Nền tảng Phật Pháp - hiểu Phật Pháp Tăng - TK Sīlānanda

Kết quả hình ảnh cho tam bảo
Hôm nay chúng tôi bắt đầu loạt bài giảng về Phật Pháp Căn Bản. Được gọi là Phật Pháp Căn Bản vì loạt bài này chỉ nói đến những phần căn bản của Phật Pháp, do đó chúng ta sẽ không đi sâu vào những lời dạy của Đức Phật. Đầu tiên chúng ta sẽ học về Tam Bảo, Tam quy v.v…

Những đề tài chúng ta sẽ học là những bài có lẽ nhiều vị đã học qua rồi, nhưng chúng tôi hy vọng có một số đề tài các bạn cần hiểu một cách rõ ràng và kỹ càng hơn. Như vậy, có nhiều điều các bạn đã hiểu rồi và cũng có những điều mới mẻ lâu nay bạn không để ý đến. Có những điều bạn đã biết, nhưng xin các bạn cũng nên kiên nhẫn vì nghe những điều mình đã biết rồi sẽ giúp cho sự hiểu biết của các bạn được rõ ràng và chắc chắn hơn.

Những điều căn bản trong Phật Giáo đầu tiên chúng ta cần biết là: Phật là ai, Phật Tử là gì, Đức Phật đã dạy những gì. Chúng ta cũng cần biết ai đã giữ gìn và truyền bá Giáo Pháp từ thế hệ này sang thế hệ khác và truyền thừa cho đến ngày hôm nay. Tóm lại, Chúng ta cũng sẽ học để biết thế nào là Phật, Pháp, Tăng v.v…

Nền tảng Phật Pháp - Lịch sử Đức Phật Gotama (Thích Ca) - TK Sīlānanda


Khi học hỏi những lời dạy của Đức Phật, chúng ta cần phải hiểu biết về cuộc đời của Ngài. Khi biết được cuộc đời của Đức Phật, hiểu được Ngài đã nỗ lực và hy sinh như thế nào để trở thành một vị Phật thì chúng ta sẽ càng khâm phục Đức Phật và trân trọng để tìm hiểu những lời dạy của Ngài hơn.

Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn tháng năm dương lịch năm 624 trước Công Nguyên. Giờ sinh chính xác của Ngài không được ghi lại, nhưng chúng ta có thể nói rằng: Ngài sinh vào buổi sáng vì trong lịch sử ghi lại ngay chiều hôm đó, ẩn sĩ Kaladevila đã đến thăm Bồ Tát. Chỗ Bồ Tát đản sinh là công viên Lumbini trong khu rừng không xa thủ đô Kapilavatthu. Phụ thân của Ngài là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu thân là hoàng hậu Mahā Māyā.

Nền tảng Phật Pháp - Tứ Diệu Đế - TK Sīlānanda


Tứ Diệu Đế hay Bốn Chân Lý Cao Thượng hoặc Bốn Sự Thật Cao Thượng là những lời dạy vô cùng quan trọng trong toàn bộ giáo pháp của Đức Phật. Những lời dạy của Đức Phật trong bốn mươi lăm năm truyền bá Giáo Pháp có thể tóm gọn trong Bốn Chân Lý Cao Thượng. Bởi vậy Bốn Chân Lý Cao Thượng là một đề tài rất quan trọng. Trước khi tìm hiểu sâu xa hơn về Bốn Chân Lý Cao Thượng, chúng ta cần phải hiểu nghĩa chữ Chân Lý theo giáo pháp của Đức Phật.

Chân Lý là sự thật, vậy cái gì có thật là Chân Lý, chỉ đơn giản thế thôi. Vậy cái gì có thật, cái gì không ngược lại tình trạng có thật của nó là Chân Lý, là Sự Thật.

Nền tảng Phật Pháp - Bát Chánh Đạo - TK Sīlānanda


Bây giờ chúng ta hãy phân tích từng yếu tố một của Bát Chánh Đạo. Có tám yếu tố trong Bát Chánh Đạo. Đó là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

1.    Chánh Kiến

Kết quả hình ảnh cho bát chánh đạoChánh Kiến là gì? Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng: tám yếu tố được gọi là con đường đi đến nơi chấm dứt khổ vào lúc Giác Ngộ, vào lúc đạt đạo (magga). Như vậy Chánh Kiến có nghĩa là hiểu biết về Khổ, hiểu biết về nguyên nhân của khổ, hiểu biết về sự chấm dứt khổ, và hiểu biết về con đường đi đến nơi dứt khổ. Nhưng trong những kinh sách khác, bạn có thể hiểu Chánh Kiến bao gồm cả hiểu biết Lý Duyên Sinh (Paticca samupāda), và hiểu biết bản chất thật sự của sự vật v.v... Bởi vì Chánh Kiến bao gồm cả hai khía cạnh Thế Tục và Siêu Thế. Về Thế Tục thì Chánh Kiến bao gồm cả hiểu biết luật Nghiệp Báo, hiểu biết bản chất thật của Vật Chất và Tâm qua Thiền Minh Sát v.v... Nhưng theo nghĩa giải thích trong Kinh Đại Niệm Xứ thì Chánh Kiến là hiểu biết Bốn Chân Lý Cao thượng.

Nền tảng Phật Pháp - Nghiên cứu về Nghiệp - TK Sīlānanda



Trong bài này sẽ nói rõ:
  1. Nghiệp là gì?
  2. Nguyên nhân tại sao?
  3. NGHIỆP CHỨA Ở ĐÂU?
  4. NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ NGHIỆP?
  5. CÓ THỂ BIẾN CẢI QUẢ CỦA NGHIỆP KHÔNG?
  6. NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LẦM HAY TÀ KIẾN VỀ KAMMA (NGHIỆP)
  7. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP
  8. LỢI ÍCH CỦA SỰ HIỂU BIẾT LUẬT NGHIỆP BÁO
  9. CÁC LOẠI NGHIỆP (Phân loại nghiệp) 


Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Sinh = 12 Nhân Duyên - TK Sīlānanda


Lần trước tôi đã nói đến luật Nghiệp Báo. Luật Nghiệp Báo là một phần của Luật Nhân Quả. Hôm nay tôi sẽ nói đến một phần khác của Luật Nhân Quả, đó là Lý Duyên Sinh.

Về Luật Nhân Quả, có ba quan niệm được nêu ra:

Hình ảnh có liên quan1.     Tất cả sự vật dù là sinh vật hay những vật vô tri đều được tạo ra bởi Thượng  Đế hay Phạm Thiên.

2.    Sinh vật hay vật vô tri phát sinh tự nhiên không có nhân nào cả. Có nghĩa là chúng khởi sinh và hoại diệt không do nhân nào cả.

3.      Sinh vật hay vật vô tri không do ai tạo ra cả, cũng chẳng phải không do nguyên nhân nào tạo ra cả; nhưng mọi sự vật khởi sinh do nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện. Đây là quan kiến của Phật giáo.

Luật Duyên Sinh dạy cho chúng ta biết rằng: không có gì độc lập một mình. Mọi sự vật đều có liên hệ, và mọi sự vật đều tùy thuộc vào một số sự vật khác để phát sinh.

Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ = 24 Hệ Nhân Duyên - TK Sīlānanda


Hôm nay, chúng ta đi đến phần thứ ba của Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả có ba phần: Trước tiên là Luật Nghiệp Báo, thứ hai là Luật Duyên Sinh, thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên (bài này). Hai Luật đầu chúng ta đã nghiên cứu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna).

Nền tảng Phật Pháp - CÁC HẠNG CHÚNG SINH TRÊN ĐƯỜNG GIẢI THOÁT -TK Sīlānanda


Hình ảnh có liên quanCÁC HẠNG CHÚNG SINH        
TRÊN ĐƯỜNG GIẢI THOÁT:     
A. Puthujjāna (Người thế tục)
1.  Andha puthujjana (người thế tục mù lòa): 
2.  Kalyāṇa puthujjana (người thế tục hiểu biết)
3. Bodhisatta (Bồ Tát)  
B. Ariya: (Bậc Giác Ngộ)   
1.  Sotāpanna: Tu Đà Hoàn 
2. Sakadāgāmī: Tư Đà Hàm  
3.  Anāgāmī: A Na Hàm (Bất lai)  
4.  Arahant: A La Hán
5.  Pacceka Buddha: Phật Độc Giác       
6.  Phật Toàn Giác   


Nền tảng Phật pháp - Những giới luật quan trọng nhất - Tỳ kheo Silananda


Đừng chấp vào giác ngộBài này sẽ giải thích về các loại, hình thức qui y, cũng như giải thích sự thăng tiến giới luật từ 5 giới, 8 giới, 10 giới.
Khi đề cập đến con đường tiến bộ tâm linh, chúng ta đã nói đến những hạng người đã đi trên con đường tiến bộ tâm linh, bây giờ chúng ta nói thẳng vào sự tiến bộ tâm linh hay tìm hiểu thế nào là con đường tiến bộ đó. Con đường tiến bộ tâm linh thật sự có nghĩa là sự thực hành để tiến bộ tâm linh.

Chúng ta tự nhận mình là người con Phật, vậy thì chúng ta phải làm gì để đúng nghĩa với danh từ này. Chúng ta rất may mắn là học trò của Đức Phật, và đã được Đức Phật chỉ cho con đường tâm linh. Để trở thành người học trò của Đức Phật, điều trước tiên chúng ta phải làm là nương tựa vào Đức Phật hay còn gọi là Quy Y. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu con đường tiến bộ tâm linh bằng sự Quy Y hay tìm nơi nương tựa, nơi trú ẩn an toàn.

Nền tảng Phật pháp - THIỀN ĐỊNH (SAMATHA) - Tỳ kheo Silananda


Kết quả hình ảnh cho giác ngộChúng ta đã học xong bước đầu tiên của con đường phát triển tâm linh, đó là giữ giới luật trong sạch. Nhờ giữ giới luật trong sạch, thiền sinh có thể kiểm soát được thân và khẩu của mình. Nếu một người có thể kiểm soát được hành vi của mình, có thể thu thúc để mình khỏi sát hại chúng sinh, khỏi trộm cắp v.v… thì đó là một sự thành tựu lớn lao, nhưng trên đường phát triển tâm linh, nếu chỉ giữ giới luật không thôi thì chưa đủ. Mặc dù giữ giới luật trong sạch, nhưng tâm của chúng ta còn có thể bị ô nhiễm. Đôi khi trong tâm ta còn suy nghĩ đến những hành vi phạm giới như suy nghĩ đến sự giết hại, xâm phạm của cải của kẻ khác, xâm phạm tiết hạnh vợ con người, nói lời không thật, dùng chất say, rượu.

Nền tảng Phật pháp - THIỀN MINH SÁT (VIPASSANĀ)) - Tỳ kheo Silananda


https://giacngo.vn/UserImages/2017/12/26/11/295018_344769685587953_1502521184_n.jpgVề con đường phát triển tâm linh của Phật Giáo, trước tiên chúng ta Quy Y rồi giữ giới, sau đó hành Thiền Định. Bây giờ chúng ta bước thêm một bước nữa là hành Thiền Minh Sát (vipassanā), đó là con đường trí tuệ.

Nếu phát triển được Thiền Định thì tốt, nhưng nếu chỉ một mình Thiền Định thôi thì không thể Giác Ngộ. Muốn Giác Ngộ, muốn chấm dứt đau khổ chúng ta phải thực hành trí tuệ pañña. Muốn thực hành trí tuệ thì chúng ta phải hành Thiền Minh Sát. Các bạn đã hành Thiền Minh Sát nhiều năm, đã biết cách thức hành thiền, nhưng hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn về lý thuyết của Thiền Minh Sát. Đây là một khóa học về căn bản của Phật Giáo, nên tôi phải bao gồm Thiền Minh Sát.

Nền tảng Phật pháp - Giải thích sự giác ngộ - Tỳ kheo Silananda


GIÁC NGỘ là Cứu Cánh của Con Đường Giải Thoát

Trong bài giảng trước các bạn đã nghe về Thiền Minh Sát. Thiền sinh hành Thiền Minh Sát thành công sẽ Giác Ngộ; bởi vậy đề tài giảng giải ngày hôm nay sẽ nói đến Sự Giác Ngộ.

Kết quả hình ảnh cho giác ngộNgày nay người ta thường nói đến Giác Ngộ. Giác Ngộ là một đề tài phổ thông, nhưng chúng tôi không biết chắc những người thường nói đến Giác Ngộ có hiểu những gì mà họ đang đề cập đến không. Sở dĩ chúng tôi nói điều đó vì Giác Ngộ có rất nhiều nghĩa và tùy theo quan niệm của từng người, của từng tôn giáo. Giác Ngộ của Thiên Chúa Giáo không cùng nghĩa với Giác Ngộ của Hindu Giáo, của Hồi giáo, và của Phật Giáo. Chữ Giác Ngộ cũng được dùng với nghĩa chính trị. Bởi thế trước khi nói về Giác Ngộ chúng ta nên hiểu chữ Giác Ngộ theo nghĩa Phật Giáo Nguyên Thủy. Trước tiên chúng ta cần biết thế nào là Giác Ngộ. Theo Phật Giáo, Giác Ngộ là thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Thượng (Tứ Diệu Đế) và loại trừ những phiền não trong tâm. Như vậy, ít nhất phải có hai yếu tố này trong Giác Ngộ. Một người Giác Ngộ Đạo Quả thì sẽ thấy, hiểu hay xuyên thấu Bốn Chân Lý Cao Thượng (Tứ Diệu Đế). Nghĩa là hiểu rõ Bốn Chân Lý Cao Thượng bằng kinh nghiệm của chính mình đồng thời người này phải có đủ khả năng loại trừ phiền não.

Nền tảng Phật pháp - Các kỳ kết tập Kinh điển lịch sử - Tỳ kheo Silananda


Kết quả hình ảnh cho kết tập kinh điểnĐề tài buổi giảng pháp hôm nay không phải đề tài về Giáo Pháp. Đề tài hôm nay nói về những cuốn sách qua đó chúng ta hiểu biết Giáo Pháp về phần lý thuyết. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự phân loại và hệ thống những lời dạy của Đức Phật, và các thời kỳ kết tập kinh điển.

Đức Phật dạy đạo trong bốn mươi lăm năm và những lời dạy của Ngài đã được Đại Đức Ānanda và các đệ tử khác của Đức Phật học thuộc lòng và truyền thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đức Phật tịch diệt năm 544 trước công nguyên. Ba tháng sau khi Đức Phật tịch diệt, kỳ Kết Tập Tam Tạng lần thứ nhất được diễn ra tại thành phố Rajagaha. Ngài Māha Kassapa đã chủ tọa cuộc kết tập Tam Tạng này. Trong thời kỳ kết tập, tất cả những lời dạy của Đức Phật đều được thu góp lại và tụng đọc lại. Đại đức Ānanda, thị giả thân cận của Đức Phật trong suốt hai mươi lăm năm, đã trình bày và tụng đọc lại những lời dạy của Đức Phật. Điều này có nghĩa là Đại Đức Ānanda đã đọc tụng lại phần Kinh (tức những lời giảng dạy của Đức Phật ) và Vi Diệu Pháp cho toàn thể đại hội, và Đại Đức Upāli - Người được Đức Phật ban danh hiệu là Đệ Nhất Giới Luật đã đọc tụng lại phần Luật.

Nền tảng Phật pháp - Hiểu vê Vô Ngã - Tỳ kheo Silananda


Kết quả hình ảnh cho vô ngãHôm nay chúng ta học một đề tài quan trọng trong Phật Giáo. Đó là thuyết Vô Ngã Anatta. Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẳn các tôn giáo khác. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẳn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật Giáo. Điều quan trọng trước tiên là chúng ta phải hiểu thuyết Vô Ngã bằng lý thuyết. Sau đó phài thực hành Thiền Minh Sát mới hiểu thấu đáo hơn. Đức Phật thuyết bài pháp Vô Ngã cho năm người học trò đầu tiên. Sau khi thuyết bài pháp đầu tiên "Chuyển Pháp Luân" cho các thầy Kiều Trần Như, năm ngày sau Đức Phật mới thuyết bài pháp Vô Ngã Tướng. Sau khi nghe và thực hành, năm thầy Kiều Trần Như đắc quả A La Hán.

Sự Bình An Không Lay Chuyển - thiền sư Ajahn chah


Kết quả hình ảnh cho ajahn chah 
1Toàn bộ lý do để học Giáo Pháp, những giáo lý của Đức Phật, là để tìm ra cách vượt qua khổ và đạt đến sự bình an và hạnh phúc. Dù chúng ta có nghiên cứu những hiện tượng của thân hay tâm, nghiên cứu tâm (citta) hay những yếu tố tâm lý của nó (tâm sở, cetasika), thì chỉ khi nào chúng ta đạt được sự giải thoát khỏi khổ là mục tiêu rốt ráo của việc tu hành, thì lúc đó chúng ta mới thực sự đang đi đúng con đường: phải vậy mới được. Khổ có mặt vì có nguyên nhân và điều kiện [nhân và duyên] của nó.

Nên hiểu rằng khi tâm được tĩnh tại là nó đang ở trong trạng thái tự nhiên bình thường của nó. Ngay khi tâm động vọng thì nó trở nên có điều kiện, nó trở thành hữu vi (sankhāra). Khi tâm bị hấp dẫn theo thứ gì thì nó bị điều kiện tác động. Khi sân khởi sinh, tâm bị tác động. Ý muốn chuyển động chỗ này chỗ nọ khởi sinh từ sự tác động. Nếu sự tỉnh giác của chúng ta không theo kịp với những sự phóng túng đó của tâm khi chúng xảy ra, thì tâm cứ chạy theo chúng và bị tác động bởi chúng. Mỗi khi tâm chuyển động, thì ngay lúc đó, nó trở thành một thực tại theo quy ước.

Dẫn Giải Sơ Lược về Thiền Tập - Thiền sư Ajahn Chah


Ajahn Chah một vị sư nổi tiếng của trường phái ‘‘Thiền Trong Rừng” của Thái Lan thuộc Phật giáo Nguyên thủy. Sinh năm 1917 ở tỉnh Ubon Rachathani thuộc miền Đông Bắc Thái Lan và được thọ giới thành một Tỳ kheo từ năm 20 tuổi. Ajahn Chah trải qua phần còn lại của đời mình trong y cà-sa, tu hành và sau đó giảng dạy Giáo Pháp cho các Phật tử Thái Lan và ngoại quốc.

Kết quả hình ảnh cho ajahn chahQuyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia. Quyển sách này đã được dịch và ấn tống cho các Phật tử tu thiền trong nhiều năm qua. Những lời dạy từ căn bản giúp làm sâu sắc thêm việc thiền tập và phát sinh trí tuệ minh sát. Vì là trích chọn lại nên có nhiều chỗ, nhiều ý lặp đi lặp lại, nhưng bản thân sự lặp đi lặp lại cũng là một phong cách giảng dạy của thiền sư Ajahn Chah, ngài luôn nhấn mạnh lại nhiều lần những chỗ quan trọng đó trong suốt những năm truyền dạy của mình.


Trạng thái tâm (Sở hữu tâm) - Vi diệu pháp - TK Giác Chánh

Về môn học Vi Diệu Pháp thì quan trọng nhất là phần Sở hữu tâm (trạng thái của tâm), các kiến thức khác liên quan đến Vi Diệu Pháp có thể không cần biết (như Lộ trình tâm, Duyên hệ....) nhưng kiến  thức về Sở hữu tâm thì nên biết vì khi hành thiền Tứ Niệm Xứ, hoặc khi sống trong đời thì chúng ta luôn đối diện với các trạng thái tâm của chính chúng ta và người khác. Đây là bài đọc thêm, các bạn nên tìm hiểu để bổ sung kiến thức về hành thiền quán Tứ Niệm Xứ (thiền minh sát). Chúng ta nên chú ý là chúng ta đọc Vi Diệu Pháp để hiểu Kinh Nikaya chứ chúng ta không nên thực hành thiền theo Vi Diệu Pháp, mà chúng ta thực hành thiền theo Kinh (Kinh Đại Niệm Xứ...). Có một số trường phái thiền minh sát dạy thực hành thiền theo kiểu Vi Diệu Pháp, phân tích, phân biệt danh sắc chân đế lung tung....và kết quả là dẫn đến mơ hồ, trừu tượng, rắc rối, không thực hiện được và đi ngược lại với tính chất cụ thể, thiết thực hiện tại của pháp Giác Ngộ mà Đức Phật truyền dạy.  Tuyệt  đối không nên như vậy vì Vi Diệu Pháp không phải là Kinh, Đức Phật chỉ dạy Kinh chứ không dạy Vi Diệu Pháp. Phải hết sức cẩn thận như vậy.