2. Làm thế nào để có một đời sống tại gia an vui hạnh phúc?
3. Những điều cần biết liên quan đến Nghiệp
4. Thánh Tu Đà Huờn
ooOoo
1. Làm thế nào để trở thành người Phật Tử tốt?Phật (Buddha)
Đức Phật là người đã tự mình giác ngộ lý tứ diệu đế và đem những điều mình đã hiểu biết ra dạy dỗ kẻ khác. Rất dễ dàng để nói chữ Phật. Nhưng thực hành hạnh Bồ Tát để trở thành một vị Phật là điều rất khó khăn.
Người nào thực hành hoàn mãn các pháp Bala mật để trở thành một vị Phật được gọi là Bồ Tát. Ba La Mật tiếng Pāḷi là Pāramī có nghĩa là hoàn thiện.
Có mười Ba La Mật hay mười sự hoàn thiện. Đó là:
1. Dāna: Bố thí.Có ba hạng Bồ Tát
2. Sīla: Trì giới
3. Nekkhamma: Xuất gia
4. Pañña: Trí tuệ
5. Viriya: Tinh tấn
6. Khanti: Nhẫn nhục
7. Sacca: Chân thật
8. Aditthana: Quyết định
9. Mettā: Từ
10. Upekkhā: Xả.
1- Trí Tuệ Bồ Tát (Paññadhika)Mỗi hạng Bồ Tát đều phải thực hành trọn vẹn mười Ba La Mật. Nếu vị Bồ Tát chọn Trí Tuệ là điểm thực hành chính thì gọi là Trí tuệ Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài bốn A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.
2- Đức Tin Bồ Tát (Saddhadhika)
3- Tinh Tấn Bồ Tát (Viriyadhika)
Nếu vị Bồ Tát lấy Đức Tin làm trọng thì gọi là Đức Tin Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài tám A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.
Nếu vị Bồ Tát lấy Tinh Tấn làm trọng thì gọi là Tinh Tấn Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài 16 A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.
Pháp (Dhamma)
Pháp tiếng Pāḷi là Dhamma. Dhamma có rất nhiều nghĩa. Mọi hiện tượng trên thế gian, tốt hay xấu đều là Pháp. Nhưng Pháp ở đây là những lời dạy của Đức Phật. Người nào thực hành những lời dạy nầy thì sẽ thoát khỏi bốn ác đạo và thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi (Āpāya vatta)... Āpāya (ác đạo) có nghĩa là những cảnh giới thấp chịu nhiều đau khổ. Vatta có nghĩa là vòng tử sinh.
Có mười loại Pháp mà chúng ta cần phải biết. Đó là bốn Đạo, bốn Quả, Niết Bàn và Pariyatti. Đạo (Magga) có nghĩa là Tuệ Đạo, đoạn trừ phiền não, ô nhiễm. Quả (Phāla), có nghĩa là làm cho thanh tịnh các loại phiền não đã được đạo loại trừ. Niết Bàn là đối tượng của đạo và quả. Pariyatti là lý thuyết về giáo pháp, chỉ cho ta con đường đến nơi giải thoát: Đạo, Quả và Niết Bàn.
Tăng (Sangha)
Tăng là đoàn thể của tám bậc Thánh đã loại trừ một phần hay tất cả phiền não tùy theo thứ bậc. (A La Hán là vị đoạn trừ tất cả phiền não. Các bậc Thánh thấp hơn đã loại trừ từng phần phiền não). Thế nên, theo định nghĩa nầy bất kỳ một ai, đàn ông, đàn bà, cư sĩ hay nhà sư, một khi đạo quả Thánh đều trở thành thành vién của Thánh Tăng. Thêm vào đó, những nhà sư đang trên đường thực hành với quyết tâm loại trừ phiền não ô nhiễm cũng là những thành viên của Tăng.
Chúng ta gọi Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo hay Ba Ngôi Báu. Người nam nào đã quy y Tam Bảo thì được gọi là Upasaka (cận sự nam hay thiện nam) và người nữ nào đã quy y Tam Bảo thì đưọc gọi là Upasika (cận sự nữ hay tín nữ). Thiện nam hay tín nữ được gọi chung là thiện tín hay Phật tử. Mỗi Phật tử phải có đức tin trong sạch, nhiệt thành và vững chắc. Tin ở đây là tin vào nghiệp và quả của nghiệp. Tiếng Pāli gọi đức tin nầy là ''kammasakata sammadiṭṭhi''. Nếu không có đức tin căn bản nầy, nghĩa là không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp thì chưa đúng là Phật tử chân chính.
Sammadiṭṭhi (Chánh Kiến)
Bây giờ tôi sẽ giải thích một cách ngắn gọn nghĩa của chữ Sammaditthi. Đây là hành động thiện. Đây là hành động bất thiện. Đây là quả của hành động thiện và đây là quả của hành động bất thiện. Hành động thiện đem lại kết quả tốt và hành động bất thiện đem lại kết quả xấu.
Đây là thế giới của loài người và đây là thế giới của Trời, là những nơi mà nghiệp thiện đã được trả quả. Người nào từng làm những việc thiện, sau khi chết sẽ tái sinh vào cõi người hay cõi Trời.
Đây là bốn ác đạo (bốn khổ cảnh, bốn nơi thấp hèn, đau khổ). Người nào đã tạo nghiệp bất thiện sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh.
Đó là những điều tin tưởng mà một người Phật tử cần phải nắm vững. Theo sự tin tưởng nầy, thì người ta có thể nói có thế giới của chư Thiên, có thế giới của Địa ngục.
Về vấn đề nầy, có một số thiền sinh thường hỏi: "Thiên Đường và Địa Ngục có thật không? Có thể chỉ cho chúng tôi thấy trong thực tế không?''
Tôi đã đi dạy giáo pháp và dạy thiền tại nhiều quốc gia. Phần lớn những thiền sinh nầy hỏi Sư: "Có Địa Ngục và Thiên Đường không?", tôi đã giải thích cho họ bằng 5 cách:
1. Trước tiên, tôi đã giải thích cho họ ích lợi và sự bất lợi của những người tin và không tin vào Thiên Đường và Địa Ngục.
Những người tin có Thiên Đường và Địa Ngục sẽ không làm những điều xấu và cố gắng làm những điều tốt. Việc nầy có thể dẫn họ đến Thiên Đường. Nhờ ở chỗ không làm những điều gì không nên làm và làm những điều gì cần làm nên họ hưởng được kết quả tốt ngay trong kiếp sống nầy. Nếu sau khi chết không có Thiên Đàng và Địa Ngục thì họ không mất mát gì cả. Nhưng nếu có Thiên Đàng và Địa Ngục thì nhờ tránh ác, họ không bị rơi xuống Địa Ngục, và nhờ làm các việc lành nên họ được sinh lên Thiên Đàng. Như vậy, nếu có kiếp sống sau thì chắc chắn họ gặt hái được những kết quả tốt đẹp.
Những người tin rằng không có Thiên Đàng và Địa Ngục thì họ không tránh làm những điều ác, mà những điều ác nầy có thể dẫn họ đến Địa Ngục, và họ không làm những việc lành mà những việc lành nầy có thể dẫn họ đến thiên Đàng.
Bởi vì họ nghĩ không có Địa Ngục nên họ không ngần ngại làm các điều ác. Và vì nghĩ rằng không có Thiên Đàng nên chắc chắn họ không làm các điều thiện có thể dẫn đến Thiên Đàng. Nếu họ không tránh làm các điều ác thì họ sẽ đau khổ vì hậu quả xấu xa của những hành động ác ngay trong kiếp hiện tại. Nếu họ làm những việc thiện thì họ sẽ hưởng những kết quả tốt đẹp trong hiện tại.
Nếu sau khi chết mà chẳng có Thiên Đàng hay Địa Ngục thì dĩ nhiên chẳng có gì phải nói đến. Nhưng nếu có Thiên Đàng và Địa Ngục, thì bởi vì họ chẳng làm điều phước thiện nào nên chắc chắn họ sẽ không sinh lên Thiên Đàng.
Như vậy, tôi đã giải thích cho họ sự khác biệt rất lớn giữa những người tin có Thiên Đàng, Địa Ngục và người không tin có Thiên Đàng, Địa Ngục. Nếu những điều tôi giải thích trên không làm hài lòng họ, tôi sẽ nói điểm thứ hai.
2. Ngay trong đời sống nầy cũng có những nơi gọi là trại giam hay tù ngục cho những người làm việc bất thiện. Những nơi đó họ không nhốt những người có thái độ tốt và làm việc thiện lành. Bởi thế, cũng có những nơi đặc biệt dành cho những người có hành động xấu và có nơi dành cho những người làm các hành vi tốt đẹp.
Như vậy, phải có Địa Ngục cho những người làm việc bất thiện và phải có Thiên Đàng cho người làm việc thiện. Từ cuộc sống nầy chúng ta có thể suy ra những kiếp sống kế tiếp.
Nếu họ vẫn chưa thỏa mãn, tôi sẽ nói điểm thứ ba.
3. tôi sẽ hỏi họ những nơi họ chưa hề đến. Chẳng hạn, tôi sẽ hỏi: ''Bạn đã từng ở Mông Cổ chưa?". Phần lớn đều trả lời họ chưa đến Mông Cổ. tôi lại hỏi tiếp: ''Theo bạn nghĩ có xứ Mông Cổ không?'' Tất cả đều trả lời có. tôi bèn nói: ''Mặc dầu bạn chưa bao giờ đến Mông Cổ, chưa bao giờ thấy tận mắt xứ Mông Cổ nhưng xứ Mông Cổ vẫn có ngay chính trong thế giới nầy. Do đó, nếu nói rằng bởi vì tôi chưa thấy Thiên Đàng và Địa Ngục bằng chính mắt tôi cho nên không có Thiên Đàng và Địa Ngục. Như vậy nghe có hợp lý không?"
Nếu họ vẫn không thỏa mãn thì tôi sẽ nói điểm thứ tư.
4. tôi hỏi: ''Bạn có cha mẹ không? Và cha mẹ của bạn có cha mẹ không?'' tôi hỏi họ liên tiếp bốn, năm thế hệ trước đó, họ đều trả lời ''có''. tôi bèn hỏi tiếp: ''Bạn có thấy cha mẹ của ông cố bạn không?'' Họ trả lời: ''không''. Tôi hỏi họ: "Nếu bạn chưa bao giờ thấy cha mẹ của ông cố hay ông sơ bạn; như vậy phải chăng không có ông cố, ông sơ. Họ trả lời rằng: Mặc dầu họ chưa bao giờ thấy ông cố, ông sơ, nhưng họ tin rằng họ có ông cố, ông sơ. Và những điều nầy đã được những người từng thấy ông cố, ông sơ nói lại cho họ nghe một cách chắc chắn.
Tôi bèn nói với họ: "Bạn tin rằng ông cố, ông sơ của bạn có mặt, bởi vì bạn nghe những người khác đã từng thấy ông cố, ông sơ của bạn nói lại. Cũng vậy, mặc dầu chúng ta chưa từng thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng chính mắt của chúng ta; nhưng những người đã thấy Thiên Đàng, Địa Ngục đã ghi lại trong kinh điển cho chúng ta. Chính vì vậy chúng ta nói có Thiên Đàng, Địa Ngục".
Tuy vậy, những điều nầy chưa khiến cho những bạn trẻ trong thời đại thỏa mãn. tôi bèn nói đến điểm thứ năm.
5. Các nhà khoa học nói rằng có những bệnh như kiết lỵ và bệnh cúm do những vi khuẩn gây ra. Các nhà khoa học nói rằng có vi khuẩn. Mặc dầu các nhà khoa học không thể thấy vi khuẩn bằng chính mắt trần của họ, nhưng họ có thể thấy vi khuẩn qua kính hiển vi.
Nếu một người nào đó chưa thấy được vi khuẩn bởi vì họ chưa từng nhìn vi khuẩn qua kính hiển vi nên họ nói rằng chẳng có vi khuẩn. Nói như vậy nghe có được không? Bởi vì nếu người nầy được nhìn vào kính hiển vi mà các nhà khoa học dùng để thấy vi khuẩn thì họ cũng sẽ thấy vi khuẩn.
Cũng vậy, sự hiện hữu của Thiên Đàng, Địa Ngục đã được Đức Phật và các vị A La Hán chỉ cho chúng ta thấy. Đức Phật và các bậc A La Hán đã nhìn thấy Thiên Đàng, Địa Ngục qua trí tuệ cao siêu hay qua cặp mắt Thánh của các Ngài.
Đức Phật và các bậc A La Hán không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng mắt trần. Cũng vậy, bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì bạn không có trí tuệ cao hơn. Bạn không có cặp mắt Thánh nên bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Như vậy, bạn không tin vào những lời dạy của Đức Phật và các vị A La Hán chính do bởi vì các bạn không có cặp mắt Thánh.
Nếu bạn không tin vào Đức Phật và các nhà A La Hán nói về Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì chính mắt bạn chưa thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Điều đó chẳng khác nào bạn không tin các nhà khoa học nói về vi khuẩn bởi vì chính mắt bạn chưa thấy các vi khuẩn.
Khi tôi đã giải thích như thế thì phần lớn đều thỏa mãn. Nhưng có một số thiền sinh lại bước thêm một bước nữa và nói rằng: "Thiên Đàng, Địa Ngục chỉ có thể thấy bằng thánh nhãn. Như vậy, Ngài có được Thánh nhãn nào chưa, bởi vì Ngài nói có Thiên Đàng, Địa Ngục."
Tôi trả lời rằng: " Đối với người tin tưởng hoàn toàn vào lời nói của các nhà khoa học vì họ biết rằng các nhà khoa học là những người đã từng nhìn thấy vi khuẩn qua kính hiển vi, thì họ chẳng cần tự mình thấy vi khuẩn. Bởi vì họ đã hoàn toàn tin tưởng vào các nhà khoa học, nên dầu họ có nhìn hay không nhìn vào kính hiển vi cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lòng tin của họ.
Cũng vậy, tôi đã có đức tin tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phật và chư vị A La Hán là những vị đã thấy Thiên Đàng và Địa Ngục qua tuệ nhãn cao siêu của các Ngài thì tôi chẳng cần đạt được tuệ nhãn; bởi vì có thấy được Thiên Đàng, Địa Ngục hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đức tin của tôi.
Có lẽ có người trong số các vị ở đây muốn đặt câu hỏi về Thiên Đàng, Địa Ngục, bởi thế vì lợi ích của các vị nầy tôi nói về Thiên Đàng, Địa Ngục để các bạn tự mình suy tư lấy.
Những điều người Phật tử không nên làm và sự tai hại nếu làm những điều đó
Có mười điều được gọi là mười bất thiện nghiệp mà người Phật tử không nên làm. Đó là:
1. Sát sanh; 2. Lấy của không cho; 3. Tà dâm; 4. Nói láo; 5. Nói hai lưỡi; 6. Nói cộc cằn thô lỗ; 7. Nói lời vô ích; 8. Tham; 9. Sân; 10. Tà kiến.1. Sát sanh
Người sát sanh, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh (ác đạo). Nếu sanh làm người họ sẽ chết yểu. Họ sẽ chịu nhiều bệnh tật. Gọi là phạm tội sát sanh khi có đủ 5 yếu tố:
a. Phải có một chúng sanh.Nếu có đủ 5 yếu tố nầy thì sự sát sanh mới đủ sức mạnh đưa xuống bốn đường ác đạo. Nếu không đủ năm yếu tố ấy thì chưa phạm tội sát sanh.
b. Biết rằng chúng sanh đó còn sống.
c. Cố ý giết.
d. Giết hay xúi kẻ khác giết.
e. Kết quả là chúng sanh ấy chết.
2. Trộm cắp.
Đó là lấy của không cho. Người trộm cắp, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu tái sinh làm người họ sẽ nghèo nàn, đói khổ. Có 5 yếu tố để tạo thành tội trộm cắp:
a. Vật thuộc quyền sở hữu của kẻ khác.3. Tà dâm
b. Biết vật thuộc quyền sở hữu của kẻ khác.
c. Muốn trộm cắp.
d. Trộm cắp hay xúi kẻ khác trộm cắp.
e. Đã trộm cắp được.
Người nào liên hệ xác thịt với ngưòi không phải là vợ hay chồng mình, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không tái sinh vào bốn cảnh khổ mà tái sinh làm người thì sẽ thành loại người bán nam, bán nữ. Có bốn yếu tố tạo thành tội tà dâm:
a. Người không phải vợ hay chồng của mình.Nếu có đầy đủ bốn yếu tố, người đó sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh. Nếu chưa đủ bốn yếu tố thì chưa phạm tội tà dâm.
b. Ham muốn hành dâm với người đó.
c. Cố gắng hành dâm với người đó.
d. Đã hành dâm và thích thú trong việc đó.
* Uống rượu, cờ bạc
Trong thập ác nghiệp chúng ta đặt sự uống rượu, cờ bạc và giới tà dâm vào trong một mục vì theo chữ Kammesumicchacara có nghĩa là những hành vi sai lầm. Nhưng trong ngũ giới thì cờ bạc nằm trong giới thứ ba và uống rượu nằm trong giới thứ năm.
Người uống rượu nhiều, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh, sẽ tái sinh làm người điên khùng, mất trí.
Giới uống rượu có bốn yếu tố:
a. Chất say.4. Nói láo
b. Muốn uống.
c. Cố gắng uống.
d. Đã uống.
Người thích nói láo để làm hại người khác, làm người khác mất lợi lộc, sau khi chết sẽ rơi vào bốn khổ cảnh. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh sẽ tái sinh làm người bị người khác lường gạt.
Giới nói láo có bốn yếu tố:
a. Lời nói không thật.5. Nói hai lưỡi
b. Cố ý lừa dối.
c. Cố gắng nói dối.
d. Người nghe tin vào lời nói của mình.
Người nói hai lưỡi hay nói lời đâm thọc làm chia rẽ người khác, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh, sẽ bị xa cách người thân yêu, xa cách bạn bè. Có bốn yếu tố tạo thành tội nói hai lưỡi:
a. Có người bị ta nói lời chia rẽ.6. Nói cộc cằn, thô lỗ (ác ngữ)
b. Cố ý nói để gây chia rẽ.
c. Cố gắng nói lời chia rẽ.
d. Có người bị chia rẽ.
Người nói lời cộc cằn, thô lỗ sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn cảnh khổ, sẽ tái sinh làm người bị ngọng, cà lăm hoặc có giọng nói khó nghe khiến người nghe không ưa thích.
Có bốn yếu tố tạo thành tội nói lời thô lỗ, cộc cằn:
a. Có người bị nói lời thô lỗ.Cha mẹ hay thầy giáo nói lời thô lỗ với con cái hay học trò thì chỉ là những lời nói mạnh cốt ý làm cho con cái hoặc học trò đạt những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên cũng cần tránh những lời nói này.
b. Tâm sân hận.
c. Cố ý nói lời thô lỗ
d. Chính mình nói lời thô lỗ
7. Nói lời vô ích
Người nói lời vô ích sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn cảnh khổ, sẽ tái sinh làm người có những lời nói mà người khác không chú ý, không tin tưỏng.
Có 2 yếu tố tạo thành tội nói lời vô ích:
a. Lời nói vô ích8. Tâm ý Tham Lam
b. Chính mình nói lời vô ích.
Người có Tâm ý Tham Lam có ý muốn sang đoạt, chiếm cứ tài sản của kẻ khác. Người có Tâm ý Tham Lam, sau khi chết sẽ tái sinh thành quỷ đói.
Có 2 yếu tố tạo thành tội Tâm ý Tham Lam:
a. Tài sản của kẻ khác.9. Tâm Sân Hận
b. Có tâm muốn tài sản của kẻ khác bị mất mát, và mình có được tài sản ấy.
Người có ác tâm muốn làm hại kẻ khác, sau khi chết sẽ sa vào địa ngục.
Phải có đủ 2 yếu tố sau để kết thành tội có Tâm ý Sân Hận:
a. Phải có một chúng sanh.10. Tà kiến
b. Có tâm muốn làm hại.
Có ba loại tà kiến:
a. Akriya-diṭṭhi: chối bỏ nhân, cho rằng không có nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu.Vì không tin có nhân quả nên Người có tà kiến sẵn sàng làm các điều ác và thờ ơ tước các điều thiện, sau khi chết sẽ rơi vào bốn đường ác đạo.
b. Natthika-diṭṭhi: không tin quả của thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, nghĩa là không tin có thiên đàng, địa ngục.
c. Ahetuka-diṭṭtthi: không tin cả nhân lẫn quả.
Mười điều thiện cần làm (Puñña kiriya Vatthuni):
Người Phật tử hành mười thiện nghiệp:
1. Bố thí (Dāna)Trong mười điều thiện trên thì:
2. Trì giới (Sīla)
3. Tham thiền (Bhāvanā)
4. Tôn kính (Apacayana)
5. Phục vụ (Veyyavacana)
6. Hồi hướng phước báu (Pattidana)
7. Hoan hỷ với phước báu của kẽ khác (Pattanumodana)
8. Nghe Pháp (Dhammasavana)
9. Nói Pháp (Dhammadesana)
10. Có Chánh kiến (Diṭṭhijukamma)
Bố thí (1),1. Bố Thí (Dāna)
Hồi phước cho kẻ khác (6), và
Hoan hỷ với phước báu của kẻ khác (3) thuộc nhóm Bố Thí.
Giới (giữ thân, khẩu trong sạch) (2),
Tôn kính (Phật, Pháp, Tăng, cha mẹ, thầy giáo, trưởng lão...) (4), và
Phục vụ (phục vụ giúp đỡ Tam Bảo, cha mẹ, thầy tổ, trưỡng lão...) (5) thuộc về nhóm Trì Giới.
Nghe Pháp (8),
Nói Pháp (8), và
Có Chánh kiến (10) thuộc về nhóm Luyện Tâm hay Tham Thiền.
Đầu tiên tôi sẽ giảng về nhóm bố thí. Cho ra những gì mình có là bố thí, chớ không phải lấy của kẻ khác mà cho. Bố thí có nhiều loại, nhưng ở đây các bạn chỉ cần biết và nhớ 2 loại là đủ:
a. Sự bố thí đem đến kết quả trong kiếp sau.Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau gọi là lokavisaya dana, đó là:
b. Bố thí không đem đến kết quả trong kiếp sau.
- bố thí bởi vì sợ,Đó cũng là bố thí, nhưng sự bố thí nầy không đem lại kết quả trong kiếp sau.
- bố thí vì không thể tránh được,
- bố thí vì yêu thương một người nào đó mà cho ra.
Bố thí đem đến kết quả trong kiếp sau gọi là puññavisaya dāna. Cho với sự tin tưởng rằng đây là nghiệp, đây là kết quả của nghiệp. Khi bố thí như vậy thì có tác ý trong tâm. Cetanā hay là tác ý, hoặc là sự cố ý sẽ theo chúng ta như bóng theo hình. Đây là loại Bố thí có sự tin tưởng vào hành động bố thí. Bố thí cách nầy còn được gọi là bố thí với sự tin tưởng vào nghiệp.
Bạn tin tưởng rằng tác ý tốt nầy sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Sự tin tưởng nầy được gọi là sự tin tưởng vào quả của nghiệp. Người bố thí như thế gọi là bố thí với lòng tin tưởng cả nghiệp lẫn quả.
Bố thí đem lại sự an vui, hoan hỷ cho người và chư Thiên. Nếu bố thí đúng cách thì nhờ sự bố thí nầy sẽ hổ trợ cho ta trong việc chứng ngộ Niết Bàn. Khi bạn cho ra bạn phải có tâm hướng đến Niết Bàn, đến sự chấm dứt đau khổ. Nếu có sự hướng tâm như vậy thì sự bố thí nầy sẽ giúp cho bạn đạt đạ quả Niết Bàn. Không nên bố thí với tâm nhằm đạt được kết quả an vui, hạnh phúc trong cõi người hay cõi Trời. Bạn chẳng cần phải mong ước điều đó bởi vì phước báu mà bạn đã làm sẽ tự động đưa bạn đến nơi an vui hạnh phúc. Nếu bạn bố thí với tâm mong ước hạnh phúc ở cõi người hay cõi trời thì sự bố thí của bạn trở thành Vattanissita dāna. Loại bố thí nầy sẽ dẫn bạn luân lưu trong vòng sinh tử đau khổ. Bạn hãy thận trọng về điều nầy.
Bố thí hỗ trợ cho ta trên đường tiến đến Niết Bàn.
Muốn cho việc bố thí trở thành duyên giúp cho bạn trên đường đến Niết Bàn thì khi bố thí bạn nên:
a. Hoan hỷ với việc bố thí.Khi bố thí với tâm hoan hỷ thì lúc tái sinh bất kỳ cảnh giới nào, bạn cũng sẽ hưởng kết quả tốt đẹp hơn kẻ khác. Nếu bạn bố thí với lòng tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp bạn sẽ tái sinh làm người hay làm trời với đầy đủ trí tuệ để thành tựu giải thoát. Nếu bạn bố thí với tâm hướng đến Niết Bàn thì khi tái sinh làm trời hay người bạn sẽ được tái sinh vào chỗ bạn có thể nghe và thực hành giáo pháp.
b. Tin tưởng vào việc làm của bạn và kết quả của việc làm, nghĩa là tin tưởng vào nghiệp và quả của nghiệp.
c. Hướng đến Niết Bàn.
Nếu bạn có trí tuệ để thành tựu giải thoát và được tái sinh làm trời hay người, bạn sẽ được sinh vào những nơi có thể nghe và thực hành giáo pháp, nhờ đó bạn có thể đạt Đạo Quả và Niết Bàn trong chính kiếp sống đó.
Thêm vào đó, nếu trong chỗ bạn làm phước hay tại nơi bạn tái sinh ở vào thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật thì bạn sẽ nhờ bước đầu của sự bố thí để tiến đến Đạo, Quả, Niết Bàn. Bởi thế, khi bạn đã làm được việc phước thiện nào với tâm hoan hỷ, bạn hãy đến một nơi thật thanh tịnh ngồi xuống, suy nghĩ đến phước báu của mình đã làm thật nhiều lần. Sự suy nghĩ nhiều lần đến việc bố thí của mình gọi là Cāgānusati Bhāvanā hay niệm thí (suy tưởng đến sự bố thí của mình). Nhờ lấy sự bố thí làm đề mục hành thiền, bạn nghĩ đến những hành động thiện bạn đã làm, từ từ sự an vui, hỷ lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng sẽ tràn ngập thân tâm bạn.
Khi những tâm sở thiện khởi sinh trong tâm bạn, bạn hãy ghi nhận "hoan hỷ, hoan hỷ... an vui, an vui... hạnh phúc, hạnh phúc... thanh tịnh, thanh tịnh... tĩnh lặng, tĩnh lặng". Khi bạn ghi nhận những cảm giác nầy thì các tuệ giác của minh sát sẽ từ từ đến và bạn có thể đạt đến Đạo Quả Niết Bàn. Đó là cách làm thế nào để bạn dùng sự bố thí làm điểm khởi đầu để tiến đến chứng ngộ Niết Bàn nay trong kiếp sống nầy.
2. Giới (Sīla)
Bây giờ tôi sẽ giải thích cho quý vị về giới trong nhóm giới. Như các bạn đã biết có nhiều hình thức bố thí. Cũng vậy có nhiều loại giới. Nhưng một cách đơn giản, ngắn gọn và chính xác thì giới là sự kiểm soát hành động, lời nói, làm cách nào để các nghiệp bất thiện đừng phát sanh. Có bốn loại giới:
a. Giới Tỳ Khưu.Tôi sẽ giảng giải giới cư sĩ một cách ngắn gọn. Đầu tiên là năm giới:
b. Giới Tỳ Khưu Ni.
c. Giới Sa Di.
d. Giới cư sĩ.
(1) Tránh xa sự sát sanh.Năm giới là những điìu luật căn bản mà người Phật tử phải luôn luôn giữ.
(2) Tránh xa sự trộm cắp.
(3) Tránh xa sự tà dâm.
(4) Tránh xa sự nói dối
(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
Tiếp đến là tám giới, gồm có:
(1) Tránh xa sự sát sanh.Tám giới nầy dành cho người cư sĩ giữ trong các ngày Bát Quan Trai hay ngày trai giới Uposatha.
(2) Tránh xa sự trộm cắp.
(3) Tránh xa sự hành dâm.
(4) Tránh xa sự nói dối.
(5) Tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
(6) Tránh xa sự ăn sái giờ.
(7) Tránh xa sự múa hát, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
(8) Tránh xa chỗ nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
Mặc dầu tám giới được giữ trong những ngày trai giới, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ giữ tám giới trong những ngày trai giới thôi. Bạn có thể giữ tám giới trong bất kỳ ngày nào, một hay nhiều ngày tùy theo sự thuận tiện và lợi ích cho bạn.
Người giữ gìn giới luật trong sạch sẽ sinh vào cảnh giới an vui ở cõi trời hay cõi người. Người giữ giới sẽ được trường thọ, sẽ có dáng vẽ đẹp đẽ, dễ thương. Giới luật là sự hỗ trợ lớn lao cho bạn trên đường tiến đến Niết Bàn. Người giữ giới luật còn có phước báu lớn lao hơn cả sự bố thí nữa.
Người giữ giới luật cũng thường phải nghĩ đến sự thanh tịnh trong sạch của giới luật của mình nhiều lần. Suy tư nhiều lần đến giới luật của mình gọi là niệm giới (Sīlanussati bhāvanā) có nghĩa là hành thiền bằng cách quán sát giới luật của mình.
Khi bạn suy tư đến giới luật của mình hay hành thiền bằng cách niệm giới thì dần dần sự an vui, hỷ lạc, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng phải tràn ngập thân tâm bạn.
Khi những tâm sở thiện khởi sanh trong tâm bạn, bạn hãy ghi nhận hoan hỷ, hoan hỷ... an vui, an vui... hạnh phúc, hạnh phúc... thanh tịnh, thanh tịnh... tĩnh lặng, tĩnh lặng.
Nếu bạn tiếp tục ghi nhận chánh niệm những cảm giác nầy thì bạn sẽ tiến bộ từng bước một chứng đắc các tuệ giác và cuối cùng chứng ngộ Niết Bàn. Tuy nhiên, cơ hội nầy chỉ có thể có được vào thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật. Giới luật chỉ giúp bạn tái sanh vào cõi người và cõi Trời mà không thể đạt được Đạo và Quả. Bởi vậy, bạn đang sống vào thời kỳ có giáo pháp của Đức Phật, bạn hãy lấy giới luật làm điểm khởi đầu để tiến đến sự chứng ngộ Niết Bàn ngay trong kiếp sống nầy.
3. Tham Thiền (Bhāvanā)
Bhāvanā có nghĩa là phát triển nghiệp thiện dưới một hình thức cao hơn. Có hai loại thiền: Thiền Vắng lặng và Thiền Minh Sát.
Thiền Vắng Lặng (Samatha Bhāvanā)
Samatha có nghĩa là làm cho an tịnh, tĩnh lặng các phiền não, giữ tâm trong sự an tịnh, tĩnh lặng. Chữ Bhāvanā có nghĩa là tinh tấn để phát triển. Như vậy Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tinh tấn phát triển sự an tịnh, tĩnh lặng, hay làm lắng đọng phiền não và giữ tâm an tịnh, tĩnh lặng. Nói một cách ngắn gọn thì Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tạo cho tâm an tịnh, tĩnh lặng.
Có 40 đề mục để hành thiền vắng lặng. Trong 40 đề mục nầy có mười đề mục không dẫn đến nhập định. 30 đề mục còn lại nếu phát triển đúng đắn, tốt đẹp sẽ đưa đến nhập định (Jhāna). Samatha có nghĩa là tập trung tâm ý trên đề mục và đốt cháy mọi phiền não.
Người thực hành thiền Samatha hay Thiền Vắng Lặng sẽ đạt được các tầng thiền. Trong khi chết, nếu tâm người nầy liên tục ở trong tầng thiền vắng lặng thì sẽ tái sinh thành một vị Phạm Thiên.
Những người hành thiền Vắng Lặng nếu không đạt được các tầng thiền thì cũng dễ dàng hưởng hạnh phúc ở cõi người và cõi trời.
Người hành Thiền Vắng Lặng, sau khi đạt kết quả không nên dừng lại đó. Hãy cố gắng chuyển sang Thiền Minh Sát để đạt Đạo Quả và Niết Bàn.
Thiền Minh Sát ( Vipassanā Bhāvanā)
Vipassanā có nghĩa là thấy một cách rõ ràng. Bhāvanā có nghĩa là cố gắng để phát triển. Như vậy Vipassanā Bhāvanā có nghĩa là cố gắng phát triển để thấy một cách rõ ràng. Thấy một cách rõ ràng ở đây là thấy bản chật thật sự của sự vật hay của vật chất và tâm. Hay thấy rõ vật chất và tâm là Vô Thường, Bất Toại Nguyện và Không có bản chất, không có cốt lõi hay vô ngã.
Một cách ngắn gọn, Vipassanā có nghĩa là hành thiền với mục đích là để thấy rõ bản chất thật sự của vật chất và tâm, thấy rõ chúng là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.
Vật chất (rūpa) có 28 loại, nhưng theo chân đế thì vật chất chỉ là Pháp vô tri, không có tâm. Tâm (Nāma) gồm có 81 loại tâm hiệp thế, và 52 tâm sở. Tổng cộng là 133. Nhưng theo chân đế thì chỉ có một tâm mà thôi.
Vật chất và tâm tự chúng biểu hiện mỗi khi ta thấy nghe, ngửi, nếm, đụng và suy nghĩ, có nghĩa là mỗi khi sự vật tiếp xúc với các cửa giác quan. Hành thiền Vipassanā là ghi nhận và ý thức sự đến và sự đi của vật chất và tâm qua các cửa giác quan trong khi thấy, nghe, ngửi...
Nếu thiền sinh đã có đầy đủ Ba La Mật thì qua việc hành Thiền Minh Sát, thiền sinh sẽ đạt được Đạo Quả và Niết Bàn và trở thành một vị Thánh ngay trong kiếp sống nầy. Ngay cả khi thiền sinh không đủ trí tuệ để đạt quả giải thoát nên không đạt thành quả ngay trong kiếp sống nầy, nhưng nếu tinh tấn hành thiền thiền sinh sẽ dễ dàng tái sanh vào cảnh trời hay người có sự an vui hạnh phúc. Thiền sinh đó có thể trở thành bậc Thánh trong kiếp tới nếu trong kiếp tới nầy thiền sinh vẫn tiếp tục hành Thiền Minh Sát. Nếu đã trở thành một vị Tu Đà Huờn thì ít nhất cũng khỏi rơi vào bốn ác đạo và trong các kiếp sống kế tiếp cũng sẽ là Phật tử.
Như vậy, tôi đã giải thích cho các bạn những điều mà các bạn không nên làm và những điều các bạn cần phải làm để trở thành một Phật tử chân chánh và tốt đẹp. Tuy nhiên, chỉ nghe giảng giải về giáo pháp hay chỉ hiểu biết những điều tôi đã giảng giải cho các bạn thì chưa đủ. Điều quan trọng là bạn hãy đem những gì bạn đã hiểu biết ra thực hành. Có nghĩa là đừng làm những gì không nên làm.
Do làm những việc gì bạn phải làm và không làm những gì bạn không nên làm, bạn trở thành người Phật tử chân chánh tốt đẹp.
*
2. Làm thế nào để có một đời sống tại gia an vui hạnh phúc?Mọi sự vật trên thế gian, dầu là sinh vật hay những vật vô tri đều có bản chất sinh diệt. Thế gian luôn luôn bị sự sinh diệt chi phối nên bất an và không làm ta thỏa mãn. Đức Phật đã hiểu rõ bản chất thế gian đúng theo chân tướng của chúng, hầu hết những lời dạy dỗ của Ngài đều nhằm mục đích giúp chúng ta giải thoát khỏi thế gian sinh diệt đau khổ nầy.
Nhưng không phải giáo pháp của Đức Phật chỉ dạy thoát ly khỏi thế gian mà Đức Phật còn dạy chúng ta làm thế nào để sống trong thế gian sinh diệt nầy một cách an vui hạnh phúc.
Một đôi lúc do theo lời thỉnh cầu Đức Phật giảng dạy giáo pháp nói đến cách làm thế nào để đem lại an lạc hạnh phúc trên thế gian nầy. Một lần nọ Đức Phật cùng chúng đệ tử đến truyền bá giáo pháp tại xứ Kosala, Ngài ngự đến ngôi làng Veludvara. Phần lớn dân chúng trong ngôi làng nầy không theo Phật giáo, nhưng khi biết Đức Phật đến họ cùng nhau hội họp bàn thảo cách đón tiếp Đức Phật.
Vì phần lớn dân chúng ở đây không phải là Phật Tử nên khi Đức Phật đến nơi họ không đảnh lễ Đức Phật mà chỉ xưng tên họ, rồi đặt câu hỏi với Đức Phật:
"Thưa Thầy Gotama, chúng con ở đây mỗi người đều có những ước muốn, những nguyện vọng khác nhau. Nhưng chúng con có chung một ước nguyện là làm sao có một cuộc sống của người thế tục an vui hạnh phúc. Chúng con muốn được hưởng những thú vui của cuộc sống và sau khi chết chúng con muốn được tái sinh về cõi Trời. Xin Thầy chỉ dẫn cho chúng con làm thế nào để sống một cuộc sống thế tục, vẫn vui hưởng những dục lạc giác quan, nhưng sau khi chết lại được tái sinh vào nhàn cảnh."
Thể theo ước nguyện của họ, Đức Phật đã giảng dạy như sau:
"Nếu các bạn muốn sống một đời sống thế tục, vui hưởng những thú vui trần thế và sau khi chết được sinh vào lạc cảnh thì các bạn phải tránh làm 7 điều sau đây và có đức tin không thối chuyển vào Tam Bảo.
Bảy pháp cần phải tránh là:
1. Các bạn không muốn bị người khác giết hại. Người khác cũng vậy, họ không muốn ai giết hại họ. Vậy hãy tránh xa sự giết hại chúng sanh.
2. Các bạn không muốn của cải tài sản của mình bị lấy cắp hay bị dùng vũ lực tước đoạt. Những người khác cũng vậy, họ không muốn tài sản của họ bị lấy cắp hay bị dùng vũ lực tước đoạt. Vậy hãy tránh xa sự lấy cắp hay dùng vũ lực tước đoạt của cải của kẻ khác.
3. Các bạn không muốn người khác xâm phạm tiết hạnh vợ con, chị em và phụ nữ thân yêu của các bạn. Người khác cũng vậy, họ cũng không muốn ai xâm phạm tiết hạnh vợ con, chị em và phụ nữ thân yêu của họ. Do đó, hãy tránh xa sự xâm phạm tiết hạnh của kẻ khác.
4. Các bạn không muốn bị ai dối gạt. Người khác cũng vậy. Bởi thế hãy tránh xa sự nói lời không thật làm tổn hại đến lợi ích của kẻ khác.
5. Các bạn không muốn ai nói lời nói xấu xa gây chia rẽ. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh nói lời nói xấu xa gây chia rẽ.
6. Các bạn không muốn nghe lời thô lỗ cộc cằn. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh nói lời thô lỗ cộc cằn.
7. Các bạn không muốn nghe những lời nói vô ích, làm mất thời giờ quý báu của các bạn. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh xa sự nói lời nói vô ích, làm mất thì giờ kẻ khác.
Sau khi Đức Phật giảng dạy 7 pháp trên, Ngài dạy họ phải có đức tin vững chắc vào Tam Bảo, nghĩa là có đức tin vào Phật, Pháp, Tăng.
Theo truyền thống Phật giáo, bạn có thể nghĩ rằng: "Tôi có đức tin vững chăc vào Tam Bảo", nhưng thật ra bao lâu bạn chưa đạt quả Tu Đà Huờn bạn không thể nào có đức tin vững chắc vào Phật, Pháp, Tăng được. Có thể trong kiếp sống nầy bạn có đức tin vào Tam Bảo, nhưng đức tin nầy chưa đủ mạnh để có thể có được đức tin vào Tam Bảo trong kiếp kế tiếp.
Như vậy, khi Đức Phật dạy những người trong làng Veludvara hãy có đức tin vững chắc vào Tam Bảo, Đức Phật đã gián tiếp bảo họ thực hành thiền Minh Sát ít nhất cho đến khi đạt đạo quả Tu Đà Huờn. Bởi vì khi đạt quả Tu Đà Huờn bạn có đức tin vững chắc vào Tam Bảo và đức tin nầy có đủ sức mạnh để kéo dài đến kiếp sau.
Trong bản kinh nầy giới không uống rượu không được trực tiếp đề cập đến. Mặc dầu, trong bản kinh này, giới uống rượu không được đề cập đến nhưng nó đã nằm trong giới thứ ba Kamesumicchacara rồi. Thông thường chúng ta hiểu giới thứ ba nầy là không tà dâm, nhưng thực ra giới thứ ba nầy có nghĩa là không hưởng thụ những dục lạc giác quan không đúng phép. Như vậy, không uống rượu là không hưởng thụ những hương vị không thích đáng.
Nhiều người phương Tây đến thiền viện của chúng ta để thực hành thiền Minh Sát. Một số có đức tin vào giáo pháp, nhưng một số thì không. Số người có đức tin vào việc hành thiền hỏi tôi khi họ trở về nhà họ phải thực hành những điều gì trong đời sống thường nhựt, tôi bèn giải thích ngắn gọn bản kinh trên.
Do đó, nếu các bạn là một cư sĩ muốn hưởng thụ những thú vui của thế gian trong kiếp sống nầy và muốn tái sanh vào cảnh Trời sau khi chết thì hãy thực hành bảy điều trên, và cố gắng hành thiền Minh Sát cho đến khi bạn có đức tin vững chắc vào Tam Bảo.
Sau đây là tóm lược cách hành thiền minh sát:
Khi ngồi thiền, thiền sinh ngồi theo nhiều cách khác nhau. Có thể ngồi theo lối kiết già: hai chân tréo nhau, hai bàn chân đặt lên hai vế; có thể theo lối bán già: chân này đặt lên chân kia hoặc ngồi theo lối tự nhiên thoải mái, hai chân rời nhau không chân nào chồng lên chân nào, chân này để trước chân kia . Để có thể ngồi lâu, ngày nay một số nơi trên thế giới, thiền sinh có thể ngồi trên ghế. Nhưng dầu ngồi xếp bằng hay ngồi trên ghế lưng cũng phải giử thẳng. Mục đích giử thẳng lưng là để sự tinh tấn không bị suy yếu. Thiền sinh cũng không được dựa vào vách hay thành ghế. Tâm phải chú vào đề mục thiền, dán chặt vào đối tượng thiền.
Thiền Minh Sát (vipassana) là quán sát các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa giác quan. Thoạt đầu, thiền sinh khó có thể quán sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa, do đó chỉ cần chú tâm đến một ít hiện tượng mà thôi. Đó là lý do tại sao thiền sinh được đề nghị chú tâm vào chuyển động phồng xẹp của bụng, theo dõi sự chuyển động của bụng. Thiền sinh dùng tâm để quán sát các chuyển động ở bụng chứ không phải dùng mắt, do đó khi ngồi thiền, thiền sinh nên nhắm mắt lại.
Chú tâm vào chuyển động của bụng, cảm nhận những chuyển động trong bụng như: nhúc nhích, rung chuyển, di động, sự căn, sự cứng, sức ép, sự chạy qua chạy lại...
Nếu chưa cảm nhận được các chuyển động bên trong thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng.
Khi bụng phồng lên, ghi nhận "phồng"; và khi bụng xẹp xuống, ghi nhận "xẹp".
Ghi nhận ở đây có nghĩa là chú tâm nhận biết. Nếu thấy sự niệm thầm giúp bạn dễ chánh niệm thì hãy niệm thầm. Không cần phải niệm ra miệng. Chỉ ghi nhận thầm trong tâm mà thôi. Nhớ là chú tâm vào chuyển động phồng xẹp chứ không chú tâm vào chữ phồng xẹp.
Hãy thở tự nhiên, không nên thúc ép hay điều khiển hơi thở, không nên thở sâu hay thở dài để thấy rõ chuyển động phồng xẹp của bụng.
Phải theo dõi chuyển động phồng xẹp từ lúc phồng bắt đầu cho đến lúc phồng chấm dứt, từ lúc xẹp bắt đầu cho đến lúc xẹp chấm dứt. Đây là sự quán sát yếu tố chuyển động hay yếu tố gió của bụng biểu hiện qua sự căng cứng, sự bành trướng, sự rung chuyển của bụng.
Trong khi đang theo dõi chuyển động phồng xẹp, nếu có sự đau, nhức phát sinh, hãy ghi nhận "đau, đau" hay "nhức, nhức". Sự ghi nhận này gọi là Niệm Thọ. Sau khi ghi nhận "đau đau" hay "nhức, nhức", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp".
Trong khi đang ghi nhận các chuyển biến của bụng, nếu có tư tưởng gì đến phải cẩn thận ghi nhận. Sự ghi nhận này gọi là Niệm Tâm. Sau khi ghi nhận "suy nghĩ", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp".
Khi đang theo dõi chuyển động của bụng, nếu tai nghe gì hãy ghi nhận "nghe, nghe" . Sự ghi nhận này gọi là Niệm Pháp. Sau khi ghi nhận "nghe, nghe", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp". rồi trở về với chuyển động phồng xẹp. Đó là niệm Pháp.
Hành thiền Minh Sát là theo dõi những hiện tượng thân tâm xảy ra ở các cửa giác quan trong hiện tại. Tuy nhiên, vào lúc mới đầu hành thiền, thiền sinh chưa đủ khả năng để chú ý vào các đề mục hiện tại đang xảy ra tại các cửa giác quan nên hãy lấy sự chuyển động của bụng làm đề mục chính và các đề mục khác làm đề mục phụ. Khi đề mục nào mạnh nhất đang xảy ra thì hãy chú tâm vào đề mục đó, khi không có đề mục nào mạnh đang diễn ra thì hãy trở về với đề mục chính.
Các đề mục phụ đang xảy ra như: mắt giựt, nháy, nước mắt chảy, tai ngứa, mũi nghẹt, nước miếng chảy, tê, cứng, nóng, lạnh, hoặc các cảm giác đau nhức, run rẩy tê cứng. Hoặc các cảm giác trong tâm như suy nghĩ quá khứ tương lai, suy tính, phân tách, vui buồn giận hờn, mong ngóng, kỳ vọng, thấy cảnh trong tâm, nghe âm thanh trong tâm, thấy ánh sáng, cảm thấy bay bổng, cảm thấy thân thể nhỏ lớn biến dạng v.v... Hãy thản nhiên ghi nhận rồi trở về đề mục chính. Nhớ kỹ một điều là: Không phải chỉ khi nào tâm ở đề mục chính mới tốt còn ở đề mục phụ không tốt. Bao lâu thiền sinh chú tâm chánh niệm trên đề mục hiện tại là đã hành thiền tốt đẹp. Dầu trong một giờ tâm có ở đề mục phụ ngàn lần nếu vẫn chánh niệm ghi nhận được là thiền sinh đã hành thiền đúng và tốt.
Sau khi đã ngồi thiền, bạn đi kinh hành. Trước khi thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng phải chú tâm chánh niệm ghi nhận ý định đứng dậy: muốn, muốn, muốn; sau đó, chú tâm vào toàn thể cơ thể, và từ từ đứng dậy; ghi nhận toàn thể tiến trình của sự đứng dậy: đứng dậy, đứng dậy, đứng dậy. Khi đã đứng dậy rồi, hãy ghi nhận: đứng, đứng, đứng. Khi đi kinh hành, tốt nhất nên chọn lối đi đã có sẵn, dài chừng mười đến hai mươi bước rồi đi tới đi lui trên đó. Hãy đi một cách chậm rãi; chú tâm vào chuyển động của chân; chú tâm ghi nhận ít nhất bốn giai đoạn của mỗi bước đi: dở, dở,dở, nhón, nhón, nhón, bước, bước, bước. đạp, đạp, đạp, ấn, ấn, ấn hay chuyển, chuyển, chuyển mắt mở và nhìn vào khoảng hai thước trước mặt. Đến cuối đường kinh hành đứng lại, hãy ghi nhận: đứng lại, đứng lại, đứng lại. Khi muốn quay lui, hãy ghi nhân ý muốn quay: muốn, muốn, muốn. Khi quay từ từ, hãy chú tâm chánh niệm vào chuyển động quay: quay, quay, quay. Khi bắt đầu đi trở lại, ghi nhận: dở, bước, đạp, chuyển (ấn) cho đến cuối đoạn đường kinh hành.
*
3. Những điều cần biết liên quan đến NghiệpTheo kinh tụng thì Nghiệp (Kamma) có nghĩa hành động hay là tác động. Theo vi diệu pháp thì Nghiệp có nghĩa là sự cố ý hay tác ý (cetana). Tác động nghiệp hay cố ý nghiệp được chia làm hai loại:
1. Thiện nghiệp.Thiện nghiệp và bất thiện nghiệp cũng lại chia ra ba loại: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
2. Bất thiện nghiệp.
Mỗi loại như vậy lại chia làm hai tùy theo thời gian nghiệp thể hiện. Đó là nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại. Nghiệp quá khứ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong đời sống hiện tại chứ không thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hiện tại. Nghiệp hiện tại tạo ảnh hưởng trực tiếp trong hiện tại và trong tương lai, cũng như vào lúc tái sanh trong tương lai.
Tùy theo thời gian thể hiện nghiệp mà có hai loại:
(1) Patisandi Kala.Patisandi Kala là thời gian vào lúc tái sanh hay bào thai thành hình và Pavatti Kala là khoảng thời gian trong đời sống hiện tại.
(2) Pavatti Kala.
Theo Vi Diệu Pháp thì ngay vào lúc có thức tái sanh xuất hiện gọi là Patisandi Kala.
Thời gian từ lúc thức tái sanh xuất hiện cho đến tử thức thì gọi là Pavatti Kala.
Nhưng theo tạng kinh thì Patisandi Kala là thời gian từ lúc tái sanh cho đến khi được sanh ra và Pavatti Kala là khoảng thời gian từ khi sanh ra cho đến lúc chết.
Sự tái sanh theo kinh điển thì dễ hiểu hơn, còn sự tái sanh theo Vi Diệu Pháp thì chỉ những người có học Vi Diệu Pháp mới hiểu được. Bởi thế tôi sẽ giảng dạy theo cách dễ hiểu.
Con người được chia ra làm bốn loại
Nếu chúng ta chia nhân loại trên thế gian nầy tùy theo nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại thì chúng ta có bốn hạng người:
1. Những người có nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại đều tốt.Người được sinh ra trong một gia đình giàu có bởi vì nghiệp quá khứ của họ tốt. Trong thời gian từ lúc sinh ra cho đến lúc chết họ được nuôi dưỡng một cách tốt đẹp; họ học tập đạo đức; họ học chữ học nghề; họ có tài sản và phương tiện để càng ngày càng phát triển; họ có bạn bè tốt và họ biết săn sóc sức khỏe của mình. Nhờ thế họ trở nên ngày càng giàu có hơn. Đó là họ có nghiệp tốt trong hiện tại.
2. Người có nghiệp quá khứ tốt nhưng có nghiệp hiện tại xấu.
3. Người có nghiệp quá khứ xấu nhưng có nghiệp hiện tại tốt.
4. Người có nghiệp quá khứ lẫn nghiệp hiện tại đều xấu.
Những người được sinh ra trong gia đình giàu có, được nuôi dưỡng dạy dỗ và biết cách làm cho đời sống mình được tốt đẹp là những người có cả hai nghiệp quá khứ và hiện tại đều tốt đẹp. Trong số những người đó có ông Cấp Cô Độc là người đã cúng chùa Kỳ Viên cho Đức Phật và bà Visakha là người cúng chùa Pubbarama cho Đức Phật.
Một người, nếu được sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng trong đời sống hiện tại không được nuôi dưỡng tốt, không được học hành, không tạo được tài sản sự nghiệp, không thân cận với bạn bè tốt, không biết săn sóc sức khỏe của mình thì người đó sẽ trở nên nghèo nàn khốn khổ, bệnh hoạn trong kiếp hiện tại. Đó là những người có nghiệp quá tốt nhưng nghiệp hiện tại xấu.
Ở thành Benares có một chàng thanh niên con một gia đình bá hộ. Khi cha mẹ còn hiện tiền chàng ta đã làm chủ một gia tài to lớn khoảng tám crores, tương đương khoảng tám triệu Mỹ kim. Nhưng khi cha mẹ mất ông ta phung phí hết tài sản của mình, trở thành một kẻ ăn mày và cuối cùng chết trong một khu rừng như một con súc vật. Người nầy có nghiệp quá khứ tốt nhưng nghiệp hiện tại xấu.
Khi một người sinh ra trong gia đình nghèo khó bởi vì nghiệp quá khứ xấu. Nhưng nếu nghiệp hiện tại tốt thì họ sẽ trở nên giàu có phát triển công việc làm ăn bằng cách học hỏi và buôn bán. Một số người có thể sống trong cảnh nghèo khó khi còn ở chung với cha mẹ, nhưng khi có cuộc sống riêng họ trở nên giàu có. Những người nầy cũng được gọi là có nghiệp quá khứ xấu nhưng nghiệp hiện tại tốt. Trong lịch sử Miến Điện có ông Nawratha là con trai của một người y tá nghèo, nhưng sau nầy ông trở thành một vị vua lãnh đạo quốc gia, bởi vì ông có nghiệp quá khứ xấu nhưng nghiệp hiện tại tốt.
Có một số người ngoại quốc sang Ấn Độ làm ăn. Họ mặc trên mình những chiếc áo rách nát, nhưng nhờ làm lụng siêng năng nên về sau họ trở nên giàu có. Họ là những người có nghiệp quá khứ xấu nhưng nghiệp hiện tại tốt.
Tuy nhiên, nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại cũng hỗ trợ lẫn nhau, bởi thế cũng có người đến Miến Điện với quần áo tả tơi, nhưng về sau cũng vẫn nghèo nàn đói khổ. Vậy hãy nên nhớ rằng nghiệp hiện tại cũng cần có nghiệp quá khứ hỗ trợ.
Nếu một người sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng không chịu phát triển bằng cách học nghề, học chữ, không nỗ lực làm ăn thì cho đến già đến chết họ vẫn sống trong nghèo khổ. Đó là hạng người có nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại đều xấu.
Muốn cho đời sống hiện tại được tiến triển tốt đẹp thì nghiệp hiện tại phải tốt mới được. Nghiệp hiện tại đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đời sống con người. Đức Phật trong một bài pháp gồm bốn điểm đã dạy chúng ta làm thế nào để có một đời sống tốt đẹp trong hiện tại:
1. Phải luôn luôn siêng năng trong tất cả mọi công việc.Bây giờ, dầu bạn sinh ra trong gia đình nghèo khó hay trong gia đình giàu có sung túc, nhưng đã sinh ra làm người cũng là một phước báu rồi, dầu nghiệp quá khứ có xấu hay có tốt đi nữa, thì cũng hãy cố gắng tạo những nghiệp tốt trong hiện tại.
2. Khi có tài sản rồi thì phải biết giữ gìn của cải đã có, không phung phí, không làm tiêu tan tài sản.
3. Phải biết quân bình những gì mình có được và những gì mình tiêu xài.
4. Phải thân cận bạn lành để những người nầy có thể giúp mình trong những trường hợp cần thiết.
*
4. Thánh Tu Đà HuờnThánh Tu Đà Huờn
Lúc Đức Phật ngự tại chùa Kỳ Viên trong thành Xá Vệ, một ngày nọ, khi Xá Lợi Phất (Sariputta) đến gần Ngài, Ngài bèn hỏi Đức Xá Lợi Phất những pháp nào, cách thực hành nào giúp cho người đạt Thánh quả Tu Đà Huờn (Sotapanna)", Sota có nghĩa là gì? Panna có nghĩa là gì? Những câu hỏi của Đức Phật và những câu trả lời của Xá Lợi Phất về sau được ghi thành một bài kinh gọi là kinh Xá Lợi Phất đệ nhị.
Bát Chánh Đạo hay Sota
Đức Phật hỏi Xá Lợi Phất: "Nhiều người nói đến chữ Sota, vậy Sota có nghĩa là gì?"
Ngài Sariputta trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, thấy sự vật như chính nó đang là, suy tư đúng đắn, nói năng đúng đắn, việc làm đúng đắn, nuôi mạng chân chánh, tinh tắn đúng đắn, chánh niệm, chánh định, đó là tám đặc tính của Thánh Đạo, được gọi là Sota."
Bây giờ, tôi sẽ giảng giải cho các bạn hiểu về tám đặc tính của Thánh Đạo hay Sota. Chữ Sota có 2 nghĩa:
1. Lỗ tai.Chữ Sota ở đây có nghĩa thứ hai là dòng nước. Dòng nước ở đây không phải là dòng nuớc thông thường. Nó có nghĩa là dòng nước Thánh đạo. Nước từ sông Hằng chảy ra biển, dòng nước Thánh đạo chảy đến Niết Bàn. Bởi vì bản chất của cả hai cũng đều là trôi chảy, cho nên người ta đã so sánh đạo với dòng nước. Vậy các bạn hãy nhớ rõ tám đặc tính của đạo là Sota.
2. Dòng nước.
Nghĩa của chữ Sotapanna
Chúng ta vừa định nghĩa chữ Sota. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa chữ Sotapanna.
Đức Phật hỏi: "Nầy Sariputta, mọi nơi người ta đều nói đến Sotapanna, vậy thì một người như thế nào được gọi là Sotapanna?"
Ngài Xá Lợi Phất trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, một người có tám đặc tính của Thánh Đạo được gọi là Sotapanna. Chữ Sotapanna (Tu Đà Huờn) có thể được dùng để gọi một người đã đạt quả Tu Đà Huờn. Người có đủ tám đặc tính của Thánh Đạo là người đã tới dòng nước Thánh Đạo lần đầu tiên còn gọi là Nhập Lưu Thánh Đạo. Thật vậy, quả vị Sotapanna là Thánh đạo trước tiên, sau đó mới đến Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Bởi thế cho nên người ta gọi bậc Thánh đầu tiên là nhập lưu.
Bốn yếu tố cần thiết để trở thành Tu Đà Huờn
Đức Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phất: "Nầy Xá Lợi Phất, mọi nơi đều nói pháp giúp trở thành bậc Tu Đà Huờn. Vậy thì pháp nào đã giúp người đó trở thành Tu Đà Huờn."
Ngài Xá Lợi Phất trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, có bốn yếu tố giúp thiền sinh trở thành bậc Tu Đà Huờn:
1. Thân cận bậc thiện trí thức.Tin Tưởng vào Tam Bảo
2. Nghe giáo pháp từ bậc thiện trí thức.
3. Có sự chú tâm sáng suốt.
4. Thực hành thiền dẫn đến Niết Bàn.
Sau đây là những đặc tính mà một người Tu Đà Huờn có được:
1. Có đức tin vững chắc vào Đức Phật.Theo truyền thống những người sinh ra trong gia đình Phật giáo có đức tin nơi Đức Phật từ khi còn thơ ấu, họ tin rằng Đức Phật Gotama là Đức Phật thật sự. Nhưng đức tin theo truyền thống nầy không tồn tại lâu dài. Nếu có một người nào tuyên truyền giỏi và họ nói rằng Đức Phật không có thật, thì đức tin truyền thống sẽ bị sụp đổ ngay. Dầu cho đức tin truyền thống không bị hủy hoại ngay trong kiếp sống nầy thì nó cũng có thể bị suy tàn trong kiếp sống kế tiếp.
2. Có đức tin vững chắc vào Giáo Pháp.
3. Có đức tin vững chắc vào Tăng.
4. Có giới luật trong sạch của bực Thánh.
Cũng vậy đức tin truyền thống vào Pháp và Tăng cũng không bền vững. Bạn chỉ có đức tin bền vững khi nào chính bạn đã kinh nghiệm được giáo pháp của Đức Phật bằng trí tuệ nội quán của mình.
Có hai loại kinh nghiệm giáo pháp:
1. Kinh nghiệm giáo pháp của một thiền sinh bình thường.Đối với thiền sinh thực hành thiền Minh Sát, khi trí tuệ nội quán phát triển họ thấy rằng mỗi một khi chánh niệm ghi nhận thì chỉ có vật chất và tâm. Ngoài ra chẳng có gì cả. Vật chất và tâm nầy vừa mới khởi sinh lên lại diệt ngay, hiện tượng củ vừa mới mất, hiện tượng mới lại khởi sinh, sinh sinh diệt diệt mãi mãi. Vật chất và tâm là vô ngã vì không thể kiểm soát, không thể điều khiển được. Nhờ hành thiền minh sát, thiền sinh đạt trí tuệ nội quán, thấy rõ Tôi và ta không thật sự hiện hữu, thấy rõ ràng bản chất thật sự của sự vật, biết được sự vật như chính chúng đang là.
2. Kinh nghiệm giáo pháp của một bậc Thánh.
Đức Phật dạy rằng chỉ có vật chất và tâm. Vật chất và tâm nầy không tồn tại lâu dài, chúng bị đàn áp bởi sự sinh và diệt. Vì bị đàn áp , bị chi phối bởi sự sinh diệt nên đưa đến sự không hài lòng, bất toại nguyện. Sự vật không thể bị sự kiểm soát, bị chi phối theo sự ước muốn của chúng ta. Những sự vật đó trước đây ta không từng biết. Bây giờ chính ta thấy được điều đó. Thật đúng thay những gì Đức Phật nói! Đức Phật đã dạy những gì mà chính tự thân Ngài chứng ngộ, bởi thế ta phải có đức tin vững chắc trọn vẹn vào Đức Phật. Đó là đức tin trọn vẹn nơi Đức Phật qua kinh nhgiệm của việc hành thiền minh sát. Đức tin hay sự thực thấy được qua việc hành thiền minh sát là một đức tin sâu xa mạnh mẽ hơn đức tin truyền thống nhiều. Tuy nhiên, vì chưa đắc quả Tu Đà Huờn cho nên loại đức tin đến từ thiền minh sát nầy cũng còn có thể bị lung lay.
Trong lúc hành thiền, khi tâm chánh niệm ghi nhận khắn khít với đề mục, thiền sinh chế ngự được các phiền não. Thiền sinh nhận thấy rằng khi thiền sinh ít tinh tấn hành thiền thì phiền não sẽ được chế ngự ít. Nếu tinh tấn hành thiền nhiều thì phiền não được chế ngự nhiều. Như vậy là thiền sinh đã có đức tin vào giáo pháp, đức tin nầy hơn hẳn đức tin truyền thống. Nhưng đức tin nầy cũng vẫn còn có thể bị lung lay và vẫn chưa đủ tốt đẹp.
Bây giờ đức tin của vị Tu Đà Huờn không thể bị hủy diệt ngay trong kiếp sống nầy hay trong kiếp kế tiếp. Đức tin không thối chuyển chỉ có được ở thiền sinh khi thiền sinh đạt thánh đạo. Đó là đạo quả đầu tiên. Tuệ giác chứng ngộ Tu Đà Huờn đạo chứng nghiệm Tứ diệu đế cùng một lúc. Khi thiền sinh trở thành một vị Tu Đà Huờn thì đức tin của họ không bị hủy diệt. Đức tin nầy trở thành miên viễn.
Tôi sẽ giảng giải cho các bạn hiểu rõ ràng về sự chứng ngộ bốn chân lý cao thượng. Tâm chỉ có thể ý thức mỗi thời điểm một sự việc. Tâm không thể ý thức hai đối tượng cùng một lúc. Do đó, một câu hỏi có thể được đặt ra: Tâm không thể ghi nhận hai đối tượng cùng một lúc thì làm thế nào mà tuệ đạo hay tu đà huờn tuệ có thể thấy được Tứ diệu đế cùng lúc? Vâng, tuệ đạo chứng nghiệm Niết Bàn một cách trực tiếp.
Tứ Diệu Đế gồm: Chân lý về sự khổ, chân lý về nguyên nhân của sự khổ, chân lý về sự dứt khổ và chân lý về con đường dẫn đến nơi dứt khổ (khổ, tập, diệt, đạo). Chân lý về sự khổ cần phải biết, chân lý về nguyên nhân của sự khổ hay ái dục cần phải đoạn trừ, chân lý về sự dứt khổ hay diệt (niết bàn) cần phải chứng ngộ và chân lý về con đường dẫn đến nơi dứt khổ phải tu tập). (Khổ phải biết, tập hay ái dục phải đoạn trừ, diệt hay niết bàn phải chứng ngộ, và đạo hay con đường dẫn đến nơi dứt khổ phải tu tập). Ngay vào lúc thiền sinh kinh nghiệm sự chấm dứt của đau khổ hay diệt tức là Niết Bàn, thì ba chân lý kia là khổ, diệt, đạo cũng bao gồm trong đó.
Tôi đã giảng giải cho các bạn nghe những yếu tố mà một vị Tu Đà Huờn có được. Bây giờ, tôi sẽ nói đến những phiền não mà vị Tu Đà Huờn đã loại trừ.
Có mười loại phiền não:
1. ThamTrong mười loại phiền não nầy thì vị Tu Đà Huờn loại trừ hoàn toàn tà kiến và hoài nghi. Một vị Tu Đà Huờn không thể loại trừ những phiền não còn lại. Vị Tu Đà Huờn cũng loại trừ được những khả năng sinh vào bốn đường dữ, do đó vị Tu Đà Huờn thoát khỏi sự tái sinh vào bốn ác xứ:
2. Sân
3. Si (vô minh)
4. Mạn
5. Tà kiến
6. Nghi
7. Dã dượi, buồn ngủ
8. Bất an
9. Hỗ thẹn tội lỗi
10. Ghê sợ tội lỗi
1. Địa ngụcCác hạng Tu Đà Huờn
2. Quỷ đói
3. A tu la
4. Súc sanh
Thế giới loài người và sáu cõi Trời được goi là bảy cõi Dục giới. Vị Tu Đà Huờn còn sống trên thế gian nầy bảy kiếp và chia ra làm ba hạng:
1. Ekavisi Sotapana: (Vị Tu Đà Huờn chỉ còn một kiếp nữa thì giác ngộ đạo quả A La Hán).Tu Đà Huờn được phân hạng như trên tùy theo các tuệ giác minh sát mà các Ngài đạt được trong khi hành thiền.
2. Kolan Kola: (Vị Tu Đà Huờn còn trải qua từ một đến sáu kiếp sống).
3. Sattakkhattu Parama Sotapanna: (Vị Tu Đà Huờn còn phải trải qua bảy kiếp sống).
Bậc Tu Đà Huờn thứ nhất đạt được các tuệ giác hoàn hảo.
Bậc Tu Đà Huờn thứ hai đạt được các tuệ giác trung bình.
Bậc Tu Đà Huờn thứ ba đạt được các tuệ giác ở mức thấp hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét