Sư ông Thích Thông Lạc khôi phục nền đạo đức nhân sinh Phật giáo Đại Thừa

Giới thiệu: Sư ông Thích Thông Lạc ở núi Trảng Bàng (Tây Ninh) dũng mãnh như con "sư tử pháp" đã mạnh dạng nói thẳng về "Đại Thừa" trong Kinh Sách Trung Hoa, đã  đô hộ ỡ Việt Nam trước khi đạo Phật Nguyên Thủy có mặt khoảng 40 trở lại đây. Hầu hết mọi trang web đều không dám đăng bài viết của sư ông. Chúng tôi thấy mọi người nên tham khảo ý kiến người khác nên đăng tại đây, có chọn lọc nội dung từ các sách của sư ông nhưng không sửa chữ nghĩa của sư ông. Đức Phật khuyến khích đàm luận Phật Pháp vậy thì bài đăng này chỉ có tính tham khảo thêm trước tệ nạn mê tín dị đoan quá sâu sắc của phái Tịnh Độ Tông (cầu A di đà, Quan Âm) ở Việt Nam ta.
Trang phatphapchanthat không khuyến khích ai tu theo thầy nào, hoặc phỉ báng pháp môn nào, mọi người nên tự dùng trí tuệ mà nhận thức lấy Chánh Pháp. Trang web này cũng cung cấp các bài viết của các sư ông Mahasi, Pa Auk, Ajahn Chah, Trưởng lão Chánh Giác...là các thiền sư trên thế giới  và Việt Nam để mọi người tiện tham khảo. Xin hãy đọc bài này trước 

Nguồn gốc Kinh Đại Thừa là do các sư viết ra - Nguyễn Trung Hiếu và các bài liên quan kèm theo ở cuối bài viết. Không có lý luận nào để cứu Đại Thừa nữa vì hoàn toàn là bịa đặt. Người ta sợ sự thật đến như vậy đấy các bạn ạ. 


TRỌNG NAM KHINH NỮ

Câu hỏi của Liễu Tâm

HỏiKính thưa Thầy! Theo kinh Bát Kỉnh Pháp “Nếu cho người nữ xuất gia thì Đạo Phật chỉ trụ thế có 500 năm, thay vì 1000 năm”. Có người nói theo kinh phát triển, người nam có bảy báu kể từ khi mới sanh ra đời, còn người nữ thì không có báu nào? Do vậy mà người nam giới lúc nào cũng hơn hẳn phụ nữ trong bất kể lĩnh vực nào và trong bất kỳ người nam giới nào cũng có bảy báu đó. Thưa Thầy chỉ dạy cho con việc trên có đúng không?
ĐápKhông đúng, kinh sách phát triển là kinh sách tưởng triển khai pháp tưởng trong bối cảnh phong kiến “trọng nam khinh nữ”, mới cho người nam có bảy báu và người nữ không có báu nào, đây là sự bịa đặt của vua quan phong kiến.
Con người, nam cũng như nữ từ nhân quả sanh ra thì luật nhân quả công bằng, không thể nam ưu tiên hơn nữ được.
Người ta đã khôn khéo gieo vào đầu óc người nữ một sự thấp kém, từ đó người nữ cũng tự thấy mình thấp kém. Nhưng xét cho cùng, người nữ cũng thông minh đâu kém người nam. Người nữ cũng năng nổ làm việc cũng đâu thua kém người nam chỗ nào.
Về tu tập thì người nữ cũng tu tập chứng quả A La Hán, giải thoát hoàn toàn như người nam, có thua kém chỗ nào đâu?
Đạo Phật là đạo bình đẳng, dựa trên nền tảng đạo đức công bằng và công lý của đạo đức nhân quả, của xã hội loài người thì người nam và người nữ phải được hưởng quyền bình đẳng như nhau.
Từ những chế độ bộ lạc đến những chế độ phong kiến, đế quốc v.v.. phân chia bốn giai cấp, cho đến việc trọng nam khinh nữ của đất nước Ấn Độ bây giờ, đạo Phật ra đời xóa sạch bốn giai cấp trong xã hội đó và nâng cao sự bình đẳng nam, nữ. Vì thế, đức Phật chấp nhận cho giới nữ xuất gia và thành lập Giáo đoàn nữ do bà Di Ái làm trưởng đoàn.
Đọc trong Trưởng Lão Ni Kệ, chúng ta thấy những bậc Thánh Ni đâu có thua kém gì những bậc Thánh Tăng. Họ đều chứng quả A La Hán rất nhiều.
Cho nên, nam cũng như nữ, không thua kém nhau (nam nữ tu hành đều thành Phật như nhau cả).
Trong khi giới luật của kinh sách phát triển có bịa ra câu chuyện trọng nam khinh nữ rõ ràng như sau:
Khi bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cùng với 500 người nữ dòng họ Xá Di đến xin Đức Phật cho xuất gia. Đức Phật không chấp nhận phải đợi ông A Nan đến xin mới cho và còn đặt ra “Bát Kỉnh Pháp”. Đó là một điều phỉ báng đạo Phật trọng nam, khinh nữ của kinh sách phát triển lồng vào để biến Phật giáo cũng giống như giáo pháp của Bà La Môn “trọng nam khinh nữ”.
Trong lúc hàng đệ tử của Phật xuất gia: Thánh Tăng và Thánh Ni không thua kém nhau, bên nào cũng có nhiều người tu hành xuất sắc và đều chứng quả A La Hán giải thoát như nhau.
Và cũng trong kinh giới phát triển, khi đức Phật cho người nữ xuất gia thì tuyên bố: “Nếu cho người nữ xuất gia thì Đạo Phật chỉ trụ thế có 500 năm, thay vì 1000 năm”. Đó là những điều do các Tổ bịa đặt nói sai không đúng sự thật, làm cho Phật giáo mất niềm tin và sự công bằng, bình đẳng đối với con người trên hành tinh này. Chúng tôi không tin lời này là Phật dạy. Vì chúng tôi biết đạo Phật ra đời là ban bằng bốn giai cấp trong nước Ấn Độ. Giai cấp cùng đinh nhất còn được đức Phật chấp nhận dạy cho tu hành thành chánh quả. Đó là ông Ca Chiên Diên.
Trong thời đại chúng ta, nếu xét kỹ thì kinh sách phát triển đã làm mất uy tín Phật giáo rất nhiều. Từ những lời dạy mê tín phi đạo đức đến những dự đoán về tương lai đều không đúng sự thật. Từ việc trọng nam khinh nữ rõ ràng cho nam giới có bảy báu, nữ không có, trong khi đức Phật dạy thân nguời nam cũng như nguời nữ đều bất tịnh, uế trược, hôi thối. Vậy mà có bảy báu là như thế nào? Vậy mà cho nguời tu thiền có xá lợi là như thế nào?
 Thời đức Phật nam nữ tu hành chứng đạo không thua kém nhau. Thời nay, Tăng sĩ tu hành cũng chẳng chứng đắc được những gì, thế mà bảo rằng, có bảy báu. Bảy báu chỗ nào? Toàn là Tăng sĩ phá giới phạm giới, hiện giờ đi tìm một vị Tăng sĩ giới luật nghiêm chỉnh rất khó.
Còn nữ hiện giờ tu hành cũng chẳng chứng đắc cũng như nam. Nam chạy theo danh lợi thì nữ cũng chạy theo danh lợi, nam cất chùa to tháp lớn, thì nữ cũng cất chùa to tháp lớn, nam được tấn phong Hòa Thượng, nữ cũng được tấn phong Sư Trưởng (tương đương với chức Hòa Thượng).
Nam nữ đều y như nhau, tại sao lại bảo nam có bảy báu? Mà nữ không có? Đó là một điều nói sai. Luật nhân quả là phải có luân hồi, có luân hồi thì phải có sanh tử, sanh tử thì phải có giống đực giống cái, có giống cái giống đực thì mới có sanh tử luân hồi, tức là có nhân quả.
Vì thế, đạo Phật ra đời dạy người làm chủ nhân quả, làm chủ nhân quả, tức là bình đẳng, công lý và công bằng. Có công lý, công bằng thì sao lại nam trọng nữ khinh?
Nghe tên kinh sách phát triển cũng đã biết rằng không bình đẳng (có đại thì phải có tiểu). Còn chỗ nào là bình đẳng được nữa. Phải không quý vị?
Chúng ta không trách kinh sách phát triển, mà chỉ biết kinh sách phát triển là một sản phẩm của thời đại phong kiến của giai cấp nam trọng nữ khinh, chứ không phải của Phật giáo. Vì Phật giáo là một tôn giáo bình đẳng ra đời, đem lại nền đạo đức nhân bản- nhân quả cho loài người, đem lại sự bình đẳng nhân quyền của mọi con người trên hành tinh này, thì nam nữ phải được xem bình đẳng như nhau. Cho nên tất cả sự phân chia giai cấp trọng nam khinh nữ của nó đều ban bằng.

TƯỢNG PHẬT QUÁ NHIỀU

 Câu hỏi của Liễu Nghĩa
HỏiKính thưa Thầy! Chùa nào cũng có rất nhiều tượng Phật, phía trước là thờ Tam Thế chư Phật, Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, kế Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, cho đến đức Phật Thích Ca đản sanh, hai bên là ông thiện và ông ác.
Đối diện trước chánh điện là tượng hộ pháp, phía trước chánh điện là bàn thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cô hồn, các đảng và bộ xương đầu ông cọp.
Bên tả chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, năm vị vua Diêm Vương, Quan Âm Thị Kính, bên hữu thờ Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, hay Bà Chúa Tiên, Chúa Xứ, kế đó là năm vị Vua Diêm Vương, tức là Thập Điện Diêm Vương, Phật Mẫu Chuẩn Đề 18 tay.
Thường bàn thờ Quan Thánh Đế Quân nhân dân thường mang gà luộc, hoặc thịt heo quay vào cúng.
Thờ cúng như vậy có đúng không thưa Thầy? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Một ngôi chùa đúng đắn của Phật giáo thì chỉ có thờ một đức Phật duy nhất. Đó là đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, vì Ngài là người đứng đầu tôn giáo Phật giáo, còn tất cả những vị Phật khác đang được thờ cúng trong chùa là do các Tổ tưởng tượng ra truyền bá đạo Phật. Nói cho đúng hơn Trên đường truyền bá các Tổ đã bị ảnh hưởng của ngoại đạo và đã lượm những đức Phật, thần thánh này của dân gian, lôi lên bàn thờ để làm vui lòng những người dân địa phương, nhờ thế mà họ mới cúng dường.
Các Tổ truyền đạo vì danh, vì lợi nên các Ngài tiếp nhận tất cả mọi sự mê tín dân gian và các tôn giáo khác. Thế là Phật giáo chân chánh trở thành Phật giáo hỗn tạp đa thần, đa pháp môn, bỏ mất nguồn gốc Phật giáo chân chánh. Còn Phật giáo chân chánh thì xả bỏ danh và lợi và bỏ tất cả, chỉ còn ba y một bát, đời sống xin ăn, bữa đói bữa no thật là vất vả. Các Tổ theo Phật giáo chân chánh không chịu nổi, cho nên các Ngài bẻ vụn giới để mà sống, phạm giới để hòa hợp với dân gian, với mọi sự mê tín, cúng bái, te lễ, cầu siêu, cầu an v.v.. (giết chúng sanh tế lễ) và các tôn giáo khác để dễ bề lừa đảo mọi người và lường gạt tín đồ.
Cho nên, sau khi đức Phật tịch, những người đệ tử tu chứng thì vào núi rừng ẩn bóng rồi tịch mất, còn lại những đệ tử tu hành chưa chứng thì tâm danh lợi tham đắm còn nhiều, nên phân làm nhiều bộ phái như chúng tôi đã nói ở trên. Chiếm lãnh một giáo đoàn rồi tự do phát triển mọi thủ thuật điêu ngoa, xảo trá, lừa đảo bằng lối lý luận theo kiểu 62 luận chấp của ngoại đạo để tạo danh, tạo lợi. Từ đó, kinh sách phát triển viết ra rất nhiều cuốn sách, cuốn sách nào cũng lý luận trên mây xanh mà tu hành chẳng ra gì; chỉ có xây dựng chùa to Phật lớn, những ngôi tháp vĩ đại. Tu sĩ ăn uống, ngủ nghỉ sống như một ông quan to, đi ra thì có tiền hô, hậu ủng xe cộ rầm rộ.
Tu sĩ hiện giờ thì giàu có hàng tỷ bạc, trong lúc dân chúng tín đồ quá nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc; dành dụm đồng nào thì đem cúng chùa để được phước, để được siêu thoát, chỉ nuôi hy vọng như vậy mà bị kẻ khác lừa đảo một cách rất đáng thương.
“Cúng dường xây chùa, đúc chuông, tạc tượng Phật, xây tháp và cúng dường chư Tăng sẽ được phước báo vô lượng”.Nhờ lời phỉnh gạt này mà chùa nào chùa nấy đều xây dựng hàng tỷ bạc, biến cảnh tu hành thành nơi thắng cảnh du ngoạn của mọi người.
Trong chùa thờ Phật càng nhiều thì thu lợi càng to, mỗi tượng Phật cúng một đồng, 10 tượng cúng 10 đồng, 100 tượng cúng 100 đồng. Vì tư lợi như vậy, nên chùa nào cũng thờ Phật rất nhiều, đó là hình thức làm tiền. Người dân mê tín cứ nghĩ rằng, mình cúng và lạy nhiều tượng Phật là nhờ nhiều ông Phật phò hộ thì tai qua nạn khỏi dễ dàng hơn, cho nên thấy tượng nào cũng thắp hương, lễ bái. Còn cúng và lạy có một ông thì được sự phù hộ ít và có thể tai nạn đến. Lợi dụng sự mê tín mà các chùa để thật nhiều hình tượng, nhất là chùa có ống thẻ xin xăm xóc quẻ, cúng sao, giải hạn thì Phật tử lại cúng càng nhiều.
Nói một cách khác, chùa thờ nhiều tượng Phật là có mục đích tạo sự mê tín để lừa đảo, lường gạt tín đồ cúng bái nhiều. Nhưng chính sự thờ phượng này, quý Thầy trong các chùa cũng không hiểu đó là sự mê tín, sự lừa đảo mà chỉ biết xưa thầy Tổ bày, nay quý thầy chỉ biết làm theo “Tổ Tổ tương truyền”,chứ quý Thầy không ý thức rằng, việc làm của mình là mê tín, là lừa đảo tín đồ. Các Thầy cũng tin tưởng mê tín như các Phật tử khác; tin rằng có chư Phật, Bồ Tát gia hộ; tin rằng có linh hồn, có Phật tánh, có thế giới siêu hình, có thần Thánh Tiên Phật, chư Bồ Tát, ma, quỷ; tin rằng có cõi địa ngục, Thiên đàng, Cực lạc, Niết Bàn và các cõi Phật, có 10 phương chư Phật, có chư Bồ Tát vô lượng vô biên, v.v.. Tất cả mọi người không riêng gì tín đồ Phật giáo đang sống trong tưởng thức, còn quý Thầy là những người tu sĩ phải giữ gìn giới luật, nhưng lại không giữ gìn giới luật, vì thế nên sống trong tưởng thức như những người khác. Cho nên, hiện giờ họ chẳng biết giới luật là gì. Cứ dựa theo lời dạy của các Tổ rồi quý thầy truyền dạy lại sự mê tín cho nhau, cho tín đồ. Vì thế, quý Thầy không bị tội lừa đảo, lường gạt người khác, vì thầy Tổ dạy sao, thì cứ dạy lại cho người khác như vậy không dám thêm bớt một lời nào.
Thật đáng thương một người mù, dẫn đám người mù cùng đi, rồi mỗi người mù, trong đám người mù đó, lại dẫn đám người mù khác cùng đi, cứ như thế mà nhân lên mãi từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác đều đi sai đường lạc nẻo. Cuối cùng không có một người nào sáng mắt, toàn là mù, vì mù nên phải xóc thẻ làm thầy mù.

 

ÔNG TÁO

 Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:Kính thưa Thầy! Sắp đến ngày 23 Tết Âm lịch, năm nào cũng vậy, mọi nhà lo mua ba bộ mũ, hia, giày và một con cá chép sống để cúng tiễn đưa ông Táo về Trời và ông Táo sẽ tâu trình với Ngọc Hoàng việc làm ác và thiện của gia chủ. Như vậy có không, xin Thầy chỉ dạy? Có người còn bảo năm nào mà không mua mũ cho ông Táo, thì đêm đến nằm mơ thấy ông Táo về đòi. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ông Táo là một chuyện mê tín của dân gian, mục đích là để răn người làm điều ác, vì làm điều ác là ông Táo sẽ về chầu Trời tố cáo tội ác trong năm, và Ngọc Hoàng sẽ cho giáng họa và người làm ác sẽ chịu biết bao nhiêu đau khổ. Mũ hia áo mão của ông Táo giống như mũ hia áo mão của một vị quan phong kiến. Ông Táo không có thật mà chỉ là một tưởng tri của loài người để khiến cho người ta sợ mà không làm điều ác.
Từ câu chuyện dân gian răn nhắc đừng làm ác, biến dần thành một phong tục đến cuối năm nhà nào cũng đều cúng ông Táo, để ông về tâu bớt những chuyện làm ác của mình, để ông Trời không có gieo tai họa. Câu chuyện biến dần thành câu chuyện lo lót hối lộ. Từ câuchuyện răn nhắc đừng làm ác thì dần dần biến thành phi công lý, đạo đức (hối lộ mũ hia giày, quần áo, cá chép, cúng bái thần linh là một hình thức hối lộ).
Nằm mộng thấy ông Táo về đòi, đó là tưởng mộng chứ ông Táo đâu có thật. Người ta huyền thoại nhiều câu chuyện về Táo quân “Một bà hai ông” bây giờ đã thành một phong tục truyền thống dân tộc cứ đến ngày 23 tháng chạp nhà nhà đều cúng đưa ông Táo về trời.
Phật giáo phát triển cũng chịu ảnh hưởng, nhưng lấy ngày đó làm ngày lễ đưa chư thiên về chầu trời, “Dân gian thì đưa Táo Quân, Phật giáo thì đưa chư thiên về trời”.
Qua câu chuyện ông Táo đã chỉ cho chúng ta thấy được Phật giáo phát triển có trí tuệ hay không trí tuệ, điều này chắc ai cũng rõ. Câu chuyện mê tín dân gian mà Phật giáo phát triển lại biến thành Phật giáo mê tín. Bởi vậy Phật giáo phát triển có đáng cho chúng ta đủ niềm tin chăng? Phật giáo phát triển đi đến đâu cũng viên dung và viên thông, lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín của dân gian làm giáo pháp của mình. Hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn Phật giáo phát triển đi đến đâu đều gieo rắc mê tín đến đó.
Cho nên, giáo pháp Phật giáo phát triển là giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo khác chỉ cần thay danh từ là biến thànhgiáo pháp của mình. Khi dân gian mê tín cúng Táo Quân thì Phật giáo phát triển biến danh từ Táo Quân thành danh từ chư Thiên.
Nếu các nhà nghiên cứu Phật giáo phát triển xét kỹ, đừng kẹt trong danh từ thì thấy rất rõ giáo pháp đó là bã mía của các tôn giáo khác. Đó là đứng về nội dung, còn đứng về hình thức thì giáo pháp phát triển không có gì đặc biệt chỉ giống như chiếc áo nhiều mảnh vải kết lại mà thành.
Cho nên, câu chuyện Táo Quân là câu chuyện tưởng tượng, chứ không có thật Táo Quân, chỉ có người không thông hiểu mới tin rằng có thật. Cúng lễ Táo Quân ngày 23 là phong tục mê tín dân gian.

 

TIẾP DẪN VỀ CỰC LẠC

Câu hỏi của Liễu Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Trước lúc hấp hối và sau khi tắt thở, phải nhờ bạn đồng đạo (hay mời sư thầy) về tụng kinh niệm Phật để trợ duyên cho người bệnh đang hôn mê. Nhờ có tụng niệm âm thanh niệm Phật, tụng kinh khiến cho người bệnh tịnh tâm nhớ Phật, niệm Phật, nhờ đó sẽ dứt được nghiệp, được Phật đón về Tây Phương Cực Lạc (mặc dù người đó là đại ác).
Đáp:Kinh sách phát triển nhất là dạy về phần Tịnh Độ, có nhiều phần rất là vô lý và phi đạo đức hết sức:
1/ Lúc hấp hối (sắp chết) rước Sư, Thầy hay các đồng đạo về tụng, niệm để trợ duyên nhớ Phật, niệm Phật để sẽ được Phật rước hồn về cõi Cực Lạc Tây Phương, thật là phi lý vô cùng. Khi còn sống mạnh khỏe đến chùa lạy Phật, tụng kinh niệm chú mà nghiệp vẫn chưa tiêu được, huống là lúc bệnh tật sức yếu và nhất là lúc hấp hối thì còn sức đâu mà chiến thắng lại nghiệp ác. Nếu có cố gắng tỉnh thức để niệm Phật cũng không nổi, vì thân tứ đại sắp tan rã thì đau nhức tận cùng, còn sức chịu đựng sự đau khổ của thân và tâm. Lúc bây giờ còn sức đâu chịu nổi những cơn đau tận cùng của thân mệnh, tinh thần thì rối ren, phần đau đớn, phần sợ chết, phần thương con cháu thì làm sao còn bình tĩnh đâu mà niệm Phật.
2/ Nhân quả do mình tạo ra thành nghiệp, thì phải chính mình tu tập sửa đổi tâm tánh đi vào thiện pháp, thì nghiệp kia mới tiêu trừ. Chứ đâu có niệm Phật sám hối mà tiêu tội, tiêu nghiệp được. Nếu niệm Phật, sám hối, ngồi thiền mà tiêu tội tiêu nghiệp, thì đó là lối lừa đảo, lường gạt người của kinh phát triển Bà La Môn giáo, của những ông thầy kiến giải học giả lừa đảo người để ngồi mát ăn bát vàng.
3/ Người đại ác nhờ hộ niệm mà tiêu tội tiêu nghiệp được và được đức Phật Di Đà đón về Cực Lạc Tây Phương, thì ông Phật Di Đà chắc ông là người điên, sao dám rước người đại ác về nước mình để biến hoa sen làm tù ngục để nhốt họ trong đó rồi còn phải cho lính canh gác. Một đất nước thanh bình, có trật tự an ninh thì bây giờ biến đất nước có nhà tù có lính gác, làm cho cực khổ biết bao nhiêu người như vậy mà biết có cảm hóa giáo huấn được ai chăng hay chỉ là một ảo tưởng do con người dựng lên để an ủi tinh thần người còn sống trong khi quá đau khổ trước cảnh chia ly người sống kẻ chết
Đất nước nào không có trại giam, nhà tù là đất nước đó hạnh phúc nhất của toàn dân. Đất nước Phật Di Đà nghe nói hai chữ “Cực Lạc” có nghĩa là rất vui thế mà còn có kẻ bị nhốt trong hoa sen thì có vui gì, đó là hình thức một cái nhà tù ở cõi ấy.
Bên cõi Tây Phương Cực Lạc còn có nhà tù thì có gì là Cực Lạc nữa đâu? Phải không quý vị? Cuối cùng cảnh giới Cực Lạc đều do sự tưởng tượng của con người tạo ra nên giống như sự ước muốn chạy theo dục lạc thế gian. Phỏng chừng đức Phật Di Đà có tâm đại từ đại bi cứu độ tất cả chúng sanh mà rước những linh hồn người ác đức về cõi nước mình thì đức Phật Di Đà trở thành một tòa án thượng thẩm, hàng ngày chỉ chuyên lo xử án thì có đâu mà lo niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Còn nếu rước về Cực Lạc nhốt trong hoa sen dù hàng triệu vạn năm mà không có pháp tu xả tâm, chỉ có niệm Phật thì cũng chẳng hết tham, sân, si, nếu thả ra thì tánh nào tật nấy vẫn còn, thì đất nước Cực Lạc lại trở thành địa ngục chứ không còn được gọi là Cực Lạc nữa, nó chẳng khác nào như ở cõi thế gian của chúng ta vậy. Vì những tay đại gian ác ở thế gian có địa vị, có tiền của nhiều, lúc sắp chết rước nhiều thầy tỳ kheo và Phật tử đến hộ niệm thì chắc chắn phải được rước về Tây Phương. Và như vậy, cõi Tây Phương Cực Lạc là nơi dung chứa bọn nhà giàu ác đức, bọn tham quan vô lại và bọn đầu trộm đuôi cướp...
Từ cõi tưởng tri “Cực Lạc Tây Phương” của con người, để sau khi chết có một đời sống đầy đủ hơn ở thế gian, nhưng lại xài tiền giả và mặc quần áo giấy, hưởng đồ ăn thực phẩm ở thế gian, thì quý vị nghĩ như thế nào? Có phải là thế giới tưởng không?
Toàn bộ những loại tưởng mê tín này đều do kinh sách phát triển sản xuất để lừa đảo lường gạt người một cách đại gian ác, tín đồ Phật giáo hãy sáng suốt cảnh giác đừng để bị lừa đảo. Đây không phải là đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, vì kinh sách Nguyên Thủy đã chứng minh rõ ràng không có đời sống sau khi chết. Khi chết thì toàn thân ngũ uẩn đều tan rã, mất hết. Mười hai duyên không còn duyên nào cả, chỉ còn lại hành động thiện ác được gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực ấy tiếp tục tái sanh luân hồi.
Với trí hữu hạn của chúng ta hiện giờ, chỉ có thể biết được đó là một cuộc sống hiện tại trên hành tinh này, còn có sự sống ngoài hành tinh này thì chúng ta chưa khám phá ra được, nếu có khám phá ra được thì nó cũng chẳng phải là Cực Lạc hay Thiên Đàng. Còn trong kinh sách Phật dạy: Cực Lạc, Thiên Đàng, Địa Ngục, Niết Bàn cũng ở nơi đây, tại thế gian này không cần phải đi tìm nơi đâu cả. Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy:
“Đứng lại thì chìm xuống,
Bước tới thì trôi dạt
Chỉ có vượt qua”
Cho nên đức Phật nhấn mạnh: “Không đứng lại, không bước tới, chỉ có vượt qua”. Chừng nào chúng ta tu hành có được trí tuệ vô hạn thì thế giới nào chúng ta cũng thấy biết cả, thì đó là thế giới chân thật không bị tưởng thức lừa gạt.
Bây giờ chúng ta nghe theo kinh sách phát triển và tà giáo ngoại đạo thì đó là chúng ta đã bị lường gạt vào một thế giới tưởng tri như Phật đã dạy trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản.

 BA HỒN BẢY VÍA, BA HỒN CHÍN VÍA

 Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi:Kính thưa Thầy! Người chết mới tắt thở, có tục lệ, nếu đàn ông thì cho 7 hạt gạo nếp cộng 7 hạt muối trắng vào miệng, đàn bà thì 9. Làm như vậy có đúng không thưa Thầy? Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ. Người nào tín đồ Phật giáo thì cho một quyển kinh kỳ cầu nhỏ bằng bao thuốc lá để vào túi áo cho người chết mang đi, để quỷ sứ biết là đệ tử của Phật, không tra khảo buộc tội.
Người nào được làm lễ quy y Tam Bảo thì được phát cho hai tờ điệp. Khi chết, một tờ đem thiêu đốt cháy thành tro than đem đi bỏ xuống giếng hoặc mang ra sông bỏ, 1 tờ xếp nhỏ để vào lòng bàn tay người chết mang đi. Làm như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Sau khi đọc lại những sách nói về phong tục dân gian trong ba miền Nam, Trung, Bắc ta thấy, dù lý luận kiểu nào, các tập tục đó cũng chỉ là mê tín mà thôi.
Đối với đạo Phật, thân tứ đại này khi rã tan thì đất, nước, gió, lửa phải trả về đất, nước, gió, lửa, có còn gì đâu mà phải bỏ gạo muối vào miệng để đem theo ăn uống như người còn sống. Thường tục lệ dân gian người ta cúng cô hồn, tức là những vong hồn người chết oan ức, chết tức tối, không đi đầu thai được, họ cúng bằng gạo và muối.
Do đó suy ra, chúng ta cũng nhận ra được người nam chết cho bảy hạt gạo và bảy hạt muối vào miệng,để nhờ đó mà linh hồn và phách vía không còn đói khát trong lúc chưa đi đầu thai. Từ chỗ tưởng tri, người ta suy tưởng thế giới siêu hình và cho rằng người chết là chết thân tứ đại, còn riêng linh hồn thì bất tử, bất biến, không thay đổi và không bao giờ chết.
Bảy hạt gạo và bảy hạt muối hay chín hạt gạo và chín hạt muối, đó là sự tưởng tri của tình cảm con người đối với người thân đã chết. Họ nghĩ rằng số gạo và muối như vậy, đủ dùng trong thời gian tiếp tục đi tái sanh mà không bị đói.
Người ta không hiểu rằng khi một người chết, bỏ cái xác thân cằn cỗi này thì tiếp tục ngay với cái xác thân mới trong bào thai, giống như ngọn đuốc này vừa tắt thì được mồi sang ngọn đuốc khác, cây đuốc cũ đã thành cát bụi không còn một vật gì lưu lại. Vì không còn một vật gì lưu lại nên chẳng có đi đâu và chẳng có thời gian chờ đợi xuống địa ngục hay lên Thiên đàng hoặc đi tái sanh.
Cây đuốc cũ và cây đuốc mới thì có khác nhau, nó có vô số hình tướng khác nhau nhưng lửa thì như nhau, dù lửa than và lửa ngọn, hoặc ngọn lửa lớn hoặc nhỏ, tánh lửa vẫn là một (tánh nóng, ấm) chứ không hai ba được.
Cây đuốc dụ cho thân nghiệp của con người, nó có nhiều hình thức khác nhau, như làm thân người, đàn ông, đàn bà, hoặc làm thân trâu, bò, heo, dê, cọp, chó, gà vịt, mèo chuột, cá tôm, chim, côn trùng, sâu bọ, rắn rít, ong bướm, v.v.. Tất cả đều là thân tứ đại, nhưng hình dáng không giống nhau, dù rất nhỏ như vi trùng cũng là thân tứ đại mà có, lớn như chim đại bàng bay che mát nửa bầu trời thì cũng là thân tứ đại.
Lửa dụ cho nghiệp của chúng sanh, nghiệp thì di chuyển linh động trong thiện và ác liên tục không có kẽ hở. Vậy nghiệp luôn luôn vận hành không gián đoạn phút giây nào cả.
Thân thì có tiếp nối thân này thân khác (thân người, thân chúng sanh), còn nghiệp thì liên tục dù thay đổi bao nhiêu thân, thì nghiệp liên tục mượn thân này, thân nọ mà hoạt động thành nhân quả thiện ác. Nghiệp thiện ác nối tiếp từ thân này thân khác và cứ mãi hoạt động như vậy nên đức Phật gọi là tái sanh luân hồi mãi mãi.
Tín ngưỡng mê tín, cho rằng con người có hồn và vía, đàn ông có 3 hồn 7 vía, đàn bà có 3 hồn 9 vía. Người ta tưởng tri, khi một người chết 3 hồn đi xuống địa ngục bị hành tội, khi mãn tội thì đi đầu thai; còn 7 vía đàn ông, và 9 vía đàn bà thì ở lại dương gian vất vơ, vất vưởng đói khát. Cho nên khi chết, người ta cho vào miệng hoặc 7 hạt nếp hoặc 9 hạt nếp để 7 vía hoặc 9 vía đó, có mà sống không có đói khát, hoặc lấy trong miệng mà tiêu phí.
Đó là sự mê tín, nhưng cũng nói lên được tình thân thương của người sống đối với người đã chết. Nhưng vì sự mê tín lạc hậu đó mới có những kẻ trộm hay quật mồ, cạy quan tài lấy vàng bạc, của báu đã được chôn theo người chết. Một việc làm mê tín lạc hậu cũng đã đưa đến nhiều điều tai hại, nhất là khi quật mồ người chết, mùi hôi thối của tử thi bay ra làm ô nhiễm một vùng.
Người chết là hết, không còn ăn uống và tiêu xài vàng bạc tiền của như lúc còn sống. Người chết chỉ còn nghiệp tiếp tục tái sanh luân hồi, tức là hành động thiện ác nối tiếp sự sống. Người chết là đang tiếp tục sống và người sống đang tiếp tục đi dần đến sự chết. Nếu hiểu được như vậy thì chúng ta không còn mê tín lạc hậu, không còn làm hao tài tốn của một cách vô lý. Chết là hết một kiếp thân nhân quả, còn có gì đâu mà xài tiền bạc và mặc quần áo?
Vì mê tín người ta tưởng rằng người chết cũng như người đang sống ở trên dương gian (dương gian âm phủ đồng nhất lý). Hiểu như vậy là cái hiểu của tưởng tri (hiểu bằng tưởng) không đúng, không thực tế, là hiểu mơ hồ trừu tượng. Cái hiểu đó, đã khiến cho người ta hao tốn tiền của rất nhiều bằng cách mua giấy tiền vàngmã, rồi đem đốt. Thật là lãng phí, nhảm nhí, chẳng có linh hồn nào sử dụng quần áo giấy và tiền bạc giả đó, nó chẳng ích lợi cho người sống cũng như người chết.
Tóm lại, mê tín là sự ngu si dại dột của những con người còn lạc hậu trong những thời kỳ bộ lạc xa xưa, khi loài người còn ăn lông ở lỗ.

HỦY HOẠI CƠ THỂ HOẶC MỘT PHẦN CƠ THỂ ĐỂ CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT CẦU VÔ THƯỢNG PHÁP

Câu hỏi của Mật Hạnh
HỏiKính thưa Thầy! Trong Thiền Tông có câu chuyện Huệ Khả chặt cánh tay dâng lên cúng dường Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp an tâm (Phật Tánh), như vậy đức Phật có dạy điều này không? Xin Thầy giải rõ cho chúng con được hiểu.
Gần đây có một số quý Thầy đốt, chặt một lóng ngón tay trỏ để cúng dường chư Phật.
Chặt đốt, ngón tay cúng dường chư Phật có ích lợi gì cho bản thân? Xin Thầy chỉ rõ cho chúng con được hiểu. Những người chặt,đốt ngón tay cúng dường chư Phật tu hành có chứng quả hay không?
Đáp:Hủy hoại cơ thể hoặc một phần cơ thể để cúng dường chư Phật, mà trong kinh sách phát triển đã có dạy, như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm tựa có những câu dạy:
“Lại thấy có Bồ Tát[1]
Bố thí cả vợ con
Thêm thịt cùng tay chân
Để cầu vô thượng đạo
       --o0o--
“Lại thấy có Bồ Tát
Đầu mắt và thân thể
Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí tuệ Phật"
Đọc qua đoạn kinh này chúng ta quán xét thấy kinh sách phát triển lừa đảo và lường gạt dạy tín đồ bằng cách bố thí cúng dường của cải, tài sản, vợ con cho đến thân mạng.
Thứ nhất, lừa gạt để cướp đoạt tiền bạc, châu báu ngọc ngà. Lấy đạo vô thượng, hay là Phật tánh để trao đổi bằng vàng bạc, ngọc ngà châu báu. Ở đây, có nghĩa là cúng dường chư Phật.
“Dùng các món nhân duyên
Mà cầu chứng Phật đạo”.
Muốn cầu chứng được đạo quả giải thoát thì nên trao đổi bằng:
“1- Vàng bạc, ngọc ngà, san hô, trân châu, ngọc như ý, ngọc xà cừ, mã não, kim cương và các trân bảo khác cùng tôi tớ, xecộ, kiệu cán làm bằng châu báu, vui vẻ đem cúng dường, đừng tiếc rẻ để cầu chứng đạo quả”.
Đọc đoạn kinh này chúng ta nhân xét đạo quả giải thoát của đạo Phật chẳng có giá trị gì, nó cũng như những vật tầm thường của thế gian này, vì thế đem vàng bạc ngọc ngà, châu báu trao đổi mua bán. Và như vậy đạo giải thoát của Phật giáo rất tầm thường. Phải không quý Phật tử?
Kinh sách phát triển dám đem đạo giải thoát của Phật giáo trao đổi với vàng bạc châu báu thế gian thì chúng ta không còn chỗ nào phê phán kinh sách này nữa. Một loại kinh phỉ báng Phật pháp ghê gớm. Vậy mà quý Phật tử làm ngơ mà hằng ngày còn tụng niệm trì chú thì chúng tôi không biết nói làm sao hết. Thật là xót xa đau lòng lắm quý vị?
Xin quý vị đọc đoạn hai của câu kinh dưới đây:
2- “Cúng dường cả vợ và con cho chư Phật, cho người khác để cầu chứng đạo quả giải thoát”. Đọc đoạn kinh này chúng tôi quá sợ hãi, khiếp đảm. Một người đi tìm cầu sự giải thoát của Phật giáo mà đem cả vợ con cúng dường chư Phật hay người khác thì thử hỏi người ấy đạo đức của con người ở đâu?
Vợ con là những người thân thương và gần gũi nhất của đời người, thế mà nỡ nhẫn tâm đem cúng dường cho chư Phật, cho người khác để cầu chứng đạo giải thoát thì đạo giải thoát ấy là đạo gì? Có phải đây là đạo giải thoát vô đạo đức không?
Kinh sách dạy đạo giải thoát phi đạo đức như vậy có xứng đáng cho chúng ta theo tu học không?
Làm chồng mà đem vợ con mình cúng dường chư Phật thì người chồng ấy là người chồng gì? Chư Phật nào dám nhận vợ con người khác. Dám nhận vợ con người khác thì chư Phật đó có xưng đáng làm chư Phật không? Như quý bạn đã biết giới luật cấm không cho tu sĩ nhận cúng đường tiền bạc, trâu bò, heo dê cái, phụ nữ và trẻ con. Cho nên, tiền bạc chư Phật còn không dám nhận huống là cúng dường trâu bò, heo dê cái và phụ nữ đàn bà con nít.
Thưa quý bạn, kinh dạy như vậy có đúng không? Một loại kinh phi đạo đức cần phải ném bỏ.
Xin quý vị đọc đoạn ba của câu kinh dưới đây: “3- Đoạn thân mạng, tay chân, đầu mắt của thân thể cúng dường cầu đạo vô thượng”.
Đọc qua những đoạn kinh trên trong bộ kinh phát triển Diệu Pháp Liên Hoa, mà được mọi người từ thầy Tổ, cho đến ngày nay người ta đã tốn biết bao nhiêu giấy mực, để luận và giảng về bộ kinh nổi tiếng nhất trong kinh sách phát triển: “Diệu pháp Liên Hoa kinh”. Một bộ kinh mà được các thầy Tổ và tất cả Phật tử xem là một vật quý báu nhất trong các kinh phát triển, thường ca ngợi và truyền tụng. Do bộ kinh này mà có nhiều người, đã thành lập đạo tràng lấy tên kinh làm tên chùa, tên đạo tràng của mình (Chùa Pháp Hoa, Đạo Tràng Pháp Hoa).
Một bộ kinh dạy người hủy hoại cơ thể để cầu đạo giải thoát.
Xưa tổ Huệ Khả đã hủy hoại một cánh tay dâng lên Tổ Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp giải thoát.
Sư Trừng Quán chặt ngón tay cúng dường chư Phật để cầu chứng Phật Tánh. Gần đây trong hàng huynh đệ của chúng tôi, khi vào tu viện Chân Không cũng có một sư đệ lúc bấy giờ thầy ấy chỉ là một chú Sa Di mà rất gan dạ, đốt một lóng ngón tay để cầu pháp (Thầy P.T). Khi chúng tôi vào tu viện thì vị thầy đó vẫn còn băng bó vết thương.
Gần đây chúng tôi co đọc một tờ báo Công An TP.Hồ Chí Minh năm thứ XXIIIBộ mới số 776 ngày 21 tháng 9 năm 1999 có đăng tin, tựa đề: “Sao lại tin những lời tà đạo?
“Tháng 6 năm 1999, qua nguồn tin quần chúng. Công An huyện Củ Chi phát hiện tại xã Tân Phú Trung có hai người một nam, một nữ tụ họp thêm một vài người dân đến nhà nghe giảng đạo. Đều là hai người này cùng bị mất một đốt ngón tay trỏ bên trái. Công An Củ Chi đã khám phá và ngăn chặn kịp thời nhóm tà đạo thuyết pháp những điều nhảm nhí, mê hoặc người nhẹ dạ cả tin, hủy hoại thân thể, bỏ vợ, bỏ chồng để đi tu v.v..”.
Bài báo viết tiếp: “Vào đạo phải chặt đứt ngón tay và làm công quả”. Đúng vậy, Phật giáo phát triển thường nhận những người làm công quả là những người chuẩn bị để cho xuất gia sau này. Những người này trong chùa gọi họ là tịnh nhân.
Nếu những tịnh nhân nào tự phát nguyện chặt ngón tay cúng dường chư Phật, để cầu pháp vô thượng thì những tịnh nhân ấy được xem là những pháp khí của kinh sách phát triển. Được thầy Tổ lưu ý giúp đỡ và đào tạo họ trở thành những bậc lãnh đạo Phật giáo phát triển. Trong giới tín đồ Phật giáo cho rằng: “Ít ra những người này cũng là những bậc đại thượng trí thức”.
Qua bài kinh tựa của bộ kinh Pháp Hoa tuy không ép người khác hủy hoại cơ thể, nhưng cũng có ý đề cao khuyến khích sự hủy hoại cơ thể để cầu pháp giải thoát Tối Thượng Thừa.
Những lời dạy trong kinh Pháp Hoa này, đi ngược lại lời dạy của đức Phật, trong toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy.
Đạo Phật chủ trương không làm khổ mình, khổ người, thế mà ở đây chặt, đốt ngón tay, hoặc chặt cánh tay dâng lên cúng dường, thì rõ ràng là đã tự làm khổ mình. Từ cha mẹ sanh ra không tật nguyền, bây giờ theo Phật giáo phát triển trở thành người tật nguyền, cụt tay, tàn tật. Vậy mà các thiền sư vô minh ca ngợi vị Tổ thứ hai Huệ Khả là bậc Đại Thừa pháp khí. Chỉ có một lời ca ngợi suông trong kinh sách phát triển mà đã biến vị Tổ thứ hai của Thiền Tông thành một người tàn tật, thật là ngu si chạy theo danh mà tự hại mình.
Trong kinh Phật Báo Ân của kinh sách phát triển có câu chuyện tiền thân Đức Phật: “Xưa có một nhà vua chạy giặc, gặp lúc đói khát ăn thịt con để sống”. Người mới đọc qua câu chuyện tiền thân này nghe rất hay. Nhưng suy nghĩ lại, chúng ta mới thấy bản chất của loài thú vật hiện lên rất rõ ràng. Người ăn thịt người, cũng chẳng khác nào loài thú vật ăn thịt nhau, thì làm sao gọi là đạo đức làm người được.
Kinh sách phát triển nói qua sự tưởng tượng của mình, một ngày cắt ba cân thịt ăn mà đứa con vẫn còn đi đứng được. Thì thử hỏi quý vị nghĩ sao? Người ta bị chừng một vết thương, mà còn nằm bệnh viện cả tuần lễ điều trị. Thế mà mỗi ngày cắt ba cân thịt mà còn đi được, thì kinh đó có vọng ngữ hay không? Có lừa đảo dối gạt người không?
Chúng ta nên đọc tiếp bài báo: “Chuyện tưởng như đùa, nhưng hoàn toàn có thật xảy ra ngay tại vùng ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh.
Chị N.T.N ở Tân Phú Trung, Củ Chi. Theo chồng về sống ở xã Tân Thới Nhì, Hốc Môn, cuộc sống gia đình rất hạnh phúc với bốn mặt con. Năm 1987, một lần đi chợ Hốc Môn thì N gặp bà Tân, trước đây là giáo viên dạy N học ở Tân Phú Trung. Bà Tân cho N biết, bà đang tu ở chùa Vạn Đức hay còn gọi là chùa Ba mẹ, ở thị trấn Hốc Môn. Từ đó N thường xuyên lui tới chùa để nghe thuyết pháp. Năm 1988, đứa con thứ năm chào đời được vài tháng thì N bỗng dưng bệnh tâm thần, bỏ chồng con vào chùa ở luôn không về nhà nữa. Một mình anh N.Đ.T chồng N phải gồng gánh nuôi năm đứa con thơ hết sức cực nhọc, nhất là bé mới sanh.
N đến làm công quả tại chùa, ban ngày làm mọi việc lặt vặt, tối nghe thuyết pháp. Ít lâu sau N được đưa lên chánh điện cầu nguyện để quên chồng con, vứt bỏ mọi vướng bận trần thế, ăn chay trường và sống kiếp tu hành. Nguyện xong N dùng dao chặt đứt một đốt ngón tay trỏ bên trái, rồi cầm tay đang chảy máu ròng chạy lên chánh điện hiến dâng một đốt ngón tay để tỏ sự thành kính và một lòng theo đạo. N được bà Thiện băng bó vết thương lại.
Nghe tin vợ chặt tay, anh T có mặt ngay chùa để hỏi rõ sự việc, thì được một phụ nữ trong chùa giải thích ngắn gọn “cúng dường”. Anh T kịch liệt phản đối vì việc làm kỳ cục và hết sức dã man này. Nhiều lần T đến chùa năn nỉ vợ, kể cả la lối, đòi kêu C.A bắt, nhưng N vẫn kiên quyết không về nhà.
Sau đó, bà Thiện đưa N về chùa ở An Phú Đông để sống chung với bà. N phải nhổ cỏ, chăm sóc vườn cây ăn trái của con gái bà Thiện. Có một lần N thèm mặn nên đã lỡ ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, khi ăn xong N giựt mình, vì đã vi phạm lời nguyện. Để chuộc lỗi lầm này, N. dùng dao phay chặt thêm một đốt ngón tay út bên phải. Chính bà Thiện cũng băng bó vết thương cho N. C.A Hốc Môn phát hiện sự việc này, làm việc với N và không cho N ở chùa nữa. Tuy vậy, từ đó đến nay N cũng không sống chung với chồng con.
Đến năm 1998 N.V.V ngụ tại xã Tân Phú Trung, Củ Chi bỗng dưng lại bị bệnh nhức đầu, thay vì đến bệnh viện thì V lại đi hết chùa này đến chùa khác ở Củ Chi, Bình Dương, Đồng Nai để trị bệnh, nhưng không có kết quả. Nghe đồn ở thị trấn Hốc Môn có chùa Vạn Đức trị bệnh rất hay nên V nhanh chân tìm đến nhờ giúp đỡ, hy vọng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
V kể lại thuốc chữa bệnh của chùa là chén nước lạnh. Trị bệnh xong, V ở chùa làm công quả, từ Củ Chi đến Hốc Môn khá xa, sáng đi chiều về rất mệt, nhưng V quyết tâm vượt qua để được đóng góp chút ít công sức cho chùa.
Ngày 16- 2- 1999 (mùng một Tết), vì đến làm công quả như thường lệ thì được bà Tâm trụ trì chùa khuyên bảo: “Phải về nhà tu tâm, ăn hiền ở lành và chịu khó nghe kinh thuyết pháp của chùa”.
Lúc 11 giờ ngày 3- 3- 1999, sau khi đi cắt lúa về nhà V đứng trước tượng Phật Thích Ca được đặt tại nhà đọc lời nguyện sẽ đi tu, không sống chung với vợ con nữa. Liền sau đó V đã dùng dao chặt dứt hai đốt ngón tay trỏ bên trái, chặt xong V tự băng bó vết thương. Hiện V đang sống chung với mẹ ruột, bỏ vợ cùng hai đứa con thơ”.
Như trên, những bài kinh của kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã tác động rất mạnh vào lòng tin của con người. Họ dám chặt tay, đốt ngón tay hoặc chặt một lóng ngón tay cúng dường chư Phật để cầu pháp giải thoát.
Giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy toàn là sự đau khổ, một sự ngu dại làm khổ mình, làm khổ vợ con, làm khổ những người thân và còn làm công không cho người khác, bị lừa đảo mà không biết.
Đối với tà giáo ngoại đạo, nếu chúng ta không đủ trí sáng suốt, minh mẫn thì sẽ bị những lời đường mật lừa đảo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa như câu kinh này:
“Đầu mắt và thân thể
Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí tuệ Phật”.
Muốn đạt được trí tuệ giải thoát của đạo Phật, thì phải bố thí hay cúng dường thân thể hoặc một phần của thân thể, thì sẽ được trí tuệ giải thoát.
Do lời dạy này và những câu chuyện tiền thân đức Phật hay những chuyện cổ tích về đạo Phật như: Khi đức Phật còn là Bồ Tát tu hạnh bố thí, Ngài đã thí thân cho cọp ăn. Thí thân cho cha mẹ ăn, như Thái tử Tu Xà Đề. Lấy thân làm một ngàn ngọn đèn thắp sáng để cầu pháp, như Chuyển Luân Thánh Vương trong kinh Đại Phương Tiện Phật Báo ân. Chuyện cổ Phật giáo như Diệu Thiện còn gọi là nàng công chúa Ba, bố thí mắt, tay để làm thuốc cho cha gọi là báo hiếu của Phật giáo phát triển.
Nhưng gương bố thí thân mạng để cầu pháp, để báo hiếu, đối với knh sách phát triển thì rất là tốt đẹp và cao thượng, nhưng lại xa rời thực tế và vô đạo đức làm người của Phật giáo Nguyên Thủy. Nhất là giáo pháp phát triển không có đôi mắt nhân quả, nên thường tỏ ra những hành động một anh hùng cá nhân vô minh, vô đạo đức với mình (tự làm khổ mình vì người).
Đạo Phật không chấp nhận những điều này, chủ trương của đạo Phật là không làm khổ mình, khổ người. Thế mà tin theo lời dạy của kinh sách phát triển, đã tự chặt tay, khoét mắt, đốt tay để cúng dường cầu pháp giải thoát: Giải thoát đâu không thấy chỉ thấy một sự khổ đau của mình. Đó là tự gieo ác pháp cho mình và còn làm khổ cho những người thân thương của mình vợ con cha mẹ.
Ngày xưa, ông Vô Não nghe một vị Bà La Môn dạy: Chặt được một ngàn ngón tay người thì chứng được đạo giải thoát. Tin lời dạy này, ông đã trở thành một hung thần, một ác quỷ giết người không gớm tay. Chặt tay người, xỏ xâu thành chuỗi, chờ ngày giết cho đủ một ngàn người để chứng đạo. Đó là pháp môn ác đức làm khổ người, mạng sống con người trong kinh sách phát triển được xem như một chiếc áo, muốn ném bỏ lúc nào cũng được (chiếc thân huyễn mộng). Cái nhìn như vậy, tức là Phật giáo bị đồng hóa pháp môn ngoại đạo, nên làm khổ mình mà không biết còn gọi là cầu chứng trí tuệ giải thoát. Vậy trí tuệ giải thoát, sao ta lại ngu si để chuốc lấy sự đau khổ cho thân này, biến thân thể mình thành người tàn tật?
Trong thời gian tu hành tại tu viện Chân Không, chúng tôi cũng có một vài huynh đệ chặt hoặc đốt ngón tay để cúng dường cầu pháp. Nhưng đến nay đã 30 năm chúng tôi nhìn lại những huynh đệ đó đã không có sự giải thoát, mà lại cơ thể nay đau, mai ốm, mà lại đau ốm những bệnh tật nan y. Cuộc đời của họ vì tin giáo pháp của kinh sách phát triển và quyết tâm tìm đường giải thoát cho nên không tiếc thân mạng. Dám đốt ngón tay, dám chặt ngón tay như cô N.T.N và anh N.V.V v.v.. và còn rất nhiều người nữa, thật là có tâm cầu pháp giải thoát điên dại.
Những pháp môn gì mà đưa con người đến chỗ tật nguyền, cụt tay, cụt chân. Cha mẹ sanh ra không tật nguyền, đến giờ theo Phật giáo phát triển, người có quyết chí tu hành cầu giải thoát, thì giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy mình bị tàn tật. Thật là đau lòng!
Bởi tin theo lời Phật dạy như vậy, không ngờ đó là những lời của tà sư ngoại đạo, mạo nhận là lời Phật dạy để dễ bề lừa gạt người khác.
Những người không biết về kinh sách phát triển như các chú C.A thì cho đó tà giáo ngoại đạo, còn những người có nghiên cứu kinh sách Diệu Pháp Liên Hoa thì không thể lầm là tà giáo ngoại đạo. Họ biết rất rõ trong kinh sách phát triển dạy rất nhiều điều phi đạo đức, lừa đảo, lường gạt người; dạy những điều mê tín và hủy hoại một phần cơ thể, cúng dường chư Phật để cầu pháp tối Thượng Thừa.
Từ ngày có Phật giáo truyền vào đất nước chúng ta, sự mê tín dân gian không bớt mà lại còn thêm những sự mê tín khác nữa và những sự hy sinh vô nhân đạo đối với bản thân mình.
Vô nhân đạo đối với mình, là tự hủy hoại cơ thể mình, người vô đạo đức nhân quả là tự làm khổ mình. Xưa kia Tổ Huệ Khả chặt cánh tay, Sư Trừng Quán chặt ngón tay, gần đây có các Thầy như thầy P.T - P.D, v.v.. Và gần đây nhất là báo Công An đã đăng tin, có một số người ở chùa Vạn Đức Hốc Môn đã chặt ngón tay.
Hủy hoại cơ thể để được những gì hay đã tự làm khổ mình. Và sự tu tập như vậy đã đi ngược lại với đạo Phật. Đạo Phật chủ trương có mục đích hẳn hoi. Khi vào đạo là không làm khổ mình, khổ người, tức là giải thoát. Cớ sao đi tu lại làm khổ gia đình, vợ, con hay là chồng con, mà gọi là đi theo Phật? Đi theo Phật sao làm khổ mình, khổ người, mà lại chính làm khổ những người thân thương của mình, thì Phật nào chấp nhận cho quí vị tu hành như vậy.
Chỉ có kinh sách phát triển dạy người tu hành để được phước báo giải thoát, nhưng phước báo giải thoát đâu không thấy mà chỉ thấy sự đau khổ cho mình, cho những người thân thương của mình, như trong bài báo chúng ta đã đọc ở trên.
Hiện giờ trong đất nước chúng ta, thỉnh thoảng nghe báo chí đăng tin vị giáo chủ này đến vị giáo chủ kia dạy nhiều loại pháp mê hoặc và lừa đảo người khác, như giáo chủ xứ Sương Mù, giáo chủ Pháp Hoa, giáo chủ Long Hoa Hội, giáo chủ Chân Không, Sư bán Khoai, Sư bán Chiếu, Sư mỏ Cày v.v..
Xét lại các giáo phái này, chịu ảnh hưởng kinh sách phát triển mà sinh ra.
Các giáo phái tà đạo của kinh sách phát triển dạy tu hành một cách kỳ lạ khiến chặt, đốt một ngón tay hoặc một phần trong thân thể của mình để cúng dường chư Phật để cầu pháp giải thoát, thì kinh sách phát triển ca ngợi gọi những người dám cúng dường được như vậy gọi là PHÁP KHÍ ĐẠI THỪA.Những người này được xem là BẬC ĐẠI BỒ TÁT.
Vì những danh từ ca ngợi rất cám dỗ của kinh sách phát triển, nên khiến cho người ta dám chịu đau khổ, hy sinh thân mạng và bỏ cả vợ con hoặc chồng con. Họ làm như vậy, họ không thấy rằng họ là những người không có đạo đức, không có đạo đức với họ với những người thân, họ là những người vô minh, mù quáng đã tự làm khổ mình, khổ người. Người tu hành như vậy không thể gọi là người tu theo đạo Phật. Đạo Phật là đạo TỪ BI. Từ bi sao lại làm khổ thân mình và làm khổ những người thân của mình (cha mẹ, vợ con hay chồng con). Và như vậy gọi là cầu giải thoát thì xin thưa cùng quý vị giải thoát chỗ nào? Hay là giải chết? Xin quý vị trả lời.
Đọc qua các kinh sách phát triển, chúng ta thấy rất rõ ràng. Đây chỉ là một giáo pháp hỗn tạp, góp nhặt và lượm lặt những tưởng tri của loài người từ Đông sang Tây làm giáo pháp của mình. Tưởng là hòa đồng hay là tổng hợp giáo pháp của ngoại đạo như vậy là cao siêu, là cao thượng. Nhưng nào ngờ giáo pháp ấy là một thứ bã mía, giáo pháp ấy giống như chiếc áo vá nhiều thứ vải. Cho nên, kinh sách phát triển tự xưng giáo pháp mình có 84 ngàn pháp môn, tự xưng mình làTỐI THƯỢNG THỪA.
Khi đức Phật ra đời tu chứng và truyền đạo, Ngài đã căn dặn chúng ta: “Chớ có tin... chớ có tin... v.v.. Mà hãy tin những gì có lợi ích cho mình cho người, mà hãy tin những gì đừng làm khổ mình, khổ người”. Đây là lời cảnh giác của đức Phật xin quý vị lưu ý để tránh những tà giáo ngọai đạo đang ẩn núp trong Phật giáo với nhiều hình thức khác nhau khiến cho loài người vốn khổ đau lại càng khổ đau hơn.

 

MỘT NGƯỜI MÙ DẪN MỘT ĐÁM NGƯỜI MÙ

Câu hỏi của Chơn Thành
Hỏi:Kính thưa Thầy!Người đang tu chưa chứng đắc được gì về pháp môn giới, định, tuệ mà vội lập đạo tràng để giảng đạo cho các người khác tu tập, thì số phận người giảng sư lẫn các hành giả sẽ đi về đâu trên đường tu tập? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:Chẳng đi đến đâu cả, giống như một người mù dắt đường cho tất cả những người mù khác để ra khỏi rừng sâu, núi thẳm nhưng không ngờ mọi người đều sa hầm, lọt hố và chết chìm nhau cả đám.
Con người vì đắm mê danh, lợi, tu chưa tới đâu, mà vội đem ra dạy người là người “háo danh”, người tham danh mà Thầy thường gọi là“Tưởng giải”.
Kinh sách Đại Thừa dạy: “Một người vừa tu vừa dạy người khác tu là Bồ Tát độ chúng sanh”. Kinh sách này khuyến khích những vị Tỳ Kheo và những cư sĩ thọ Bồ Tát giới, thực hiện Bồ Tát Hạnh. Nghĩa là tu sĩ vừa tu vừa hành Bồ Tát đạo, tức là mình vừa tu vừa dạy người khác tu, còn cư sĩ vừa học tu lại vừa bố thí, cúng dường và làm việc từ thiện, cũng có khi dạy người khác tu hành như cư sĩ Tâm Minh và Đoàn Trung Còn. Thật là đau lòng cho Phật Pháp, người ta lấy sự học mà dạy đạo, chứ không phải lấy sự tu chứng mà dạy. Vì thế, Phật giáo đi dần về phía tà đạo, không có người tu chứng nữa. Kinh sách này dạy như vậy có đúng đường lối của đạo Phật hay không?
Không, đức Phật dạy người phải tu cho mình được giải thoát xong rồi mới dạy người khác tu. Trường hợp như ông Phú Lâu Na khi tu xong đến xin đức Phật đi độ chúng sanh, đức Phật trắc nghiệm thấy ông đủ khả năng độ chúng sanh, liền chấp nhận cho Ngài đi. Đó là sự cân nhắc rất kỹ của đức Phật khi người đệ tử ra đi làm lợi ích cho chúng sanh, nếu không trắc nghiệm và cân nhắc như vậy thì một vị Thầy, tu hành chưa xong mà vội ra hướng dẫn người tu hành thì đó là giết người và giết nhiều thế hệ con người vì mình chưa đủ đạo đức làm gương sáng và kinh nghiệm dạy đạo. Dạy người bằng miệng lưỡi nói được mà mình làm không được, tức là nói láo, hầu hết các giảng sư hiện giờ đều dạy người tu nói láo như vậy.
Bởi, kinh sách Đại Thừa đã truyền thừa cho đến nay, đối với tu sĩ Phật giáo tu hành chẳng ra gì, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, chỉ toàn là những hạng người chạy theo danh lợi, buôn Phật, bán Pháp làm chuyện tồi tệ, phi đạo đức chỉ cần dùng những danh từ “Tu Bồ Tát đạo, Hành Bồ Tát hạnh”là cao thượng, là bịt miệng tín đồ dễ dàng.
Ngoài đời, người ta muốn làm một việc gì, thì cũng phải học tới nơi tới chốn, mới làm nên việc đó. Ví dụ: Như muốn làm một bác sĩ thì phải học 7, 8 năm, sau khi tốt nghiệp ra trường y khoa mới chính thức là một vị thầy thuốc, chừng đó mới trị bệnh thiên hạ, nếu vừa học vừa làm bác sĩ trị bệnh, thì chắc chắn không trị bệnh nhân mà là giết bệnh nhân, cũng như các giảng sư Đại Thừa Phật giáo bây giờ là vậy, giống như con chim học nói tiếng người, nói mà chẳng biết gì cả. Chẳng tu mà dạy người tu, thì cũng giống như một người mù dắt bầy người mù đi.

 

VÔ SỞ ĐẮC

Câu hỏi của Tuệ Hạnh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Trưởng giả Duy Ma Cất dạy Mục Kiền Liên: “Luận đến chỗ cứu kính của vấn đề thuyết pháp thì người nói không nói gì hết, không phô bày gì hết. Người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào. Ví như ảo thuật sư làm ra người ảo, người ảo lại nói chuyện ảo. Phải xác lập ý thức kiên định như thế rồi mới thuyết pháp…; phải biết căn tánh chúng sanh lợi hay độn...; phải lấy tâm đại bi mà khen ngợi Đại thừa”. Con thấy Duy Ma Cật lý luận lòng vòng cuối cùng cũng trở về lối thuyết pháp vô ngôn của Đại thừa cũng giống như chuyện đức Phật niêm hoa ngàiĐại Ca Diếp vi tiếu trên đại linh sơn, nối tiếp chánh pháp của Phật. Thầy có thể giảng giải cho hàng sơ học như chúng con hiểu phần nào về lối thuyết pháp không nói không nghe này được không Thầy?
Đáp:Lối thuyết pháp không lời có ai còn lạ gì Thiền Tông Trung Hoa:
 “Bất lập văn tự
 Giáo ngoại biệt truyền.
 Chỉ thẳng tâm người.
 Kiến tánh thành Phật”
Có ai còn lạ gì Lão Trang:
“Đạo khả đạo phi thường đạo.
Danh giả danh phi thường danh”.Phải không các bạn?
Duy Ma Cật là một nhà nghiên cứu tập họp những tư tưởng của Phật, Lão, Nho và Bà La Môn thành lập một giáo lý TốiThượng thừa. Cho nên, câu chuyện niêm hoa trên núi Linh Thú, Tổ Ca Diếp mỉm cườilà khởi đầu cho những trang giả sử 33 vị Tổ Sư thiền Ấn Độ và Trung Hoa, với mục đích là quét sạch Phật giáo Nguyên thủy ra khỏi tư tưởng tín đồ. Vì thế, Bồ Đề Đạt Ma dạy: “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật”.Đó là ý đồ diệt Phật giáo đã hiện nguyên hình trong kinh Bất Tư Nghì mà nhân vật chính là ông Duy Ma Cật. Kinh sách Thiền Tông đều mang tư tưởng Lão Trang. Tư tưởng này xuất phát nơi đất nước Trung Hoa. Vì thế mới tưởng tri sinh ra 1700 công án trên giáo pháp thiền để thay thế kinh sách Nam Tông, chứ không phải kinh sách Bắc Tông, để chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật. Đó là lối dạy để diệt ý thức “vô phân biệt”làm cho ý thức tê liệt “Chẳng niệm thiện niệm ác”.Các thiền sư tưởng giải “Chẳng niệm thiện niệm ác”là thành Phật, là giải thoát nơi đó, là hết tham, sân, si, nhưng sự thật đó chỉ là một ảo tưởng Phật tánh. Đức Phật đâu có dạy kỳ lạ như vậy, đâu có dạy tu để làm Phật, đâu có dạy tu để nhập thiền định; đâu có dạy tu để có Tam Minh, lục thông; đâu có dạy tu ngồi thiền ba bốn tiếng đồng hồ; đâu có dạy tu để cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương; đâu có dạy tu tập để nhập vào cảnhgiới Niết Bàn; đâu có dạy tu để lại nhục thân, xá lợi; đâu có dạy cúng bái tụng niệm cầu siêu, cầu an, cầu tài, cầu lợi, cầu cho biết ngày, biết giờ chết; đâu có dạy lạy lễ hồng danh sám hối để tiêu tai, giải nạn, để được phước báu nhân thiên và để ngồi thiền hết vọng tưởng. Chính giáo pháp của đức Phật chỉ dạy tu tập để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Đó là mục đích chân chánh của đạo Phật giúp cho loài người thoát khổ, chứ không phải đạo Phật ra đời để hướng dẫn cho mọi người tu tập để thành Phật, để thành Thánh.
Thiền Tông và Đại Thừa đã hiểu sai mục đích của đạo Phật nên mới lừa đảo người khác bằng những lời nói “Vô sở đắc”,nếu có ai nói tu có chứng, có đắc là gạt ngang “chẳng có chứng đắc gì cả”. Cho nên, ông Duy Ma Cật chỉ lập lại những ý nghĩ tư tưởng vô phân biệt: “Luận đến chỗ cứu cánh của vấn đề thuyết pháp thì người nói không nói gì hết, không phô bày gì hết, người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào”.
Thiền tông đã truyền thừa bắt đầu tại nước Trung Hoa khởi xướng từ Bồ Đề Đạt Ma và phát triển rộ nở từ Lục Tổ Huệ Năng.Nhưng loại thiền này là thiền miệng, thiền la, thiền hét, thiền đánh, thiền thoi và luôn luôn vấn đáp công án nghe thật kêu, nhưng thực chất tu hành không có giải thoát, chỉ rơi vào thiền tưởng ngôi lim dim như thi ma người chết, họ cứ tưởng đó là “Phật tánh”.
 Biết bao nhiêu người bỏ công sức tu hành, cuối cùng cũng chẳng ra gì chỉ an trú trong một trạng thái tưởng không niệm. Cho nên thiền sư Thường Chiếu bảo:“Đó là bọn đại bịp”.
Trước khi tịch tổ Pháp Loa bệnh đau rên:
-            Hừ! Hừ!!!
Thấy thế Huyền Quang hỏi:
-            Sao Hòa Thượng rên?
-            Gió thổi qua khe trúc
Tu hành không làm chủ bệnh nên khéotrả lời che đậy“Gió thổi qua khe trúc”,câu trả lời thật là tuyệt vời bưng bít.
Thiền tông đã truyền thừa được sáu đời tại Trung Hoa từ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng và từ đây Thiền Tông phát triển theo kiểu biến dạng thành Tịnh Độ Tông, vì tu thiền không kết quả. Do đó, Tổ ThiềnTông Tuệ Viễn thành lập Liên Trì Thư Xã sớ giải kinh Tịnh Độ. Đó là một hiện tượng báo động cho biết Thiền Tông tu hành chẳng đến đâu nên mới sinh ra pháp môn Tịnh Độ. Thiền tông phát triển đến thiền công án và tham thoại đầu là con đường thiền chấm dứt, không còn phương thế nào phát triển hơn nữa được.
Khi phát triển đến mức độ không còn phát triển được nữa thì lại sinh ra một hệ phái khác: Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Pháp Hoa Tông. Tất cả các hệ phái này đều là con đẻ của Thiền Tông. Cho nên, kinh sách ĐạiThừa là kinh sách phát triển theo kiến giải, tưởng giải của giáo pháp Bà La Môn Ấn Độ, của Thiền Tông Trung Hoa. Các Tổ Sư Thiền Tông Trung Hoa rất khôn khéo, vì biết chắc tín đồ không tin ở họ nên soạn kinh, viết sách đều gán cho Phật thuyết. Đó là có ý đồ lừa đảo Phật tử bằng cách dùng thuật ngữ “Thiền giáo đồng hành”,có nghĩa là lấy giáo tức là lời dạy của Phật làm niềm tin cho thiền. Khi Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa đã tuyên bố: “Giáo ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự. Chỉ thẳng tên người. Kiến tánh thành Phật”.
Vì thế, Bồ Đề Đạt Ma diện kiến vua Lương Võ Đế. Nhà vua hỏi: “- Ai đang ở trước mặt Ta”.
Bồ Đề Đạt Matrả lời: “Không biết”nên bị vua Lương Võ Đế sai lính hầu đánh gãy răng, và thả Ông ra, cấm không cho truyền tà đạo (đạo không đúng đạo Phật), từ đóBồ Đề Đạt Ma lên núi nhập thất, mai danh ẩn tích 9 năm. Người ta gọi ông là ông Bà La Môn ngồi nhìn vách đá chín năm.
“Diện bích cửu niệm
Đấng ngộ Bồ Đề.
Dữ Chân Bồ Tát
Tề thành chánh giác”.
Cho nên, kinh Duy Ma Cật chỉ là một lập luận Phật tánh củaThiền Tông Trung Hoa, chứ không có gì mới mẻ cả.

BÀ LA MÔN

 Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:Kính thưa Thầy, ở miền Bắc chúng con có một số cư sĩ chuyên làm nghề thầy cúng, khi nhà nào có vận hạn xấu mời các cư sĩ đó đến tụng kinh, các cư sĩ đó bảo phải thổi xôi nấu chè để khi làm lễ phải thỉnh Phật. Thưa Thầy Phật cũng còn ăn chè xôi nữa là sao?
Đáp: Tất cả những người cư sĩ làm nghề tụng niệm đều là những vị Bà La Môn mang danh là Phật giáo cũa kinh sách phát triển. Sự thật Phật giáo theo kinh sách phát triển hiện nay là Bà La Môn mượn danh Phật giáo, còn Phật giáo chánh gốc thì không giống Phật giáo Bà La Môn chút nào. Phật giáo Bà La Môn tự đặt cho mìnhcái tên là Đại Thừa có nghĩa là chiếc xe lớn chở được nhiều người, còn Phật giáo chính gốc thì mang một cái tên Tiểu Thừa có nghĩa là xe chở một người, vì vậy hiện giờ người ta gọi nó là Phật giáo của kinh sách phát triển, còn Phật Giáo Nguyên Thủy chánh gốc thì các Bà La Môn dìm xuống gọi là Phật giáo Tiểu Thừa[1].
Khi Phật Giáo của kinh sách phát triển truyền sang đến Trung Hoa, thì một lần nữa nó được thay tên đổi họ do các vị đạo sĩ Tiên Đạo (Lão Giáo), lại biến Phật Giáo Nguyên Thủy chính gốc xuống hàng thứ ba và Phật Giáo phát triển Bà La Môn xuống hàng thứ nhì, còn Phật Giáo Tiên Đạo (Lão Giáo) đứng hàng thứ nhất gọi là Phật giáo Tối Thượng Thừa có nghĩa là chiếc xe lớn nhất thiên hạ.
Cho nên,chúng ta phải hiểu Thiền Tông không gì khác hơn là Lão Giáo và trở thành Phật Giáo Tối Thượng Thừa (Trung Hoa), Bà La Môn trở thành Phật Giáo Đại Thừa(ẤnĐộ), còn Phật Giáo Nguyên Thủy chánh gốc thì trở thành Phật Giáo Tiểu Thừa.
Các vị cư sĩ tụng niệm là những thầy Bà La Môn chứ không phải cư sĩ đệ tử Phật. Cư sĩ đệ tử của Phật không có tụng niệm, chỉ lo tu tập và trau dồi thân tâm để có một đời sống đạo đức, không làm khổ mình, khổ người, để đem lại cho mình, cho người một đời sống an lạc và hạnh phúc.
Hiện giờ các chùa tổ chức ban hộ niệm do cư sĩ tụng niệm đều là ảnh hưởng của Bà La Môn mà trong kinh phát triển dạy tụng niệm, cúng bái, tế lễ, cúng vong, cúng linh, cúng sao, giải hạn v.v.. Tất cả những sự mê tín đều do kinh sách phát triển tạo ra, tức là của Bà La Môn[2].
Có lần, Thầy đến dự một đám tang của người Trung Quốc, không thấy có ông Thầy chùa nào tụng kinh cả, chỉ có một người cư sĩ mặc áo dài kiểu nhà sư ngồi rung chuông tụng niệm. Như vậy Phật giáo Bà La Môn đã truyền qua Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản. Nên hình thức cúng bái tụng niệm đều giống nhau.
Trong kinh Nguyên Thủy có nhắc đến sự cúng tế của đạo Bà La Môn. Mỗi lần đạo Bà La Môn cúng bái, tế lễ phải giết hằng trăm ngàn loại thú vật để cúng tế. Ở đây, các vị này đòi cúng chè xôi đó là quá ít.Cúng tế như vậy chỉ có đấng giáo chủ Bà La Môn về thọ dụng chứ đâu phải cúng Phật. Và đạo Phật đâu có thọ dụng thực phẩm thế gian. Kinh Phật dạy:“Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn’’,chứng tỏ Phật dùng thiền để sống chứ không phải dùng thực phẩm để sống như chúng ta tưởng.


[1]Hòa Thượng Nhất Hạnh, trong quyển sách mới xuất bản, vào tháng 5 - 2001 “Sen Nở Trời Phương Ngoại” đã nói rằng “Phật giáo Đại Thừa xuất hiện sau thời kỳ Phật giáo Bộ Phái, và những người tự nhận là Đại Thừa cho tất cả các bộ phái khác Thượng Tọa Bộ, phái Nguyên Thủy, v.v.. cùng một loại Tiểu Thừa” (trang 6).
[2]HT Thanh Từ trong thời pháp tại quận Cam, vào tháng 11, năm 2000 đã nói kinh A Di Đà xuất hiện vào thế kỷ thứ sáu sau Tây lịch (xem bài Tùy Duyên Nhi Bất Biến, trang 20 tập san Đất Lành Bộ mới, số 3&4, năm 2001)

LÀM CHÙA, TÔ TƯỢNG, ĐÚC CHUÔNG

Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:Kính thưa Thầy! Người đời truyền thuyết cho nhau làm thiện có ba việc, làm chùa, tô tượng, đúc chuông, ba việc này làm được thì công đức thật là vô biên vô lượng. Thưa Thầy có đúng không?
Đáp:Đây không phải là truyền thuyết của người đời mà là kinh sách nhân quả của kinh sách phát triển do Thượng tọa Thiền Tâm đã dịch ra Việt ngữ. Ca ngợi ba việc làm có công đức và phước báo lớn, đó là làm chùa, tô tượng, đúc chuông. Làm chùa, tô tượng, đúc chuông là một lối lừa đảo lường gạt Phật tử nhẹ dạ dễ tin.
Lịch sử đã ghi lại những nhà vua làm chùa, tô tượng, đúc chuông mà chết một cách rất xót xa như nói về làm chùa, tô tượng, đúc chuông của vua Bình Sa Vương ở Ấn Độ và vua Lương Võ Đế ở Trung Hoa.
 Ngay từ thời đức Phật còn tại thế. Tịnh Xá Trúc Lâm không phải là của một nhà vua xây cất cúng dường cho đức Phật sao? Thế mà ông chết đói trong ngục, đó là vua Bình Sa Vương.
Vua Lương Võ Đế cất 72 kiểu chùa tô tượng, đúc chuông đầy đủ, thế mà ông bị giặc Hầu Nhân Bảo giết. Còn ở Việt Nam thì các vua Nhà Lý đã xây dựng bao nhiêu chùa, tạc bao nhiêu tượng, đúc bao nhiêu chuông, thế mà dòng tôn thất nhà Lý bị chôn sống. Thời nhà Trần là thời vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng xuất phát từ đó. Thế mà, nhà vua cuối cùng phải tự tử một cách đau thương và thê thảm. Như vậy kinh sách phát triển đã từng kêu gọi mọi người làm chùa, tô tượng, đúc chuông thì sẽ được công đức vô lượng vô biên. Đó là lối lừa đảo làm tiền Phật tử. Lịch sử từ Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam đã chứng minh sự lừa đảo của những kinh sách phát triển quá rõ ràng.
Nên trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy: cúng dường bố thí cho đúng chánh pháp tức là cúng dường đúng đối tượng thì mới có lợi ích, còn bố thí cúng dường sai thì cũng giống như đem hạt giống tốt trồng trên đất xấu (đất cằn cỗi) thì hạt giống hư mà chẳng lợi ích gì, nhiều khi còn phi đạo đức tạo duyên cho kẻ khác làm ác.
Đức Phật còn dạy cúng dường tứ sự cho bậc chân tu giới đức nghiêm chỉnh, thiền định sâu mầu được nhiều công đức và phước báo nhưng không bằng giữ gìn năm giới.
Rõ ràng Phật đã dạy như vậy là không lừa đảo gạt người, chỉ có phước báo lớn là ta phải tự làm thiện, sống thiện, ăn ở thiện thì phước báo vô lượng vô biên, tức là tạo nhân quả tốt thì hưởng phước báo, chứ không phải xây chùa, tô tượng, đúc chuông là phước báo lớn, đó là ta bị những kẻ kinh doanh Phật giáo lừa gạt.
Ta cúng dường bậc chân tu giới đức nghiêm chỉnh là để duy trì Phật giáo mãi mãi trên thế gian này. Vì Phật giáo có duy trì thì có những hình ảnh bậc chân tu làm gương hạnh thiện pháp để ta noi theo sống và làm việc thiện, tạo nên một xã hội không có con người làm khổ cho nhau (giải thoát).
Đế Thiên, Đế Thích là một ngôi chùa được liệt vào một kỳ quan trong bảy kỳ quan thế giới. Hiện giờ, người ta thấy kiến trúc đẹp đẽ của nó, chứ người ta đâu có nghĩ rằng bao nhiêu tiền của và mồ hôi xương máu của toàn dân nước Cămpuchia đã đổ vào bằng một sự cưỡng bức, ép buộc của nhà vua độc tài sùng đạo.
Lẽ ra việc làm chùa, tô tượng, đúc chuông như nhà vua và dân chúng nước Cămpuchia thì công đức sẽ vô lượng vô biên. Có đâu dân tộc này lại diệt chủng gần hết và nghèo nàn, lạc hậu, hung ác như thế này.
Thời gian đã qua cũng đủ xác chứng được những lời nói của Thầy về các pháp môn lừa đảo của các tông phái do kinh sách phát triển dựng ra. Cho nên, việc cúng dường cất chùa tô tượng đúc chuông có phước báo lớn là một việc lừa đảo, chỉ cần chịu khó suy nghĩ một chút là sẽ thấy rõ ràng. Tuy Thầy đã dẫn chứng những trang sử như vậy nhưng chắc gì quý vị đã tin, Hãy chờ đợi, nếu bây giờ quý vị còn kiến chấp chưa đủ điều kiện để tin lời Thầy đã nói thì ngày mai sẽ rõ.

ÔNG TÁO

 Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:Kính thưa Thầy! Sắp đến ngày 23 Tết Âm lịch, năm nào cũng vậy, mọi nhà lo mua ba bộ mũ, hia, giày và một con cá chép sống để cúng tiễn đưa ông Táo về Trời và ông Táo sẽ tâu trình với Ngọc Hoàng việc làm ác và thiện của gia chủ. Như vậy có không, xin Thầy chỉ dạy? Có người còn bảo năm nào mà không mua mũ cho ông Táo, thì đêm đến nằm mơ thấy ông Táo về đòi. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ông Táo là một chuyện mê tín của dân gian, mục đích là để răn người làm điều ác, vì làm điều ác là ông Táo sẽ về chầu Trời tố cáo tội ác trong năm, và Ngọc Hoàng sẽ cho giáng họa và người làm ác sẽ chịu biết bao nhiêu đau khổ. Mũ hia áo mão của ông Táo giống như mũ hia áo mão của một vị quan phong kiếnÔng Táo không có thật mà chỉ là một tưởng tri của loài người để khiến cho người ta sợ mà không làm điều ác.
Từ câu chuyện dân gian răn nhắc đừng làm ác, biến dần thành một phong tục đến cuối năm nhà nào cũng đều cúng ông Táo, để ông về tâu bớt những chuyện làm ác của mình, để ông Trời không có gieo tai họa. Câu chuyện biến dần thành câu chuyện lo lót hối lộ. Từ câuchuyện răn nhắc đừng làm ác thì dần dần biến thành phi công lý, đạo đức (hối lộ mũ hia giày, quần áo, cá chép, cúng bái thần linh là một hình thức hối lộ).
Nằm mộng thấy ông Táo về đòi, đó là tưởng mộng chứ ông Táo đâu có thật. Người ta huyền thoại nhiều câu chuyện về Táo quân “Một bà hai ông” bây giờ đã thành một phong tục truyền thống dân tộc cứ đến ngày 23 tháng chạp nhà nhà đều cúng đưa ông Táo về trời.
Phật giáo phát triển cũng chịu ảnh hưởng, nhưng lấy ngày đó làm ngày lễ đưa chư thiên về chầu trời, “Dân gian thì đưa Táo Quân, Phật giáo thì đưa chư thiên về trời”.
Qua câu chuyện ông Táo đã chỉ cho chúng ta thấy được Phật giáo phát triển có trí tuệ hay không trí tuệ, điều này chắc ai cũng rõ. Câu chuyện mê tín dân gian mà Phật giáo phát triển lại biến thành Phật giáo mê tín. Bởi vậy Phật giáo phát triển có đáng cho chúng ta đủ niềm tin chăng? Phật giáo phát triển đi đến đâu cũng viên dung và viên thông, lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín của dân gian làm giáo pháp của mình. Hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn Phật giáo phát triển đi đến đâu đều gieo rắc mê tín đến đó.
Cho nên, giáo pháp Phật giáo phát triển là giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo khác chỉ cần thay danh từ là biến thànhgiáo pháp của mình. Khi dân gian mê tín cúng Táo Quân thì Phật giáo phát triển biến danh từ Táo Quân thành danh từ chư Thiên.
Nếu các nhà nghiên cứu Phật giáo phát triển xét kỹ, đừng kẹt trong danh từ thì thấy rất rõ giáo pháp đó là bã mía của các tôn giáo khác. Đó là đứng về nội dung, còn đứng về hình thức thì giáo pháp phát triển không có gì đặc biệt chỉ giống như chiếc áo nhiều mảnh vải kết lại mà thành.
Cho nên, câu chuyện Táo Quân là câu chuyện tưởng tượng, chứ không có thật Táo Quân, chỉ có người không thông hiểu mới tin rằng có thật. Cúng lễ Táo Quân ngày 23 là phong tục mê tín dân gian.

THẦY TỤNG

 Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:Kính thưa Thầy! Các cư sĩ tại gia ngày nay học hỏi kinh sách phát triển dạy về táng tụng, cúng bái làm Bồ Tát hạnh. Các vị ấy tự xem mình tài giỏi hơn ai hết, hơn cả các thầy ở trong chùa nữa. Thưa Thầy như vậy có đúng không?
Đáp: Kinh sách phát triển chế ra Bồ Tát giới để cho hàng cư sĩ thọ giới Bồ Tát, làm việc từ thiện, giúp mọi người cúng bái tế lễ. Đó là một hình thức của Bà La Môn giáo ngày xưa. Bà La Môn giáo chia làm ba giai đoạn:
1-        Bà La Môn giáo thiếu niên, thì phải học tập thông suốt kinh điển cúng bái tế lễ, đây là giai đoạn học tập (giống như các Thầy ứng phú của kinh sách phát triển).
2-        Bà La Môn giáo trung niên, chuyên cúng bái tế lễ, sống ăn mặc như người thế tục giống như cư sĩ bây giờ, gọi là Phạm chí. Đây là giai đoạn làm từ thiện (Bồ Tát Hạnh).
3-        Bà La Môn Giáo tuổi già, bỏ nhà cửa gia đình thân quyến xuất gia đi tu nhưng đầu không có cạo. Đây là giai đoạn tu hành của Bà La Môn giáo.
Người cư sĩ tụng niệm, cúng tế, làm Bồ Tát Hạnh chính là Bà La Môn tụng niệm. Cho nên hình thức tổ chức của kinh sách phát triển là của Bà La Môn giáo. Người cư sĩ hành nghề cúng tế tụng niệm là một Bà La Môn. Họ không phải là một người tu mà là một người bình thường như thế tục, chỉ hơn người khác là có đọc kinh sách Vệ Đà và các nghi thức cúng tế. Thọ giới Bồ Tát rồi tự xưng mình là Bồ Tát (giới Bồ Tát cũng tự họ đặt ra) nên bản chất ngã mạn tự kiêu của họ rất lớn. Những người này chúng ta không nên trách, vì họ là những cư sĩ Bà La Môn (khất thực).
Đáng trách là trách quý vị tỳ kheo đầu cạo, mặc pháp y mà đi làm chuyện mê tín gạt người khác, chứ còn các vị cư sĩ Bà La Môn này họ hành nghề của họ, chứ không nên trách họ làm gì.

(sưu tầm theo Đường Về Xứ Phật) 



Tham khảo:

6 nhận xét:

  1. Trong LUẬN LÝ HỌC có câu "Chưa biết rõ mà phê phán là HỒ ĐỒ". GIÁO LÝ CỦA PHẬT THÍCH-CA có 2 điều cơ bản: TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI LUÂN HỒI (tục đế) và VÔ NGÃ (chân đế); Dễ dàng khế hợp lại rất rõ là "LUÂN HỒI NHƯNG VÔ NGÃ". Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC đã chỉ thương mở cho chúng sanh xoay quanh PHẬT Ý đó và NHƯ PHẬT THÍCH-CA đã từng thổi tan CÁC LUẬN ĐIỆU VÔ MINH CHẤP LUÂN HỒI HỮU NGÃ (kề cả của những người xưng họ THÍCH - như Đại kinh Saccaka); Do vậy cũng xứng "ĐẠI BI - ĐẠI TRÍ - ĐẠI DŨNG" như PHẬT THÍCH-CA chớ đâu chỉ A-LA-HÁN !

    Trả lờiXóa
  2. Bọn đại thừa nó cố chấp lắm nói cũng vô ích thôi

    Trả lờiXóa
  3. bạn không nên nói vậy, đừng nên quơ đũa cả nắm, trong số bạn nói có những vị đắc đạo cao siêu đó, vậy là bạn rước họa rùi

    Trả lờiXóa
  4. Con ma chet roi..that the tham..adidaphat

    Trả lờiXóa
  5. Dai thua cac ban theo ko dung thi hay cho ve goc ngthuy dung tin sai duong ruoc kho vao than cai j dung hay cong nhan cai j sai thi bac bo dung nghj bi trung hoa do ho riec dam ra cu tin theo truyen thong rui may vi to cua ta thi ko dc

    Trả lờiXóa
  6. Đạo nào bây giờ cũng loạn cả lên, cho mình là đúng còn người lhác thì sa...

    Trả lờiXóa