Vô
thường, khổ và vô ngã được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là 3 ấn tướng hay 3
yếu tính trong cùng một pháp chứ không phải là 3 thành phần riêng biệt
với nhau. Vì vậy chỉ cần thấy được một trong ba tính chất này tức là đã
thấy được thực tính pháp, nên ngay đó liền thấy được hai tính chất còn
lại, chứ không phải thấy yếu tính này xong rồi mới tìm hiểu yếu tính
kia.
Khi nói đến Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta cần lưu ý, đó là nói đến bản chất tự nhiên của pháp, hay nói đến nhận thức của mình về bản chất ấy. Thường thì người ta nhầm lẫn giữa nhận thức của mình về khái niệm (chế định) vô thường, khổ, vô ngã với bản chất thật (thực tính) của pháp.
Khi nói đến Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta cần lưu ý, đó là nói đến bản chất tự nhiên của pháp, hay nói đến nhận thức của mình về bản chất ấy. Thường thì người ta nhầm lẫn giữa nhận thức của mình về khái niệm (chế định) vô thường, khổ, vô ngã với bản chất thật (thực tính) của pháp.