Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy
ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát
tâm, làm chủ tâm. Và khi mà ngũ căn được tu tập, làm cho sung mãn thì sẽ biến thành ngũ lực; tức là tạo nên 5 sức mạnh,
hỗ trợ hữu hiệu cho hành giả thực hành
thiền định và thiền tuệ.
I- Tín căn (saddhindriya) và tín lực
(saddhabala)
Tín là
tin, lòng tin, đức tin.
Trên đời này, nếu không có saddha này thì ta không
thể làm được công việc gì ra hồn, ra dáng. Có saddha dẫn đạo thì ta sẽ thành công trên nhiều lãnh vực, ngược lại là thất bại.
Ta có thể tìm
hiểu rộng rãi nhiều nghĩa khác nhau của từ này.
1- Tín trong ngũ thường (nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín) của Khổng Nho
Đây là lòng tin tưởng giữa người và người, là giữ trọn
lời hứa để tạo lòng tin với nhau; không được bội ước, thất tín. Người mà không
có chữ tín này sẽ đánh mất nhân phẩm, tư cách của đạo làm người. Khổng Nho nói:
"Nhân vô tín, bất lập"; có nghĩa là người không giữ chữ tín thì không
đặt để vào đâu được cả; ý nói là không thể đứng được trong thế gian, không thể làm
người được nữa.
Tín
trong ngũ thường, như vậy, là một trong
năm yếu tố, điều kiện để hoàn thiện nhân văn, nhân bản theo quan niệm chung của
nền minh triết Đông phương.
2- Tín là tin vào mình, tin vào khả
năng của mình, tin vào công việc mà
mình đang thực hiện – được gọi là tự tín.
Trong thi cử, tranh tài thể thao, kinh doanh buôn bán,
tiếp thị, ngoại giao, diễn thuyết, thuyết pháp, tranh cử, lãnh đạo...; ai có
chữ tín này sẽ có sức mạnh nội tâm, các trạng thái tâm sinh lý như được tiếp truyền
thêm năng lượng, năng lực; nó là yếu tố quyết định cho sự thành công.
Tuy nhiên, tín theo nghĩa này cũng có mặt trái của nó.
Tự tin là tốt, nhưng quá tự tin đến nổi vượt quá khả năng của mình, vượt quá
kiến thức, trình độ của mình; ở ngoài giới hạn chuyên môn của mình thì tín ấy
đồng nghĩa với ảo tưởng, không tưởng; tức là tin vào cái mà mình không thực sự
có, tin vào cái mà mình không có khả năng! Bên sau tín này là mạn, kiêu và ngã; sẽ dẫn đến thất bại, mọi người sẽ coi khinh.
3- Tín là tin vào cái mà mình chưa
biết
Có những điều mình chưa thấy, chưa nghe... mà vẫn
tin. Ví dụ, mình chưa biết kiếp trước, kiếp sau... nhưng vẫn tin là có. Tín này
có nhiều cấp độ, tầng mức khác nhau:
- Tin là
có thần linh, thượng đế, có những năng
lực vô hình chi phối vận mạng con người. Tín này có được là do sự tiếp truyền
hoặc do sự kế thừa của tập quán, truyền thống nhiều đời để lại. Thấy ông bà cha
mẹ tin nên con cái tin theo. Thấy ai cũng tin nên mình cũng phải tin. Đằng sau
chữ tín này là do không thông hiểu, không giải thích được các hiện tượng tự
nhiên của trời đất, những định luật vận hành của nhân quả vũ trụ. Nó được kế
thừa từ những tâm thức sơ khai, do sợ hãi các thế lực u minh, huyền bí không lý
giải được.
- Tin là
có Phật, có Chư thiên, Phạm thiên, có chúng sanh ở những cảnh giới vô
hình... Tín này có thể được tiếp truyền, kế thừa từ truyền thống Phật học của gia đình, dòng họ hay cả quốc độ. Cũng có
thể có được từ chùa tháp, bi ký, kinh điển còn để lại. Cũng có thể tin vào một
vị thầy, một vị sư giảng nói.
Rộng rãi hơn tí nữa của lòng tin này là tin nhân-quả,
tội-phước, đời này đời kia; thường là nó không tự có mà được tiếp truyền, ảnh
hưởng từ gia đình, truyền thống hay tôn giáo, nhất là Phật giáo.
4- Tín
là tin vào cái chưa biết, nhưng có suy
luận, tư duy, thẩm sát, chiêm nghiệm...
Đi kèm với
tín này thường có trí. Cũng từ tín ở cấp độ 3, họ học hỏi, suy luận, chiêm nghiệm để có
được tín ở cấp
độ 4 này. Họ không dễ dàng cả tin, tin duôi theo mọi người. Họ cố gắng tự mình
giải mã những điều chưa biết để đưa đến kết luận khả tín. Tín này cũng là tín
mà đức Phật đã dạy cho người dân xứ Kālāma. Họ không vội tin vào bất cứ nguồn tin đáng tin cậy nào. Văn
rồi, nhưng họ phải tư và tu nữa. Họ tìm từng đáp án một từ những thông số đã được kết nạp từ văn
và tư; họ chiêm nghiệm, thực hành, tu
tập. Tín này thuộc về những người tu tập trong giai đoạn sơ thiện; tức là người
chưa thấy Pháp mà tu, chỉ hưởng được phước báu nhân thiên.
5- Tín của bậc thánh Hữu học
Là tín của những bậc đắc 3 quả thánh Thất lai, Nhất
lai và A-na-hàm. Đây là giai đoạn trung thiện. Những vị
này bắt đầu có đức tin trong sạch và thanh khiết do nhờ đã xuôi chảy về dòng
thánh; càng ngày càng chứng nghiệm sự thật, càng ngày càng thấy rõ nhân quả
nghiệp báo, luân hồi tử sanh. Những điều chưa thật sự tin ở cấp độ trước, lần
hồi đã được minh giải rõ ràng ở nơi tâm, nơi tuệ của họ.
6- Tín của bậc thánh Vô học
Là tín của những bậc đã đắc
quả A-la-hán. Đây là giai đoạn hậu thiện. Các vị không còn tin nữa vì họ đã hoàn
toàn thấy Pháp rồi. Bây giờ, các Ngài chỉ thuận theo Pháp mà sống và giáo hóa
chúng sanh. Đây là cấp độ cuối cùng của tín, không còn gọi là tín nữa, mà gọi là
Vô tín.
Nói tóm lại,
tín là yếu tố dẫn đạo để tạo phước báu nhân thiên: Tín, văn, giới, thí, tuệ.
Tín cũng là năng lực đi đầu trong 5 năng lực để phát triển thiền định và thiền quán:
Tín, tấn, niệm, định, tuệ - như ở bài nghiên cứu này.
Nhờ tín càng
tu tập càng được củng cố, tăng trưởng nên lúc thực hành thiền định và thiền quán,
nghi triền
cái được yên lặng, tâm dễ dàng khắng khít hơn với đề mục, đưa đến định tâm và mau chóng thấy được thực tánh
của Pháp.
II- Tấn căn (viriyindriya) và tấn lực (viribala)
Viriya
là tinh tấn, cần chuyên, dõng mãnh, cố
gắng, nỗ lực, ráng sức...
Cũng như saddha, viriya có nhiều nghĩa và nhiều cấp
độ khác nhau.
1- Tấn
trong đời sống thường nhật: Một cái cất tay, nhấc chân
cũng có viriya tham dự. Ăn, nói, đi, đứng, ngồi, nằm... cũng không thể thiếu
tấn. Mọi công việc hằng ngày, những nghề nghiệp mưu sinh, học hành, thi cử...
nếu muốn tốt đẹp, thành công đều nhờ vào tấn.
Tấn với
nghĩa này, chỉ thuần là năng lực của tâm
chứ chưa mang tính chất đạo đức, thiện ác. Ví dụ: giết người, trộm cắp... cũng
không thể thiếu cố gắng, nỗ lực... Do vậy, tấn không phải là một tâm, nó chỉ là
một tâm sở trung tính, nên không nằm trong 14 bất thiện tâm sở và 25 tịnh quang
tâm sở. Một việc làm xấu ác nếu có tấn hỗ trợ, cái xấu ác ấy càng trở nên xấu
ác hơn, tăng trọng tính chất xấu ác ấy hơn. Một việc làm tốt, nếu có tấn
hỗ trợ thì cái tốt ấy càng tốt hơn...
2- Tấn
trong việc tu tập: Cũng là viriya, nhưng tùy thuộc ở mỗi
nơi, viriya mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
-Tấn trong 3 loại Bồ-tát: Trí tuệ, Đức tin và Tinh
tấn; thì tấn này không phải là nỗ lực, cố gắng mà hàm chỉ cái hạnh quên mình vì
chúng sanh. Chư vị Bồ-tát, theo hạnh nguyện
của mình, sẵn sàng phục vụ không mệt mỏi vì sự an vui và hạnh phúc cho chúng sanh.
Các Ngài lăn lóc sinh tử nhiều như vi trần để tích lũy phước báu hữu lậu; làm
vua chúa, đại thần, trưởng giả, phú hộ... để đem đến lợi ích vật chất, áo cơm...
cho những người đói khổ. Bồ-tát Di-Lặc tu theo hạnh này nên sẽ thành Phật với
thời gian lâu dài hơn 2 lần, 4 lần loại Bồ-tát Đức tin và Trí tuệ.
- Tấn trong Tứ chánh cần: Tấn này nội hàm
tính chất làm lành, lánh ác; nỗ lực xa rời ác niệm, ác pháp, tăng trưởng thiện
niệm, thiện pháp.
- Tấn trong Thất giác chi: Tấn này là thuần thiện,
là 1 trong 7 yếu tố đưa đến giác ngộ (niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an,
định, xả); đồng thời có sẵn trong tâm của bậc Thánh. Tấn này đi
sau trạch pháp, tùy thuộc trạch pháp; nỗ
lực khởi tâm hỗ trợ cho niệm được an trú. Nhờ tấn, nhờ năng lực của tấn,
niệm
được chuyên nhất ghi nhận Pháp, an trú Pháp; nên tâm sẽ có được hỷ, an,
định và xả. Và đây là lộ trình
tâm của thiền định. Nếu là thiền tuệ
thì định phải được hiểu là sát-na định hay phiến thời định; là định của
tuệ chứ không phải là định của
định.
- Tấn trong Tứ như ý túc (dục, tấn, tâm, tuệ): Tấn này đi sau dục. Dục này thuần
túy là khởi ý muốn làm, muốn thực
hiện, là ước muốn tu tập một đề mục thần thông nào đó. Tấn ở đây là nỗ lực, hỗ trợ
cho dục ấy được viên mãn, nhất tâm.
- Tấn trong Bát chánh đạo: Nếu tu tập riêng lẻ
là 1 chi phần trong 8 chi phần thì tấn này là tấn ở trong
Tứ chánh cần.
Nếu phân thành 3 nhóm giới-định-tuệ thì tấn này hỗ trợ cho niệm để đi
đến định. Nói cách khác, tấn có thể hỗ trợ cho kiến và tư duy (cho
tuệ); hỗ
trợ cho ngữ, nghiệp, mạng (cho giới), hỗ trợ cho niệm, định (định).
Nói tóm lại, tấn trong ngũ căn và ngũ lực, hàm tàng
tất cả các nghĩa vừa lược dẫn, tạo thành một năng lực, một sức mạnh để hỗ trợ
cho tín, niệm, định và
tuệ. Nói cách khác, tấn hỗ trợ cho tất
cả thiện tâm và thiện tâm sở, hỗ trợ cho định Sắc, Vô sắc; hỗ trợ 8 Siêu thế
tâm đạo quả và Niết-bàn.
III- Niệm căn (satindriya) và niệm lực (satibala)
Sati có
đầy đủ các nghĩa như nghĩ đến, tưởng đến,
nhớ, trí nhớ, ghi nhận, chú tâm... Nhưng chính xác nhất, sati - niệm, gần với
ghi nhận hoặc chú tâm hơn.
Tương tự như saddha và viriya, sati - niệm cũng hàm
tàng nhiều nghĩa khác nhau vậy.
1- Niệm trong Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp)
- Niệm thân: Niệm 32 thể trược tức là niệm
thân, sử dụng sati có thể đạt đến Tứ thiền, đề mục này để dành cho người nhiều
tham dục, ái dục. Nhưng niệm thân trong Tứ niệm xứ lại khác, nó không dùng quán
tưởng mà dùng quán chiếu, theo dõi, quan sát liên tục thân đi, đứng, nằm ngồi,
co tay, duỗi chân... thuộc thiền tuệ. Hành giả phải thấy cho rõ được tam tướng
Vô thường, Khổ, Vô ngã của các Pháp hữu vi, của sắc thân. Nói cách khác, phải
thấy rõ sắc, phải thấy rõ sắc sanh, sắc diệt... Trong trường hợp này, sati đã biến
thành sammāsati (chánh niệm), lại còn kết hợp với tỉnh giác (chánh kiến).
- Niệm thọ: Là ghi nhận, chú tâm các cảm giác
khởi sanh ở nơi thân và tâm; đấy là những cảm thọ khổ, lạc, hỷ, ưu, xả. Thọ là đối
tượng của thiền tuệ nên phải có chánh
niệm và chánh kiến mới thấy rõ thọ thuần túy thuộc về
danh pháp; phải thấy rõ tất cả danh pháp đều Vô thường, Khổ và Vô ngã.
- Niệm tâm: Là ghi nhận, chú tâm vào các trạng
thái tâm lý, như tham thấy rõ tham, sân thấy rõ sân. Niệm tâm cũng là đối tượng
của thiền tuệ nên cũng cần phải có chánh kiến hỗ trợ cho chánh niệm như trên. Tâm cũng thuần túy là danh pháp.
- Niệm Pháp: Pháp là đối tượng của tâm, gồm cả sắc pháp và danh pháp.
Niệm Pháp là niệm về 5 pháp chướng ngại
(5 triền cái), ngũ uẩn, 12 xứ, Thất giác chi, Tứ đế...
2- Niệm trong Thất giác chi
Trong Thất giác chi có niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định và xả; tức là 7
yếu tố đưa đến giác ngộ hoặc là 7 yếu
tố hằng có sẵn trong tâm Bậc Giác Ngộ. Nếu hiểu như vậy thì Thất giác chi vừa
là nhân vừa là quả.
2.1- Nếu Thất giác chi là nhân thì niệm, trạch pháp... phải được tu tập cho
thuần thục, viên mãn. Trong trường hợp
này, người tu tập niệm giác chi như là một pháp môn riêng biệt. Vậy niệm ở đây tương tự Tứ niệm xứ
hoặc thập tùy niệm, tùy theo pháp môn
lựa chọn của hành giả.
2.2- Nếu
Thất giác chi là quả thì niệm, trạch pháp... đã được tu tập viên mãn, thuần
thục rồi. Trong trường hợp này, Thất
giác chi trở thành một tiến trình tâm; và niệm này chính là chánh niệm: ghi nhận
như thực, chú tâm như thực các pháp đến và đi, sinh và diệt.
Ở đây, nếu cần phân tích thì sau niệm là trạch pháp. Nếu cần chiếu soi thì trạch pháp đi sau chính là chánh kiến hay tỉnh giác.
Rồi tỉnh giác sẽ có tấn hỗ trợ để có được an, định, xả của thiền tuệ,
của tuệ quán, của giải thoát trí. Nếu cần đi vào định thì an, định, xả
đi sau là của thiền định, của giải
thoát tâm!
Vậy, niệm trong ngũ căn, ngũ lực là niệm đang còn
tu tập, nó thiên trọng loại niệm 2.1 và hướng đến niệm loại 2.2. Đến quả vị A-na-hàm,
ngũ căn và ngũ lực cũng còn cần phải điều chỉnh để 5 sức mạnh trên
trở nên đồng đều. Mà bao giờ niệm cũng là người cầm cương chính để điều chỉnh 4
con ngựa khác là tín, tấn, định và tuệ.
|
|
|
|
|
Tín
|
Tấn
|
Niệm
|
Định
|
Tuệ
|
1 2 |
Giải
thích:
*Tấn, định được xem là cặp ngựa 1. Trong đời sống tu tập, nếu năng lực của tấn vượt trội thì định sẽ bị giảm sút. Ngược lại, nếu năng lực của định vượt trội thì tấn
sẽ bị co rút lại. Niệm có bổn phận điều
khiển cặp ngựa tấn, định này luôn
luôn chạy đồng đều. Con ngựa định
chạy nhanh thì ghìm định lại, thúc
hối tấn tiến lên. Nếu tấn chạy
nhanh thì ghìm tấn lại, thúc hối định tiến lên.
*Tín, tuệ được xem là cặp ngựa 2. Tương tự tấn và định, nếu tín nhiều thì tuệ sẽ giảm sút. Nếu tuệ nhiều, quá sắc bén, năng lực quá
mạnh thì tín sẽ bị suy yếu. Niệm
cũng có bổn phận điều khiển cặp ngựa 2
này tương tự cặp ngựa 1.
IV- Định
căn (samādhindriya) và định lực (samādhibala)
Người ta thường hiểu định là tâm không loạn, luôn luôn
trầm tĩnh, bình tĩnh, ổn định, trạm nhiên, không lay động, không xao động trước
mọi tình huống, cảnh trạng của cuộc đời. Định này là định trong đời sống thường
nhật, nó có được là do đã tu tập định từ nhiều kiếp trước hoặc do tu tập niệm
và chú tâm lâu dài. Rốt ráo hơn, định này là định của tuệ hoặc định có tuệ chiếu soi.
Có một loại định khác nữa là định của thiền
định. Ở đây, hành giả tu tập các tầng định Hữu sắc và Vô sắc. Tùy mức
độ thuần thục, cạn hay sâu, hành giả có thể nhập định với thời
gian 2, 3 giờ, cho chí 5, 7 ngày gì đó như ước muốn.
Định căn
và định lực có được là do tu tập hai
loại định kể trên. Tuy nhiên, rốt ráo hơn, là 5 bậc thiền định Siêu thế
giới của các vị đắc 4 Thánh đạo và 4
Thánh quả. Chỉ có những định này, là Thánh định, thì không thối chuyển; còn các
định khác thường tùy thuộc nhân duyên và điều kiện.
V- Tuệ căn (paññindriya) và tuệ lực (paññabala)
Tuệ căn
là 1 thiện tâm sở, nó có mặt trong 24
Dục giới tịnh quang thiện tâm, 15 Sắc giới tâm, 12 Vô sắc giới tâm và 8
Siêu thế giới tâm.
Đặc tính của tuệ căn là sự sáng suốt, thấy rõ nhân
quả, tội phước, thấu đạt thực tướng, thấy biết rốt ráo bản chất của sự vật.
- Trên lộ trình tu tập, tuệ căn có nghĩa là trí hoặc
vô si khi nó có mặt trong 12 Dục giới tịnh quang thiện tâm có trí. Trong 12 Dục
giới tịnh quang thiện tâm không có trí, không có tuệ căn.
- Trong 15 Sắc giới tâm, 12 Vô sắc giới tâm đều có
tuệ căn tâm sở, nhưng tuệ này thuộc phàm tuệ.
- Trong 8 Siêu thế giới, tuệ căn này mới chính thực
là paññā, thuộc thánh tuệ, không còn bị che mờ hoặc thối chuyển nữa. Người tu
tập thiền quán, thấy rõ tam tướng hoặc thấy rõ danh, sắc; tuệ này sẽ được phát triển
đến chỗ thuần thục, viên mãn. Và đấy là tuệ của 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả.
Kết
luận
Ngũ căn
và ngũ lực là những pháp quan trọng, cần
yếu trong tâm của hành giả tu Phật. Chúng là những sức mạnh của thiện pháp đưa
ta đến những cảnh giới an lạc, hạnh phúc trong các cõi; đồng thời chúng dẫn ta
đến bến bờ giác ngộ, giải thoát sinh tử khổ đau.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý:
- Trong đời sống thường nhật, ta phải lấy niệm làm chủ
để điều hòa, quân bình 2 cặp tín-tuệ
và tấn-định.
- Khi chuyên tu thiền định để nỗ lực đắc các tầng
thiền, thì năng lực định mạnh
mẽ hơn tuệ cũng là điều cần thiết.
- Khi chuyên tu thiền quán, phát triển minh sát tuệ
để thấy rõ tam tướng, danh-sắc... thì năng lực tuệ mạnh mẽ hơn định
cũng là chuyện đương nhiên vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét