Các nhà ảo thuật thường châm lửa cho một chậu than dài chừng 3m để chuẩn bị cho màn trình diễn của mình. Tuy nhiên, thật ngớ ngẩn nếu họ ngay lập tức rảo bước trên đám lửa đang bùng cháy ở chậu than. Hãy tưởng tượng bạn đang đun nóng một chảo nướng kim loại trong bữa tiệc barbecue
Màn trình diễn đi bộ trên than hồng nóng hơn 500 độ C ở Hải Phòng đêm 21/5 vừa qua khiến những người chứng kiến phải rùng mình. Không ít người cho rằng, các cảm xạ viên này đang sử dụng một nguồn năng lượng siêu nhiên. Tuy nhiên, theo trang web HowStuffWorks Express, đây chỉ là “trò lừa”.
Màn đi trên than hồng đêm 21/5 được 150 cảm xạ viên từ những lớp cảm xạ đến từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… biểu diễn. Theo VTC, trước khi biểu diễn đi trên than hồng, các cảm xạ viên đã luyện tập bài hút năng lượng từ cây trên núi Thiên Văn ở quận Kiến An (Hải Phòng). |
Tuy nhiên, sở dĩ các “ảo thuật viên” có thể đánh lừa người xem là bởi đặc điểm vật lý khác thường của chính những viên than.
“Các nhà ảo thuật thường châm lửa cho một chậu than dài chừng 3m để chuẩn bị cho màn trình diễn của mình. Tuy nhiên, thật ngớ ngẩn nếu họ ngay lập tức rảo bước trên đám lửa đang bùng cháy ở chậu than. Hãy tưởng tượng bạn đang đun nóng một chảo nướng kim loại trong bữa tiệc barbecue. Giờ thì thử nghĩ xem bàn chân trần của những người trình diễn là những miếng thịt băm. Nó chắc chắn sẽ bị cháy xém chỉ trong một phần nghìn giây”, HowStuffWorks Express nhấn mạnh.
Ảnh: Zing/VTC
Vậy làm sao các ảo thuật gia có chịu nổi nhiệt khi đi qua những chậu than dài tới 3m? Theo trang web này, những người trình diễn thực ra không đi trên lửa. Chính xác hơn, họ đi bộ trên những hòn than đang tàn lửa bởi những chậu than được châm lửa từ trước khi biểu diễn rất lâu để đảm bảo rằng, đến thời gian trình diễn, các hòn than không còn lửa cháy.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy, các buổi biểu diễn đi bộ trên than này luôn luôn diễn ra vào buổi tối bởi nếu được thực hiện dưới ánh sáng ban ngày, người xem có thể dễ dàng nhận thấy, chậu than không khác gì một đám tro. Không chỉ vậy, các nhà ảo thuật còn rắc một lớp bụi trên các viên than để hạ nhiệt. Tuy nhiên, ánh sáng nhập nhèm của buổi đêm khiến người xem khó có thể phát hiện.
Thêm vào đó, các ảo thuật gia cũng không bao giờ mạo hiểm dậm chân tại chỗ trên chậu than. HowStuffWorks Express giải thích, những hòn than được đem ra trình diễn có xuất phát điểm là những mảnh gỗ, nhưng vì nó được đốt cháy trước khi biểu diễn nên những hòn than này biến thành một loại carbon nhẹ, như than củi.
Người biểu diễn thực ra chỉ đi bộ trên những hòn than đang tàn lửa. Ảnh: Zing/VTC
Nếu cầm trong tay một trong những viên than carbon này, bạn sẽ thấy nó rất nhẹ. Carbon là một nguyên tố nhẹ nên trong lượng của các khung xe đạp làm từ sợi carbon hay vợt tennis đều không lớn.
Cấu trúc của carbon nhẹ này là một chất dẫn nhiệt rất kém. Sẽ mất rất nhiều thời gian để nhiệt có thể truyền từ hòn than đang tàn tới da người. Trong khi đó, tro bụi lại là một chất cách nhiệt rất tốt. Như vậy, quá trình dẫn nhiệt của những hòn than với lớp bụi phủ trên đó còn bị "giảm tốc" hơn nữa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tiến trình dẫn nhiệt không diễn ra. Nếu đứng một chỗ, than có thể đốt cháy da chân người biểu diễn. Do đó, ảo thuật gia phải "lướt" rất nhanh trên chậu than để không bị bỏng.
Theo Trà My/baodatviet.vn
Đi trên than hồng là chuyện bình thường:
http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/di-tren-than-hong-la-chuyen-binh-thuong-c46a381029.htmlTheo các chuyên gia thì hiện nay trên thế giới và Việt Nam việc đi trên than hồng đã được nhiều người thực hiện, do chân chỉ tiếp xúc với than hồng trong một thời gian nhất định, rồi bước đi tiếp nên việc đi trên than hồng là điều đơn giản...
Xuất phát từ tín ngưỡng
Ở một số dân tộc vùng cao của Việt nam như xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang thường tổ chức những cuộc thi đi trên lửa vào dịp đầu năm mới. Ngày tổ chức lễ hội được các già làng, trưởng họ hay Thầy Tào xem xét kỹ lưỡng, từ mồng 2 - 5 tháng Giêng âm lịch. Để đi trên lửa, người dân đã đốt những đống củi to ngay từ rất sớm, khi củi cháy hết người dân sẽ lấy than hồng rực để rải thành "tấm thảm".
Những người "đùa với lửa" sẽ ngồi "hầu lễ" ngay từ đầu buổi, họ lấy que tre gõ liên tục vào những ống vầu đã chuẩn bị từ trước và Thầy Tào sẽ khấn vái xin "thần lửa" về cùng chung vui với dân làng. Khi "thần lửa" đồng ý, từng đôi một sẽ vào nhảy trên những đống than bằng những bước chân trần. Khi đôi trước nhảy xong, đôi tiếp theo sẽ vào hầu lễ rồi tiếp tục vào nhảy, cứ như thế cho đến hết lễ hội.
Những lễ hội này thường thu hút rất đông thanh niên chưa có gia đình, họ đến đây với mong ước sẽ tìm được người hợp duyên để kết duyên với nhau thành vợ, thành chồng. Đến mùa xuân sau, họ lại dìu dắt nhau đi lễ hội mong thần lửa phù hộ cho tình yêu, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, ấm no...
Học viên lớp cảm xạ học Tạ Quang Thanh bước qua than hồng như đi trên mặt đất
Không chỉ ở Việt Nam, mà ở một số quốc gia trên thế giới cũng có những lễ hội đi trên than hồng. Ở Ấn Độ người ta đã có những bằng chứng, chứng minh rằng lễ hội đi trên than hồng đã có từ 1.200 năm trước Công nguyên. Cho đến nay, những lễ hội kiểu này vẫn được duy trì. Chúng thường gắn với một số tín ngưỡng tôn giáo nào đó, chẳng hạn, mỗi người phải đi trên lửa ít nhất một lần, phải bê cục than hồng trên tay rồi chuyển cho người khác... Những hành động này nhằm chứng minh cho hành động của những người thực hành nghi lễ là tốt về bản chất, hoặc thể hiện sức mạnh siêu nhiên của thần thánh, cầu mong sự ban ơn của đấng tối cao cho con người ấm no, hạnh phúc.
Chuyện bình thường
TS Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA cho biết: Việc đi chân trần trên than hồng được những người luyện tập trong bộ môn yoga, cảm xạ học thực hiện là bình thường. Ở Trung Quốc nhiều người có khả năng biểu diễn nung các thanh sắt nóng hàng nghìn độ để quệt vào các vị trí trên cơ thể. Để có thể có khả năng đặc biệt như thế những người này phải trải qua một quá trình tập luyện rất công phu và kiêng kỵ nhiều thứ.
Chuyện bình thường
TS Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA cho biết: Việc đi chân trần trên than hồng được những người luyện tập trong bộ môn yoga, cảm xạ học thực hiện là bình thường. Ở Trung Quốc nhiều người có khả năng biểu diễn nung các thanh sắt nóng hàng nghìn độ để quệt vào các vị trí trên cơ thể. Để có thể có khả năng đặc biệt như thế những người này phải trải qua một quá trình tập luyện rất công phu và kiêng kỵ nhiều thứ.
Nhiều người có thể đi trên than hồng vì khi da chân tiếp xúc với than chỉ trong thời gian ngắn, rồi chân được nhấc lên
Theo ông Khanh, các cảm xạ viên ở Hải Phòng có thể đi trên than hồng ở nhiệt độ trên 500 độ C một cách bình thường như đi trên mặt đất nhờ một phần tập luyện khí công, kết hợp phương pháp tập yoga. Nhiều người có thể đi trên than hồng vì khi da chân tiếp xúc với than chỉ trong thời gian ngắn, rồi chân được nhấc lên. Lòng bàn chân chỉ tiếp xúc với than trong khoảng thời gian ngắn như thế, lớp da chân sẽ không chịu sự tác động của than ở nhiệt độ cao. Giống như khi người ta biểu diễn chạy trên các tấm cót dưới nước. Trước khi chạy họ phải vận khí công, chỉ được tiếp xúc nhanh, khẽ chạm trên những tấm cót này để chạy qua một cách nhẹ nhàng.
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, trong chương trình Chuyện lạ Việt Nam, đã từng có người biểu diễn đi trên than hồng ngay tại trường quay S9 Đài Truyền hình Việt Nam năm 2005. Khi đó những cục than đá được nung đỏ, trải ra một tấm thảm có chiều dài là 5m, người đi qua dải than hồng đó không có sự hỗ trợ nào cả, chỉ đi bằng chân trần nhưng người đó đã đi qua, đi lại 3 lần.
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, trong chương trình Chuyện lạ Việt Nam, đã từng có người biểu diễn đi trên than hồng ngay tại trường quay S9 Đài Truyền hình Việt Nam năm 2005. Khi đó những cục than đá được nung đỏ, trải ra một tấm thảm có chiều dài là 5m, người đi qua dải than hồng đó không có sự hỗ trợ nào cả, chỉ đi bằng chân trần nhưng người đó đã đi qua, đi lại 3 lần.
Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng cộng với điệu nhảy tốc độ là bí quyết của việc đi trên thảm lửa. Các chuyên gia của Đức đã xác định chính xác được nhiệt độ mà đôi chân trần phải chịu trong một lần tổ chức lễ hội của thổ dân đảo Fiji. Lúc cao nhất, nhiệt độ dưới bàn chân người nhảy múa lên tới 80 độ C trong khi than nóng những 330 độ C. |
Ở đây chúng ta cần xét hai yếu tố. Thứ nhất, xét trên trạng thái cơ thể, không phải lúc nào cơ thể chúng ta cũng có thể làm những việc khác thường như thế được. Mỗi người có khả năng khác nhau như một số người có thể dùng lưỡi liếm dao đã nung đỏ. Ta có thể gọi đó là trạng thái xuất thần của cơ thể. Thứ hai, trước khi họ thực hiện cần phải đọc một câu thần chú, xin phép một ai đó để thực hiện và phải làm một số động tác như múa may quay cuồng, trạng thái lâng lâng, để cơ thể trở về vô thức.
Ông Hải cho hay, ông đã từng tự tay mình bốc than hồng lên để truyền từ tay nọ sang tay kia một cách bình thường mà tay không bị bỏng. Và trường hợp những người đi trên than hồng với nhiệt độ trên 500 độ C cũng vậy. Việc chuẩn bị về mặt tinh thần, nâng khí lên cơ thể và tập luyện về mặt sức khoẻ, quyết tâm bước qua những đống than hồng là những điều cần thiết cho mỗi người. Thực ra đây cũng là việc không có gì lạ lắm. Nếu chúng ta quan sát kỹ khi người đi trên than hồng, tiết diện bàn chân chỉ chạm nhẹ với than hồng rồi nhấc chân lên để bước đi tiếp. Như thế có thể bước đi bình thường trên mặt than hồng mà không sợ bị bỏng chân. Chúng ta đều có thể bước trên than hồng nhưng không thể đứng một chỗ, như thế chắc chắn chân sẽ bị nướng thành than.
BS Đặng Văn Quế, nguyên chuyên viên pháp y Bệnh viện Việt Đức cho biết, việc đi trên than hồng không để nhằm mục đích chính là chữa bệnh ra mồ hôi chân hay chân bị hôi thối. Việc đi trên than hồng giúp cho con người ta khỏe mạnh, rèn luyện tinh thần, chiến thắng mọi khó khăn trong cuộc sống.Ông Hải cho hay, ông đã từng tự tay mình bốc than hồng lên để truyền từ tay nọ sang tay kia một cách bình thường mà tay không bị bỏng. Và trường hợp những người đi trên than hồng với nhiệt độ trên 500 độ C cũng vậy. Việc chuẩn bị về mặt tinh thần, nâng khí lên cơ thể và tập luyện về mặt sức khoẻ, quyết tâm bước qua những đống than hồng là những điều cần thiết cho mỗi người. Thực ra đây cũng là việc không có gì lạ lắm. Nếu chúng ta quan sát kỹ khi người đi trên than hồng, tiết diện bàn chân chỉ chạm nhẹ với than hồng rồi nhấc chân lên để bước đi tiếp. Như thế có thể bước đi bình thường trên mặt than hồng mà không sợ bị bỏng chân. Chúng ta đều có thể bước trên than hồng nhưng không thể đứng một chỗ, như thế chắc chắn chân sẽ bị nướng thành than.
Khi ai đó đi được trên than hồng là kết quả của quá trình tập luyện. Chúng ta biết rằng việc một số người bị bệnh ra mồ hôi, hôi thối tay chân là do bị tổn thương thần kinh, stress, cũng có thể là do tuyến cường gián đoạn... điều này chúng ta có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa. Nhưng nhờ quá trình đi trên than hồng cơ thể sẽ chế ngự được những thứ bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh ở ngoài da.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét