Hạnh phúc là gì? Con đường nào để đạt hạnh phúc? Đó là vấn đề ít ai nghĩ đến nhưng hầu hết ai cũng phải cần tự trả lời cho đời mình. Đạo Phật dùng con đường "Trung Đạo của Bát Chánh Đạo" để đạt hạnh phúc vô thượng. Đó là Niết Bàn.
Pháp mà Đức Phật nói ra mục đích là để THỰC HÀNH; BÁT CHÁNH ĐẠO phải được thực hành cùng một lúc và tròn đầy thì ĐẠO và QUẢ sẽ trỗi lên khi đủ CHẤT và LƯỢNG.
Đạo Phật và Đạo Phật Nguyên Thủy - Trưởng Lão U Thittila
Ðạo Phật không phải là một
tôn giáo theo nghĩa trong đó từ ngữ "tôn giáo" này thường được mọi người hiểu, vì đạo Phật
không phải là một hệ thống của đức tin và thờ phượng, đạo Phật không đòi hỏi sự
tin tưởng mù quáng nơi các tín đồ; ở đây, đức tin thuần tuý bị xóa bỏ và niềm tin được thay thế bằng tín (Saddhà),
tức là niềm tin dựa trên trí hiểu biết về sự thật. Ðạo Phật bao gồm ba phương
diện: lý thuyết, thực hành và chứng đắc. Lý Thuyết là Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng
Luận. Thực hành là Bát Chánh Đạo, chứng đắc là quả 4 Thánh theo thứ tự Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A
la hán (cao nhất).
CON ÐƯỜNG ÐI ÐẾN NIẾT BÀN - Trưởng Lão U Thittila
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh
Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn,
cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda
trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ
nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống
ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này
sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 659,
kinh Đại Bát Niết Bàn)
kinh Đại Bát Niết Bàn)
Cơ bản về Nghiệp, Chết và Tái Sanh - Đại Trưởng Lão U Thittila
NGHIỆP (KAMMA) LÀ GÌ?
Kamma là một từ Pàli
mang ý nghĩa hành động. Hình thức Sanskrit là Karma. Nói chung thì Kamma
có nghĩa là tất cả những hành động thiện và ác. Nó bao trùm tất cả những
hành động có chủ ý hoặc bằng tâm, bằng khẩu hay thân - ý nghĩ, lời nói và
hành động. Trong ý nghĩa cùng tột của nó, Kamma là tất cả mọi hành động
thiện và bất thiện.
Sư ông Thích Thông Lạc nêu ra những giả dối của pháp Đại Thừa
Ngày nay không còn ngăn sông cách núi và không “đói” thông
tin như ngày xưa nữa. Cho nên, mọi thứ điều được rõ ràng: “Kinh Giả”, “Kinh Thật”,
đừng hòng ai lấp liếm che dấu sự thật. Nào, những Phật tử với ít bụi trong mắt,
đã lỡ bị nhiễm pháp “tham cao siêu” có thể được ích lợi nếu kiên nhẫn tìm hiểu
những vấn đề về cái gọi là “Đại Thừa”. Phật
Pháp Chân Thật (PPCT) xin giới thiệu bài pháp của sư ông Thích Thông Lạc (mà
hầu hết các web site rất sợ đăng, vì sao???). Bản thân PPCT không liên hệ gì
với sư ông và các đệ tử của sư ông. Đạo
Phật là đạo của người có trí biết phán xét đúng sai chứ không phải là đạo của
sự chấp nhận, tin ẩu tả những gì mà người ta áp đặt từ xưa.
Chỉ có 1 pháp môn giải thoát chứ không phải có 84 ngàn pháp môn như các sư Đại Thừa nói
Pháp môn giải thoát duy nhất khỏi sinh tử luân hồi, đau khổ mà Đức Phật đã dạy trong Tạng Kinh Nguyên Thủy là Bát Chánh Đạo. Các sư Đại Thừa thời sau Đức Phật tuyên bố có 84 ngàn pháp môn giải thoát trong nhiều Kinh sách Đại Thừa (các sư sáng chế ra chứ không phải Kinh được kết tập trong lịch sử). Điều này là sai trái, tuyệt đối sai lầm và không thể chấp nhận. Hãy nhớ rằng đời người có hạn, tu sai 1 pháp môn (trong 84000 pháp môn) tưởng tượng là phí cả một kiếp người, rồi biết bao giờ mới trở lại làm người và khi làm người thì biết bao giờ mới gặp được Chánh Pháp. Bát Chánh Đạo phù hợp với mọi căn cơ mọi chúng sanh (ai cũng tu học được) nên đừng bao giờ dở trò ngụy biện là 84000 pháp môn dành cho 84000 căn cơ chúng sanh. Sau đây Phật Pháp Chân Thật trích ra 2 bài viết để cho các bạn Đại Thừa tham khảo về con số 84000 ngàn trong Chánh Kinh có ý nghĩa như thế nào.
Đừng có đi mỹ, một đất nước ngu dốt và lạc hậu !!! (Đọc vui về dùng ngụy biện để phê bình)
Dẫn
: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã
nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm
chích cười cợt mỉa mai nước
Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là
lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc ! Tờ Tea Leaf
Nation đã trích dịch , biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết
nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn
Đại Hoàng. ( Phần Tiếng Anh đính kèm bên dưới ).
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO BIẾN CẢI - Tiến sĩ Phật học Sures Chandra Banerji
Một số quan điểm đặc trưng và khá phổ thông của Đại Thừa giáo là:
- Kêu gọi sự nhận thức về thế giới hiện tượng, đồng thời xác định tính KHÔNG của cái gọi là CON NGƯỜI. Quan điểm này đi ra từ giáo lý vô ngã của Phật giáo truyền thống nhưng bản thân nó thì có lắm điều phải xét lại.
- Niềm tin vào sự có mặt của vô lượng Chư Phật và Bồ-tát vẫn từng lúc hiện hữu trong khắp nơi.
- Chấp nhận thờ phụng các Thần Thánh, kể cả những quỷ thần vay mượn từ Bà-la-môn giáo.
- Phù chú, chân ngôn vẫn có thể là con đường đạt tới giải thoát.
- Xác nhận vai trò của TÂM với quan điểm "nhất thiết duy tâm tạo".
ĐẠO PHẬT: ĐẠO TẬN DIỆT KHỔ ĐAU BẰNG GIÁC NGỘ CÁC SỰ THẬT VÀ SỐNG VỚI SỰ THẬT - GS001
ĐẠO PHẬT: ĐẠO TẬN DIỆT KHỔ ĐAU
BẰNG GIÁC NGỘ CÁC SỰ THẬT VÀ SỐNG VỚI SỰ THẬT
BẰNG GIÁC NGỘ CÁC SỰ THẬT VÀ SỐNG VỚI SỰ THẬT
Có 3 sức mạnh để giải quyết đau khổ: Sức mạnh của THAM ÁI, sức mạnh của ĐỨC TIN, và sức mạnh của TRÍ TUỆ. Sức mạnh TRÍ TUỆ tức khả năng thấy được và sống được với các SỰ THẬT.
Đa số với những khổ đau trong cuộc đời, con người dùng sức mạnh Tham
Ái, tức tìm cách thỏa mãn những đòi hỏi của cuộc sống. Chúng ta sống và
làm việc là cốt để thỏa mãn những đòi hỏi đó.Tuy nhiên vẫn có nhiều
trường hợp khổ đau mà khả năng con người không thể hoặc khó giải quyết
được, ví dụ những chứng bệnh nan y, những tai họa bất ngờ, những chết
chóc, v.v. Trong những trường hợp như thế con người thường nương tựa vào
sức mạnh của Đức Tin để cảm thấy bình an. Đó là lý do có sự hiện hữu
của các tôn giáo, có sự cầu nguyện các đấng Thần Linh.
NGHIỆP, TÁI SANH VÀ DI TRUYỀN HỌC - Dr. Buddhadasa P. Kirthisinghe
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận
chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo
thì
đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Ðế ban cho một
sinh linh
đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự
nhiên,
gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong
thế giới
này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Ðấng Thượng Ðế toàn năng, và do
đó một
Ðấng Thượng Ðế như vậy, và ngay cả Ðức Phật đại từ bi cũng không thể
ngăn cản
được định luật này.
THIỀN NGUYÊN THỦY và KHOA SINH HỌC - Dr U. Aung Thein
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người
và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh
giáo lý của Ðức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Ðức Phật
khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo.
Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử.
VÔ NGÃ HAY KHÔNG CÓ LINH HỒN - Thích Phước Sơn
Chúng ta cần phân biệt thuyết luân hồi sinh tử của Phật giáo với
thuyết linh hồn tái sinh, thuyết linh hồn ngụ ý sự chuyển kiếp của một
linh hồn và hình thức tái sinh không thay đổi của nó. Phật giáo phủ nhận
sự hiện hữu của một linh hồn bất biến hay vĩnh cửu do Thượng đế hay
thần ngã (Paramàtma) tạo ra.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)