Trang

Ông chủ vừa từ chức của Apple là Phật tử - Diệu Âm (lược dịch)

image
Là một đứa con nuôi, một sinh viên bỏ dở đại học, Jobs đã chọn nghề máy tính với mục đích kiếm tiền đi Ấn Độ để tìm hiểu về tâm linh. Chàng trai trở thành Phật tử, từ Ấn Độ trở về Hoa Kỳ với cái đầu cạo trọc.

Lễ hội tắm máu ở Bắc Ninh

Video tắm máu động vật:


Video
Vì tương lai của con cháu, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh hãy xét lại và hủy bỏ lễ hội này bởi vì chúng ta đang dạy con em chúng ta về đạo đức, yêu mến động vật và không nên xem phim ảnh bạo lực, chém giết nhau.

Sự tồn tại của Phật Pháp

Tương Ưng, SN-XLVI.25

Sự tồn tại của Diệu Pháp



Trong kinh nầy, Ðức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.

Chánh niệm - Chương 1, 2, 3: Hiểu rõ tu thiền là gì (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 1: Thiền định: Tại sao phải bận tâm?
Chương 2: Tu thiền không phải là
Chương 3: Tu thiền là gì? 

Chánh niệm - Chương 4 và 5: Thái độ - Quan điểm và Sự tu tập (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 4 : Thái độ và Quan điểm
Thế kỷ vừa qua, khoa học thực nghiệm phương Tây đã thành công những khám phá mà làm cho chính con người cũng phải kinh ngạc, và làm thay đổi nhân sinh quan đã có của nhân loại về vũ trụ trong quá khứ. Ví dụ như, hạt nhân là một phân tử rất nhỏ mà mắt người không thể nào nhìn thấy nếu không có những dụng cụ thích hợp đúng mức. Tùy vào góc độ nhìn, bạn có thể thấy hạt nhân có hình dạng của một quả cầu nhỏ nhảy lung tung theo một đường thẳng, hay là nó có dạng của một điện tử thể tạo nên những làn sóng. Nó rực sáng và di động lung tung. Một điện tử thể là một sự kiện hơn là một vật thể, và người quan sát cũng là một phần tử của sự kiện trong quá trình tiến hành sự khám nghiệm mà không thể nào tách rời được.

Chánh niệm - Chương 6: Làm gì đây với thân của bạn? -(Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 6: Làm gì đây với thân của bạn?
Phương pháp tu tập thiền đã tồn tại qua hàng ngàn năm rồi. Đó là một khoảng thời gian dài cho sự thử nghiệm và phương pháp này đã được cải thiện, gọt dũa một cách sâu sắc và hoàn mỹ. Giáo lý truyền thống Phật giáo luôn luôn nhìn nhận có sự liên hệ hỗ tương một cách chặt chẽ giữa thân và tâm. Cho nên sự khuyến khích tu tập ở lãnh vực sinh lý có thể hỗ trợ lớn lao cho bạn trong tiến trình tu Tuệ.

Chánh niệm - Chương 7 – Làm gì đây với Tâm của bạn? - (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 7 – Làm gì đây với Tâm của bạn?
Phương pháp tu tập mà chúng tôi phổ biến ở đây là trau dồi Thiền Tuệ. Như đã nhắc qua, đề mục thiền thì muôn hình vạn trạng và loài người đã dùng qua bao thời gian. Vỏn vẹn trong pháp tu thiền Minh Sát đã có bao thứ bất đồng rồi. Có những vị thầy dạy các thiền sinh theo dõi hơi thở, bằng cách nhìn chuyển động phồng xẹp nơi bụng. Cũng có vài người lại khuyến khích tập trung chú ý vào nơi xúc chạm của thân với tọa cụ, hay tay này chạm vào tay kia, hay cảm xúc của chân này vào chân kia. Tuy thế, ở đây chúng tôi đơn thuần theo cách mà đức Phật đã dạy thưở xưa. Trong kinh Đại Niệm Xứ, đức Phật đã nhấn mạnh nhiều lần rằng, thiền sinh phải bắt đầu chú tâm vào hơi thở, để rồi tiếp sau đó ghi nhận tất cả những hiện tượng sinh khởi nơi thân và tâm. 

Chánh niệm - Chương 8 : Cấu trúc của sự tu tập - (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 8 : Cấu trúc của sự tu tập
Mọi thứ nói trên thì vẫn còn nằm trong phạm vi của lý thuyết. Bây giờ đây hãy vấn thân vào sự tu tập thật sự. Vấn đề là làm ra sao cái mà chúng ta gọi là “tu thiền.”

Chánh niệm - Chương 9: Tổ chức sự Tu tập - (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 9: Tổ chức sự Tu tập
Ở những quốc gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, theo phong tục họ bắt đầu mỗi buổi tu tập bằng một nghi thức cơ bản đã định. Người Mỹ thì xem nhẹ những lời cầu khẩn này và cho chúng là những nghi lễ vô hại chứ không gì khác hơn. Cái nghi lễ đã được đặt ra và cải tiến qua quá trình thực dụng bởi những người đi trước và họ đã đạt đến được những kết quả trên con đường tu tập thì cũng rất ư là đáng giá cho chúng ta suy ngẫm sâu hơn để học hỏi. 

Chánh niệm - Chương 10: Đối diện với khó khăn - (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 10: Đối diện với khó khăn
Rồi bạn sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong sự tu tập của mình. Ai cũng thế. Khó khăn xảy ra ở muôn ngàn dạng khác nhau, và điều bạn có thể tin chắc là, bạn sẽ phải gặp không ít thì nhiều mà thôi. Điều khuyên chính để đối diện với những trở ngại là, nên có một thái độ đúng đắn. Khó khăn là phần cần thiết phải có, để làm cho sự tu tập trở nên trọn vẹn. Chúng không phải là những gì cần phải tránh, mà là những thứ được dùng như là những cơ hội quí giá cho sự học hỏi.

Chánh niệm - Chương 11 và 12: Đối diện với Vọng tâm (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 11: Đối diện với Vọng tâm – I
Ở một thời điểm nào đó, mỗi thiền giả đụng độ với vọng tâm trong buổi tọa thiền, và pháp đối trị trở nên rất ư cần thiết cho thời điểm này. Vài động tác khéo léo, uyển chuyển có thể giúp bạn trở lại đề mục chính ngay lập tức, thay vì cố gắng kình chống với những xung lực trái ngược. Sự tập trung và chánh niệm nên phải hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau. Nếu một trong hai bị yếu đi, thì phần kia bị ảnh hưởng lập tức.

Chánh niệm - Chương 13: Chánh Niệm (Sati) (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 13: Chánh Niệm (Sati)
Chánh niệm là phiên dịch từ ngôn ngữ Pali qua chữ Sati. Sati là hoạt động cụ thể. Nghĩa chính xác của nó là gì? Không thể có một câu trả lời chắc chắn được, nhất là theo ngôn từ. Từ ngữ được phát minh ra ở mức độ biểu tượng của tâm và dùng diễn tả những thể tính qua tư tưởng phân phối ký hiệu. Chánh niệm là trạng thái trước khi biểu tượng hình thành, nó không bị ràng buộc bởi lý lẽ.

Chánh niệm - Chương 14: Chánh niệm so với sự tập trung (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 14: Chánh niệm so với sự tập trung
Tu thiền Minh Sát là hoạt động làm thăng bằng tâm. Bạn sẽ vun trồng hai phẩm chất riêng biệt của tâm — Chánh niệm và sự tập trung. Một cách lý tưởng nhất là cả hai làm việc với nhau như một tổ hợp, chúng sẽ luôn luôn nâng đỡ lẫn nhau. Do đó, điều quan trọng nhất là trau dồi cả hai cùng một lúc và giữ cho cân bằng. Nếu bất kỳ một trong hai mạnh hơn thì phần yếu đang trả cái giá cho sự chênh lệch, sự thăng bằng của tâm cũng bị mất đi và sự tu tập không thể nào mang lại kết quả được.

Chánh niệm - Chương 15: Tu thiền trong đời sống hàng ngày (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 15: Tu thiền trong đời sống hàng ngày
Người nhạc sĩ chỉ dùng âm thang để diễn đạt tư tưởng. Khi mới bắt đầu học dương cầm, thì đó cũng là khái niệm mà bạn phải học và luôn luôn sử dụng những âm thang. Ngay cả người đánh dương cầm hay nhất trong buổi hòa nhạc trên thế giới cũng vẫn phải dùng âm thang. Nó là kỹ năng căn bản không thể nào bỏ đi được.

Chánh niệm - Chương 16: Những gì cho bạn (Thiền sư: Henepola Gunaratana)


Chương 16: Những gì cho bạn
Bạn có thể kỳ vọng những ích lợi nào đó từ tu thiền. Những thứ có được vào giai đoạn ban đầu có thể là rất buồn tẻ và thực dụng; những giai đoạn kế tiếp thì thâm sâu và siêu việt hơn. Chúng nối tiếp nhau từ dạng đơn giản nhất cho tới vĩ đại nhất. Chúng tôi sẽ trưng bài ra đây vài điều, nhưng rốt ráo nhất vẫn là sự kinh nghiệm của chính bạn có được.

Chân Đế và Tục Đế (Sách) - Hòa thượng Thondara, Khánh Hỷ dịch

Chân Đế và Tục Đế (bài giảng 1) - Hòa thượng Thondara, Khánh Hỷ dịch

1. Làm thế nào để trở thành người Phật Tử tốt?
2. Làm thế nào để có một đời sống tại gia an vui hạnh phúc?
3. Những điều cần biết liên quan đến Nghiệp

4. Thánh Tu Đà Huờn

 

Chân Đế và Tục Đế (bài giảng 2) - Hòa thượng Thondara, Khánh Hỷ dịch

5. Chân Đế và Tục Đế
6. Phương pháp đặt câu hỏi về ba mươi hai thể trược
7. Ba loại Trí tuệ
8. Ví dụ điển hình về Ngón tay
9. Thân và Tâm, hay Danh và Sắc
10. Giải về mười tám yếu tố căn, trần, thức
11. Sự thấy
12. Sự nghe
13. Sự ngửi

 

Chân Đế và Tục Đế (bài giảng 3) - Hòa thượng Thondara, Khánh Hỷ dịch

 14. Sự nếm
15. Sự tiếp xúc hay đụng
16. Sự suy nghĩ
17. Giải về đề mục chuyển động ở bụng và các đề mục phụ
18. Giải về đề mục căn bản
19. Giải về Thọ hay Cảm Thọ
20. Bát chánh đạo trong thiền minh sát
21. Bài pháp cuối

Câu chuyện Sa di Pandita (Thiền sư U Tejinda)

cua-goNgười tưới cây dẫn nước.

Kẻ vót tên duỗi tên.
Thợ mộc đẽo gọt  gỗ.
Bậc trí biết sửa mình.
Vào những mùa hè khô hạn, nếu quý vị muốn tưới nước cho vườn tược, quý vị cần phải đào đường dẫn nước từ những sông suối gần đó.
Cũng vậy, nếu bạn muốn đạt đến Niết Bàn thì bạn cần phải khơi và giữ tâm của mình bằng Giới (Sila), Định (Samadi) và Tuệ (Panna), giống như việc khơi đường dẫn nước để tưới cho cây được tươi tốt.
Khi giương cung để bắn mũi tên trúng mục tiêu, thì mũi tên cần phải thật thẳng chuẩn xác. Nếu mũi tên bị cong, thì nó sẽ đi chệch mục tiêu.

Đạo Lộ Tu Tập của Phật Giáo Theravada (updated 8/2011)


Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp. Vì sao? Vì sau khi Đức Phật nhập diệt, qua thời gian hàng nghìn năm, giáo pháp vĩ đại của Đức Phật giảng dạy đã không còn được thấu hiểu nên (do cố ý hoặc vô tình) đã bị sửa đổi và biến tướng.

Bí ẩn về chết lâm sàng

Trong thực tế đã có những người chết đi sống lại, sau đó có khả năng đặc biệt như chữa bệnh không cần dùng thuốc, có khả năng giao tiếp với "người cõi âm", bỗng nhiên nói được nhiều thứ tiếng… Y học gọi đó là chết lâm sàng. Vậy chết lâm sàng là gì? Có mối liên hệ nào giữa chết lâm sàng với những khả năng đặc biệt?

Trích dẫn kinh điển tham khảo về Thiền Nguyên Thủy (Thích Minh Châu)


Thiền nguyên thủy hay pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra đơn giản và thuần nhất; không gây một tác hại gì cho thân tâm. Không sợ bị điên loạn, nổ mắt, đau tâm thần. Trái lại là một phương pháp hiền thiện, điều hòa thân, điều hòa hơi thở, điều hòa tâm, giúp cho người hành Thiện được phấn khởi, có sức khoẻ, nhờ nếp sống lành mạnh, nhờ tâm tư an lạc nên ngủ ngon giấc, không có ác mộng, thân thể được khoẻ mạnh, con mắt được sáng lên.

Pháp Thiền Nguyên thủy của Ðức Phật (Thích Minh Châu)


"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Ðạo, khi Ngài thành Ðạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. Tiếp đến chúng tôi giới thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng có thể ứng dụng ngay trong đời sống hiện tại, vừa là một tiến trình đưa đến giải thoát và giác ngộ. Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một pháp môn Thiền: Pháp môn Anapànasati, niệm hơi thở vô hơi thở ra, một Pháp môn Thiền nguyên thủy do đức Phật giảng dạy, một pháp môn Chỉ quán, Ðịnh Tuệ song tu mà mọi người có thể thực hành, ngay trong hiện tại đối với bản thân mình. 

Những điều kiện để đắc đạo ngay trong hiện tại


Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7 năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy
TT. Pháp Chất – Chuyển thành văn bản: Minh Hạnh

      Namo Buddhaya. Kính thưa tất cả qúi vị thiền sinh, hôm nay sở dĩ có thời thuyết pháp này là vì chúng tôi ban tổ chức trong khóa vừa qua công việc rất nhiều bận rộn nên không có thời gian để nói pháp sách tấn qúi vị, khoá này chúng tôi nghĩ rằng có thể thu xếp một số công việc để có thể dành ra một chút thì giờ có một buổi nói pháp để sách tấn thêm cho qúi vị trên con đường tu tập, nhất là vấn đề tu tập hành thiền. Ngoài ra sau thời nói pháp có thể có thêm một vài phần nhỏ nào đó trong quá trình quý vị tu tập, chúng tôi có thể góp ý thêm cho qúy vị.

- Một tóm tắt về giáo-pháp của Đức Phật

Căn Bản Cho Việc Thực Hành
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?

Tuệ và Giác Ngộ (Phạm Doãn)

Mục Lục

Phần một: Đại cương về Tuệ

I. Thuật ngữ về Tuệ

II. Ý nghĩa của Tuệ

  1. Ý nghĩa của tuệ trong đời thường
  2. Ý nghĩa của tuệ trong Đạo Phật
  3. Tuệ, Wisdom, paññā, prajñā là những từ đồng nghĩa

III. Tu tập tuệ là phương pháp đặc thù riêng của Đạo Phật

IV. Tuệ trong ý nghĩa của tiến hóa tâm linh

  1. Tuệ của khoa học và tuệ giải thoát
  2. Từ không đến có
  3. Tiến hóa sinh vật và tiến hóa tâm linh

V. Tuệ và Giác ngộ có thể mô tả và hiểu được

VI. Bảy mươi ba loại Trí

VII. Mười sáu tuệ minh sát

VIII. Thực hiện Tuệ qua pháp học và pháp hành

  1. Pháp học (pariyatti)
  2. Pháp hành (patipatti)

Phần hai: Tuệ phát sinh do tu tập Thiền Định và Tuệ Quán

I. Thiền Định

  1. Tuệ của thiền định
  2. Ánh sáng tâm trí
  3. Các pháp chân đế: 28 loại sắc pháp và các tổ hợp sắc (rupa-kalapa), Sát-na tâm và các lộ trình của tâm
  4. Sự cần thiết của thiền định
  5. Đạo Phật sử dụng thiền định như công cụ để thực hiện tuệ quán
  6. Giải thích một số các chất vấn: Visuddhimagga, Jhana, Cận định, Sát-na định, Ly dục ly ác pháp, định thế gian (hiệp thế) và xuất thế gian (thánh định).
  7. Mục đích của thiền định để thực hiện cái gọi là “như thực rõ biết”
  8. Đức Phật đã tu tập thiền định và ca ngợi sự tu tập thiền định

II. Tuệ Quán

  1. Phương pháp Tuệ Quán (Vipassanā)
  2. Nguyên lý của Tuệ quán: Thấy như thực (yathābhūtaṁ pajānāti, seeing as it is)
  3. Thế nào là  “hành thâm bát nhã”.
  4. Mối liên hệ giữa Tuệ Quán và Thiền Định
  5. Bốn đạo lộ
  6. Việc kiểm chứng các trải nghiệm trong khi tu tập
  7. Định và Tuệ trong phương pháp luận khoa học: Quy nạp và Diễn dịch

Phần ba: Tuệ và sự Giác Ngộ của Đạo Phật

I. Đạo Phật thực hiện giác ngộ bằng tri tuệ

  1. Các tôn giáo và sự thần bí
  2. Đạo Phật và Trí tuệ
  3. Hai con đường giác ngộ khác nhau: 31 cõi giới, thiên đàng và Nibbana

II. Tuệ do học hiểu và Tuệ do trải nghiệm

  1. Tuệ do học hiểu và Tuệ do trải nghiệm
  2. Tuệ giác ngộ có thể được lưu lại từ kiếp trước
  3. Năm tôn giả giác ngộ do nghe hiểu hay do thiền quán?

III. Tuệ trong ý nghĩa Giác ngộ của Đạo Phật

  1. Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải là giới hạnh
  2. Tuệ là yếu tố trực tiếp đưa tới giác ngộ chứ không phải sự truyền thừa thần bí
  3. Tuệ, do trải nghiệm bằng Tuệ quán, trực tiếp đưa tới giác ngộ còn Tuệ do nghe hay đọc chỉ là gián tiếp.
  4. Chính là Tuệ đưa tới giác ngộ chứ không phải sự tu tập các thiền chứng (Samāpatti) hay Diệt tận Định (Nirodha-samādhi)

IV. Mô tả qui trình tâm khi giác ngộ

  1. Các giai đoạn và qui trình tâm trong sự giác ngộ
  2. Lộ trình tâm giác ngộ

V. Thông Điệp về sự tỏa sáng của Đạo Phật trong thế kỉ 21

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TÂM QUÁN NIỆM XỨ

1)NGUYÊN TẮC:
Tâm Quán Niệm Xứ khởi đầu bằng việc quan sát những đặc tính của Tâm Biết. Tâm Biết là cái tâm "hay biết suông". Tâm này còn được gọi là Ý Thức hay Tâm Vương (Citta).

Tâm Biết khởi sinh cùng đối tượng và biến mất cùng đối tượng.
Làm thế nào quan sát những đặc tính của Tâm Biết?
Quan sát cách thức vận hành của Tâm Biết, bạn sẽ nhận ra đặc tính của nó.

Bốn Đạo Lộ tu tập (Four ways to Arahanship)

Đạo Lộ tu tập của Đạo Phật nguyên thủy, gồm tam học Giới –Định- Tuệ, Tứ Diệu Đế và Tám Thánh Đạo. Tuy nhiên qua hơn 2.500 năm, về chi tiết của một phương pháp đúng để thực hiện được trọn ven Đạo lộ thì hiện vẫn còn tranh cãi. Hiện tại vấn đề thứ tự trong cách thực hành Định và Tuệ vẫn còn đang đặt ra. Nếu không có Định thì Tuệ phát sinh sẽ không sâu và không đủ, đạo lộ tu tập sẽ không hoàn tất. Ngược lại nếu có Định mà tiếp theo đó không thể viên mãn được Tuệ, thì đạo lộ cũng sẽ không hoàn tất.
Thật là may mắn, vấn đề Đạo Lộ tu tập cũng đã được giải đáp và lưu truyền lại theo kinh điển.

Cuộc đời Đức Phật - BBC English - phụ đề Việt ngữ

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Video - Vũ trụ

So sánh giữa các hành tinh:





Dải ngân hà


Trái đất nhìn từ không gian:


Lợi ích chữa bệnh trong Thiền Quán Thiền sư MAHASI SAYADAW


Lợi ích chữa bệnh trong Thiền Quán


Thiền sư MAHASI SAYADAW
Dịch Anh ngữ: Tỷ kheo Aggacitta
Dịch Việt ngữ: Tỷ kheo Tăng Ðịnh

Phật lịch 2544 - Thường lịch 2000
A. PHƯƠNG PHÁP MÀ ÐỨC PHẬT ÁP DỤNG ÐỂ CHỮA BỆNH CHO CHÍNH NGÀI:
 B. HAI TRƯỜNG HỢP DO ÐẠI ÐỨC MAHASI SAYADAW KỂ LẠI

C. BẢY TRƯỜNG HỢP DO NGÀI SAYADAW U SUJATA KỂ LẠI
D. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC KỂ LẠI TỪ THIỀN SƯ SAYADAW U NANDIYA (ở thiền đường Satipatthàna, thuộc làng Taw-Ku, huyện Mu-Done.)
E. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NỔI BẬT VỀ CÁC HÀNH GIẢ THỰC HÀNH MINH SÁT DƯỚI SỰ CHỈ DẦN CỦA THIỀN SƯ U PANDITA
F. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ÐẶC BIỆT VỀ CÁC NỮ HÀNH GIA TỰ CHỮA KHỎI BỆNH TRONG KHI THỰC HÀNH THIỀN MINH SÁT, DƯỚI SỰ CHỈ DẪN CỦA THIỀN SƯ U SAMVARA
G. SỰ LÀNH BỆNH LÀ KẾT QUẢ CỦA THẤT GIÁC CHI (BOJJANGA)

Phật giáo Nam Tông bước vào mùa an cư


imageTheo truyền thống Phật giáo Nam tông ở Việt Nam, chư Tăng an cư kiết hạ từ ngày 16-6 (âm lịch) đến ngày 15-9 (âm lịch). Từ ngày 16-9 (âm lịch) đến ngày 15-10 (âm lịch), các chùa tổ chức Lễ hội Dâng y Kathina.
Năm nay, Phật giáo Nam tông Việt Nam, ngoài các điểm an cư tại các chùa, có một số chùa tổ chức an cư tập trung như Thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai) với khoảng 100 chư Tăng và 200 tu nữ, Tổ đình Bửu Quang (TP. Hồ Chí Minh) với khoảng 100 chư Tăng và tu nữ v.v…

Kinh Ðại duyên (Mahànidàna sutta) - Trường Bộ Kinh Digha Nikaya

Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử. 

Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (Mahàparinibbàna sutta) - Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya)

- Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)". Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi.
- Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán
 ...
Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".
Ðó là lời cuối cùng Như Lai. 

THIỀN ĐỊNH VÀ THIỀN QUÁN Tác giả: Supanna



Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.

Thiền Chỉ Thiền Quán - THIỀN (JHÀNA) TRONG NỘI DUNG KINH ĐIỂN - Henepola Gunaratana

 Tầm Quan Trọng Của Thiền
Truy Nguyên Gốc Từ Jhāna
Jhāna Và Samadhi
Jhāna Và Các Thành Phần Của Sự Giác Ngộ

Thiền Chỉ Thiền Quán - NHỮNG CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI HÀNH THIỀN - Henepola Gunaratana

Nền Tảng Giới
Cắt Đứt Những Chướng Ngại
Đến Gần Bậc Thiện Tri Thức
Các Đề Mục Thiền Chỉ (Định)
Chọn Một Trú Xứ

Thiền Chỉ Thiền Quán - VƯỢT QUA CÁC TRIỀN CÁI - Henepola Gunaratana

 Năm Triền Cái
Viễn Ly Các Triền Cái
Con Đường Tu Tập Theo Tuần Tự
Phương Pháp Chánh Niệm
Sự Thủ Tiêu Các Triền Cái
Những Lợi Ích Trong Việc Đoạn Trừ Triền Cái

Thiền Chỉ Thiền Quán - SƠ THIỀN VÀ CÁC THIỀN CHI - Henepola Gunaratana

 Tầm
Tứ
Hỷ
Lạc
Nhất Tâm
Mô Tả Tổng Quát Sơ Thiền
Tiến Trình Tâm Thiền
Hoàn Thiện Sơ Thiền

Thiền Chỉ Thiền Quán - Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền - Henepola Gunaratana

 Nhị Thiền Và Sự Chứng Đắc Nhị Thiền Nội Tịnh 
Nhất Tâm
Định
Hỷ Và Lạc
Những Nhận Xét Chung Về Nhị Thiền Tam Thiền - Sự Chứng Đắc Tam Thiền
Xả
Chánh Niệm Và Tỉnh Giác
Lạc
Nhất Tâm
Tứ Thiền - Sự Chứng Thiền
Bốn Điều Kiện
Các Yếu Tố Mới Trong Tứ Thiền
Hệ Thống Thiền Năm Bậc
Những Nhận Xét Kết Luận 

Thiền Chỉ Thiền Quán - VƯỢT QUA TỨ THIỀN - Henepola Gunaratana

Tứ Thiền Vô Sắc
Không Vô Biên Xứ
Thức Vô Biên Xứ
Vô Sở Hữu Xứ
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
Những Nhận Xét Chung Về Thiền Vô Sắc
Các Loại Thắng Trí Khác
Những Điều Kiện Cần Thiết Cho Thắng Trí Lục Thông
Biến Hoá Thông
Thiên Nhĩ Thông
Tha Tâm Thông
Túc Mạng Thông
Thiên Nhãn Thông
Lậu Tận Thông
Các Loại Thắng Trí Khác
Thiền Và Tái Sanh 

Thiền Chỉ Thiền Quán - CON ĐƯỜNG TU TẬP TUỆ QUÁN - Henepola Gunaratana

Bản Chất Của Tuệ
Nhị Thừa (Hai Cỗ Xe)
Các Nhiệm Vụ Của Thiền
Thất Thanh Tịnh
Sơ Đạo Và Sơ Quả 

Thiền Chỉ Thiền Quán - THIỀN (Jhàna) VÀ CÁC THÁNH CHỨNG - Henepola Gunaratana

Thiền Siêu Thế
Mức Thiền Của Đạo Và Quả
Thánh Quả Định Và Diệt Tận Định
Bảy Loại Thánh Nhân
Jhāna Và Bậc A-La-Hán
Kết Luận

Tóm tắt các điều giới trong đạo Phật- Bình Anson sưu tập


I. Năm giới căn bản
II. Bát quan trai giới
III. Giới luật Sa-di
IV. Giới luật Tỳ khưu

- Tìm hiểu về Giới luật (Sìla) trong Phật giáo -Thích Quang Thạnh

Theo quan điểm Phật Giáo, trong tất cả loại hữu tình chúng sanh, con người luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm linh (tu tập); vì thế, mục đích của Phật Giáo là nhắm vào đối tượng con người để hướng dẫn họ có một cuộc sống hoàn toàn chơn thiện mỹ, và trở thành người có nhân cách đạo đức hoàn thiện. Ðồng thời, Phật Giáo luôn dạy cho họ phương cách làm thế nào để sửa đổi từ một con người có đức tánh xấu thành một con người có đức tánh tốt, từ đối tượng vô minh trở thành một đối tượng trí thức, từ một con người có tư tưởng tiêu cực-bi quan-thụ động-và xấu xa ...

Nếp sống đạo hạnh và trí tuệ trong Kinh Pháp Cú HT. Thích Minh Châu

Kinh Dhammapada theo một phân loại là tập thứ II trong mười lăm tập thuộc Tiểu Bộ Kinh, theo truyền thống được xem là bộ Kinh được kết tập vào kỳ kết tập thứ nhất, ba tháng sau khi Ðức Phật nhập diệt, trích dẫn từ những bài kinh đặc sắc nhất của Ðức Phật trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài, và như vậy vừa chứa đựng những tinh hoa nguyên thủy nhất của lời Phật dạy, vừa tập trung những lời dạy căn bản của Ðức Bổn Sư về Giới Ðịnh Tuệ, tức là tiến trình giải thoát và giác ngộ, được Ðức Phật thân chứng và giảng dạy lại cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài.

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Mục lục & Giới Thiệu - Mahasi

Lời tựa
Ðối với người hành thiền Phật Giáo, danh tiếng của Ngài Mahasi Sayadaw không cần phải được giới thiệu. Những lời dạy về phương pháp hành thiền của Ngài đã được lãnh nhận và hấp thụ cùng khắp thế giới. Hôm nay Hội Buddhadhamma Foundation xin được vinh dự giới thiệu quyển "Kinh Vô Ngã Tướng", như quyển sách đầu tiên trong loạt sách về giáo huấn của vị thiền sư nổi tiếng nầy.
Bản dịch sơ khởi (từ Miến sang Anh) của U Ko Lay, đã được Hội Buddha Sasana Nuggaha Foundation tại Rangoon, Myanmar, sửa chửa và ấn hành. Trong bản nầy vài đoạn lặp đi lặp lại đã được loại bỏ và có thêm những danh từ Pāli được chuyển dịch sang tiếng Anh. Tuy nhiên giáo huấn nguyên thủy vẫn được giữ với đầy đủ chi tiết và vẫn còn những đoạn lặp lại: bài giảng nầy cốt dành cho những thiền sinh đang dự một khóa thiền tích cực.
Chúng tôi hy vọng rằng những ấn bản nầy sẽ giúp đọc giả thích thú quan tâm đến pháp hành thiền và những lời dạy của Phật Giáo.

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - SẮC THÂN - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THỌ - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - TƯỞNG và HÀNH - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THỨC - Mahasi

 Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THẤY VÔ NGÃ - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - PHÂN TÁCH ÐẶC TÁNH VÔ THƯỜNG - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - MƯỜI MỘT PHƯƠNG THỨC PHÂN TÁCH NGŨ UẨN - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THUẦN HÓA TUỆ MINH SÁT - Mahasi

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Thuật ngữ - Mahasi


Buddhadhamma Foundation
Bangkok - Thailand

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - SẮC THÂN - Mahasi

Phần nhập đề bài kinh
Lời dạy của Ðức Phật: bắt đầu bài kinh
Lầm tưởng thân là tự ngã
Tại sao thân nầy không phải là tự ngã
Jīva attā và parama attā
Căn nguyên của niềm tin có tạo hóa
Luyến ái bám vào tự ngã
Bốn loại luyến ái bám vào tự ngã
Thân quán niệm xứ

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THỌ - Mahasi

Một khác biệt giữa tạng Luận và tạng Kinh
Hiểu biết sai lầm rằng thọ là tự ngã
Thọ gây đau khổ như thế nào
Thế nào là không thể điều khiển thọ
Thọ quán niệm xứ
Ngài Sārīputta (Xá Lợi Phất) tìm con đường dẫn đến tuệ giác cao siêu nhất
Kinh Dīghanaka Sutta
Ðạo và Quả phát sanh do nhàm chán
Ðạo Quả A La Hán của Ngài Sārīputta

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - TƯỞNG và HÀNH - Mahasi

Hành không phải là tự ngã
Ý nghĩa của saṅkhāra (hành) theo bài kinh nầy
Hành uẩn cưỡng chế bằng cách nào
Câu chuyện một ngạ quỉ bị nhiều mũi nhọn đâm chích
Sự chứng nghiệm lý vô ngã đến với ta như thế nào


Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THỨC - Mahasi

Thức cưỡng chế ta như thế nào
Nguyên nhân sanh khởi
Câu chuyện Tỳ Khưu Sāti
Tóm lược chánh pháp
Sắc pháp giống như khối bọt
Thọ giống như bong bóng nước
Tưởng giống như ảo cảnh
Hành, saṅkhāra, giống như cây không lỏi
Thức giống như trò ảo thuật
Tóm lược

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THẤY VÔ NGÃ - Mahasi

Khó thấu hiểu đặc tướng vô ngã
Thấy vô ngã qua đặc tướng vô thường
Thấy vô ngã xuyên qua đặc tướng đau khổ
Thấy vô ngã xuyên qua cả hai đặc tướng, vô thường và khổ
Cuộc thảo luận với Ðạo Sĩ Saccaka
Biện luận về một tự ngã độc lập
Ðặc tướng vô thường
Hai loại đau khổ
Phát triển tuệ minh sát thấu hiểu đặc tướng khổ
Chấp thủ với tham ái "đây là của tôi"
Chấp thủ với tâm ngã mạn "đây là tôi"
Chấp thủ với tà kiến "đây là tự ngã của tôi"

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Mục lục & Giới Thiệu - Mahasi


Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - PHÂN TÁCH ÐẶC TÁNH VÔ THƯỜNG - Mahasi

Ðặc tướng vô thường
Thấy những thọ cảm đúng như nó thật sự là vậy
Bản chất vô thường của tưởng uẩn
Bản chất vô thường của hành uẩn
Bản chất vô thường của thức uẩn
Mười một phương cách phân tách sắc pháp
Quán chiếu về Netaṁ mama và Anicca
Các vị Tu Ðà Huờn được dạy về đặc tướng vô ngã
Mười một phương cách quán niệm
Quán chiếu các sắc pháp bên trong và bên ngoài
Quán chiếu các sắc pháp thô kịch và vi tế
Quán chiếu theo đặc tính thấp hèn hay cao thượng
Quán chiếu theo đặc tính xa và gần

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Mục lục & Giới Thiệu - Mahasi


Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - MƯỜI MỘT PHƯƠNG THỨC PHÂN TÁCH NGŨ UẨN - Mahasi

Phân tách ngũ uẩn
Thọ kinh nghiệm trong ba thời
Những cảm thọ bên trong và bên ngoài
Thọ cảm thô kịch và vi tế
Thọ cảm thấp hèn và cao thượng
Thọ cảm xa và thọ cảm gần
Mười một cách phân tách tưởng uẩn
Mười một cách phân tách hành uẩn
Mười một cách phân tách thức uẩn
Tiến trình tái sanh
Ðịnh luật phát sanh tùy thuộc
Thức uẩn trong ba thời kỳ
Quán chiếu tâm theo kinh Tứ Niệm Xứ

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Mục lục & Giới Thiệu - Mahasi


Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - THUẦN HÓA TUỆ MINH SÁT - Mahasi

Làm thế nào phát triển Tuệ minh sát
Tuệ chán nản phát triển khi thấy khổ
Tuệ chán nản phát triển khi thấy vô ngã
Ðịnh nghĩa Nibbinda ñāṇa
Thật sự mong muốn Niết Bàn
Ức đoán Niết Bàn
Sáu đặc điểm của tuệ xả hành
Phát triển tuệ đưa vượt lên
Từ nhàm chán tiến đến Thánh Ðạo và Thánh Quả
Sự mô tả trùng hợp với thực nghiệm của hành giả như thế nào
Suy tư của vị A La Hán
Tóm lược
Hết lòng thành kính đảnh lễ sáu vị A La Hán

Thiền Minh Sát - Kinh Vô Ngã Tướng - Mục lục & Giới Thiệu - Mahasi


Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Giới thiệu- Cao Hữu Ðính dịch


Na Tiên Tỳ Kheo Kinh là một bộ kinh phản ảnh đầy đủ những đường nét chính của Giáo lý Nguyên Thủy. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì kinh này chỉ là một bản trùng tuyên vô vị, không đáng được có một địa vị Tam Tạng Thánh Giáo.
Ðặc sắc của kinh này dĩ nhiên không phải ở chỗ trùng tuyên vô bổ ấy. Ðặc tánh của nó là chính ở những ví dụ rất khế lý và khế cơ mà Ngài Na Tiên đã khéo sử dụng để làm sáng tỏ các chủ điểm giáo lý căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo Cao Hữu Ðính dịch Phần I

1. Vô Ngã hay Danh
2. Danh số
3. Cách nói chuyện của hiền giả và vương giả hay điều kiện đối thoại.
4. Di Lan Ðà thỉnh Na Tiên vào hoàng cung
5. Cứu cánh đích thực của bậc xuất gia
6. Nguyên nhân luân hồi và phương pháp giải thoát
7. Pháp lành
8. Tương quan giữa thân trước và thân sau.
9. Tự biết hết tái sanh
10. Trí và Minh.

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo Cao Hữu Ðính dịch Phần II

11. Ðắc đạo rồi có còn đau khổ không ?
12. Vui khổ thiện và bất thiện
13. Danh thân tái sanh
14. Ðã hỏi rồi không nên hỏi lại
15. Danh và thân tương liên
16. Thời gian
17. Ðầu mối của sanh tử
18. Nhân duyên sanh
19. Linh hồn
20. Liên hệ giữa căn và tâm thần
21. Xúc
22. Cảm thọ
23. Giác
24. Sở niệm
25. Nội động
26. Nỗi lòng
27. Muối
28. Duyên nghiệp của tri giác
29. Nguyên nhân bất bình đẳng giữa loài người
30. Phải sớm làm điều lành

Kinh Na Tiên Tỳ Kheo Cao Hữu Ðính dịch Phần III

31. Lửa địa ngục
32. Nước dựa trên không khí
33. Niết Bàn
34. Phật có ra đời
35. Phật là tối thắng
36. Thân cũ không tái sanh
37. Thân mất , việc làm còn
38. Không thể biết quả báo về sau.
39. Niết Bàn ở đâu?
40. Vì sao Sa môn săn sóc cái thân?
41. Tại sao Phật không giống cha mẹ?
42. Chơi chữ
43. Ai truyền giới cho Phật?
44. Giọt nước mắt lành
45. Mê ngộ khác nhau
46. Trí nhớ
47. Mười sáu cách nhớ
48. Phật là Ðấng Toàn Giác
49. Nhân it, quả nhiều
50. Ngừa giặc khi chưa đến
51. Thần thông chẳng quản xa gần
52. Cùng đến một lượt
53. Bảy sự việc tựu thành giác ngộ.
54. Làm việc lành nhỏ được phước lớn.
55. Kẻ trí làm điều dữ ít bị tai vạ hơn người ngu
56. Bay lên trên không
57. Xương dài bốn ngàn dặm
58. Ngừng hơi thở
59. Biển
60. Trí tuệ soi thấu tất cả.
61. Thần hồn, trí và thức
62. Phật làm được việc khó làm

Những khám phá mới về cơ thể con người


Trên thế giới của chúng ta có vô vàn điều kỳ lạ mà con người chưa khám phá hết, trong đó có những điều thuộc về con người. Nhân kết thúc năm thập kỷ đầu thế kỷ 21, Mạng tin khoa học tự nhiên (MNN) của Mỹ đã giới thiệu những khám phá mới nhất cũng như những thành tựu khoa học tiêu biểu mà con người đạt được trong quá trình “nâng cấp” cơ thể con người, đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực y sinh chữa bệnh và làm đẹp.

Tiền không làm nên hạnh phúc

Mức sống tăng lên không đồng nghĩa với việc con người cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống. Thế nhưng phần lớn chương trình giảm nghèo chỉ tập trung vào việc nâng mức thu nhập của người dân.

10 tật xấu phổ biến nhất của con người

Con người có nhiều việc làm tiêu cực, không những ảnh hưởng xấu tới người khác mà còn gây hại cho bản thân. Dưới đây là 10 tật xấu phổ biến nhất được các nhà khoa học phương Tây xếp theo thứ tự ngược.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Những điều thú vị về bộ não

Bộ não nam và nữ không có sự khác biệt, não luôn thay đổi, não đang trở nên nhỏ dần... là những khám phá thú vị của các nhà khoa học về bộ não người.

Lần đầu phát hiện sự sống ở đáy sâu vỏ Trái Đất

Các nhà khoa học quốc tế lần đầu tiên phát hiện sự sống ở lớp gabbro của vỏ Trái Đất, đồng thời cũng tìm được chứng cứ có thể chứng minh tồn tại sự sống ở đáy sâu vỏ Trái Đất.

Top 10 bí ẩn hóc búa nhất mọi thời đại

Những khám phá và phát minh mới nhất đã giúp chúng ta lý giải được nhiều hiện tượng kỳ bí trong thế giới, vũ trụ. Tuy nhiên, cho tới hiện tại vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Dưới đây là 10 câu hỏi khoa học hóc búa nhất đối với loài người theo bình chọn của trang LiveScience.

Bạn có hiểu rõ Trái đất?

Trái Đất, hay còn được biết đến với các tên gọi "thế giới", "hành tinh xanh" hay "địa cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Nhờ các thành tựu về khoa học và công nghệ, con người ngày càng hiểu rõ hơn về Trái đất. Hãy cùng trang Space thử kiểm tra xem bạn có nắm vững các đặc điểm cơ bản về "ngôi nhà chung" của chúng ta hay không.

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

Cá chép nguy hiểm hơn cả cá mập?

Loài cá nào nguy hiểm nhất? Chắc bạn nghĩ ngay danh hiệu ấy sẽ thuộc về cá mập, cá chình điện? Không, nó chỉ là con cá chép thông thường.
Cách ăn sẽ khiến cá chép trở nên nguy hiểm. Ảnh: Wikipedia.
Cá là món ăn ngon và tốt về nhiều mặt theo quan điểm dinh dưỡng. Nhưng do có những xương nhỏ, cá có thể gây ra những tai nạn, thường không trầm trọng lắm, chỉ là hóc xương. Loài cá nào gây nhiều vụ hóc xương nhất. Các bác sĩ Israen, bệnh viện Shiba đã theo dõi suốt một năm và đưa các số liệu thống kê gây tò mò (và có lẽ cũng có ích) như sau:
Số “tai nạn” hóc xương cá chép phải đến cấp cứu tại bệnh viện Shiba trong năm qua là 108 vụ, trong đó xảy ra nhiều nhất là vào bữa sáng ngày thứ bảy. 94 vụ bị hóc xương tại nhà, chỉ 9 vụ là trong khách sạn. 48% bệnh nhân đến gặp thầy thuốc là nam giới, có tuổi trung bình là 46.
Chiếc xương cá mắc ngang họng không phải do chúng quá ngang ngạnh, quá dài hay quá nhọn mà chính do “thực khách” làm cho nó bỗng nhiên quay ngang: khi ăn họ nói chuyện lớn tiếng, cười đùa hoặc vừa ăn vừa uống làm xương xoay ngang xoay ngửa khi chưa kịp nuốt nên xương bèn đâm vào thành họng để “cảnh cáo”.
Loài cá nguy hiểm thứ hai là cá vền biển (Abramis brama) và cá tráp (Dorado) gây ra 15 vụ hóc xương. Đứng vị trí thứ ba là cá rô phi (Tilapia) – 8 vụ, sau đó đến cá vược (Perca schrenki) – 4 vụ…
Ít ai ngờ cá chép lại đứng đầu bảng “cá nguy hiểm”. Trước đây, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Illinois (Mỹ) dó nữ giáo sư Susane Brewer đứng đầu đã công bố những loài cá có tác dụng giảm cân và giàu dinh dưỡng mà các cháu bé và trẻ em vị thành niên nên ăn thì cá chép cũng đứng đầu bảng cùng với cá hồi (salmon) và cá hồi lưng gù (humpack).
Hoá ra, sự nguy hiểm của cá không phải do chúng mà do cách ăn cá.

Theo Vietnamnet

10 vùng đất bí ẩn trên thế giới

Khoa học không ngừng phát triển, và đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng còn rất nhiều điều về quá khứ, cho tới nay vẫn còn là một bí ẩn lớn với nhân loại, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm lời giải đáp. Dưới đây là 10 nền văn minh cổ đại bí ẩn nhất thế giới.

Những người không có ý niệm thời gian

Đó là các thành viên một bộ tộc sinh sống tại Amazon thuộc Brazil. Giáo sư Chris Sina đang làm việc tại Đại học Portsmouth (Anh) nói rằng ngôn ngữ của người Amondawa chưa bao giờ có những từ như: thời gian, tuần lễ, tháng hoặc năm.
Theo ông thì đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chứng minh rằng khái niệm thời gian không ăn sâu vào tiềm thức một cách phổ quát như chúng ta từng nghĩ.
Giáo sư Chris Sina đã công bố phát hiện này qua một bài báo được đăng tải trên tạp chí Ngôn ngữ và Nhận thức. Nội dung bài báo này nhận định trên thế giới có ít nhất một nền văn hóa và ngôn ngữ không có khái niệm thời gian như một mốc có thể đo đếm. Nói cách khác, bộ tộc Amondawa là những người “ngoài thời gian”, họ sống trong một thế giới của các sự kiện, thay vì nhận thức sự kiện đó được nhúng trong thời gian.
Bộ tộc Amondawa
Các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu là nhà ngôn ngữ học Wany Sampaio và nhà nhân chủng học Vera da Silva Sinha đã dành ra 8 tuần để nghiên cứu ngôn ngữ của người Amondawa, cố tìm hiểu cách họ truyền đạt rằng tuần tới hoặc năm ngoái như thế nào. Không có từ diễn đạt khái niệm này. Với người Amondawa thì đơn vị của họ chỉ là ngày và đêm; mùa mưa và mùa khô. Thậm chí trong bộ tộc này không có tuổi!
Thay vào khái niệm năm tuổi thì người Amondawa thay đổi tên của họ để phản ánh các giai đoạn trong cuộc sống hoặc sự thay đổi vị trí của họ. Ví dụ một đứa trẻ sẽ chuyển tên của nó cho em mới sinh và lấy một tên khác.
Theo báo Daily Mail thì bộ tộc Amondawa lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới bên ngoài vào năm 1986, đến nay họ vẫn tiếp tục mưu sinh theo cách truyền thống là nuôi trồng, săn bắn, câu cá. Tuy nhiên, ngôn ngữ Amondawa đang bị đe dọa thất truyền bởi tiếng Bồ Đào Nha khi mà các tiện nghi hiện đại như truyền hình đang trở nên phổ biến trong bộ tộc này.

Theo Thanh Niên

Bật mí 22 điều lý thú có thể bạn chưa biết

Một chú gà sống sót 18 tháng mà không cần đầu, giun đất rất “giàu tình cảm” vì có tới 9 trái tim, nhím từng được tin có thể chữa bệnh hói… những điều lý thú này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Phát hiện thế giới bị mất tích

Các nhà khoa học vừa phát hiện một vùng đất có niên đại cách đây 56 triệu năm ở bắc Đại Tây Dương, từ dữ liệu do các tập đoàn dầu mỏ cung cấp.

Chuyện luân hồi chuyển kiếp về cô bé Shanti Dévi tại Ấn Độ

Shanti Dévi sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ. Năm lên 4 tuổi, cô bé bắt đầu nói với bố mẹ những điều rất kỳ lạ rằng, ngôi nhà thật của bé là ở thành phố Mathura, nơi chồng của bé đang sống. Mới đầu cảm thấy buồn cười, nhưng không lâu sau, cha mẹ Dévi cảm thấy lo lắng cho tình trạng thần kinh của con gái. Nhưng Shanti Dévi rất thông minh và dễ mến. Suốt hai năm tiếp theo, Dévi vẫn luôn khẳng định những lời nói của mình, điều này làm cho cha mẹ cô bé khó chịu. Năm lên 6 tuổi Dévi trốn khỏi nhà và quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150km, nhưng không thực hiện được.

Trái đất đang bị hủy diệt vì con người ăn nhiều thịt

Dưới đây là 8 lý do khiến cho trái đất bị hủy diệt vì thói quen ăn thịt của chúng ta

Căn bản Thiền minh sát - MAHASI SAYADAW (Vietnamese - English)

Vắng Lặng và Minh Sát
Chúng ta thiền về những gì? Làm thế nào để phát triển tuệ minh sát? Đó là những câu hỏi quan trọng. Có hai pháp hành thiền: hành thiền để làm cho tâm trở nên vắng lặng và hành thiền để khai triển tuệ minh sát.

Niệm và người hành thiền - Một cuộc phỏng vấn Ngài Thiền Sư U Pandita


Ngài Thiền Sư Sayadaw U Pandita xuất gia tại một ngôi chùa xa xôi hẻo lánh của xứ Miến Ðiện vào lúc vừa lên bảy. Từ đó Ngài chuyên cần tu tập trong cả pháp học lẫn pháp hành và đến nay là một trong những vị thiền sư lỗi lạc nhất theo truyền thống Mahasi Sayadaw.
Từ năm 1951 Ngài Thiền Sư U Pandita đã dạy hằng ngàn thiền sinh và châu du hoằng pháp, hướng dẫn những khóa thiền trong nhiều quốc gia Á Ðông cũng như ở Âu châu, Úc châu và Hoa Kỳ.