Trang

Chỉ Dẫn Cách Hành Thiền Minh Sát - Hòa thượng Mahasi


Thực  tập Thiền  Minh  Sát  là  nỗ  lực  của  thiền sinh để hiểu được đúng đắn bản chất các hiện tuợng tâm-vật-lý  đang  xảy  ra  chính  trong  thân  tâm  của mình. Thân thể mà thiền sinh nhận biết rõ ràng là một nhóm tính chất vật chất gọi là Sắc Uẩn (Rupa). Các hiện tượng tinh thần hay tâm lý là những hoạt
động của tâm được gọi là Danh Uẩn (Nama). Các hiện tượng thuộc thân tâm (danh sắc) đang xảy ra nên được thiền sinh nhận biết rõ ràng mỗi khi thấy,
nghe, ngửi, nếm, đụng, hay suy nghĩ. Phải chú tâm theo dõi và ghi nhận như ‘thấy, thấy’, ‘nghe, nghe’, ‘ngửi, ngửi’, ‘nếm, nếm’, ‘đụng, đụng’, ‘nghĩ, nghĩ’.
Tuy nhiên, vào lúc mới thực tập, thiền sinh không thể nào ghi nhận hết từng đối tượng đang xảy ra như vậy. Do đó, thiền nên bắt đầu ghi nhận những gì nổi bật và dễ nhận biết nhất.

Chọn Đường Tu Phật - Tiểu Thừa (Nguyên Thủy) hay Đại Thừa (Tân Tiến)?



 Bài viết này sẽ tóm lược con đường Giải thoát thật sự của Phật Gotama và những con đường tu tắt của chư vị Tổ-sư các phái Tân tiến: Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa. Bài này do cư sĩ Trùng Quang bỏ thời gian rất nhiều, viết ra nhằm giúp các bạn theo Đạo Phật có sự lựa chọn con đường tu hành đúng đắn trước hàng vạn Kinh Sách viết về Đạo Phật nhưng không phải Kinh Sách nào cũng có ích lợi, nhất là Kinh Sách Đại Thừa là rất nguy hiểm, không nên lạc vào mê cung hoang tưởng của các nhà Đại Thừa.

BÁT CHÁNH ĐẠO - Minh Đức Triều Tâm Ảnh (tỳ kheo Giới Đức)


blankChúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế. Nó có 8 chi phần: Chánh Kiến (sammādiṭṭhi), Chánh Tư Duy (sammāsankappa), Chánh Ngữ (sammāvāca), Chánh Nghiệp (sammākammanta), Chánh mạng (sammā-ājīva), Chánh tinh tấn (sammāvāyāma), Chánh Niệm (sammāsati), Chánh định (sammāsamādhi).

TẬP THỞ - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

blankĐức Phật dạy: “Nầy, các thầy tỳ-khưu! Đây là con đường độc nhất để thanh lọc tâm (an tịnh, thanh tịnh) cho chúng sanh, vượt thoát sầu bi (sầu buồn, bi ai), diệt trừ ưu não (ưu tư, phiền não), thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Tứ niệm xứ.”
Tức là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp.
Trước khi đi sâu vào nội dung tu tập ấy, chúng ta cần phải biết tập thở trước. Thở nó rất quan trọng. Nó là căn bản của cả thiền định và thiền tuệ.

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN (Paticca samuppāda) - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
(Paticca samuppāda)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Duyên khởi là giáo pháp tinh yếu, cốt tủy của đạo Phật. Đức Phật sau khi thành Đạo dưới cội Bồ-đề, Ngài đã để dành bảy ngày đầu tiên để chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Trong đêm cuối cùng của bảy ngày ấy, Ngài quán xét Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều thuận, như sau:
- Tùy thuộc vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) phát sanh.
- Tùy thuộc hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) phát sanh.
- Tùy thuộc thức (viññāṇa), danh-sắc (nāmarūpa) phát sanh.
- Tùy thuộc danh-sắc (nāmarūpa), lục nhập (salāyatana) phát sanh.
- Tùy thuộc lục nhập (salāyatana), xúc (phassa) phát sanh.
- Tùy thuộc xúc (phassa), thọ (vedanā) phát sanh.

SINH KÝ TỬ QUY - Ajahn Chah

a_chahTrong bài này Đaị sư Ajahn Chah, một vị sư Thái lan có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã thu hút được nhiều đệ tử tây phương, nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ -- trước tiên là niệm chú, rồi tập trung tư tưởng vào hơi thở. Niệm chú ở đây không có ý nghĩa thần bí gì, mà chỉ là dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh. Khi tâm dần dần lìa khỏi những khởi niệm tự phát nơi thân và bắt đầu cảm nhận được những năng lực tốt lành, sự lo sợ sẽ tan đi và thay vào đó là một trạng thái an tĩnh đủ để cho tâm tập trung được vào nhịp lên xuống của hơi thở.

PHÁP LUYỆN TÂM - Ajahn Chah

PHÁP LUYỆN TÂM Ajahn Chah
Phạm Kim Khánh & Sumanā Lê Thị Sương chuyển ngữ Việt

ajahna_chah(Dưới đây là thời Pháp do Ngài AJAHN CHAH thuyết giảng tại chùa Bovornives, Bangkok, vào năm 1977, trước một cử tọa gồm chư Tăng Thái và một nhóm tỳ khưu người Tây Phương.)
Vào thời của các Ngài Thiền Sư Ajahn Mun [1] và Ajahn Sao [2], đời sống thật là giản dị, ít phức tạp hơn ngày nay nhiều. Trong những ngày xa xưa ấy có rất ít Phật sự phải làm và rất ít nghi lễ để cử hành. Các Ngài sống giữa rừng sâu, không cố định một nơi nào. Trong hoàn cảnh tương tợ các Ngài có thể dành trọn vẹn thì giờ của mình để hành thiền.
Những tiện nghi mà ngày nay ta xem là thông thường, ai cũng có, vào thời ấy thật là hiếm hoi; đúng ra là không có tiện nghi gì hết. Các Ngài phải dùng ống tre để làm ly uống nước và ống nhổ, còn thiện tín cư sĩ thì chẳng có ai tới lui thăm viếng. Các Ngài không ham muốn, cũng không cầu mong gì nhiều mà chỉ an phận, vui vẻ với những gì mình đang có. Các Ngài có thể sống và hành thiền, sống và hành thiền cũng tợ như sống và thở.

Nghĩ ngơi thân và tâm - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

blank

Tôi đi từ cụm từ“thư xả” để bắt đầu cho buổi nói chuyện về thiền định và thiền tuệ hôm nay. Tôi sẽ nói đơn giản thôi. Đơn giản với ngôn ngữ đời thường cho ai cũng nghe được, hiểu được. Và ai cũng có thể thực hành được. Tôi sẽ tự giới hạn không sử dụng thuật ngữ Phật học hay thiền học vì nó phức tạp lắm, nhất là đối với những người không phải là Phật tử lâu năm, hoặc không phải là hành giả trong một lớp thiền nào đó.
Thư xả là nghỉ ngơi toàn bộ thân và tâm, nghĩa là thân phải thư giãn, tâm phải buông xả. Tại sao thân tâm phải thư giãn, buông xả?

Sưu tập: ĐỊNH NGHĨA CỦA CHÁNH ĐỊNH (Sammā Samādhi) trong Kinh Điển Pali

dolphins-dreamdesign-blume-des-lebens-goldene-lichtenergie-224625I. NĂM ĐẶC TÍNH CUẢ CHÁNH ĐỊNH

Khái niệm Chánh Định (sammasamādhi ) trong Đạo Phật nguyên thủy
được đề cập tới trong bài KINH ĐỊNH trong Tăng Chi Bộ, chương năm pháp
http://www.budsas.org/…/u-kinh…/tangchi05-0106.htm
- Chánh Định có thể nhận biết dựa trên năm yếu tố (đặc tính) như bài kinh Định đã đưa ra:
1. Ðịnh này hiện tại lạc và tương lai có quả dị thục lạc, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
2. Ðịnh này thuộc bậc Thánh, không thuộc vật chất, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
3. Ðịnh này không do người ác thực hiện, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
4. Ðịnh này an tịnh, thù diệu, đem đến khinh an, đạt được nhất tâm, không phải là sự chế ngự gò ép thường xuyên, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
5. “An tịnh, ta nhập định này. An tịnh, ta xuất khỏi định này”, trong mỗi người trí (như vậy) khởi lên.

Tam Pháp Ấn: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ - Hòa thượng Viên Minh

 Vô thường, khổ và vô ngã được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là 3 ấn tướng hay 3 yếu tính trong cùng một pháp chứ không phải là 3 thành phần riêng biệt với nhau. Vì vậy chỉ cần thấy được một trong ba tính chất này tức là đã thấy được thực tính pháp, nên ngay đó liền thấy được hai tính chất còn lại, chứ không phải thấy yếu tính này xong rồi mới tìm hiểu yếu tính kia.
Khi nói đến Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta cần lưu ý, đó là nói đến bản chất tự nhiên của pháp, hay nói đến nhận thức của mình về bản chất ấy. Thường thì người ta nhầm lẫn giữa nhận thức của mình về khái niệm (chế định) vô thường, khổ, vô ngã với bản chất thật (thực tính) của pháp.

NGŨ CĂN (Pañcindriya) NGŨ LỰC (Pañcabala) - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm. Và khi mà ngũ căn được tu tập, làm cho sung mãn thì sẽ biến thành ngũ lực; tức là tạo nên 5 sức mạnh, hỗ trợ hữu hiệu cho hành giả thực hành thiền định và thiền tuệ.

BỐN PHÁP TẾ ĐỘ (Tứ Nhiếp Pháp) - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng.
Vậy 4 pháp ấy là gì?

MƯỜI NGHIỆP LÀNH - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy.
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
Người Phật tử sau khi thọ Tam qui, Ngũ giới, Bát quan trai giới thì nên tu tập thêm thập thiện nghiệp để làm hành trang, tư lương tối thắng cho mình giữa thế gian cát bụi, lắm nghiệt ngã và nhiều khổ đau này.
Và thập thiện nghiệp ấy là gì?

Sự tái sinh - Thích Phước Sơn

imageChính nghiệp, bắt nguồn từ vô minh và khát vọng tạo điều kiện cho tái sinh. Nghiệp quá khứ, tạo điều kiện cho kiếp sống hiện tại và nghiệp hiện tại kết hợp với nghiệp quá khứ làm duyên cho đời sống tương lai. Hiện tại chỉ là con đẻ của quá khứ, và đến lượt nó - lại là cha mẹ của vị lai.
Bao lâu nghiệp lực còn thì còn tái sinh, vì chúng sinh chỉ là những biểu hiện hữu hình của nghiệp lực vô hình này. Chết chỉ là chấm dứt tạm thời hiện tượng vô thường này. Đó không phải tiêu diệt hoàn toàn cái được gọi là sinh linh này. Đời sống hữu cơ đã kết thúc, nhưng nghiệp lực đã thúc đẩy đời sống từ trước đến giờ vẫn chưa bị hủy diệt. Vì nghiệp lực hoàn toàn không bị chi phối bởi sự tan rã nhục thân tạm bợ này, nên sự ra đi của kiết sinh thức trong hiện tại chỉ tạo điều kiện cho một thần thức mới tái sinh một đời sống khác.

HỎI ĐÁP VỚI NHÀ SƯ AJAHN CHAH - Jack Kornfield

HỎI ĐÁP VỚI NHÀ SƯ AJAHN CHAH
Jack Kornfield
Hoang Phong chuyển ngữ


Vài lời ghi chú của người dịch
           Các câu hỏi và lời giải đáp được chuyển ngữ dưới đây là do Jack Kornfield ghi chép trong một buổi giảng của nhà sư Ajahn Chah vào một mùa kiết hạ cách nay cũng đã hơn 40 năm tại ngôi chùa Wat Nong Pa Pong trong một khu rừng ở miền đông-bắc nước Thái.
          Jack Kornfield là một người Mỹ sinh năm 1945, đỗ tiến sĩ tâm lý học trị liệu năm 1967, ngay sau đó đã gia nhập tổ chức thiện nguyện Peace Corps và đã được gửi đi Thái Lan trong một chương trình giúp đỡ những người nghèo khó sinh sống dọc bờ sông Mê Kông. Trong dịp này ông đã gặp Ajahn Chah và trở thành đệ tử của nhà sư này. Ông được thụ phong tỳ kheo và tu tập ở Thái Lan trong nhiều năm, sau đó ông sang Miến Đìện để tu học thêm với nhà sư Mahasi Sayadaw và cũng đã đến Ấn Độ để tìm hiểu thêm về Phật Giáo. Trở về Mỹ năm 1972, ông thành lập trung tâm Insight Meditation Society ở tiểu bang Massachusetts. Năm 1981 ông thành lập trung tâm Spirit Rock Center dạy thiền Vipassana tại tiểu bang California. Ông thuyết giảng khắp nơi trên thế giới. Các sách của ông đã được dịch ra 20 thứ tiếng và bán được hàng triệu quyển.

Chúng ta phải thực hành Giáo Pháp như thế nào? - Ven. K. Sri Dhammananda


Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt  là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Ðiện, Sri Lanka, Ấn Ðộ, v.v... Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
Ngày nay chúng ta có các Phật tử theo truyền thống Nguyên thủy, Ðại thừa, Kim cang thừa, theo truyền thống Trung Hoa, Thái Lan, Miến Ðiện, Sri Lanka, Tây Tạng, Nhật Bản và Ấn Ðộ. Cũng có một số người chấp nhận theo "Phật giáo Tây phương". Một số niềm tin và cách thực hành của họ được pha trộn gồm các niềm tin và sự thực hành của tôn giáo khác, rất xa lạ với tinh thần của Giáo pháp nguyên thủy. Tuy vậy, những niềm tin và phương pháp thực hành này vẫn được chấp thuận do sự khoan dung.

Niết Bàn là SỰ DIỆT KHỔ MÃI MẢI - Piyadassi Thera

Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của Sự Diệt Khổ (Dukkha-Nirodha) mà thường được hiểu là Niết bàn. Nghĩa theo từ nguyên của Nirvàna (Sanskrit) được giải thích là ni + vàna, thoát khỏi tham ái, dứt trừ tham ái, hoặc nir + và, ngừng thổi hay bị dập tắt.
Mặc dù những ý nghĩa theo từ nguyên của Pàli và Sanskrit này có thể giúp chúng ta hiểu được danh từ, nhưng nó không giúp chúng ta chứng nghiệm được hạnh phúc của Niết bàn. Sự chứng đắc, như chúng ta sẽ thấy trong phát xuất từ Giới (Sìla), Ðịnh (Samàdhi) và Tuệ (Pannà). Niết bàn là một Pháp (Dhamma), một kinh nghiệm rất khó có thể giải thích vì tính chất tế vi của nó. Niết bàn thường được hiểu là pháp siêu thế (Lokuttara), tuyệt đối, vô vi (Asamkhata). Niết bàn được bậc trí chứng đắc, tự mỗi người ngộ lấy cho chính mình.

CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ -- PHIM PHẬT GIÁO VIETNAM

CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
PHIM PHẬT GIÁO
Published on Dec 9, 2013
Chùa Hoằng Pháp Phát Hành, trọn bộ 4 DVD, có phụ đề Tiếng Anh.
Đạo diễn: Công Hậu English Subtitle.

Tập 1

VỊ TRÍ CỦA THIỀN QUÁN TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO - Thanissaro Bhikkhu

VỊ TRÍ CỦA THIỀN QUÁN TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO
(A Tool Among Many: The Place of Vipassana in Buddhist Practice )
Tác  giả: Thanissaro Bhikkhu
Việt dịch : Trần Như Mai


Đôi nét về tác giả : Tỷ Kheo Thanissaro ( Geoffrey Degraff, 1949 -  ) là một nhà sư Phật giáo người Mỹ, theo truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm của Thái Lan ( Thai Forest Tradition). Sau khi tốt nghiệp Đại học Oberlin College năm 1971 về ngành Lịch Sử Tri Thức Âu châu, sư du hành đến Thái Lan và học Thiền dưới sự hướng dẫn của Ajahn Fuang Jotiko, Sư Jotiko là đệ tử của ngài Ajahn Lee. Sư Thanissaro xuất gia năm 1976 và tu học tại chùa Wat Dammasathit, và vẫn ở lại  chùa này sau khi sư phụ viên tịch vào năm 1986. Vào năm 1991, sư du hành đến các vùng đồi núi của San Diego County ( Hoa Kỳ), và giúp Ajahn Suwat Suwaco thành lập Chùa Wat Mettavanaram ( Metta Forest Monastery). Sư được chọn làm  trụ trì của chùa này vào năm 1993. Sư Thanissaro đã xuất bản nhiều tác phẩm và dịch phẩm, gồm có các cuốn cẩm nang tu thiền của Ajahn Lee dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh : Handful of Leaves ( Một Nắm Lá , là một hợp tuyển kinh tạng Pali gồm 4 tập ); ( The Buddhist Monastic Code (Luật Lệ Tu Viện Phật Giáo,  là cẩm nang tham khảo của tăng sĩ , gồm  hai tập); Wings to Awakening ( Cánh Cửa Giải Thoát, là một hợp tuyển kinh tạng Pali);  đồng tác giả của bộ sách giáo khoa trình độ đại học là Buddhist Religions: A Historical Introduction (Lịch Sử Phật Giáo Nhập Môn ); The Mind Like Fire Unbound ( Tâm Như Lửa  Cháy Bùng ); The Paradox of Becoming ( Sự Mâu Thuẫn của Hữu); The Shape of Suffering (Sự Hình Thành của Khổ ); Dhammapada : A Translation ( Bản Dịch Kinh Pháp Cú ); Skill in Questions ( Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi)… và Collections of Essays on Buddhist Practice  (Tuyển Tập các Bài Luận về Tu Tập Phật Giáo) cũng như hằng trăm bài pháp thoại đã được phiên tả và xuất bản…Hiện nay Tỷ Kheo Thanissaro vẫn là Trụ trì Tu viện Metta Forest Monastery ( San Diego, Hoa Kỳ).

Lời di huấn sau cùng của Đức Phật


Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng :