(Bình Anson lược dịch)
Ðạo và Quả | Path and Fruit |
Tham vọng dường như là một hiện tượng tự nhiên của con người. Có người muốn giàu, có quyền thế hoặc danh vọng. Có người muốn có nhiều kiến thức, có bằng cấp. Có người chỉ muốn có một tổ ấm nhỏ và từ đó họ có thể ngắm nhìn quang cảnh giống nhau mỗi ngày. Có người muốn tìm một người tình lý tưởng, hoặc càng gần lý tưởng càng tốt. | To have an ambition seems to be a natural phenomenon in the human make-up. Some people want to be rich, powerful or famous. Some want to be very knowledgeable, to get degrees. Some just want to find a little niche for themselves where they can look out of the window and see the same scenery every day. Some want to find a perfect partner, or as near perfect as possible. |
Ngay khi chúng ta không sống trong thế gian, chỉ sống trong ni viện, chúng ta cũng có nhiều tham vọng: muốn trở thành thiền giả thượng hạng, muốn có an định toàn hảo, muốn cách sống nầy tạo ra kết quả tốt. Lúc nào cũng có một điều gì đó để ta hy vọng.Tại sao thế? Bởi vì đó là điều sẽ xảy ra trong tương lai, không bao giờ có trong hiện tại. | Even when we are not living in the world, but in a nunnery, we have ambitions: to become excellent meditators, to be perfectly peaceful, that this life-style should yield results. There's always something to hope for. Why is that? Because it's in the future, never in the present. |
Thay vì chú tâm vào hiện tại, ta lại cầu mong điều tốt đẹp hơn sẽ đến, có lẽ trong ngày mai. Thế nhưng khi ngày mai đến, ta lại mong đến ngày kế, vì nó cũng chưa đủ toàn hảo. Nếu ta thay đổi thói quen trong tư duy của mình và chú tâm vào cái đang hiện hữu, chừng đó ta sẽ tìm được một điều gì đó làm ta hài lòng. Nhưng khi ta chỉ tìm kiếm những gì chưa hiện hữu, mong rằng có thể toàn hão hơn, kỳ diệu hơn, thỏa mãn hơn, ta sẽ không thể tìm được gì cả, bởi vì ta chỉ tìm kiếm cái mà nó không hiện diện ở đó. | Instead of being attentive to what is now, we are hoping for something better to come, maybe tomorrow. Then, when tomorrow arrives, it has to be the next day again, because it still wasn't perfect enough. If we were to change this pattern in our thinking habits and rather become attentive to what is, then we would find something to satisfy us. But when we are looking at that which doesn't exist yet, more perfect, more wonderful, more satisfying, then we can't find anything at all, because we are looking for that which isn't there. |
Ðức Phật nói về hai hạng người, người tầm thường (phàm nhân, puthujjana) và người cao sang (thánh nhân, ariya). Dĩ nhiên ai cũng mong ước trở thành thánh nhân, nhưng nếu chúng ta chỉ mong cầu điều đó trong một tương lai nào đó, ta sẽ không đạt được. Sự khác biệt giữa một thánh nhân và phàm nhân là sự thực chứng về "đạo và quả" (magga-phala). Giây khắc đầu tiên khi tâm thức đạt đến trạng thái siêu thế này được gọi là Dự-lưu (sotapatti) và người chứng nghiệm điều đó gọi là Dự-lưu nhân (sotapanna), người nhập dòng suối đưa đến Niết-bàn. | The Buddha spoke about two kinds of people, the ordinary worldling ("puthujjana") and the noble person ("ariya"). Obviously it is a worthwhile ambition to become a noble person, but if we keep looking for it at some future time, then it will escape us. The difference between a noble one and a worldling is the experience of "path and fruit" ("magga-phala"). The first moment of this supermundane consciousness is termed Stream-entry ("sotapatti") and the person who experiences it is a Stream-winner ("sotapanna"). |
Nếu ta đem điều đó vào lòng như là một mục tiêu cho tương lai, điều đó sẽ không xảy ra, bởi vì ta không đem hết năng lực và sức mạnh để chú niệm từng giây khắc. Chỉ khi nào tâm chú niệm vào từng giây khắc thì chập tâm Ðạo (sát-na tâm Ðạo) giải thoát mới có thể xảy ra. | If we put that into our mind as a goal in the future, it will not come about, because we are not using all our energy and strength to recognize each moment. Only in the recognition of each moment can a path moment occur. |
Yếu tố phân biệt một thánh nhân với phàm nhân là sự đoạn diệt ba kiết sử đầu tiên đã trói buộc ta vào luân hồi miên viễn. Ba kiết sử nầy là: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ (sakkayaditthi, vicikiccha, silabbatta paramasa). Người nào chưa phải là bậc Dự lưu thì người ấy vẫn còn bị trói buộc vào ba loại tà kiến và hành động sai lầm vốn đem ta xa rời sự tự do và đưa ta vào trói buộc. | The distinguishing factor between a worldling and a noble one is the elimination of the first three fetters binding us to continuous existence. These three, obstructing the worldling, are: wrong view of self, sceptical doubt and belief in rites and rituals, ("sakkayaditthi", "vicikiccha" and "silabbatta-paramasa"). Anyone who is not a Stream-winner is chained to these three wrong beliefs and reactions that lead away from freedom into bondage. |
Hãy thử nhìn vào sợi dây "hoài nghi" trước. Ðó là ý tưởng vụn vặt lúc nào cũng ám ảnh trong đầu óc: "Chắc là có một pháp tu khác, dễ dàng hơn", hoặc "Tôi biết chắc là tôi có thể tìm được an lạc ở một nơi nào đó trong thế gian rộng lớn nầy". Khi nào vẫn còn sự nghi ngờ về con đường giải thoát khỏi thế gian và vẫn còn sự tin tưởng rằng những điều toại ý có thể tìm ra được trong thế gian, khi đó sẽ không có cơ hội để đắc quả thánh, bởi vì ta đang nhìn lầm hướng. Trong thế gian nầy với con người và vật chất, thú vật và sự chiếm hữu, quang cảnh và các tiếp chạm qua giác quan, không còn có một cái gì khác ngoài những gì chúng ta đã từng quen biết. Nếu còn có gì khác, tại sao chúng lại không được xác nhận, tại sao ta đã không tìm ra? Ðiều nầy thật hiển nhiên. Thế nhưng tại sao ta lại phải tìm kiếm chúng? | Let's take a look at sceptical doubt first. It's that niggling thought in the back of the mind: "There must be an easier way," or "I'm sure I can find happiness somewhere in this wide world." As long as there's doubt that the path of liberation leads out of the world, and the belief is there that satisfaction can be found within the world, there is no chance of noble attainment, because one is looking in the wrong direction. Within this world with its people and things, animals and possessions, scenery and sense contacts, there is nothing to be found other than that which we already know. If there were more, why isn't it easily discernible, why haven't we found it? It should be quite plain to see. What are we looking for then? |
Dĩ nhiên là chúng ta đang tìm kiếm hạnh phúc và an bình, cũng như những người khác. Hoài nghi, anh chàng báo động, bảo: "Tôi chắc là nếu tôi thử tu tập một cách thông minh hơn là phương cách vừa qua, tôi sẽ được hạnh phúc. Còn có vài điều nữa mà tôi chưa thử qua." Có thể ta chưa tự mình lái chiếc máy bay của riêng mình, chưa thử sống trong hang động Hy mã lạp sơn, chưa từng dùng thuyền chu du thế giới, chưa từng viết một quyển tiểu thuyết bán chạy nhất. Tất cả các điều nầy thật là huy hoàng để thực hiện trong cõi đời, nhưng chúng chỉ là những phí phạm thì giờ và năng lực. | Obviously we are looking for happiness and peace, just like everyone else is doing. Sceptical doubt, that alarmist, says: "I'm sure if I just handled it a little cleverer than I did last time I'll be happy. There are a few things I haven't tried yet." Maybe we haven't flown our own plane yet, or lived in a cave in the Himalayas or sailed around the world, or written that best-selling novel. All of these are splendid things to do in the world except they are a waste of time and energy. |
Hoài nghi hiện rõ ra khi ta không biết chắc là trong bước kế tiếp, ta sẽ phải làm gì. "Khi tôi đến đó, tôi sẽ phải làm gì?" Ta chưa định hướng được. Hoài nghi là một kiết sử trong tâm khi chưa có được một sự minh bạch rõ ràng vốn bắt nguồn từ sát-na tâm nhập Ðạo. Tâm thức khởi sinh ngay trong giây khắc đó sẽ hủy diệt mọi hoài nghi bởi vì lúc đó, ta tự thực chứng được con đường. Cũng như khi ta cắn quả xoài, ta biết được ngay cái vị của nó. | Sceptical doubt makes itself felt when one isn't quite sure what one's next move should be. "Where am I going, what am I to do?" One hasn't found a direction yet. Sceptical doubt is the fetter in the mind when the clarity which comes from a path moment is absent. The consciousness arising at that time removes all doubt, because one has experienced the proof oneself. When we bite into the mango, we know its taste. |
Nhận thức sai lầm về tự ngã là một kiết sử gây nhiều tổn hại nhất và vây hãm phàm nhân. Nó chứa đựng ý tưởng chôn sâu trong tâm về "đây là tôi". Có thể cái ngã đó không phải là cái thân "của tôi", nhưng có "một người nào đó" đang hành thiền. Cái "một người nào đó" nầy đang muốn giác ngộ, muốn đắc quả Dự-lưu, muốn được hạnh phúc. Tà kiến về tự ngã nầy là nguyên nhân của mọi vấn đề đang khởi sinh. | The wrong view of self is the most damaging fetter that besets the ordinary person. It contains the deeply imbedded "this is me" notion. Maybe it's not even "my" body, but there is "someone" who is meditating. This "someone" wants to get enlightened, wants to become a Stream-winner, wants to be happy. This wrong view of self is the cause of all problems that could possibly arise. |
Chừng nào vẫn còn có ý tưởng có "một người nào đó", ta vẫn còn nhiều vấn đề. Nếu ở đó không có một người nào cả, thì ai đang gặp khó khăn đây? Tà kiến về tự ngã là gốc rễ tạo ra sự đau đớn, buồn rầu và than thở. Kèm theo với nó là sự sợ hãi và lo lắng: "Không biết tôi sẽ an toàn, hạnh phúc, thanh bình, tìm được các tôi đang tìm kiếm, đạt được điều tôi mong muốn như là an lạc, giàu có và khôn ngoan không?" Những nỗi lo lắng và sợ hãi nầy được hỗ trợ bằng các kinh nghiệm cá nhân trong quá khứ. Trong quá khứ, ta đã không bao giờ khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan, đã không thể đạt được điều mong muốn, đã không có cảm giác kỳ diệu. Do đó, đây là lý do mạnh mẽ để ta lo lắng và sợ sệt, chừng nào vẫn còn các tư tưởng sai lầm về tự ngã bao trùm. | As long as there's "somebody" there, that person can have problems. When there's nobody there, who could have difficulties? Wrong view of self is the root which generates all subsequent pain, grief and lamentation. With it also come the fears and worries: "Am I going to be alright, happy, peaceful, find what I am looking for, get what I want, be healthy, wealthy and wise?" These worries and fears are well substantiated from one's own past. One hasn't always been healthy, wealthy and wise, nor gotten what one wanted, nor felt wonderful. So there's very good reason to be worried and fearful as long as wrong view of self prevails. |
Lễ nghi và cúng tế tự chúng không phải gây nhiều điều hại, chỉ khi nào ta tin tưởng đó là một phần của con đường đến Niết Bàn thì mới có hại. Chúng không cần phải có tính tôn giáo, dù rằng ta thường nghĩ như thế. Những hành động như dâng hương hoa trên bàn thờ, quỳ lạy hoặc tham gia vào các cuộc lễ có thể tích tụ phước báo để tái sinh vào các cõi trời. Sự thành tín, kính trọng và biết ơn đối với Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) mới là điều quan trọng. Nhưng ngay cả lòng tin nầy cũng không chỉ giới hạn vào các hoạt động tôn giáo. Mọi người đều sống với lễ nghi và cúng tế, cho dù có khi ta không ý thức về chúng. Trong sự tương giao của con người, có những cách thức qui định để giao tiếp với cha mẹ, con cái, vợ chồng. Ta phải xử sự thế nào trong công việc, với bạn bè, với người lạ, ta mong người khác đối đãi như thế nào, tất cả những điều nầy đều liên kết với những định kiến về sự đúng đắn và thích hợp trong một văn hoá và truyền thống nào đó. Không một điều nào có hàm chứa chân lý, bởi vì chúng chỉ là do tâm tạo ra. Ta càng có nhiều ý kiến, ta càng xa rời thực tế. Ta càng tin tưởng vào chúng, ta càng khó gở bỏ chúng. Khi ta tưởng ta là một loại người nào đó, ta sẽ có giao tiếp như thế trong mọi tình huống. Ðiều này xảy ra chẳng những trong phương cách ta chưng hoa trên bàn thờ mà ngay cả trong cách ta thù tiếp người khác, nếu ta làm theo một nghi lễ tiên định nào đó và không theo cách mà tâm rộng mở của ta sai khiến ta. | Rites and rituals in themselves are not harmful, only believing them to be part of the path to "Nibbana" is detrimental. They need not even be religious, although we usually think of them like that. Such as offering flowers and incense on a shrine, prostrating or celebrating certain festivals and believing that this will accumulate enough merit to go to the "Deva" realms. It's devotion, respect and gratitude to the Triple Gem, ["Buddha, Dhamma, Sangha"] which count. But this belief is not only confined to religious activities. Everybody lives with rites and rituals, even though we may not be aware of them. In human relationships there are certain prescribed ways of acting in respect to one's parents, one's children, one's partners. How one relates in one's job, to friends and strangers, how one wants to be confirmed by others, all is connected to preconceived ideas of what is right and proper in a certain culture and tradition. None of it has any basic truth in it, all is mind- made. The more ideas one has, the less one can see reality. The more one believes in them the harder it is to abandon them. As one imagines oneself to be a certain kind of person, one relates in that way in all situations. It doesn't have to be how we put flowers on a shrine, it can also be how we greet people, if we do it according to a certain stereotyped ritual and not the way an open heart and mind may dictate. |
Ba kiết sử trên sẽ bị tiêu trừ khi chập Ðạo và chập Quả được thực chứng. Lúc đó sẽ có một sự thay đổi rõ ràng trong người đó, dĩ nhiên không thể nào thấy được qua hình dạng bên ngoài. Nhưng sự thay đổi nội tâm trước tiên là kinh nghiệm thực chứng đó sẽ làm tiêu tan tuyệt đối các hoài nghi về điều cần phải làm trong đời sống. Biến cố nầy hoàn toàn khác hẳn những gì đã biết từ trước, cho đến nỗi, người ấy sẽ thấy những gì đã tạo ra đời sống của mình, từ trước cho đến nay, đều vô nghĩa. Không có việc gì trong quá khứ là quan trọng nữa. Ðiều quan trọng duy nhất là tiến hành với công phu tu tập để làm tăng trưởng sự chứng nghiệm nầy từ trong chập tâm Ðạo đầu tiên, để tái nghiệm và thiết lập vững chắc trong người ấy. | These three obstructions fall away when a path and fruit moment has been experienced. There's a marked change in such a person, which is -- of course -- not externally visible. But the inner change is firstly that the experience leaves absolutely no doubt what has to be done in this life. The event is totally different from anything previously known, so much so, that it makes one's former life, up to that point, immaterial. Nothing can be found in the past which has fundamental importance. The only significance lies in going ahead with the practice so that this minimal experience of the first path moment can be fortified, resurrected and firmly established in oneself. |
Các chập tâm Ðạo và Quả sẽ lại xảy ra cho những vị Nhất-lai (sakadagami), Bất-lai (anagami) và Giác-ngộ (arahant, a-la-hán). Mỗi lần như thế, chúng chẳng những sâu đậm hơn mà còn kéo dài hơn. Ta có thể so sánh với các kỳ thi trong trường đại học. Nếu ta chọn một chương trình bốn năm để lấy bằng cấp, mỗi năm ta phải dự kỳ thi cuối năm. Ta phải trả lời các câu hỏi trong mỗi kỳ thi, dựa theo kiến thức ta đã thu hoạch được. Các câu hỏi trở nên sâu sắc hơn, khó khăn hơn trong các kỳ khảo hạch kế tiếp. Trong khi chúng chỉ liên quan đến cùng một chủ đề, chúng đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng hơn. Cho đến khi ta tốt nghiệp và không cần phải trở lại trường đại học nữa. Sự phát triển tâm trí của chúng ta cũng như thế. Mỗi một chập tâm Ðạo là dựa theo chập tâm trước và có liên quan đến cùng một chủ đề, nhưng nó đi sâu hơn. Cho đến khi ta vượt qua kỳ khảo hạch cuối cùng và không cần phải trở lại nữa. | The path and fruit moments recur for the Once-returner ("sakadagami"), the Non-returner ("anagami") and the Enlightened One ("Arahant"). Each time they are not only deepened, but can be lengthened. One could compare this to having examinations at the university. If one is going through four years of university study to get a certain degree, one has to pass examinations at the end of each year. One has to answer questions each time, based on one's previously absorbed knowledge. But the questions become deeper, more profound and more difficult with each subsequent examination. While they are always concerned with the same subject, they require more depth and profundity of understanding each time. Until one finally graduates and doesn't have to return to university. It's the same with our spiritual development. Each path moment is based on the previous one and is concerned with the same subject, yet it goes deeper and further. Until one passes one's final test and need not return again. |
Chập tâm Ðạo không có tư tưởng hay cảm thọ trong đó. Nó không thể so sánh với các tầng thiền-na (jhana). Mặc dù nó dựa vào các tầng thiền vì chỉ có tâm định mạnh mẽ mới có thể đi vào chập tâm Ðạo, nó không có những tính chất như trong các tầng thiền -- trong các bước đầu -- như là hỷ, lạc, và an bình. Lúc sau, tâm chứng nghiệm một sự bành trướng, vô sở hữu và một thay đổi về nhận thức. Chập tâm Ðạo không bao hàm các trạng thái tâm nầy. | The path moment doesn't have any thinking or feeling in it. It is not comparable to the meditative absorptions ("jhana"). Although it is based upon them because only the concentrated mind can enter into a path moment, it does not have the same qualities. the meditative absorptions have -- in their initial stages -- the ingredients of rapture, happiness and peacefulness. Later on, the mind experiences expansion, nothingness and a change of perception. The path moment does not contain any of these states of mind. |
Nó có tính không sinh hữu. Ðây là một sự nhẹ nhõm và thay đổi quan kiến về thế gian, hoàn toàn đến đổi mà giờ đây người ấy hiểu được tại sao Ðức Phật đã dạy về một sự phân biệt rõ ràng giữa một phàm nhân và Thánh nhân. Trong khi các tầng thiền-na đem đến cảm giác nhất như, nhất thể, tâm Ðạo không có cảm giác đó. Chập tâm Quả, tiếp theo chập tâm Ðạo, là một chứng nghiệm đã thông hiểu và tạo ra một cái nhìn hoàn toàn mới lạ về sự hiện hữu. | It has a quality of non-being. This is such a relief and changes one's world view so totally that it is quite understandable that the Buddha made such a distinction between a worldling and a Noble One. While the meditative absorptions bring with them a feeling of oneness, of unity, the path moment does not even contain that. The moment of fruition, subsequent to the path moment, is the understood experience and results in a turned-around vision of existence. |
Sự hiểu biết mới nầy nhận thức được rằng mỗi ý tưởng, mỗi cảm thọ đều là khổ (dukkha). Ngay chính ý tưởng cao sang nhất, cao thượng nhất cũng có tính chất đó. Chỉ khi nào không có gì cả, mới không có khổ. Không có cái gì, bên trong lẫn bên ngoài, hàm chứa tính chất toại ý hoàn toàn. Bởi vì có một nhận thức rõ ràng như thế, lòng ham muốn về bất cứ điều gì được loại bỏ. Mọi việc được nhìn theo bản thể chân thật của chúng, và không có gì có thể mang lại hạnh phúc như là những gì khởi sinh qua sự tu tập Ðạo và kết quả của nó. | The new understanding recognizes every thought, every feeling as stress ("dukkha"). The most elevated thought, the most sublime feeling still has this quality. Only when there is nothing, is there no stress. There is nothing internal or external that contains the quality of total satisfactoriness. Because of such an inner vision, the passion for wanting anything is discarded. All has been seen for what it really is and nothing can give the happiness that arises through the practice of the path and its results. |
Yếu tố Niết-bàn không thể diễn tả thật sự như là hoan lạc, vì hoan lạc mang hàm ý có phấn khởi. Ta dùng chữ "hoan lạc" cho tầng thiền-na, bởi trong đó còn có một sự thích thú. Yếu tố Niết-bàn không công nhận hoan lạc vì tất cả những gì khởi sinh đều xem là khổ. "Sự hoan lạc của Niết-bàn" có thể làm cho ta có cảm tưởng rằng ta có thể tìm thấy hạnh phúc tuyệt đối, thật ra là điều ngược lại. Ta thấy ở đó không có gì cả và vì thế, không còn điều bất hạnh nữa, chỉ có an bình. | The "Nibbanic" element cannot be truly described as bliss, because bliss has a connotation of exhilaration. We use the word "bliss" for the meditative absorption, where it includes a sense of excitement. The "Nibbanic" element does not recognize bliss because all that arises is seen as stress. "The bliss of "Nibanna"" may give one the impression that one may find perfect happiness, but the opposite is true. One finds that there is nothing and therefore no more unhappiness, only peace. |
Nếu chỉ mong tìm kiếm Ðạo và Quả sẽ không đem chúng đến ta, bởi vì chỉ có sự tỉnh giác từng thời khắc mới có thể làm được điều đó. Sự chú niệm này dần dần sẽ giúp tạo một tâm định thật sự, trong đó ta có thể xả bỏ mọi tư tưởng và hoàn toàn hòa nhập vào đề mục. Lúc đó, ta có thể bỏ đề mục hành thiền. Ta không cần phải đẩy nó ra, nó sẽ rớt đi theo cách riêng của nó, và sự an định trong giác niệm sẽ xảy đến. Nếu cần phải có một tham vọng nào trong đời sống, thì đây là một tham vọng duy nhất có giá trị. Các loại khác không mang đến thành đạt trọn vẹn. | To look for path and fruit will not bring them about, because only moment to moment awareness can do so. This awareness will eventually culminate in real concentration where one can let go of thinking and be totally absorbed. We can drop the meditation subject at that time. We need not push it aside, it falls away of its own accord, and absorption in awareness occurs. If there has to be an ambition in one's life, this is the only worthwhile one. All others will not bring fulfilment. |
Ta cũng không cần phải tự ép buộc xả bỏ hoài nghi. Còn gì phải hoài nghi khi ta đã chứng nghiệm Chân lý? Nếu ta tự đánh mình bằng một cây búa, ta cảm thấy đau đớn mà không thể nghi ngờ chi cả. Ta biết rõ như thế qua kinh nghiệm tự thân. | One doesn't have to force oneself to give up sceptical doubt. What is there to doubt when one has experienced the truth? If one hits oneself with a hammer, one feels pain and cannot doubt it. One knows from one's own experience. |
Chấp thủ vào lễ nghi và giới cấm sẽ kết liễu thú vị bởi vì khi ta đã chứng nghiệm được tâm Ðạo thì không còn trường hợp nào ta cần phải đóng tuồng nữa. Mọi vai trò chỉ là những cấu tử của hư ngụy. Ta có thể sẽ tiếp tục các lễ nghi vì chúng hàm chứa những phần kính trọng, biết ơn và thành tín. Nhưng không còn có các lễ nghi để ứng xử với người khác, với tình huống, và cũng không còn phải tạo dựng các câu chuyện về tự ngã, bởi vì các phản ứng của ta lúc đó là hoát nhiên với tâm rộng mở. | Rites and rituals are brought to an interesting end because the person who has experienced a path moment will under no circumstance indulge in any role-playing. All roles are the ingredients of unreality. One may continue religious rites, because they contain aspects of respect, gratitude and devotion. But there will not be any rituals in how to relate to people or to situations or how to invent stories about oneself because the response is with a spontaneous open heart. |
Xả bỏ tư tưởng sai lầm về tự ngã dĩ nhiên là một thay đổi sâu xa nhất, tạo ra tất cả các thay đổi khác. Ðối với vị Dự-lưu, tà kiến về tự ngã không còn khởi sinh qua lý luận nữa, nhưng vẫn còn các cảm xúc về nó, vì chập tâm Ðạo xảy ra và biến đi rất nhanh. Nó chưa tạo một tác động tuyệt đối. Nếu nó làm được như vậy thì đã tạo ra quả Giác ngộ. Có những người có thể đắc nhanh như thế, như đã ghi trong kinh điển thời Phật còn tại thế. Cả bốn quả thánh có thể được chứng đắc ngay trong khi lắng nghe Pháp của Ngài. | Letting go of the wrong view of self is -- of course -- the most profound change, causing all other changes. For the Stream-winner the wrong view of self can never intellectually arise again, but feeling-wise it can, because the path moment has been so fleeting. It hasn't made the complete impact yet. If it had done so, it would have resulted in Enlightenment. This is possible and is mentioned in the Buddha's discourses as having happened during his lifetime. All four stages of holiness were realized while listening to the Dhamma. |
Chập tâm Quả đầu tiên cần phải được tái sinh, đó cần phải tái lập nó nhiều lần, cho đến khi chập tâm Ðạo thứ hai khới sinh. Cũng như thể lập lại những gì mình đã biết để khỏi quên, và từ đó tạo dựng thêm cái khác. | The initial fruit moment needs to be re-lived, one has to resurrect it over and over again, until the second path moment can arise. It's like repeating what one knows and not forgetting so that one can build upon it. |
Ðiều cần thiết là ta phải luôn tự nhắc nhở trong mỗi thời khắc thức tỉnh rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều vô thường và không có bản thể thường tồn, thay đổi từng chập. Cho dù ta có một trực kiến về vô ngã (anatta) hay chỉ có kiến thức về điều đó, trong trường hợp nào ta cũng phải đem điều đó vào trong tâm và sống với nó càng nhiều càng tốt. Khi ta tiếp tục làm như thế, các vấn đề thông thường sẽ khởi sinh ít đi. Nếu ta giác niệm về tính vô thường của mọi hiện hữu, các nỗi khó khăn của ta dường như không còn quan trọng nữa và quan kiến về tự ngã sẽ từ từ thay đổi. | It is very useful to remind oneself in all waking moments that body, feeling, perception, mental formations and consciousness are all impermanent and have no core substance, changing from moment to moment. Whether one has had a direct vision of non-self ("anatta") or just an understanding of it, either way one has to bring it back into one's mind and re-live it as often as possible. As we continue to do this, ordinary problems arise less and less. If we remain aware of the impermanence of all that exists, our difficulties seem far less important and the view of self subtly changes. |
Quan kiến ta có về chính ta là kẻ thù độc hại nhất của ta. Mỗi người tạo ra một cá tính, một mặt nạ để mang, và ta không muốn thấy những gì phía sau mặt nạ đó. Ta cũng không cho phép người thấy những điều đó. Sau khi đắc tâm Ðạo, sự che dấu đó không còn nữa. Cái mặt nạ, sự sợ hãi và xua đuổi hiện ra rõ ràng. Ðể đối trị hữu hiệu, ta phải luôn nhớ rằng thật ra không có ai ở đó, chỉ có các hiện tượng mà thôi. Cho dù cái nhìn trong tâm vẫn chưa ổn cố đủ để chứng minh điều đó, sự xác định như thế giúp tháo lỏng các bám thủ, chấp dính và làm ta chấp thủ ít chặt chẻ hơn. | The view we have of ourselves is our worst enemy. Everyone has made up a persona, a mask that one wears and we don't want to see what's behind it. We don't allow anyone else to look either. After having had a path moment, that is no longer possible. But the mask, fear and rejection come to the fore. The best antidote is to remember again and again, that there's really nobody there, only phenomena, nothing more. Even though the inner vision may not be concrete enough to substantiate such a claim, the affirmation helps to loosen the grasping and clinging and to hang on a little less tightly. |
Ðịnh hướng của sự tu tập chắc chắn là hướng về quả Dự-lưu. Tuy nhiên, không có gì để chứng đắc, mà tất cả cần phải được xả bỏ. Nếu không làm như thế, chập tâm Ðạo sẽ không xảy ra, và ta tiếp tục sống như trước: bị khổ não hành hạ và ràng buộc, trãi qua các sự khen chê, được mất, sang hèn, vui buồn. Các vấn đề thông thường -- tạo ra bởi cái "ngã" -- sẽ lại sinh ra, rồi cứ thế sinh ra mãi. Sự thay đổi thật sự chỉ đến khi nào có được một thay đổi rốt ráo về phương thức ta nhìn về ta. Nếu không, các khó khăn vẫn tồn tại như cũ vì đó là do một người như xưa tạo ra chúng. | The direction of the practice is certainly towards Stream-entry. However, there is nothing to get, there's everything to give up. Unless that is done, the moment cannot happen, and we will continue to live in the same way we always have. Beset by "dukkha" obstructed by "dukkha", subject to praise and blame, loss and gain, fame and ill-fame, happiness and unhappiness. The usual problems -- all caused by "self" -- will arise again and again. The real change comes when there is a decisive alteration in the way we view ourselves, otherwise the difficulties remain the same because the same identical person is generating them. |
Có chánh niệm trong và ngoài lúc hành thiền là phương cách tu tập để mang lại kết quả. Có nghĩa là giờ nào làm việc ấy, chú ý qua thân và trong tâm. Khi nghe Pháp, chỉ chuyên tâm nghe. Khi ngồi thiền, chỉ chú tâm vào đề mục hành thiền. Khi trồng cây, chỉ biết trồng cây. Không kiểu cách, không phán đoán. Ðó là để cho tâm ý được quen dần trong sự sống từng giây khắc. Làm như thế thì chập tâm Ðạo mới xảy ra. Không phải ở một tương lai xa xôi, mà có thể xảy ra ngay trong lúc nầy và tại nơi đây. Không có lý do gì mà một thiền sinh có đủ trí khôn, khỏe mạnh và quyết tâm, lại không thể đạt được điều đó với lòng kiên nhẫn và trì chí. | Being mindfully aware in and out of meditation is the practice which will bring results. It means doing one thing at a time, attentive to mind and body. When listening to Dhamma, only listen. When sitting in meditation, only attending to the meditation subject. When planting a tree, only planting. No frills, no judgements. That habituates the mind to be in each moment. Only in such a way can a path moment occur. It's not in the distant future, it's possible here and now. There's no reason why an intelligent, healthy, committed person should not be able to attain it with patience and perseverance. |
Chúng ta đã nghe về sự chán chường và lạnh nhạt là những bước trên đường đến giải thoát và tự do. Chúng không thể có ý nghĩa và tác động nếu không có một quan kiến về một thực tế hoàn toàn khác biệt, một thực tế không nằm trong sự đa dạng của thế gian. Khi ta ngồi thiền mà bắt đầu suy luận, đó là cám dỗ cửa sự đa dạng hóa và bành trướng, phóng tâm (papanca). Yếu tố Niết-bàn là một, không đa dạng. Ta có thể nói nó không hàm chứa những gì ta biết. Cho đến khi thấy được như thế, thế gian tiếp tục đặt tên cho nó, nhưng ta không cần phải tin như thế. Ðó là một công tác khó khăn. Ta phải tự cảnh giác luôn, nếu không sẽ bị cám dỗ lôi cuốn. Ta không nên ngạc nhiên khi ta không tìm thấy hạnh phúc; sự đa đoan, đa dạng không thể tạo hạnh phúc, chỉ tạo vọng mống. | We have heard about disenchantment and dispassion as steps on the path to liberation and freedom. They cannot have meaning and impact unless there is a vision of a totally different reality, one which does not contain the world's manifoldness. When one sits in meditation and starts thinking, that's the temptation of diversification and expansion ("papanca"). The "Nibbana" element is one, not manifold. One could say that it's empty of all that we know. Until that is seen, the world will keep calling, but we need not believe it all. It is a difficult task. So one has to remind oneself often, otherwise one gets caught by temptation. One should not be surprised when one doesn't find happiness; manifoldness, diversification cannot create happiness, only distraction. |
Chắc chắn là ta có thể chứng nghiệm khoái lạc qua các giác quan. Ta sẽ được nhiều dịp như thế nếu ta tạo nghiệp lành. Thức ăn ngon, phong cảnh đẹp, đối tác dễ thương, âm nhạc du dương, sách hay, nhà cửa thoải mái, không có tật bệnh khó chịu. Nhưng những điều nầy có đem lại một hạnh phúc toàn bích không? Nó đã không xảy ra trong quá khứ, tại sao nó sẽ phải xảy ra trong tương lai? Ðạo và Quả mang lại hạnh phúc vì chúng không hàm chứa hiện tượng. Tánh Không không thay đổi, không trở nên khó chịu mà cũng không thiếu vắng sự bình an, vì không có gì để chao động nó. | Certainly one can experience pleasure from the senses. If one has good karma there will be many occasions. Good food, beautiful scenery, pleasant people, good music, interesting books, a comfortable home, not too much physical discomfort. But do these bring fulfilment? Since it didn't happen in the past, why should it occur in the future? Path and fruit bring fulfilment because they are empty of phenomena. Emptiness does not change nor does it become unpleasant and it cannot lack peace, since there is nothing to disturb it. |
Khi người ta nghe hoặc đọc về "Niết-bàn", người ta nói ngay là: "Làm thế nào mà tôi có thể không mong muốn gì cả?" Khi ta đã thấy mọi thứ ta muốn chỉ là để trám đầy sự trống rỗng bên trong và đều bất toại ý, lúc đó là lúc ta không muốn gì cả. Ðiều nầy vượt qua sự "không mong cầu" vì giờ đây ta chấp nhận rằng trong thực tế không có gì đáng để sở hữu. Không mong muốn điều gì sẽ giúp ta có thể thực chứng được rằng thật ra không có gì cả -- chỉ có một sự yên lặng và an bình. | When people hear or read about "Nibbana", they are apt to say: "How can I want nothing?" When one has seen that everything one can possibly want is meant to fill an inner void and dissatisfaction, then the time has come to want nothing. This goes beyond "not wanting" because one now accepts the reality that there is nothing worthwhile to be had. Not wanting anything will make it possible to experience that there is actually nothing -- only peace and quiet. |
Bình Anson lược dịch tháng 5, 1999 | Ayya Khema (taken from "All of us", 1987) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét