- Này các Tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và
giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập
và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho
chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì
lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.
Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ
và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền
rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng
sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi
ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người?
Đó chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc,
Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỳ-khưu,
chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải
khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường
tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho
đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.
Các pháp đưa đến giác ngộ
(bodhipakkhiya dhammā)
(bodhipakkhiya dhammā)
Bodhi: Bồ-đề, giác ngộ; pakkhiya: liên hệ; dhamma: pháp, bodhipakkhiya dhammā: các pháp liên hệ / dẫn đến giác ngộ -
37 phần bồ đề, 37 phẩm trợ đạo, 37 yếu tố đưa đến giác ngộ (37 factors, constituents to enlightenment)
Tóm tắt 37 phần bồ-đề:
1) (Ðại kinh Bát-Niết-Bàn, Trường bộ 16)
Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu:
- Này các Tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và
giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập
và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho
chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì
lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.
Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ
và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền
rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng
sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi
ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người?
Đó chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc,
Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỳ-khưu,
chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải
khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường
tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho
đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.
2) (Ðại kinh Sakuludàyi, Trung bộ 77)
- Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và
các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Bốn Niệm xứ …, tu
tập Bốn Chánh cần …, tu tập Bốn Như ý túc …, tu tập Năm Căn …, tu tập Năm
Lực …, tu tập Bảy Giác chi …, tu tập Thánh đạo Tám ngành.
3) (Tăng chi 7.67)
- Này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu sống chú tâm trong sự tu
tập, dầu cho không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm ta được giải thoát
khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm vị ấy được giải
thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.
Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Có tu tập
cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ, có tu tập Bốn chánh cần, có tu tập Bốn
như ý túc, có tu tập Năm căn, có tu tập Năm lực, có tu tập Bảy giác chi,
có tu tập Thánh đạo tám ngành.
Bát
chánh đạo
(Thánh đạo tám ngành, Bát chi thánh đạo – The Noble Eightfold Path)
Tương ưng Đạo (Tương ưng 5.45)
Bát chánh
đạo là Pháp thừa (Cỗ xe pháp):
- Thánh đạo Tám ngành này, này Ananda, là đồng nghĩa với cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp này. Vô thượng là
sự chinh phục trong chiến trận.
Chánh tri kiến, Chánh tư duy,
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh
định, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến
nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
Này Ananda, chính với pháp môn
này, các ông cần phải hiểu như thế này: "Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô
thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo
Tám ngành này".
Bát chánh
đạo là con đường diệt khổ:
1) Này các Tỳ-khưu, nếu các du sĩ
ngoại đạo hỏi các ông: "Này hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa
đến liễu tri đau khổ này?" Ðược hỏi vậy, thời
các ông hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như
sau: "Này chư
hiền, có con đường, có đạo lộ đưa
đến liễu tri đau khổ này".
Này các Tỳ-khưu, thế nào là con
đường, thế nào là đạo lộ đưa đến liễu tri đau khổ? Ðây là con đường
Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ,
chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này
các Tỳ-khưu, đây là con đường, đây là đạo lộ đưa đến liễu tri sự đau khổ
này.
2) Bạch Thế Tôn, thế nào là con
đường đưa đến
bất tử?
- Ðoạn tận tham, đoạn tận sân,
đoạn tận si, này Tỳ-khưu, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám
ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến, chánh tư
duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,
chánh định.
3)
- Có tám pháp này, này các
Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa
từ bờ bên này đến bờ bên kia (apàràpa
ramgamanàya). Thế nào là tám? Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
4)
- Này các Tỳ-khưu, có năm hạ phần
kiết sử này. Thế nào là năm? Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham,
sân. Này các Tỳ-khưu, đó là năm hạ phần kiết sử này. Chính vì mục đích
thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm hạ phần kiết sử này, Thánh
đạo tám ngành này cần phải tu tập.
- Có năm thượng phần kiết sử này,
này các Tỳ-khưu. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô
minh. Này các Tỳ-khưu, đó là năm thượng phần kiết sử này. Chính vì mục
đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử
này, này các Tỳ-khưu, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập.
Định nghĩa về tám chi
phần của Bát chánh đạo:
"Này các vị tỳ-khưu, thế
nào là chánh tri kiến? Đó là sự thông hiểu về
khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ,
và sự thông hiểu về con đường diệt khổ.
Thế nào là
chánh tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duy
về vô sân, tư duy về vô hại.
Thế nào là
chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai
lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Thế nào
chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy
của không cho, từ bỏ hành động tà dâm.
Thế nào là
chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sống
với chánh mạng.
Thế nào là
chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không
cho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệt các bất
thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiện pháp chưa sanh, và tinh
tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.
Thế nào là
chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân,
nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán thọ trên
thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán tâm
trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, điều phục mọi tham ưu trên
đời.
Thế nào là
chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện,
chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có
tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh,
nhất tâm; rồi ly hỷ trú xả, niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà
các bậc Thánh gọi là xả và niệm lạc trú, chứng và trú vào Thiền-na thứ ba;
rồi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na
thứ tư, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh."
|
Tứ niệm xứ (Tứ lập niệm)
Tương ưng Niệm xứ (Tương ưng 5.47)
- Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu
trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục
tham ưu
ở đời; Tỳ-khưu trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt
tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời; Tỳ-khưu trú, quán tâm trên tâm, nhiệt
tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời; Tỳ-khưu trú, quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời.
Tứ niệm xứ
là ngọn đèn:
- Vậy này Ananda, hãy tự mình là
ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương
tựa chính mình, chớ nương
tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm
ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương
tựa, chớ nương
tựa một gì khác.
Và này Ananda, thế nào là Tỳ-khưu
tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương
tựa chính mình, không nương
tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm
ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương
tựa, không nương
tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đây, Tỳ-khưu trú,
quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp
trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở
đời.
Này Ananda, như vậy là Tỳ-khưu tự
mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không
nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh
pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
Kết quả:
- … Khi vị ấy trú, quán như thế
(thân, thọ, tâm, pháp), tâm được ly tham, được giải thoát khỏi các lậu
hoặc, không có chấp thủ.
Tứ niệm xứ &
Thất giác chi:
Ngài Xá-lợi-phất thưa với Đức
Phật:
- Bạch Thế Tôn, tất cả các vị
A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn trong quá khứ
đã diệt trừ Năm Triền cái, những pháp làm uế nhiễm khiến cho trí tuệ yếu
ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã
chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị
A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong tương lai, tất cả Thế Tôn trong tương
lai cũng sẽ diệt trừ Năm Triền cái, những pháp làm uế nhiễm khiến cho
trí tuệ yếu ớt, sẽ an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, chân chánh tu tập Bảy
Giác chi, chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn
hiện tại đã diệt trừ Năm Triền Cái, những pháp làm uế nhiễm khiến cho
trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy
Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác.
|
Tứ chánh cần
Tương ưng Chánh cần (Tương ưng 5.49)
- Này các Tỳ-khưu, có bốn chánh
cần này. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu
đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh
khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã
sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các thiện pháp chưa sanh,
khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố
gắng.
Ðối với các thiện pháp đã sanh,
khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng
trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn,
quyết tâm, cố gắng.
Như
vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập bốn
chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về
Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
|
Tứ Như ý túc
(cattāro iddhi-pādā)
Giải thích:
1) Theo Tỳ khưu Chánh Minh:
2) Theo Thượng tọa Thích Đức
Thắng:
* * *
Tương ưng Như ý túc (Tương ưng 5.51)
- Có bốn như ý túc này, này các
Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ
bên kia [*]. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu
tập như ý túc, câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu
hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tâm
định tinh cần hành; tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần
hành. Những pháp này, này các Tỳ-khưu, là bốn như ý túc, được tu tập,
được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia.
[*]
Các diễn giải khác của Đức Phật: (i) đưa đến chân chánh đoạn diệt khổ
đau; (ii) đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng
trí, giác ngộ, Niết-bàn; (iii) đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc, tự mình
chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ
giải thoát; (iv) làm cho nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh
khởi lên, quang khởi lên.
[*]
Theo Tk Chánh Minh: Ở đây, chữ câu hữu nghĩa là đi kèm, dính liền
với. Ðịnh có nghĩa là dán chặt vào đối-tượng, nghĩa là có
mục-đích (đối tượng) rõ ràng. Tinh-cần hành là kiên-trì tu-tập.
Chính vì có mục-đích nên sự tinh-tấn có mục tiêu để đạt đến mới trở
thành tấn như-ý túc.
Nền tảng là
Bát chánh đạo:
- Này các Tỳ-khưu, thế nào là con
đường đưa đến tu tập như ý túc? Ðây là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh
tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh
tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỳ-khưu, đây là con đường đưa đến
sự tu tập như ý túc.
Chấm dứt,
không vướng mắc:
- Khi Tỳ-khưu nào là bậc A-la-hán,
các lậu hoặc đã đoạn tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm,
đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh
trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì
khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh
tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán
rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ. Tâm mà vị ấy có trước để chứng
đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tâm ấy được tịnh chỉ.
Tư duy mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được
A-la-hán rồi, tư duy ấy được tịnh chỉ.
|
Ngũ căn, Ngũ lực
Tương ưng Căn (Tương ưng 5.48)
- Này các Tỳ-khưu, có năm căn này.
Thế nào là năm? Tín căn, ấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào là tín
căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở
sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng
Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỳ-khưu, đây gọi là tín căn.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào là tấn
căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn
trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên
trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp
(anikkhittadhuro). Này các Tỳ-khưu, đây gọi là tấn căn.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào là
niệm căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu
niệm tuệ, tối thắng (satinepakkena), ức niệm, tùy niệm các việc làm từ
lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là niệm căn.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào là
định căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở
duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là định căn.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào là tuệ
căn? Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí
tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp),
đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỳ-khưu, đây gọi là tuệ
căn.
Một định
nghĩa khác:
… Này các Tỳ-khưu, cần phải quán
tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín
(Phật, Pháp, Tăng, và Giới).
Và này các Tỳ-khưu, cần phải quán
tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.
Và này các Tỳ-khưu, cần phải quán
niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.
Và này các Tỳ-khưu, cần phải quán
định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.
Và này các Tỳ-khưu, cần phải quán
tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.
Kết quả:
- Do tu tập, do làm cho sung mãn
năm căn này, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong
hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu
tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
(…)
- Với sự toàn diện, với sự viên
mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn
là vị đang thực hành để chứng ngộ quả
A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn
là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn
là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai
(A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn
là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn
là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất
lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn
là bậc Dự lưu.
Yếu nhẹ hơn là vị
đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu
(Dự lưu
hướng).
*
Tương ưng Lực (Tương ưng 5.50)
- Có năm lực này, này các Tỳ-khưu.
Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Những
pháp này, này các Tỳ-khưu, là năm lực.
Ví như, này các Tỳ-khưu, sông Hằng
thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng
vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực,
thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Tỳ-khưu tu tập
tín lực, tu tập tấn lực, tu tập niệm lực, tu tập định lực, tu tập tuệ
lực. liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt,
hướng đến từ bỏ.
|
Thất giác chi
Tương ưng Giác chi (Tương ưng 5.46)
Lợi ích:
- Con đường nào, đạo lộ nào, này
các Tỳ-khưu, đưa đến đoạn tận khát ái? Tức là bảy giác chi. Thế nào là
bảy? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi,
khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.
- Bảy giác chi này, này các
Tỳ-khưu, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ đưa đến giải
thoát, dắt dẫn người sở hành chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Thế nào là
bảy? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi,
khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.
- Bảy giác chi này, này các
Tỳ-khưu, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ đưa đến nhứt
hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ,
Niết-bàn.
- Bảy giác chi này, này các
Tỳ-khưu, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, thì sẽ đưa từ bờ bên
này qua bờ bên kia.
- Do vị ấy tu tập bảy giác chi
này, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu,
tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, trí khởi lên:
"Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sinh đã tận, Phạm hạnh đã
thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Chúng đưa đến giác ngộ, này Tỳ-khưu, nên chúng được gọi là giác chi.
Thất giác chi là bảy pháp bất
thối:
- Này các Tỳ-khưu, khi nào chúng
Tỳ-khưu tu tập niệm giác chi, tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh
tấn giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả
giác chi, thời này các Tỳ-khưu, chúng Tỳ-khưu sẽ được cường thịnh, không
bị suy giảm.
Liên hệ với
Bát chánh đạo:
- Này các Tỳ-khưu, những ai tinh
tấn tu Bảy giác chi thì cũng tinh tấn tu Thánh đạo Tám ngành đưa đến tận
diệt khổ. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn
giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.
Tu tập:
1) - Này các Tỳ-khưu, như thế nào
là Tỳ-khưu như lý tác ý, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn Bảy giác
chi? Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập niệm giác chi, trạch pháp
giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác
chi, xả giác chi, có liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ
đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
2) (Tôn giả Upavàna đáp lời Tôn
giả Sàriputta)
- Thưa Hiền giả Sàriputta, Tỳ-khưu
có thể biết được, do tự mình như lý tác ý, bảy giác chi được khéo bắt
đầu trong ta, đưa đến lạc trú. Thưa Hiền giả, Tỳ-khưu chỉ bắt đầu niệm
giác chi, biết được: "Tâm ta được khéo giải thoát. Hôn trầm thụy miên
trong ta được khéo nhổ sạch. Trạo hối trong ta được khéo điều phục. Tinh
tấn giác chi đã bắt đầu trong ta. Lấy giác chi ấy làm đối tượng (atthikatvà),
ta dụng tâm tác ý. Giác chi ấy không có thối thất (linàm)"
(tương tự cho: trạch pháp giác
chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi,
xả giác chi)
Cũng vậy, thưa Hiền giả Sàriputta,
Tỳ-khưu có thể biết được, do tự mình như lý tác ý, bảy giác chi được
khéo an trú trong ta, đưa đến lạc trú.
3) Hộ trì sáu căn là nền tảng:
(Đức Phật dạy đạo sĩ Kundaliya)
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những
pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho minh trí và giải
thoát được viên mãn?
- Này Kundaliya, bảy giác chi được
tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho minh trí và giải thoát được
viên mãn.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những
pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được
viên mãn?
- Này Kundaliya, bốn niệm xứ được
tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những
pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được
viên mãn?
- Này Kundaliya, ba thiện hành
(thân, khẫu, ý) được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm
xứ được viên mãn.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những
pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành
được viên mãn?
- Này Kundaliya, hộ trì sáu căn
được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên
mãn. Nhưng này Kundaliya, hộ trì sáu căn tu tập như thế nào, làm cho
sung mãn như thế nào, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?
Ở đây, này Kundaliya, Tỳ-khưu khi
mắt thấy sắc khả ý, tai nghe tiếng khả ý, mũi ngửi hương khả ý, lưỡi nếm
vị khả ý, thân cảm xúc khả ý, khi ý biết pháp khả ý, vị ấy không có tham
trước, không có hoan hỷ, không để tham dục (ràga) khởi lên. Thân
của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải
thoát.
Và khi mắt thấy sắc không khả ý,
tai nghe tiếng không khả ý, mũi ngửi hương không khả ý, lưỡi nếm vị
không khả ý, thân cảm xúc không khả ý, khi ý biết pháp không khả ý, vị
ấy không có tuyệt vọng (manku), tâm không có dao động, ý không có
chán nản (àdìnamànaso), tâm không có tức tối (avyàpannàcetaso).
Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo
giải thoát.
Đối trị 5
triền cái:
- Năm triền cái này, này các
Tỳ-khưu, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn
diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn. Thế nào là
năm? Dục tham, Sân, Hôn trầm thụy miên, Trạo hối, Nghi hoặc. Năm triền
cái, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt
trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn.
Bảy giác chi này, này các Tỳ-khưu,
tác thành mắt, tác thành trí, làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào
tổn hại, đưa đến Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm Trạch pháp, Tinh tấn,
Hỷ, Khinh an, Ðịnh, Xả. Bảy giác chi này, tác thành mắt, tác thành trí,
làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào tổn hại, đưa đến Niết-bàn.
* * *
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét