Tony
Bernhard là giáo sư Luật học tại University of California trong suốt
22 năm kể từ lúc nhận bằng tiến sĩ Luật năm 1982. Từ năm 1992, bà đã bắt
đầu nghiên cứu và thực hành Phật giáo.
Bắt buộc phải về hưu sớm vì bệnh mãn tính năm 2004, bà cảm thấy tuyệt
vọng và tự dày vò mình vì có cảm tưỡng đã làm tan nát cuộc sống của
người bạn đời. Sau khoảng năm sáu năm đau khổ, bà quay lại với thiền
quán niệm và nhận ra phương pháp thiền quán niệm là phương thuốc hữu
hiệu để giảm đau đớn thể xác.
Bà chia sẽ kinh nghiệm của mình qua tác
phẩm How to Be Sick: A Buddhist-Inspired Guide for the Chronically and
their Caregivers (tạm dịch: Cách nằm bệnh, một hướng dẫn được gợi hứng
từ Phật học dành cho những người bệnh kinh niên và người chăm sóc họ)
được xuất bản vào năm 2010 bởi Wisdom Publications.
Chúng ta muốn mãi mãi tự tại trước những khó chịu thể xác, nhưng
chúng ta là một với thân thể của mình và chúng thì lại cứ bị thương tật,
bệnh hoạn, già nua. Tin lành là Đức Phật đã có một phương thuốc- sự
quán niệm- giúp làm dịu những nỗi khó chịu về thể xác này. Sự quán niệm
không phải là một viên thuốc thần, mà đúng ra nó là một sự thực hành màu
nhiệm, nghĩa là, theo thời gian, chúng ta có thể học được cách hồi đáp
khéo đối với sự đau đớn không thể tránh khỏi của cơ thể, xảy ra cho
chúng sinh vốn là một với thân xác.
Những khó chịu thuộc về thể xác có ba thành phần:
1. Tự thân những cảm giác khó chịu của thể chất (sự đau đớn, đau nhức cơ bắp, sự mệt mỏi).
2. Phảm ứng về mặt cảm xúc của chúng ta đối với những cảm giác khó chịu ấy (tức giận, bắt mãn, sợ hãi).
3. Những suy nghĩ mà những cảm giác khó chịu đó gợi nên (những tình
tiết đầy căng thẳng thiếu cơ sở thực tế được chúng ta thêu dệt, chẳng
hạn, “Nỗi đau đớn này chẳng bao giờ biến mất”, “Tôi chẳng bao giờ tìm
lại được hạnh phúc”, “Tôi đã làm tan nát cuộc sống của người bạn đời
mình”…).
Hãy ghi nhận hai trong ba thành phần tạo nên những kinh nghiệm về sự
khó chịu thuộc về thể xác của chúng ta có nguồn gốc tinh thần! Hai nhân
tố này thường được gọi là “sự đau khổ tinh thần”. Chúng có thể làm cho
những đau đớn thể xác của chúng ta tồi tệ hơn bởi vì cơ thể cảm nhận
được những phản ứng tinh thần.
Quán niệm là gì?
Quán niệm là sự thực tập về việc chú ý một cách cẩn thận tới những gì
đang xảy ra trong thời điểm hiện tại, dù đó là một cảnh tượng, một âm
thanh, một mùi, một vị, một cảm giác của cơ thể hay, hay sự nhận thức
của tâm thức bao gồm cảm xúc và suy nghĩ. Quán niệm được coi là một
phương pháp rèn luyện bởi vì nó đòi hỏi sự thực hành: tâm trí chúng ta
có xu hướng sống trong quá khứ và tương lại. Ta không cần phải ngồi
thiền để thực hành quán niệm. Ngay bây giờ, hãy dừng mọi hoạt động và
hít thở một cách có ý thức ba hay bốn lần, cảm nhận các cảm giác của cơ
thể khi hơi thở đi vào và đi ra khỏi thân thể của bạn. Vậy đó. Bạn vừa
thực hành quán niệm!
Hãy lưu ý rằng trong khi dấn mình vào việc hít thở có ý thức như vậy,
tâm trí của bạn không ở trong quá khứ hay tương lai. Bạn đã có thể ý
thức về một âm thanh, một mùi hương, một cảm giác cơ thể chứ không chỉ
là hơi thở, một cảm xúc, một ý nghĩ. Chú ý một cách tỉ mỉ đến bất kỳ
điều gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại chính là cốt lõi của sự
quán niệm. Cảm giác về hơi thở thường được sử dụng như một chiếc neo bởi
vì hơi thở luôn luôn hiện diên trong giây phút hiện tai.
Sự quán niệm giúp làm dịu cơn đau thể xác như thế nào?
Nhờ thực tập, sự quán niệm làm cho tâm chở nên an tịnh và vững chãi.
Điều này đem lại nhiểu lợi ích, vì khi chúng ta trãi qua những khó chịu
về thề xác này, tâm trí ta thường nổi lên cơn song cảm xúc và suy nghĩ
căng thẳng, chúng giống như lớp bùn mờ đục khiến ta không thể nhận ra
điều gì. Với sự quán niệm, “lớp bùn” đó sẽ lắng xuống để chúng ta có thể
nhìn thấy rõ rang mọi sự, cho phép chúng ta xác định những cảm xúc và
suy nghĩ nào đang hiện diện trong trong tâm trí mình vào lúc này. “À,
đây là sự tức giận”.”Đây là sự sợ hãi”.”Đây là một ý nghĩ đầy lo lắng
về tương lai”. Với cái nhìn rõ ràng hơn này, chúng ta có thể khéo léo
lựa chọn cách đối phó với những cảm xúc và suy nghĩ ấy, những lựa chọn
sẽ làm giảm bớt toàn bộ sự đau đớn của ta.
Những cảm xúc căng thẳng. Phản ứng thông thường của chúng ta với
những đau đớn thể xác là cách hình thức kháng cự và chán ghét, chẳng hạn
như thất vọng và tức giận. Bằng cách thực tập quán niệm, chúng ta có
thể ngăn chặn những phản ứng theo thói quen đó bằng những phản ứng khéo
léo hơn. Ví dụ, nếu chúng ta đang đau đớn, sự chán ghét dưới hình thức
thất vọng có thể khỏi lên. Chúng ta có hai sự lựa chọn. Chúng ta có thể
để cho những phản ứng theo thói quen đó được ấp ủ và trở nên mạnh mẽ
hơn; điều này không chỉ làm tăng nỗi thống khổ tinh thần, mà thường thì
nó còn làm tăng những đau đớn thể xác bởi vì các cơ bắp xung quanh chổ
đau sẽ co cứng lại để đáp ứng với sự thất vọng của chúng ta. Hoặc là,
chúng ta có thể hồi đáp sự thất vọng bằng việc chấp nhận nó một cách
tỉnh thức và bắt đầu chuyển hướng tâm tức của ta tới lòng từ ái đối với
bản thân mình. (Xét cho cùng, ai mà chẳng có lúc phải thất vọng?)
Một khi chúng ta bắt đầu đối xử với bản thân một cách từ ái, chúng ta
có thể bình tĩnh và nhẹ nhàng kiểm tra các cảm giác thực tế đang diễn
ra trên thân thể. Đau đớn không phải là một khối thuần nhất. Chúng ta
có thể cảm thấy những cơn sóng cảm giác, trong đó cũng có cả những cảm
giác dể chịu. Chúng ta có thể nhận thấy một chút nóng nực, một chút rộn
ràng, một chút ngứa ngáy. Sử dụng quán niệm để kiểm tra những cảm giác
thể chất sẽ làm bộc lộ bản chất vô thường của chúng. Điều này phá vỡ cảm
giác cho rằng cái toàn thể hiện tai của ta chỉ là sự đau đớn khó chịu.
Khi đã nhận thấy rằng các cảm giác thân thể đang liên tục thay đổi,
chúng ta có thể hiểu ra rằng sự thất vọng của mình cũng vô thường. Nó đã
khởi nhưng rồi nó sẽ trôi đi. Chỉ riêng nhận thức này thôi cũng đã làm
suy yếu sự đeo bán của nó đối với chúng ta.
Những hình mẫu suy nghỉ căng thẳng. Trong một khóa tu tiền thập niên
90, Ni sư Ayya Khema đã nói với chúng tôi, “Hầu hết những là rác rưỡi,
nhưng chúng ta lại luôn tin tưỡng vào chúng”. Tỉnh táo nhận biết về
những tình tiết được chúng ta thêu dệt từ sự đau đớn thể xác giúp cho
tâm ta an tịnh và vững chãi, khiến cho lớp bùn lắng xuống và chúng ta có
thể nhìn thấy những suy nghĩ một cách rõ rang hơn. Sau đó, chúng ta có
thể đưa ra một sự lựa chọn. Chúng ta có thể tiếp tục mù quáng tin tưỡng
vào những suy nghỉ này hoặc chúng ta có thể bình tĩnh đánh giá tính đúng
đắn của chúng. Liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không bao giờ tìm lại hạnh
phúc hay bạn đã làm tan nát cuộc sống của người hôn phối mình? Ngay từ
ban đầu trong sự bệnh hoạn của chính mình, tôi đã tin vào cả hai suy
nghĩ này, nhưng cả hai điều đó chưa bao giờ trở thành sự thật.
Buông bỏ những tình tiết đầy căng thẳng có ít hoặc không có cơ sở
thực tế là một sự khuây khỏa lớn. Đến mức là một nụ cười cũng có thể
xuất hiện trên gương mặt bạn khi bạn nhận ra những tình tiết éo le mà
tâm trí có thể thêu dệt. Đúng như một vị giảng sư Phật học là Jack
Kornfield thường nói, “Tâm không biết đến sự xấu hổ”. Quán niệm làm cho
tâm trở nên an tịnh và vững chải ; nhờ vậy chúng ta có thể phản ứng khéo
léo này làm dịu nổi đau thể xác vì ta không chồng thêm nổi khổ tinh
thần vào đấy
Đúng như vị thiền sư hết sức sống sượng là ngài Joko Beck đã phát
biểu: “Điều khiến cho cuộc sống trở nên đáng sợ đến mức là chúng ta để
cho mình bị cuốn theo trong cái đống rác rưỡi của cái tâm thức hỗn loạn
của mình. Chúng ta không phải làm như vậy”. Quán niệm là một phương
thuốc tốt nhất để đừng làm điều đó.
Mindfulness: Potent Medicine for Easing Physical Suffering, trích từ PsychologyToday.com
Theo: Văn hóa Phật giáo số 130
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Đỗ Hoàng Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét