Trong số 250 triệu người Phật tử ngày hôm nay, chỉ có một phần rất nhỏ là có một thực hành thiền định thường xuyên, điều này là đúng sự thật không chỉ cho cư sĩ Phật giáo mà ngay cả đối với nhiều người trong số các tu sĩ Phật giáo, nữ tu trong các nước châu Á khác nhau mà Phật giáo là tôn giáo chính.
Những việc trong quá khứ có khác biệt không? Có, đó là thời gian và địa điểm nơi mà hàng triệu tăng ni đã trú ngụ và tu tập trong các tu viện mà việc hành thiền là căn bản, nhưng ở phương Tây người ta cho rằng Phật giáo và hành thiền là một và giống như nhau, đó là một sự hiểu biết chủ quan. Phật giáo còn bao gồm nhiều điều hơn nữa so với hành thiền. Hành thiền chỉ là một nhánh của Bát Chánh Đạo được Đức Phật giảng dạy. Bát Chánh Đạo là một con đường bao gồm giáo lý đạo đức, nghiên cứu trí tuệ, và chuyển đổi cá tính và nhân cách xuyên qua thái độ và hành động lành mạnh.
Lần đầu tôi đến tu tập thiền vào cuối thập niên 1960, tại ngôi chùa Sokoji, một ngôi chùa của phái thiền Soto tại San Francisco do người Mỹ gốc Nhật thiết lập từ nhiều thế kỷ trước. Vị trụ trì nơi đó, Ngài Shunryu Suzuki, đã đến từ vài năm trước để dẫn dắt những Phật tử người Mỹ gốc Nhật trong giáo hội. Vào thời đó tại San Francisco cao trào chống lại văn hóa đang thịnh hành, và trong thành phố tràn ngập lớp người trẻ được khích lệ bởi những sách thiền của D.T. Suzuki, Alan Watts, va Philip Kapleau, cũng như được lôi cuốn bởi những loại ma túy làm thay đổi tâm tính. Khi họ hiện diện tại chùa Sokoji để học thiền, Ngài Suzuki hoan hỉ đón nhận họ.
Những Phật tử người Mỹ gốc Nhật của ông không chắc chắn như vậy. Thiền không phải là sự tập trung của họ. Họ tham dự các nghi thức hàng tuần như thờ phượng tụng đọc kinh điển Phật giáo và những lời cầu nguyện và nghe một bài giảng của Suzuki, nhưng giống như các nhà thờ ở khắp mọi nơi, nhiều hoạt động xã hội và văn hóa. Nhiều thành viên lớn tuổi đã được thực tập trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa vẫn còn là một nơi để phục hồi và duy trì văn hóa Nhật Bản cũng như một cơ sở được chấp nhận vào văn hóa chủ đạo sau chiến tranh. Chúng tôi hành thiền không làm ảnh hưởng nhiều đến các người Mỹ gốc Nhật.
Mặc dù chúng tôi cùng học chung trong một ngôi chùa với họ, nhưng lại theo học vào những ngày khác nhau, vì vậy ít khi nào chúng tôi thấy họ. Vài vị cao niên người Mỹ gốc Nhật rất cảm kích trước sự chuyên cần của chúng tôi, và Ngài Suzuki cũng rất tán thán sự hiện diện của chúng tôi, dù vậy vẫn còn có những căng thẳng ngấm ngầm. Chúng tôi, những người học thiền đã không thấu hiểu được những người Mỹ gốc Nhật, hoặc họ cũng không hiểu rỏ chúng tôi. Nhưng qua sự chân thành và nhân cách của Ngài Suzuki, Ngài đã kết hợp được chúng tôi lại với nhau.
Tình trạng sinh hoạt như vậy vẫn còn tiếp tục diễn tiến tới ngày hôm nay. Mặc dù thiền Phật giáo đã phát triển rộng rải khắp phương Tây, nhưng vẫn không có sự trao đổi rộng lớn thật sự nào được thực hiện giữa vô số các giáo đoàn Phật giáo Á-Châu tại Mỹ -- Cộng đồng người Mỹ gốc Tàu, Mỹ gốc Việt, Mỹ gốc Cam Bốt, Mỹ gốc Đại Hàn, v/v…-- với các trung tâm thiền và an cư cho Phật tử người da trắng. Dĩ nhiên một trong những khác biệt chính là những Phật tử gốc Á-Châu được sinh ra trong gia đình Phật giáo, trong khi những thiền sinh người da trắng ngày nay hầu hết đều là những người theo Phật giáo lúc đã trưởng thành (tuy nhiên khi con cái của họ lớn lên, thì tình trạng này sẽ thay đổi).
Tôi tự hỏi nếu hai giáo đoàn này đến với nhau có phải là giai đoạn kế tiếp trong sự hồi sinh của Phật giáo hiện đại hay không. Phật tử gốc Á-Châu và Phật tử da trắng sẽ chia sẻ nhau rất nhiều lợi lạc. Cả hai đều nguyện sẽ theo đuổi lý tưởng giác ngộ của Đức Phật, đeo đuổi một cuộc sống đạo đức dựa trên các giới, đeo đuổi những nguyên tắc từ bi, hỉ xả, không sát sanh, và noi gương Đức Phật để thành một chúng sinh trưởng thành, giác ngộ. Những tôn tượng của Đức Phật -- được thờ phụng trong từng cảnh chùa Phật Giáo trên toàn thế giới -- là một thứ hướng dẫn thiền định thật sự hiển hiện. Chúng ta ngồi như Đức Phật đã ngồi. Vì vậy, ngay cả giáo đoàn người Mỹ gốc Nhật Sokoji dù không tu tập lối tọa thiền, họ cũng thành kính đảnh lễ Đức Phật như chúng ta. Tất cả chúng ta đều là Phật tử. Bây giờ tôi vẫn hối tiếc là đã không dùng hết nổ lực để kết bạn với những Phật tử người Mỹ gốc Nhật này và học hỏi với họ. Tôi nghỉ rằng với kinh nghiệm và triển vọng của họ tôi có thể hưởng được nhiều lợi lạc.
Ngồi thiền được dựa theo một nguyên tắc đơn giản và tổng quát: đó là ngồi bất động là nguồn gốc của sự sáng suốt. Nhà thơ Gary Snyder tin rằng nguồn gốc của ngồi bất động theo cách này có thể được tìm thấy trong cách săn mồi thú ở thời xưa, khi đó người thợ săn phải đứng hay ngồi bất động trong một thời gian dài, chờ đợi con mồi xuất hiện. Thật sự không có gì là bản chất đặc biệt của Phật giáo trong việc ngồi bất động. Đó là bản chất tự nhiên của mỗi một con người. Đức Phật trong lịch sử chỉ đơn giản khám phá ra cái điều luôn luôn là chân lý vượt thời gian.
Ngày nay các tăng lữ ở Á Châu, đã ngồi thiền theo truyền thống và phong tục qua nhiều thế kỷ, trong nhiều trường hợp đã mất hẳn khái niệm về hiện trạng tổng quát của việc ngồi, và không còn biết rõ ràng là tại sao phải làm như vậy. Một thiền tăng Nhật Bản đến thăm một trung tâm thiền an cư tại Mỹ đã ngạc nhiên khi thấy một số lượng thiền sinh đông đảo và sự nhiệt tình của họ. Ông hỏi: “Bằng cách nào ngài bắt họ ngồi thiền mà không cần đánh họ?” Trong ngôi chùa đào tạo thiền sinh của ông ta tại Nhật, các tăng sỉ trẻ không thích ngồi thiền, và coi đó là một gánh nặng nhọc nhằn.
Tôi tin rằng thế giới ngày nay đã thức tỉnh để nhận ra rằng ngồi yên lặng (tọa thiền)là một nguồn gốc của trí tuệ, một phần vì nó là sự thật sâu xa, và một phần, tôi nghỉ rằng, vì chúng ta rất cần tới nó. Đúng vậy, một mặt phần lớn các Phật tử đều không ngồi thiền, nhưng trong một mặt phổ quát hơn, tất cả mọi người, dù theo tôn giáo nào, cũng đều gần gủi với tọa thiền. Trong ý nghĩa đó, mọi người đều có thể toạ thiền.
Nguồn: phapluan.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét