GIỚI ĐỊNH TUỆ của BÁT CHÁNH ÐẠO _ Piyadassi Thera

Trước khi nhập diệt (Niết bàn) Ðức Phật cho gọi các hàng đệ tử lại và căn dặn: "Pháp và Luật (Dhamma vinaya) Như Lai đã giảng giải và ban hành cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Pháp và Luật này sẽ là Ðạo Sư của các con[1]".
Từ lời di huấn này, chúng ta thấy rõ rằng đường lối tu tập của Ðức Phật, hệ thống Tôn giáo của Ngài, bao gồm Pháp và Luật. Luật hàm ý sự toàn hảo về phương diện đạo đức, chế ngự những hành động của thân và khẩu, phép tắc cư xử trong đạo Phật. Tất cả những điều này thường được gọi là Sìla (giới) hay học giới, pháp đề cập đến việc tu tập tâm, chế ngự tâm, đó là thiền hay sự phát triển Ðịnh Tâm (Samàdhi) và Trí Tuệ (Pannà). Ba phần Giới, Ðịnh và Tuệ này là những lời dạy căn bản nếu được tu tập một cách thận trọng và trọn vẹn sẽ nâng con người từ thấp lên cao; đưa họ từ bóng tối ra ánh sáng, từ tham dục đến xả ly, và từ loạn động đến tịnh lặng.

Thiền - phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc (Lương y Võ Hà)

Đức Phật được tôn xưng là một vị Đại Y Vương vì Ngài đã vạch ra được những con đường giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.
Đức Phật được tôn xưng là một vị Đại Y Vương vì Ngài đã vạch ra được những con đường giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.

Lời Phật dạy về việc ca hát của tứ chúng



Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài.

Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác) – (Luật tạng, Tiểu phẩm).

1. Cư sĩ tại gia

Đối với người cư sĩ tại gia nguyện giữ 5 giới căn bản, ca hát không là vấn đề. Đức Phật không ngăn cấm người cư sĩ ca hát, sử dụng âm nhạc. Điều quan trọng là gìn giữ tâm ý, không để lôi cuốn, loạn động bởi âm thanh qua bài ca, tiếng hát, nhạc điệu. Âm nhạc và ca hát – đối với hàng cư sĩ – nếu biết sử dụng khéo léo, đúng thời, đúng mục đích, là một phương tiện truyền thông tốt trong các sinh hoạt Phật giáo.

Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển Phật giáo - Chúc Phú


NSGN - Chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được1. Sự khẳng định của câu kinh vừa nêu đã đồng thời cho thấy, quá trình trao đổi thông tin giữa người với người mà thuật ngữ chuyên ngành hôm nay gọi là nghệ thuật giao tiếp, đã được ghi nhận và lưu tâm từ thời Đức Phật. Với Phật giáo, việc giao tiếp giữa các cá nhân nhằm truyền đạt thông tin là điều rất mực quan trọng, nhất là những thông tin liên quan đến lộ trình khai phóng tâm linh và đoạn tận đau khổ.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng - Chúc Phú

NSGN - Cư sĩ là người đã quy y Tam bảo. Đó là điều được xác tín trong cả kinh điển Bắc truyền và Nam truyền(1) Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung. Khảo sát từ kinh tạng và qua cuộc đời của những vị cư sĩ tiêu biểu thời Phật cho thấy, mẫu hình người cư sĩ lý tưởng được Đức Phật đề cập khá cụ thể và chi tiết. Theo khảo sát, một người cư sĩ lý tưởng phải hoàn thiện bốn phẩm chất cơ bản: Ổn định về kinh tế; trang nghiêm về giới hạnh; thăng bằng và điều hòa; hộ pháp và hoằng pháp.

Ý nghĩa của “niết bàn” theo quan điểm Phật giáo

Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ.
Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử.

Cảm xúc thiền để đạt được giác ngộ cao nhất



Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.

Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hoà và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của nó càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đã và đang quan tâm, và hướng về nó một cách tích cực.

Bí ẩn 7 viên xá lợi của ni cô sau khi viên tịch ở Quảng Ninh

imageKhi viên tịch, ni cô Huệ Tánh, một vị nữ chân tu tại Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) đã để lại 7 viên xá lợi lấp lánh. Đây là việc khá hy hữu bởi xá lợi thường được cho là chỉ tìm thấy ở những vị tăng chân tu (nam giới)...
Điều kỳ diệu sau khi viên tịch

Vượt qua quãng đường hơn 200km từ Hà Nội, chúng tôi có mặt tại Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu). Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là quy mô hoành tráng và không gian tĩnh mịch của một Thiền viện dành cho các nữ tăng tĩnh tâm tu đạo.

Thiền viện nằm ngoài khu vực dân cư, tránh xa khỏi những ồn ào xô bồ của đời thường, đây cũng có thể coi là điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tôn giáo về phía Đông Bắc Tổ quốc, qua Yên Tử, đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên...

Đời sống lành mạnh - Tiến sĩ Andrew Olendzki

Tiến sĩ Andrew Olendzki, từng được đào tạo tại khoa Nghiên cứu Phật học tại Đại học Lancaster (Anh quốc) cũng như tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ) và Đại học Sri Lanka. Hiện tại, ông là Tổng biên tập Tạp chí Minh Sát Tuệ (Insight Journal), Giám đốc điều hành và học giả uy tín tại Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Barre, tại Barre, Massachusetts. Ông là tác giả của cuốn sách “Tâm Bất Tận” (Unlimiting Mind), một tác phẩm luận giải về tâm lý học thực nghiệm cơ bản của Phật giáo.

Tìm hiểu về Nghiệp - Hòa thượng Silānanda

Nghiệp báo

Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại gặp cảnh đau khổ. Tôi có quen một người Ý Đại Lợi. Người này rất băn khoăn thắc mắc về vấn đề bất đồng của các cá nhân trong xã hội. Ông ta suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều. Ông tìm hỏi nhiều người về vấn đề này, nhưng không tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Một ngày nọ ông đọc được một cuốn sách về Phật Giáo trong đó có nói đến luật Nghiệp Báo. Khi đọc về luật Nghiệp Báo ông ta rất thỏa mãn với những lời giải thích của luật Nghiệp Báo. Ông quyết định tìm hiểu thêm về đạo Phật. Ông sang Á Châu trở thành một nhà sư, và mất ở tuổi tám mươi. Luật Nghiệp Báo là động lực đầu tiên khiến ông trở thành một nhà sư Phật Giáo.

Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau

Các nhà khoa học vẫn chưa hề có lời giải nào chính xác cho những vụ việc bỗng dưng có người tới nhà nhận là người tình kiếp trước. “Lộn kiếp” để bám theo tình cũ

Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?

Tứ niệm xứ - Thiền nội quán Vipassana - Taungpula Kaba-Aye Sayadaw Phaya

Hỡi các hành giả cao thượng! Tại sao các hành (Sankhara) của chúng sanh sinh khởi? Đức Phật dạy rằng các hành của chúng sanh sinh khởi  nguyên nhân là do vô minh và tham ái (avijja và tanha)
"Yaya ca bhikkhave, avijjaya nivutassa Balassa

Yaya ca tanhaya samyuttassa ayam kayo samudagato "

Câu này có nghĩa là này cácTỷ-kheo, bị che lấp bởi vô minh (avijja) kết hợp với tham ái  nên tấm thân của kẻ xuẩn ngốc này hình thành.

Sự quan trọng của Chánh niệm (Kinh Đại Niệm Xứ) - Thiền Sư U Sīlānanda

Vài lời giới thiệu

Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là thực hành chánh niệm. Tôi nhận xét rằng tất cả những phương pháp hành thiền của những thiền sư hiện đại đều dạy thực hành chánh niệm trong kinh Tứ Niệm Xứ.
Mỗì một thiền sư danh tiếng tự chọn cho mình một “chuyên môn” theo kết quả kinh nghiệm cá nhân, nhưng chung quy vẩn dạy chánh niệm trong thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Minh Sát, hay Vipassana. Hiện nay danh từ Vipassana thường dùng để chỉ thiền Minh Sát, hay Tứ Niệm Xứ, rất phổ thông trong cộng đồng tu thiền.

Vượt qua buồn chán và trầm cảm - Ajahn Jagaro


Vượt qua  buồn chán và trầm cảm xem ra là một chủ đề thú vị. Tất nhiên, bạn chẳng bao giờ biết sau khi vượt qua nó xong,  kế tiếp sẽ là gì - thậm chí kết quả có thể  còn tồi tệ hơn - nhưng tôi chắc chắn rằng hầu hết mọi người đều mong đợi “vượt qua” mang một ý  nghĩa  tốt đẹp hơn.

Bài pháp thoại này chủ yếu là một sự suy niệm dựa trên những kinh nghiệm rất phổ biến của con người mà chúng ta ai cũng có.

Thái Lan: Wat Khunaram và nhục thân bất hoại của ngài Loung Pordaeng

Wat Khunaram (chùa Khunaram) tọa lạc tại phía Tây của Hua Thanon và Tây Nam bãi biển Lamai, ở đảo Koh Samui. Mặc dù Wat Khunaram không phải là một trong những ngôi chùa đẹp và hùng vĩ của Thái Lan, nhưng là nơi đáng để mọi người đến hành hương, chiêm bái vì ở đấy có thờ nhục thân bất hoại của một vị tăng sĩ, vị ấy chính là ngài Loung Pordaeng.

An lạc vượt ngoài thế gian - Ajahn Chah

Kết quả hình ảnh cho ajahn chahThực hành Giáo Pháp là công trình vô cùng quan trọng. Nếu không có pháp hành tất cả hiểu biết của chúng ta chỉ là hiểu biết trên bề mặt, chỉ hiểu biết cái vỏ bề ngoài. Cũng giống như ta đã có một loại trái cây nhưng chưa bao giờ ăn đến. Mặc dầu trái cây sẵn có trong tay, nhưng ta không hưởng lợi ích của nó. Chỉ bằng cách thực sự có ăn, ta mới cảm nhận được mùi vị của trái.
Đức Phật không ca ngợi những ai chỉ tin tưởng suông nơi người khác. Ngài tán dương người hiểu biết bên trong chính mình.