Hỡi
các hành giả cao thượng! Tại sao các hành (Sankhara) của chúng sanh
sinh khởi? Đức Phật dạy rằng các hành của chúng sanh sinh khởi nguyên
nhân là do vô minh và tham ái (avijja và tanha)
"Yaya ca bhikkhave, avijjaya nivutassa Balassa
Yaya ca tanhaya samyuttassa ayam kayo samudagato "
Câu này có nghĩa là này cácTỷ-kheo, bị che lấp bởi vô minh (avijja) kết hợp với tham ái nên tấm thân của kẻ xuẩn ngốc này hình thành.
Yaya ca tanhaya samyuttassa ayam kayo samudagato "
Câu này có nghĩa là này cácTỷ-kheo, bị che lấp bởi vô minh (avijja) kết hợp với tham ái nên tấm thân của kẻ xuẩn ngốc này hình thành.
Tấm thân này hình thành là do vô minh và tham ái. Vì vậy, quan trọng nhất là chúng ta không được để cho vô minh sinh khởi. Tham ái sẽ không có cơ hội để sinh khởi khi vô minh không sinh khởi. Tại sao? Tham ái không thể sinh khởi vì không có vô minh để làm chỗ dựa cho tham ái. Khi tham ái có chỗ dựa là vô minh, sắc uẩn sẽ sinh.
Nếu vô minh sinh khởi, sắc uẩn sẽ sinh. Vì vậy các bạn nên hành thiền để vô minh không có điều kiện để sinh khởi. Các bạn có làm được điều đó không?
Sampajana Pabba
Đức Phật dạy rằng: Này các Tỳ kheo, qua đôi mắt thịt cũng như tuệ nhãn của Ta, Ta không thấy bất kỳ điều gì khác ngoại trừ điều duy nhất là trí tuệ tỉnh giác (sampajanna) có thể làm sinh khởi các thiện pháp chưa sinh, và đoạn trừ các bất thiện pháp đã sinh. Điều điều duy nhất ấy là gì? Đó chính là sự tỉnh giác.
Theo chú giải của bộ Pháp tụ (Atthasalini) bạn phải hay biết mọi hành động một cách rõ ràng.
Khi ăn: Nếu hành giả hay biết mình đang ăn khi đang ăn, trí tuệ sẽ sinh khởi. Nếu hành giả nhận thức rõ mình đang ăn khi đang ăn, hành giả đang có trí tuệ. Nhưng nếu hành giả không hay biết rõ mình đang ăn khi đang ăn thì vô minh đang có mặt. Được gọi là vô minh khi một người đang ăn mà không hay biết mình đang làm gì.
Khi uống: Bất cứ khi nào đang uống nước hoặc uống trà hay uống thuốc, nếu hành giả biết mình đang uống thì trí tuệ sẽ sinh khởi. Nếu hành giả không hay biết điều này, đó là vô minh.
Nhai: Bất cứ khi nào đang cắn thức ăn như rễ cây, củ v.v… hành giả biết mình đang cắn, khi nhai biết mình đang nhai, khi ăn biết mình đang ăn thì có trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không hay biết mình đang cắn, đang nhai, đang ăn thì đó là vô minh.
Liếm: Bất cứ khi nào liếm mật ong, xi-rô v.v…, nếu hành giả biết đang liếm là đang liếm thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Đại tiện và tiểu tiện: Khi đại tiện và tiểu tiện, hành giả biết đang đại tiện và tiểu tiện là đang đại tiện và tiểu tiện thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Đi: Bất cứ khi nào đang đi, nếu hành giả biết đang đi là đang đi thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Đứng : Bất cứ khi nào đang đứng, nếu hành giả biết đang đứng là đang đứng thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Ngồi : Bất cứ khi nào đang ngồi, nếu hành giả biết đang ngồi là đang ngồi thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Ngủ : Bất cứ khi nào đi ngủ, nếu hành giả biết đang đi ngủ là đang đi ngủ thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Thức giấc: Bất cứ khi nào thức giấc, nếu hành giả biết đang thức giấc là đang thức giấc thì tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Nói : Bất cứ khi nào đang nói, nếu hành giả biết đang nói là đang nói thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
Im lặng : Bất cứ khi nào đang im lặng, nếu hành giả biết đang im lặng là đang im lặng thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết như vậy, đó là vô minh.
- Nếu hành giả biết điều gì đang xảy ra thì trí tuệ sinh khởi. Nếu hành giả không biết, thì sao?
- Thưa thiền sư, nếu hành giả không biết, thì đó là vô minh.
- Đúng rồi. Tại sao? Vì vô minh có nghĩa là không hay biết. Thật ra, vô minh, si và không hay biết là những từ đồng nghĩa. Trí tuệ, vô si, và hay biết là những từ đồng nghĩa.
Nếu vô minh có mặt, quy luật tuần hoàn của vòng duyên khởi (paticcasamuppdda) sẽ tiếp tục xoay vần – đó là hành (sànkhàra), thức (viññāṇa), các hiện tượng danh sắc (namarupa) v.v…, và các quãng thời gian tái sinh sẽ bị kéo dài ra.
Nhưng nếu hành giả có sự hay biết, trí tuệ sẽ sinh khởi. Nếu trí tuệ sinh khởi, vô minh sẽ tan biến và chấm dứt. Nếu vô minh không còn, chuỗi tuần hoàn của vòng duyên khởi – đó là hành (sànkhàra), thức (viññāṇa), các hiện tượng danh sắc (namarupa) v.v sẽ bị phá vỡ, chu kỳ tái sinh sẽ dừng lại và không còn tiếp tục xoay vần.
Hành là kết quả của vô minh. Vì vậy, Đức Phật dạy, “Các hành lấy vô minh làm nhân . Nếu có vô minh làm nhân, các hành sẽ là quả. Nếu vô minh diệt thì các hành sẽ không còn hiện hữu. Vô minh diệt thì các hành cũng diệt theo”.
Nói tóm lại tất cả các hành động được thực hiện bằng thân, khẩu, ý phải được xem như là các là đối tượng để quán chiếu. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: “ Này các Tỳ khưu, mọi thứ phải được hay biết một cách rạch ròi”. Thực hành theo cách này, hành giả sẽ có trí tuệ. Ngài dạy rằng khi bạn đang đi, rất khó giữ sự hay biết một cách liên tục rằng đang đi là đang đi. Dầu bạn biết được việc phải thực hành như vậy, vẫn khó mà thực tập. Cho dẫu bạn thực tập, cũng rất khó để thực hành cho được trọn vẹn. Tại sao? Bởi vì việc "Áp dụng chánh niệm" (satipatthana) - đối tượng của các hành giả cao thượng - thực sự là rất khó để thực hành mặc dù mới nhìn thì việc này thấy có vẻ dễ dàng, nó cũng thật là sâu sắc mặc dù trông nó có vẻ cạn cợt. Vì vậy Đức Phật dạy: “ Nếu có vô minh làm nhân, thì các hành sẽ là quả. Khi nhân của vô minh diệt, các hành sẽ không còn hiện hữu.”
Rất khó phân biệt giữa nhân và quả. Để phân biệt được chúng, chúng ta hãy lấy thí dụ cái cây và cái bóng của nó. Cái cây có trước vì vậy nó là nhân, cái bóng có sau vì vậy nó là quả.
Vì vậy, cũng giống cái cây là nhân và cái bóng của nó là quả, vô minh (avijja) là nhân và hành (sankhàra) là quả. Nếu không có vô minh, sẽ không có các hành. Nếu không có cây, sẽ không có bóng. Nếu có một cái cây, sẽ có một cái bóng.
Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: “ Nếu vô minh có mặt, các hành sẽ sinh khởi. Nếu vô minh diệt thì các hành cũng diệt. Đừng coi thường việc các hành diệt. Nó chính là sự chấm dứt sự hiện hữu, sự dập tắt sự hiện hữu, sự tột cùng của kiếp tồn sinh ”.
Tại sao? Vì không còn vô minh (avijjā). Nếu còn vô minh (avijja), các hành (sankhàra) sẽ sinh khởi, tức là có sự ra đời của một chúng sinh. Nếu vô minh được chấp nhận (để cho sinh khởi), tấm thân ngữ uẩn này sẽ hiện hữu.
Do đó để đạt được trí tuệ, bất cứ khi nào bạn nhìn, nghe, ngửi, ăn, xúc chạm, biết, bạn nên quán chiếu chúng. Ngay khoảnh khắc bạn nhìn thấy một vật gì đó, hãy ghi nhận thấy, thấy. Ngay khoảnh khắc bạn nghe một điều gì đó, hãy ghi nhận nghe, nghe. Ngay khoảnh khắc bạn ngửi một mùi gì đó, hãy ghi nhận ngửi, ngửi. Ngay khoảnh khắc bạn đang ăn một thứ gì đó, hãy ghi nhận ăn, ăn. Ngay khoảnh bạn xúc chạm một vật nào đó, hãy ghi nhận xúc chạm, xúc chạm. Ngay khoảnh khắc bạn biết một điều gì đó, hãy ghi nhận biết, biết.
Vì vậy, bạn cần phải tu tập Vipassana – Thiền nội quán theo lời dạy của Đức Phật. Hơn nữa, bạn nên quán chiếu bất cứ hành động bạn đang làm: Ăn, uống, cắn, liếm, ngủ, thức giấc, nói chuyện, giữ im lặng, thở vào, thở ra, chuyển động phồng xẹp của bụng, nóng và lạnh, mềm và cứng , thô và tế, các cảm giác dễ chịu và khó chịu, tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, đố kỵ, ích kỷ, giận dữ, thù hận, dèm pha, mong muốn được làm mất thể diện một ai đó, mong muốn làm hạ phẩm giá của một ai đó, che giấu lỗi lầm, đạo đức giả, nhẫn tâm, ganh đua, buồn phiền, than khóc, đau đớn, đau buồn, v.v… Có rất nhiều điều bạn cần phải quán chiếu. Bạn càng quán chiếu nhiều chừng nào, bạn sẽ có trí tuệ nhiều chừng nấy.
Khi minh (vijjā) sinh khởi , vô minh (avijja) diệt. Khi vô minh diệt, sẽ không còn tái sanh nữa. Tột bậc của sự quán chiếu chính là đây. Đức Phật dạy, “ Trừ phi vô minh diệt, các hành sẽ không bao giờ chấm dứt vì bất cứ một nguyên nhân nào khác.” Tại sao? Vì Đức Phật dạy, “ Các hành diệt chỉ khi vô minh diệt. Tất cả các bất thiện pháp đều có vô minh là kẻ làm tiền trạm cho chúng.”
Vì vậy, Đức Phật dạy, “ Này các Tỳ khưu, trong việc phạm vào các ác pháp, vô minh (avijja) là kẻ dẫn đầu. Nếu vô minh (avijja), căn nguyên của mọi phiền não được diệt tận, tất cả phiền não sẽ bị nhổ tận gốc.
Vậy, diệt tận vô minh có nghĩa là sao? Vô minh được diệt tận bằng chánh niệm. Chánh niệm tự bản thân nó là minh. Nếu minh sinh khởi, vô minh không thể tồn tại. Do đó, Đức Phật dạy : " Khi minh (vijjā) sinh khởi, phải hiểu rằng vô minh đã bị xua tan. Nếu vô minh đã bị không còn nữa, không một phiền não mảy may nào, ở bất kỳ hình thức nào, có thể sinh khởi.”
Nếu không có phiền não và nếu các phiền não không phát sinh thì không còn thứ gì có thể tạo điều kiện (duyên) cho sự sinh. Đức Phật dạy: “ Hành động mà không có phiền não thì không thể tạo điều kiện (duyên) cho sự sinh.”
Cần lưu ý ở đây là, "Hành động không có phiền não" có nghĩa là hành động thiện. Hành động thiện không tạo ra sự tái sinh, trái lại nó dập tắt sự tồn tại. Nó không có phiền não. Chỉ có hành động bất thiện mới tạo ra sự tái sinh. Thậm chí khi mọi hành động bất thiện không tạo ra các yếu tố dẫn đến sự sinh, thì tham ái, mỗi một mình nó, sẽ tạo ra sự tái sinh. Do đó, Đức Phật dạy: “ Bất thiện pháp có nghĩa là 12 loại tâm sở bất thiện . Trong số đó, ái (tanha) đặc biệt là một loại bất thiện pháp mạnh nhất. Nó thực sự tạo ra một sự sanh mới , và vì vậy nó được gọi ponobhavika (tham ái là nguyên nhân của sự tái sanh."
Chỉ có tham ái là bất thiện pháp tạo ra một sự sinh mới. Nói ngắn
gọn, trạng thái ham muốn và bị thúc dục được gọi là nghiệp – kamma.
Vì vậy, Đức Phật dạy: “ Để không còn tái sanh trong cõi giới kế
tiếp, bất cứ hành động nào được thực hiện bằng thân, khẩu và ý, nếu ông
quán chiếu từng hành động một một cách thận trọng, ông biết rằng một
mắc xích của vòng sinh tử luân hồi đã bị cắt đứt.” Từ kamma
–nghiệp, hành động mà không có phiền não được đề cập trước đây không
có nghĩa hành giả chỉ hành thiền để thanh lọc tâm và mà còn thực hành
bố thí và trì giới. Không nên hiểu lầm thực hành bố thí và trì giới
là tạo nhân cho việc kéo dài vòng sinh tử luân hồi. Để đưa ra một gợi ý
cho thấy thực hành bố thí và trì giới không tạo nhân cho việc kéo dài
vòng sinh tử luân hồi, sư sẽ trích dẫn từ Kinh Pali về ba căn nguyên
của bất thiện nghiệp và ba căn nguyên của thiện nghiệp. Đức Phật dạy: “
Này các Tỳ khưu, tham, sân và si là ba căn nguyên đưa tới ác nghiệp.
Vô tham, vô sân và vô si là ba căn nguyên đưa đến thiện nghiệp. Ba căn
nguyên bất thiện tạo nghiệp, chúng không làm chấm dứt nghiệp trong khi
ba căn nguyên thiện làm chấm dứt nghiệp, chúng không tạo nghiệp
(mới).”
Vì vậy, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ khưu, có một số kamma (nghiệp) đưa đến cái vòng lẩn quẩn của khổ, và cái vòng lẩn quẩn này được tạo ra bởi tham, có tham là căn nguyên của nó, có tham là căn nguyên của sự sinh khởi. Nghiệp dẫn đến cái vòng lẩn quẩn của khổ được gọi là bất thiện nghiệp. Bất thiện nghiệp không được tán dương vì nó tạo ra quả xấu. Bất thiện nghiệp dẫn đến cái vòng lẩn quẩn của khổ đó tạo nhân sinh khởi của nghiệp. Bất thiện nghiệp đó không làm cho nghiệp ngưng lại.” Tương tự như vậy đối với sân và si. Lời dạy này của Đức Phật cho thấy bất thiện nghiệp được tạo ra như thế nào và tại sao nó không được coi là thù thắng.
Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Khưu, có một số nghiệp đưa đến Níp-bàn, sự chấm dứt khổ, và những nghiệp này được tạo ra bởi vô tham, có vô tham làm căn nguyên của nó, có vô tham là căn nguyên của sự sinh khởi. Nghiệp đưa đến Níp-bàn, sự chấm dứt khổ được gọi là thiện nghiệp. Thiện nghiệp đó được tán dương vì nó tạo ra quả tốt. Thiện nghiệp đó làm cho nghiệp dừng lại. Thiện nghiệp đó không tạo nhân sinh khởi của nghiệp.”
Đức Phật giải thích một cách khác rằng thiện nghiệp không tạo ra nghiệp và chính thiện nghiệp đó đưa đến sự chấm dứt nghiệp. Đức Phật giải thích như sau: “Bố thí là căn nguyên của vô tham, giới là căn nguyên của vô sân và hành thiền thanh lọc tâm là căn nguyên của vô si.”
Vì vậy, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ khưu, có một số kamma (nghiệp) đưa đến cái vòng lẩn quẩn của khổ, và cái vòng lẩn quẩn này được tạo ra bởi tham, có tham là căn nguyên của nó, có tham là căn nguyên của sự sinh khởi. Nghiệp dẫn đến cái vòng lẩn quẩn của khổ được gọi là bất thiện nghiệp. Bất thiện nghiệp không được tán dương vì nó tạo ra quả xấu. Bất thiện nghiệp dẫn đến cái vòng lẩn quẩn của khổ đó tạo nhân sinh khởi của nghiệp. Bất thiện nghiệp đó không làm cho nghiệp ngưng lại.” Tương tự như vậy đối với sân và si. Lời dạy này của Đức Phật cho thấy bất thiện nghiệp được tạo ra như thế nào và tại sao nó không được coi là thù thắng.
Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Khưu, có một số nghiệp đưa đến Níp-bàn, sự chấm dứt khổ, và những nghiệp này được tạo ra bởi vô tham, có vô tham làm căn nguyên của nó, có vô tham là căn nguyên của sự sinh khởi. Nghiệp đưa đến Níp-bàn, sự chấm dứt khổ được gọi là thiện nghiệp. Thiện nghiệp đó được tán dương vì nó tạo ra quả tốt. Thiện nghiệp đó làm cho nghiệp dừng lại. Thiện nghiệp đó không tạo nhân sinh khởi của nghiệp.”
Đức Phật giải thích một cách khác rằng thiện nghiệp không tạo ra nghiệp và chính thiện nghiệp đó đưa đến sự chấm dứt nghiệp. Đức Phật giải thích như sau: “Bố thí là căn nguyên của vô tham, giới là căn nguyên của vô sân và hành thiền thanh lọc tâm là căn nguyên của vô si.”
Hãy để sư giải thích lẽ thực rằng ba thiện nghiệp bố thí, trì giới
và hành thiền thanh lọc tâm không kéo dài vòng sinh tử luân hồi, thay
vào đó chúng chặt đứt các mắt xích của vòng sinh tử luân hồi.
Con đường đạo và quả không thể đạt được mà không dựa vào một cái gì đó. Chúng phải dựa vào bố thí, trì giới và hành thiền để thanh lọc tâm. Dựa vào ba thiện nghiệp này, con đường xuất ly và con đường đạo chắc chắn sẽ đạt được. Tuy nhiên, thiện nghiệp dựa vào bố thí và trì giới quá yếu, vì vậy nó chỉ có thể giúp hành giả đạt được ba tầng đạo quả đầu tiên, không thể đạt được kết quả cao hơn. Trong khi đó thiện nghiệp có được từ việc hành thiền để thanh lọc tâm hết sức mạnh mẽ, nó giúp hành giả đạt được tầng đạo quả cao nhất.
Vì vậy, Đức Phật dạy: “ Thiện nghiệp từ bố thí và trì giới, do yếu ớt, chỉ có thể đưa đến tầng Thánh Nhập lưu, chúng cũng có thể đưa đến tầng Thánh Nhất lai, cũng như đưa đến tầng Thánh Bất lai. Thiện nghiệp từ việc hành thiền thanh lọc tâm, do mạnh mẽ, sẽ đưa hành giả đến tầng Thánh cao nhất: A-la-hán.”
Thực hành quán chiếu về sự sanh diệt của phiền não:
Con đường đạo và quả không thể đạt được mà không dựa vào một cái gì đó. Chúng phải dựa vào bố thí, trì giới và hành thiền để thanh lọc tâm. Dựa vào ba thiện nghiệp này, con đường xuất ly và con đường đạo chắc chắn sẽ đạt được. Tuy nhiên, thiện nghiệp dựa vào bố thí và trì giới quá yếu, vì vậy nó chỉ có thể giúp hành giả đạt được ba tầng đạo quả đầu tiên, không thể đạt được kết quả cao hơn. Trong khi đó thiện nghiệp có được từ việc hành thiền để thanh lọc tâm hết sức mạnh mẽ, nó giúp hành giả đạt được tầng đạo quả cao nhất.
Vì vậy, Đức Phật dạy: “ Thiện nghiệp từ bố thí và trì giới, do yếu ớt, chỉ có thể đưa đến tầng Thánh Nhập lưu, chúng cũng có thể đưa đến tầng Thánh Nhất lai, cũng như đưa đến tầng Thánh Bất lai. Thiện nghiệp từ việc hành thiền thanh lọc tâm, do mạnh mẽ, sẽ đưa hành giả đến tầng Thánh cao nhất: A-la-hán.”
Thực hành quán chiếu về sự sanh diệt của phiền não:
1. Phiền não sanh khởi ở mắt:
- Khi tôi nhìn cái mình muốn nhìn, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi nhìn cái mình không muốn nhìn, tâm sân đang sanh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn nhìn cái gì, vô minh đang sinh khởi
- Khi tôi không biết tôi không muốn nhìn cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở mắt:
- Khi tôi biết tôi muốn nhìn cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi
- Khi tôi biết tôi không muốn nhìn cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
2. Phiền não sanh khởi ở tai:
- Khi tôi nghe cái mình muốn nghe, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi nghe cái mình không muốn nghe, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn nghe cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn nghe cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở tai:
- Khi tôi biết tôi muốn nghe cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn nghe cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
3. Phiền não sinh khởi ở mũi:
- Khi tôi ngửi cái gì mình muốn ngửi, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi ngửi cái mình không muốn ngửi, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn ngửi cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn ngửi cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở mũi:
- Khi tôi biết tôi muốn ngửi cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn ngửi cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
4. Phiền não sinh khởi ở lưỡi:
- Khi tôi ăn cái mình muốn ăn, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi ăn cái mình không muốn ăn, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn ăn cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn ăn cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở lưỡi:
- Khi tôi biết tôi muốn ăn cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn ăn cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
5. Phiền não sinh khởi trên thân
- Khi tôi xúc chạm với cái mình muốn xúc chạm, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi xúc chạm với cái mình không muốn xúc chạm, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn xúc chạm cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn xúc chạm cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não trên thân
- Khi tôi biết tôi muốn xúc chạm cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn xúc chạm cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
5. Đoạn trừ phiền não trong tâm
- Khi tôi biết cái tôi muốn biết, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi biết cái tôi không muốn biết, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết cái tôi muốn biết, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết cái tôi không muốn biết, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não trong tâm
- Khi tôi biết cái tôi muốn biết, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết cái tôi không muốn biết, minh (vijja) đang sinh khởi.
Bất cứ hành động nào mà bạn đang làm như đi, đứng, ngồi, nằm v.v…, hãy quán chiếu chúng như nói trên.
“Hành động” có nghĩa là tất cả những hành động làm bởi thân, khẩu, tất cả những hành động cần thiết phải làm.
Có một câu nói để chúng ta để chúng ta chiêm nghiệm: "Không phóng dật trong khi thực hiện các hành động" . Luôn luôn lúc nào cũng có những hành động, bất cứ điều gì bạn đang làm, tất cả đều là các hành động, nhưng bạn phóng dật, tức là bạn quên không quán chiếu chúng. Nếu bạn có thể quán chiếu chúng nhiều chừng nào, bạn sẽ có minh (vijjā) nhiều chừng ấy, minh đó sẽ dẫn đến sự chấm dứt vòng sinh tử luân hồi. Nếu bạn không thể quán chiếu chúng, bạn có vô minh (avijja), vô minh sẽ trói buộc bạn trong vòng sinh tử luân hồi.
Do đó bậc trí nói: "Không biết có nghĩa là vô minh (avijja), biết có nghĩa là minh ( vijjā), hai điều này phải được phân biệt một cách rõ ràng. Do vô minh mà vòng duyên khởi xoay vần, nhưng do minh mà vòng duyên khởi này bị cắt đứt.”
- Khi tôi nhìn cái mình muốn nhìn, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi nhìn cái mình không muốn nhìn, tâm sân đang sanh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn nhìn cái gì, vô minh đang sinh khởi
- Khi tôi không biết tôi không muốn nhìn cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở mắt:
- Khi tôi biết tôi muốn nhìn cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi
- Khi tôi biết tôi không muốn nhìn cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
2. Phiền não sanh khởi ở tai:
- Khi tôi nghe cái mình muốn nghe, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi nghe cái mình không muốn nghe, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn nghe cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn nghe cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở tai:
- Khi tôi biết tôi muốn nghe cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn nghe cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
3. Phiền não sinh khởi ở mũi:
- Khi tôi ngửi cái gì mình muốn ngửi, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi ngửi cái mình không muốn ngửi, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn ngửi cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn ngửi cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở mũi:
- Khi tôi biết tôi muốn ngửi cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn ngửi cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
4. Phiền não sinh khởi ở lưỡi:
- Khi tôi ăn cái mình muốn ăn, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi ăn cái mình không muốn ăn, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn ăn cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn ăn cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não ở lưỡi:
- Khi tôi biết tôi muốn ăn cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn ăn cái gì, (vijja) minh đang sinh khởi.
5. Phiền não sinh khởi trên thân
- Khi tôi xúc chạm với cái mình muốn xúc chạm, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi xúc chạm với cái mình không muốn xúc chạm, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi muốn xúc chạm cái gì, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết tôi không muốn xúc chạm cái gì, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não trên thân
- Khi tôi biết tôi muốn xúc chạm cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết tôi không muốn xúc chạm cái gì, minh (vijja) đang sinh khởi.
5. Đoạn trừ phiền não trong tâm
- Khi tôi biết cái tôi muốn biết, tâm tham đang sinh khởi.
- Khi tôi biết cái tôi không muốn biết, tâm sân đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết cái tôi muốn biết, vô minh đang sinh khởi.
- Khi tôi không biết cái tôi không muốn biết, vô minh đang sinh khởi.
Đoạn trừ phiền não trong tâm
- Khi tôi biết cái tôi muốn biết, minh (vijja) đang sinh khởi.
- Khi tôi biết cái tôi không muốn biết, minh (vijja) đang sinh khởi.
Bất cứ hành động nào mà bạn đang làm như đi, đứng, ngồi, nằm v.v…, hãy quán chiếu chúng như nói trên.
“Hành động” có nghĩa là tất cả những hành động làm bởi thân, khẩu, tất cả những hành động cần thiết phải làm.
Có một câu nói để chúng ta để chúng ta chiêm nghiệm: "Không phóng dật trong khi thực hiện các hành động" . Luôn luôn lúc nào cũng có những hành động, bất cứ điều gì bạn đang làm, tất cả đều là các hành động, nhưng bạn phóng dật, tức là bạn quên không quán chiếu chúng. Nếu bạn có thể quán chiếu chúng nhiều chừng nào, bạn sẽ có minh (vijjā) nhiều chừng ấy, minh đó sẽ dẫn đến sự chấm dứt vòng sinh tử luân hồi. Nếu bạn không thể quán chiếu chúng, bạn có vô minh (avijja), vô minh sẽ trói buộc bạn trong vòng sinh tử luân hồi.
Do đó bậc trí nói: "Không biết có nghĩa là vô minh (avijja), biết có nghĩa là minh ( vijjā), hai điều này phải được phân biệt một cách rõ ràng. Do vô minh mà vòng duyên khởi xoay vần, nhưng do minh mà vòng duyên khởi này bị cắt đứt.”
Samatha và Vipassana ( Thiền chỉ và thiền Tứ niệm xứ)
Quán chiếu trên thân được gọi là thiền chỉ (Samatha) và nhận thức rõ ràng được gọi là thiền Tứ niệm xứ (Vipassana) hay thiền nội quán. Nói một cách khác, làm cho phiền não lắng dịu được gọi là thiền chỉ. Có nhiểu hình thức quán chiếu khác nhau về bản chất thực sự của tâm và thân được gọi là thiền nội quán (Vipassana).
Sự thật theo ngôn ngữ chế định (tục đế) và chân nghĩa pháp (chân đế)
1. Tôi, anh ấy, đàn ông, đàn bà , v. v… là những sự thật theo ngôn ngữ chế định (tục đế ).
2. Nhìn, nghe, ngửi, ăn, xúc chạm, biết v.v… là những sự thật theo chân nghĩa pháp (chân đế).
Có một câu châm ngôn như sau : Hiểu rõ rằng đây không phải là “tôi”, nhưng chỉ có tâm và thân là sự thật theo chân nghĩa pháp (chân đế)
Hiểu một cách rạch ròi tâm và thân, như thế này là tâm, như thế này là thân, được gọi là tuệ Phân biệt danh sắc (namarupa pariccheda nana).
Sau đây là câu trích dẫn để các bạn tham khảo: “Netam mama nesohamasami nameso attati, passato cittam suvimuccati anupada asavehi."
Có nghĩa là – Nếu một hành giả quán chiếu và hiểu rõ rằng :” Đây là tâm và thân, không phải là tôi. Đây là thân và tâm, không phải là linh hồn của tôi, không phải là tự ngã của tôi. Nó chỉ là tâm và thân,” hành giả sẽ không còn bị trói buộc bởi tham, kiêu mạn và tà kiến, và tâm của hành giả sẽ thoát khỏi sự trói bốn lậu hoặc.”
Mặc dù chỉ là một cư sĩ bình thường, nếu thực sự phân biện được tâm và thân, người ấy có thể sống hạnh phúc như một vì A-la-hán, bậc đã dập tắt bốn lậu hoặc. Nhưng nếu bạn là một hành giả (yogi) bình thường, bạn chỉ có thể dập tắt bốn lậu hoặc trong từng khoảnh khắc một.
Ba loại trí tuệ phân biện thân và tâm (danh và sắc)
Có ba loại trí tuệ phân biện thân và tâm, cụ thể như sau:
1. Sutamaya nana: Trí tuệ có được qua nghe và học hỏi
2. Cintamaya nana: Trí tuệ có được qua tư duy, suy nghĩ
3. Bhavanamaya nana: Trí tuệ có được qua hành thiền nội quán để thanh lọc tâm.
Trong ba loại trí tuệ này, chỉ có hiểu rõ tâm và thân qua việc thực hành thiền nội quán để phát triển trí tuệ minh sát mới được gọi là sự hiểu rõ hoàn hảo.
Làm sao để quán chiếu nhằm phân biện tâm và thân cho được dễ dàng?
Ý muốn bước đi là của tâm, nhưng chính thân mới bước đi. Chỉ khi tâm muốn đi thì thân mới đi. Nếu tâm không muốn đi, thân sẽ không đi.
Sư xin trích dẫn một đoạn minh họa cho việc này:
1. Ý muốn bước đi là của tâm, nhưng chính thân lại bước đi.
Cái đang bước đi đó không phải là một người, một sinh vật, cũng không phải là tôi, không phải đàn ông hay đàn bà, không phải là linh hồn hay tự ngã.
Chỉ có tâm và tâm và thân đi.
2. Ý muốn đứng là của tâm, nhưng chính thân lại đứng.
Cái đang đứng đó không phải là một người, một sinh vật, cũng không phải là tôi, không phải đàn ông hay đàn bà, không phải là linhhồn hay tự ngã.
Chỉ có tâm và tâm và thân đang đứng.
3. Ý muốn ngồi là của tâm, nhưng chính thân lại ngồi.
Cái đang ngồi đó không phải là một người, một sinh vật, cũng không phải là tôi, không phải đàn ông hay đàn bà, không phải là linh hồn hay tự ngã.
Chỉ có tâm và tâm và thân đang ngồi.
4. Ý muốn ngủ là của tâm, nhưng chính thân lại ngủ.
Cái đang ngủ đó không phải là một người, một sinh vật, cũng không phải là tôi, không phải đàn ông hay đàn bà, không phải linh hồn hay tự ngã.
Chỉ có tâm và tâm và thân đang ngủ.
Lưu ý: Phần minh họa trên chỉ hướng dẫn cho bốn tư thế, cụ thể là đi, đứng, ngồi và ngủ. Các hoạt động khác cũng phải được quán chiếu tương tự như vậy.
Hãy quán chiếu y như vậy khi bạn đang mua bán, làm đồng, nuôi trồng, tưới cây, làm cỏ, cày ruộng, may, chiết cành, cấy, cắt cỏ, thái cỏ, hái bông, cán bông, làm sạch bông, kéo sợi, xếp sợi, bó sợi, nhuộm, thiết kế hoa văn, mắc sợi vào khung cửi, dệt, nấu ăn, giã gạo, hái rau, thái rau, nhặt củi, gánh nước, và tất cả các hoạt động khác đều cần được thực hiện với chánh niệm và sự thận trọng, quán chiếu với sự cẩn trọng và tinh cần.
Nếu tâm và thân được thực sự hiểu rõ, bạn sẽ không còn bị sáu mươi hai loại tà kiến làm cho mê muội. "Namarupanam yathava dassanam ditthivisuddhiti veditabbam" có nghĩa là nếu tâm và thân được nhận ra một cách rạch ròi và được hiểu rõ, hành giả sẽ không còn bám vào quan điểm chấp thủ cá nhân mà từ bỏ nó, và do đó đạt được thanh tịnh kiến (ditthi-visuddhi).
Nếu một hành giả phân biện được tâm và thân, anh ta không còn nhìn thấy một người đàn ông hoặc một người phụ nữ. Qua việc quán chiếu để phát triển trí tuệ minh sát, hành giả sẽ nhận ra như sau: "giống như một con búp bê bằng gỗ không mất đi hình dáng ban đầu của nó, nó vẫn chỉ là một con búp bê, thưc sự không phải là một người đàn ông mà cũng chẳng phải là một người đàn bà." Nếu trí tuệ nội quán của hành giả thanh tịnh, mặc dù hành giả chỉ là một người bình thường, hành giả vẫn được lợi lạc rất nhiều và tất cả mọi đau khổ của mình sẽ chấm dứt và kết quả là hành giả sẽ sống hạnh phúc. Chấp thủ cá nhân càng mạnh mẽ thì đau khổ càng nhiều.
Ba loại trí tuệ nội quán, đặc biệt mang lại nhiều lợi lạc
Có ba loại, cụ thể là:
1. Trí tuệ về bản chất thực sự của thực tại, có nghĩa là, về mặt chân nghĩa pháp, trí tuệ nội quán hiểu rõ rằng chỉ có tâm và thân, danh và sắc hay tinh thần và vật chất tồn tại trong 31 cõi giới của chúng sanh, chẳng có gì khác ngoài tâm và thân, danh và sắc hay tinh thần và vật chất.
2. Trí tuệ đến từ chánh kiến. Có nghĩa là hiểu rõ rằng chẳng có “ông ấy” hay “tôi”, cũng chẳng có “đàn ông” hay “đàn bà” v.v… là người tạo nghiệp. Chẳng có “ông ấy” hay “tôi”, cũng chẳng có “đàn ông” hay “đàn bà” v.v…như là người đang hưởng quả báo của nghiệp. Trí tuệ này chỉ biết hai thứ là tâm và thân, danh và sắc hay tinh thần và vật chất.
3. Trí tuệ vượt qua mọi nghi hoặc, hoài nghi. Có nghĩa là khắc phục được mọi nghi hoặc, hoài nghi về chúng sanh hữu tình như tôi, anh ấy, đàn ông, đàn bà, con người, trời thần, động vật, ma quỷ… Tất cả chẳng là gì ngoài tâm và thân, danh và sắc dưới các hình thức và dáng vẻ khác nhau.
Đối với các chúng sanh vô tình , hành giả cũng không có các mối nghi hoặc, hoài nghi. Hành giả biết rằng cái nồi, nhà, gỗ, tre, gạch, đá, vàng, bạc, mặt trời, mặt trăng, nước, đất, biển, rừng, núi, v.v… chỉ là vật chất dưới các hình thức và dáng vẻ khác nhau và. Do đó hành giả đoạn trừ mọi nghi hoặc, hoài nghi.
Ba loại trí tuệ nội quán này thì khác nhau về mặt từ ngữ, nhưng chúng có cùng một ý nghĩa.
Vì vậy người ta nói:
Khi một hành giả thực hành nội quán có được những kiến thức này, vị ấy sẽ có được sự tự tại cũng như chỗ đứng trong Giáo Pháp của Đức Phật, vị ấy giờ không còn nghi hoặc gì về sự tồn tại có ý nghĩa của mình, vị ấy được gọi là một tiểu Tu- đà- hườn ( Cula-Sotapanna).
Nếu vị ấy thấy rõ được sự sanh diệt của tâm và thân, mặc dù vị ấy có thể sống chỉ một ngày, vị ấy còn cao thượng hơn là người sống cả một thế kỷ (mà không thấy rõ sự sanh diệt của tâm và thân).
Nhận thấy rõ sự sanh diệt của tâm và thân hay danh và sắc là không phải là do từ sự suy đoán. Chúng là những đối tượng thực sự của cái kiến thức có được từ sự quan sát trực tiếp. Cả thân và tâm một mình nó không thể tự sanh diệt. Việc này chỉ có thể xảy ra khi cả hai, tâm và thân tương tác lẫn nhau.
Sự sanh và diệt của tâm và thân
Có thể nói rằng nội quán tự thân nó là sanh. Mỗi khi chúng ta quán sát thấy tâm và thân sanh thì chúng diệt ngay sau đó.
Sanh diệt diễn ra ở đâu?
1. Sanh và diệt xảy ra ở mắt.
2. Sanh và diệt xảy ra ở tai.
3. Sanh và diệt xảy ra ở mũi.
4.Sanh và diệt xảy ra ở lưỡi.
5. Sanh và diệt cảy ra trong thân
6. Sanh và diệt xảy ra trong tâm.
Nói một cách khác:
(A) Quán chiếu “thấy, thấy” khi nhìn thấy là sanh. Mỗi khi quán chiếu “thấy”, có nghĩa là tâm và thân sanh, diệt do vậy sẽ xảy ra tiếp theo đó.
(B) Quán chiếu “nghe, nghe” khi nghe là sanh. Mỗi khi quán chiếu “nghe”, có nghĩa là tâm và thân sanh, diệt do vậy sẽ xảy ra tiếp theo đó.
(C) Quán chiếu “mùi, mùi” khi ngửi là sanh mỗi . Mỗi khi quán chiếu “ngửi”, có nghĩa là tâm và thân sanh, diệt do vậy sẽ xảy ra tiếp theo đó.
(D) Quán chiếu “nhai, nhai” khi ăn là sanh. Mỗi khi quán chiếu “nhai”, có nghĩa là tâm và thân sanh, diệt do vậy sẽ xảy ra tiếp theo đó
(E) Quán chiếu “đụng, đụng” khi xúc chạm là sanh. Mỗi khi quán chiếu “đụng”, có nghĩa là tâm và thân sanh, diệt do vậy sẽ xảy ra tiếp theo đó.
(F) Quán chiếu “biết, biết” khi biết là sanh. Mỗi khi quán chiếu “biết”, có nghĩa là tâm và thân sanh, diệt do vậy sẽ xảy ra tiếp theo đó.
Do đó Đức Phật day:
Nếu một người không thấy rõ sanh và diệt của tâm và thân, cho dẫu người ấy có thể sống đến 100 năm, vị ấy cũng chẳng đáng sống. Nhưng nếu vị ấy thấy rõ sanh và diệt của tâm và thân, cho dẫu vị ấy chỉ sống một ngày, vị ấy cao thượng hơn rất nhiều so với người sống 100 năm mà không thấy rõ sanh và diệt.
Nếu thấy rõ sự sanh diệt của của tâm và thân, mặc dù vị ấy chỉ sống một ngày, vị ấy còn cao thượng hơn nhiều so với một người sống một trăm năm mà không nhận ra chúng.
Này các hành giả, quý vị phải quán chiếu liên tục tâm và thân mình một cách sâu sắc để phát triển kiến thức của qúy vị. Sư chắc chắn rằng quý vị sẽ được lợi lạc rất nhiều. Nếu quí vị phát triển trí tuệ của mình mỗi ngày một nhiều hơn, ngay cả khi quý vị chỉ phát triển trí tuệ của mình chỉ trong một khoảnh khắc, quý vị vẫn cao thượng những người sống 100 năm mà không thấy được điều này.
Một khoảnh khắc dài bao lâu? Mười cái búng ngón tay liên tiếp nhau được gọi là một khoảnh khắc.
Một khoảnh khắc tương đương với thời gian của mười cái búng ngón tay liên tiếp nhau. Nếu hành giả quán chiếu trong một phút, vị ấy cao thượng hơn người sống 100 năm mà không hiểu được danh, sắc.
Một người thực hành giáo pháp một cách dũng mãnh và chỉ sống trong một khoảnh khắc còn cao thượng hơn một người quá chán không muốn thực hành giáo pháp và sống một cách lười nhác trong 100 năm.
Vì vậy Đức Phật khuyên chúng ta : “Trong khi các ông ngồi, đừng để tâm của mình đi lang thang, hãy nhắm mắt lại, tập trung và quán chiếu “ngồi, ngồi”. Nếu các ông quán chiếu ngay chỉ một phút, các ông sẽ cao thượng hơn người sống 1000 năm mà không nhận ra danh và sắc. "
Năm điều hướng dẫn
Hai thứ cần phải được hiểu rõ một cách rạch ròi:
- Hai thứ, cụ thể là tâm và thân, danh và sắc hay tinh thần và vật chất cần phải được hiểu rõ một cách rạch ròi.
Hai thứ cần phải từ bỏ:
- Hai thứ, cụ thể vô minh và tham ái phải được từ bỏ.
Hai thứ cần được phát triển:
- Hai thứ, cụ thể là định và niệm, phải được phát triển.
Cái mà chúng ta cần phải đạt được chính là Níp-bàn
Trong hai thứ này, nếu định phát triển, hành giả sẽ hiểu rõ thân hay vật chất, nếu thân hay vật chất được hiểu rõ, tham ái sẽ được loại trừ. Nếu tham ái được loại trừ, hành giả sẽ chiến thắng được những ham muốn và như vậy sẽ có đủ nội lực để đương đầu với việc giải phóng tâm khỏi những phiền não.
Nếu niệm phát triển, hành giả sẽ hiểu rõ tâm mình một cách thấu đáo. Nếu tâm được hiểu một cách thấu đáo, vô minh sẽ được loại trừ.
Nếu vô minh bị loại trừ, hành giả sẽ chiến thắng những ham muốn và như vậy sẽ đạt được trí tuệ giải phóng tâm khỏi những phiền não.
Thấy rõ rằng chỉ có thân và tâm, hành giả sẽ từ bỏ sự dính mắc vào quan niệm về một cái tôi, ta, tự ngã và quán chiếu về vô ngã một cách mạnh mẽ. Hành giả sẽ trở nên chán ghét, ghê tởm về những đau khổ (gây ra do sự chấp thủ vào quan niệm cái tôi, ta, cái ngã ảo tưởng là thật) và sẽ đạt tới sự giải thoát viên mãn, chấm dứt mọi khổ đau.
Hai căn bệnh của chúng sanh
- Có hai căn bệnh của chúng sanh, cụ thể là vô minh và tham ái.
a) Phương thuốc để chữa tham ái là tâm định
b) Phương thuốc để chữa vô minh là thiền nội quán.
Qua sự thực hành bốn nền tảng của chánh niệm (Tứ niệm xứ), hành giả và những người chung quanh sẽ được bảo vệ tốt :
- Bốn nền tảng của chánh niệm (thân, thọ, tâm, pháp) phải được thực hành để bảo vệ chính mình. Và bốn nền tảng của chánh niệm phải được thực hành để bảo vệ người khác.
a) Nếu bản thân hành giả được bảo vệ, những người chung quanh cũng sẽ được phòng hộ.
b) Nếu những người khác được phòng hộ, bản thân hành giả cũng được bảo vệ. Điều này phải được hiểu rõ như vậy.
Theo: Maha Satipatthana Vipassana Insight Meditation
Blooming in the Desert
Favourite teachings of the Wildflower Monk Taungpula Kaba-Aye Sayadaw Phaya
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Supanna Thiện Trí
T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét