Tôi đọc Freud và Jung rất nhiều trong suốt thời tuổi trẻ. Tư tưởng Freud và Jung luôn ám ảnh tôi suốt khoảng thời gian đại học. Chính psycho-analysis (phân-tâm học) làm tôi cảm thấy tự tin hơn trong nghể nghiệp bác sĩ nội khoa của mình. Tôi thực sự đã có nhiều thành công khi điều trị những chứng bệnh gọi là psycho-somatic (bệnh tâm-thể) ví dụ: Đau nhức không rõ nguyên nhân, viêm đại tràng( colitis), tiều nhắt (pollakiuria), ngứa (pruritus) không có nguyên nhân, chóng mặt lành tính (benign vertigo) v.v…
những thứ không có lý do hoặc nguyên nhân cụ thể, và đặc biệt là chứng hysteria (tiếng Việt chưa có từ tương đương). Chỉ có lý thuyết về vô thức của Phân tâm học mới giải thích thỏa đáng những triệu chứng của các chứng bệnh trên. Freud và Jung là hai người thày của tôi về cả y học, triết lý và nhiều lãnh vực khác.
Vắn tắt Lý thuyết Phân tâm học:
Đa số mọi người nghĩ rằng ta suy nghĩ và hành động bằng ý thức của ta. Mình hiểu biết rõ những ý nghĩ và tình cảm của chính mình. Nhưng đến những năm đầu của thế kỷ 20, Sigmund Freud, sau những nghiên cứu lâm sàng, phát hiện ra rằng cái ta gọi là ý thức (conscious mind) chỉ là một lớp ở bên trên một thực thể khác gọi là vô thức (unconscious mind). Chính cái vô thức này mới ảnh hưởng phần lớn vào những quyết định của ta.
Hoc trò của Sigmund Freud là Carl Gustave Jung (1985-1961), đã có những phát hiện lớn hơn và quan trọng hơn về vấn đề Vô thức. Jung nghiên cứu những bệnh nhân tâm thần. Khi phần Ý thức đã nhiễu loạn hoặc hoàn toàn mất đi thì những bệnh nhân tâm thần dễ bộc lộ những nội dung của Vô thức. Những người bệnh tâm thần thường có thể cùng nói, viết những tử-ngữ (dead language) cổ xưa, hoặc có thể cùng vẽ những hình bùa của các tôn giáo bí truyền một cách giống nhau. Điều này cũng giống như sự giống nhau trong các giấc mơ giữa chúng ta; hoặc sự tương đồng trong thần thoại của các bộ lạc hoặc dân tộc khác nhau. Jung đi tới kết luận rằng tất cả chúng ta đều có chung một kiểu cấu tạo Archetype, chúng ta có chung một phần của vô thức, phần này gọi là : Vô thức tập hợp (collective unconsciousness).
Như vây, Carl Jung là nhà khoa học đầu tiên, bằng khoa học thực nghiệm chứng minh trong đáy hồn sâu của con người có sự hiên diện một Vô thức “chung”. Hóa ra giữa chúng ta cũng có một phần chung, một dây liên lạc, chứ không phải là những hòn đảo cô độc như Jean Paul Sartre đã nói. Nhìn từ góc độ vô thức, chúng ta là một toàn thể. All is One.
Khi đọc đến Vô thức tập hợp (collective unconsciousness) của Jung, tôi nhân ra rất nhiều những tương đồng giữa cái “thức” này với Alaya thức của Phật giáo. Khoảng thế kỷ thứ 04. Hai anh em Thế Thân (Vasubandhu) và Vô Trước (Asanga), cũng là hai vị Bồ Tát đầu tiên có công xây dựng tâm lý học Phật giáogọi là Yogacara (còn gọi là Duy thức học, Duy biểu học, Pháp tướng tông). Tâm lý học Phật giáo – Duy thức luận- mô tả nhận thức của con người là một thực thể liên tục (continuum), được chia ra làm bốn lớp:
1. Nhận thức của các giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác (panaca-parijnananas)
2. Ý thức (Manaskara)
3. Mạt na thức (Manovijnanana): thức này giúp cho ta nhận biết mình là một cá thể độc lập, giúp ta hình thành bản ngã, giúp ta biết ta là ta.
4. A lai da thức (Alayavijnana): là thức chung của tất cả các chủng loại sinh vật, là thức chứa (tàng thức) tất cả nghiệp chung và nghiệp riêng của ta. Vì là nơi để chứa đựng nên tiếng Anh dịch là “store-consciousness”. Ta thấy Phật giáo ngay từ đầu đã có khái niệm về nghiệp chung (cộng nghiệp).
Như vậy, khái niêm Alaya thức trùng khít với khái niêm vô thức tập hợp.
Đi xa hơn khái niêm Alaiya thức, tâm lý học Phật giáo ( Duy thức Luận) còn mô tả một thực thể, thực sự là thức cuối cùng của Tâm: Bạch tịnh thức, tôi tạm dịch là “clear white consciousness”. Nó là “thức”, sự nhận biết, thể hiện như một ánh sáng trắng và trong suốt (the clear white light) khi người ta giác ngộ (enlightened), khi người ta nhận ra bản tâm chân thực nhất của mình “the true nature”. Ánh sáng trắng này ta sẽ gặp ngay lúc lìa đời bước vào cõi trung ấm.
Cám ơn Carl gustave Jung, người chứng minh bằng khoa học thực nghiệm cho thuyết Alaya thức của Duy thức học Phật giáo
BS. Phạm Doãn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét