Nếu như mình ở một vùng nào đó, một xứ sở nào đó không có chùa thì mình tu ở nhà. Không có chư tăng mình cũng có thể xin giới, ngũ giới, bát quan trai giới. Nếu như có chùa chẳng những chúng ta tu ở nhà chư những cư sĩ tại gia và cũng nên đến chùa nếu ngôi chùa đó có những thiện trí thức có bậc trưởng lão có vị minh sư thường hướng dẫn tham thiền, giảng pháp cho nghe, học kinh, kệ Pali v.v…
thì nên đến vì đây là một trong những điều an lành hạnh phúc: ở chỗ đáng ở, gần bậc thiện trí thức là điều an lành. Do gần bậc thiện trí thức nên mới nghe được Diệu pháp, do nghe Diệu pháp mới có đức tin, có đức tin mới tinh tấn thực hành, do có thực hành nên đưa đến thành tựu đạo quả tốt đẹp. Do vậy nếu thuận duyên nên đến chùa.
Nhưng nếu nhà ở gần chùa nhưng chùa đó không phải là môi trường phát triển về thiện pháp, không tiến hóa mà đến đó lại gây thêm phiền não, hoặc đến đó để đóng góp vào những việc không có lợi ích gì v.v… Nói tóm lại nếu gần nhà có chùa nhưng không phải là ngôi chùa tiến hóa, nếu đến chùa càng phiền não hơn thì ở nhà giữ giới rồi thỉnh thoảng đi chùa xa hoặc sang các xứ quốc giáo tu học rồi về nhà thực tập . Như vậy không nhất thiết câu hỏi này trả lời một chiều, luôn luôn phải ở nhà không cần đến chùa và cũng không phải rằng không đến chùa là tu không được. Tùy hoàn cảnh mình giải quyết sự việc đó thích hợp vẫn có sự tiến hóa.
Câu hỏi Phương pháp tu thiền có phải là trái tim của Phật giáo hay không? Làm tôi nhớ đến cuốn sách “ Trái tim thiền quán” của tôi. Tôi cũng hơi dè dặt, cẩn thận vì e có những vị dầu chư Tăng hay Phật tử không đồng quan điểm nên câu trả lời này tôi cũng chỉ nói riêng theo ý tôi chứ không dám khẳng định. Tôi đồng ý với quan điểm thiền định là trái tim của Phật giáo, vì Đức Phật từ buổi chuyển Pháp luân đầu tiên cho đến lúc viên tịch Niết-bàn Ngài vẫn khuyên các vị Tỷ kheo, “ Các Pháp hữu vi là vô thường biến hoại, hãy chuyên cần chớ có dễ duôi” Và thỉnh thoảng chúng ta thấy trong kinh Đức Phật thường nhấn mạnh, “ Này các tỷ kheo những gì Bậc Đạo sư vì lòng thương tưởng, những việc cần làm Như-Lai đã làm cho các ngươi. Này các tỷ kheo đây là khu rừng, đây là ngôi nhà trống, đây là cội cây hãy tu tập thiền định, chớ có để hối tiếc về sau” v.v…
Nhiều trường hợp đặc biệt như vậy và cũng như câu đức Phật Ngài nhấn mạnh “ Toàn bộ phạm hạnh này, giáo pháp này là thiện hữu , thiện bạn lữ thiện giaodu.” Tức là chúng ta nên an trú vào những thiện pháp tu thiền như bài kinh cũng sách tấn cũng nhắc nhỡ. Nói chung đạo Phật lấy Thiền làm căn bản và phải nói có một điều tuy rằng chúng ta không ngại nói thẳng đúng sự thật nhưng cũng ngại có những người không phải Phật giáo cho rằng con hát mẹ vỗ tay, mèo khen mèo dài đuôi .
Thật sự theo ý kiến riêng của tôi đạo Phật là tôn giáo duy nhất trên hành tinh này là không đặt để hay sai bảo khiến đệ tử phải trùng phục với Ngài, phải nghe theo mệnh lệnh của Ngài mà duy nhất Ngài chỉ dạy phương pháp thanh lọc tâm tư làm sao cho trong sạch tư tưởng. Nói tóm lại
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỷ ý”
Chỉ ba câu này tóm gọn lại lời chư Phật trong đó có thiền định thanh lọc tư tưởng làm cho tâm tư trong sạch thanh tịnh. Chỉ bấy nhiêu thôi, Đức Phật Ngài không mong ước Chúng đệ tử Ngài phải đi khai sơn mở đạo, không phải làm cho hệ thống có bề dọc bề ngang hay làm cho người ta sợ người ta theo đông đảo. Đức Phật nói trong đời có năm Bọn cướp trong đó Ngài kể tu sĩ là hạng cướp mong cho được nhiều người, năm trăm người, ba trăm người kéo xuống quốc đọ v.v…Ngài không khen ngợi như vậy, Ngài chỉ khen gnợi những vị độc cư thiền định, tu tập giác ngộ giải thoát. Căn cứ vào những câu Phật ngôn này chúng ta có thể nói Tu thiền là trái tim của Phật giáo theo quan điểm của tôi.
Chuyển biên: Chánh Hạnh
Nguồn: Special Subfect Buddhology
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét