GIỚI ĐỊNH TUỆ của BÁT CHÁNH ÐẠO _ Piyadassi Thera

Trước khi nhập diệt (Niết bàn) Ðức Phật cho gọi các hàng đệ tử lại và căn dặn: "Pháp và Luật (Dhamma vinaya) Như Lai đã giảng giải và ban hành cho các con, sau khi Như Lai diệt độ, chính Pháp và Luật này sẽ là Ðạo Sư của các con[1]".
Từ lời di huấn này, chúng ta thấy rõ rằng đường lối tu tập của Ðức Phật, hệ thống Tôn giáo của Ngài, bao gồm Pháp và Luật. Luật hàm ý sự toàn hảo về phương diện đạo đức, chế ngự những hành động của thân và khẩu, phép tắc cư xử trong đạo Phật. Tất cả những điều này thường được gọi là Sìla (giới) hay học giới, pháp đề cập đến việc tu tập tâm, chế ngự tâm, đó là thiền hay sự phát triển Ðịnh Tâm (Samàdhi) và Trí Tuệ (Pannà). Ba phần Giới, Ðịnh và Tuệ này là những lời dạy căn bản nếu được tu tập một cách thận trọng và trọn vẹn sẽ nâng con người từ thấp lên cao; đưa họ từ bóng tối ra ánh sáng, từ tham dục đến xả ly, và từ loạn động đến tịnh lặng.

Thiền - phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc (Lương y Võ Hà)

Đức Phật được tôn xưng là một vị Đại Y Vương vì Ngài đã vạch ra được những con đường giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.
Đức Phật được tôn xưng là một vị Đại Y Vương vì Ngài đã vạch ra được những con đường giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.

Lời Phật dạy về việc ca hát của tứ chúng



Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài.

Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác) – (Luật tạng, Tiểu phẩm).

1. Cư sĩ tại gia

Đối với người cư sĩ tại gia nguyện giữ 5 giới căn bản, ca hát không là vấn đề. Đức Phật không ngăn cấm người cư sĩ ca hát, sử dụng âm nhạc. Điều quan trọng là gìn giữ tâm ý, không để lôi cuốn, loạn động bởi âm thanh qua bài ca, tiếng hát, nhạc điệu. Âm nhạc và ca hát – đối với hàng cư sĩ – nếu biết sử dụng khéo léo, đúng thời, đúng mục đích, là một phương tiện truyền thông tốt trong các sinh hoạt Phật giáo.

Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển Phật giáo - Chúc Phú


NSGN - Chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được1. Sự khẳng định của câu kinh vừa nêu đã đồng thời cho thấy, quá trình trao đổi thông tin giữa người với người mà thuật ngữ chuyên ngành hôm nay gọi là nghệ thuật giao tiếp, đã được ghi nhận và lưu tâm từ thời Đức Phật. Với Phật giáo, việc giao tiếp giữa các cá nhân nhằm truyền đạt thông tin là điều rất mực quan trọng, nhất là những thông tin liên quan đến lộ trình khai phóng tâm linh và đoạn tận đau khổ.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng - Chúc Phú

NSGN - Cư sĩ là người đã quy y Tam bảo. Đó là điều được xác tín trong cả kinh điển Bắc truyền và Nam truyền(1) Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung. Khảo sát từ kinh tạng và qua cuộc đời của những vị cư sĩ tiêu biểu thời Phật cho thấy, mẫu hình người cư sĩ lý tưởng được Đức Phật đề cập khá cụ thể và chi tiết. Theo khảo sát, một người cư sĩ lý tưởng phải hoàn thiện bốn phẩm chất cơ bản: Ổn định về kinh tế; trang nghiêm về giới hạnh; thăng bằng và điều hòa; hộ pháp và hoằng pháp.

Ý nghĩa của “niết bàn” theo quan điểm Phật giáo

Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ.
Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử.

Cảm xúc thiền để đạt được giác ngộ cao nhất



Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.

Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hoà và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của nó càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đã và đang quan tâm, và hướng về nó một cách tích cực.

Bí ẩn 7 viên xá lợi của ni cô sau khi viên tịch ở Quảng Ninh

imageKhi viên tịch, ni cô Huệ Tánh, một vị nữ chân tu tại Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) đã để lại 7 viên xá lợi lấp lánh. Đây là việc khá hy hữu bởi xá lợi thường được cho là chỉ tìm thấy ở những vị tăng chân tu (nam giới)...
Điều kỳ diệu sau khi viên tịch

Vượt qua quãng đường hơn 200km từ Hà Nội, chúng tôi có mặt tại Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu). Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là quy mô hoành tráng và không gian tĩnh mịch của một Thiền viện dành cho các nữ tăng tĩnh tâm tu đạo.

Thiền viện nằm ngoài khu vực dân cư, tránh xa khỏi những ồn ào xô bồ của đời thường, đây cũng có thể coi là điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tôn giáo về phía Đông Bắc Tổ quốc, qua Yên Tử, đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên...

Đời sống lành mạnh - Tiến sĩ Andrew Olendzki

Tiến sĩ Andrew Olendzki, từng được đào tạo tại khoa Nghiên cứu Phật học tại Đại học Lancaster (Anh quốc) cũng như tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ) và Đại học Sri Lanka. Hiện tại, ông là Tổng biên tập Tạp chí Minh Sát Tuệ (Insight Journal), Giám đốc điều hành và học giả uy tín tại Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Barre, tại Barre, Massachusetts. Ông là tác giả của cuốn sách “Tâm Bất Tận” (Unlimiting Mind), một tác phẩm luận giải về tâm lý học thực nghiệm cơ bản của Phật giáo.

Tìm hiểu về Nghiệp - Hòa thượng Silānanda

Nghiệp báo

Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại gặp cảnh đau khổ. Tôi có quen một người Ý Đại Lợi. Người này rất băn khoăn thắc mắc về vấn đề bất đồng của các cá nhân trong xã hội. Ông ta suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều. Ông tìm hỏi nhiều người về vấn đề này, nhưng không tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Một ngày nọ ông đọc được một cuốn sách về Phật Giáo trong đó có nói đến luật Nghiệp Báo. Khi đọc về luật Nghiệp Báo ông ta rất thỏa mãn với những lời giải thích của luật Nghiệp Báo. Ông quyết định tìm hiểu thêm về đạo Phật. Ông sang Á Châu trở thành một nhà sư, và mất ở tuổi tám mươi. Luật Nghiệp Báo là động lực đầu tiên khiến ông trở thành một nhà sư Phật Giáo.

Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau

Các nhà khoa học vẫn chưa hề có lời giải nào chính xác cho những vụ việc bỗng dưng có người tới nhà nhận là người tình kiếp trước. “Lộn kiếp” để bám theo tình cũ

Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?

Tứ niệm xứ - Thiền nội quán Vipassana - Taungpula Kaba-Aye Sayadaw Phaya

Hỡi các hành giả cao thượng! Tại sao các hành (Sankhara) của chúng sanh sinh khởi? Đức Phật dạy rằng các hành của chúng sanh sinh khởi  nguyên nhân là do vô minh và tham ái (avijja và tanha)
"Yaya ca bhikkhave, avijjaya nivutassa Balassa

Yaya ca tanhaya samyuttassa ayam kayo samudagato "

Câu này có nghĩa là này cácTỷ-kheo, bị che lấp bởi vô minh (avijja) kết hợp với tham ái  nên tấm thân của kẻ xuẩn ngốc này hình thành.

Sự quan trọng của Chánh niệm (Kinh Đại Niệm Xứ) - Thiền Sư U Sīlānanda

Vài lời giới thiệu

Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là thực hành chánh niệm. Tôi nhận xét rằng tất cả những phương pháp hành thiền của những thiền sư hiện đại đều dạy thực hành chánh niệm trong kinh Tứ Niệm Xứ.
Mỗì một thiền sư danh tiếng tự chọn cho mình một “chuyên môn” theo kết quả kinh nghiệm cá nhân, nhưng chung quy vẩn dạy chánh niệm trong thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Minh Sát, hay Vipassana. Hiện nay danh từ Vipassana thường dùng để chỉ thiền Minh Sát, hay Tứ Niệm Xứ, rất phổ thông trong cộng đồng tu thiền.

Vượt qua buồn chán và trầm cảm - Ajahn Jagaro


Vượt qua  buồn chán và trầm cảm xem ra là một chủ đề thú vị. Tất nhiên, bạn chẳng bao giờ biết sau khi vượt qua nó xong,  kế tiếp sẽ là gì - thậm chí kết quả có thể  còn tồi tệ hơn - nhưng tôi chắc chắn rằng hầu hết mọi người đều mong đợi “vượt qua” mang một ý  nghĩa  tốt đẹp hơn.

Bài pháp thoại này chủ yếu là một sự suy niệm dựa trên những kinh nghiệm rất phổ biến của con người mà chúng ta ai cũng có.

Thái Lan: Wat Khunaram và nhục thân bất hoại của ngài Loung Pordaeng

Wat Khunaram (chùa Khunaram) tọa lạc tại phía Tây của Hua Thanon và Tây Nam bãi biển Lamai, ở đảo Koh Samui. Mặc dù Wat Khunaram không phải là một trong những ngôi chùa đẹp và hùng vĩ của Thái Lan, nhưng là nơi đáng để mọi người đến hành hương, chiêm bái vì ở đấy có thờ nhục thân bất hoại của một vị tăng sĩ, vị ấy chính là ngài Loung Pordaeng.

An lạc vượt ngoài thế gian - Ajahn Chah

Kết quả hình ảnh cho ajahn chahThực hành Giáo Pháp là công trình vô cùng quan trọng. Nếu không có pháp hành tất cả hiểu biết của chúng ta chỉ là hiểu biết trên bề mặt, chỉ hiểu biết cái vỏ bề ngoài. Cũng giống như ta đã có một loại trái cây nhưng chưa bao giờ ăn đến. Mặc dầu trái cây sẵn có trong tay, nhưng ta không hưởng lợi ích của nó. Chỉ bằng cách thực sự có ăn, ta mới cảm nhận được mùi vị của trái.
Đức Phật không ca ngợi những ai chỉ tin tưởng suông nơi người khác. Ngài tán dương người hiểu biết bên trong chính mình.

Sống với Pháp trong cuộc đời - Ajahn Chah


Có một số người vẫn chưa hiểu tính chất của sự thực tập Thiền. Họ nghĩ rằng thiền hành, tọa thiền và nghe pháp thoại là thực tập.
Thật là như vậy, nhưng đây chỉ là những thực tập phiến diện, sự thực tập thật ra nằm nơi phần tinh thần, với một đối tượng.  Ðấy mới là sự thực tập thật sự.  Ví dụ khi người ta nói một điều gì đó mà mình không thích thì sự bực dọc, tức tối nổi lên; nếu họ nói gì đó mà ta thích thì ta vui vẻ và đồng lòng.   Và đấy là lúc mà ta cần phải thực tập.  Thực tập như thế nào ?  Ðây mới là vấn đề chính.

Chánh niệm tỉnh giác - Ni sư Ayya Khema

Đó là bốn căn bản chánh niệm: thân thọ tâm và pháp. Chánh niệm là sự thuần chú tâm; không kèm theo phán đoán. Đó chính là sự tỉnh giác hiểu biểt rõ ràng rằng các cảm xúc, tình cảm, tâm hay pháp là thiện hay bất thiện, để giúp chúng ta chuyển hóa.
Trong kinh Sa Môn Quả, Đức Phật còn phải giảng giải cho Potthapàda nhiều điều để tu tập, trước khi chỉ dạy cho ông về phương pháp hành thiền cũng như sự đoạn diệt tăng thượng tưởng. Giờ Đức Phật thuyết về chủ đề chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng (tỉnh giác). Đây là phương cách mà Ngài đã khai triển trong rất nhiều bản kinh: đầu tiên là gìn giữ giới luật, kế đến là kiềm chế các căn, rồi đến chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng (tỉnh giác). Hai điểm sau cùng đi đôi với nhau, thường được nhắc đến cùng lúc. Sati là chánh niệm và Sampajanna là sự hiểu biết rõ ràng.

Vipassana thực tiễn - Bhante Henepola Gunaratana

Có lẽ bạn đã từng được khuyên rằng lúc nào cũng phải nên giữ chánh niệm, cho dù bạn đang ở nhà hay trong văn phòng, hoặc ở  trên xe buýt,  trong xe ô tô của bạn hoặc trong xe ô tô của người khác , v.v…
Bạn có thể hiểu ý của lời khuyên này là muốn lúc nào  bạn cũng  phải giữ sự chú tâm vào hơi thở của mình.

Trong khi lái xe , nếu chỉ đơn thuần  giữ sự chú tâm vào hơi thở,  bạn có thể sẽ gặp phải một  số vấn đề, chẳng hạn như không chú ý đến việc lái xe hoặc  bạn quên mình đang lái xe và có thể gặp tai nạn.

Quán sát nội tâm - Upasika Kee Nanayon

Tóm tắt Pháp hành

Phương pháp thực hành này rất dễ học, có ngay kết quả, và thích hợp ở mọi lúc, mọi nơi, và cho mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Đó là sự thực hành ngay nơi thân này –cái thân cao dài hơn một sải– do tâm làm chủ.
Thân này sở hữu rất nhiều thứ, từ thô đến tế, rất đáng cho chúng ta tìm hiểu.
Những ai muốn thực hành Pháp này cần tự tu tập để biết các tiến trình sau đây:

Minh Sát Thiền do Ngài Mahasi Sayadaw truyền dạy - Viên Giác dịch

Minh Sát Thiền do Ngài Mahasi Sayadaw truyền dạy

  Pháp hành Minh Sát Thiền là nỗ lực để hiểu một cách đúng đắn bản chất hiện tượng tinh thần và thể lý trong thân thể người tu tập. Hiện tượng thể lý là những việc hay vật mà người tu nhận thức một cách rõ ràng quanh mình và bên trong mình. Toàn thể thân xác người tu gồm một nhóm các phẩm chất thể lý. Hiện tượng tinh thần là họat động của ý thức hay cái biết. Những điều này được nhận thức một cách rõ ràng bất cứ khi nào các pháp được nhìn thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, hay được nghĩ tới. Chúng ta phải tỉnh thức về các hiện tượng tinh thần này bằng cách quan sát chúng và ghi nhận [niệm về] chúng như: "[đang] thấy, thấy", "nghe, nghe", "ngửi, ngửi", "nếm, nếm", "sờ, sờ", hay "nghĩ, nghĩ".

Hướng dẫn hành thiền - Ajahn Chah

Có một số đọc giả gửi email thắc mắc về việc hành thiền (định và quán), hoặc có thể tu quán mà không nhập thiền được không?  v.v và v.v…
Sau tìm đọc một số tài liệu, Supanna Thiện Trí nhận thấy bài giảng của ngài Ajahn Chah có thể đáp ứng được thắc mắc chung của qúy đọc giả nên đã dịch ra để gửi đến bạn đọc. Với lối giảng dạy giản dị nhưng sinh động cùng với kinh nghiệm thực chứng, bài giảng của ngài có thể như là một bản phác thảo rõ ràng về Con Đường. Hy vọng qúy đọc giả quan tâm đến Pháp hành sau khi đọc xong bài này có thể hình dung được  con đường  đi đến Giải thoát – Níp – bàn như thế nào và vững tin với Pháp hành mà mình đã chọn.

Hãy tự mình tu tập! - Bhante Henepola Gunaratana

Đại đức Ananda, thị giả của Đức Phật, đã phục vụ Đức Phật trong suốt 25 năm.  Đã nhiều lần,  Đức Phật yêu cầu ngài hãy cố gắng phấn đấu để đạt được sự Giác ngộ.
Đại đức Ananda tinh thông các Pháp và mọi lý thuyết về thiền tập.  Tuy nhiên, do ngài hoan hỷ trong việc  phục vụ cho Đức Phật và Tăng chúng,  ngài đã lờ đi mục tiêu Giác ngộ cho chính bản thân  mình  cho đến khi -  cuối cùng -  do áp lực rất lớn từ 499 vị A-la –hán, những vị được triệu tập cho cuộc kiết tập Kinh điển đầu tiên.

Thiền quán và bốn sự thật cao diệu - Thiền sư Mahasi Sayadaw


Chân lý mà chúng ta phải thực chứng là chân lý có liên quan đến Tứ Diệu Đế, Bốn Sự Thật Cao Diệu. Đó là: (1) Sự Thật về Khổ (Khổ đế), (2) Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập đế), (3) Sự Thật về sự Diệt Khổ (Diệt đế), và (4) Sự Thật về Con Đường đưa đến Diệt Khổ (Đạo đế).

Sự thật về Khổ có liên quan đến bản chất của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Theo Kinh Chuyển Pháp Luân, chúng ta phải thấu triệt sự khổ nầy để thông hiểu một cách đúng đắn.

Bí mật của hơi thở - Bhante Henepola Gunaratana

Tối nay, tôi sẽ trình bày về một sự việc rất đơn giản và thực tế, và tuy vậy rất ít người quan tâm đến nó. Tôi muốn nói về sự bí mật của hơi thở, về sự thật ẩn mình trong hơi thở. Mặc dù chúng ta thở suốt cả đời mình, chẳng mấy ai trong số chúng ta quan tâm nhiều đến hơi thở, để có thể khám phá sự thật mà hơi thở có thể hiển lộ ra.



Suy nghĩ có bao giờ ngưng không? -- Bhante Henepola Gunaratana


Đức Phật khuyên các Tỳ kheo, “ Này các Tỳ kheo, khi các ông tụ họp với nhau, các ông nên làm một trong hai điều: Thảo luận về Giáo Pháp hoặc quan sát sự im lặng cao quý "

Im lặng cao quý là trạng thái của tâm khi không có sự suy nghĩ. Tâm hoàn toàn im lặng. Suy nghĩ chỉ có thể ngừng nếu chúng ta huấn luyện tâm của chúng ta  làm như vậy thông qua thiền tập đúng cách.

Quán niệm: Phương thuốc hữu hiệu để giảm đau - Tony Bernhard


Tony Bernhard là giáo sư Luật học tại  University of California trong suốt 22 năm kể từ lúc nhận bằng tiến sĩ Luật năm 1982. Từ năm 1992, bà đã bắt đầu nghiên cứu và thực hành Phật giáo.

Bắt buộc phải về hưu sớm vì bệnh mãn tính năm 2004, bà cảm thấy tuyệt vọng và tự dày vò mình vì có cảm tưỡng đã làm tan nát cuộc sống của người bạn đời. Sau khoảng năm sáu năm đau khổ, bà quay lại với thiền quán niệm và nhận ra phương pháp thiền quán niệm là phương thuốc hữu hiệu để giảm đau đớn thể xác.

Chấp nhận chính mình - Ni sư Ayya Khema

Quả là một hiện tượng lạ khi con người thường thấy rất khó để yêu  thương chính bản thân mình, vậy mà chúng ta vẫn thường nghĩ rằng việc này dễ nhất trên đời vì có  ai mà không thường xuyên quan tâm đến chính mình. Lúc nào chúng ta cũng bận tâm đến việc chúng ta làm được bao nhiêu tiền, thành quả công việc của mình tốt đẹp ra sao, chúng ta thấy thoải mái như thế nào. Chẳng phải Đức Phật đã từng dạy rằng: "Chúng sanh yêu chính mình hơn ai hết ” sao? Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy thực sự khó để yêu thương chính mình?

Tâm định và thiền Quán Vipassana - Thiền Sư U Silananda

Tâm Ðịnh là một yếu tố rất quan trọng trong pháp môn thiền Quán Vipassana. Không có tâm Ðịnh, những tuệ Minh sát không thể phát triển, và hành giả không thể thấu suốt được bản chất thật sự của vạn vật, không thể thực chứng được ba đặc tướng vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã của Thân Tâm.

Chánh niệm - Henepola Gunaratana


Thiền Quán còn gọi là Thiền Tuệ hay Thiền Minh Sát (tiếng Pali: Vipassana) đã được Đức Phật chỉ dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, là phương pháp thiền đặc biệt chú trọng vào việc giữ sự chánh niệm liên tục. Chánh niệm, tiếng Anh là ‘Mindfulness’, tiếng Pali ‘Sati’.
Chánh niệm là một tiến trình vi tế mà bạn đang thực hiện ngay thời điểm hiện tại. Khi bạn nhận thức (biết được) một vật gì lần đầu tiên, khi ấy sẽ có một sự ý thức (biết) thuần tuý thoáng qua rất nhanh trước lúc bạn có khái niệm về vật đó, trước lúc bạn nhận dạng ra nó. Chính giai đoạn ý thức (biết) thuần tuý đang trôi chảy đó là Chánh niệm.

Kinh Giới Hạnh - Hòa thượng Thiền Sư Silananda giải


Kinh Giới Hạnh
Silavanta Sutta
Hòa thượng Thiền Sư Silananda
Nita Truitner dịch Việt
Mục Lục
Lời Giới Thiệu
Tiểu Sử Thiền Sư U Silananda
Kinh Giới Hạnh
1. Giới Thiệu Về Ngũ Uẩn
2. Vô Thường
3. Khổ
4. Ba Đặc Tướng
5. Nhập Lưu
6. Phước Báu Và Những Bảo Vật Cao Quý
7. Con Đường Đến Niết Bàn
8. Các Tầng Thánh Đạo Cao Hơn
9. Sự Quan Trọng Của Chánh Niệm
10. Chỉ Dẫn Về Cách Hành Thiền Minh Sát

Quán sát tâm - Sayadaw U Jotika

Chánh niệm là một cách sống. Bất cứ nơi nào mà quý vị đến và bất cứ điều gì mà quý vị làm đều phải được chánh niệm. Suy nghĩ là một cản trở lớn trong chánh niệm. Dĩ nhiên để ghi nhận được những suy nghĩ là điều rất quan trọng và nhìn cái tâm của quý vị với cái tâm không xét đoán hoặc khiển trách. Chỉ nhìn nó một cách thật đơn giản, cũng không có tôi hay ta.

194 câu nói trích từ các bài giảng của ngài Ajahn Chah -Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch


Sinh và tử

1. Thực hành tốt đẹp là tự hỏi mình: "Tại sao ta sinh ra?" Sáng, trưa, chiều, tối... mỗi ngày hãy tự hỏi mình câu hỏi đó.
2. Sinh và tử của ta chỉ là một. Bạn không thể có cái này mà chẳng có cái kia. Người ta buồn rầu than khóc khi có ai chết, và vui cười hớn hở khi thấy một đứa trẻ sinh ra đời. Thật si mê và khôi hài làm sao! Nếu muốn khóc, hãy khóc lúc có ai sinh ra. Hãy khóc cái nguyên nhân, khóc cái gốc, vì không sinh ra thì sẽ không chết.

HẠNH PHÚC LÀ GÌ và Con đường để đạt Hạnh Phúc? - Trưởng Lão U Thittila


Hạnh phúc là gì? Con đường nào đđạt hạnh phúc? Đó là vấn đít ai nghĩ đến nhưng hầu hết ai cũng phải cn ttrả lời cho đời mình. Đạo Phật dùng con đường "Trung Đạo của Bát Chánh Đạo" đđạt hạnh phúc vô thượng. Đó là Niết Bàn.

Đạo Phật và Đạo Phật Nguyên Thủy - Trưởng Lão U Thittila

Ðạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa trong đó từ ngữ "tôn giáo" này thường được mọi người hiểu, vì đạo Phật không phải là một hệ thống của đức tin và thờ phượng, đạo Phật không đòi hỏi sự tin tưởng mù quáng nơi các tín đồ; ở đây, đức tin thuần tuý bị xóa bỏ và  niềm tin được thay thế bằng tín (Saddhà), tức là niềm tin dựa trên trí hiểu biết về sự thật. Ðạo Phật bao gồm ba phương diện: lý thuyết, thực hành và chứng đắc. Lý Thuyết là Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Luận. Thực hành là Bát Chánh Đạo, chứng đắc là quả 4 Thánh  theo thứ tự Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A la hán (cao nhất).

CON ÐƯỜNG ÐI ÐẾN NIẾT BÀN - Trưởng Lão U Thittila


“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”.

(Kinh Trường Bộ tập I trang 659,
kinh Đại Bát Niết Bàn)

Cơ bản về Nghiệp, Chết và Tái Sanh - Đại Trưởng Lão U Thittila

NGHIỆP (KAMMA) LÀ GÌ?

Kamma là một từ Pàli mang ý nghĩa hành động. Hình thức Sanskrit là Karma. Nói chung thì Kamma có nghĩa là tất cả những hành động thiện và ác. Nó bao trùm tất cả những hành động có chủ ý hoặc bằng tâm, bằng khẩu hay thân - ý nghĩ, lời nói và hành động. Trong ý nghĩa cùng tột của nó, Kamma là tất cả mọi hành động thiện và bất thiện.

Sư ông Thích Thông Lạc nêu ra những giả dối của pháp Đại Thừa



 Ngày nay không còn ngăn sông cách núi và không “đói” thông tin như ngày xưa nữa. Cho nên, mọi thứ điều được rõ ràng: “Kinh Giả”, “Kinh Thật”, đừng hòng ai lấp liếm che dấu sự thật. Nào, những Phật tử với ít bụi trong mắt, đã lỡ bị nhiễm pháp “tham cao siêu” có thể được ích lợi nếu kiên nhẫn tìm hiểu những vấn đề về cái gọi là “Đại Thừa”.  Phật Pháp Chân Thật (PPCT) xin giới thiệu bài pháp của sư ông Thích Thông Lạc (mà hầu hết các web site rất sợ đăng, vì sao???). Bản thân PPCT không liên hệ gì với sư ông và các đệ tử của sư ông. Đạo Phật là đạo của người có trí biết phán xét đúng sai chứ không phải là đạo của sự chấp nhận, tin ẩu tả những gì mà người ta áp đặt từ xưa.

Chỉ có 1 pháp môn giải thoát chứ không phải có 84 ngàn pháp môn như các sư Đại Thừa nói

Pháp môn giải thoát duy nhất khỏi sinh tử luân hồi, đau khổ mà Đức Phật đã dạy trong Tạng Kinh Nguyên Thủy là Bát Chánh Đạo. Các sư Đại Thừa thời sau Đức Phật tuyên bố có 84 ngàn pháp môn giải thoát trong nhiều Kinh sách Đại Thừa  (các sư sáng chế ra chứ không phải Kinh được kết tập trong lịch sử). Điều này là sai trái, tuyệt đối sai lầm và không thể chấp nhận. Hãy nhớ rằng đời người có hạn, tu sai 1 pháp môn (trong 84000 pháp môn) tưởng tượng là phí cả một kiếp người, rồi biết bao giờ mới trở lại làm người và khi làm người thì biết bao giờ mới gặp được Chánh Pháp. Bát Chánh Đạo phù hợp với mọi căn cơ mọi chúng sanh (ai cũng tu học được) nên đừng bao giờ dở trò ngụy biện là 84000 pháp môn dành cho 84000 căn cơ chúng sanh. Sau đây Phật Pháp Chân Thật trích ra 2 bài viết để cho các bạn Đại Thừa tham khảo về con số 84000 ngàn trong Chánh Kinh có ý nghĩa như thế nào.

Đừng có đi mỹ, một đất nước ngu dốt và lạc hậu !!! (Đọc vui về dùng ngụy biện để phê bình)


Dẫn : Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng  xã hội Sina Weibo,  bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt  mỉa mai  nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc ! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch , biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây  bản chuyển ngữ  của Nguyễn Đại Hoàng.  ( Phần Tiếng Anh đính kèm bên dưới ).

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO BIẾN CẢI - Tiến sĩ Phật học Sures Chandra Banerji


Một số quan điểm đặc trưng và khá phổ thông của Đại Thừa giáo là:
- Kêu gọi sự nhận thức về thế giới hiện tượng, đồng thời xác định tính KHÔNG của cái gọi là CON NGƯỜI. Quan điểm này đi ra từ giáo lý vô ngã của Phật giáo truyền thống nhưng bản thân nó thì có lắm điều phải xét lại.
- Niềm tin vào sự có mặt của vô lượng Chư Phật và Bồ-tát vẫn từng lúc hiện hữu trong khắp nơi.
- Chấp nhận thờ phụng các Thần Thánh, kể cả những quỷ thần vay mượn từ Bà-la-môn giáo.
- Phù chú, chân ngôn vẫn có thể là con đường đạt tới giải thoát.
- Xác nhận vai trò của TÂM với quan điểm "nhất thiết duy tâm tạo".

ĐẠO PHẬT: ĐẠO TẬN DIỆT KHỔ ĐAU BẰNG GIÁC NGỘ CÁC SỰ THẬT VÀ SỐNG VỚI SỰ THẬT - GS001

ĐẠO PHẬT: ĐẠO TẬN DIỆT KHỔ ĐAU
BẰNG GIÁC NGỘ CÁC SỰ THẬT VÀ SỐNG VỚI SỰ THẬT

Có 3 sức mạnh để giải quyết đau khổ: Sức mạnh của THAM ÁI, sức mạnh của ĐỨC TIN, và sức mạnh của TRÍ TUỆ. Sức mạnh TRÍ TUỆ tức khả năng thấy được và sống được với các SỰ THẬT. Đa số với những khổ đau trong cuộc đời, con người dùng sức mạnh Tham Ái, tức tìm cách thỏa mãn những đòi hỏi của cuộc sống. Chúng ta sống và làm việc là cốt để thỏa mãn những đòi hỏi đó.Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp khổ đau mà khả năng con người không thể hoặc khó giải quyết được, ví dụ những chứng bệnh nan y, những tai họa bất ngờ, những chết chóc, v.v. Trong những trường hợp như thế con người thường nương tựa vào sức mạnh của Đức Tin để cảm thấy bình an. Đó là lý do có sự hiện hữu của các tôn giáo, có sự cầu nguyện các đấng Thần Linh.

NGHIỆP, TÁI SANH VÀ DI TRUYỀN HỌC - Dr. Buddhadasa P. Kirthisinghe

Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Ðế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Ðấng Thượng Ðế toàn năng, và do đó một Ðấng Thượng Ðế như vậy, và ngay cả Ðức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.

THIỀN NGUYÊN THỦY và KHOA SINH HỌC - Dr U. Aung Thein

Chúng ta cần ghi nhận một điểm  thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Ðức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Ðức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử.

VÔ NGÃ HAY KHÔNG CÓ LINH HỒN - Thích Phước Sơn

Chúng ta cần phân biệt thuyết luân hồi sinh tử của Phật giáo với thuyết linh hồn tái sinh, thuyết linh hồn ngụ ý sự chuyển kiếp của một linh hồn và hình thức tái sinh không thay đổi của nó. Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn bất biến hay vĩnh cửu do Thượng đế hay thần ngã (Paramàtma) tạo ra.