Tu sĩ Phật Giáo và các mạng xã hội


    • Tu sĩ Phật Giáo và các mạng xã hội
      Công nghệ Internet chỉ là một phương tiện truyền thông. Tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu dùng nó bằng trí tuệ, công nghệ sẽ trở thành một công cụ để nâng cao tiềm năng của nhà sư đó với Chánh pháp. Ngược lại, nhà sư đó sẽ tự làm hỏng chính mình.
    •        I.      Nhận định chung:
      Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới cùng những tiến bộ khoa học của  thời đại kỹ thuât số(Digital era) nên xung quanh chúng ta thấy đủ loại dây nhợ nối liền chúng ta với các thiết bị thông tin, mạng internet và máy vi tính hiện đại là những tiện ích mới, một phương cách truyền bá Phật pháp nhanh nhất và rộng khắp toàn cầu so với ngày xa xưa Đức Phật và đệ tử Lên Trời Thuyết Pháp để cho toàn thể chư Phạm thiên và toàn thể 1.000 thế gian giới nghe (1).Ảnh hưởng lớn nhất của thế giới ngày nay không phải quyền lực hay bạc tiền mà là công nghệ thì tại sao chúng ta không áp dụng công nghệ để phục vụ giáo pháp ? “ là quan điểm của Sư Wor Wachiramethi,người thành lập website truyền bá Phật pháp (www.dhammatoday.com) tại Thái Lan (3). Đa số Tu sĩ Phật giáo các nước sử dụng các tiện ích này để truyền bá giáo lý Phật Đà nhưSư Haemin đã nổi tiếng ở Hàn Quốc trong việc truyền đạt giáo lý giác ngộ và trí tuệ của Đức Phật thông qua trang mạng xã hội này với khoảng 55.000 người theo. Trang Twitter của thầy được xếp hạng là có nhiều ảnh hưởng nhất ở Hàn Quốc (3). Ở Việt Nam thì Phật tử Như Phúc và TT. Pháp Chất là những người đầu tiên có công đem Pal Talk  phổ biến rộng rãi cho Chư Tăng và Phật tử ở Việt Nam.  Room “ Diễn Đàn Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravàda. ” Diễn Đàn Phật giáo Nam Tông - Theravàda trên Paltalk ra đời đúng vào ngày rằm tháng 3 âl năm Qúy Mùi 2003 (1). Hai bậc đạo sư hàng đầu của Phật giáo hiện nay là Đức Dalai Lama và Thầy Thích Nhất Hạnh cũng sử dụng các trang mạng xã hội làm phương tiện truyền pháp (3) và lực lượng chư tăng trẻ thuyết giảng giáo lý Đức Phật của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam hiện nay rất tiềm năng không kể đến những Bậc Tôn túc hoằng pháp viên nổi tiếng đương đại.
          II.      Ba loại Tiện ích:  Từ góc độ tôn giáo thì hai trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới với hàng triệu tài khoản là Facebook và Twitter là công cụ phổ biến ngày nay được sử dụng trong việc truyền bá Phật pháp của các nhà sư và ở Việt Nam diễn đàn Pal Talk được phổ biến vào giữa mùa An cư Kiết Hạ  (cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2002 dương lịch ) là một diễn đàn được sử dụng không những để thuyết giảng phật pháp mà ta có thể sử dụng Pal Talk đa dạng vào nhiều mục đích khác nhau ( liên lạc, học tập, hội họp, xem lễ hội trực tiếp, cầu an, cầu siêu ... với tất cả mọi người trên thế giới.)
       III.      Thuận lợi và bất lợi:  khi được hỏi ý kiến trực tuyến về những thuận lợi và bất lợi của các tiện ích trên thì tựu trung ghi nhận được những ý kiến phản hồi như sau : 
      A.     Thuận Lợi:
      1.      Đây là những phương tiện truyền bá Phật pháp sâu rộng đến mọi giai tầng trong xã hội. Nhờ có công nghệ và các trang mạng xã hội cùng diễn đàn Paltalk mà mọi người thích học Phật pháp hơn và có thể tiếp cận giáo pháp ở mọi lúc mọi nơi. Sư Wor Wachiramethicòn cho biết “ chúng ta nên sử dụng công nghệ như một công cụ để mở rộng tiềm năng của chúng ta. Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến Phật giáo và ở một khía cạnh khác theo Sư Pannyavaro, người sáng lập website BuddhaNet, thì “internet sẽ toàn cầu hóa Phật pháp. Ý tưởng Phật pháp trên Internet không đe dọa hay mâu thuẫn với các hiểu biết cổ xưa – nó chỉ làm cho Phật pháp dễ tiếp cận hơn và cung cấp một diễn đàn quốc tế với mục đích trao đổi và giáo dục.”(3)
      2.      Giúp cho tu sĩ và phật tử nhất là giới trẻ nắm bắt được các vấn đề Phật sự quan trọng trong và ngoài nước, cùng nghe được những bài pháp thoại hay tại nhà .
      3.      Thành viên của mạng xã hội Facebook; Twitter và Paltalk thu thập được nhiều tư liệu và hình ảnh đẹp về phật pháp và về các di tích PG trên thế giới.
      4.      Đa số thành viên Phật tử khi online đều trao đổi với nhau có văn hóa và trật tự cùng chia sẻ và trao đổi các vấn đề tu tập hay cùng nhau đóng góp làm từ thiện xã hội hay trùng tu Tam Bảo v..v..
      5.      Mọi người thành viên gia đình FB có thể tự thiết kế cho mình một trang web bỏ túi với nhiều hình ảnh và tư liệu về phật pháp theo óc thẩm mỹ riêng.
      6.      Về mặt ứng dụng các trang mạng và diễn đàn Paltalk giúp Cầu an, cầu siêu trực tiếp khi Chư Tăng ở xa không thể đến tận nơi, phương tiện hoằng pháp rộng rãi  ( người ở tù, người buôn bán, người già, người bệnh không đi lại được, người bận làm việc không có thời gian đến chùa nghe Pháp… v.v ) tiết kiệm chi phí, thời gian.
      7.      Các thành viên tự thố lộ tâm tư mình để được các bạn chia sẻ về những thắc mắc trong tu tập bản thân .
      B.     Bất Lợi:
      1.      Do tính tương tác cao và không được kiểm soát trong nội dung đăng tải nên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter được xem là nhạy cảm ở nhiều nước.Giới luật của Phật không cấm các tu sĩ sử dụng internet và tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội nhưng pháp luật của từng địa phương lại có những bắt buộc riêng, một số tu sĩ trẻ đạo chưa thắm , đời chưa phai, có đời sống buông thả khi tham gia facebook phần nào ảnh hưởng đến phật giáo và quần chúng Phật tử khi đăng tải những hình ảnh mất oai nghi và đầy phản cảm,".
      2.      Để lộ quan điểm cá nhân cho rằng pháp môn mình đang hành trì là ưu việt .
      3.      Một số ít chưa nghiêm trang trong cách nói chuyện với nhau giữa Tu sĩ và Phật tử hay ngược lại chưa thể hiện sự mẫu mực cần có.
        IV.      Vai Trò của tu sĩ Phật Giáo:
      Người tu sĩ Phật giáo vào thời đại mới cần quan tâm đến những khía cạnh sau:
      1.      Thấy được mặt lợi trong việc truyền bá phật pháp qua mạng nhất là đối với những tu sĩ trẻ đang thực tập thuyết giảng giáo lý hay những tu sĩ ít có khả năng thuyết giảng trước đại chúng.
      2.      Phải có ý thức và phải cẩn thận trong tất cả mọi vấn đề từ nội dung đến hình thức.
      3.      Các nhà sư, với tư cách là nhà giáo, học giả càng phải có hiểu biết nhiều hơn về công nghệ mới này. Vì vậy, các “nhà sư mạng”, có kỹ năng trong môi trường internet, sẽ giúp ích trong việc đưa Phật pháp vào thế kỷ XXI và xa hơn nữa” (ý kiến của Sư Pannyavaro).(3)
      4.      Các nhà sư nên dùng các trang mạng xã hội để giao tiếp với các tín đồ trẻ nên nói chuyện nhiều hơn với họ nếu không họ sẽ dần dần gạt bỏ tôn giáo như một cái gì đó lỗi thời (quan điểm của Sư Haemin Hàn Quốc(3).
      5.      Công nghệ chỉ là một phương tiện truyền thông. Tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu dùng nó bằng trí tuệ, công nghệ sẽ trở thành một công cụ để nâng cao tiềm năng của nhà sư đó với Chánh pháp. Ngược lại, nhà sư đó sẽ tự làm hỏng chính mình.
      6.      Hãy tự trấn an bản thân mình và mọi người rằng tôi là một “ nhà sư mạng “ tôi không sử dụng máy tính để chơi game! mà là dùng máy tính để hoằng truyền giáo pháp vì ít  nhiều trong xã hội còn tồn tại một xu hướng khó chịu của Phật tử khi nhìn thấy một nhà sư sử dụng máy vi tính vì Tu sĩ PG và máy tính vẫn còn là một sự kết hợp mới lạ .” Có gì khác biệt giữa cách gõ một tài liệu trong Word với viết một tài liệu bằng bút lông trên giấy? Nội dung mới là quan trọng hơn.”(Sư Pannyavaro tâm sự thế ).
      7.      Tăng Ni - Phật Tử nên tránh xa những trang web đen, phản động, và nên ý thức rõ
            dùng diễn đàn Paltalk là để học hỏi trao đổi kinh nghiệm tu học và giúp ích cho Đạo pháp dân tộc [theo TT Pháp Chất (1)], và các trang mạng để xiển dương Phật pháp phục vụ đại chúng dân tôc Việt trong cũng như ngoài nước. không chê bai hay bài xích mà “chấp nhận thực tại đang là” theo lời Phật dạy.
      8.      Trong giao tiếp phải thể hiện những chuẩn mực đạo đức theo giới luật , không rườm rà, không câu nệ, không logic hình thức nặng nề mà cần tạo một mối quan hệ gần gũi để hướng dẫn, để ngộ đạo, để định hướng cho người nghe theo tinh thần Phật giáo là một nếp sống chứ không phải là một tôn giáo với những giáo điều và những vị giáo chủ xa vời.
      9.      Trụ trì chùa  hay các tự viện nơi nào có nhiều tăng ni trẻ hay những chùa nuôi trẻ mồ côi, riêng trẻ mồ côi dù hình thức là được cho mặc áo lam, đề chỏm  nhưng chưa có tâm tu thì cần phải ra sức giáo dục ý thúc sử dụng internet và các trang mạng không để tình trạng do sơ xuất mà “ Một con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng chung đến uy nghi của nhà sư và tính đại chúng của Đạo Phật . Người xưa từng dạy“Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa, dưỡng bất giáo Phụ chi quá”. Đã đến lúc Trụ trì hay Ban Hộ Tự không thể buông lỏng công tác quản lý nhân sự tại các chốn tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất… Chúng ta cần phải có các biện pháp giáo dục cứng rắn cùng việc tác động đến ý thức hệ của những vị tăng, ni trẻ mới xuất gia, các chú tiểu mới tập sự nơi cửa chùa; nhằm giúp họ quản lý quỹ thời gian tu tập một cách hiệu quả
           V.      Kết luận :
      Mạng xã hội Face Book và Twitter cùng diễn đàn Paltalk là những tiện ích hiện đại giúp cho việc phát triển phật giáo toàn cầu. Mọi người là Tăng Ni hãy truyền dạy trực tiếp các kiến thức tu học đến phật tử và Phật tử học hỏi kinh nghiệm tu học từ Chư Tăng. Ni không phải tốn kém nhiều chi phí thời gian. (1).Sử dụng công cụ hiện đại thật trí tuệ tức là tự sách tấn bản thân mình tinh tấn hơn trong phật pháp theo Bát chánh đạo.Vấn đề quan trọng là hành trì những gì thâu đạt được từ các trang mạng và diễn đàn thể hiện câu “ Lợi mình, lợi người “theo lời Phật dạy.
      Tư liệu tham khảo
      (1)     Bài phỏng vấn sư Pháp Chất về Diễn đàn Paltalk (Hiền huy Hòa Hiệp).www://daophatngaynay.com
      (2)     Bài phỏng vấn Đại Đức Tâm Phương Ủy viên Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế về mạng xã hội (Bùi Hiền).www:// kienthuc.net.vn
      (3)     Tu sĩ Phật Giáo với internet và mạng xã hội (Văn công Hưng ) www://Thiennguyen group.com      .

    • Tác giả: Chơn Minh

1 nhận xét:

  1. Này hiền giả PPCT, xin cho tôi hỏi vài câu:
    1-Kinh Tiểu Bộ có đáng tin cậy không? (câu hỏi chánh).Vì văn phong và các chi tiết trong đó(vàng,ngọc,lâu đài,cung điện nguy nga, hào quang,vv,)công đức cúng dường như vượt qua luật nhân quả, và cung cách "thổi phồng" chung chung sau giống các tác giả "đại thừa" made in china" quá? Tôi càng nghi ngờ hơn, vì sau khi nghe phẩm "tụng phẩm sống" (không biết chui từ đâu ra? Ai nhét vô? Từ Kinh A-hàm?) trong Kinh Trường Bộ tiếp theo phẩm kinh Đại Bát Niết Bàn do Đại Tạng Kinh Việt Nam phát hành (mp3 copy Kinh Trường Bộ từ một thân hữu). Trong phẩm đó có câu đại khái:"..này Anan, sau khi ta diệt độ, các giới "nhỏ nhặt" có thể bỏ đi hơặc sửa đổi..". Khi nghe tới đó, chuông báo động "made in china" rung liên hồi. Đức Phật là bậc toàn giác, chánh biến tri, mà luật Ngài chế ra, Ngài cũng không thắng tri vị lai, sau này cha căng chú kiết có đổi đi mài lại cũng ok? Tôi đã bỏ công xét lại bản dịch của HT MInh Châu, và không thấy "phẩn" này, nên tôi đã cắt bỏ nó ra trong collection của tôi. Không biết ai đã có tà ý lũng đoạn công trình tâm huyết một đời của HT Minh Châu?(nghi ngờ phụ)
    2. Hiền giả PPCT đã có nghe các kinh trường bộ, trung bộ vv, phát hành bởi Đại tạng kinh Vn không? vì theo tôi biết, bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn (bự và riêng rẽ)ở đó hoàn toàn khác DBNB trong kinh trường bộ pali,mang toàn màu sắc huyền bí, trầm hùng, lá rụng hoa rơi trời đổi sắc, đầy bi ai, các môn đồ Đức Phật và chư Thiên than khóc thảm thiết (he he), như kiếm hiệp Tàu. Nếu hiền giả có thể trạch pháp lại cho chúng tôi nguời cầu Chánh Pháp Âm, thì sẽ là công đức vô lượng!

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    Trả lờiXóa