- Thời gian ban đầu, ông uống mỗi ngày chừng 4-5 ly trà đá đường nhưng mấy năm trở lại đây, thì mỗi ngày ông chỉ cần uống 2 ngụm trà đá là 'sống khỏe'. Do chỉ uống nước trà nên chuyện tiểu tiện của ông cũng bình thường, chỉ có việc đại tiện thì 1 tháng mới đi một lần cho có chuyện, chứ ông có ăn gì đâu mà đi.
- Chỉ uống nước và 'tuyệt thực' 20 năm qua nhưng lão nông Phan Tấn Lộc (ngụ khu vực Phước Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) vẫn sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường như bao người khác.Chuyện ông 'tuyệt thực' đến nay đã không còn xa lạ gì với người dân ở khu vực Phước Bình nữa. Mặc dù đã bước qua tuổi 68 nhưng nhìn ông vẫn rất rắn rỏi, nhanh nhẹn và minh mẫn.Hiện mỗi ngày ông chỉ uống khoảng 2 ngụm trà đá là có thể 'sống khỏe' trong ngày mà không cần bổ sung thêm bất cứ 'năng lượng' nào. Và cho đến nay, chuyện lão nông Phan Tấn Lộc 'tuyệt thực' nhưng vẫn sống khỏe mạnh vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân hoặc các lời giải thích khoa học về trường hợp đặc biệt này.Nhân vật kỳ lạ này chỉ được phát hiện khi các bác sĩ Khoa tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Trưng Ương TP. Cần Thơ điều trị cho ông trong một lần ông bị bệnh nặng phải nằm viện. Khi các bác sĩ thực hiện xét nghiệm thì không phát hiện thức ăn trong dạ dày, cũng như những mảng bám của thức ăn.Từ ăn chay trường… đến tuyệt thựcLão nông Phan Tấn Lộc và 'căn bệnh' biếng ăn gần 20 năm qua nhưng vẫn sống mạnh khỏe.Tìm đến nhà ông Phan Tấn Lộc cũng không mấy khó khăn, vì chuyện ông 'tuyệt thực' vẫn sống mạnh khỏe đã không còn xa lạ với người dân ở khu vực Phước Bình. Chỉ cần hỏi, 'ông lão' không ăn, mà uống trà đá vẫn sống hầu như những người bình thường thì ai cũng biết.Theo sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà ông Lộc (còn gọi là Ba Nhị) ở số 181/10 khu vực Phước Bình, quận Ô Môn. Tiếp xúc với chúng tôi là một lão nông có gương mặt chất phát và phúc hậu mang đậm chất nông dân Nam Bộ.Ông Lộc rất cởi mở khi kể chuyện 'tuyệt thực' của mình từ nhiều năm qua. Theo lời ông Lộc, gần 20 năm trở lại đây, ông chỉ uống cà phê đá, rồi sau đó chuyển hẳn sang uống trà đá mà không hề ăn uống, “bổ sung” thêm bất cứ món thức ăn nào nữa.Hễ đụng đến thức ăn hoặc các món mặn là ông có biểu hiện ói mửa và nôn thốc nôn tháo ra ngoài. 'Có lẽ cơ thể thôi không còn thích ứng với các món ăn nữa, mỗi ngày tôi chỉ cần vài ngụm trà đá là không thấy đói', ông Lộc cho hay.Ông kể lại rằng, quê gốc ông ở Cần Thơ, ngày trước do cuộc sống quá khó khăn, nên gia đình ông đã chuyển đi nhiều nơi như TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Tháp làm kinh tế mưu sinh. Nhưng rồi sau này, nhớ quê, nhớ ruộng… gia đình ông đã chuyển hẳn về Ô Môn (Cần Thơ) sinh sống cho đến nay.Trong câu chuyện với chúng tôi, ông nói rất cởi mở. Tính tình ôn hòa, sống hòa nhã với những người dân quê nên mọi người ở địa phương cũng rất quý mến và thường gọi ông với cái tên Ba Nhị (vì vợ ông tên Nhị). Ông có 5 người con (3 trai, 2 gái) đều đã lập gia đình và đang sống và làm việc tại địa phương.Cho đến tận bây giờ, ông Lộc cũng chẳng nhớ mình không 'thích ứng' được với các món mặn từ khi nào nữa. Ông chỉ nhớ rằng, khoảng năm ông 22 tuổi, khi đó còn là một chàng thanh niên trai tráng, tự nhiên không lại không thích ăn các món mặn nữa mà thích đồ ăn nhạt.'Khi đó, cứ đụng đến thức ăn mặn là tôi lại bị ói ra hết', ông nhớ lại. Kể từ đó, ông chuyển qua ăn chay, và thấy cơ thể thích nghi nên ông chuyển hẳn qua ăn chay trường. 'Hồi đó, có nhiều người nghĩ tôi tu tại gia, vì nhà có thờ Phật nhưng không phải vì khi ăn đồ chay tôi thấy rất thoải mái, chứ không thích đụng đến các món mặn nữa', ông giải thích.Ăn chay trường chừng được 20 năm, thì cái miệng ông lại trở chứng biếng ăn. Mỗi ngày dù cố gắng lắm, ông cũng chỉ ăn được vài miếng cơm rồi không thấy đói bụng nữa. Và sau đó, ông chuyển sở thích qua ăn cơm cháy, và mỗi bữa ông chỉ 'vét xoong' vài miếng cơm cháy nho nhỏ là 'sống khỏe' và vẫn lao động bình thường như bao người khác.Cái chuyện ông thích ăn cơm cháy, kể ra cũng khá bi hài. 'Cứ đụng tới cơm nạc là ông lại trở chứng biếng ăn. Nên cứ tới bữa ăn, ông lại nhai vài miếng cơm cháy cho xong bữa', ông kể một cách hài hước.Theo lời ông Lộc kể lại, hồi đó không hiểu sao ông rất làm biếng ăn. Cái bụng không thấy đói, nên cái miệng nó cũng làm biếng hoạt động luôn. Nên mỗi ngày ông cũng chỉ ăn vài ba miếng cơm cháy là thấy no bụng.Dù cố ăn thêm, ông cũng không ăn được nữa. Ăn cơm cháy được 2-3 năm, ông lại chuyển 'sở thích' qua ăn dừa khô. Ngày nào, không ăn dừa là ông lại thấy khó chịu và cái miệng lúc nào cũng thèm dừa.Ở vùng quê nông thôn miền Tây thì dừa cũng là thứ dễ kiếm và có sẵn, nên có ngày ông ăn đến 2-3 trái dừa nhưng vẫn còn thèm ăn. 'Hồi đó, mỗi ngày tôi ăn đến 3 trái dừa khô lận. Cái miệng sao lúc nào nó cũng cứ thèm dừa. Suốt ngày, tôi cứ cạy dừa lấy cơm nhai lộp cộp mà không cần ăn thứ được gì khác', ông Lộc bộc bạch.Nhưng ăn với tốc độ như ông thì dừa có lúc cũng hết. Khi đó, ông phải nhờ người quen mua dừa ở tận Bến Tre gửi về.Trong khoảng thời gian chừng hơn 4 năm sau đó, món ăn 'độc nhất' của ông Lộc chỉ có dừa và dừa, chứ không ăn hề ăn những thứ khác nữa. Từ khi phát hiện bệnh biếng ăn của mình nên hễ hàng xóm có đám cỗ thì ông lại để vợ đi, vì có đi ăn cũng không ăn được gì nên sợ hàng xóm người ta dị nghị.Nhưng khổ nỗi, năm này qua năm khác mà cứ để vợ đi hoài thì cũng ngại, nên thi thoảng tự ông cũng đến chung vui với hàng xóm. Nhưng lần nào, ông cũng chỉ uống vài ngụm trà rồi 'dừng tiệc' ngồi chơi, nói chuyện tâm sự với những người bạn già.Khi đó, nhiều người thấy ông không ăn gì, cũng có đặt nhiều nghi vấn cho rằng ông “tu đạo” hay có làm chuyện gì đó 'thần bí' chứ lẽ nào, người không ăn lại có thể sống khỏe mạnh thì khó tin quá. Và cũng có nhiều tin đồn thổi xung quanh chuyện ông không ăn mà vẫn sống bình thường.'Ban đầu, khi mấy đứa con phát hiện tôi không thích ăn thì tụi nó cũng tá hỏa. Sắp nhỏ ép tôi ăn, uống nước súp… nhưng tôi đành chịu. Cứ hễ nuốt vô rồi nó lại trào ra liền chú à', ông Lộc nói.Mỗi ngày chỉ cần 2 ngụm trà đá là 'sống khỏe'Rồi món dừa 'độc nhất' mà ông khoái khẩu cũng bị cái miệng nó chê, nên sau đó ông Lộc chuyển sang thèm ăn kẹo đậu phộng. Từ kẹo đậu phộng, ông lại chuyển sang ăn món đậu phộng rang. Mấy thức ăn đó, ông dùng được một khoảng thời gian rồi bắt đầu chán.Điều lạ xuất hiện là khi ông chuyển qua dùng cà phê. Cái chất 'đắng đắng' của cà phê làm ông thấy thích. Cứ mỗi ngày ông 'quất' vài ly cà phê là 'đủ sống' mà không cần ăn mấy thứ 'bánh kẹo' lặt vặt như mấy năm trước nữa.Ông uống cà phê nhiều đến mức mà trong nhà, lúc nào cũng trữ sẵn vài cân cà phê cho ông dùng từ từ. 'Suốt cả ngày cứ uống cà phê đá mà không hề dùng được gì khác. Nhà tui lúc nào cũng có 4-5 kg để pha uống', ông Lộc nói.Cái chất đắng đắng của vị cà phê cũng 'níu kéo' ông được vài năm. Chừng đâu khoảng năm 1995, thì ông tuyệt hẳn món cà phê và chuyển sang uống trà đá đường. Trà càng đắng ông càng thích.Điều lạ lùng, là món trà đá có lẽ là thứ ông Lộc khoái nhất khi đã chuyển qua hàng nhiều loại 'thực phẩm' khác nhau từ trước đó. Nên trà đá trở thành thứ 'thực phẩm' đã 'níu chân' ông lâu nhất và món khoái khẩu duy nhất mà hiện nay ông đang dùng.Thời gian ban đầu, ông uống mỗi ngày chừng 4-5 ly trà đá đường nhưng mấy năm trở lại đây, thì mỗi ngày ông chỉ cần uống 2 ngụm trà đá là 'sống khỏe'. Do chỉ uống nước trà nên chuyện tiểu tiện của ông cũng bình thường, chỉ có việc đại tiện thì 1 tháng mới đi một lần cho có chuyện, chứ ông có ăn gì đâu mà đi. Tuy nhiên, ông vẫn giữ thói quen đại tiện mỗi buổi sáng hàng ngày để… giải thoát hơi trong bụng.Từ khi biết mình 'chuyển khẩu vị bất thường', thì chỉ có người trong nhà ông Lộc biết, còn bà con và người thân là gia đình giấu tuyệt đối. Khi đó, thấy cơ thể xảy ra chuyện bất thường nhưng ông cảm nhận không hề ảnh hưởng đến sức khỏe, vẫn làm việc bình thường nên ông và gia đình cũng không nhờ y học can thiệp.Ngày đó, ông cũng chỉ nghĩ đơn giản, chắc do cái miệng ông làm 'biếng ăn', rồi cứ vậy riết nó thành cái thói quen luôn. Chuyện ông 'tuyệt thực' thì những người hàng xóm cũng chỉ biết cách đây vài năm. Trong một lần bị bệnh, người thân trong nhà đưa ông xuống Cần Thơ điều trị.Do có những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, các bác sĩ làm xét nghiệm và siêu âm dạ dày, phát hiện trong thành ruột và dạ dày của ông Lộc không hề có thức ăn cũng như những mảng bám của thức ăn. Từ đây ông mới khai thật về tình trạng 'tự tuyệt thực' của mình cho các bác sĩ biết.Trước tình trạng 'tuyệt thực' của ông Lộc, gia đình cũng đã đưa ông lên TP. Hồ Chí Minh để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, cho đến nay, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ở Cần Thơ cũng như TP.HCM vẫn chưa tìm ra lý do và lời giải thuyết phục.Có bác sĩ nói bệnh của ông Lộc là thói quen tự tập, nhưng theo lời ông thì ông không có tập gì cả, chỉ vì cái miệng nó biếng ăn nên mới thành ra thế. Hiện nay, các con ông không cho ông làm lụng hoặc đụng bất kì công việc gì nặng nhọc… để cho cha dưỡng sức tuổi già.Cũng kể từ ngày 'biếng ăn' với ông, cái khoản 'chăn gối' ông cũng tuyệt hẳn, không còn ham muốn nữa. Hằng ngày, ông vẫn duy trì lịch sinh hoạt của mình rất đều đặn. 4h sáng, thức dậy đi bộ, tập thể dục. Xong ông làm các công việc lặt vặt trong lúc nhàn rỗi để tránh nhàm chán.Tối ông nằm xem chương trình trên ti vi và đi ngủ. Rồi nằm thao thức, chờ cho đến hôm sau thức dậy, đi bộ tập thể dục. Cái lịch sinh hoạt ấy, ông đã duy trì đều đặn từ gần 20 năm qua.Lạc VinhTheo Phụ Nữ Today
Pháp mà Đức Phật nói ra mục đích là để THỰC HÀNH; BÁT CHÁNH ĐẠO phải được thực hành cùng một lúc và tròn đầy thì ĐẠO và QUẢ sẽ trỗi lên khi đủ CHẤT và LƯỢNG.
Lão nông gần 20 năm chỉ uống trà đá vẫn sống khỏe
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét