Khái Niệm và Thực Tại (hoặc Tục đế và Chân đế) - Thiền Sư U Silananda


Là những hành giả thiền Quán, quý vị cần phải hiểu rõ ràng và chính xác sự khác biệt giữa Khái niệm và Thực tại, vì chỉ một trong hai điều này là đối tượng của thiền Minh sát (Vipassana).
Khi hành thiền Quán, thiền sinh cần phải chú tâm ghi nhận bất cứ đối tượng nào đang sanh khởi và nổi bật trong giây phút hiện tại.

Ðạo và Quả - Ni sư Ayya Khema

Yếu tố phân biệt một thánh nhân với phàm nhân là sự đoạn diệt ba kiết sử đầu tiên đã trói buộc ta vào luân hồi miên viễn. Ba kiết sử nầy là: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ (sakkayaditthi, vicikiccha, silabbatta paramasa). Người nào chưa phải là bậc Dự lưu thì người ấy vẫn còn bị trói buộc vào ba loại tà kiến và hành động sai lầm vốn đem ta xa rời sự tự do và đưa ta vào trói buộc.

Bát Chánh Ðạo Tương Ưng Bộ, SN XLV.8

Trong bài kinh này Ðức Phật giảng về các yếu tố của Con Ðường Tám Chánh đưa đến giác ngộ.

Những cánh hoa trí tuệ: Pháp trích lục

Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu. 

Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành. (Tương Ưng Bộ I. 18)
.

Phật ngôn Pali


- Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi.

TÌM HIỂU VỀ GIỚI LUẬT TRONG ĐẠO PHẬT -Trịnh Nguyên Phước

Giới thuộc vào nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học " vô lậu ", nhằm dứt các lậu hoặc (pali: asava), dẫn tới giải thoát, tức là Giới (sila), Định (samadhi) và Huệ (pañña).
Là Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.

Phỏng vấn thiền sư Ajhan Suphan

Phỏng vấn thiền sư Ajhan SuphanThiền sư Ajahn Suphan là viện trưởng tu viện Rampoen, Chiang Mai, Thái Lan, một địa chỉ có nhiều thiền sinh người nước ngoài đến học thiền. Tháng 05/2007, thầy đã sang Việt Nam lần đầu tiên theo lời mời của chùa Nguyên Thủy, Q.2, TP. Hồ Chí Minh, được sự chấp thuận của Ban Tôn Giáo Chính phủ, hướng dẫn hai khóa thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana), VHPG đã gặp gỡ thầy. Phong thái nhẹ nhàng, thanh thoát, nụ cười từ ái. Cuộc phỏng vấn của VHPG với thiền sư Ajahn Suphan được thực hiện bằng tiếng Anh. Bên tách trà kỳ này giới thiệu cùng quý độc giả về thiền Minh sát và những điều cần lưu ý khi thực tập thiền.

Sư thầy Thích Đàm Lan: Người có trăm con

imageNằm ngay bên bờ sông Hồng, chùa Bồ Đề không chỉ là nơi cho du khách và các phật tử đến cầu bình an mà đó còn là mái ấm bình yên của gần 200 em nhỏ và hàng chục cụ già cơ nhỡ. Nhắc đến ngôi chùa này là người ta nhắc đến sư thầy Thích Đàm Lan – người mẹ đã dành trọn tình yêu thương cho hàng trăm đứa trẻ không phải do mình sinh ra. Với tấm lòng yêu thương con người, luôn coi “thiện” là lẽ sống, hơn 20 năm qua, bà đã cứu vớt và đem đến niềm tin cho biết bao số phận bất hạnh, khổ đau.

Bé 2 tuổi nguy khốn vì sự thờ ơ của đồng loại

 Rất nhiều người ở một thành phố miền nam Trung Quốc làm ngơ trước một em bé hai tuổi bị thương nặng trên phố, khiến bé gái này lâm vào tình trạng nguy kịch tính mạng.

Sống Trong Thực Tại - Viên Minh (Sách Thiền, luyện tâm)

  1. An nhiên vô sự - Viên Minh:

    Tâm buông xả (upekkhā), khinh an (lahutā) và thư thái (passaddhi).
  2. Trở về thực tại - Viên Minh:

     Chánh niệm (sammā sati), sống trọn vẹn với chính mình ngay tại đây và bây giờ.

  3. Thấy biết trong sáng - Viên Minh:

     Thái độ nhận thức tỉnh giác (sampajaññā) trong chánh kiến (sammā diṭṭhi).

  4. Suy nghĩ chân thực - Viên Minh:

     Chánh tư duy (sammā saṅkappa) suy nghĩ trung thực với sự kiện đang được thấy biết trong sáng.

  5. Nhiệt tâm cần mẫn (Viên Minh):

    Chánh tinh tấn (sammā vāyāma) không buông lung phóng dật theo ý đồ của bản ngã.
  6. Bình thản đón nhận - Viên Minh:

     Nhẫn nại (khantī), không đối kháng với pháp bất như ý hay nghịch cảnh, nghịch nhân. 

  7. Hành xử tinh tế (Viên Minh):

      Biểu hiện trong chánh ngữ (sammā vācā), chánh nghiệp (sammā kammantā) và chánh mạng (sammā ājīva).

  8. Nội tâm tĩnh lặng (Viên Minh):

     Là chánh định (sammā samādhi), không phải định trong các trạng thái tập trung tư tưởng hay xuất thần.

  9. Ngay đó là bờ (Viên Minh):

     Pháp Ba-la-mật (pāramī), mười phương diện giúp buông bỏ sự trói buộc của cái ta ảo tưởng để trả về với sự hoàn hảo nguyên thủy của tâm và pháp.

An nhiên vô sự - Viên Minh

Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu
Sáng suốt, hồn nhiên khỏi vọng cầu
Buông hết một phen đừng luyến tiếc
Mới hay ngay đó thấy đạo mầu!

                                                                                    (Viên Minh)

Trở về thực tại - Viên Minh

Xin trả chim đôi cánh
Đôi cánh nhẹ bay xa
Ta trở về lặng lẽ
Một mình ngắm mây qua
                                           (Viên Minh)


Con người từ lúc mới sơ sinh đã biết hướng ra thế giới bên ngoài để thu thập những thông tin cần thiết cho đời sống. Đến bốn năm tuổi đã tích lũy được những sở tri cơ bản để có thể xử lý những sinh hoạt thông thường. Sau đó nhờ học tập từ gia đình, bè bạn, học đường và cộng đồng xã hội; kết hợp với khả năng tư duy, chiêm nghiệm, phán đoán mà kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng v.v... ngày càng phong phú, đa dạng và cũng càng phức tạp hơn.

Thấy biết trong sáng - Viên Minh


Quả thật điều bất lợi!

Người ngu sinh sở tri.

Hủy phần sáng của mình,

Tự chẻ đầu chính nó. (Pháp cú 72)

 Thấy biết là khả năng tự nhiên trong quá trình phát huy nhận thức và trí tuệ con người. Thấy biết phát sinh khi các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với những đối tượng (màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị chất, vật xúc, ý tượng). Sự tương giao giữa hai yếu tố căn môn và trần cảnh làm phát sinh thấy biết tương ứng; từ đó hình thành khái niệm, tư tưởng, quan niệm, chủ trương, lý luận v.v… trong quá trình tất yếu của nhận thức và phán đoán, nhờ đó con người tiến hóa, phát triển nhanh hơn bất kỳ sinh vật nào khác trên trái đất.

Suy nghĩ chân thực - Viên Minh


 Thấy biết là thể tánh

 Suy nghĩ là tướng dụng.

 Cả hai không thể thiếu

Trong tuệ giác viên dung.

(Viên Minh)



Có thể nói, suy nghĩ hay tư duy là điểm ưu việt, độc đáo nhất của loài người. Suy nghĩ nâng cao trình độ nhận thức và đem lại cho con người vô số thành tựu tốt đẹp trên nhiều lãnh vực. Suy nghĩ hình thành tư tưởng, lý luận, biện giải, hiểu biết, quan niệm, chủ thuyết, triết học và rất nhiều hoạt động tri thức khác, kể cả khoa học thực dụng nhất cũng phải xem tư duy là yếu tố then chốt. Người không biết suy nghĩ thì chẳng khác gì gỗ đá.

Nhiệt tâm cần mẫn (Viên Minh)


Không buông theo ngã dục

Luôn tùy thuận pháp hành

Đó chính là tinh tấn

Tích cực sống nhiệt thành

                                                                          (Viên Minh)



Làm việc gì chúng ta cũng cần có sự cố gắng, chuyên cần, siêng năng, nỗ lực, hăng hái, nhiệt thành vừa đủ để thực hiện công việc đó; nếu không chúng ta sẽ không thể hoàn thành bất cứ việc gì dù dễ hay khó. Thái độ tiêu cực, lười biếng, buông xuôi, chểnh mảng, phóng dật, hay “nhắm mắt đưa chân” đều là đầu mối của sự thoái hóa, sa đọa, suy đồi và thất bại trong mọi lãnh vực.

Bình thản đón nhận - Viên Minh

Trải qua những bước thăng trầm
Mới hay bậc trí giữ tâm làm đầu
An nhiên giữa cuộc bể dâu
Khổ đau nhẫn được, đạo mầu chẳng xa!
                                                                           (Viên Minh)


Đứng trước những sự cố hay những vấn đề rắc rối, chúng ta thường có thói quen hành động vội vàng theo cảm tính hoặc quan niệm đã được lập trình sẵn trong bộ nhớ, thiếu nhận thức sự kiện trực tiếp rõ ràng và thiếu soi chiếu lại mình một cách minh bạch. Điều gì trái ý chúng ta liền giận dữ phản kháng, và cố gắng loại trừ càng sớm càng tốt; điều gì vừa lòng thì thích thú nắm bắt ngay và nỗ lực chiếm hữu cho bằng được. Hai thái độ cảm tính và quán tính này thiếu hẳn sự sáng suốt tỉnh thức và sự trầm tĩnh nhẫn nại.

Hành xử tinh tế (Viên Minh)

Trong lành giới tự tánh
Thận trọng giới tùy nghi
Đức tin giới trong sạch
Trí tuệ giới tinh vi.
                         (Viên Minh)


Trong chân đế, giới đức (sīlaguṇa)giới hạnh (sīlācāra) những yếu tính của sự giác ngộ giải thoát. Khi đức Phật chưa chế định giới luật thì các bậc Thánh vẫn có đầy đủ giới đức và giới hạnh, đó là giới hoàn hảo trong tự tánh giới định tuệ, và tùy nghi giới định tuệ.

Nội tâm tĩnh lặng (Viên Minh)


Buông thư, tâm rỗng lặng

Không trước ý dụng công

Không dừng, không bước tới

Điềm đạm tợ hư không.

                                   (Viên Minh)

 Theo Phật giáo, thế giới loài người thuộc Dục Giới, vì hầu hết sinh hoạt đời sống của họ dựa trên sự tương giao giữa giác quan và ngoại cảnh. Sự tương giao này là nền móng của cảm giác, tri giác, tư tưởng, kinh nghiệm, kiến thức, và những phản ứng tâm sinh vật lý. Nói chung là bản năng, tình cảm và lý trí mà phần lớn diễn ra trong vô thức nhiều hơn là có ý thức.

Ngay đó là bờ (Viên Minh)

Không bờ này bờ kia
Chỉ ngay nơi thực tại
Tâm, Pháp chẳng ngăn chia
Đến đi đều vô ngại.

                                                                         (Viên Minh)



Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì thì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức và kinh nghiệm giới hạn của mình. Cũng vậy, khi không thấy biết chính mình, mỗi người tự dựng lên một cái ta ảo tưởng mà nội dung và tầm vóc của nó được đo lường bằng những gì người ấy mong ước, chọn lựa và chiếm hữu. Cái gì thích thì cái ta thu thập, tích lũy, chiếm dụng, duy trì. Cái gì không thích thì cái ta loại bỏ, khử trừ, xa lánh, hủy diệt.

Sơ đồ tóm tắt Phật Pháp

  • Tóm tắt nội dung các bài giảng trong một khóa thiền
    của Thầy Viên Minh
  • Ghi chép:: Anh Tuấn

BUDDHAGHOSA và LEV TOLSTOY: Những người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời - THÍCH PHƯỚC AN

Chắc rằng, những người có tâm hồn bình thường như chúng ta, không nhiều thì ít, khi có được một vị trí nào đó trong xã hội thì luôn lấy đó làm thỏa mãn. Nhưng ngược lại, những tâm hồn vĩ đại thì lại không như thế, khi danh vọng lên đến tột đỉnh thì họ lại thường rơi vào một cuộc khủng hoảng có thể nói là dữ dội trong nội tâm của mình. Để rồi cuối cùng, khi không còn chịu đựng được nữa thì họ có thể tự kết thúc đời mình như trường hợp văn hào Mỹ Heminngway, người được giải văn chương Nobel vào năm 1954 hay Kawabata của Nhật Bản, cũng được giải văn chương Nobel vào năm 1968.