Đạo Phật - Đạo Chúa đối chiếu - Một khảo luận qua các tài liệu (Trần Chung Ngọc)

(Xin đọc tham khảo, đừng bám víu vào bài viết, chúng ta tìm chân lý rồi thực hành chân lý. Đưa vào đây bài này tôi cũng rất không muốn nhưng mà...thôi vậy...đưa vào luôn vì biết đâu ai đó nhận ra được điều gì đó...có lẽ Đức Chúa tốt nhưng vì các tín đồ lợi dụng Đức Chúa rồi vẽ ra đủ thứ điều xằng bậy???). Xin tha lỗi.
Xem các bạn khác bình luận tại đây:
http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/4014-Dao-Phat-Dao-Chua-doi-chieu-Mot-khao-luan-qua-cac-tai-lieu.html


Đạo Phật là tôn giáo duy nhất trên thế gian gọi các tín đồ của mình là những thiện trí thức, nghĩa là những con người đúng nghĩa là con người, và chủ trương con người có thể tự mình tu tập, giác ngộ như Phật. Đạo Chúa là tôn giáo duy nhất trên thế gian gọi các tín đồ của mình là một “đàn chiên” [a flock], cần phải được chăn dắt để sợ và thờ phụng cha con một ông Thượng đế “vô hình, không thể mô tả được, không thể hiểu được” ở trên trời (Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo: invisible, ineffable, and incomprehensible)
Vài Lời Nói Đầu:
    Gần đây chúng ta thấy xuất hiện một số bài của Ki Tô Giáo nhằm ba mục đích:
  -   Thứ nhất là so sánh Đức Phật với Chúa Giê-su, lẽ dĩ nhiên là phê bình tiêu cực Đức Phật và đề cao Giê-su.  Tuyệt đại những phê bình so sánh này là dựa theo những quan điểm và thiên kiến cá nhân về sự hiểu biết rất nông cạn về Đức Phật, và sự đề cao Giê-su thuần túy dựa trên sự cuồng tín, tin tất cả vào những điều thuộc loại mê tín hoang đường của Ki Tô Giáo.
   Chúng ta hãy đọc một luận điệu xuyên tạc Đức Phật của Tin Lành: Phật Thích Ca giác ngộ để giải cứu những người ở trong thời ấy. Thái tử Sĩ Đạt Ta là một vị Thái tử, còn Phật Thích ca giác ngộ trở thành một nhà cách mạng trứ danh của Ấn Độ.” [Chẳng có Phật tử nào, dù thấp kém đến đâu, hiểu Đức Phật một cách quá hạn hẹp như vậy.  Sự kiện Phật Giáo đã phát triển trên khắp thế giới trong suốt hơn 2500 năm và đang phát triển mạnh mẽ ở phương trời văn minh Âu Mỹ đã bác bỏ nhận định rất ấu trĩ trên của Tin Lành]
   Và vẫn u mê ca tụng Chúa của họ:
   “Còn Chúa Jêsus Christ là ai? Ngài từ đâu đến ? Và đến để làm gì ? Câu trả lời là: Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời cao cả, từ trời cao đến thế gian, đến để lên thập tự giá chuộc tội cho loài người.” [Tất cả những điều này đã bị các học giả bác bỏ từ vài trăm năm nay, và gần đây bởi chính Giáo hoàng John Paul II khi Ngài chính thức công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, bởi Giám mục Tin Lành John Shelby Spong trong bài “Giê-su như là đấng cứu chuộc: một hình ảnh cần phải xóa bỏ” [Jesus as a rescuer: An image that has to go], bởi Linh mục Công giáo James Kavanaugh trong bài “Huyền Thoại cứu rỗi” [The Salvation Myth]; và nhà Nữ thần học nổi tiếng của Công giáo, Uta Ranke-Heinemann, đã coi những lời ca tụng trên của Tin Lành là những chuyện trẻ con, cần phải dẹp bỏ trong cuốn “Hãy dẹp đi những chuyện trẻ con” (Putting Away Childish Things)].
    Chúng ta cũng có thể đặt một câu hỏi: Thế  loài người đã có trên mặt đất từ bao giờ, và Chúa Giê-su leo lên thập giá để chuộc tội cho loài người khi nào, chuộc tội cho loài người sinh ra trước Giê-su hay là sinh ra sau Giê-su, và tội gì?”  Chúng ta sẽ thấy, loài người còn tin vào sự chuộc tội của Giê-su thực sự chỉ là loài chiên mang hình người. Chúng ta hãy đọc thêm một câu thuộc loại mù quáng tin nhảm tin nhí của Tin Lành, những người có lẽ trong nhà chỉ có một cuốn sách duy nhất là cuốn Thánh Kinh nhưng chưa bao giờ mở ra đọc.
    “Cho đến nay dù loài người văn minh, khôn ngoan tột đỉnh, cũng không ai tìm được một điểm nào mâu thuẫn hay ngụy  tạo trong Kinh thánh. Trong khi đó, lần lần cục diện thế giới cứ tiếp tục ứng nghiệm theo lời Kinh thánh.
   Ta thấy rõ ràng Kinh thánh tuyệt đối đáng tin, mà đã tin Kinh thánh thì tất cả những gì viết về Chúa Jêsus Christ là chân lý vĩnh cửu với thời gian và không gian.” 
    Hiển nhiên là người viết những điều vô nghĩa trên chỉ là viết bừa trong cơn mê sảng, vì không hề biết đến những cuốn nghiên cứu về Thánh Kinh như:
 -  “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.
- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.
- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986]  của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith ...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.
- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Sống Lại [trong Chúa] Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979]  của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.
- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh[One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922]  của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.
- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis:  đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.
- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd:  Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.
- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker:  Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.
    Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Công Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật.  Nhưng Tin Lành luôn luôn cứ nhắm mắt ca tụng cuốn Thánh Kinh như con vẹt, vì thực ra họ chưa bao giờ đọc Kinh Thánh, cuốn sách mà bà Ruth Hermence Green, một tín đồ Ki Tô Giáo, sau khi đọc nó đã đề nghị phải cấm bán công khai, chỉ được bán dấu diếm dưới dưới quầy hàng như những cuốn sách khiêu dâm, và không được bán cho cho những thiếu niên dưới 18 tuổi.
 -   Thứ nhì là cố gắng diễn giải lắt léo Kinh Thánh với mục đích hòa hợp những gì viết trong Kinh Thánh với những khám phá của khoa học trong mấy trăm năm gần đây.  Trong cả hai mục đích trên, tất cả chỉ là những ngụy biện mê tín tôn giáo phi khoa học cho nên không đáng để chúng ta phê bình, thảo luận.
 -    Và thứ ba là đi lấy những cái hay cái đẹp trong dân gian và Phật Giáo vơ vào cho Ki Tô Giáo một cách vô lêm sỉ, bất lương trí thức.  Thí dụ như về quan niệm “sắc sắc không không” của Phật Giáo hay quan niệm về ông Trời trong dân gian.
     Đây là những hình thức xâm lăng tôn giáo và xâm lăng văn hóa điên cuồng của Ki Tô Giáo ở Á Châu, khi Ki Tô Giáo đang phải đối diện với một sự suy thoái cao tốc hay “rơi tự do” (free fall) ở những phương trời văn minh Âu Mỹ, và trước sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo trên toàn thế giới, nên hi vọng vớt vát lại ở Á Châu, một lục địa chiếm một phần ba dân số trên thế giới, nhưng nơi đây người dân còn biết rất ít về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo, cho nên rất dễ rơi vào vòng ngục tù tâm linh của họ.  Nhưng hi vọng của họ cuối cùng cũng chỉ là vô vọng, vì không ai có thể ngăn chận được sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đặc biệt là ở Á Châu.  Chân lý Phật giáo hiển nhiên như trái đất quay chung quanh mặt trời.  Cuối cùng thì, dựa theo lời của Galileo Galiei nói với giáo hoàng Urban VIII: Rồi cuối cùng mọi người sẽ biết sự thật, và không ai có thể chống được sự thật. 
    Trước những thủ đoạn bất lương trên của một số người trong Ki Tô Giáo, Công giáo cũng như Tin Lành, tôi nghĩ đã đến lúc tôi cần phải viết một bài đối chiếu giữa đạo Phật và đạo Chúa, điều mà tôi vẫn tránh từ trước tới nay, vì những độc giả không quen thuộc với những tiêu chuẩn trong lãnh vực học thuật có thể hiểu lầm là tôi cố ý phê bình tiêu cực Ki Tô Giáo và đề cao Phật Giáo.   Để tránh sự hiểu lầm và những vu khống  vô căn cứ như “chống đạo”, “phá đạo”, “gây chia rẽ tôn giáo”, hay ngu đần và thiếu học vấn hơn nữa là “làm tay sai cho Cộng sản” v…v…, tuyệt đại đa số những tài liệu tôi dùng trong bài viết này là của các bậc thức giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, tuyệt đối không có tài liệu nào của Phật Giáo nhận định về đạo Chúa, và cũng không có tài liệu nào của Cộng sản.

ĐẠO PHẬT  -  ĐẠO CHÚA ĐỐI CHIẾU
     Không ai có thể đưa ra sự đối chiếu về mọi mặt của hai đạo đã từng xuất hiện trên thế gian từ 2500 năm hoặc 2000 năm trước.  Do đó, bài viết này chỉ đối chiếu những nét chính trong bốn chủ đề như sau về cốt tủy của mỗi Đạo:
 1.   Căn Bản đức tin tôn giáo trong Đạo Phật và Đạo Chúa.
2.  Về Đức Phật và Chúa Giê-su với tư cách là Giáo chủ của đạo Phật và đạo Chúa;
3.  Giáo lý của Chúa và của Phật.
4.  Đạo Phật và Đạo Chúa đã mang lại những phúc lợi gì cho nhân loại.
    Sự so sánh đối chiếu này thuần túy nằm trong lãnh vực học thuật, nghĩa là dựa theo những công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về mỗi đạo của các bậc lãnh đạo, các học giả trí thức ở trong cũng như ở ngoài đạo, chứ không dựa theo niềm tin của các tín đồ ở dưới trong đạo Phật cũng như đạo Chúa, phần lớn không biết rõ về chính đạo mình theo.  Và như vậy, tôi xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình hay phản bác đứng đắn, trí thức, dựa trên những tài liệu nghiên cứu, trên lịch sử, chú không dựa trên cảm tính hay những niềm tin cá nhân.

  1. I.                   Sự Khác Biệt Về Căn Bản Đức Tin Trong Đạo Phật Và Đạo Chúa:
 a)   Căn bản đức tin trong Phật Giáo nằm trong Kinh Nền Tảng Đức Tin, thường được biết là Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama.
      Sau đây là "Kinh Nền Tảng Đức Tin" của Phật Giáo, (Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hằng Ngày, Đạo Phật Ngày Nay, Phật Lịch 2546, trang 98-99):
    ...Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của đức tin chân chánh:
 -          Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
-          Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
-          Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
-          Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
-          Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
-          Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
-          Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
-          Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
-          Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
-          Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
      Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: "Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài" thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.
       Với Kinh Nền Tảng Đức Tin này, người đời bảo rằng Phật Giáo là đạo của trí tuệ quả nhiên không sai. Vì đây mới chính là nền tảng đức tin mà theo tôi, tuyệt vời nhất trong mọi nền tảng đức tin khác, vì nền tảng này đã tôn trọng phẩm giá và trí tuệ của con người đúng nghĩa là một con ngườiKinh Nền Tảng Đức Tin, rất hợp với tinh thần khoa học và trình độ hiểu biết của nhân loại ngày nay, cho nên đã gây một cú “sốc” nặng trong giới trí thức Tây phương.  Và Tây phương đã tỉnh thức qua sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo trong thế giới Tây phương, một sự phát triển tự nhiên, không cần đến bất cứ thủ đoạn nào để thu nhặt tín đồ.
 b)  Căn bản những niềm tin chính trong Ki-Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo, được gói ghém trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng  năm 150.  Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Chúa con Giêsu lên cùng hàng với Chúa Cha với những lời có tính cách huênh hoang mơ hồ, trống rỗng vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng" (God of God, light of light) v..v..  Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây.  Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường nữa, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều.  Kinh này có tên là Kinh Tin Kính Athanasius.  Vì kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó.  Anh Giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Công Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản.  Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có Kinh Tin Kính của Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
     Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo Lý Công Giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng
dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô
là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi,
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai,
sinh bởi bà Maria đồng trinh,
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,
xuống ngục tổ tông,
ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng;
ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy.  Amen.
      Có vẻ như Kinh Tin Kính tiếng Việt ở trên pha trộn hai bản văn khác nhau, cũ và mới.  Để cho vấn đề được rõ ràng và dễ bề so sánh, tôi xin đăng nguyên 2 văn bản tiếng Anh như sau.  Những phần để trong dấu ngoặc cong (..), chữ màu xanh, là thuộc bản văn mới trong cuốn Catechism of the Catholic Church, xuất bản năm 1994, hoặc để thay một từ cũ (có gạch dưới), hoặc mới thêm vào.  Còn những phần trong dấu ngoặc thẳng [..], chữ màu đỏ, là trong bản văn cũ được bỏ đi:
I believe in God the Father Almighty,
maker (creator) of heaven and earth
And in Jesus Christ, his only Son, our Lord
who (He) was conceived by (the power of) the Holy Spirit,
(and) born of the Virgin Mary;
(Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate,
was crucified, dead (died), and (was) burried;
he descended into hell
(on) the third day he rose again [from the dead];
he ascended into heaven
and sitteth (is seated) on (at) the right hand of
[God] the Father [Almighty]
from thence he shall (will) come (again)
to judge the living and the dead.
I believe in the Holy Spirit,
(I believe in) the holy catholic church,
[the communion of saints]
(I believe in) the forgiveness of sins,
(I believe in) the resurrection of the body,
(I believe in) [and the] life everlasting, Amen.

          Với kiến thức của con người hiện nay,  Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong đã viết một cuốn khảo luận nhan đề Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết  trong đó ông đưa ra một nhận định tổng quát về Kinh Tin Kính:
      Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới quan mà ngày nay không còn hiện hữu.  Thật vậy, thế giới quan này thật là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó.  Cách nhận thức thực tại  khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người. [1]
     Kinh Tin Kính trên rõ ràng là sản phẩm của một số người ở vài thế kỷ đầu, không hiểu gì về vũ  trụ học, sinh học, di truyền học, sinh hóa học, cổ sinh vật học, địa chất học, vật lý học hiện đại v...v..., những môn học mới phát triển trong những thế kỷ gần đây.  Ngoài ra, bản kinh này còn chứa nhiều điều mâu thuẫn, phi lý, hoang đường, chỉ hợp với những tín đồ đã bị điều kiện hóa, không có khả năng tự mình suy nghĩ.  Cho nên những người ngày nay còn tin vào những điều trong Kinh Tin Kính là những người, theo nhận định của Mục sư Tin Lành Ernie Bringas, trong đầu có một khuyết tật, những hiểu biết của họ thuộc thế kỷ 17, hay nói khác đi, chỉ là những người mù lòa tin bướng tin càn.
     Nhưng vấn đề chính ở đây không phải là Kinh Tin Kính chứa những niềm tin đã lỗi thời và không còn giá trị, mà Kinh đó đã chứng tỏ Ki Tô Giáo là tôn giáo của “đức tin”, một đức tin thuộc loại mê tín lỗi thời bất kể đến những tiến bộ trí thức của nhân loại.  Thảm thay, đa số tín đồ Ki Tô Giáo vẫn còn tin vào những điều không còn giá trị trong Kinh Tin Kính.  Then chốt của đạo Chúa là tin Giê-su thì sẽ được cứu rỗi, không tin thì sẽ bị đầy đọa hỏa ngục , như được viết trong  một câu thuộc loại lừa bịp ngu xuẩn đần độn nhất trong Tân Ước, John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, vì câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su, mới cách đây gần 2000 năm, trong khi loài người đã xuất hiện trên trái đất ít ra là vài trăm ngàn năm, nếu không muốn nói là cả triệu năm.
   Nói tóm lại, sự khác biệt giữa căn bản đức tin trong đạo Phật và đạo Chúa là ở hai cụm từ:  “chớ vội tin” trong đạo Phật, và “tôi tin” trong đạo Chúa.  Rõ ràng là: đạo Phật dựa vào trí tuệ, sự hiểu biết, sự kiểm chứng để đi đến đức tin,  còn đạo Chúa dựa tất cả vào một đức tin thuộc loại tin bừa, không cần biết, không cần hiểu, không cần đến kiểm chứng, dù rằng những điều trong Kinh Tin Kính, theo Giám mục John Shelby Spong nhận định ở trên, nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người [về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người.  TCN].  Vì vậy đạo Chúa có nhiều tín đồ hơn đạo Phật.  Trong dân gian, số người kém hiểu biết bao giờ cũng là số đông.

  1. II.                Về Đức Phật và Chúa Giê-su với tư cách là Giáo chủ của đạo Phật và đạo Chúa.

   Trước hết chúng ta cần biết một sự kiện:  Đức Phật đúng thật là đấng đã sáng lập ra đạo Phật, còn Giê-su thì không phải là người sáng lập ra đạo Chúa.  Tân Ước viết rất rõ, Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, nên không hề có ý định thiết lập một đạo mà chúng ta gọi là “đạo Chúa” [Xin đọc  Matthew 16: 27-28Matthew 24:34Mark 9: 1; Mark 13:30; Luke 21: 27, 32;  và John 14: 3 trong Tân Ước].  Cho nên chúng ta không thể gọi Giê-su là “Giáo chủ” của đạo Chúa.  Tuy nhiên, qua mánh mưu ngụy tạo thần học của các thượng phụ Ki Tô Giáo để mê hoặc người dân thấp kém trong thời bán khai, dù sao thì Ki Tô Giáo cũng đã thành hình, và tín đồ được dạy là phải tin vào huyền thoại “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su, những huyền thoại nay đã không còn mấy giá trị ngay cả trong  nội bộ Ki Tô Giáo. [Xin đọc bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ”: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php , của  Giám mục John Shelby Spong, và bài “Huyền Thoại Cứu Rỗihttp://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php, của Linh Mục James Kavanaugh.]  Dù sao thì Giê-su đã trở thành đối tượng thờ phụng của khoàng một phần ba dân số trên thế giới.  Cho nên, trong mục đích đối chiếu giữa đạo Phật và đạo Chúa, chúng ta cũng nên biết về con người của Đức Phật và của con người Giê-su.
   Trong thế giới Âu, Mỹ (Bắc và Nam), và Phi Châu, Chúa Giê-su được biết đến nhiều hơn, không phải vì những giáo lý cao cả trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, Cựu Ước cũng như Tân Ước, mà vì chính sách truyền đạo của Ki-tô Giáo trong thế giới Tây phương cộng với chính sách thực dân của Tây phương ở Phi Châu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ v…v…
    Trong thế giới Á Đông, Đức Phật được biết tới nhiều hơn, không phải vì chính sách truyền đạo của Phật Giáo, mà vì những giáo lý nhân bản, trí thức, khoa học của Phật Giáo.

  1. A.     Về Chúa Giê-su:

   Có thể nói, Giê-su là một nhân vật đã được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn bất cứ nhân vật nào trên thế giới.  Đây là một vấn đề tìm hiểu quan trọng về một khuôn mặt thần thánh của Ki Tô Giáo, nên phần khảo luận này hơi dài, xin các độc giả kiên nhẫn.
    Có lẽ tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo không hề đọc đến 3 tác phẩm nhan đề Giê-su là ai?, trong số hàng trăm tác phẩm khác, mà nội dung là kết quả nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong lịch sử Ki Tô Giáo.  Tác giả 3 tác phẩm nghiên cứu về cùng một chủ đề này là hai học giả Ki-Tô: Colin Cross và Thomas Wright, và Linh mục Công giáo John Dominic Crossan, giáo sư thần học tại đại học De Paul ở Chicago trong 26 năm.  Ba tác phẩm này cùng với nhiều tác phẩm nghiên cứu khác ngày nay đã có thể cho chúng ta một cái nhìn khá chính xác về nhân vật Giê-su.  Ngay cả mặt mũi thực sự của Giê-su cũng được đài BBC dùng  máy điện toán tái tạo dựa trên những mẫu sọ người Do Thái cách đây 2000 năm, và những hình vẽ người Do Thái cho đến thế kỷ thứ 4.  Hình ảnh gần đúng với sự thực này đã được đăng trên báo chí, và chương trình “Dateline NBC” của đài truyền hình NBC ngày 11 tháng 4, 2001 cũng đưa lên cho cả thế giới coi.  Hình ảnh này cũng được đài TV Discover loan truyền cho thế giới coi tối ngày 15 tháng 4, 2001, trong cuốn phim khảo cứu “Jesus: The Complete Story”, cùng với những chi tiết đối ngược với những luận điệu thần học của giáo hội.
    Theo các khoa học gia thì hình ảnh Giê-su mà chúng ta thường thấy trên các hình vẽ, tượng hình v..v.. ngày nay chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của các nghệ sĩ (Artists’ fantasies) thuộc giống dân da trắng, vì sự thực là không có một tài liệu nào cho biết hình dáng Giê-su ra sao.  Nhưng với kỹ thuật tái tạo trong khoa học ngày nay, người ta đã có thể tái tạo khuôn mặt của Giê-su một cách sát với thực tế nhất.  Khuôn mặt này trông thô lỗ, râu tóc quăn, da ngăm ngăm, mũi to, môi dày v..v.., như chúng ta thấy sau đây, không có gì giống với những hình ảnh do người da trắng tạo ra theo sự tưởng tượng của họ.

 image1
Hình Giê-su do đài BBC tái tạo năm 2001

   Vậy thì “Giê-su là ai?”.  Cho đến thế kỷ 16, hầu như toàn thể Á Châu chẳng có mấy người biết Giê-su là ai.  Còn ở Âu Châu thì không một ai dám đặt ra câu hỏi này và không một ai dám phê phán bình luận cuốn Thánh Kinh vì sợ bị tù đầy, tra tấn và mang đi thiêu sống.  Chi tiết về “Giê-su là ai?” đã được trình bày tạm gọi là đầy đủ trong Chương I của cuốn “Chúa Giê-su Là Ai?  Giảng Dạy Những Gì?”, của tác giả Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản năm 2002.  Độc giả có thể đọc Chương này trên http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai2.php.
    Sự tiến bộ trí thức là một định luật thiên nhiên của nhân loại. Dù giáo hội Công giáo đã tìm hết cách và xử dụng tối đa mọi quyền lực thế gian trong suốt 1500 năm, từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 19, với những biện pháp dã man, tàn bạo nhất để ngăn chận sự tiến bộ này, cuối cùng giáo hội cũng  phải đầu hàng trước những bước tiến trí thức của loài người.  Thật vậy, ngay từ 1760, Hermann Samuel Reimarus, giáo sư ngôn ngữ Á Đông tại đại học Hamburg bên Đức, đã viết một cuốn sách đưa ra nghi vấn về sự thực lịch sử viết trong các Phúc âm.  Vì sợ bị giáo hội trả thù, ông ta đã xếp đặt để cho tác phẩm của ông được xuất bản sau khi ông ta chết.  Rồi cho đến năm 1835, Giáo sư Thần học David Friedrich Strauss cho ra đời cuốn Khảo Xát Kỹ Cuộc Đời Của Giê-su (Life of Jesus Critically Examined) trong đó tác giả dùng những phương pháp phân tích để đi tới kết luận: các Phúc âm không phải do các tông đồ của Giê-su viết mà là do những tín đồ Ki Tô về sau, những người đan lẫn những truyền thuyết, những điều tưởng tượng và sự kiện vào với nhau.”(..the gospels were written not by followers of Jesus but by later Christians who wove fact, legend, and fantasy together).   Sau đó Strauss bị cấm dạy môn Thần học cho đến khi chết.  Chúng ta có thể đọc tóm tắt những tác phẩm của Reimarus và Strauss trong cuốn sách được coi là làm “lung lay thế giới thần học” (..it rocked the theological world) vào đầu thế kỷ 20, Tìm Kiếm Nhân Vật Giê-su Lịch Sử (The Quest of The Historical Jesus), của một tác giả nổi tiếng trên toàn thế giới, Y Khoa Bác Sĩ Albert Schweitzer.  Ngoài bằng bác sĩ, Albert Schweitzer còn có hai bằng cấp khác: tiến sĩ Thần học, và tiến sĩ Triết Học.
    Bước sang thế kỷ 20, sự khám phá ra những cuộn kinh nơi Biển Chết (The Dead Sea Scrolls) song song với kỹ thuật định tuổi vật chất cùng nhiều khám phá khác trong ngành khảo cổ đã giúp cho những nhà nghiên cứu rất nhiều trong công cuộc đi tìm những sự thực trong Thánh Kinh.  Rồi đến thập niên 1960, những khoa dạy môn Thần học trong các trường đại học Ki Tô bắt đầu xuống dốc vì càng ngày càng ít người học, nhiều học giả đã bỏ các trường đại học Ki Tô để sang dạy tại các trường đại học công, nơi đây họ có nhiều tự do hơn trong việc khảo cứu.
    Tất cả những sự kiện trên đã làm động cơ thúc đẩy cho công cuộc nghiên cứu Phúc âm và về nhân vật Giê-su phát triển mạnh mẽ.  Điển hình là Hội Nghiên Cứu Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đã phối hợp các kỹ thuật nghiên cứu tân tiến nhất như khảo cổ, cổ sinh vật học, phương pháp định tuổi vật chất, với phương pháp phân tích ngữ học, cổ ngữ học, xã hội học, sử học v..v.. để phân tích từng câu, từng lời, từng sự kiện viết trong Phúc âm.  Một khuôn mặt đặc biệt trong ngành nghiên cứu Tân Ước lại chính là một linh mục Công giáo: John P. Meier, giáo sư Thần học. Trong tác phẩm Một Người Do Thái Ở Ngoài Lề, Không Đáng Kể: Nghĩ Lại Về Nhân Vật Giê-su Lịch Sử (A Marginal Jew: Rethinking The Historical Jesus), tập 1 và 2, nhà xuất bản Doubleday tại New York phát hành năm 1991 và 1994, với sự duyệt và phê chuẩn (imprimatur) của Vatican, tuy còn dè dặt trong những điểm tế nhị khác thuộc về đức tin Công giáo, linh mục Meier đã thẳng thắn luận về những bằng chứng chứng tỏ Giê-su là đứa con hoang, đã lấy vợ, và nhiều chủ đề khác có thể gây ngỡ ngàng trong một giáo xứ (He discusses evidence that the historical Jesus was illegitimate, that he was married, and various topics that might raise eyebrows in a parish house).  Hơn thế nữa, Meier đồng ý với các đồng nghiệp trong ngành, bác bỏ những chuyện có tính cách siêu nhiên trong Tân Ước như là sự thực lịch sử: Giê-su đi trên sóng, biến đổi nước thành rượu, và các phép lạ khác  v..v..  Linh mục Meier cũng bàn đến một vấn đề quan trọng khác liên hệ đến tín lý then chốt “Maria đồng trinh” của Công giáo, và đưa ra nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ là bà Maria đã sinh nở ít ra là 7 lần, với Giê-su là đứa con đầu lòng.  Lẽ dĩ nhiên, tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô không hề biết đến những kết quả nghiên cứu sâu rộng này.
    Vậy kết quả những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su ra sao?  Cho đến nay, các chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài Ki Tô giáo đã có thể đưa ra một giải đáp khá chính xác cho câu hỏi "Giê-su là ai?".  Những kết quả nghiên cứu tổng hợp về nhân vật Giê-su đã cho chúng ta một con người lịch sử hoàn toàn khác với hình ảnh Giê-su mà các giáo hội Ki Tô đưa ra trước đám đông tín đồ thấp kém.  Tại sao vậy?  Chúng ta có thể đọc trong cuốn Sự Thật Về Phúc Âm của Russell Shorto, một học giả đã nghiên cứu và duyệt qua những công cuộc nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong hai thế kỷ 19 và 20,  những đoạn như sau:
    Bữa ăn chiều cuối cùng, Sinh ra từ một trinh nữ, chết rồi sống lại:  những niềm tin chính của Ki Tô Giáo  đang bị thử thách từng điểm một.  Các học giả chuyên nghiên cứu Thánh Kinh – một thời đã là những người gìn giữ nền Thần học Ki Tô – ngày nay đang dùng khoa khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, khoa học điện toán, và ngay cả khoa vật lý các hạt nhỏ, để tìm hiểu vấn đề “Giê-su là ai?”  Kết quả là một sự duyệt lại tận gốc rễ Phúc âm và những chuyện trong Phúc âm nay đã trở nên thật là rõ ràng nhưng lại làm cho một số người choáng váng bàng hoàng.
   Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu (như LM John Meier. TCN), cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ  là huyền thoại.
   ...Công cuộc nghiên cứu của Hội Nghiên Cứu Giê-su, và của tất cả những nhà nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay, biểu thị cho một sự chuyển hướng của các học giả chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh về tiêu chuẩn lương thiện văn hóa, lánh xa sự độc đoán của giáo hội.  Theo Funk (chủ tịch Hội Nghiên Cứu Giê-su. TCN), các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng (ảo tưởng tin rằng mình chính là con của Thần Do Thái và là đấng cứu tinh của dân Do Thái. TCN)họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường. [2]
    Có ba chi tiết quan trọng trong đoạn tóm tắt kết quả nghiên cứu về nhân vật Giê-su của Shorto ở trên: 1) Phần lớn những điều mà ngày nay chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại; 2) Giáo hội và các bậc lãnh đạo trong giáo hội đã biết rõ sự thực trên; 3)  Chỉ có những tín đồ Ki-Tô, và có thể những bậc lãnh đạo Ki Tô trong các nước kém phát triển, hoặc một số người ngoại đạo không hề nghiên cứu về nhân vật Giê-su,  là vẫn còn tin rằng những gì giáo hội dạy về Giê-su đều là sự thực, và do đó vẫn tiếp tục sống trong bóng tối.
     Phải chăng Shorto đã đưa ra những nhận định vô căn cứ?  Tuyệt đối không phải.  Chúng ta hãy xét đến vài kết quả nghiên cứu điển hình về nhân vật Giê-su của một số  giám mục, linh mục, học giả chuyên về tôn giáo:
 1.  Trong cuốn Giê-su Là Ai ?, học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần dẫn nhập:
    Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Giê-su ở Nazareth  có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên.  Nhưng khảo xát kỹ về bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa.  Lý do về sự bất minh này thật là hết sức đơn giản.  Đó là chúng ta không có bất cứ một tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của ông.  Ông ta không viết một cuốn sách nào.  Ngay cả hình dáng của ông ra sao cũng không ai biết.  Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu.  Những tài liệu hiện hữu, những phúc âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường.  Trong những chuyện kể trong phúc âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng là không thể xảy ra. [3]

2.  Mục Sư Ernie Bringas cũng viết như sau, trong cuốn Thi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Do Quyền Lực Thánh Kinh Gây Nên:
     Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su -  những lời Giê su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông - không thể xác định được chính xác.  Trong khi chúng ta biết tác giả của một phúc âm nhìn nhân vật Giêsu như thế nào như họ đã viết lại, và viết lại như thế nào, thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su.  Chúng ta không thể đoan quyết là những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng như sự thực. [4]

 3.  Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên chiếm được ngôi vị Giáo sư Thần học Ca-Tô (A Chair in Catholic Theology), viết trong phần dẫn nhập của cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con như sau:
    Chúng ta vấp phải sự thực sau đây về nhân vật Giê-su.  Chúng ta không biết khi nào ông ta sinh ra và ở đâu cũng như khi nào ông ta chết.  Ông ta là một người không có một tiểu sử.  Chúng ta không biết những hoạt động của ông như là một thầy giảng trước quần chúng thật sự đúng là ở đâu và kéo dài bao lâu.  Nói cho thật đúng, chúng ta chẳng biết gì nhiều hơn là ông ta đã sinh ra đời, có người theo ông ta làm môn đồ, và ông ta bị hành quyết trên giá hình chữ thập – loại hình phạt của La Mã – và như vậy có một kết cục xấu số...
   Ông Giê-su này không chỉ nằm sâu dưới đất ở Jerusalem (nghĩa là thực ra đã chết và chôn ở Jerusalem. TCN) mà còn ở dưới một núi những nghệ thuật tồi tệ, chuyện hoang đường, và cách diễn giải  của giáo hội.  [5]

 4.  Học giả Andrew Harvey viết trong cuốn Con Của Người:
      Không còn nghi ngờ gì nữa,  sự phân tích lịch sử đã chứng tỏ là các phúc âm không phải là những điều do Thiên Chúa  linh cảm hoặc là những điều trung thực do nhân chứng kể lại về cuộc đời của Giê-su, mà là những câu chuyện đã được gọt dũa cẩn thận, được xếp đặt để cho phù hợp với, hoặc cổ xúy những sở thích tôn giáo, nhân cách, nhóm người khác nhau trong những năm đầu đầy xúc động của Ki Tô Giáo.  Những phúc âm không phải là những tài liệu viết ra theo sự linh cảm trực tiếp của Thần thánh, hoặc những ghi chứng lịch sử rõ ràng; chúng không phải là những điều mạc khải trực tiếp của Thần Ki Tô hoặc là những chuyện do những nhân chứng, những người biết rõ Giê-su, muốn kể lại rõ ràng những kinh nghiệm của họ đối với Giê-su.  Được viết vào cuối thế kỷ đầu, chúng biểu thị và cô đọng những truyền thống trong những cộng đồng Ki Tô đầu tiên và từ từ  biến đổi trong khoảng 300 năm để thành những phúc âm ngày nay chúng ta có.  [6]

5.  Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà:
    Giê-su được diễn giảng bởi những tín đồ Ki Tô lúc đầu theo những quan niệm về Thiên Chúa mà họ tin tuyệt đối, dựa theo hình ảnh của một ông vua trên trời.  Điểm chủ yếu là hình ảnh Giê-su ngồi bên phải cái ngai của Chúa Cha ngồi trên trời.  Hình ảnh này phản ánh niềm tin huyền thoại phổ thông thời đó về một vũ trụ được coi như là một vương quốc.
   Nhưng Giê-su đã được “sinh ra từ một người đàn bà”.  Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết.   Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này.  Chẳng có ai biết cha ông ta là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ [7]

6.  Trong  cuốn  Giê-su Nguyên Thủy,  hai  tác giả Elmar R. Gruber và Holger Kersten viết:
      Hầu như không có đề tài nào khác gây sôi nổi trong thế giới Tây phương như là nhân vật “Giê-su ở Nazareth”; hầu như không có đề tài nào khác đã đưa đến sự hiện hữu của nhiều cuốn sách như vậy, hoặc đến những sự tranh luận sôi nổi và nồng nhiệt như vậy.  Tuy vậy, nhân cách của con người Giê-su lịch sử được bao phủ bởi một bức màn đen tối dày đặcTrong 15 thế kỷ, chúng ta chỉ có những chuyện kể về Giê-su theo luận điệu thần học chính thức của giáo hội, viết ra với mục đích củng cố đức tin Ki-Tô cùng lôi cuốn người ngoại đạo vào Ki Tô giáo....
   Trong thế kỷ 19, lần đầu tiên Tân Ước được đưa ra làm chủ đề nghiên cứu trí thức.  Đây là sự bắt đầu của công cuộc khảo cứu có hệ thống về cuộc đời của Giê-su.
   Năm  1835  David  Friedrich  Strauss  đã  xuất  bản  một cuốn sách nhan đề “Cuộc Đời Của Giê-su”, gây nhiều ảnh hưởng.  Trang bị với những quan điểm phân tích thuần lý và với tinh thần không thỏa hiệp, Strauss đã thẳng thắn bác bỏ tích cách chính xác lịch sử của các phúc âm.  Đối với ông, những điều viết trong phúc âm chỉ là những  truyền thuyết và những chuyện sùng tín về hình ảnh con người Giê-su, lấy ý từ Cựu Ước.  Sự chống đối tính cách xác thực của phúc âm như trên còn đi xa hơn vào khoảng giữa thế kỷ 19.  Bruno Bauer loại hẳn hình ảnh của Giê-su trong công việc  nghiên cứu lịch sử, tuyên bố rằng nhân vật chính trong Tân Ước là một phát minh huyền thoại. Những gì về  Giê-su và Paul (Phao Lồ) chỉ là những giả tưởng văn chương; và Ki Tô Giáo được coi là tạo ra bởi một nhóm cuồng tín  pha chế đức tin xung quanh hai nhân vật phát minh từ những truyền thống tôn giáo Hi Lạp, Do Thái và La Mã.
   Ngày nay chúng ta có đến hơn 80000 tác phẩm chuyên khảo về Giê-su, nhưng tác dụng của chúng để soi sáng nhân vật Giê-su lịch sử thật quả là vô cùng khiêm nhường.  Ai là Giê-su?  Ông ta sinh ra bao giờ?  Hình dáng ông ta ra sao?  Khi nào ông ta bị đóng đinh trên thập giá?  Bao giờ, ở đâu và ông ta chết như thế nào?  Tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi trên đã trở thành một vấn đề không giải quyết nổi.  Trong những cuốn sách viết trong hai thế kỷ đầu hầu như không có cuốn nào nhắc đến Giê-su như là một con người thực sự hiện hữu.  Những nguồn tài liệu về sau toàn là những tác phẩm thần học, dựa trên niềm tin không thắc mắc: Giê-su là con đấng Cứu Tinh (của dân Do Thái. TCN) và là con của Thần Gia-vê (thần của dân Do Thái. TCN).  Do đó, hầu như không có những tác phẩm thực sự vô tư về Giê-su, và cho tới ngày nay, công cuộc nghiên cứu trí thức cũng không ở vị thế có thể khẳng định là Giê-su sinh ra năm nào.  Hầu như không có tài liệu nào nói về cuộc đời niên thiếu của Giê-su, một giai đoạn quan trọng làm nền tảng tạo ra những cá tính của con người.  Ngay cả những chuyện kể về khoảng thời gian ngắn ngủi ông ta tiếp xúc với quần chúng cũng không nói gì nhiều về tiểu sử của ông ta.  Có vẻ như là ông ta không được các sử gia đương thời biết tới, hay ít nhất là không đáng để nhắc tới.  Vậy làm sao mà các sử gia này không hề biết tới những phép lạ hoặc những hiện tượng kỳ lạ như được kể trong phúc âm?  [8]

7.  Michael Martin trong cuốn Bản Án Chống Ki Tô Giáo viết:
    Những phương pháp phân tích hiện đại về học thuật khảo cứu Thánh Kinh đã đặt vấn đề về tính cách xác thực của Thánh Kinh, nhất là Tân ước.  Trong ánh sáng của sự phân tích Tân Ước này, nhiều nhà thần học đã cho rằng người ta chẳng biết được bao nhiêu về Giê-su.  Thí dụ, W. Trilling cho rằng “không có một ngày tháng nào trong đời sống của Giê-su” có thể được khẳng định và J. Kahl đoan quyết rằng điều duy nhất ta biết về Giê-su là ông ta “đã hiện hữu trong một thời điểm mà chúng ta chỉ có thể biết một cách đại khái”.  Nhiều học giả khác cho rằng việc tìm kiếm một Giê-su lịch sử là điều vô vọng..
   Sự phân tích về con người Giê-su lịch sử được tôn trọng nhất ngày nay là của G. A. Wells.  Wells nhấn mạnh rằng những nghi vấn về giá trị lịch sử của Giê-su của ông phần lớn dựa trên những quan điểm của các nhà thần học Ki Tô và các học giả chuyên về Thánh Kinh.  Những vị này đồng thuận chấp nhận rằng các phúc âm được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su mãn kiếp người và bởi những tác giả vô danh không đích thân biết đến Giê-suTheo Wells thì những vị trên cũng thừa nhận rằng trong những chuyện kể về Giê-su, phần lớn là truyền thuyết và những chuyện trong phúc âm được viết theo động cơ thần học của những tác giả.  Ngoài ra, những bằng chứng trong phúc âm thuần túy là của Ki Tô Giáo.  [9]
    Trên đây chỉ là vài nhận định tổng quát về tiểu sử  không rõ ràng của Giêsu.  Sở dĩ những học giả nghiên cứu về nhân vật Giê-su đưa ra những nhận định như trên là vì họ đã dùng những phương pháp khảo cứu phân tích khoa học trên mọi khía cạnh liên quan đến con người Giê-su, thí dụ như đối chiếu cổ sử, phân tích cổ ngữ, phân tích từng câu từng lời trong Thánh Kinh v..v.. Đi vào chi tiết và dựa trên Thánh Kinh, chúng ta còn thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để cho những người có đầu óc có thể biết được Giê-su là ai để mà tin, vì trong Thánh Kinh có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê su.  Những chi tiết về một phần nhỏ, trong khoảng 3 năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi 33 năm của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew (Mã Thi Ơ), Mark (Mác-cô), Luke (Lưu Ca) , và John (Gioan), và những thư viết cho tông đồ của Paul (Phao Lồ). Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia phả, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết, đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau.  Vì chúng hoàn toàn mâu thuẫn nhau, chứ không phải là bổ túc cho nhau theo như luận điệu bào chữa của một số tín đồ được dạy như vậy mà không tự chính mình đọc Thánh Kinh với một đầu óc suy luận, cho nên, chúng ta không thể dựa vào đâu để tin chi tiết nào thật, chi tiết nào giả.
    Kết luận về Chúa Giê-su:

  1.  Giê-su là một nhân vật không có một tiểu sử rõ rệt.
  2. Tất cả những gì viết về Giê-su trong Tân ước chỉ là những truyền thuyết và huyền thoại.
  3. Các Giáo hội Ki-Tô và giới trí thức lãnh đạo trong các Giáo hội đều biết Giê-su chỉ là một người thường sống với ảo tưởng mình là con của Thiên Chúa của Do Thái, và là cứu tinh của dân tộc Do Thái mà thôi.
  4. Nhưng họ vẫn dấu kín những sự thực về Giê-su trước đám tín đồ thấp kém.
  5. Do đó, những tín đồ Ki Tô Giáo, nhất là những tin đồ không phải là người Do Thái, tin vào Chúa Giê-su chẳng qua chỉ là tin vào sự lừa dối của các Giáo hội Ki Tô mà mục đích là để tự tạo những quyền lực vật chất thế tục.  Thật tội nghiệp.

  1. Về Đức Phật:

 buddha-moi
Hình Đức Phật trên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay

   Trái với Chúa Giê-su, Tiểu sử Đức Phật rất rõ ràng.  Tất cả những nhà nghiên cứu về Phật Giáo, Đông cũng như Tây, đều đồng thuận những nét chính sau đây về Đức Phật:

   Hơn 2500 năm trước, tại Vương Quốc mà ngày nay gọi là Nepal, dưới chân núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya), một hoàng tử có tên là “Tất-Đạt-Ta Cồ Đàm” (Siddharta Gotama) đã sinh ra, con của Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng Hậu Tịnh Diệu (Maha Maya).  Hoàng tử sống trong nhung lụa, và đức Vua không để cho Hoàng tử biết đến những cảnh khổ trong dân gian ở ngoài cung.  Đức Vua cưới vợ cho Hoàng từ, đó là Công nương Yasoddhara.  Sau những chuyến tuần du ra ba cửa thành, Hoàng tử nhìn thấy cảnh già yếu, ốm đau bệnh tật, xác chết trong dân gian.  Hoàng tử nhận thức được rằng, đời sống trên nhung lụa của Người ở trong cung chỉ là một ảo ảnh.  Sự khổ hiện hữu khắp chung quanh Người.  Chắc hẳn vì có một đầu óc rất nhạy cảm cho nên Hoàng tử cảm thấy lòng rung động trước những cảnh khổ của những người khác.  Từ đó những ý nghĩ như: nguyên nhân tự đâu mà có những sự khổ, làm sao có thể giúp nhân loại thoát được sự khổ v..v…, đã ám ảnh Người.  Rồi một ngày kia, Người nhìn thấy một Thầy Tu khổ hạnh phong thái bình thản, an nhiên tự tại, đưa đến ý nghĩ cho Người muốn xuất gia.  Hoàng tử đi đến quyết định từ bỏ sự giàu sang phú quý của mình, quyết chí đi tìm đường chấm dứt sự khổ.  Khi đó Người đã có một đứa con trai tên là Rahula.  Nhưng Người cương quyết rứt bỏ những tình cảm cá nhân về thê nhi, và bỏ hoàng cung, sống một cuộc sống khổ hạnh với hi vọng có thể tìm ra con đường thoát khổ.  Khi đó Người được 29 tuổi.
   Mới đầu, Người tu học với các đạo sĩ Bà La Môn.  Không có kết quả, Người đi tu khổ hạnh cùng với năm bạn tu khác.  Đến khi Người cảm thấy mình gầy yếu kiệt sức mà chẳng thấy kết quả  gì, Người bèn từ giã các năm bạn tu khổ hạnh và tự mình đi tìm chân lý. Tại một nơi, Người  được  một thôn nữ tên là Sujata cúng dường một tô sữa tuơi.  Uống xong Người cảm thấy đã lấy lại phần nào sức, tinh thần sảng khoái hơn, và nhận thức được rằng cần phải ăn uống để thân thể tráng kiện, tinh thần minh mẫn mới có thể tìm ra lẽ đạo. Người đến ngồi dưới cây Bồ Đề tu tập Thiền Định.  Sau một thời gian Thiền định, Người chứng ngộ được dần dần những huyền bí của vũ trụ như tính vô thường, vô ngã, duyên sinh và không của vạn pháp v…v…, và cuối cùng Người chứng được Túc mạng minh, thấy rõ ràng những đời quá khứ, hiện tại, vị lai; Thiên nhãn minh, thấy được cả vũ trụ bao la; và  Lậu tận minh, siêu việt được vô minh sinh tử.  Người đã  thành đạo,  nghĩa là thành Phật, một bậc tỉnh thức, giác ngộ.. Sau đó, trong suốt 45 năm trời,  người đã đi khắp nơi không mệt mỏi thuyết giảng  về một số điều quan trọng mà Người đã chứng ngộ được để giúp con người giải thoát được vòng sinh tử.  Từ nhận thức của Người sau khi giác ngộ, Giáo lý của Người nhằm mục đích “khai thị ngộ nhập Phật Tri Kiến”, nghĩa là giúp cho người đời có thể hội nhập vào những cái biết, cái thấy của Đức Phật: “Những gì Ta đã thành đạt được thì ai cũng có thể thành đạt được” [What I have achieved you too can accomplish] 
    Trên đây chỉ là vài chi tiết cốt yếu về tiểu sử Đức Phật, tôi đã bỏ qua rất nhiều chi tiết khác, những chi tiết này thích hợp hơn trong lãnh vực nghiên cứu về toàn bộ tiểu sử Đức Phật.  Tưởng chúng ta cũng nên biết là về sau, người đời đã dùng 10 danh hiệu để tôn vinh Người.  Đó là:  Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh túc, Thiện Thị Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên nhơn sư,  Phật, Thế Tôn.
   Trong 10 danh hiệu này thì có 4  nói về trí tuệ và đạo đức của Đức Phật.
 a)      Chánh Biến Tri = Có trí tuệ đúng đắn và rộng khắp trong mọi lãnh vực.
b)      Minh Hạnh Túc = Có trí tuệ và đức hạnh viên mãn.
c)      Vô Thượng Sĩ = Con người siêu việt, phi phàm.
d)     Thiên Nhân Sư = Thầy của các đấng ở trên Trời, trong đó có Thiên Chúa, và con người. [Thiên Chúa là từ người Trung Hoa dùng để chỉ đấng ngự trị ở trên trời.  Năm 1583, giáo sĩ dòng Tên Matteo Ricci tới Trung Quốc và dùng từ Thiên Chúa của người Trung Hoa đánh đồng với Thần Gia-vê của Ki Tô Giáo.  Từ Thượng đế là từ của  Khổng Giáo dùng, đồng nghĩa với Thiên Chúa]
     Chúng ta nên hiểu trí tuệ ở đây là khả năng nhận thức bao quát về con người và vũ trụ và từ đó có thể dẫn dắt con người đến sự giác ngộ chứ không phải là một sự hiểu biết chuyên ngành của một chuyên gia khoa học ngày nay.
   Một câu hỏi được đặt ra: Những danh hiệu mà người đời tôn vinh Đức Phật đặt căn cứ vào đâu?  Câu trả lời là: Những danh hiệu đó bắt nguồn từ sự chứng nghiệm của con người qua tư cách, đạo đức, và trí tuệ của Đức Phật trong 45 năm thuyết Pháp không mệt mỏi của Người.  Từ những giải đáp rành rọt về rất nhiều vấn đề thế gian, từ tác phong hàng ngày của chính Đức Phật mà mọi người trong thời Phật tại thế đều có thể quan sát và đánh giá, cho nên những danh hiệu trên mới được đặt ra chứ không phải là ngẫu nhiên mà cũng không phải vì những đệ tử Phật cũng như đại chúng vì đã theo Phật nên muốn tôn vinh Đức Phật.  Tuy vậy mà Đức Phật luôn luôn cũng chỉ nhận mình là Phật, nghĩa là Bậc Tỉnh Thức hay Bậc Giác Ngộ.
     Người theo Đạo Chúa có thể cảm thấy xúc phạm trước danh hiệu “Thiên Nhân Sư” người đời đã tôn vinh Đức Phật.  Một người như Đức Phật ở trên mặt đất mà lại là bậc Thầy của Thiên Chúa của họ ở trên trời là điều họ khó có thể chấp nhận. Nhưng họ phải hiểu rằng trên trời có nhiều Thiên Chúa, Thiên Chúa của các nền văn hóa khác nhau.  Thật vậy, mỗi Thần giáo đều có quan niệm riêng về Thiên Chúa của tôn giáo mình.  Nữ học giả Judith Hayes đã viết một cuốn sách nhan đề "Chúng Ta Đặt Niềm Tin Vào Thiên Chúa! Nhưng Mà Là Thiên Chúa Nào?" (In God We Trust! But Which One?).  Giáo sư  Keith Hopkins thuộc Hàn Lâm Viện Anh Quốc cũng viết một cuốn mang tên "Một Thế Giới Đầy Những Thiên Chúa" (A World Full of Gods).  Và nữ tu Công giáo Karen Armstrong cũng đã xuất bản cuốn Một Lịch Sử Về Thiên Chúa (A History of God)  trình bày quan  niệm  về các Thiên  Chúa trên thế gian.  Những công cuộc nghiên cứu của các tác giả trên và lịch sử các nền văn minh khác nhau trên thế giới đã chứng tỏ Ki Tô Giáo chỉ là một tôn giáo thờ thần trong số nhiều tôn giáo hay truyền thống dân tộc thờ thần, trong thời đại mà con người chưa hiểu rõ nguyên nhân của những thiên tai hay hiện tượng thiên nhiên, cho nên tục thờ Thần ở đâu cũng có.  Do đó, lẽ dĩ nhiên là về bản chất, Thần của Ki Tô Giáo mà các tín đồ Công giáo, Tin Lành Việt Nam tôn lên làm Thiên Chúa cũng chẳng có gì hơn Thần của các tôn giáo khác, nếu không muốn nói là trong một số khía cạnh, thí dụ như về đạo đức và khoa học, còn kém hơn cả những người thường như chúng ta.  Điều này có thể chứng minh dễ dàng nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ và phân tích Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
    Riêng đối với Thiên Chúa của đạo Chúa thì những sự kiện lịch sử sau đây sẽ chứng minh là danh hiệu “Thiên Nhân Sư” không sai.  Chứng minh?
     Thiên Chúa, cha của Chúa Giê-su, mạc khải trong Thánh Kinh là trái đất là trung tâm của thế giới, mặt trời quay chung quanh trái đất, và thế giới mà chúng ta thấy trước mắt là thế giới duy nhất.  Chúng ta đã biết, Giáo hội Công giáo đã “nướng sống” linh mục khoa học gia Giordano Bruno chỉ vì ông này cho rằng ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác, điều này trái với những lời mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh.  Nhưng hơn 500 năm trước khi Chúa sinh ra đời, Phật Giáo đã nhận thức về vũ trụ như sau:
    Thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất và cũng không phải là trung tâm vũ trụ.  Ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có rất nhiều thế giới khác, và Phật giáo phân loại các thế giới thành 3 loại: Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới, và Đại Thiên Thế Giới.  Danh từ thế giới trong Phật giáo chỉ một thiên thể (thí dụ như trái đất) hoặc một tập hợp các thiên thể được coi như thuộc một nhóm (thí dụ như thái-duơng-hệ mà trái đất là một hành tinh trong đó).  Vậy, một ngàn thế giới họp thành một Tiểu Thiên Thế Giới, một ngàn Tiểu Thiên Thế Giới họp thành một Trung Thiên Thế Giới, và một ngàn Trung Thiên Thế Giới họp thành một Đại Thiên Thế Giới.  Do đó, lấy đơn vị là một hệ thống tương tự như hệ thống Thái Dương Hệ và gọi là thế giới thì Tiểu Thiên Thế Giới gồm có khoảng  một ngàn thế giới, Trung Thiên Thế Giới gồm khoảng một triệu thế giới , Đại Thiên Thế Giới gồm khoảng một tỷ thế giới v..v.. Đó là quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo từ hơn 2500 năm về trước.
    Chúng ta thấy rằng quan niệm này hầu như tương hợp hoàn toàn với những kiến thức ngày nay của những nhà thiên văn (astronomers) hay những nhà vật-lý-học về thiên thể (astrophysicists), và đã đi trước khoa-học nhiều thế kỷ.  Một Tiểu Thiên Thế Giới có thể so sánh với quan niệm hiện đại về một thiên hà (galaxy) gồm có cả triệu ngôi sao và những hành tinh có thể có sinh vật trên đó.  Thí dụ như giải ngân hà (Milky Way) hay M31, hay chòm sao (constellation) Andromeda.  Một Trung Thiên Thế Giới có thể so sánh với một chùm thiên hà (galactic cluster) thí dụ như chùm Coma Berenices, và một Đại Thiên Thế Giới có thể so sánh với cái mà Hannes Alfven gọi là siêu thiên hà (metagalaxy) ở  trong Đại Vũng   (Big Dipper) của Tiểu Ursa (Minor Ursa) trong đó có ít ra là cả triệu thiên hà.  Cho tới nay, vì những giới hạn tự tại của những dụng cụ quan sát cho nên các khoa học gia chưa thể đi xa hơn trong việc khảo sát vũ trụ.  Nhưng không phải vì những giới hạn kỹ thuật này mà vũ trụ cũng bị giới hạn theo, và nay chúng ta đã hiểu tại sao Đức Phật lại "bỏ ngỏ" quan niệm về vũ trụ hữu hạn hay vô hạn.  Điều này chứng tỏ Đức Phật đã thấy rõ khả năng vô tận của con người, và rằng Phật Pháp không phải là những giáo điều cứng ngắc không bao giờ thay đổi.  Và đây cũng chính là tinh thần khoa học hiện đại, không có gì có thể coi như là vĩnh cửu, bất biến.
    Nói đến quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo thì chúng ta không thể bỏ qua Kinh Hoa-Nghiêm, phẩm Thế Giới Thành Tựu.  Trong phẩm này, Bồ Tát Phổ Hiền tuyên thuyết về 10 đặc tính của các thế giới: nhân duyên khởi, chỗ trụ nương, hình trạng, thể tánh, trang nghiêm tánh, thanh tịnh tánh, Phật xuất hiện, kiếp trụ, kiếp chuyển biến sai biệt, và môn vô sai biệt.  Để cho vấn đề tương hợp với khoa học được rõ ràng, sau đây tôi xin luận về điểm :  hình trạng các thế giới.  Chúng ta hãy xét đoạn kinh văn sau đây:
    “Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn....hoặc hình như nước xoáy....hoặc hình như hoa ... có vi trần số hình sai khác như vậy."
   Rồi trong phẩm tiếp theo, phẩm Hoa Tạng Thế Giới, Phổ Hiền Bồ Tát lại tuyên thuyết: "Chư Phật tử!  Tất cả thế giới chủng đó hình trạng đều khác nhau: hoặc hình núi Tu Di, hoặc hình sông, hoặc hình xoay chuyển, hoặc hình nước xoáy, hoặc hình trục xe...hoặc hình hoa sen...có vi trần số hình trạng như vậy."  ("Kinh Hoa-Nghiêm", Thích Trí Tịnh, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản)
    So sánh với những hình trạng của các chòm sao, giải thiên hà, ngân hà khám phá bởi khoa học ngày nay chúng ta thấy Phật giáo đã mô tả hình trạng của chúng một cách vô cùng chính xác.  Thí dụ như các hình như bánh xe, nước xoáy chúng ta có thể quan sát được trong các chòm sao như Cetus, Pegasus và Hercules, hình sông là giải ngân hà (Milky Way) và nhiều thiên hà khác, hình dạng như hoa là những khối tinh vân trong khoảng không gian liên-thiên-hà (intergalactic clouds of gas) có chứa hàng tỷ ngôi sao v...v... Thật tôi không thể tưởng tượng được ở một thời chưa hề có kính thiên văn, dù thô sơ nhất, mà Đức Phật và các Đại Bồ Tát đã có những hiểu biết chính xác về vũ trụ như trên.  Nếu không phải vì đã giác ngộ hoàn toàn, nắm vững cơ cấu huyền bí của vũ trụ, thì làm sao có thể biết được những điều như trên.  Và chúng ta cũng nên nhớ là những điều đức Phật và các Bồ Tát chọn để tuyên thuyết cho người đời chẳng qua cũng chỉ là một nắm lá trong tay so với số lá cây trong rừng.
    Vài hình ảnh sau đây trong khoa học thiên văn hiện đại cho chúng ta thấy kiến thức của Đức Phật và các Bồ Tát đã chính xác như thế nào.

 efa340bc
Hình xoay chuyển của Thiên Hà NGC 523 Sculptor



 5e6c3347
Hình bánh xe của Thiên Hà Andromeda


 6081c18d
Hình nước xoáy của Thiên Hà [The Spiral Galaxy NGC 2997]


 0ea8b30c
Hình hoa nở của Thiên Hà Trifid

 360177fd
Hình vòng nhẫn của khối tinh vân 250px-M57_The Ring Nebula

  41abb998
Hình núi Tu Di của Thiên Hà M104: The Sombrero Galaxy 

    Vậy, chúng ta hãy tự hỏi, Đức Phật và các Bồ Tát có đáng là bậc Thầy của Thiên Chúa ở trên trời không?  Danh hiệu “Thiên Nhân Sư” không phải là không có căn bản.  Nhưng không phải là chỉ có Đức Phật mới đáng là bậc Thầy của Thiên Chúa, mà trong lịch sử chúng ta cũng thấy không thiếu gì người đáng là bậc Thầy của hai cha con Thiên Chúa, thí dụ như vài người trong giáo hội Công giáo như Copernicus, Bruno, Galilei, Darwin v…v… nếu chúng ta đọc những kết quả nghiên cứu của họ về vũ trụ, về con người, so với những điều “mạc khải” của Thiên Chúa trong Thánh Kinh, khoan nói đến kết quả nghiên cứu hay tư tưởng của vô số các triết gia, tư tưởng gia, khoa học gia hiện đại.
   Sự khác biệt giữa Đức Phật và Chúa Giê-su là, Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật, có một tiểu sử rất rõ ràng được cả thế giới công nhận.  Còn Chúa Giê-su là do Chúa từ trên trời rơi vào trong bụng người con gái tên là  Maria, một chuyện mà ngày nay chẳng còn mấy người tin.  Chúa Giê-su chỉ là một người thường như mọi người, nhưng sống với một ảo tưởng.  Đức Phật cũng chỉ là một con người, nhưng là một con người tỉnh thức, giác ngộ, vì thế được gọi là Phật, nghĩa là do sự tu tập thiền định, quán chiếu v…v…, “Người” đã thấy rõ được những huyền bí trong vũ trụ.  Điều này chúng ta thấy rõ qua những lời giảng dạy của Người trong Kinh điển Phật Giáo, thí dụ như trong Kinh Hoa Nghiêm ở trên.  Mặt khác, Đức Phật đã để lại cho hậu thế một rừng giáo lý đặc thù để giúp con người đi theo vết chân Người, để có thể cũng thành đạt những kinh nghiệm Giác ngộ như Người.  Còn bản chất Chúa Giê-su, theo nền Thần học Ki Tô Giáo, là “ông cứu rỗi” của những người tin vào ông ta chứ không phải là một ông Thầy dạy Giáo lý để giúp cho các tín đồ thăng  tiến về mặt tu tập hay trí tuệ. Để thấy rõ vấn đề, chúng ta hãy đọc nhận định của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết,  Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thiên Chúa Và Đường Xe Lửa ở New Haven.  Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công" ("God and The New Haven Railway.  And Why Neither One Is Doing Very Well", Beacon Press, Boston, MA., 1986, trg. 108), phân biệt quan trọng giữa “giác ngộ” và “cứu rỗi”:
      “Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó.  Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác. [Tín đồ Ki Tô thường nói: Chúa ở trong tôi hay Chúa ở cùng tôi]
   ...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo. TCN) khiến cho cái trí tuệ đặc biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn.  Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này.   Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ"  đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi...Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước.  Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy".  Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế"
   ...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó.  Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi.  Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
   Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không?  Không đâu.  Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặngGiêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế. 
   Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng.  Socrates là một thí dụ tốt.  Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh.  Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố.  Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.
   Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
   Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ.  Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
   Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp.  Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ).  Và điều này không phải là ngẫu nhiên.  Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" Ta thì sẽ được sống đời đời."  Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ  biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA".
   Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi.  Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này.  Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm của Ki-Tô Giáo về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.   
     Để  sống  đạo  hạnh  và tiến  tới  Giác Ngộ,  con  người  cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi.  Sự khác biệt thật là quan trọng.  Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn.  Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh.  Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực  Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ.  Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy.  Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh.  Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học.  Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu.  Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ông "Thầy - Cứu rỗi."”   [10]

  1.  Vài Nhận Định Về Chúa Giê-su Và Đức Phật Của Các Học Giả:
    Sau đây chúng ta sẽ điểm qua vài nhận định về Chúa Giê-su cũng như về Đức Phật qua những nghiên cứu của một số học giả Tây phương về hai khuôn mặt quan trọng nhất trong thế giới ngày nay.  Chúng ta đã thấy, những nhận định tổng quát về Chúa Giê-su nằm trong những tác phẩm nghiên cứu của các học giả về nhân vật Giê-su.  Ở đây tôi chỉ đưa ra vài nhận định điển hình về Chúa Giê-su của một số học giả Tây phương.
 a)      Về Chúa Giê-su:
 1)      Robet Funk (The Jesus Seminar):
    Giê-su chỉ là một người thường như mọi người, nhưng sống với một ảo tưởng mình là con của Thiên Chúa của người Do Thái ở trên trời, và có nhiệm vụ giải cứu người Do Thái, và chỉ người Do Thái mà thôi. [Xin xem chú thích [2] ở trên]

  2) Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được giải thưởng Nobel năm 1950, nhận định về trí tuệ và đức hạnh của Chúa Giê-su như sau:
    "Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô (Giê-su) cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử.  Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô." [11]

3)   Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Hãy Cứu Cuốn Thánh Kinh Ra Khỏi Phái Bảo Thủ  (Rescuing The Bible From Fundamentalism), trang 21:
    i)   “Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.”
   ii)   Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết.   Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này.  Chẳng có ai biết cha ông ta là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ.
   Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa (Giê-su) phải giết cả một bày heo (vào khoảng 2000 con. TCN) để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không?  Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?..
   Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị.  Nó đưa đến cho tôi một Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.  [12]
     Tại sao một ông Giám mục Tin Lành lại có thể đưa ra những  nhận định tiêu cực về Chúa Giê-su như trên?  Vì ông ta đã đọc kỹ Tân Ước và có những nhận xét về một vài trong số nhiều hành động thiếu đạo đức và thiếu hiểu biết của Giê-su như được mô tả trong Tân Ước.
 Về Đức Phật:
 Sau đây là một số nhận định điển hình về Đức Phật của một số học giả Âu Mỹ:
 1)      H. G. Wells ( 1866-1946), Sử Gia và  Nhà Xã hội học Anh (British historian, socialist.)
     Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Ki Tô, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh.
  Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là một huyền thoại.  [13]

2)      Giáo sư Saunders , Tổng Thư ký Văn hóa Y.M.C.A., India, Burma, Ceylon.
    Không khó khăn gì khi chọn lựa đức Phật là một người được tôn sùng trong số những người vĩ đại của nhân loại. [14]

3)      Albert Schweitzer (1875-1 965), Học giả người Pháp, Nhà Thần học và Triết Gia, [French Scholar, Theologian and Philosopher, Winner of The Nobel Prize.]
    Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [15]

6)  Beatrice Webb (1881-1943), Kinh tế gia và nhà xã hội người Anh [ British Economist, Socialist]
    Về phương diện lô-gíc và đạo đức thì Đức Phật  đứng trên Chúa Ki Tô và triết lý của Đức Phật thì cao hơn những lời giảng dạy trong Tân ước. Không giống như niềm vui sướng thô thiển  vĩnh viễn (trên thiên đường) và sự đầy đọa đời đời (dưới hỏa ngục) của giáo hội Ki-Tô, giáo lý về Nghiệp  thì hòa hợp với những sự thừa nhận của khoa học hiện đại về tính phổ quát của luật nhân quả và tính bền bỉ của nghiệp lực.  [16]

7) Giáo sư Max Muller, Học giả người Ðức [A German Scholar].
     Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến[17]

8) Abdul Atahiya, một thi nhân Hồi Giáo.
    Nếu bạn muốn thấy người cao quí nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin; chính là Ngài đó, siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người. [18] 

9) Moni Bagghee, trong cuốn "Ðức Phật Của Chúng Ta"  [Our Buddha]
    Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại.
   Ðức Phật là nhà tiên phong thương yêu nhân loại, và là một triết gia siêu phàm trong nhân phẩm dũng cảm và sáng chói. Ngài có những điều mà chưa ai có thể quên được là Ngài thuyết pháp trong hăng say và nhiệt tình về nguồn kiến thức. Vĩ đại hơn, trí tuệ của Ngài chính là đài gương soi sáng. [19]

10) Giám mục Milman. - Bishop Milman:
    Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Con Ðường, là Chân lý và là Sự sống. [20]  [Đã được các học giả công nhận, không như lời tự tôn của Chúa Giê-su: John 14:6Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống mà ngày nay thiên hạ đã bác bỏ. TCN]

III. Giáo Lý Của Chúa Và Của Đức Phật.

    Về phương diện giáo lý thì ai cũng biết giáo lý bắt nguồn từ kinh điển của mỗi tôn giáo.  Ki-Tô Giáo thì có cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước.  Phật Giáo thì có Thiên Kinh Vạn Quyển.  Kinh điển Phật Giáo thì nhiều và rộng vô chừng nhưng tất cả đều nhất quán, dẫn dắt con người bằng những con đường khác nhau nhưng cùng đi tới mục đích tối hậu là giác ngộ qua sự tu tập bản thân bằng bi, trí, dũng.  Đặc biệt là trong kinh điển Phật Giáo ta không hề thấy những chuyện tàn ác, giết chóc, dâm loạn v..v...  Trái lại trong cuốn được gọi là Thánh Kinh thì đầy rẫy những chuyện ác độc, vô luân, chiến tranh, chém giết, tàn sát tập thể và những giáo lý mâu thuẫn cùng cực v..v..  Đây là một sự kiện bất khả phủ bác.
    Chúng ta hãy tìm hiểu cốt tủy giáo lý của Phật Giáo cũng như của Ki Tô Giáo.  Đối với Ki Tô Giáo thì ngày nay, vì những chuyện ác độc, loạn luân, giết người tàn bạo, cũng như những chuyện hoang đường trong Cựu Ước nên Ki Tô Giáo đã không còn đặt nặng vấn đề dùng Cựu Ước nữa, mà tập trung vào Tân Ước, đặc biệt là vai trò "cứu rỗi" của Giê-su.  Vì thế ngày nay người ta đã cho rằng Ki Tô Giáo đã trở thành "đạo Giê-su" (Jesusism).  Nhưng thực ra, cái mà chúng ta gọi là giáo lý tôn giáo, nghĩa là những điều giảng dạy trong tôn giáo, của Giê-su là giáo lý như thế nào?  Chúng ta hãy đọc nhận định của một học giả Công giáo, Joseph L. Daleiden, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, như sau:
    Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu.  Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ...  Một điều rõ ràng:  Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian.  Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y  hệt của các tác giả Do Thái và dân gian. [21]
    Nếu cho rằng những lời rao giảng cóp nhặt của Giê-su về luân lý và đạo đức là "giáo lý của đạo Giê-su" thì đó là giáo lý của dân gian, của các tôn giáo khác có trước đạo Giê-su, trong đó có Phật Giáo, chứ đâu có phải của Giê-su?   Đọc Tân Ước, có giáo lý nào của Giê-su mà chúng ta không thấy trong các tôn giáo khác hoặc trong dân gian?  Tuyệt đối không có.
    Còn cốt tủy giáo lý của Đức Phật là gì?  Giáo lý đặc thù của Đức Phật bao trùm mọi mặt trong thế gian và nằm trong ba tạng Kinh, Luật, và Luận, thích hợp với mọi căn trí khác nhau của người đời, từ bình dân đến thượng trí thức.  Cho nên khó có thể nói cốt tủy giáo lý của Đức Phật là gì trong một hay vài câu.  Tuy nhiên, chúng ta có thể miễn cưỡng thâu tóm giáo lý của Đức Phật trong hai phần: Phần Tin và Phần Thực Hành.
    Phần Tin nằm trong "Kinh Nền Tảng Đức Tin" thường được biết là Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama (Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hằng Ngày, Đạo Phật Ngày Nay, Phật Lịch 2546, trang 98-99), mà tôi đã trích dẫn trong phần đầu.
    Phần Thực Hành giáo lý Phật Giáo có thể tóm gọn vào 4 câu trong Kinh Pháp Cú:
 -          Chư ác mạc tác (Việc ác đừng làm: tinh thần của Tạng Luật)
-          Chúng thiện phụng hành (Việc thiện phải làm: tinh thần của Tạng Kinh)
-          Tự tịnh kỳ ý (Hãy giữ cho tâm ý thanh tịnh: tinh thần của Tạng Luận)
-          Thị chư Phật giáo (Đó là lời chư Phật dạy)
    Chúng ta thấy rõ, Kinh Kalama đã giữ cho người Phật tử khỏi rơi vào vòng cả tin, mê tín, dị đoan.  Còn 4 câu trong Kinh Pháp Cú là những chỉ đạo tổng quát cho con người trên đường tu tập, tiến đến giác ngộ.  Chúng ta nên để ý là, tuy giáo lý của Đức Phật rất rộng, thích hợp cho đủ mọi căn trí của con người, nhưng tất cả đều nhất quán,  phù hợp với nhau, và không hề có sự mâu thuẫn.
    Trái lại, trong Kinh Thánh có đầy những mâu thuẫn và có những đoạn không thể đọc được. Những nhà truyền giáo đạo Chúa hầu hết thuộc loại bất lương trí thức.  Họ thường chọn những câu trong Thánh Kinh thích hợp trong việc truyền đạo, nghĩa là mê hoặc lòng người, và rồi các tín đồ cũng chỉ biết vậy nên chỉ nhắc lại như con vẹt những gì mình được nhồi vào đầu mà không bao giờ biết đến những câu có ngay trong Thánh Kinh nhưng cực kỳ mâu thuẫn với những lời giảng của các bậc chăn chiên.  Điều này chúng ta có thể chứng minh dễ dàng nếu chúng ta chịu khó đọc Tân ước.  Vậy thật ra cốt tủy “giáo lý” của Giê-su là gì?  Các học giả đã phân tích kỹ Tân Ước và đưa ra vài nhận định sau đây:
 William Hirsch:  "Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" [22]
 Hermann Samuel Reimarus:  “Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng.  Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” [23]
    Vì "cái Ta" của Giê-su bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng như chúng ta đã biết ở trên, cho nên trong Tân Ước có rất nhiều "cái Ta" tự tôn của Giê-su.  Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.
 John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống.
John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian
John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện
John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống
John 14:6:  Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống
John 10:30: Ta với Cha Ta là một.
John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa
John 12:49:  Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.
     Chúng ta có thấy giáo lý nào ở đây không?  Đây không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý, mà chỉ là những lời tự nhận bắt nguồn từ một ảo tưởng.  Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.
   Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là mộtDù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity)  Chúa Ba Ngôi của giáo hội Công giáo đưa ra nhiều thế kỷ  sau khi Giê-su đã chết đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác.  Thí dụ:
   Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.
   Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt,  những gì mà Thiên Chúa muốn nói.  Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.
   Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa.  Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác.  Điều  này khiến chúng  ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.

  1. Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được. 
  2. Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa. 
    Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm.  Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm, và sống với một ảo tưởng.  Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm.  Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai.  Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?
   Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay.  Bác sĩ  Nguyễn Văn Thọ cũng như Mục sư Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết.  Huyền thoại về Moses được viết ra khoảng 3, 4 trăm năm sau khi Moses đã chết, trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers). Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính giáo hội Công giáo cũng phải chấp nhận. Bằng chứng?  Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâuTrong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết?  Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh.  Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses,  thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là  Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa?  Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.
   Mặt khác, nếu Giê-su tự cho mình chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa trong Cựu Ước, thì Giê-su lại bị kẹt trong vấn đề đạo đức.  Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả như một vị Thần chiến tranh, ác độc, ghen tuông, ưa ủng hộ dân này chém giết dân kia.  Thật vậy, Thiên Chúa trong Cựu Ước dạy dân Israel của Ngài,  Exodus 3, 22: "Vậy các ngươi sẽ ăn cướp của người Ai cập" và dân ngài đã tuân theo lệnh của Ngài như được kể trong Exodus 12, 35-36; Ngài dạy Moses, Numbers 31, 2: "Hãy báo thù dân Midian  cho dân Israel"  Moses tuân lệnh dạy dân mình, Numbers 31, 3: "Các ngươi hãy mang binh khí đi đánh dân Midian để  trả thù cho Thiên Chúa"  và Numbers 31, 7:  “chúng giao chiến cùng dân Midian, đúng như lời Chúa ra lệnh cho Moses, giết sạch mọi người Nam";  Và Numbers 31,  9-11: dân Israel bắt tất cả đàn bà Midian, và con nhỏ của họ, và cướp hết thảy súc vật, bày chiên, và của cải của họ.  Chúng cũng đốt sạch những thành phố, thành trì mà dân Midian ở.  Và đem theo tất cả đồ cướp được, người và súc vật" .  Đọc tiếp những phần sau trong chương Numbers này chúng ta thấy Moses còn ra lệnh cho thuộc hạ giết hết đàn bà và con trai chỉ để lại trinh nữ.  Sau đó là mục chia chác những "chiến lợi phẩm", Thiên Chúa cũng có phần như sau: 675 con chiên, 72 con bò, 61 con lừa, và 32 trinh nữ. Một Thiên Chúa như vậy có đáng để cho chúng ta kính trọng hay không, khoan nói đến việc thờ phụng.  Thờ phụng Thiên Chúa hay thờ phụng Giê-su thì cũng chẳng khác gì nhau vì Giê-su đã khẳng định ông chính là Thiên Chúa.  Phải chăng vì vậy mà Giám Mục John Shelby Spong đã thú nhận: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị.  Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.
      Như chúng ta sẽ thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như  "Ta với Cha Ta là một" hay "Ta là  Con Thiên Chúa", "Ta là con đường, là sự thật, là sự sống"  v..v.. được hay không?    Vậy mà Giê-su dám tự nhận:
    John 8, 12: Ta là ánh sáng của thế gian.
    Ánh sáng gì của thế gian?  Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người?  Tuyệt đối không phải.  Đó là ánh sáng, thật ra là sự u tối, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu.  Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào "ánh sáng thế gian" của Giê-su, Công giáo đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.
    Như trên đã nói, giới chăn chiên trong các giáo hội Ki-Tô, Công giáo cũng như Tin lành, thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả.  Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" và rất mâu thuẫn của Giê-su.  Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình.  Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" .  Chứng minh?

1.   Các nhà truyền giáo thường lấy câu: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." để ngăn chận sự phê phán của con chiên, và các con chiên ngày nay cũng thường mang câu  Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán để bảo vệ tôn giáo của mình.  Nhưng họ không biết rằng, chính Chúa của họ thường phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả;  Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa;  Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.
   Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?

2.   Các bậc chăn chiên và con chiên thường trích dẫn câu của Chúa:  Matthew 5: 44: "phải  yêu  kẻ thù  và  cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con",  coi đó như là giáo lý tuyệt luân của Chúa mà các tín đồ đạo Chúa chẳng bao giờ tuân theo.   Nhưng họ không bao giờ nhắc đến những câu phản ánh sự vô cùng đạo đức giả của Chúa:  Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở  với ta, là chống đối ta.,  và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:  Luke 19:27Hãy  mang  những  kẻ  thù  của  Ta  ra  đây, những người không muốn Ta  ngự  trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
   Giê-su cũng còn ra lệnh cho các tông đồ:
   Matthew 18:6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì  tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn  và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
   Phạm tội gì?  Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin".  Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không?  Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ.  Đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ  cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và  Chúa đó là "Chúa lòng lành vô cùng",  hay “Chúa yêu thương các bạn”.  Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt tương tự như trên.
    Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:
    Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình.  Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo.  Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ. [24]
    Chúng ta hãy kể thêm vài điều Giê-su nói một đàng làm một nẻo hay hoàn toàn mâu thuẫn với nhau:

 3.  Chúa Giê-su dạy: Matthew  5: 22: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa  ngục"     nhưng  chính  Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:
   Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.
   Matthew 12: 34Ôi  thế  hệ của  những loài  rắn  độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?
   Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?
   Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu?  Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?

4.   Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: “Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao”, nhưng những “cái Ta” của Chúa ở trên không chỉ là tự đề cao mà là tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn.   Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?

5.   Matthew 6: 1:  Đừng  làm  những việc  thiện  trước mặt  mọi người, để cho họ thấy.  Nếu không các ngươi không thể được phần thưởng của Cha các ngươi trên trời.
   Matthew 5: 16: Hãy để cho ánh sáng của các ngươi tỏa sáng trước mọi người, để cho họ thấy những việc lành thiện của các ngươi và vinh danh Cha các ngươi ở trên trời.

6.   John 5: 31:  Nếu ta làm chứng cho chính ta, thì sự làm chứng của ta không đúng sự thật.
      John 8 : 14:  Tuy ta tự làm chứng cho chính ta, nhưng sự làm chứng của ta đúng là sự thật.

7.   John 12: 47:  Và người nào nghe những lời ta nói mà không tin, ta sẽ không phán xét họ; vì ta xuống đây không phải để phán xét thế giới mà để cứu thế giới.
   John 9: 39: Để phán xét ta đã xuống trần, và những người nào không nhìn thấy sẽ nhìn thấy, và những người nào nhìn thấy có thể bị làm cho mù.

8.  John 10: 30:  Ta với Cha ta là một.
     John 14: 28: Cha ta vĩ đại hơn ta
    Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng vội tin những gì các bậc chăn chiên nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Thánh Kinh".  Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.
    Đi sâu vào vấn đề, xét về mặt trí tuệ cũng như đạo đức thì nhiều chuyện trong Tân Ước chứng tỏ tư cách của Giê-su còn kém cả nhiều người thường nữa.  Thí dụ như trường hợp Giê-su gọi người đàn bà phi Do Thái là chó, hay đuổi hai con quỷ ra khỏi người mà Giê-su cho là bị quỷ ám trong khi họ chỉ bị bệnh động kinh vì trong người thiếu chất “glutamic acid”, rồi cho chúng nhập vào một đàn cừu 2000 con rồi bắt cả đàn cừu nhào xuống sông chết đuối hết, hay nguyền rủa một cây sung để nó không bao giờ ra trái nữa chỉ vì trái mùa nó không có trái để cho Giê-su ăn khi đang đói, trong khi Giê-su có thể biến nước thành rượu, hay biến một ổ bánh mì thành trăm ổ bánh mì v…v…
    Tất cả những điều mà người ta cho là “giáo pháp” của Giêsu, nghĩa là những lời dạy về luân lý đạo đức con người,  được gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount).  Trong bài giảng này có một phần mà các Linh Mục thường mang ra giảng trong nhà thờ, và do đó các tín đồ thường biết dưới tên "Phúc Thật Tám Mối" và ca tụng với người ngoại đạo là “tuyệt vời”, tuy nội dung chẳng có gì đặc biệt vì tất cả đều là những điều thông thường trên thế giới
   Về bài giảng trên núi này, Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned:
    "Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi."  "Bài Giảng Trên Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke.  Trong Luke bài giảng này tương tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở  đồng bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi.
   Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được.  Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được gom lại thành một bài." [25]
     Chúng ta hãy đi  vào vài chi tiết trong Tân Ước để phân tích xem bài giảng đó hay như thế nào?  “Bài giảng trên núi” chiếm 3 đoạn trong Phúc Âm Matthew: 5,6, và 7, và dạng rút ngắn trong Phúc Âm Luke 6:17-45.  Những trích dẫn sau đây là từ Phúc Âm Luke.
   Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình".  Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì chúng ta  biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).  Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1):  "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).
   Do đó, Luật Vàng mà các tín đồ  Ki Tô thường cho là của Giêsu, thật ra chỉ là cóp nhặt tư tưởng đã có từ trước trong dân gian và thay đổi câu văn từ tiêu cực (negative) sang tích cực (positive).  Nhưng cũng vì thế mà Luật Vàng của Giê-su không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là những điều đúng, lành thiện v..v.. mà có thể bắt nguồn từ tham dục, hay si ngốc.  Và cũng chưa chắc đó là những điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ.  Trái lại, luật của Đức Khổng Tử  có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này.  Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt hay cưỡng bách.  Chính sách cưỡng bách người ngoại đạo vào đạo là theo cái “Luật vàng” (sic) này của Giê-su.
   Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Giảng Dạy Những Gì?.  Độc giả có thể lấy bài này trong Internet (www.infidels.org).  Ở đây, tôi không có ý định phê bình toàn thể "Bài Giảng Trên Núi" cho nên sau đây tôi chỉ phân tích tiếp vài lời dạy của Giê-su mà một số trí thức Công giáo cho đó là phản ánh "đỉnh cao trí tuệ của Chúa":
 Mathhew 5:3: Phúc cho kẻ có tinh thần yếu kém, vì nước thiên đàng thuộc về họ.
    Bình luận về câu trên, Charles Bradlaugh viết:
    Tinh thần yếu kém có phải là đức tính chính mà Giê-su đặt lên cao nhất trong những điều giảng dạy của ông ta hay không?  Thực ra đó có phải là một đức tính không?  Chắc chắn là không.  Tinh thần dũng cảm, tinh thần lương thiện, tinh thần đầy đủ những mục đích công chính, đó là những đức tính; tinh thần yếu kém là một tội ác... [26]
    Tại sao Charles Bradlaugh lại viết như vậy?  Chẳng có gì là khó hiểu.  Giả thử bạn là một người có tinh thần yếu kém và bị người ta tát cho một cái vào má.  Trong trường hợp này, Giê-su dạy bạn phải hành động như thế nào? Luke 6:29 đã vạch rõ: "Nếu các con bị ai tát má này, cứ đưa luôn má bên kia.".  Đây có phải là điều thực tế hay không.  Tôi không khuyên bất cứ bạn đạo nào làm cuộc thí nghiệm sau đây: đến trước mặt "Hồng Y thiết giáp" Ratzinger, nay là Giáo hoàng Benedict XVI,  và tát cho ông ta một cái xem các ông ấy phản ứng như thế nào, có đưa má kia cho bạn tát thêm hay không.  Dù chúng ta có lòng nhân từ đến đâu thì, nếu chúng ta không tát trả lại thì ít ra cũng phải có biện pháp ngăn chận để cho khỏi bị tát thêm.  Dung dưỡng sự bạo hành là đồng lõa với bạo hành.  Cho nên Charles Bradlaugh đã viết "tinh thần yếu kém là một tội ác", tội ác đối với xã hội, tội ác đối với nhân loại, vì đã khuyến khích sự bất công và bạo hành.
 Luke 6: 20: "Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về các con"; Luke 6: 24: "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các con đã được an ủi rối"
     Đây có phải là giáo lý về luân lý đạo đức hay không, hay  chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm.  Có ai biết "nước Trời" ở đâu?  Người nghèo khổ, chỉ vì lý do duy nhất là đang nghèo khổ, được hứa hẹn một nước Trời chỉ có trong đầu óc bất bình thường của Giê-su.  Người giàu có, chỉ vì lý do duy nhất là đang giàu có, bị Chúa nguyền rủa.  Công bằng và bác ái ở chỗ nào?
   Thực tế là ở trên đời này có ai muốn mình nghèo khổ đâu.  Vì hoàn cảnh nên nghèo khổ và nếu có lòng dũng cảm, có ý chí, chăm chỉ học hành, làm lụng thì con người có thể vượt qua sự nghèo khó.  Nhưng cái “Nước Trời” của Giê-su đã được những nhà truyền giáo xảo quyệt tận dụng để mê hoặc những người nghèo khổ đầu óc thấp kém.  Và họ đã thành công.
   Mặt khác, nếu lời của Giê-su như trên là đúng thì trong Công giáo, từ Giáo Hoàng trở xuống cho tới các Linh Mục, không ai có thể lên thiên đường được, vì đối với lớp dân nghèo khổ, thì các giới chức trong giáo hội toàn là những người giàu có, dư ăn dư mặc.  Tài sản của Giáo hội Công giáo Hoàn Vũ (Vatican) lên tới hàng ngàn tỷ đô la, và các giáo hội địa phương cũng chỉ vơ vét của cải thế gian, làm giàu trên sự đói khổ của đám cùng đinh.
  Người Việt Nam chúng ta có những câu: "Bần cùng sinh đạo tặc" hay "Đói ăn vụng, túng làm càn".  Giê-su chắc không biết đến những câu này nên mới phát ngôn như trên.
   Phê bình hai câu trên, Charles Bradlaugh viết:
     Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ.  Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó.  Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25)  Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù tốt hơn trong đời sau.  Có thật là tốt đẹp  khi ta an phận với sự nghèo khó hay không?  Có phải là tốt hơn nhiều nếu chúng ta tìm hiểu nguyên do của sự nghèo khổ để tìm cách giải quyết vấn đề hay ngăn chận đừng để cho sự nghèo khổ xảy ra hay không? [27]
    Tất cả các quốc gia trên thế gian này đều cố gắng làm sao để cho dân giàu nước mạnh.  Vậy có ai tin theo lời Chúa đâu?  Điều hiển nhiên là những người nghèo khổ nhiều khi đến độ không có cơm ăn áo mặc.  Cảnh tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới.  Không có cơm ăn thì đói.  Đối với những người này thì Giê-su dạy ra sao?
 Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no";  Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang no, Vì các ngươi sẽ bị đói"
    Trên thế gian này, thật sự có ai muốn mình đói để được Giê-su ban phúc cho không?  Chúng ta thấy trước mắt những cảnh đói khổ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi như Ethiopia, Rwanda, Congo v..v..  Hàng triệu người đói này có ai cần đến cái "phúc" của Giê-su ban cho hay cần đến cơm gạo, bánh mì để sống còn?  Giê-su chỉ hứa hão.  Bao giờ no?  Ông ta không hề khẳng định.  Bình luận câu trên, Charles Bradlaugh viết:
      Giêsu dạy những gì?. "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no". Ông ta không nói bao giờ thì sẽ được no.  Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng.  Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no. [28]
    Giê-su cũng còn dạy:
 4.  Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười"; Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang cười, vì các ngươi  sẽ than khóc."
    Thật  vậy sao?  Bao giờ thì cười? và bao giờ thì than khóc?  Con người ai chẳng có những lúc vui, lúc buồn.  Khi gặp chuyện mừng thì vui thì cười, khi gặp chuyên bất hạnh thì than thì khóc.  Có ai cười mãi hay khóc mãi đâu?  Những nạn nhân của Giáo hội Công giáo trong ngục tối, bị tra tấn dã man trong thời Trung Cổ vì không tin Chúa, tất nhiên phải than khóc rồi, họ có được "phúc" của Chúa hay không?
   Thật tôi không hiểu trong những lời dạy trên của Giê-su hay ho ở chỗ nào mà các tín đồ Công giáo khen nức khen nở là bài giảng  trên  núi thật là tuyệt  vời , nhất  là  đoạn  nói về "Phúc thật tám mối".
   Chẳng thế mà Charles Bradlaugh đã đưa ra nhận định:
    Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được ân sủng của Thiên Chúa, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN).  [29]
    Trên đây chỉ là vài trích dẫn từ Thánh Kinh những "lời hay ý đẹp" điển hình của Giê-su.  Dựa vào những tư tưởng có tính cách mạ lị đầu óc con người này, các nhà truyền giáo đi xâm lăng các nước chậm tiến cũng đưa ra luận điệu hứa hẹn lừa dối: "nghèo khổ là do ý Chúa", và khuyến khích các tín đồ hãy chịu khó an phận như dân Do Thái ngày xưa, cứ giữ niềm tin ở Chúa rồi sẽ có ngày Chúa sẽ đoái thương và sẽ được ân sủng của Chúa.  Chẳng biết cái ân sủng này mặt mũi nó ra làm sao. vì từ xưa tới nay chưa có ai, kể cả Giê-su,  từ cõi chết trở về để mà cho bàn dân thiên hạ biết cái ân sủng đó nó như thế nào.
       Trong  cuốn  Tiếng  Kêu  Than  Của  Người Dân  Penny Lernoux viết:
    Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt là do ý muốn của Thiên Chúa.  Như Tổng Giám Mục ờ Lima bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." người thổ dân nào hay dân Phi Châu nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại hệ thống đều bị giết ngay... Giáo Hội Công giáo phải gánh rất nhiều trách nhiệm về tình trạng này. [30]
    Chúng ta hãy tiếp tục xét đến lời dạy của Giê-su trong “Phúc thật tám mối” :
 5.   Luke 6: 22-23: Phúc cho các con khi bị người ta ghét, xua đuổi, nhục mạ, bêu xấu tên tuổi vì Ta.  Ngày đó, các con hãy lấy đó làm điều mừng và vui mừng nhảy múa, vì sẽ được phần thưởng lớn dành sẵn trên trời.  Ngày xưa các nhà tiên tri cũng từng bị đối xử như thế.
    Theo đúng lời Chúa không thể sai lầm như trên thì các tín đồ Ki Tô, Công giáo cũng như Tin Lành, nên mừng khi bị người ta ghét mới phải, vì đó chính là phúc của Chúa ban cho họ.  Bị người ta ghét là con đường chắc chắn nhất để lên thiên đàng, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết.  Muốn được người ta ghét thì cũng dễ thôi, cứ tiếp tục đi theo con đường phi dân tộc, phản dân tộc như trong quá khứ, chỉ cần biết đến nước Chúa, không cần biết đến quốc gia dân tộc là gì.  Tại sao mỗi khi có người nói hay viết những điều gì không hợp với những lời "giáo hội dạy rằng" thì các tín đồ Ki-Tô lại chụp lên đầu họ cái mũ thù ghét và chống Ki Tô Giáo?  Các tín đồ Ki-Tô không biết rằng người ta thù ghét hay chống Ki Tô Giáo chính là để giúp cho họ được hưởng phúc của Chúa, giúp họ được phần thưởng lớn ở trên thiên đàng hay sao, nếu họ tin những lời của Chúa phải là đúng.
    Để cho sự trình bày “giáo lý” tạm gọi là đầy đủ, chúng ta hãy xét đến vài lời giảng khác của Giê-su:
    Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:
 Matthew 18: 3Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường.
Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được.
    Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:
    Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay. 
    Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con.  Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước.  Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó.  Vì vậy các tín đồ Công giáo Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa  rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút  đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại.  Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.
    Cuối cùng chúng ta không thể bỏ qua những điều Giê-su hứa hão cho những người đầu óc không đội trời chung với lý trí:
 Mark 11: 24Vậy ta nói cho ngươi biết, khi các ngươi cầu nguyện, bất cứ cái gì mà các ngươi đòi hỏi, tin rằng các ngươi sẽ nhận được, và các ngươi sẽ có những cái đó.
Matthew 21:22: “Nếu các người tin, các người sẽ nhận được bất cứ điều gì các người yêu cầu trong cầu nguyện”
John 14:13-14: “Và Ta sẽ làm bất cứ điều gì các người yêu cầu nhân danh Ta…  Các ngươi có thể yêu cầu bất cứ điều gì nhân danh ta, ta sẽ làm theo lời yêu cầu đó
Matthew 17: 20:  Đúng vậy, ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi có đức tin chỉ nhỏ bằng hạt cải, ngươi sẽ bảo trái núi này "Di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia", nó sẽ di chuyển như vậy; và đối với ngươi không có gì mà làm không được.
    Những màn “hiệp thông cầu nguyện” của giáo dân Việt Nam, nghe lời xúi dại của ông Tổng Kiệt nhục nhã, ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà hay Tam Tòa v…v… đều không thấy Chúa ở đâu để thực hiện những lời hứa trên, chứng tỏ Chúa chỉ hứa hão.
    Trên đây là đại khái tất cả những gì chúng ta biết về cái gọi là “giáo lý” của Chúa Giê-su.  Nhưng thực ra, đó chỉ là những hoa lá cành trang điểm cho thông điệp chính của Chúa.  Thông điệp này như sau:  “Hãy thống hối, vì nước Thiên đàng sắp tới” và nhất là: “Đứa nào tin Ta thì Ta cho lên Thiên đường,   còn đứa nào không tin thì Ta cho nó xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt nó”.  Chấm hết.  Và tất cả các tín đồ Ki Tô Giáo theo đạo Chúa cũng chỉ vì tin ở cái câu cuối này.  Họ vẫn tin dù rằng Giáo hoàng John Paul II đã tuyên bố trước thế giới là “Chẳng làm gì có thiên đường trên các tầng mây, và cũng chẳng làm gì có hỏa ngục ở dưới lòng đất”.
    Đối chiếu với những lời của Giê-su trong Tân Ước như trên, chúng ta có thể kể ra một số lời dạy của Đức Phật.  Tuy nhiên. thật khó mà có thể đưa ra hết giáo lý của Đức Phật nằm trong ba Tạng Luật, Kinh và Luận của Phật Giáo.  Chúng ta chỉ có thể nói một cách tổng quát rằng, từ Tam Học (Giới, Định, Tuệ) cho tới Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo v…v… và v… v… trong các Kinh điển Phật Giáo, tất cả những lời giảng dạy của Đức Phật đều nhất quán, chỉ có mục đích hướng dẫn con người tu tập, thăng tiến trí tuệ và từ đó có thể tự mình tỉnh thức, giác ngộ.
    Sau đây chúng hãy sang đề mục cuối của bài này:

IV.    Đạo Phật và Đạo Chúa đã mang lại những phúc lợi gì cho nhân loại.
    Về phương diện hành trì giáo lý thì chúng ta đã biết lịch sử của Công giáo đã mang tới bao nhiêu bất hạnh cho nhân loại qua 1000 năm của thời kỳ đen tối (Dark Ages) ở Âu Châu với 9 cuộc Thánh Chiến, 400 năm của các tòa án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, làm tiền phong hay đồng hành với những đế quốc thực dân Tây phương xâm chiếm các nước kém mở mang ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ, Á Châu .. để truyền đạo với những sách lược như dựa vào quyền thế vua chúa, dựa vào những thế lực thực dân hay dùng bả vật chất để cưỡng ép những người ngoại đạo phải vào đạo, cùng phá hủy chùa chiền, miếu mạo của những người dân bản xứ.  Cái lịch sử ô nhục đầy máu và nước mắt này đã được giáo hoàng chính thức cáo thú cùng thế giới một cách đại cương vào ngày 12 tháng 3 năm 2000 tại tòa thánh Vatican.  Cả thế giới đều biết trừ những tín đồ sống trong bóng tối nên vẫn tin rằng giáo hội Công giáo là một hội thánh "thánh thiện".
    Những danh nhân trí thức đã nhận định như thế nào về đạo Phật và đạo Chúa.   Trước đây tôi đã sưu tầm 100 nhận định về đạo Chúa và 100 nhận định về đạo Phật của các bậc thức giả trong thế giới Tây phương, trong đó có cả một số bậc lãnh đạo trong đạo Chúa.  Độc giả có thể đọc những nhận định này trên http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN56a.php.
    Ở đây tôi chỉ đối chiếu hai tài liệu điển hình về bản chất của đạo Phật và đạo Chúa, từ đó chúng ta có thể hiểu tại sao đạo Chúa lại gây quá nhiều tác hại cho nhân loại trong khi đạo Phật được cả thế giới công nhận là đạo từ bi, hòa bình.
 1.   Mục sư Ernie Bringas trong cuốn Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Bởi (Tin Vào) Quyền Năng Của Cuốn Thánh Kinh  [Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, p.17]: 
    "Trải qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Thánh Kinh đã dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, ngược đãi  người  Do  Thái  và những  người  phi-Ki-Tô,  giết  hại  và khủng bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt,  tạo tâm  lý  sùng tín,  và nhiều lầm lạc khác.  Những mô thức hành xử có tính cách hủy diệt này, người ta có thể thấy dễ dàng là chúng bắt nguồn từ sự tin  vào quyền  năng tuyệt đối của những điều viết trong Thánh Kinh." [31]

2.  Robert G. Ingersoll trong cuốn Ingersoll, Con Người Phi Thường [Ingersoll, The Magnificient,  p. 117.]
      " Nhân danh Chúa Ki Tô hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ.   Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái nhất, giỏi nhất. 
   Nhân danh hắn sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng  cả  ngàn  năm… Phúc âm của hắn chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình thương yêu như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người.  Nhân loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra - Chúa Ki Tô theo quan niệm thần học cũng chưa từng được sinh ra.[32]
     Để đối chiếu, chúng ta biết rằng, lịch sử Phật Giáo đã chứng tỏ trong sự bành trướng  của Phật Giáo  trên thế giới  từ 25 thế  kỷ  trước, qua phương pháp truyền đạo hòa bình và chuyển hóa,  Phật Giáo không hề làm đổ một giọt máu của một người nào vì lý do họ theo một đạo khác, và cũng chưa từng cưỡng ép bất cứ ai phải theo Phật Giáo..  Chúng ta hãy kể hai nhận định điển hình về Phật Giáo:
 1. Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition), xuất bản năm 1994, sau khi phân tích và đánh giá cái gia tài Do Thái - Ki Tô (A Critical and Evaluation of the Judeo-Christian Legacy), đã đề nghị những Tín Ngưỡng Khác Thay Cho Thần Giáo (Alternatives to Theism).  Về Phật Giáo tác giả viết, trang 424:
    Lời giới thiệu hay nhất về Phật Giáo là, giống như Khổng giáo, hệ thống tín ngưỡng này đã hiện hữu trong 25 thế kỷ mà không hề có một cuộc Thánh Chiến, một Tòa Án Xử Dị Giáo, hay một toan tính đế quốc nào nhằm xâm chiếm và phá hủy nền văn hóa của một dân tộc khác. (Những núi tội ác của Giáo hội Công giáo mà Giáo Hoàng John Paul II đã xưng thú cùng thế giới Giáo. TCN)  [33] 

2.  Giáo sư P. V. Bapat trong cuốn “2500 Phật Giáo” (2500 years of Buddhism):
     Không có một trang lịch sử nào của Phật giáo khủng khiếp bởi ánh sáng của ngọn lửa của tòa án dị giáo, hay bị làm đen bởi làn khói đốt cháy dị giáo hay các thị tứ dân gian, hay bị nhuộm đỏ với máu của các nạn nhân vô tội vì hận thù tôn giáo. Phật giáo chỉ dùng một thanh gươm, đó là gươm Trí tuệ và chỉ biết một kẻ thù, đó là Vô minh. Ðó là chứng tích của lịch sử không thể chối cãi được. [34]

V.   Kết Luận:
 Đây là bản “đối chiếu” giữa thực chất của Phật Giáo và Ki Tô Giáo chứ không phải để “so sánh” vì về căn bản tín ngưỡng tôn giáo, về tư cách của Đức Phật và của Chúa Giê-su, chúng ta không có cách nào có thể so sánh Phật Giáo với Ki Tô Giáo được.  Lý do rất đơn giản, vì Phật Giáo là tôn giáo của trí tuệ , mà trí tuệ thì không thể tách rời “Lý Trí” [Reason].  Đại Học Vạn Hạnh trước đây có “motto”: Duy Tuệ Thị Nghiệp’.  Còn Ki Tô Giáo thì ai cũng biết đó là tôn giáo của Đức Tin [Faith].  Vậy thì trước hết chúng ta cần phải biết định nghĩa của Đức Tin và của Lý Trí.
    Theo H. L. Mencken thì “Đức tin có thể định nghĩa ngắn gọn như là một niềm tin phi lý vào những gì không chắc chắn xảy ra (Faith may be defined briefly as an illogical belief in the occurrence of the improbable.) Còn theo Tự Điển thì “Đức Tin là sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực” [Faith is the firm belief in something for which there is no proof]
   Trong tự điển có 2 định nghĩa của Lý Trí: “khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý hoặc phân biệt” (The capacity of rational thought, inderence, or discrimination), và “suy xét đúng, phán đoán hợp lý” (Good judgment, sound sense).
    Vì vậy, trong cuốn “The Final Superstition”, Joseph L. Dalaiden, một học giả Công Giáo, đã để nguyên một chương để thảo luận về “Lý Trí đối với Đức Tin” và đưa ra kết luận: “Lý Trí đối với Đức Tin: con đường đi tới hiểu biết, con đường đi tới mê tín” [Reason versus Faith: A Path to  Knowledge, a Path to Superstition.]
    Nếu chúng ta không thể so sánh về căn bản tín ngưỡng của Phật Giáo và Ki Tô Giáo thì chúng ta có thể đối chiếu được một số phương diện nào của hai tôn giáo trên không?  Từ trước tới nay, tôi không có ý định làm việc này, nhưng nay vì những hành động hung hăng truyền đạo láo xược của đạo Chúa ở Việt Nam để đầu độc người dân bằng những chuyện hoang đường mà Tây phương đang dần dần phế thải, tôi nghĩ ngày nay người dân Việt Nam cũng nên biết rõ về bản chất của hai tôn giáo chính ở Việt Nam như trên.
       Việt Nam có hai tôn giáo có nhiều tín đồ nhất là Phật Giáo và Công Giáo.  Công Giáo chiếm tối đa vào khoảng 7% dân số. Còn Phật Giáo thì chúng ta thực sự không biết rõ tỷ lệ là bao nhiêu, vì không phải chỉ có những người quy y Tam Bảo mới kể là theo Phật Giáo.  Tôi có rất nhiều bà con thân thuộc và bạn bè rất ít khi hay chẳng bao giờ đi Chùa, và cũng chẳng quy y Tam Bảo, nhưng nhà nào cũng có tượng Phật, hay ảnh Phật, và kinh sách Phật v..v.. Ngay trong gia đình tôi, chỉ có mình tôi là đã quy y Tam Bảo, còn tiện nội cũng không quy y, nhưng cũng thường đi Chùa lễ Phật và đọc kinh sách Phật Giáo.  Cho nên, tôi nghĩ người theo đạo Phật, dưới hình thức này hay hình thức khác, tất nhiên phải là tuyệt đại đa số.  Lịch sử đã viết rằng: “Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng” [Trong những triều đại Lý, Trần một nửa bàn dân thiên hạ sống như các vị Tăng Phật Giáo].  Còn tuyệt đại đa số người dân khi đó sống không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng của Phật Giáo.  Đây cũng là những triều đại mà xã hội hiền hòa nhất trong lịch sử Việt Nam.
     Muốn đối chiếu hai tôn giáo, chúng ta không thể lấy vài câu lạc lõng giống nhau trong kinh điển của mỗi tôn giáo để so sánh và cho là có sự tương đồng, mà phải nghiên cứu về mọi khía cạnh của mỗi tôn giáo, ít ra là về Bản chất, Tư Cách Giáo Chủ, Giáo Lý, Lịch sử truyền đạo của mỗi tôn giáo.  Đây là một công việc vừa có tính hàn lâm vừa rất trí thức, tốn rất nhiều thì giờ và phải sử dụng rất nhiều tài liệu, khoan nói là phải biết ít nhiều về nội dung Kinh điển cũng như lịch sử của mỗi tôn giáo.  Do đó tôi chỉ có thể thu hẹp sự đối chiếu trong bốn đề mục ở trên. Tuy nhiên rất có thể khi đưa ra những sự thực về tôn giáo, chúng ta có thể bị ngộ nhận, thậm chí có khi bị lên án sai lầm, là chống tôn giáo hay phê bình chỉ trích tôn giáo.
    Thật vậy, có nhiều người đưa ra luận cứ là tôn giáo nào cũng dạy cho con người có đạo đức, làm lành tránh ác, bản chất đều giống nhau, do đó không nên phê bình chỉ trích tôn giáo.  Điều này thường là luận điệu chống đỡ của những tôn giáo bị nhân loại phê bình, chỉ trích những khía cạnh tiêu cực của tôn giáo đó mà vô phương biện cãi bằng lý luận.  Bertrand Russell cũng đã đưa ra nhận định: “Người ta thường nói tấn công tôn giáo là điều rất sai lầm vì tôn giáo làm cho con người có đạo đức.  Người ta nói với tôi như vậy; (nhưng) tôi không nhận thấy như vậy..” [One is often told that it is a very wrong thing to attack religion, because religion makes men virtuous.  So I am told; I have not noticed it..].  Thật vậy, luận cứ trên không đứng vững vì “dạy con người làm lành tránh ác” là sự phát triển của tri thức con người và chung cho dân gian chứ không chỉ nằm trong tôn giáo.  Chẳng có cha mẹ nào, dù họ là người vô thần hay vô tôn giáo lại dạy con cái “làm ác tránh lành”.  Đạo Khổng thực sự không phải là một tôn giáo, nhưng Đức Khổng Tử đã dạy con người một số những tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội mà cả thế giới ngày nay đều tán thán. Mặt khác, Bertrand Russell nói như trên vì ông ta đã biết rõ lịch sử Công giáo dạy “làm lành tránh ác” như thế nào, hiển nhiên không phải là “Ki Tô Giáo làm cho con người đạo đức..” mà trái lại.  Thật vậy, chúng ta không thể cứ nhắm mắt tin bừa vào những lời khoa trương trống rỗng  như “Thiên Chúa lòng lành” hay “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian”, hay “Chúa Giê-su yêu bạn”  mà phải tìm hiểu xem trong cuốn Kinh Thánh, Thiên Chúa đã “lòng lành” như thế nào, và Chúa Giê-su đã yêu những người không tin ông ta như thế nào?  Cũng vậy, chúng ta không thể nào tin vào những lời tự khoa trương của giáo dân như “sống đạo, tốt đời” mà phải tìm hiểu xem trong giòng lịch sử, giáo dân đã “sống đạo, tốt đời” như thế nào.
    Cựu Linh mục dòng Tên Peter Doeswyck đã nhận định, và lịch sử cũng đã chứng tỏ như vậy, là:
    “Toàn thể cấu trúc của Giáo hội Công giáo La-mã được xây dựng trên những ngụy tạo, những lá thư tông đồ giả mạo, những bài giảng giả mạo, những phép lạ giả mạo, những di tích (của các Thánh) giả mạo, những công đồng giả mạo, và những sắc lệnh giả mạo của các giáo hoàng.” [35]
      Như vậy thật ra người theo đạo Chúa tin ở cái gì?  Câu trả lời nằm trong câu hỏi.  Tuy nhiên, các tín đồ đạo Chúa vẫn có thể tin rằng những điều Linh mục Peter Doeswyck nói trên đã, hay sẽ mang lại cho họ niềm hi vọng lớn lao nhất trong đời họ, đó là có cuộc sống đời đời sau khi chết.  Thực tình tôi cảm thấy rất thương hại và tội nghiệp cho họ.
    Tất cả những gì trình bày trong bài này đều nằm trong lãnh vực học thuật để mở mang đầu óc của người dân bình thường không có cơ hội và/hoặc khả năng tìm hiểu.  Giúp cho họ hiểu biết đúng là một món quà vô giá mà chúng ta có thể tặng cho họ.
   Đây là điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay.  Trong 14 Điều Phật Dạy thì điều thứ 13 nói rằng: “Khiếm khuyết nhất của đời người là kém hiểu biết.”  Vì kém hiểu biết nên chúng ta thường đi lạc đường, tin vào những điều không thể tin được, đắm mình trong ma đạo, và từ đó đã có những hành động phi dân tộc, phản tổ quốc..
     Với sự phân tích và đối chiếu bốn đề mục trên, nay chúng ta đã có thể nhận ra chân giá trị của đạo Phật và đạo Chúa nằm ở đâu.  Với tất cả sự lương thiện trí thức, chúng ta hãy tự hỏi, đạo nào đã mang phúc lợi đến cho nhân loại và đạo nào đã gây tổn hại cho nhân loại.  Chúng ta có thể không tin theo những giáo lý của Đức Phật vì căn trí giới hạn của chúng ta, nhưng chúng ta không thể phủ nhận là, trong rừng Kinh điển Phật Giáo, chúng ta không thể tìm thấy một lời nói hay một hành động nào của Đức Phật mà chúng ta có thể chê trách, theo tiêu chuẩn luân lý đạo đức của mọi xã hội, xưa cũng như nay.  Nói đến Đức Phật là chúng ta nói đến từ bi, từ bi không chỉ đối với con người mà còn đối với tất cả chúng sinh.
    Trong thế giới Tây Phương, Giê-su là một khuôn mặt tôn giáo được dân chúng biết đến nhiều nhất, và đạo Chúa thường vẫn cho rằng Giê-su là một ngôi Thiên Chúa, cao vượt hẳn những khuôn mặt tôn giáo khác.  Điều này không còn đúng nữa, và trước chân giá trị của Phật Giáo cũng như vị thế cao cả của Đức Phật về đủ mọi phương diện, một số học giả Ki-tô, và ngay cả một số lãnh đạo Ki-tô Giáo, đã thay đổi quan niệm.  Ngày nay nhiều người Tây phương, nhất là giới trí thức, đã thấy rõ bản chất của đạo truyền thống Tây phương và đi tìm giá trị tâm linh trong các tôn giáo Á đông, đặc biệt là Phật Giáo.  Họ đến Phật Giáo để tìm những giá trị tâm linh khác với những giá trị tâm linh truyền thống của họ mà họ thấy rằng không còn phù hợp với thời đại ngày nay, với sự tiến bộ trí thức của nhân loại.  Nhưng thật đáng buồn,  ở một vài nơi, họ lại được dạy để quay về với những điều mê tín hoang đường đã không còn giá trị, thí dụ như:
 -          Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống.
-          Chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài.
-          Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Đế…
-          Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nội tâm mình.
-          Khi chúng ta theo dõi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu,
chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Đế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu.  Thượng Đế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài.
    Những tài liệu nghiên cứu của các học giả Tây phương về Thượng đế, về Chúa Giê-su trình bày trong bài đối chiếu giữa đạo Phật và đạo Chúa ở trên đã bác bỏ hoàn toàn những điều thuộc về “đức tin” trên.  Những huyền thoại về Thượng đế và về Chúa Giê-su nay đã không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết.  Trong cuốn Những Phê Bình về Thiên Chúa (Critiques of God), biên tập bởi Peter A. Angeles, trong đó có 16 tác giả phê bình về mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo Critiques of God, trang xiii, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây:
     Những niềm tin vào những đấng siêu nhiên đã biến khỏi nền văn hóa của chúng ta.  Bất cứ sự tin chắc toàn bộ nào về Thiên Chúa cũng đang trở thành mờ nhạt trong nền văn hóa của chúng ta.  Thiên Chúa đã mất đi trụ xứ trong không gian như là một nước trên Thiên đàng.  Ông ta cũng mất đi chỗ đứng trong vũ trụ như là đấng đã sáng tạo ra nó từ hư vô.  Không phải là Thiên Chúa bị đẩy ra một vùng xa lắc xa lơ.  Không phải vì ông ta trở thành một trừu tượng vô thân thể (không nam không nữ), mà vì chúng ta nhận thức ra rằng chẳng làm gì có Thiên Chúa để mà nói tới. [36]
    Và Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong cũng đã đưa ra những nhận định:
    “Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.”
   Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết.   Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này.  Chẳng có ai biết cha ông ta là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ.
    Giáo hội Công giáo vẫn duy trì chính sách che dấu tín đồ về những sự thực không lấy gì làm đẹp cho bộ mặt “thánh thiện”, “duy nhất”, “tông truyền” của Giáo hội mà Giáo hội đã thành công cấy vào đầu các tín đồ thấp kém ở dưới.  Nhưng ngay cả những bí mật trong cung đình Vatican cũng đã lộ ra dần dần.  Tôi chợt nhớ đến hai câu trong trang cuối của cuốn “The Lost Symbol” của Dan Brown, tác giả cuốn “The Da Vinci Code” nổi tiếng trước đây:
    Không có gì che dấu mà rồi người ta không biết; không có gì bí mật mà rồi không bị phanh phui ra  ánh sáng
   [Nothing is hidden that will not be made known; noting is secret that will not come to light]

Chú Thích 

[1]  John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 4: The words of the Apostles' Creed, and its later expansion known as the Nicene Creed, were fashioned inside a worldview that no longer exists.  Indeed, it is quite alien to the world in which I  live.  The way reality was perceived when the Christian creeds were formulated has been obliterated by the expansion of knowledge..
[2]  Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997, Front Cover. The Last Supper, the Virgin Birth, the Resurrection: one by one the great beams of Christianity are being tested.  Biblical scholars – once the guardians of Christian theology – are now using the tools of archaeology, anthropology, linguistics, computer science, and even particle physics to probe the question “Who was Jesus?”  The result is a radical revision of the Gospel story that is both surprisingly vivid and to some people, deeply shocking... Most important, the author tells of the impact the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth.
..The work of the Jesus Seminar, and of all contemporary Jesus researchers, in Funk’s view, represents a shift on the part of biblical scholars away from the tyranny of the church and toward cultural honesty.  As far as Funk is concerned, scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger.  So the only ones left in the dark are ordinary Christians.
[3]  Cross, Colin, Who Was Jesus?, Barnes & Nobles Books, New York, 1993, Introduction: Viewed from a distance and considered as a whole, Jesus of Nazareth is a reasonably tangible historical figure.  But too close an examination of any individual detail of him causes him to blur...The reason for uncertainty about Jesus is the simplest possible.  It is just that there is no record at all, of any kind, about the greater part of his life.  He wrote no book.  Even what he looked like is unknown.  There is not a word of independent proof that he ever even existed.  The records that do exist, the gospels, cover only a fraction of Jesus' life and are written from a cultic and ritualistic point of view and not as ordinary history.  There are the gravest inconsistencies in the gospel accounts and also many blatant improbabilities.
[4]  Ernie Bringas, Going By The Book: Past And Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub., Co. VA., 1996, p. 191: The consensus today is that the historical Jesus - the words and actions of Jesus and the real events surrounding his life - cannot be determined with precision.  While we know how the author of a Gospel regarded Jesus by what he reported (and how he reported it), it is not always possible to penetrate beyond the Gospel portrayals of Jesus to Jesus himself.  We cannot determine with certainty what Gospel statements about his life and career are genuine.
[5]  Ranke-Heinemann, Uta, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 2: We encounter this truth in the person of Jesus.  We know neither when and where he was born, nor when he died:  He is a man without a biography.  We don’t know how long his public activity as a peacher lasted or where exactly it took place.  Strictly speaking, we don’t know a whole lot more than that he was born, that there were people who followed him as his disciples, and that he was executed on the cross – the Roman version of the gallows – and thus came the wretched end...   This Jesus lies burried not only in Jerusalem, but also beneath a mountain of kitsch, tall tales, and church phraseology.
[6]  Harvey, Andrew, Son of Man: The Mystical Path to Christ,  Jeremy P. Tarcher / Putnam,New York, 1998, p. 4.: Historical criticism has proved, conclusively, that the Gospels are to be read not as Spirit-inspired, faithful eye-witness accounts of Jesus’ life but as carefully sculpted versions of that life, arranged to suit or promote different spiritual interests, personalities, and factions within the dramatic years of early Christianity.  The Gospels are neither directly inspired divine documents nor straight-forward historical records; neither divine revelations directly inspired by God nor eye-witness accounts written by people who had known Jesus and wanted to report clearly what they had experienced with him.  Written in the last third of the first century, they express and condense the traditions of different early Cristian communities and were put into their current form slowly over a period of three hundred years.
[7]  Spong, John Shelby, Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992, p. 35. Jesus was interpreted by the early Christians in terms of their assumed and unquestioned concepts of God, modeled after the image of a heavenly king.  The focus was on the exalted Jesus seated at the right hand of the heavenly throne.  The image reflected the popular mythic understanding of the universe as a kingdom.. But he was “born of a woman”.. His origins were equally as scandalous as his means of death.  He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come.  No one seemed to know his father.  He might well have been illegitimate.  Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition.
 [8]  Gruber, Elmar R. & Kersten, Holger, The Original Jesus: The Buddhist Sources of Christianity, Element Books, Inc., Rockport, MA, 1995, pp. 3-4.: Hardly any other theme has caused such a stir in the Western world as the person of “Jesus of Nazareth”; hardly any other theme has led to the writing of so many books, or such animated and passionate discussions.  And yet the personality of the historical Jesus is veiled in profound darkness.  For a millennium and a half there were only accounts depicting Jesus in accordance with official Church theology, written with the objective of strengthening Christians’ faith or inducing other to turn to Christianity... During the nineteenth century the New Testament was subjected to scholarly investigation for the first time.  It was the beginning of systematic research into the life of Jesus..   In 1835 David Friedrich Strauss published his influential book The Life of Jesus (Das Leben Jesus).  Armed with uncompromisingly critical rational views, he bluntly rejected the historical factuality of the Gospels.  For Strauss they were nothing but legends and pious stories about the figure of Jesus, inspired by the Old Testament.  Such opposition went further at the mid-nineteenth century.  Bruno Bauer completely banned the figure of Jesus from historical research, simply declaring that the central figure in the New Testament was a mythical invention.  Jesus and Paul were said to be nothing but literary fictions; and Christianity was seen as having been created by a fanatical group which concocted the faith around those two invented figures out of Jewish, Greek, and Roman religious traditions... Today there are well over 80000 monographs on Jesus, but their impact in terms of illuminating the historical figure is modest in the extreme.  Who was Jesus?  When he was born?  What did he look like?  When he was crucified?  When how, and where did he died?  Finding answers to those questions soon turned out to be an insoluble problem.  In the books written during the first two centuries AD there is hardly any mention of Jesus as a real human being.  The later sources are almost exclusively theological writings, which take for granted a belief in Jesus Christ as the Messiah and Son of God.  So truly impartial written testimony is practically non-existent, and scholarship in thus not in a position, even today, to say in which year Jesus was born... Hardly any attention is paid in the canonical Gospels of Jesus’ childhood and youth, a phase of life of such importance for the formation of a person’s character.  Even in the accounts of the brief period of his public impact there is only very sparse biographical information about him.  It seems as if he was almost completely unknown to the historians of his time, or at least not worth mentioning.  How is it possible that they paid no attention to the amazing miracles and extraordinary events recorded in the Gospels.
[9]  Martin, Michael, The Case Against Christianity, Temple University Press, Philadelphia, 1991, p. 37: Modern critical methods of biblical scholarship have called into question the historical accuracy of the Bible and, in particular, the New Testament.  In the light of this critical approach to the New Testament many theologians have argued that not much is known about Jesus.  For example, W. Trilling argues that “not a single date of his life” can be established with certainty and J. Kahl maintains that the only thing that is known about him is that he “existed at a date and place which can be established approximately”.  Other scholars argue that the quest for the historical Jesus is hopeless...The most respected contemporary critic of the historicity of Jesus is G. A. Wells...  Wells stresses that his skepticism concerning the historicity of Jesus is based in large part on the views of Christian theologians and biblical scholars who admit that the canonical Gospels were written by unknown authors not personally acquainted with Jesus, between 40 and 80 years after Jesus’ supposed lifetime.  According to Wells they also admit that there is much in these accounts that is legend and that the Gospel stories are shaped by the writers’ theological motives.  Furthermore, the evidence provided by the Gospels is exclusively Christian..
[10]  A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching.  A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom.  Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students.  All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers.  But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher".  But if that how it is, it is no "teacher" but "savior".
     ...Salvational religion depends, then, on "conversion", "resurrection", "radical change" on the basis of a life lived with another.
     ...In a salvational religion, one does not attain spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person.  All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario.  In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters?  He does not.  The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind.  Jesus is not a teacher, he is a savior.
     Consider a great teacher.  Socrates is a good example.  Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.
     Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.
     Buddha is not a savior, He is the Enlightened One.  He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..
     In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out.  Jesus doesn't have students, he has disciples.  And not accidentally.  Jesus says, "he who believes in ME shall never die."  Not who believes in my teaching, but who believes in ME.  What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father.  "Only the Son knows the Father.  He who knows ME knows the Father.  Only through ME can one come to the Father.
      Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior.  Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it.  Islam is a case in point.   Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.
      ...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors.  The distinction is crucial.  On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste.  They have two distinct advantages over the Biblical tradition.  In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities.  This conforms to an American taste for independence and self-reliance.  Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught.  One cannot be self-saved in the Biblical story.  The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery.  If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars.  The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.
[11]   I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history - I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.
[12]  There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrowed-minded, vindictive, and even hypocritical.
Spong, John Shelby, Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992, p. 35. Jesus was interpreted by the early Christians in terms of their assumed and unquestioned concepts of God, modeled after the image of a heavenly king.  The focus was on the exalted Jesus seated at the right hand of the heavenly throne.  The image reflected the popular mythic understanding of the universe as a kingdom.. But he was “born of a woman”.. His origins were equally as scandalous as his means of death.  He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come.  No one seemed to know his father.  He might well have been illegitimate.  Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition
Ibid., pp. 21,24:  Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon?  Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?... A literal Bible presents me with far more problems than assets.  It offers me a God I cannot respect, much less worship.
[13]  Buddha in a different language called men to self-forgetfulness five hundred years before Christ. In some ways he was nearer to us and our needs. Buddha was more lucid upon our individual importance in service than Christ, and less ambiguous upon the queation of personal immortality.  You see clearly a man, simple, devout, lonely, battling for light, a vivid human personality, not a myth.
[14] Lord Buddha could be very easily singled out as the one person known to man who received homage from the greatest number of mankind.
[15] He gave expression to truths of everlasting value and advanced the ethics not of India alone but of humanity. Buddha was one of the greatest ethical men of genius ever bestowed upon the world.
[16]  The Buddha and his philosophy seemed logically and ethically superior to the Christ and the teachings of the New Testament. Unlike the crude eternal bliss and eternal damnation of the Christian Church, the doctrine of Karma seemed in harmony with such assumptions of modern science as the universality of causation and the persistence of force.
[17]  Buddha was the embodiment of all virtues he preached. During his successful and eventful ministry of 45 years he translated all his words into action; and in no place did he give vent to any human frailty, or any base passion. The Buddhas moral code is the most perfect which the world has ever known.
[18]  If you desire to see the most noble of mankind, look at the king in beggar’s clothing; it is he whose sanctity is great among men.
[19]  The most striking thing about the Buddha is almost a unique combination of a cool scientific head and profound sympathy of a warm and loving heart. The world today turns more and more towards the Buddha, for he alone represents the consience of humanity.
   The Buddha was a pioneer as a lover of men, and a philosophic genius rolled into a single vigorous and radiant personality. He had things to say that no man or woman, after 2500 years of bustling and hustling and chattering round the fountain of knowledge, can afford to ignore. Greater perhaps than his wisdom was the example he set.
[20]  I feel more and more that Sakyamuni is the nearest in character and effect to Him who is the Way, the Truth, and The Life.
[21]  There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus.  Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions...  But one thing is certain:  Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions.  In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.
[22] All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I"
[23]  What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized.  It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”.
[24] Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic.  The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity.  Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.
[25]  Davis, Kenneth C., Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned, p. 374: One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that Augustin labeled the "Sermon on the Mount."  The "Sermon on the Mount" appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat abbreviated version in Luke.  In Luke this teaching session is similar, though shorter (about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes downs from the mountain where he had been praying.
   The differences between the two versions have led scholars to contend that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings compressed into one long and memorable discourse.  In other words, while it faithfully captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus", edited into a single speech.
[26]  Charles Bradlaugh, The Freethought Web,   (Is poverty of spirit the chief amongst virtues, that Jesus gives it prime place in his teachings?  Is it even a virtue at all?  Surely not.  Manliness of spirit, honesty of spirit, fullness of rightful purpose, these are virtues; poverty of spirit is a crime...
[27]  Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he is rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he is poor.  He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25).  The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wretched state in the hope of higher recompense in some future life.  Is it good to be content with poverty?  Is it not far better to investigate   the   causes   of   poverty,  with   a  view   to   its  cure  and prevention?
[28] Charles Bradlaugh, Ibid., What does Jesus teach?  "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21).  He does not say when the filling shall take place.  The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish.  It is not in this life that the hunger is to be sated..
[29] Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed.  But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched...
[30] Penny Lernoux, Cry of The People, p. 16:  Foreign missionaries helped drum these ideas into the native's heads by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant.  As the Archbishop of Lima told his Indians: "Poverty is the most certain road to felicity." Any Indian or African who had the temerity to doubt such wisdom by rebelling against the system was promptly put to death...The Catholic Church must accept a lot of the blame for this situation.
[31]  Over the past centuries, bibliolatry has led Christians in  bigotry,  the  persecution   of   Jews  and   other  non-Christians, murder and terrorism, the oppression of women, the suppression of sexuality, censorship, cult mentality, and other aberrations.  The  destructive  behavior  patterns can be easily traced to the unchallenged authority accorded biblical writing.
[32]   (In Christ name millions and millions of men and women have been imprisoned, tortured and killed.  In his name millions and millions have been enslaved.  In his name the thinkers, the investigators, have been branded as criminals, and his followers have shed the blood of the wisest and the best.  In his name the progress of many nations was stayed for a thousand years.  His gospel filled the world with hatred and revenge, made intellectual honesty a crime, made happiness here the road to hell, denounced love as base and bestial, canonized credulity, crowned bigotry and destroyed the liberty of man.
   It would be far better had the New Testament never been written - far better had the theological Christ never lived.
[33]  The best recommendation for Buddhism is that, like Confucianism, this belief system has existed for twenty-five centuries without a single Crusade, Inquisition, or imperialist attempt to invade and destroy the culture of another people.
[34]   Not a single page of Buddhist history has ever been lurid with the light of inquisitorial fires, or darkened with the smoke of heretic or heathen cities ablaze, or red with blood of the guiltless victims of religious hatred. Buddhism wields only one sword, the sword of wisdom, and recognises only one enemy = ignorance. This is the testimony of history, and is not to be gain-said.

[35]  Ex-Jesuit Priest, Peter Doeswyck : The entire structure of the Roman Church is built on forgeries, spurious epistles, spurious sermons, spurious miracles, spurious relics, spurious councils, and spurious papal bulls.

[36]  Beliefs in supernatural beings have vanished from our culture.  Any general serious belief in God is fading in our culture.  God has lost his spatial location as a monarch in heaven.  He has lost his temporal precedence to the universe as its Creator ex nihilo.  It is not God is being relegated to a remote region.  It is not that God has become a bodiless abstraction (a sexist It).  It is te realization that there is no God to which to relate.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét