đạt pháp nên được truyền làm tổ? . Trên luận điểm này sao tổ Ananda không truyền rằng người nào giữ kinh sẽ làm tổ mà chỉ ấn chứng người tu đúng, có chánh kiến, chánh tư duy, chánh định,... làm tổ? Nếu vị nào tự nhận mình giữ kinh văn nguyên bản mà cho rằng mình là tổ đích truyền rồi phán người khác nói là sai thì đã sai vì phật không hề ấn chứng cho người giữ kinh mà ấn chứng tâm. Nên tôi tin Lục Tổ Huệ Năng là ngài nhận được tâm ấn vì ngài đi mà xác còn nguyên không rã. Kinh điển ngài xác nhận tôi cũng tin.
      Vì vậy mong rằng các vị nào cho rằng giáo lý mình đúng hãy rán tu tập đạt được tâm ấn của phật. lúc này các vị hãy đi tuyên dương phật pháp xóa bỏ các pháp sai lệch. Hiện giờ các vị đang tu tập mà bài xích lẫn nhau tôi tin rằng các vị đang vi phạm Luật của tăng đoàn là lục hòa và của người phật tử là nhẫn nhục, từ bi.
      Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh tri kiến của con là đúng.
      Con xin xám hối vì mất chánh định và mất chánh pháp thường trụ trong tâm.

      Trả lờiXóa
    28. Biết vạn pháp đều do Tâm tạo
      Tạo cho mình một cõi Tây phương
      Niệm danh Phật -Tâm này là Phật
      Niệm Phật nhiều, Quả ứng theo Nhân.

      Trả lờiXóa
    29. NịệmPhật thành Phật. Niệm bồ tát thành bồ tát.Niệm sân niệm si thành...Vạn pháp vốn bình đẳng mà. A mi đà Phật!

      Trả lờiXóa
    30. Nếu là bậc chân tu
      Không thấy lỗi ở đời
      Nghĩ thấu thời mới hiểu
      Lỗi tại mình đó thôi
      Đồng sinh trong ngũ trược
      Nghiệp ai cũng sâu dày
      Tử sinh chưa đoạn dứt
      Biết ai người hơn ai?!
      Sinh chi đời mạt Pháp?
      Lỗi ở mình đó thôi.

      A mi đà Phật. Ai cũng có thể chọn cho mình một cõi để phần về. Bạn làm Phật theo ý của bạn, ngưòi tu Đại thừa làm Phật theo cách Đại thừa. Vốn là sở thích mà. Chẳng đụng chạm nhau. Tôi ngưõng mộ cõi Cực lạc trong kinh Vô lưọng thọ và mến hạnh tu của Phật A mi đà và 48 đại nguyện của Ngài. Chắc cũng chẳng phiền đến ai. Ừ, kệ! A mi đà Phật!

      Trả lờiXóa
    31. Các bạn tham khảo những điểm phân biệt ấy để tự mình phân biệt đúng sai => lựa chọn theo bên nào. Không nên "tranh luận vô ích làm gì!", thêm vào đó "chúng ta nếu có bàn luận là với ước mong để cho vấn đề được tốt hơn, để được lợi ích cho cả 2", không phải "chỉ là tranh luận phi thời, vô ích, chỉ là ông đúng tôi sai" như trò trẻ con hồi bé (tao chửi mày 1 câu, mày chửi lại tao 1 câu...). Sa đà vào việc "hơn thua, đúng sai" = chấp thủ, hiếu thắng, si mê: cái này do việc ái luyến với pháp của mình mà ra. Để diệt trừ vô minh , ái cần bị đoạn diệt, do ái bị diệt => chấp thủ bị diệt => hữu bị diệt , hữu có thể liên hệ tới bộc lưu//vì có có trạng thái bị giữ = thủ nữa đâu// => sanh bị diệt, sự đoạn trừ các sanh y có thể chỉ ra ở đây. Đoạn tận ái hoàn toàn => đoạn tận hoàn toàn sanh y => vô minh diệt, minh sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn.

      Không do việc " tôi tin, tôi có niềm tin, tôi vững tin..." thì niềm tin của tôi là đúng đắn, niềm tin của tôi là không dao động. Nghi hoặc được khởi sanh là do còn có lòng tham dục, do có nghi hoặc => trạo cử và hối quá, do trạo cử và hối quá => ảnh hưởng lớn đến phán đoán và nhìn nhận vấn đề => sai chệch nhiều => "niềm tin của tôi không phải chỉ là niềm tin...", tôi cần thực hành và kiểm chứng [siêng năng, tinh cần], nhờ siêng năng tinh cần lấy trí tuệ soi xét đúng sai, tôi biết cái này đúng, cái này sai, cái này tôi đã rõ, cái này tôi chưa rõ...Sau khi tổng kết lại, tôi ghi nhận trong mình, việc này của tôi có quá trình, thấm trong tôi, nhờ việc này tôi được an ổn-thành quả tu tập của tôi được ổn định và tẳng trưởng [liên hệ tới định]-như vậy là sự thực hành 5 căn: tín-tấn-niệm-định-tuệ; tùy vào việc thực hành mà phát sinh lực tương ứng. Đây là 1 phần trong việc tôi sẽ biết và tin mình theo bên nào.

      Riêng tôi, tôi đã học và thực hành 5 bộ kinh pali, tôi thấy nó có nhiều lợi ích, tôi tin tưởng nó sát nhất với lời Thế Tôn đã thuyết. Còn đối với Đại Thừa-với các Bồ Tát, tôi nghĩ: các vị ấy là các vị làm nhiều nhân đức => nên kính trọng và cũng chỉ kính trọng về mặt này mà thôi... Còn lại, tôi tin và thực hành 5 bộ kinh pali-thấy có hiệu quả, hiệu quả thiết thực.

      Trả lờiXóa
    32. Đọc bài này mà thấy đau lòng, cùng mang danh là phật tử mà lại dùng lời lẽ khiếm nhã phỉ báng kinh sách thì thử hỏi các bạn đã bao giờ đọc qua kinh Phật chưa? Tôi không biết nhiều về kinh nhưng ít nhất cũng biết rằng nói chuyện nhu hòa là lời Phật dạy. Và nữa, dạy người làm việc tốt,ích lợi cho người và cho mình, tránh làm việc ác cũng là lời Phật dạy. Xin hỏi các bạn trong kinh sách đại thừa có kinh nào dạy khác những điều đó không? Không cần biết kinh đại thừa do ai viết ra nhưng theo tinh thần nhà Phật thì đó là lời Phật nói, không bắt buộc phải chính kim khẩu của phật Thích Ca. Có một số sa môn Nam tông cũng hay đã kích Bắc tông và có lời lẽ bất kính với Đức A Di Đà, Quán Thế Âm... đây mới thật là đi ngược với lời phật dạy. Phật dạy là người Phật tử chân chánh thì phải tôn trọng cả tôn giáo bạn mà! Kính mong quý vị xem lại tư tưởng và cách ăn nói của mình.
      Thân mến!

      Trả lờiXóa
    33. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    34. với các Ông: "

      1/ Chớ có tin vì nghe báo cáo,

      2/ chớ có tin vì nghe truyền thuyết;

      3/ chớ có tin vì theo truyền thống;

      4/ chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng;

      5/ chớ có tin vì lý luận suy diễn;

      6/ chớ có tin vì diễn giải tương tự;

      7/ chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện;

      8/ chớ có tin vì phù hợp với định kiến;

      9/ chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền,

      10/ chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ".

      Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên." Theo kinh nguyen thuy nhe

      Trả lờiXóa
    35. Minh o day chi thay ro nguoi khmer ho theo nam tong nguyen thuy ho mo dao tu hanh theo phat ton kinh phat ton kinh phap ton kinh nguoi tu hanh toi o gan nguoi khmer toi thay ro ho rat tuyet doi tin vao kinh dien truyen tung pali tu thuo hoi xua toi gio ho ko tranh cai jog ta nen mjh tim hieu nam tong nguyen thuy kinh cung moi du nhap nhanh tu campuchia qua cung vay nen cho thay mot dieu so lai don gian la theo dai thua la Phat tu luon luon nghi ngo luon luon bat an doi voi cai nguoi tu hanh ben bac tong cug dam ra nghi ngo phap va gioi ben dai thua vay co nguyen nhan j ko dung moi vay chu rui them me tin di doan ngtu ko ra tu toi con bat man nua chu noi ai con nguoi tu ben nguyen thuy ko ai vay dau tu dc thi tu con tu ko dc thi hoan tuc ra xhoi cung la nguoi tot con nhieu dieu hay nua ve nguyen thuy toi ko giam noi nhieu vi nhieu la phien nao dung hay sai cac ban la deu la nguoi co tri thuc ko lau ko muon deu hieu ra het

      Trả lờiXóa
    36. O day toi rat cam on trang nay nhe doi khi cac ban muon cho nhug nguoi ben dai thua nay cho ho tro ve cai goc dao phat ta nhug ho chua bt chua hieu tai vi sau vi nguoi vn da bi trung hoa do ho mot ngan nam dau co it j nen lich su van hoa ....ta dau con la cua ta nua va ca dao phat no truyen ba cho ta cung vay dieu nay cho tu thuo xua toi gio to tien ong ba nguoi viet ta bi anh huong xau sac do cung la le binh thuong tu dai thua trung hoa nhug tai sau ta ko nghi chug ta theo dao co jog nhu thai lan cambodia myanma ko vi chug ta cu linh ung mot cau co tho co thien co kieg co lanh benh hoan thi vai tu phuong ko benh thi nha ai ngdo ngu ko di chua di. Gi chu dung noi phan biet giau hay ngheo moi ko di chua con nhug ngu oi theo nguyen thuy sau ho mo dao ton sung dao co the ho chet song vi phat phap song thi goi than ho chua chet thi goi tro cot O chua neu phat phap ko mau nhiem ko dung duong sau nguyen thuy ho lam dc vay ma ta o day theo dai thua tranh cai phap nay phap kia phat ba phat toi coi chung dao thien chua dang tien gan gan de loi keo phat tu ta theo no het neu ta con ko bt dung hay sai mo phat

      Trả lờiXóa
    37. Các"Phật tử" ngày nay (cả thầy lẫn trò) tu tập thì chẳng đến đâu mà ưa tranh luận,nói chuyện thị phi. Tín đồ Phật giáo mà dùng từ ngữ thô tục, thái độ hậm hực, bài bác kinh điển của Phật, để cho ngoại đạo lợi dụng phá hoại Phật Pháp. nói kinh Phật là giả, thì có khác gì các "ký giả" đưa tin thất thiệt, bịa chuyện nói "gạo giả", "trứng giả", "trái cây gia..." làm bằng ... nhựa và cao su, để phá hoại kinh tế trong nước.

      Trả lờiXóa
    38. Tôi đang trên đường tìm hiểu Phật Pháp, nghe các bạn tự xem là con của Phật rồi tự tranh cãi nhau, như vậy người ngoại đạo như tôi làm sao dám tìm hiểu về Đạo Phật ? mong mọi người hoan hỷ, đừng tranh cãi, vì theo tôi biết tranh cãi, trách bới, mắng nhau cũng là phạm giới cấm của Phật rồi. Hơn nữa mỗi người mỗi duyên tìm hiểu khác nhau, sao cũng được, tùy duyên các bạn ạ, gặp được Phật Pháp là quý rồi, đừng nên vì mình đúng sai mà nhục mạ người khác, cùng là con Phật cùng là biết tu nhân tích đức mà.
      Tôi chỉ có lời khuyên,trên đường tu nào cũng được, miễn bạn cảm thấy an lạc tiến bộ hơn so với trước đây, tức là có tinh tấn, nếu ngược lại cách tu của mình không mang hạnh phúc hơn, thậm chí tham sân si còn nặng hơn lúc tu hành thì mong mình xem lại con đường mình trãi qua.
      Theo tôi tìm hiểu thì mỗi pháp tu đều có người chứng quả, đắc đạo, các bậc thầy đắc đạo ấy sao không tổ chức khóa tranh luận để ai đúng ai sai ? để lãnh đạo Phật giáo Thế Giới ? mà trong khi chúng ta chưa tu hành chứng quả, thời gian có rãnh không tập trung xem xét thân tâm giữ chánh niệm lại đi tranh đấu nhau ? Để một người ngu ngốc chưa hiểu đạo, muốn vào đạo như tối đây bị thoái tâm thì các bạn có phải là Phật Tử phổ độ chúng sanh không ? có bị mất phước báo không ?
      Các thầy thực chứng, thật đạt đạo không tranh nhau, thế chúng ta tại sao tranh nhau ?
      Tôi chưa là gì nhưng cảm nhận mỗi bước chân an lạc hơn,mỗi ngày tiến bộ hơn 1 tí, là con đường về với Phật cũng gần hơn trước đây.
      Tôi nhớ lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: "Người thật tu thì không biết lỗi của thế gian "
      Trên đây có lời nào không đúng mong các bạn hoan hỷ bỏ qua.

      Trả lờiXóa
    39. voduyhai85@gmai.comlúc 06:02 24 tháng 8, 2017

      Hai mươi sáu thế kỷ trôi qua rồi còn gì. cho dù kinh điển không bị thất truyền do thiên tai, địch họa,chiến tranh, ngoại đạo phá hoại... thì cũng bị biến tướng do "cái tôi của tiền nhân". Theo quan điểm của mình thì các bạn nên nghiên cứu thật kỹ kinh điển (Phật Giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa, Mật Thừa...), có thể sẽ mất khá nhiều thời gian. Mình nghĩ sau một khoản thời gian dài nghiên cứu các bạn tự nhiên sẽ biết đâu là con đường mình nên chọn để tiến đến một cuộc sống tỉnh thức mà Đức Phật mong mỏi chúng ta đạt được.

      Trả lờiXóa
    40. kinh đại thừa: dạy vô thường, vô ngã, cũng như tiểu thừa... nhưng có cái khác là độ cho người khác, cho đến hơi thở cuối cùng mà chẳng thấy người độ. làm được như thế mới xong, mới trả ơn đức với phật dành cho lẻ nào lại là hàng ngoại đạo.

      Trả lờiXóa
    41. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    42. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Trả lờiXóa
    43. Theo tôi Tứ Niệm Xứ được thực hành, được tu tập, được làm cho viên mãn (ở đây tôi nói bắt buộc một vị dám bỏ tất cả sống hạnh ĐỘC CƯ) sẽ đưa đến đoạn diệt Tham, đoạn diệt sân, đoạn diệt các ác pháp. Những pháp nào đi vào tâm của vị ấy sẽ chỉ là Thiện Pháp. Ví dụ như một người nông dân thiện xảo khéo đắp bờ đê xung quanh hồ nước, khi mưa xuống làm cho hồ nước ấy tràn đầy, người nông dân đó có thể xả đê cho nước chảy theo hướng nào vị ấy muốn. Nhờ vậy tâm của vị ấy được vui mừng, Từ vui mừng dẫn đến tâm được an lạc, từ an lạc tâm được định tĩnh, từ tâm được định tĩnh người đó Nhập Định ( tùy ý không phí sức, không mệt mỏi chứng Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Vị ấy với tâm Tứ Thiền của mình nhu nhuyễn như vậy, vững chắc, bình tĩnh, dễ sử dụng như vậy. Quán sát thấy như thật đây là những LẬU HOẶC, đây là Dục Lậu, đây là Hữu Lậu, đây là Kiến Lậu, đây là Vô Minh Lậu. đây là NGUYÊN NHÂN, ĐÂY LÀ LỢI ÍCH KHI LẬU HOẶC BỊ TIÊU DIỆT, ĐÂY LÀ CÁCH ĐỂ TIÊU DIỆT. nhờ biết như vậy, thấy với " THẮNG TRÍ " ( ở đây lưu ý là Thắng trí ) như vậy nên Đạt được Tâm Giải Thoát, Tuệ Giải Thoát. tự thân người đó nhận thức rằng SAU ĐỜI NÀY sẽ không còn Sinh ra nữa, an trú Niết Bàn tịch tịnh giải thoát khỏi luân hồi. việc tu hành đã xong, việc cần làm đã làm. không còn tu hành nữa, không còn quả vị nào cao hơn nữa.

      Trả lờiXóa
    44. Tất cả đều đang hủy hoại Phật Pháp!

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bạn ơi, cho mình tài liệu bạn tu tập, nghiên cứu các quyển kinh pali được không ạ

        Xóa
      2. Mail của mình là thaivietcnn@gmail.com hoặc zalo 0932539687

        Xóa
    45. Mọi người xem phim "Đức Phật và nàng chưa" ? Nó là thể loại ngôn tình, nhưng cũng phần nào nói về Buddha. Hoặc là Sở Kiều truyện, tập 4 thì phải.
      Mình là một thanh niên còn trẻ, cũng nghiên cứu nhiều về triết học hiện sinh, bản thể học, rồi sách Phật. Mấy sách về Kito hay Thiên chúa gì ấy không đọc, chắc thấy nhiều chiến tranh đổ máu quá. Ngành mình đang theo học cũng rất thực tế, rất kỹ thuật, chẳng hiểu sao lại bén duyên với nhà Phật.
      Quay trở lại với vấn đề tranh luận. Mình là người không thích phán xét đâu, nhưng thấy những lời chỉ trích khiếm nhã của các bạn, mình thấy hơi buồn cho những người tu Phật, mà chủ yếu là lời lẽ của mấy bạn ra sức bảo vệ Nguyên thủy Phật giáo, lời rất sắc bén, và nhạy cảm cao, đi ngược lại hoàn toàn với Bát chánh đạo mà các bạn tu tập. Như thế là thiếu từ bi, và cái ngã quá lớn (suy nghĩ của mình thôi, không áp đặt ai hết)
      Theo mình, Buddha là một thầy thuốc, ai có bệnh gì thì kê đơn thuốc cho phù hợp mà chữa. Ai muốn giải thoát cho riêng mình thì tu tập Bát chánh đạo.
      Có một vấn đề cần làm rõ: đạo Phật theo mình hiểu là đạo có nhiều vị Phật, và Phật Gotama là một trong nhiều các vị Phật đã thành, và mỗi chúng mang trong mình hạt giống của Phật, của lòng từ bi, bác ái, là Phật sẽ thành. Như vậy nếu cho rằng kinh Đại thừa là do Phật viết ra cũng là đúng,và nó chỉ sai cho những ai chấp ngã vào kinh điển, chấp ngã vào 1 vị giải thoát duy nhất trong vô số vị của vô số thế giới. Nhiều chi tiết trong Hoa nghiêm kinh hiện nay cũng đã được chứng minh là đi trước vật lý học hiện đại. Chân lý phải tự mình lĩnh hội được, chứ theo một khuôn mẫu công thức trong sách thì chỉ là lặp lại mà không có thấu triết, và hành động chỉ còn là ép buộc, là không đạo đức.
      Lúc đầu mình cũng hơi chút phân vân về Đại thừa và Tiểu thừa, nhưng rồi thấy các bạn bênh vực Tiểu thừa đầy tính chấp ngã, ngôn từ nhạy cảm, thiếu khoa học thì mọi thứ đã rõ ràng. Mình xin mạo muội nói rằng: căn cơ của các bạn chưa đủ để đi lên Đại thừa, chưa đủ để giúp cho người sống đời cao thượng, mà mới dừng lại ở việc giải thoát cho riêng mình, đạt tới Niết bàn cứu cánh. Những hành giả Đại thừa thật đáng trân trọng, vì họ vượt qua được cái ngã của mình mà hy sinh cho người, vì người mà không vào Niết bàn một mình.
      Mình không theo Tịnh độ nhưng nếu nói khách quan, những người tu Tịnh độ, sám hối nhiều thì trong lòng cũng được an bình, về nước Phật mà tu tiếp mau thành Phật độ khắp chúng sinh, vì thế giới Ta bà này vốn nhiều ác duyên ràng buộc, khó tự tại.
      Mình không khuyên hay trích dẫn các tài liệu nào liên quan để các bạn đọc, nhưng hãy cứ thiền định đi, cho thân tâm yên lặng, quán Tứ diệu đế, quán Vô thường, Vô ngã, rồi có thể sẽ chiêm nghiệm được điều gì đó, và hành động như thế bào cho phù hợp.

      Trả lờiXóa
    46. trong phật giáo vốn không có cái gọi là đại thừa - tiểu thừa gì gì đó.
      cái đó là do bọn tàu nghĩ ra để tự tôn chính mình, lúc bọn họ giảng pháp hoặc ít hoặc nhiều đều chê bao châm biếm cái gọi là tiểu thừa một phen kiểu gỉ cũng vậy hết.
      phật pháp vào tay họ bị biến tướng bẻ lái quá nhiểu vì một vài mục đích nào đó.
      chỉ sợ sau này họ sẽ tuyên bố rằng phật giáo bắt nguồn từ trung quốc, ngài gautama có gốc gác trung quốc ...
      chúng nó còn cho rằng thiền tông của chúng nó là mạnh nhất, chính thống nhất là lãnh tụ của cả phật giáo ...
      cho nên cái tôi muôn nói với mấy bạn là những trường phái phật giáo khác thì có thể tin còn riêng phật giáo của trung quốc là đặc biệt ko thể tin.
      còn vị nào phát nguyện cứu độ chúng sinh thì hãy cố gắng tu tập khi nào chứng đc quả vị nào thì mới có tự cách đi phổ độ kẻ khác

      Trả lờiXóa
    47. Đại thừa hả? Ai đặt tên cho giáo phái này là Đại Thừa?

      Trả lờiXóa
    48. Nếu không tranh luận làm rõ đúng , sai thì người đời này và đời sau biết đâu mà lần .
      Thời Đức Phật còn tại thế . Ngài đã rất nhiều lần tranh luận với các giáo phái khác để bảo vệ chân lý của mình .
      Thời Đức Phật còn tại thế đã có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề , vì vậy Đức Phật đã đặt ra giới luật để nhằm đưa tăng đoàn dần đến hoàn thiện .
      Tóm lại đừng nghĩ rằng sự tranh luận là xấu xa , vì nó vốn là thuộc tính của con người .
      Ngày nay đã xa phật hơn 2000 năm . Các giáo lý nguyên thủy của Ngài rất cần được soi sáng một cách đúng đắn dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu về mặt văn bản học và sử học .
      Chúng ta Hãy đọc lại thật rõ ràng về quá trình tu tập và chứng đắc của Đức Phật , thì sẽ thấy Ngài đã thực hành Thiền để đạt đến chứng đắc . Vì vậy không lẽ nào ngài lại dạy học trò của mình học theo pháp môn khác với điều ngài đã từng làm và thành công .
      Vì vậy tu tập theo phương pháp nguyên thủy của ngài là hoàn toàn đúng đắn . Phương pháp mà Phật đã tu và chứng đắc mà bị coi là “ Tiểu “ tức là nhỏ bé , thấp …….Liệu những kẻ đưa ra luận thuyết ấy có xứng là đệ tử của Ngài hay không . Hay chỉ mạo danh Ngài để làm loạn Phật Pháp .
      Trong bản kinh di giáo cuối cùng cho các đệ tử Đức Phật từng dạy . “ Hãy lấy chính Pháp làm thầy “
      “ Pháp nào không là pháp của Phật “ – Là lời ngụy biện nguy hiểm nhằm đánh đồng lời dạy của Phật với nhưng luận điểm sai trái được một vài sư tàu nghĩ ra sau này và gán cho là của Phật thuyết . Điều này tuyệt đối cần phân biệt .
      Theo tôi . Hãy hành trì theo đúng con đường ngài đã đi qua và được truyền lại trong kinh điển Pali ( đã được dịch sang tiếng việt của hòa thượng Thích Minh Châu ) là hoàn toàn chính xác .
      Quý vị có thể chưa tin , hoặc không tin tôi . Nhưng quý vị có quyền kiểm chứng những điều trên thông qua việc nghiên cứu sâu thêm thông qua các phương tiện hiện có . Đạo Phật là đạo của trí tuệ thông qua kiểm chứng thực tế chứ không phải là đạo để tin vào những điều được nghe . Đó chính là giá trị vĩnh hằng của đạo Phật .

      Trả lờiXóa
    49. Nêu kg trao đổi thì mn tà kiến kéo dài Lê thể, còn trao đổi mong rằng mình nên nói trong tâm từ nhe các bạn.

      Trả lờiXóa
    50. Này Nặc danh,
      Trong khi nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo chúng tôi thấy Đại Thừa và Thiền Tông không có pháp môn nào giống như Ba Mươi Bảy Pháp của Phật. Do đó chúng tôi biết ngay các Tổ hệ phái phát triển tưởng giải tạo ra những pháp môn tu tập ức chế ý thức, làm cho hết vọng tưởng. Ngược lại đức Phật dạy: “Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ. Ý tạo tác”. Đạo Phật không diệt ý thức mà còn sử dụng ý thức để tạo thành lực Tứ Thần Túc, Nhờ lực Tứ Thần Túc mới làm chủ Sinh, Già, Bệnh, Chết.
      Cho nên, Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc dạy: kiến tánh thành Phật, chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền, biết vọng không theo hay biết vọng liền buông, chăn trâu, tham thoại đầu, tham công án, khởi nghi tình, v.v.. Những pháp hành này trong kinh sách Nguyên thủy Phật không có dạy, vậy mà các Tổ Trung Quốc dám cả gan mạo nhận là Phật thuyết.
      ……
      Đem tất cả các pháp môn này so sánh với Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của Phật giáo thì chúng ta không thấy có một pháp môn nào giống pháp môn của Phật giáo cả. Và như vậy chúng tôi xác định các pháp môn này không phải của Phật giáo là đúng không sai. Các pháp môn này đều là của tà giáo ngoại đạo, xin quý vị lưu ý.
      Cho nên các hệ phái tôn giáo do các tổ Trung Quốc thành lập, cứ đem pháp môn tưởng giải của mình rồi gắn nhãn hiệu Phật giáo để lừa đảo tín đồ Phật giáo. Một người sơ cơ mới vào đạo như quý vị phật tử làm sao thấu hiểu pháp nào của Phật giáo và pháp nào của các tổ. Cho nên rất dễ lầm lạc vì lừa dối của các tổ Trung Quốc.
      Làm điều này các tổ sơ sót quên nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của Phật giáo nên khi phật tử đã am tường giáo pháp này thì các tổ đã đánh mất niềm tin với tín đồ. Chính vì thế mà chúng tôi không còn tin kinh sách phát triển nữa.
      Các tổ theo lối mòn kiến tưởng giải của các sư tổ mình trước kia tự dựng lên một sự giả dối ngoài sức tưởng tượng của con người. Họ cho rằng Phật giáo có 84 ngàn pháp môn. Gom hết các pháp của tất cả tôn giáo trên hành tinh này cũng không có tới 1.000 pháp môn huống hồ lại có đâu tới 84 ngàn pháp môn.
      Cái sai của các Tổ sư Thiền Tông Trung Quốc cố đặt ra pháp môn rồi gán cho Phật giáo là không ai bắt bẻ. Nhưng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đã xác định đạo Phật có 37 pháp môn chớ không hơn.
      Thiếu nghiên cứu về Phật giáo nên các tổ quên rằng đức Phật chỉ dạy tu tập ba bảy pháp môn mà thôi, ngoài ra không có pháp môn nào nữa cả. Cho nên các hệ phái tôn giáo của Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây Tạng, Ấn Độ, v.v.. hay bất cứ một nước nào trên thế giới cũng không lừa gạt được quý vị.
      Như vậy chúng ta biết rất rõ Thiền Tông và Tịnh Độ Tông là Phật giáo Trung Quốc hoàn toàn chịu ảnh hưởng tinh thần tư tưởng và pháp hành của Nho giáo và Lão giáo. Cho nên, Phật giáo Trung Quốc cũng không phải Phật giáo chuyên ròng của Phật giáo. Nhưng xét qua góc độ Nho giáo thì Nho giáo cũng không phải là Nho giáo chuyên ròng và Lão giáo cũng vậy nó cũng không chuyên ròng là Lão giáo. Cho nên Phật giáo truyền sang qua Trung Quốc đã bị ảnh hưởng với Nho giáo thì gọi là Đại Thừa, đã bị ảnh thưởng với Lão giáo thì gọi là Tối Thượng Thừa.
      Như vậy, những pháp môn của các giáo phái này không phải là của Phật giáo chánh tông, vì nó đã bị lai căng theo Nho giáo và Lão giáo của Trung Quốc.
      Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền sang qua Việt Nam đến nay chưa có một vị Hòa Thượng nào làm chủ sinh, già, bệnh, chết như đức Phật, thường quý vị chết trong bệnh tật đau khổ.
      Khi hiểu biết được như vậy chúng ta muốn tu theo Phật giáo thì phải nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy do Hòa Thượng Minh Châu dịch ra Việt ngữ.

      Trả lờiXóa
    51. Này Nặc danh,
      Chánh tín chỉ cho mọi người biết thực hành đời sống có đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và chúng sinh, luôn luôn giữ gìn tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ bằng pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý để tâm luôn luôn ly dục ly bất thiện pháp. Nhờ đó mới thấy được tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Chính thấy được tâm như vậy mới là giải thoát của Phật giáo quý vị có biết không?
      Tà tín có nghĩa là những phật tử mê tín chuyên cầu cúng, tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, cúng sao, giải hạn, đốt tiền vàng mã, v.v.. Những việc làm nhảm nhí vô ích như vậy thường làm hao tài tốn của của những phật tử. Vậy mà quý phật tử cứ nghe đâu làm vậy không chịu suy tư việc làm đó đúng hay sai.
      ......
      Tà tín là tin có cõi Cực Lạc Tây Phương; là tin có linh hồn người chết; là tin có thế giới siêu hình; là tin có tà ma, quỷ quái; là tin có địa ngục, ngạ quỷ; là tin có Thần Thánh, Tiên Phật; là tin có Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa Trời; là tin có Thập Địa Diêm Vương, Thủy phủ, Thủy Tề, Long Vương, Hà Bá, Bà Thủy, v.v.. Những điều tà tín này là mê tín.
      Những điều tà tín này không phải do lời dạy của đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI mà do những lời dạy của các Tổ ngoại đạo Bà La Môn, Đại Thừa, Thiền Tông. Các ngài đã biến Phật giáo thành một Phật giáo mê tín của Trung Quốc hoàn toàn chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, Lão giáo.
      ......
      Các nhà sư Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa tư tưởng triết học của Nho giáo, nên từ sự hiểu biết đó đã chuyển thành nền văn hóa đạo đức Phật giáo Trung Quốc cho tốt đẹp hơn. Nhưng không ngờ chịu ảnh hưởng cúng tế của Nho giáo mà các nhà sư Phật giáo Trung Quốc lại biến nền văn hóa đạo đức Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín. Dòng văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín đó được các nhà sư đặt tên là Tịnh Độ Tông và biên soạn những bộ kinh sách phát triển thường ca ngợi và khuyến khích tín đồ tu tập pháp môn niệm Phật A Di Đà, vì pháp môn đó hợp với thời đại mạt pháp.
      Lại nữa, có một số nhà sư Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đạo đức tư tưởng của Lão Tử. Họ triển khai thành một Phật giáo Trung Quốc tuyệt vời hơn bất cứ một Phật giáo nào ở trong nước cũng như ở các nước ngoài. Nhưng không ngờ ảnh hưởng VÔ VI của Lão giáo mà các nhà sư Phật giáo Trung Quốc lại biến nền văn hóa đạo đức của Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa triết học TÁNH KHÔNG. Từ khi triết học tánh không ra đời đã đốn sạch những tư tưởng triết học khác trong nền văn hóa Trung Quốc.
      Với tư tưởng này các nhà sư Trung Quốc rất hãnh diện tự đặt cho nó cái tên là pháp môn Tối Thượng Thừa. Pháp môn Tối Thượng Thừa tức là Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc bây giờ. Người am tường Phật giáo Trung Quốc thì thật là xót xa và đau buồn, do kiến giải của các nhà sư Trung Quốc thiếu sáng suốt đã làm mất gốc Phật giáo tại xứ này. Như vậy, Phật giáo Trung Quốc chia làm hai dòng văn hóa tư tưởng:
      1- Dòng văn hóa Phật giáo TỊNH ĐỘ TÔNG.
      2- Dòng văn hóa Phật giáo THIỀN TÔNG.
      Còn Phật giáo chánh tông thì không còn nữa, nên người Trung Quốc hiện giờ muốn hiểu Phật giáo chỉ bằng cách nghiên cứu hai dòng tư tưởng này.
      Hai nền văn hóa đạo đức Phật giáo ấy lại được truyền sang qua Việt Nam, chư tăng Việt Nam tiếp thu mà không dám chỉnh sửa, cứ y khuôn mà truyền bá, mãi cho đến đời Trần Nhân Tông mới có thay đổi chút ít bằng sự pha trộn Thiền - Tịnh của Trung Quốc rồi cho đó là Phật Giáo Thiền Tông Việt Nam.
      Chúng tôi vạch ra đây không phải chỉ trích ai cả mà để cùng nhau đóng góp ý kiến để chúng ta thấy cái sai cái đúng của Phật Giáo Việt Nam hiện giờ.
      Là người Việt Nam chúng ta hãy cùng chung nhau xây dựng một nền văn hóa đạo đức Phật giáo tinh ròng của người Việt Nam, chớ không vay mượn của một Phật giáo nước nào cả, chỉ dựa vào lời dạy nguyên thủy của đức Phật mà biên soạn và giảng dạy giúp cho mọi người hiểu về Phật giáo một cách rõ ràng, phân biệt được Phật giáo nào đúng và Phật giáo nào sai.
      (Cả hai bài, xin mượn lời Trưởng Lão Thích Thông Lạc)

      Trả lờiXóa
    52. Tóm lại,
      1- Phật giáo Nguyên thủy : Giáo chủ là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
      2- Phật giáo Phát triển (Đại thừa, sau 500 năm, ngày Phật nhập Niết bàn) : Giáo chủ là các sư có gốc gác Bà La Môn Giáo nhưng giả theo học Phật (Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân...)
      "Thật vậy, vì hầu hết các tổ này chỉ tự xưng rồi nghiễm nhiên gia nhập Tăng đoàn. Nguy hiểm hơn ở chỗ tất cả các vị này đều biết tự vinh danh mình là "thánh tăng, Bồ tát" rồi tung vào Phật giáo các kinh - luật - luận mới. Khốn thay các con Phật cứ thế nhắm mắt tin theo, không cân nhắc suy tư cẩn thận".
      3- Đại Thừa + Khổng giáo (Nho giáo) = Tịnh độ tông : Giáo chủ là các sư Trung Quốc
      4- Đại thừa + Lão giáo = Tối thượng thừa (Thiền tông) : Giáo chủ cũng là các sư Trung Quốc.

      Trả lờiXóa
    53. Bài so sánh phân tích dưới đây giữa hai bài kinh tương đương trong Pali và A Hàm góp phần báo động về tệ trạng kinh ngụy tạo cải biến trong Phật giáo. Rất mong các Phật tử lưu ý cảnh giác trong cuộc đấu tranh ý thức hệ tôn giáo, không bị dẫn dắt lầm lạc bởi kế sách gián điệp của ma vương.
      SO SÁNH
      Chánh kinhP75. Kinh "Magandiya" (số 75, Trung Bộ Pali) & Tà kinh "Man-Nhàn-Đề" (số 153, Trung A Hàm)
      Chánh kinh Pāli: “-- Này Magandiya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy các tánh con người sai biệt nhau.
      -- Thưa Tôn giả Gotama, nếu những người xưa kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới; thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu các Tỷ-kheo đồng ý, hãy cho con xuất gia, hãy cho con thọ đại giới để thành Tỷ-kheo.
      Và du sĩ Magandiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Magandiya ở một mình an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là mục đích của vô thượng Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa". Tôn giả Magandiya hiểu biết như vậy.
      Và Tôn giả Magandiya trở thành một vị A-la-hán nữa.”
      Tà kinh A Hàm: “Bạch Thế Tôn, cúi mong Thế Tôn cho con xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo.”
      Đức Thế Tôn nói: “Lành thay! Hãy đến đây, Tỳ-kheo! Hãy tu hành Phạm hạnh!” Man-nhàn-đề dị đạo liền xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo. Sau khi dị học Man-nhàn-đề xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc, được làm Tỳ-kheo rồi, liền chứng quả A-la-hán.
      Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả Man-nhàn-đề sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.”
      (Còn tiếp)

      Trả lờiXóa
    54. ......
      Bình: - Trong Tà kinh A-hàm có sự ngược đời hết sức vô lý. “Bụt thuyết như vậy” cho ông Man-nhan-đề được chứng A-la-hán trước, rồi sau khi nghe Bụt dạy xong ông ta mới hoan hỷ phụng hành (?)
      Một người đọc khách quan có quyền tự hỏi: Chẳng lẽ Bụt A Hàm muốn dụ khị Man-nhàn-đề xuất gia hay sao lại cho ông ta tốt nghiệp khống trước khi nhập học? Và chẳng lẽ Man-nhan-đề lại ngây thơ cả tin hoan hỷ đến thế ư? Thầy trò của một đạo trí tuệ là vậy sao?
      Một bản Thánh kinh không thể tùy tiện phi lý như thế được, ngoại trừ có sự cố ý cải biên để tầm thường hóa bản kinh gốc khiến những người có trí tuệ phải tẩy chay nó hoặc khinh thường những kẻ tin nó. Thủ đoạn này gọi là “lấy vũ khí người để giết người”.
      Việc phá hoại không chỉ dừng lại ở đó một khi hiểu được vì sao những dịch giả A-hàm đã lược bỏ điều quy định bắt buộc đối với các ngoại học. Theo chánh Kinh và chánh Luật Pali, nếu các ngoại học muốn xuất gia theo Đạo Phật, họ phải sống biệt trú bốn tháng, sau đó các Tỳ-kheo xem xét và đồng ý mới cho xuất gia.
      Hẳn nhiên nếu để y nguyên như Chánh kinh căn dặn, các tu sĩ Đại Thừa biết và tuân theo điều khoản này một cách nghiêm túc, thì các ông luận sư gốc Bà-la-môn ngoại đạo gián điệp khó mà tung hoành trong đạo Phật được.
      Nếu các Tỳ-kheo biết xem xét kỹ lưỡng và không vội cả tin các luận sư gốc Bà-la-môn, thì các ông tổ gián điệp này làm sao kết tập được các kinh giả - luật giả - luận dỏm để phá hoại Phật Pháp.
      Muốn nêu bằng chứng ư? Thì đây, A Tì Đạt Ma Luận của Đại Thừa là một chứng minh điển hình. Những ai quan tâm hãy đọc quyển luận này để biết Đại Thiên - Mahadeva - được xem như ông tổ của Đại Thừa đã xuất gia dễ dàng như thế nào và chia rẽ Phật giáo thâm độc ra sao.
      Ở đây, chỉ trích lược theo nội dung tóm tắt từ bài viết của một tác giả khác, với phần trong ngoặc đơn là nhận xét của Chánh Tư Duy:
      Đại Thiên thuộc dòng giõi Bà-la-môn, tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo. Sau đó vị Bà-la-môn này nghe rằng nếu quy y theo Phật giáo có thể diệt trừ hết tội lỗi nên xin được xuất gia (Ý kiến chúng tôi: chẳng lẽ Phật giáo là nơi rửa đại nghịch tội Vô gián và tội loạn luân sao? Có người phủ nhận cuốn luận này nhưng không đưa ra chứng cứ cụ thể. Nếu vậy, tất cả các cuốn luận khác cũng không thể chấp nhận).
      (Còn tiếp)

      Trả lờiXóa
    55. ......
      Sau nhờ thông minh nên Đại Thiên được nhiều người hâm mộ. Một hôm ông nằm ngủ bị mộng tinh. Trước đó vì ông tự xưng mình là A-la-hán (Ý kiến chúng tôi: Đại Thiên đã phạm giới Ba La Di thứ tư) nên đệ tử hỏi ông, “A-la-hán đã trừ hết các lậu hoặc, tại sao thầy còn xuất tinh?” Ông trả lời, “Do bị thiên ma quấy nhiễu” (Ý kiến chúng tôi: Đại Thiên có hơn gì kẻ phàm phu tục tử?)
      Sau đó Đại Thiên tự đưa ra năm điều giới hạn của thánh quả A-la-hán, trong đó điều đầu tiên cho rằng một vị A-la-hán còn bị xuất tinh (Ý kiến chúng tôi: Vô lý! Mình còn phàm phu lại kéo Thánh quả A-la-hán xuống ngang hàng với mình. Rõ ràng những ai vẫn còn bị mộng tinh, chưa có tâm thanh tịnh mới tin theo lời của Đại Thiên)
      Từ đây tăng chúng bị chia làm hai phe: phe ủng hộ luận điểm của Đại Thiên và phe chống đối, hai bên tranh cãi nhau không dứt. Cuối cùng nhà vua phải đích thân đến tịnh xá Kỳ Viên, ra lệnh cho chư Tăng hai phái tách rời nhau mà sống, rồi cho thi hành phép lấy biểu quyết (Dựa theo “Đại Thiên là ai?”, tác giả GD, mục Diễn Đàn, quangduc.com. Hết trích lược)
      Tuy vậy, mãi về sau này sự tranh cãi vẫn còn tiếp diễn, phe của Đại Thiên tách ra hình thành nên nhóm Đại Chúng Bộ, phái còn lại được gọi là Thượng Tọa Bộ. Tiếp đó Đại Chúng Bộ tự nhận mình là Đại Thừa - cỗ xe lớn (Mahayana) và gọi phái Thượng Tọa Bộ là Tiểu Thừa - cỗ xe nhỏ (Hinayana) - với ý miệt thị!
      Trong thực tế sự phân hóa của Phật giáo không chỉ dừng lại ở đây. Nhiều người vẫn tin rằng "Phật Bảo" có tới vạn ức ông, "Pháp Bảo" có đến tám muôn bốn ngàn kiểu, "Tăng Bảo" có hàng trăm tông phái lớn nhỏ. Thử hỏi như vậy làm sao Tam Bảo thống nhất được như thời Đức Phật còn tại tiền? Có chăng chỉ là bề ngoài mà thôi!
      Thử hỏi, nếu Tăng chúng áp dụng luật biệt trú bốn tháng và xem xét đức hạnh của Đại Thiên, thì ông ngoại đạo Bà-la-môn này làm sao xuất gia theo Phật giáo cho được, chứ đừng nói gì làm Tỳ-kheo. Đã thế, Đại Thiên còn ngủ mơ tưởng bậy nên mộng tinh và lại dám tự xưng A La Hán. Ấy thế mà khốn thay, có người vẫn tin theo ông Bà-la-môn “tư thông với mẹ, lại phạm tội giết cha, giết mẹ và giết vị Tỳ-kheo” làm “Bồ-tát tổ sơ” của mình! Thật không sao tưởng nổi!
      Nguyên nhân là do những kẻ đời sau đã không theo đúng chánh Kinh, giữ đúng chánh Luật, cho nên đã không có tri kiến chân chánh, để phát hiện những điều quá ư tà vạy. Chính vì thế Phật giáo mới bị xé tan thành tám mươi bốn ngàn mảnh, mỗi chùa theo một tông, mỗi Tăng Ni tu một phái, tứ chúng nát như tương tàu.
      Đã đến lúc mọi người con Phật phải trở về nguồn cội đích thực của mình, nếu họ không muốn bị biến thành những đứa con mất gốc.

      Xin mượn bài của:TẬP SAN PHẬT HỌC CHÁNH TRUYỀN
      Được đăng bởi Diệu Pháp Cứu Khổ

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bạn Danh Sắc ơi mình mới tìm hiểu đạo phật lên còn nhiều chỗ chưa hiểu mong bạn giải đáp giúp mình 1 số vấn đề sau:
        1) Kinh nhân quả 3 đời là kinh của đại thừa hay tiểu thừa, nếu của đại thừa thì theo bạn kinh nhân quả 3 đời nói có đúng ko bạn hay nói sai không căn cứ, nếu nói sai không có căn cứ thì theo bạn có kiếp trước kiếp sau, nếu ko có kiếp trước kiếp sau thì nhân quả chỉ báo trong kiếp này thôi đúng không? nếu đúng như vậy sao lại có người sinh ra thì giàu có người sinh ra nghèo hèn bệnh tật chết yểu, có người làm ác mà vẫn giàu có sống yên ổn hết đời có người lại làm việc thiện mà gặp hại?
        2) lại muốn hỏi bạn có địa ngục không? có thiên đường ko có các cõi trời và các cõi phật như trong kinh đại thừa nói không? nếu ko có vậy sau khi chết là hết đúng không, đức phật thích ca mâu ni sau khi niết bàn thì đức phật cúng hết đúng không các vị alahan sau khi thành quả vị chết rồi cũng hết đúng không, nếu đúng như vậy tu hành thì chỉ là để cho tâm thanh tịnh sống hết quãng đời này xong chết là thôi đúng không, vậy vượt qua sanh lão bệnh tử cụ thể là như thế nào hay vượt qua sanh lão bênh tử tức là ko sợ sanh lão bệnh tử nữa nhẹ nhàng đón nhận nó?
        3) Lại muốn hỏi bạn nếu không có địa ngục thì ví dụ những kẻ đại ác như quân diệt chủng bên Cam ngày xưa họ giết bao nhiêu người như vậy sau này họ cũng chỉ bị kết án tử hình bẳn phát chết là thôi đúng không, mọi tội lỗi gấy ra dù nhiều như núi nhưng chỉ chết 1 cái là thôi xong chuyện hả? Hay là phải bị đọa xuống địa ngục tiếp tục chịu hình phạt? Nếu không có đại ngục quay lại vụ Tây Môn Khánh giết chồng đoạt vợ gải sử như ko có Võ Tòng thì Tây Môn Khánh sẽ ung dung sống phong lưu hết đời đúng không, trên đời sẽ có bao nhiêu Tây Môn Khánh có đủ Võ tòng để giết hết không?

        Xóa
      2. 4) Lại muốn hỏi bạn tại mình hay xem các nhà khoa học nói vụ trụ này nó rộng lớn dã man vô bờ bến, vậy theo bạn trong cái vũ trụ rộng lớn tới mức mà trái đất của chúng ta chỉ như 1 hạt cát như vậy thì liệu có các thế giới khác không, nếu trái đất của chúng ta có Phật Thích Ca Mâu Ni vậy trên các thế giới đó có thể có một vị phật nào đó khác không, hay tại vì khoa học chưa chứng minh là có lên mình cũng cho là không có thế giới khác tồn tại cùng thế giới của chúng ta? giống như mấy ví dụ kinh điển kiểu như nếu bạn nói với các nhà khoa học cách đây 200 về cái tivi hay điện thoại chắc họ lại chửi mình điên mất thôi. Bạn nghĩ sao về vấn đề này, có phải lâu nay chúng ta đang nhìn mọi việc hơi gần mà không nhìn nó 1 cái rộng lớn hơn và bao la hơn? Liệu có phải trong cái vũ trụ bao la vô cùng vô tận tận kia có vô số các thế giới, có vô số các không gian cùng tồn tại với nhau và có 1 quy tắc chung để điều chỉnh đó là chân thiện mỹ không tham không sân không si. Và cách để giao tiếp giữa các thế giới đó là dựa trên qui luật hấp dẫn cảm ứng nghe pháp như lý tác ý mình thấy tâm rất thảnh thơi thật sự ngay lúc đấy nhưng khi nhìn ra ngoài xã hội thấy nhiều cảnh éo le bất công thì mình lại ko giữ đc tâm thảnh thơi đó nữa, vì những gì xảy ra với mình thì mình có thể như lý tác ý mình bỏ nó đi được nhưng đối với việc không hay xảy ra với người khác mình vô phương giải đáp, mình tìm đến đại thừa và đại thừa có thể nói là 1 phần nào đó cho mình câu trả lời.

        Xóa
      3. Bạn nên đọc chánh kinh Nikaya và để giải đáp bạn nên lưu ý ở Tương Ưng bộ - tương ưng không thuyết. Vì sao ko thuyết? Vì nó không liên hệ đến mục đích, ko phải là căn bản cho phạm hạnh.

        Xóa
    56. Tôi vô tình đi ngang qua đây có chút ý kiến. Kinh Phật thuyết hay các tổ đời sau tạo ra có khi không quan trọng bằng thái độ của người học Phật khi tranh luận. Cho dù fact bạn đúng, lập luận bạn vững đi chăng nữa mà bạn đánh mất chính mình khi tranh luận thì tất cả đều vô nghĩa. Vô nghĩa không phải nó sai mà hành giả quên mất cái gốc của việc tìm hiểu Phật pháp là để làm gì, không phải để làm nhà nghiên cứu, nhà sử học mà để tâm rộng lớn hơn và tự do hơn.

      Trả lờiXóa
    57. Tranh đua hơn kém làm gì? Cái đạo làm người còn làm chưa xong.

      Trả lờiXóa
    58. BE Na, Bớt sân si đi bạn dừng hở ra thì chửi người nầy ngu người kia ngu để kiếp sau bạn sẽ không bị ngu. Chúc bạn thân tâm được thanh tịnh.

      Trả lờiXóa