NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Nhân quả nghiệp báo rất quan trọng. Người học Phật không dễ gì nắm bắt định luật này cho thấu đáo nếu không nghiên cứu, học hỏi và chiêm nghiệm sâu xa.
Điều đầu tiên chúng ta phải biết là nhân quả khác, nghiệp báo khác. Có khi có nhân quả mà không có nghiệp báo. Định luật nhân quả là tất yếu, ta không thể chấm dứt nó được. Nhưng nghiệp báo thì ta có thể thay đổi hoặc chuyển nó được. Nói thế, ta cũng không loại trừ khả năng, nghiệp báo có thể nặng hơn hoặc làm cho nó giảm nhẹ đi, tùy duyên, căn cơ và sự tu tập của từng người quyết định.

Những Hiểu Lầm Về Đạo Phật (tỳ kheo Giới Đức)

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT 
HT. Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Kết quả hình ảnh cho minh duc trieu tam anh(Pháp thoại giảng tại Hội Phật học Đuốc Tuệ -Trung tâm Sangha Center - Nam  California, sau đó được phật tử Đạo Pháp- Nguyễn Trường Thành - Quảng Trị ghi chép lại. Tôi phải chỉnh sửa, nhuận sắc, đôi chỗ phải viết lại mới hình thành được diện mạo như thế này. Có đôi chỗ sai khác với bài giảng nói, xin chư thiện hữu trí thức thông cảm).
Phần I(Ngày 19-4-2015)
Hôm nay tôi đến đây do bài viết "Những hiểu lầm về Đạo Phật" đã đăng trên mạng thuvienhoasen.org; trong đó, tôi có đưa ra 20 điểm sai khác, đặc trưng, gây hiểu lầm về đạo Phật, ấy là những điểm cơ bản chỉ mang tính khái quát; thực ra là còn nữa, còn rất nhiều hiểu lầm khác về đạo Phật mà chưa được ai nói ra hoặc là chưa được bậc long tượng nào giải minh cho thấu đáo.

LỤC HÒA - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Kết quả hình ảnh cho THỰC HÀNH GIÁO PHÁPBài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là  bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa.
Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
Khởi tâm bi mẫn, đức Phật cho gọi hai nhóm tỳ-khưu lại, ngài nói rõ nguyên nhân bất hòa ấy là do các vị tỳ-khưu đã thiếu sự tu tập, đã không an trú từ thân hành, đã không an trú từ khẩu hành, đã không an trú từ ý hành nên phải chịu bất hạnh và đau khổ dài lâu.
Sau đó, đức Phật đưa ra sáu nguyên tắc sống để tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Sáu nguyên tắc sống ấy là như sau:

BỐN LẬU HOẶC (Cattāro āsava) - Minh Đức Triều Tâm Ảnh



Kết quả hình ảnh cho lậu hoặcCó bốn dòng nước đen điu, bẩn thỉu chảy tràn, len lỏi khắp các cõi, nó không ngừng tươm rỉ những chất độc hại, dơ uế làm ô nhiễm tâm trí của chúng sanh: Đó là Dục Lậu, Hữu Lậu, Kiến Lậu và Vô Minh Lậu.

Tất cả chúng sanh bị trầm luân, trôi dạt, bị thống khổ, đoạ đày trong ba cõi, sáu đường; bị mê mờ, lặn hụp trong biển đen sinh tử không thấy bến bờ là do bị chi phối bởi Bốn Lậu Hoặc này. Chúng hiện đang có mặt khắp nơi, hoá trang nhiều khuôn mặt, phân thân trọng mọi lãnh vực sinh hoạt của thế gian, không dễ gì thấy biết. Vậy, phàm người học Phật, tu Phật thì phải nhận diện chúng, thấy rõ chúng để chúng không còn tác oai, tác quái, mê hoặc chúng ta trong nhiều đời kiếp nữa.

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - Minh Đức Triều Tâm Ảnh



Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu bốn tâm này rồi, sẽ cùng ở chung (cộng trú) với Phạm thiên, sẽ có đời sống phẩm hạnh cao cả, thanh tịnh (2).
Tứ vô lượng tâm đó là: Tâm từ (mettā), tâm bi (karuṇā), tâm hỷ (muditā) và tâm xả (upekkhā). Chúng chính là bốn đề mục (đối tượng, công án) để tu tập thiền định Sắc giới, tức là thành tựu các trạng thái tâm thanh cao, lìa bỏ đời sống dục vật chất. Nói cách khác, bốn tâm vô lượng này sẽ không được an trú nếu như các trạng thái tâm tham, sân, các tâm sở bất thiện cũng như các triền cái chưa được yên lặng.
Tứ vô lượng tâm chỉ thật sự có mặt trong nội tâm của người khéo tu tập, tinh cần và miên mật công phu thiền định vậy.