Bản đồ hành trình tâm linh (Sách) Giới thiệu và Mục lục
Bản đồ hành trình tâm linh- Chương 1: Chuẩn bị tâm
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 2 - Các kỹ năng và hiểu biết cơ bản
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 3 - Con đường bước vào thiền Vipassana
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 4 - Tiếp Cận Tuệ Giác Thứ Nhất
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 5: Tuệ giác thứ nhất và thứ hai: Hay biết tâm và đối tượng; Phân biệt nhân duyên
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 6: Tuệ tri vô thường, khổ và vô ngã bằng kinh nghiệm trực tiếp
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 7 - Tuệ thứ tư : Kinh nghiệm sự sanh diệt của các hiện tượng. Phân biệt đạo và phi đạo.
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 8 Từ Tuệ Diệt đến Tuệ Giản trạch.
Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 9)
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 10: Niết bàn và sau đó
Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 11: Những suy nghĩ cuối cùng và chuẩn bị cho kỳ nhập thất
Tiếp cận tuệ giác thứ nhất: Chánh niệm hay biết tâm và đối tượng
Tôi rất vui khi thấy các bạn đến đây học pháp. Nhìn thấy các bạn hành thiền khiến tôi rất hạnh phúc. Bạn muốn sự vui vẻ, và tất nhiên tất cả chúng ta ai cũng đều muốn vui vẻ và mãn nguyện. Chúng ta tìm kiếm sự thoả mãn, chúng ta cố gắng tìm kiếm nó trong suốt cuộc đời. Nếu hỏi rằng, "Mình đã tìm được một điều gì thực sự mãn nguyện, bền vững, mạn lại thoả mãn lâu dài cho mình chưa?" … hầu hết chúng ta đều nói, " Chưa tìm được.” Chúng ta làm hết công này đến việc kia, và cảm thấy thoả mãn trong phút chốc, có thể trong vài giờ, có thể vài ngày, sau đó sự mãn nguyện đó cũng tan biến dần. Nếu muốn an vui, mãn nguyện và hoàn mãn (đó là điều khó làm nhất; hoàn mãn, thành đạt đầy đủ, không muốn thêm một điều gì nữa, không thiếu thốn một cái gì nữa, hoàn mãn là ngược với trống rỗng. Hoàn mãn là đầy đủ, hoàn toàn mãn nguyện), nếu muốn hoàn mãn, hãy tiếp cận với phần tâm linh của chính mình. Đừng đi ngóng vọng tìm những thứ bên ngoài để làm cho mình được mãn nguyện. Chúng ta cần rất nhiều thứ để sống, để sinh hoạt, để khoẻ mạnh.
Nhưng để được mãn nguyện thì đừng ngóng vọng đi tìm những thứ bên ngoài. Không có cái gì ở bên ngoài khiến bạn mãn nguyện được đâu. Điều duy nhất là cho bạn mãn nguyện là tiếp cận và sống thật sâu sắc với bản chất tâm linh của mình, một bản chất cao thượng và đẹp đẽ.
Con người chúng ta có thể nói là có hai loại bản chất khác nhau: Một bản chất cao thượng và một bản chất hạ liệt. Nếu nghiên cứu Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) bạn sẽ thấy hai loại tâm sở khác nhau. Một là các tâm sở "đẹp” (tịnh quang tâm sở) và một bên là các tâm sở "không đẹp”. Chúng ta có đầy đủ cả hai đặc tính đó. Chẳng hạn ích kỷ là không đẹp, hào phóng, rộng rãi là đẹp; não hại người là không đẹp; tự chế là đẹp, thất niệm là không đẹp. Nhìn vào tâm mình, bạn sẽ thấy, khi thất niệm, tâm của bạn trở nên trạo cử, bất an, phóng đi hết chỗ này, chỗ nọ như một kẻ vô gia cư, lang thang vật vờ, không đi đến đâu cả, sống vạ vật đầu đường xó chợ, sở hành không lấy gì làm tốt đẹp.
Tâm không chánh niệm cũng như một kẻ vô gia cư, không an toàn, chẳng hạnh phúc. Khi có chánh niệm, bạn cảm thấy thực sự như đang ở trong nhà mình. Cho nên chánh niệm chính là ngôi nhà của bạn.
Khi chánh niệm, bạn ở trong nhà; khi thất niệm, bạn lang thang ngoài đường, chẳng đi đến đâu.
Hãy sống với phần tâm linh của mình, phần tốt đẹp trong con người mình… hãy chánh niệm.
Nếu bạn thực sự mong muốn một điều gì đó, thì sẽ luôn có cách để đạt được nó. Điều đó nghĩa là, nếu thực sự muốn chánh niệm, bạn sẽ có cách để làm điều đó. Không khó đâu…nếu bạn thực sự muốn chánh niệm… chúng ta cần phải làm rõ mục đích của mình. Bạn có thực sự muốn chánh niệm không? Trừ phi chúng ta ngày càng chánh niệm hơn, bằng không sẽ chẳng có cách nào để cảm nhận hạnh phúc, an vui và mãn nguyện được.
Thế giới này là nơi dành cho những cơ hội. Đúng vậy, chúng ta có mặt ở đây là một cơ hội, được sinh làm người ở trong thế giới loài người. Khi tôi đọc những câu chuyện về các vị Bồ tát (Bodhisattvas), tôi nhận ra rằng Bồ tát không thích ở những nơi quá tốt đẹp và hoàn hảo. Vì sao vậy? Tôi nghĩ điều này cũng dễ đoán thôi! Bạn không có gì để học cả. Mọi thứ đều quá hoàn hảo, quá tuyệt vời rồi. Các vị Bồ tát cố ý đến những nơi phải đương đầu với khó khăn. Khi tôi đọc câu chuyện về Đức Phật và người anh họ đã đem vô số phiền toán, rắc rối đến cho Ngài, người đó là ai? Đó là Devadatta (Đề-bà-đạt-đa),ông ta đã tạo ra nhiều rắc rối cho Đức Phật. Tôi biết ơn Devadatta về chính những việc làm đó. Điều này nghe có vẻ thật phi lý, vì sao? Bởi vì chính nhờ có Devadatta mà chúng ta mới hiểu rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp của Đức Phật. Nếu không nhờ vậy làm sao chúng ta biết? Chính Devadatta, về một mặt nào đó, đã giúp Đức Phật phô bày sự toàn hảo của Ngài.
hế giới là một nơi đầy cơ hội, và tôi tìm kiếm cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Mỗi một khó khăn là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Nếu thực sự hiểu được điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cuộc đời là vô nghĩa, dù cho bất kể chuyện gì xảy đến.
Nếu chỉ phản ứng lại và tạo thêm những hành động bất thiện thì sẽ chẳng thể học hỏi và trưởng thành lên được.
Đó là điều chúng ta đang làm ở đây, giữ chánh niệm trong mọi lúc, suốt ngày… nhìn… nghe… rất nhiều việc và tâm chúng ta luôn phản ứng.
Chỉ nhờ quan sát cách thức của tâm đối với những kinh nghiệm như vậy, chỉ nhờ làm vậy chúng ta mới học hỏi và trưởng thành lên được.
Từ bây giờ trở đi, hãy nghĩ rằng bạn là học sinh suốt đời của một trường học vĩ đại… học bạ của bạn là toàn bộ các quan hệ của bạn với thế giới bạn đang sống, từ khi chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đó là một trường học không chính thức. Mỗi sự thử nghiệm là một bài học giá trị để học hỏi, mỗi kinh nghiệm đề là điều giá trị để học hỏi. Bí quyết ở đây là hãy đơn giản biến bất cứ nơi nào bạn sống thành giảng đường học tập của mình.
Đến giờ, chúng ta đã biết đề mục của thiền là thực tại chân đế (paramattha), là tính chất tự nhiên của các hiện tượng thân tâm. Lấy một ví dụ, cái nhìn chẳng hạn… tất cả mọi người đều có thể nhìn, nhưng người hành thiền nhìn sự việc khác với người thường. Bạn làm gì khi hành thiền; chánh niệm về sự nhìn; bạn nhìn một cái gì đó và hoàn toàn cảm nhận được nó mà không hề suy nghĩ về nó. Điều này rất quan trọng, không suy nghĩ về nó. Suy nghĩ không phải là thiền Vipassana; nó là thiền chỉ (samatha); phải thật rõ về hai loại thiền này. Một số người học thiền đâu đó rồi nói rằng khi ngồi thiền phải suy tư một việc gì đó. Đúng, đó cũng là một loại thiền, gọi là thiền chỉ (samatha); giống như thiền tâm từ (metta –bhavana), bạn nghĩ về mọi người với tâm từ ái. Niệm Phật (Buddhanussati- bhavana) cũng vậy, bạn quán niệm về Đức Phật và các phẩm chất của Ngài, định tâm vào các ân đức đó, tâm bạn tự động an trụ và một mức độ nào đó, nó cũng có được những đức tính ấy. Ngay cả tâm từ cũng vậy. Khi đã quen rải tâm từ, có lúc ngay cả khi không nghĩ về người nào, bạn vẫn thấy trong mình có một tình thương. Bạn có thể thâm nhập vào trạng thái đó, đó thực ra là tâm từ ở trình độ cao; bạn không còn nghĩ về tâm từ nữa nhưng vẫn cảm nhận được nó. Bạn cảm thấy trong lòng rất ấm áp, nhân hậu, dịu dàng và rộng rãi.
Nhưng chúng ta đã quá quen với suy nghĩ, đến nỗi ngay cả khi hành thiền Vipassana, suy nghĩ cũng chen vào, suy nghĩ về thiền hay về mọi việc. Chúng ta nhận xét, đánh giá kinh nghiệm của mình. Có một cái gì đó trong tâm rất thích bình phẩm, đánh giá, một bình luận viên, giống như khi xem chương trình thời sự hoặc trong một bộ phim, một bình luận viên luôn mồm diễn giải, bình luận về những điều đang xảy ra; tâm ta cũng y hệt như vậy. Nó luôn diễn giải mọi sự: Cái này là cái này, cái này tốt, cái kia xấu. Trong tâm có một bình luận viên luôn mồm bình phẩm.
Bạn đang hành thiền, mọi việc đang tiến triển rất tốt đẹp, rồi bỗng nhiên lại suy nghĩ, " Ô bây giờ thật là tuyệt, mọi thứ đang diễn ra hết sức tốt đẹp.”
Khi hành thiền chúng ta phải hiểu là không cần suy nghĩ: Các suy nghĩ vẫn đến nhưng chúng ta không khuyến khích chúng, dù chúng có hay ho đến đâu chăng nữa. Hồi tôi mới tập thiền, nhiều suy nghĩ rất đẹp thường nảy sinh trong đầu, suy nghĩ này tiếp nối suy nghĩ khác, chúng kết nối với nhau rất khéo, rất thú vị. Tôi trở thành dính mắc với những ý nghĩ về Phật pháp đến nỗi không thể buông bỏ chúng được. Tôi yêu thích chúng, tôi muốn ghi nhớ những suy nghĩ ấy, nhưng về sau nó trở thành một chướng ngại rất lớn đối với tôi. Tôi hành thiền với các bạn đồng tu, nhiều người trong số họ không phải là người trí thức cao, sách vở chẳng đọc nhiều, họ chỉ đọc một số sách Phật pháp, các lãnh vực khác thì hầu như chẳng biết tí gì và họ chẳng suy nghĩ nhiều. Vì còn trẻ nên tôi thích viết lách, thích viết những bài luận thật tinh tế, uyên áo, những bài pháp thật hay; vì ước muốn đó mà mỗi khi hành thiền các suy nghĩ rất hay về Phật pháp cứ đến và tôi không thể buông bỏ chúng được. Tôi muốn phải viết chúng ra bằng được. Vì lý do đó mà tôi phải mất nhiều thời gian hơn tất cả các bạn đồng tu, những con người ít học, không phải dân trí thức. Họ tu luyện được định tâm sâu sắc hơn và tiếp cận được với thực tại, họ phát triển được mức định rất thâm sâu. Đôi khi tôi cảm thấy rất xấu hổ," Những người không được học hành tử tế đó hoá ra lại tu tập giỏi hơn mình nhiều." Sư ganh đua bắt đầu khởi lên trong tôi, "Anh ta tu tập giỏi hơn mình, nhất định mình cũng sẽ làm được như anh ta.” Khi chúng tôi cùng đến gặp sư phụ, người hỏi tôi, "Thiền của con thế nào rồi?" " Không có gì đặc biệt,” tôi đáp, "nhưng con cảm thấy an lạc hơn." Tôi chẳng có gì để nói cả, ngoại trừ cảm thấy an lạc hơn một chút.
Một lần, một tuệ giác rất rõ ràng và đơn giản xuất hiện trong tâm tôi. Nó cho thấy trước nay tôi vẫn còn luôn sợ hãi, e ngại một điều gì đó. Tâm tôi trở nên thật tĩnh lặng, an lạc trong vài giây, sau đó tôi nhớ lại rằng trong đời mình chưa được hưởng niềm hạnh phúc nào như thế. Đó không phải là một tuệ giác sâu sắc gì, thực ra cũng chẳng phải tuệ giác (nana) nữa; nó chỉ là một sự tĩnh lặng và chánh niệm, một sự chánh niệm hoàn toàn, yên tĩnh và rất thoải mái, không nghĩ ngợi về một điều gì cả, không nghĩ về quá khứ, không nghĩ đến tương lai, chỉ là một sự an lạc, tĩnh lặng trong một vài giây ngắn ngủi. Khi ra khỏi trạng thái đó, tôi biết rằng trước nay mình chưa bao giờ cảm nhận được sự an lạc đó. Tôi sợ mình không trở thành một người thành đạt, không yêu và không được yêu, rất nhiều lo sợ. Đôi khi nỗi sợ này rất mơ hồ, thậm chí bạn không thể nói về nó được, nhưng bạn cảm nhận được điều ấy, cảm nhận được mình đang mang một nỗi sợ trong lòng. Dẫu sao, trong lúc hành thiền, không nên suy nghĩ điều gì, khi có suy nghĩ đến, hãy nhận biết rồi buông bỏ. Sau này, khi thực hành một loại thiền Vipassana khác là niệm tâm (cittanupassana), thì bạn mới có thể nhìn thẳng vào nó. Nhưng đối với những người mới bắt đầu thì không nên theo dòng suy nghĩ, bởi vì nếu đi theo, nó sẽ tiếp diễn mãi không ngừng.
Ví dụ, khi nhìn một vật gì đó, cái chúng ta thực sự nhìn thấy là gì? Chúng ta chỉ nhìn thấy các màu sắc, và các màu sắc này chỉ là phản ứng của võng mạc mà thôi. Giải thích một cách khoa học thì đó là những phản ứng trên võng mạc được não bộ chúng ta chuyển ra thành màu sắc. Vậy thì cái gì đi đến đập vào võng mạc? Đó là sắc (rupa). Sắc không phải ở bên ngoài, thực sự chúng ta cũng không biết có cái gì ở ngoài đó. Khi chúng ta nhìn, có một cái gì đó xảy ra trong mắt chúng ta, cả trong vỏ não và trong tâm nữa. Tất cả chúng đều nối kết với nhau. Đó chính là những hạt photon với năng lượng và tầng số khác nhau mà hệ thống thần kinh của chúng ta phản ứng và tạo ra các xung động điện với cường độ khác nhau, chính cái đó tạo nên màu sắc. Những người bị mù màu, dù bạn có đưa cho họ xem nhiều loại màu khác nhau họ cũng không thể nhìn thấy hết, cái họ nhìn thấy được chỉ là một vài mảng màu. Màu sắc thì vẫn có đó, nhưng họ không nhận biết được. Cái chúng ta cho là màu sắc và cái thấy, chỉ là các kinh nghiệm của chúng ta, không phải là một cái gì ở bên ngoài, hãy cố gắng hiểu điều này. Cái chúng ta nhìn thấy chỉ là kinh nghiệm của chính chúng ta mà thôi, chúng ta không thực sự thấy được những cái bên ngoài đó. Có thể bên ngoài có một cái gì đó, đúng là có một cái gì đó thật, nó là cơ sở cho kinh nghiệm của chúng ta nhưng thực sự chúng ta không biết nó là cái gì. Chúng ta kinh nghiệm thấy một cái gì đó rơi vào võng mạc và ở đó phản ứng xảy ra, võng mạc sản sinh ra một xung động và hệ thống thần kinh truyền tải xung động đó về não bộ. Não bộ được kết nối với tâm, nên chúng ta diễn dịch và nhận thức kinh nghiệm đó. Rất khó giải thích về những điều này. Khi nhìn một người nào đó, thì đó là sự diễn dịch trong tâm chúng ta, không phải ở con mắt; con mắt không biết một thứ gì hết ngoài màu sắc.
Khi hành thiền chúng ta cố gắng làm điều đó, cố gắng chánh niệm về những gì mình nhìn thấy. Lúc đầu thì các suy nghĩ cứ miên man không dứt: Cái này đẹp, cái kia hay. Sau một thời gian, bạn quan sát những ý nghĩ đang xảy đến, chúng sẽ chậm dần, chậm dần rồi dừng lại. Khi suy nghĩ dừng lại. lúc đầu bạn cảm thấy mình không kinh nghiệm được cái gì cả, kinh nghiệm này rất mơ hồ, chỉ không còn một suy nghĩ nào nữa. Nó trở nên vô nghĩa, thực ra nó là vô nghĩa! Chúng ta tạo ra các ý nghĩa, ở một mức độ nào đó thì việc đó cũng quan trọng, nhưng khi hành thiền Vipassana, chúng ta cố gắng chứng nghiệm một điều nằm ngoài kinh nghiệm thông thường, không phải là thực tại thông thường nữa, tự nhiên nhưng không thông thường.
Chúng ta tự tạo ra các ý nghĩa, chúng ta diễn dịch, và thực ra chúng ta hiểu sự diễn dịch của chính mình. Khi hiểu ra một điều gì, thì đó là sự diễn dịch của chính chúng ta. Chúng ta thống nhất sự diễn dịch của mình với nhiều người khác. Bạn diễn dịch sự việc theo một cách nhất định và tôi cũng diễn dịch sự việc theo một cách nhất định. Chúng ta có sự thoả thuận ở đây, và chúng ta nghĩ "đúng, đúng nó là như thế," nhưng thực ra đó chỉ là sự đồng ý về cách diễn dịch. Chúng ta không thực sự biết được cái gì có ở bên ngoài đó. Chúng ta chỉ đồng ý với nhau về cách diễn dịch.
Nếu tôi nhìn vào tấm thảm như thế này, không suy nghĩ, mọi suy nghĩ dừng lại, tôi chánh niệm về cái mình đang nhìn: Mẫu mã, màu sắc ra sao, thậm chí ngay cả hình thức, mẫu mã cũng là một sự tập hợp, ráp nối và tôi cũng chẳng nghĩ về tấm thảm nữa. Lúc đó không còn là tấm thảm nữa. Chỉ có cái mà tôi đang nhìn. Chỉ có các màu sắc khác nhau, nó không còn là tấm thảm nữa. Khi đạt đến trình độ đó, bạn đã tiếp cận được với thực tại chân đế paramattha. Với người mới tập thiền thì không dễ làm được điều đó.
Do vậy, khi nhìn chúng ta chánh niệm về đối tượng đang đến với con mắt, có thể nói như vậy, và khi chấm dứt mọi suy nghĩ, chánh niệm hợn nữa, bạn sẽ thấy rõ được tâm chánh niệm,cái đang biết đối tượng. Có một cái biết đang có một cái gì đó ở đây. Bạn chánh niệm về chính tâm chánh niệm của mình. Điều này rất quan trọng. Chỉ khi đó thì tiến trình mới được hoàn toàn đầy đủ. Đối tượng, bạn hay biết đối tượng và thấy rõ được sự hay biết đó: Hai sự việc đang diễn tiến. Điều này sẽ xảy đến dần dần. Đó là điều chúng ta đang cố gắng làm.
Một người mới hành thiền, khi nhìn một cái gì đó, ngay lập tức cái tâm liền suy diễn, đánh giá: "Ồ cái này hay, tôi thích cái này, cái này đẹp.” Đó có thể là một bức tranh, một quả táo, một chiếc ô tô, một người đàn ông hay một phụ nữ, bất kể là cái gì. Khi bạn nhìn thấy, ngay lập tức bạn đã suy diễn và đánh giá. Khi việc đó xảy ra thì bạn phải làm gì? Đừng buồn bực, thất vọng về điều đó. Nếu suy nghĩ đó đến, bạn hãy chánh niệm biết rõ nó ngay lập tức. Nếu bạn không thích điều gì đó," Tôi không thích điều này, nó thật tệ, " ngay lập tức, bạn hãy thấy rõ suy nghĩ đó: Không thích, thù ghét hoặc thất vọng. Cứ tiếp tục như vậy cả thời gian dài… bạn phản ứng, rồi lại suy diễn, đánh giá… bạn lại phản ứng, nhưng nếu bạn chấm dứt suy diễn, đánh giá, bạn sẽ không còn phản ứng nữa.
Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng bởi vì có đối tượng nên mới có chánh niệm diễn ra. Khi nhắm mắt lại, chánh niệm về một cái gì đó, bạn vẫn có thể thấy một hình ảnh rất mơ hồ trong mắt mình, nhưng bạn không biết bất cứ cái gì ở bên ngoài. Mặc dù trí nhớ nói với bạn rằng có rất nhiều người đang ngồi ở đó, khoảng 60 người, nhưng đó chỉ là trí nhớ nói. Khi nhắm mắt lại, bạn không vòn hay biết được đối tượng bên ngoài nữa. Khi mở mắt ra, bạn lại chợt có sự hay biết trở lại. Chánh niệm được tạo điều kiện bởi đối tượng: Có đối tượng này thì có chánh niệm này. Khi quay nhìn xung quanh, bạn cũng có thể thấy điều đó, bởi vì có sự hay biết, nên có chánh niệm trên đối tượng diễn ra. Nếu không có sự hay biết này, bạn không thể thấy được đối tượng, không thể biết đối tượng.
Bạn phải nhìn từ cả hai phía: Có lúc nhìn đối tượng và thấy có một đối tượng đang hiện hữu và đây là tâm chánh niệm biết đối tượng đó. Bởi vì có đối tượng nên có sự hay biết, bởi vì có sự hay biết nên bạn mới có thể nói có đối tượng hiện hữu. Bạn cũng ý thức được cả tâm hay biết đó nữa.
Đối tượng này tác động đến tâm bạn như thế nào? Khi nhìn một vật xinh đẹp, nó thu hút sự hay biết của bạn, thu hút tâm trí bạn. Bạn muốn nhìn nữa, không muốn quay mặt đi, bạn muốn ở lại với đối tượng đó, với cảm giác đó. Bạn biết hình ảnh này, sắc thể (rupa) này đang thu hút tâm trí bạn, vì vậy bạn hướng tâm đến đối tượng. Đó chính là tâm sở tác ý (trong Abhidhamma gọi là manassikara – tác ý tâm sở), nó chuyển hướng và định hướng tâm bạn. Như vậy, bạn biết bởi vì có đối tượng nên tâm hướng về đối tượng đó. Khi nhìn không rõ một vật nào đó, bạn cố gắng chú ý nhìn cho rõ… Có cái gì đang ở đó. Điều gì khiến bạn phải cố nhìn như vậy? Sức thu hút của đối tượng; tâm bị hút về đối tượng. Bạn biết rằng đối tượng này có một sức hút nào đó. Nó đang thu hút tâm trí bạn.
Bất cứ điều gì diễn ra trong toàn bộ quá trình đó, hãy cố gắng bám sát nó! Thử làm lại: Nhắm mắt, không còn thấy đối tượng bên ngoài nữa… rồi mở mắt ra, nếu làm như vậy một vài lần thật chánh niệm, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Khi vừa mở mắt, có một cái gì đó xảy ra trong tâm, ngay lập tức sự hay biết xuất hiện. Bạn kinh nghiệm được ngay sự xuất hiện của nó. Chúng ta có thói quen như vậy từ rất lâu, đến nỗi thực sự không để ý đến điều đó nữa. Khi tôi thử làm như vậy, tôi ngồi trên ghế nhìn ra ngọn đồi và cánh rừng trước mặt, mắt mở to và cố gắng theo sát chánh niệm về cái nhìn, hay biết về đối tượng và sắc màu. Khi nhắm mắt lại, mọi thứ biến mất! Đối tượng biến mất và sự hay biết cũng biến mất.
Chúng ta thường có xu hướng tin rằng: Mặc dù mình nhắm mắt, nhưng bên trong vẫn có một người nào đó hay biết đối tượng, người đó luôn có mặt. Chúng ta gán cho nó tính liên tục. Làm thật chánh niệm, nhắm mắt lại, đối tượng biến mất và tâm hay biết biến mất. Rồi ngay tại đó có một tâm khác khởi sanh, tâm này khác tâm trước, nó là một tâm mới. Như tôi đã nói với các bạn tuần trước, mọi thứ xảy ra trên thế giới này đều luôn luôn mới mẻ.
Sát na định không có nghĩa là bạn chỉ chánh niệm trên đề mục trong một sát na, mà nghĩa là định tâm chỉ kéo dài trong một sát na. Định của bạn sẽ như thế này : 1 sát na…1 sát na … 1 sát na, cứ tiếp diễn như vậy không gián đoạn. Không gián đoạn nghĩa là tâm không bị phân tán. Đó chính là khanika samadhi – sát na định.
Tiếp cận tuệ giác thứ nhất : Chánh niệm hay biết tâm và đối tượng
Tất cả các pháp do duyên cấu tạo đều luôn đổi mới! Không có cái gì là cũ cả. Luôn luôn mới, nghĩa là luôn luôn sanh diệt, bởi vì nếu không diệt thì nó không thể mới! Nó phải cũ; cái gì có đã có lâu tất sẽ thành cũ. Nó luôn luôn mới có nghĩa là nó sanh và diệt. Mới nghĩa là sanh và diệt.
Khi mở mắt điều gì sẽ xảy ra? Tâm có luôn ở đó không? Không, tâm không luôn luôn ở đó, nó sanh và diệt nhanh đến mức ta tưởng nó vẫn luôn còn ở đó, bởi vì nó cùng một loại tâm. Vì nó cùng một loại tâm nên ta tưởng nó vẫn nguyên xi không thay đổi. Nó không phải là một loại tâm, chỉ giống nhau về thể loại tâm. Hai việc đó rất khác nhau. Khi đã thực hành một thời gian dài, bạn sẽ chứng nghiệm được điều này… tâm chánh niệm tự thân nó là sanh diệt, luôn luôn có khoảng trống ở giữa.
Một người mới hành thiền thì không dễ làm được điều đó. Chỉ sau khi đã hành thiền một thời gian dài, rất nhiều ngày, bạn mới có thể kinh nghiệm được rằng luôn luôn có khoảng trống ở giữa. Khi thấy vật đó như “thế này”, nó trông có vẽ rất chắc, nhưng khi “chánh niệm” hơn, bạn sẽ không còn thấy nó là chắc đặc nữa. Tất cả mọi thứ đều dao động và biến dịch. Võng mạc của chúng ta cũng luôn luôn lúc mở lúc tắt, tắt mở, tắt mở… cứ diễn tiến hoài như vậy, rồi đến lúc bạn biết rằng có cái gì đó đang diễn ra trong mắt của mình. Nó giống như nhìn vào màn hình TV, có các chấm sáng sanh diệt. bạn sẽ càng ngày càng thấy rõ hơn điều đó. Một số người khi thực hành đến giai đoạn này phàn nàn rằng mắt họ có cái gì đó không ổn, “Tôi không nhìn rõ mọi thứ, không thể tập trung nhìn được.” Nếu điều đó xảy ra với bạn, chỉ cần tự nhắc mình, “ Đó là điều tự nhiên”. Khi càng chánh niệm, những việc bình thường chúng ta không cảm nhận được sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Khi nghe cũng vậy. Khi ngồi thiền, chúng ta nên học cách mở mắt hành thiền, nhưng với những thiền sinh ngoại quốc thì tốt nhất nên nhắm mắt lại.
Đức Phật dạy hành thiền trong cả khi nghe, nhìn, nếm ngửi, cảm giác trong thân và các suy nghĩ nữa, tất cả 6 căn, không bỏ sót điều gì. Hãy tự huấn luyện mình chánh niệm trên cả 6 xúc xứ như vậy.
Đối với người nước ngoài thì nhắm mắt lại tốt hơn. Khi hành thiền, bạn không thể tắt cái nghe đi được, bạn vẫn nghe thấy tiếng động. Lúc đầu thì bạn suy diễn: “À, đây là tiếng xe tải, đây là tiếng đàn ông, đây là tiếng chân một người đang đi lại ngoài kia.” Bạn cứ suy diễn như vậy. Mỗi khi suy diễn là bạn đã có phản ứng. Bạn không thích cái người nào đó cứ đi lại gần đó, “Ai nói chuyện mà to thế nhỉ? Ở đây ồn ào quá! Xe cộ ở đâu ra mà nhiều thế không biết, tôi phải làm gì bây giờ đây?” Đủ loại suy nghĩ đến trong đầu bạn. Lúc đó chỉ cần rõ biết các suy nghĩ đang đến trong tâm, thấy rõ mình đang suy diễn và bình phẩm. Khi bạn chánh niệm hơn về các phản ứng và diễn dịch của tâm, nó sẽ càng ngày càng ít dần đi. Sau một thời gian, khi tâm mới bắt đầu diễn dịch và phản ứng, bạn nhận biết được ngay và nó liền chấm dứt. Làm nhiều lần như vậy, bạn sẽ không còn phản ứng nữa. Rồi sau một thời gian, khi nghe một điều gì đó, bạn không suy diễn nữa. Một thời gian dài không còn suy diễn, sẽ có một điều kỳ lạ xảy ra với bạn. Dường như bạn không còn kinh nghiệm mọi việc rõ ràng được nữa. Kinh nghiệm của bạn không còn mạnh như xưa.
Chính bởi vì các suy nhĩ, nên chúng ta kinh nghiệm sự việc một cách mạnh mẽ và ấn tượng hơn. Vì vậy, khi không còn suy nghĩ, chỉ còn sự hay biết, chúng ta không thực sự cảm nhận như trước nữa. Tôi muốn nói là mọi sự việc không còn mạnh mẽ, ấn tượng sâu đậm như trước nữa. Ngay cả với cái đau, khi ngồi thiền đầu gối bạn đau cứng, càng phản ứng lại bạn sẽ càng cảm thấy đau hơn. Khi không nghĩ đến nó nữa và chỉ hay biết, cảm nhận mà không cố làm gì nữa, không cố vượt qua, không suy diễn về nó, chỉ sống trọn vẹn với cái đau, sau một lúc bạn sẽ thấy cái đau nhạt dần đi, không còn đau đớn như trước nữa. Chính tiến trình suy nghĩ của chúng ta đã làm phóng đại các cảm giác lên.
Khi bạn không suy nghĩ nữa và chỉ thuần tuý hay biết, suy nghĩ sẽ mờ nhạt đi đến mức chúng ta cảm thấy mình bị mất mát một điều gì. Chúng ta muốn bám víu vào một cái gì đó.
Chẳng hạn có một quả bóng lớn hình cầu, bạn có thể cầm nó bằng một tay được không? Không thể cầm được. Nó là một quả cầu bóng láng, trơn tuột. Nhưng nếu bạn gắn vào nó một cái quai thì có thể xách đi được nhờ vào cái quai. Với cái quai, chúng ta có thể cầm, nắm, xách mọi thứ một cách chắc chắn,không thể rơi hay tuột được, nhưng nếu không có quai, nó sẽ rất trơn và không thể cầm nổi. Khi dừng lại mọi suy nghĩ, bạn tiếp xúc được với thực tại, do vậy không thể bám víu vào một cái gì được nữa. Nó trở nên trơn tuột và mơ hồ, đó là điều sẽ phải xảy ra.
Do đó, hãy ngừng suy diễn về tiếng động, chỉ hay biết nó và bạn sẽ thấy bởi vì có tiếng động nên có cái nghe diễn ra. Cái nghe diễn ra ở đâu? Lúc đầu thì bạn thấy cái nghe diễn ra ở tai của mình. Thậm chí bạn còn cảm nhận được sóng âm thanh đập vào thành tai nữa. Bạn thực sự cảm nhận được điều ấy. Nếu thật nhạy cảm, thậm chí bạn có thể cảm nhận được sóng âm thanh trên làn da mình nữa, không chỉ ở lỗ tai mà nó còn va đập vào da của bạn nữa. Bạn trở nên rất nhạy cảm với tiếng động và sau một thời gian, thậm chí tiếng động cũng thực sự trở thành một nỗi khổ đối với bạn nữa. Một người bạn của tôi là thiền sinh và cũng là một bác sĩ (tôi nghĩ các bác sĩ rất chịu khó làm việc, và vì vậy họ có thói quen làm , việc chăm chỉ, cần mẫn. Thực tế để trở thành bác sĩ, bạn phải làm việc thật chăm và khi hành thiền họ cũng rất chăm chỉ). Anh ấy nói, “Khi hành thiền, lúc đầu tôi nghĩ tiếng động ở ngoài kia (anh ấy sống trong một khu đông dân có rất nhiều xe cộ, cũng ở một góc phố như ở đây) và nó đến với tôi, tôi cảm nhận được tiếng động ở tai mình.” Về sau anh lại nghĩ, “Tiếng động đang diễn ra trong tai tôi.” Sau đó một thời gian nữa, anh nhận ra rằng tiếng động đang diễn ra trong tâm. Anh có thể cảm nhận được điều đó trong tâm. Tâm hay biết và đối tượng, chúng xúc chạm nhau, bạn cảm nhận được sự xúc chạm đó, tâm và đối tượng chạm nhau. Hãy cố cảm nhận điều đó, hãy chánh niệm về tiếng động, về các loại âm thanh khác nhau. Đừng nghĩ về nó. Lúc đầu bạn nghĩ tiếng động nằm ở ngoài kia. Sau một thời gian, bạn phát hiện rằng tiếng động đang diễn ra trong lỗ tai. Về sau bạn lại cảm nhận nó ở trong tâm mình.
Không có tâm, không thể nhận biết bất cứ điều gì. Bởi vì có tâm hay biết sanh khởi nên bạn mới thấy mình nhận biết âm thanh.
Hãy cố gắng rõ biết toàn bộ cả quá trình, và trong quá trình đó bạn có thể phản ứng lại bằng thích hay không thích, bạn cũng rõ biết luôn điều đó nữa… Tôi thích âm thanh này, không thích tiếng động kia. Mỗi khi bạn phản ứng như vậy, hãy chánh niệm hay biết điều đó. .. cái này nghe hay quá, cái kia nghe thật dở, thật khổ khi cứ nghe mãi tiếng động này. Thường thì mắt chúng ta không cảm nhận được cảm giác dễ chịu (lạc thọ) hay khó chịu (khổ thọ). Mắt chỉ kinh được những cảm giác trung tính (không khổ, không lạc) mà thôi. Nhưng khi nhìn chúng ta lại suy diễn thêm và khi thích thì chúng ta lại thấy vui vẻ, hạnh phúc, không thích thì buồn bực, đau khổ, điều đó không phát xuất từ nhãn thức, mà chính từ tâm thức. Khi chúng ta không suy diễn nữa, khi chúng ta dừng lại chính nơi nhãn thức dừng, chúng ta sẽ không có bất cứ cảm giác lạc hay khổ nào cả. Tất cả mọi thứ đều trở thành trung tính, không khổ, không lạc. Khi nhìn một vật nào đó, không có gì là khổ hay lạc trong cái nhìn ấy cả. Chỉ có sự suy diễn trong tâm khiến nó thành khổ hay lạc, dễ chịu hay khó chịu mà thôi. Khi nhìn một ánh sáng chói mắt như hàn điện chẳng hạn, nó sẽ làm mắt ta khó chịu, đau đớn. Vấn đề nảy sinh ở đây là đối tượng của con mắt đau hay sắc (rupa) đau. Thực ra không phải võng mạc cảm nhận cái đau mà một bộ phận khác của cơ thể cảm nhận nó. Với tai cũng vậy. Tai chỉ nhận biết được âm thanh chứ không cảm nhận được cái đau, nhưng tất cả chúng đều xảy ra ở cùng một chỗ. Chúng hoà lẫn, hợp nhất với nhau.
Hãy cố gắng hiểu thật rõ những điều này, bởi vì đây là những bản chú giải cổ mà tôi muốn giải thích rõ.
Khi hành thiền bạn không cần phải suy nghĩ đến những điều này, chỉ cần cố gắng biết những gì đang diễn ra. Đừng suy nghĩ và cố tìm hiểu, mà chỉ cảm nhận nó một cách trực tiếp.
Cũng vậy, đối với mũi và mùi hương, ví dụ đôi khi ngồi thiền bạn ngửi thấy có cái gì đó cháy, bởi vì hầu như lúc nào thiền đường cũng thắp hương. Một số người thích, nhưng một số khác lại không. Bạn ngửi thấy mùi hương và suy nghĩ về nó. Mùi này thơm quá, và khi không thích thì bạn nói, “Sao mấy người lại thích cái mùi kinh khủng này. Tại sao họ lại đốt những thứ này ở đây nhỉ? Nó có hại cho phổi,” bạn bắt đầu suy nghĩ. Khi bắt đầu nghĩ ngợi như vậy, hãy chánh niệm hay biết các suy nghĩ đó; thích hay không thích chỉ là sự suy diễn của chúng ta. Chúng ta đã quen ưa cái này, ghét cái nọ, đó chính là thói quen bị điều kiện hoá của chúng ta. Nếu bạn thức sự cảm thấy nó không tốt cho phổi của mình – một số người bị dị ứng với các loại mùi – thì có thể ngồi ra một chỗ khác.
Điều quan trọng là đừng phản ứng, đừng suy diễn gì cả.
Khi ngửi một mùi gì, chỉ chánh niệm rõ biết nó, bởi vì có mùi đó nên mới có tâm biết đó; bởi vì có một bộ phận trong thân nhạy cảm với mùi nên tâm hay biết này mới sanh khởi. Các giác quan, đối tượng và tâm hay biết (căn, trần, thức), khi hành thiền bạn có thể hay biết cả ba, nhưng đừng cố suy nghĩ về chúng. Bạn có thể chánh niệm về bất cứ phần nào trong ba phần đó, và chỉ cần chánh niệm một phần là cũng đủ. Đừng cố phải thấy cho được cả ba phần khác nhau này, người khác dễ thấy được phần khác, nhưng chỉ là cùng một tiến trình mà thôi. Bạn chỉ cần chánh niệm về một phần của nó là đủ. Nếu cố gắng quá mức bạn sẽ bị trạo cử và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về nó.
Đối với thân cũng vậy, bạn cảm nhận được cái gì đó thì chỉ cảm nhận mà đừng suy diễn về nó.
Thông thường khi ngồi thiền chúng ta cũng chẳng có gì để nếm cả. Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy vị chua trong miệng nhưng không rõ rệt lắm, không quan trọng. Nhưng khi ăn, thấy vị ngon là chúng ta thích liền, không ngon thì lại không ưa. Có một phản ứng luôn luôn xảy diễn. Ngửi thấy mùi thức ăn là chúng ta đã thấy thích hoặc không thích. Thông thường trong khi ngồi thiền chúng ta không ăn, không cần thiết phải ăn lúc đó. Trong mọi lúc, chúng ta phải luôn cảm nhận, hay biết một điều gì đó trong thân. Chẳng hạn khi hít vào, thở ra, đó là một loại cảm giác; một luồng không khí xúc chạm nhẹ nhàng trong lổ mũi, ra- vào, luôn luôn có cảm giác tại đó. Vậy chúng ta hãy cảm nhận trực tiếp cảm giác đó mà không nghĩ về nó, nó có thể là ngắn hay dài, nhưng mục đích chính là hay biết cả quá trình. Trong kinh nói rằng: Khi thở vào một hơi thở dài biết mình đang thở vào dài (Digham va assasanto: Digham assasamiti pajanati ~ MN i.56) . Đọc chỗ này, có thể bạn sẽ cho rằng mình phải hiểu như sau: “Tôi đang thở vào dài, tôi đang thở ra dài”. Nếu cố làm như thế, tâm bạn sẽ bị trạo cử, không yên; như vậy là bạn đang làm quá mức. Đối với người mới bắt đầu thì chỉ cần nói “thở vào” hoặc chỉ “vào” và cảm nhận toàn bộ hơi thở từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt.
Hãy cảm nhận chứ đừng suy nghĩ về nó. Khi thực sự chấm dứt suy nghĩ và cảm nhận trực tiếp, ngay lập tức tâm bạn chuyển sang một kênh khác (trong TV của bạn cũng có nhiều kênh khác nhau như vậy.) Cách thức hoạt động của tâm cũng thay đổi.
Bất cứ khi nào phải dùng đến ngôn từ là chúng ta đang hoạt động trong thực tại thông thường. Khi ngừng sử dụng bất cứ loại ngôn từ, hình dáng hay hình ảnh nào, tâm của chúng ta sẽ hoạt động trong một kênh khác và trong thiền thì chúng ta làm việc trong một kênh khác như vậy. Chúng ta cố gắng hiểu mọi việc theo một cách khác, không theo cách thông thường mà chúng ta quen hiểu nữa. Ngay khi bạn sử dụng ngôn từ là bạn đem tâm trở về với cách thức hoạt động và nhận biết thông thường. Điều này thường xảy đến trong giai đoạn đầu hành thiền. Chúng ta không thể loại bỏ nó ngay lập tức được. Mỗi khi nó xuất hiện, hãy nhận biết nó.
Cũng vậy, suy nghĩ, niệm thầm chỉ có ích cho người mới bắt đầu hành thiền, sau một thời gian, bạn phải buông bỏ nó.
Cũng giống như việc bạn phải dùng gậy chống để đi lại. Khi yếu mệt, bạn cần có một cái gì để chống: Một cây gậy chống hay thậm chí một sợi dây để vịn. Những người tàn tật hoặc trong giai đoạn hồi phục sau một chấn thương, khi tập đi lại họ phải cần vịn vào một cái gì đấy để khỏi bị ngã. Họ vịn vào một sợi dây và đi chầm chậm. Nhưng khi đã đi lại bình thường rồi thì không cần vịn dây nữa, họ buông bỏ nó, bởi vì nếu cứ tiếp tục vịn dây thì sao? Họ bị phụ thuộc vào nó và nó trở thành một chướng ngại. Chẳng hạn bạn phải dùng một cây gậy chống để tập đi. Mỗi bước đi bạn phải chống cây gậy xuống, và bước một bước tiếp và lại chống cây gậy xuống một lần nữa. Nếu bạn yếu và đi rất chậm thì cây gậy rất có ích, nhưng khi đã học chạy mà vẫn còn làm vậy, mỗi bước lại chống gậy xuống đất một lần, bạn có thể làm như thế được không? Nếu cố làm thế, bạn sẽ phải chạy chậm lại. Vậy lúc đó hãy vứt cây gậy đi. Nó rất có ích đấy nhưng bây giờ thì không còn cần thiết nữa.
Bạn cần phải thật khéo léo, thiện xảo trong cách thực hành của mình.
Đối với người mới bắt đầu, niệm thầm rất có ích, “hít vào, thở ra, hít vào… thở ra…” bởi vì tâm bạn thường hay tán loạn và trạo cử, không yên. Giữ tâm mình chỉ an trụ trên hơi thở thôi thì khó, vì vậy bạn phải dùng cách niệm thần để kéo tâm mình trở lại với hơi thở.
Khi đã học được cách an trú tâm trên hơi thở thì bỏ niệm “thở vào dài”, chỉ niệm “vào”, “ra”. Sau một thời gian thì “vào, ra” cũng bỏ nốt, không cần niệm gì nữa.
Đối với người mới tập thiền, có rất nhiều cách để phát triển định tâm và chánh niệm. Như trước đây tôi đã nói với các bạn, trong một hơi thở bạn có thể đếm một, hai, ba, bốn, năm, sáu cho đến mười. Tại sao phải làm như vậy? Bởi vì bạn muốn giữ tâm trên hơi thở; hơi trước nối tiếp hơi thở sau. Nếu không làm như vậy thì giây trước bàn còn biết hơi thở, giây sau tâm đã chạy mất, nghĩ ngơi một chuyện gì đó mất rồi. Để tâm không lang thang nghĩ ngợi chuyện này chuyện kia, bạn hãy cố gắng đếm. Nó rất có ích cho những người mới bắt đầu.
Sau một thời gian thì không cần đếm, không cần niệm, không cần làm gì nữa, chỉ sống trọn vẹn với từng hơi thở.
Khi hành thiền, bạn sẽ cảm nhận được nhiều cảm giác trên cơ thể. Có khi thấy nóng, có lúc lại lạnh, ngứa ngáy, lúc khác lại đau. Khi cảm giác trở nên rất mạnh, một cách tự nhiên tâm bạn sẽ hướng về cảm giác đó. Bạn không thể ngăn chặn tâm hướng đến đó được. Khi nó đi đâu, hãy theo sát nó, không sao cả. Trong thiền Vipassana, bạn có thể thay đổi đề mục được. Miễn là luôn có chánh niệm hay biết đề mục, miễn là đừng suy nghĩ miên man là được. Vì vậy, định trong thiền Vipassana mới được gọi là khanika samadhi, hay có thể dịch ra là sát na định (định trong từng khoảng khắc). Sát na định nghĩa là đề mục thay đổi, nhưng định tâm vẫn có. Một đề mục hiện hữu trong vài khoảng khắc, bạn an trụ trên đề mục đó, khi đề mục đó biến mất, tâm bạn lại an trụ trên một đề mục khác, trong một vài khoảng khắc, thực ra chỉ trong một khoảng khắc và bạn cũng an trụ trong đó.
Sát na định không có nghĩa là bạn chỉ chánh niệm trên đề mục trong một sát na, mà nghĩa là định tâm chỉ kéo dài trong một sát na. Định của bạn sẽ như thế này : 1 sát na…1 sát na … 1 sát na, cứ tiếp diễn như vậy không gián đoạn. Không gián đoạn nghĩa là tâm không bị phân tán. Đó chính là khanika samadhi – sát na định.
Khi có bất cứ cảm giác nào xảy đến, dù đó là tiếng động hay cảm giác đau, không sao cả, hãy luôn theo sát và hay biết nó.
Khi hành thiền thì bất cứ điều gì diễn ta trong hiện tại cũng là đề mục thiền của bạn; không phải là điều xảy ra trước hoặc sau đó. Đây là một ví dụ rất hay: Một ngày trời mưa, sấm chớp bão bùng, bạn hãy ra ngoài và nhìn lên bầu trời, có lúc bạn thấy tia chớp, nó chỉ kéo dài một vài giây rồi biến mất. Bạn không thể nói được hình dạng của nó như thế nào. Khi nó xảy đến, bạn chỉ hay biết nó. Khi nó không có ở đó thì không có ở đó nữa, bạn không cần phải suy nghĩ về nó.
Hãy sẵn sàng, luôn luôn có mặt rồi đề mục sẽ đến và bạn rõ biết nó. Đừng chờ đợi cái gì đến tiếp, đừng cố tạo ra một kinh nghiệm nào, chớ làm cho kinh nghiệm thiền của mình phải tốt hơn. Nhưng hãy sống với bất cứ cái gì đang diễn ra, sống hoàn toàn trọn vẹn với nó. Đó là điều quan trọng nhất của thiền: Sống trọn vẹn với bất cứ cái gì đang hiện hữu.
Bạn không thể ngồi suốt cả ngày được. Cơ thể chúng ta cần vận động, cần phải tập thể dục, cần thay đổi tư thế. Điều này rất quan trọng, bởi vì Đức Phật dạy rằng, khi bạn giữ nguyên một tư thế quá lâu – tôi không biết thời gian bao nhiêu lâu là quá lâu – điều đó tuỳ thuộc vào từng người, thân sẽ đau đớn. Khi thân thể đau đớn, không thể chịu đựng nổi thì tâm sẽ trở nên tán loạn trạo cử, khi tâm tán loạn thì không còn an lạc, tĩnh lặng, không còn định tâm nữa; không có định tâm thì không có tuệ giác; không có tuệ giác thì không có giải thoát! Khi cơn đau đã đến mức không thể chịu đựng nổi thì bạn đừng cố chịu đựng nữa. Hãy thay đổi tư thế. Khi bạn thay đổi tư thế, hãy làm thật chánh niệm. Đang ngồi mà muốn dịch chuyển một chút, bạn có thể làm. Dịch chuyển một cách từ từ, chầm chậm và bạn thấy cơn đau giảm dần. Bạn cảm nhận cơn đau giảm dần từng chút một; đừng đổi tư thế ngay lập tức mà quên chánh niệm về cử động và sự giảm bớt cơn đau. Làm như vậy sẽ có một khoảng trống mà bạn không ý thức được. Khi cơ thể bị đau đớn, tâm bạn không thích điều đó. Bạn muốn tống khứ, xua đuổi cái đau đi. Đây là một thói quen, nhưng nó cũng có ích, bởi vì nếu không làm được một điều gì đó với nó, bạn có thể tự gây thương tổn cho bản thân mình mà không biết. Chẳng hạn như khi cầm phải một vật gì thật nóng, chúng ta phải buông nó ra ngay lập tức, nếu không sẽ bị bỏng liền. Đây là một phản ứng bản năng sống còn mà chúng ta đã học được. Khi ngồi thiền chúng ta biết không có gì nguy hiểm ở đây cả.
Khi bạn bị đau, hãy sống với cái đau đó, kham nhẫn chịu đựng đến mức có thể được,quan sát xem tâm mình phản ứng như thế nào. Đây là một quá trình học hỏi rất quan trọng.
Đức Phật đã cho một lời dạy thật là sâu sắc “ Hãy để cho thân đau chứ đừng để tâm đau” ( aturakayasa me sato, cittam anaturam bhavissatitti ~ SN iii.1 ). Đó là điều bạn cần thực hành! Chúng ta không thể loại bỏ được tất cả mọi đau đớn trong thân. Khi ngày càng lớn tuổi, bạn biết rằng mình sẽ chung sống với cái đau. Những người bị thấp khớp, họ không có cách nào chạy thoát khỏi đau đớn được. Nếu bạn sử dụng quá nhiều thuốc, nó sẽ làm hỏng gan, thận và các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu bạn muốn dùng thuốc thì cũng được; đó không phải là điều tôi đang nói đến ở đây. Đối với những cơn đau bình thường không gây tác hại nhiều lắm thì hãy cố gắng sống với nó và quan sát xem tâm mình phản ứng ra sao. Nhiều lúc, chúng ta thay đổi tư thế không phải vì đau đến mức không chịu nổi, mà bời vì tâm nóng nảy, bứt rứt, không yên. Chúng ta dịch chuyển, cựa quậy liên tục vì chúng ta không có thói quen kham nhẫn với cái đau.
Đức Phật nói rằng định thu được khi đi kinh hành mạnh hơn nhiều định thu được từ thiền toạ (cankamadhigato samadhi ciratthitiko hoti ~ AN iii.30). Đây là một điều quan trọng nên biết, bởi vì trong quá trình di chuyển, nếu chuyên chú, chánh niệm của bạn sẽ mạnh hơn.
Khi bạn cảm nhận cái đau, đừng nghĩ về nó, thậm chí cũng đừng dùng đến từ đau nữa. mặc dù trong giai đoạn đầu thì bạn có thể niệm thầm “đau, đau”, nhưng tôi nhận thấy khi niệm đau nó lại càng trở nên đau hơn, bởi vì bạn đang diễn dịch nó ra là “đau”. Đau là một cái gì đó bạn không thích. Vì vậy, bạn phản ứng lại một cách tự động với từ “đau”.
Bản đồ hành trình tâm linh (Sách) Giới thiệu và Mục lục
Khi bạn cảm nhận cái đau, đừng nghĩ về nó, thậm chí cũng đừng dùng đến từ đau nữa. mặc dù trong giai đoạn đầu thì bạn có thể niệm thầm “đau, đau”, nhưng tôi nhận thấy khi niệm đau nó lại càng trở nên đau hơn, bởi vì bạn đang diễn dịch nó ra là “đau”. Đau là một cái gì đó bạn không thích. Vì vậy, bạn phản ứng lại một cách tự động với từ “đau”.
Nếu bạn không niệm đau mà chỉ quan sát cái đau, sống với cái đau bạn sẽ thấy nó rất thú vị, tâm bạn có thể an trụ tại đấy trong một thời gian dài.
Tôi có mấy người bạn, họ rất sợ đau và không muốn hành thiền bởi vì họ nghĩ rằng hành thiền sẽ rất đau đớn. Dần dần họ cũng học thiền và sau một thời gian họ trải nghiệm cái đau và sống cùng với nó, họ phát hiện ra rằng nó rất thú vị. Cái đau đã cuốn hút tâm trí họ.
Nếu bạn sẵn lòng sống với cái đau thì nó cũng không đến nỗi không thể chịu đựng nỗi đây; còn nếu bạn không sẵn lòng, nó sẽ càng không thể chịu đựng được. Đó là cách tâm bạn nhìn cái đau.
Mỗi khi cảm thấy đau đớn, hãy sống trọn vẹn với cái đau ấy, thực ra nó không giết bạn được đâu. Khi bạn thấy rằng, “Đây đã đến giới hạn chịu đựng cuối và không thể tiếp tục ngồi như thế này được nữa, lúc đó hãy thay đổi tư thế một cách thật chậm rãi, dịch chuyển từng milimet một và nhìn cái đau đang giảm dần đi, nhìn toàn bộ tổng thể và nhìn cả cái tâm mình nữa. Khi đã bớt đau, tâm bạn trở nên thoải mái hơn một chút , “Ô bây giờ thì thoải mái rồi… cảm thấy đỡ hơn rồi”, rồi lại dịch chuyển thêm một chút nữa, thoải mái hơn nữa. Dịch chuyển thêm nữa và tìm được một tư thế ngồi không bị đau, bạn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái và tiếp tục hành thiền; ngồi một tiếng hoặc thậm chí có lúc ngồi đến hai tiếng. Ở Miến Điện một số người ngồi được 5-6 tiếng, có người ngồi lâu hơn. Có thể bạn không tin, nhưng có người ngồi được 24 giờ, không ăn uống gì cả.
Nhiều khi tôi thấy có người không thể ngồi được đến một tiếng, nếu muốn họ vẫn có thể tự luyện tập được, nhưng họ cứ nghĩ rằng họ không thể ngồi lâu hơn được. Nếu bạn nghĩ rằng đó là giới hạn cuối cùng của mình, thì đến chỗ đó, thân bạn sẽ phản ứng rất nhiều.
Khi bạn biết “tôi có thể làm được nhiều hơn thế này” tâm bạn sẽ không phản ứng, Dần dần bạn sẽ học được cách mở rộng giới hạn của mình.
Khi đã có thể ngồi được đến ba tiếng, bạn sẽ thấy thiền của mình đạt tới trình độ sâu, rất sâu. Nó sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bạn ngừng lại mọi suy nghĩ và tiếp cận với thực tại ngày càng sâu sắc hơn. Bạn có thể thấy được những sự việc rất nhỏ nhiệm, vi tế đang diễn ra. Điều quan trọng là phải tập ngồi thiền lâu hơn và cũng học cả thiền đứng nữa. Ở đây tôi không thấy ai đứng thiền cả. Tôi chỉ thấy mọi người ngồi trên sàn nhà hay trên ghế. Một lúc nào đó hãy thử thiền đứng xem sao, nếu bạn sợ ngã thì có thể đặt tay lên thành vịn hay một cái bàn, nó sẽ giúp bạn giữ thăng bằng. Thỉnh thoảng đứng thiền rất tốt. Đứng càng lâu càng tốt và sau đó bạn có thể đi kinh hành, khi đi bạn cũng phải đi một cách thật chánh niệm.
Hãy bắt đầu từ tác ý muốn bước đi. Khi bạn đứng một thời gian dài, cơ thể rất muốn thay đổi tư thế. Bạn rất muốn di duyển và ý định đó rất mạnh. Bạn không thể đứng thêm được nữa. Hãy cảm nhận cái sức mạnh đó, sức mạnh của ý muốn di chuyển. Đôi khi bạn cảm thấy như là cơ thể mình đã thực sự bước đi rồi, mặc dù chân bạn không hề nhúc nhích. Bạn cảm thấy cơ thể đang kéo mình đi, có một cái gì đang lôi kéo. Bạn có thể cảm nhận cái năng lượng đó ở trong thân và tâm của mình. Khoảnh khắc tâm bạn nghĩ đến việc di chuyển, ngay lập tức có cái gì đó đã xảy ra trong thân. Phần thân chuẩn bị cử động trở nên rất khác lạ. Tất cả hệ thần kinh và các cơ trở nên lập tức sẵn sàng để cử động. Bạn cảm nhận được năng lượng ở đó, máu, hệ thần kinh và các cơ căng lên và bạn chánh niệm hay biết được điều đó, rồi buông bỏ ý định ấy. Sau một lúc, chỉ vài giây say, cái ước muốn đó, sự thôi thúc cử động đó trở lại và bạn hay biết rằng ý muốn ấy đang đến, bạn cảm thấy có cái gì đó đang thúc đẩy bên trong và sau vài lần như vậy, bạn quyết định cử động.
Khi bạn di chuyển, hãy cử động một cách từ từ và quan sát được mọi cảm xúc, cảm giác và sự căng thẳng; bạn cảm nhận có một cái gì đó đang diễn ra trong các bắp thịt. Tiếp cận và nhận biết các cảm giác, chứ không phải dáng hình. Nếu niệm thầm “đi” … “đi”… “đi”… đối với những người sơ cơ thì thế cũng được. Ở đây các bạn không phải là những người mới bắt đầu. Đây là lớp dành cho những thiền sinh trình độ cao, song tôi vẫn muốn nhắc lại về các giai đoạn ban đầu. Khi bạn niệm “trái, phải, trái, phải”, thì đó chỉ là các danh từ và bạn cũng nhận biết về hình dáng, cái chân này dài và tròn, đưa về phía trước, duỗi ra và cử động. Đối với những người mới bắt đầu thì thế cũng tốt. Sau một thời gian thì không quan sát hình dáng, tên gọi mà quan sát chính các cảm giác khi bạn cử động, chính các cảm giác mới là đề mục của thiền. Bạn cảm nhận ra sao trong các bắp thịt, và cảm thấy thế nào trong tâm? Nếu cố gắng làm thật chánh niệm, bạn sẽ nhận ra rằng: Thậm chí để di chuyển bạn cũng phải suy nghĩ một chút và phải cần sự phối hợp của toàn bộ cơ thể; không có sự phối hợp giữa thân và tâm, bạn không thể di chuyển được, dù chỉ là một cm. Giả sử bạn đang đứng đó vá quyết định bước đi, điều gì sẽ xảy ra? Bạn chuyển trọng tâm sang một bên chân, cái chân đó sẽ chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể và bạn cảm nhận được sự phối hợp giữa hai chân với nhau.
Để di chuyển được không phải là chuyện đơn giản; phải có một quá trình rất phức tạp. Hãy tự gây hứng thú và nhiệt tâm cho mình. Đừng vội vàng làm điều gì cả. Cái bạn cần làm là quan sát những gì đang diễn ra trong cơ thể khi bước đi, dù chỉ là một bước chân. Hãy làm với một sự hứng thú sâu sắc. Đang có điều gì diễn ra lúc này đây?
Khi làm như vậy bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú, say mê và bởi vì có hứng thú nên tâm trở nên tĩnh lặng và chuyên chú. Bởi vì sự chuyên chú này, chính là samadhi (định), bạn cảm thấy có thêm năng lượng. Đôi khi bạn cũng có một sự hỷ lạc nào đó, bởi vì hỷ rất gần với sự hứng thú, nhiệt tâm. Nếu không có hứng thú, bạn sẽ không có được hỷ. Một cách dịch khác của piti (hỷ) là hứng thú. Vậy hãy tự làm cho mình hứng thú và nhiệt tâm. Điều gì sẽ diễn ra khi mình bước? Hãy xem điều gì xảy ra trong toàn bộ thân và tâm mình, thậm chí ngay cả trước khi bạn cất bước. Nếu bạn làm như vậy, chẳng hạn đi từ chỗ này đến chỗ kia, hãy làm thật chậm, bạn có thể trở nên rất chuyên chú. Định (samadhi) sẽ trở nên rất mạnh. Một số người nói rằng đi kinh hành không tốt vì bạn không phát triển được định. Có thể người đó chưa từng thử bước đi với sự hứng thú và nhiệt tình sâu sắc. Nếu bạn làm với sự hứng thú và nhiệt tình sâu sắc, bạn sẽ phát triển được một mức định rất mạnh.
Đức Phật nói rằng định thu được khi đi kinh hành mạnh hơn nhiều định thu được từ thiền toạ (cankamadhigato samadhi ciratthitiko hoti ~ AN iii.30). Đây là một điều quan trọng nên biết, bởi vì trong quá trình di chuyển, nếu chuyên chú, chánh niệm của bạn sẽ mạnh hơn.
Khi bạn thay đổi tư thế, khi nghe, khi nhìn, hãy cố gắng nắm bắt toàn bộ quá trình, mà không suy nghĩ về nó. Trong quá trình đó, bạn sẽ thấy có tác ý, quyết định, có thôi thúc, mong muốn sanh khởi trong tấm, ý muốn di chuyển, ý muốn nhìn, ý muốn nghe, muốn uống. Đôi khi đang ngồi thiền bạn chợt cảm thấy khát nước, bạn muốn uống nước; thôi thúc đó rất mạnh. Bạn cảm nhận được nó, có khi bạn thấy một cốc nước, nếu được uống cốc nước đó thì thật là thích! Có lúc đang ngồi thiền bạn thấy ngứa chỗ nào đó trên thân và muốn gãi, trước khi gãi bạn có thể thấy được ý muốn gãi. Bạn quyết định đưa tay gãi, nhưng trước khi làm điều đó bạn cảm thấy rất khác lạ, bạn cảm nhận được sự thay đổi năng lượng trong tay mình, có một cái gì đó đang diễn ra ở đó. Bạn còn thấy được trong tâm hình ảnh tay mình đưa ra gãi nữa, nhưng cánh tay thực của bạn thì vẫn chưa nhúc nhích. Hãy hay biết tất cả những điều này. Cử động một cách chậm rãi, gãi rồi chầm chậm đưa tay về chỗ cũ và tiếp tục hành thiền.
Những điều tôi giảng ở đây thật ra rất đơn giản, nhưng thường những điều đơn giản lại rất khó làm. Chúng ta hay làm mọi việc trở nên phức tạp hơn. Để hành thiền thì rất đơn giản, bạn có thể làm được không? Bạn có sẵn sàng để trở thành đơn giản không?
Bây giờ tôi sẽ dành thời gian cho các bạn hỏi. Khi tôi nói về tâm và đối tượng, thực chất đó là Tuệ Phân biệt Danh – Sắc (Nama –rupa- pariccheda- nana), là tuệ giác đầu tiên. Không có chúng sanh nào cả, không có tên gọi-danh xưng, không hình dáng, chỉ có cảm giác và tâm hay biết. Bạn rõ biết có một cảm giác và một tâm hay biết. Cảm giác là một hiện tượng tự nhiên và tâm hay biết cũng là hiện tượng tự nhiên. Tâm này không phải là một chúng sanh, một người nào cả. Bạn không tạo ra nó. Do nhân duyên mà nó xảy đến. Khi bạn thấy hai pháp này một cách rõ ràng thì đó chính là tuệ giác thứ nhất. Tôi sẽ nói kỹ về bốn tuệ giác đầu tiên để làm cho thật rõ ràng; tôi không muốn bỏ sót điều gì cả. Sau tuệ thứ tư, phần còn lại sẽ tương đối đơn giản. Có mười tầng tuệ, trong đó bốn tuệ giác đầu tiên là những tầng tuệ quan trọng nhất.
Hỏi và đáp: Đức Phật có giảng về thiền hành (đi kinh hành) và nói rằng nó đem lại định tâm rất mạnh, bởi vì luôn di chuyển nên bạn cần tăng thêm tinh tấn để nắm bắt, theo dõi được cả tiến trình. Với một đề mục ổn định thì sẽ nắm bắt dễ dàng hơn nhưng bạn sẽ buông lỏng, dễ duôi. Với những đề mục thường xuyên thay đổi, chuyển dịch thì bạn phải cố gắng tinh tấn hơn. Một khi đã tăng trưởng tinh tấn và chánh niệm, bạn sẽ ngồi thiền dễ dàng và đơn giản hơn.
Hỏi và đáp: Do sự nhạy cảm của thân, thực ra của làn da, và cả sâu bên trong các bắp thịt bạn cũng cảm nhận được một cái gì đó. Bất cứ cái gì bạn cảm nhận được trong thân, là do có sự nhạy cảm của thân. Sự nhạy cảm của con mắt, sự nhạy cảm của lỗ tai, của mũi, mũi nhạy cảm với mùi, lưỡi nhạy cảm với vị, mắt nhạy cảm với ánh sáng và màu sắc, tai nhạy cảm với các rung động của âm thành, thân nhạy cảm với nóng lạnh, cứng mềm, rung động, căng cứng.
Hỏi và đáp: Đúng vậy, niệm thọ (vedananupassana) là chánh niệm về cảm giác đau, nhưng không chỉ mỗi đau, mà còn có thọ lạc (sukha-vedana), thọ khổ (dukha-vedana) và thọ xả (upekha-vedana). Điều tôi muốn nói ở đây là bạn cảm nhận cái đau nhưng không niệm thầm nữa. Trong giai đoạn đầu thì bạn cần phải niệm, nhưng sau một thời gian thì không cần làm như vậy nữa, chỉ sống với cái đau, dù nó là khổ (dukha), lạc (sukha) và xả (upekha). Hầu như lúc nào trong thân ta cũng có một cảm giác đau nhè nhẹ, nhưng chúng ta không chú ý đến nó. Nếu chú ý chúng ta sẽ nhận ra nó. Khi không còn một cảm giác đau nào nữa, bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm. Đôi khi trong lúc hành thiền bạn cảm thấy rất an lạc, tĩnh lặng và thật nhẹ nhõm, tất cả đau đớn đều biến mất: Đó chính là thọ lạc (sukha-vedana). Lúc khác lại có thọ xả (upekha), không có khổ cũng không có lạc. Đối với nhãn căn, cảm nhận của con mắt , thì chỉ có thọ xả (upekha). Đối với mùi cũng vậy, khi mùi bay đến mũi, bạn không hề thấy đau chút nào. Bạn chỉ biết rõ mùi đó, không có lạc hay khổ gì ở đây cả, Khi ngửi một mùi thật khó chịu, thân và tâm bạn phản ứng lại mùi đó, đó lại là một tiến trình khác.
Tôi có một người bạn không may bị tai nạn, sau đó anh chẳng còn ngửi được mùi gì nữa. Anh ta có thể làm việc ở một nơi rất hôi thối mà không hề phản ứng.
Hỏi và đáp: Bạn cảm thấy một bên chân nặng hơn phải không? Nghĩa là bạn cảm nhận được sức nặng khi nhấc chân lên chứ gì? Bởi vì nó có trọng lượng, bạn phải vượt qua trọng lực, vượt qua lực đối kháng, và bạn cần phải có một sự cố gắng nào đó để dở chân lên. Bạn thấy không, chúng ta đã quá quen với cử động đến nỗi cũng không biết phải tốn bao nhiêu sức lực để cử động nữa. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ, cách đây cũng lâu rồi, mấy huynh đệ của chúng tôi cùng thoả thuận sẽ sắp đặt công việc sao cho một người trong nhóm có thể dành cả tháng trời tịnh cư tu tập mà không phải động tay động chân làm bất cứ việc gì, chỉ để bình bát trước cửa rồi đóng cốc lại hành thiền. Một vị sư khác đến lấy bát, đặt cơm vào và đổ đầy bình nước, dọn dẹp, rửa ráy sạch sẽ rồi mang lại để chỗ cửa, trước cửa cốc. Đến giờ ăn, chúng tôi chỉ cần mở cửa mang bình bát vào ăn. Không có ai quấy rầy cả. Chúng tôi thực hiện như vậy suốt cả thời gian dài, chỉ dành nhiều tiếng hành thiền rồi đi ra ngoài tập thể dục, đi lại vài phút, duỗi chân duỗi cẳng cho đỡ mỏi rồi lại vào ngồi thiền tiếp. Mắt nhắm, toàn thân thư giãn và sau một lúc, thậm chí chỉ mở mắt ra cũng khó. Phải thật cố gắng để mở mí mắt lên; bạn phải cần rất nhiều sức lực để mở mắt. Khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện lại, phải mất rất nhiều sức chỉ để nói. Các cơ trên má trở nên thật mềm đến nổi ngay cả cười cũng khó. Chúng ta đã quá quen với những gánh nặng này của thân đến nỗi thực sự cũng không ý thức được về nó nữa.
Hỏi và đáp: Thực sự cũng không hẳn là như vậy. Lúc đầu, nếu thực hành trong một vài tháng, khi bắt đầu suy nghĩ lại, bạn sẽ thấy rất khó để suy nghĩ. Nhưng chỉ trong một thời gian thôi, bởi vì chúng ta làm đi làm lại nhiều lần. Tại chỗ tịnh cư của tôi ở Miến Điện, tôi sống ở đó một mình ít nhất là bốn tháng. Khi ra khỏi chỗ đó, lúc đầu bạn sẽ thấy hơi khó khăn vì bạn không muốn suy nghĩ nữa. Không cần thiết phải suy nghĩ. Nhưng khi phải nói điều gì, bạn vẫn biết chính xác điều mình cần nói mà không cần phải lòng vòng, nghĩ tới nghĩ lui. Bạn nói ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, bạn sẽ rất sáng suốt. Khi muốn nói điều gì, bạn hiểu rõ điều mình muốn nói và nói rất rõ ràng.
Trước khi hành thiền, bạn quá chấp trước vào danh xưng, tên gọi, tư kiến và những liên tưởng của mình, nhưng khi đã hành thiền bạn biết chúng chỉ là những điều suy diễn và không còn coi chúng là quan trọng nữa. Nhưng bạn vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng.
Bạn diễn dịch cũng vẫn theo cách như cũ, đúng đắn và hợp lý; bạn sử dụng chúng một cách hợp lý mà không bị quá chấp vào chúng. Bạn sử dụng chúng mà không bị cầm tù bởi các danh từ, tên gọi, khái niệm và tư kiến. Khái niệm, tư kiến và danh xưng là những nhà tù, chúng có lợi ích nhưng chúng cũng là ngục tù. Nếu thực sự giải thoát nội tâm mình, chúng ta phải biết đâu là giới hạn. Đây cũng chính là một dạng của thực tại. Nó rất quan trọng đối với sự sống còn của chúng ta; nếu không nhận thức mọi thứ một cách đúng đắn thì chúng ta không thể sống sót. Trong quá trình tiến hoá, chúng ta đã học cách nhận thức một cách đúng đắn, hợp lý. Nhất là khi ở trong rừng, bạn đang ngồi thì chợt nghe một tiếng động,nếu không nhận thức đúng về tiếng động đó, ắt là bạn sẽ bị hổ xơi gọn. Khi nghe tiếng hổ gầm, bạn phải đóng cửa lại. Nếu cứ mở toang cửa thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối to.
Nhận thức mọi việc một cách đúng đắn rất lợi ích. Nhưng nếu muốn vượt ra khỏi thực tại thông thường, bạn cần phải để tất cả những điều đó ở lại đằng sau.
Hỏi và đáp: Đúng, điều đó đúng. Bạn có thể làm như vậy, nó rất lợi ích cho việc phát triển những tuệ giác uyên thâm. Đối với những người mới bắt đầu thì tôi sẽ không bảo họ làm như vậy, bởi vì tốt hơn cả là phát triển một cách dần dần. Nếu bỗng nhiên bạn bảo một người sống trong cái hang đó, trong một gian nhà nhỏ, không ra ngoài, chúng tôi sẽ mang thức ăn đến cho, cứ sống ở đó trọn bốn tháng thì chắc người đó sẽ phát điên lên mất. Chúng ta luôn luôn cố chạy khỏi chính bạn thân mình. Chúng ta không thể đối diện được với những gì bên trong chúng ta. Trong đó có biết bao nhiêu thứ trên đời, tất cả các loại ký ức, cảm xúc, tình cảm và khát khao; quá nhiều trong đó, Nếu đột ngột bạn làm như thế, mọi thứ sẽ bùng nổ ngay lập tức.
Hãy học cách làm việc đó dần dần. Không dễ dàng để có thể sống với chính mình trong mọi lúc được đâu. Nếu bạn học được cách sống với chính mình, chỉ quan sát và buông bỏ, không phản ứng, bạn sẽ phát triển được một mức định thâm hậu và uyên áo.
Hỏi và đáp: Thực ra, nó đến một cách tự nhiên, bạn không phải cố ý làm gì cả. Nó tự xảy ra.
Nếu bạn có thể làm được chỉ một việc này, làm thật trung thực: Rõ biết những gì đang diễn ra mà không suy diễn sai lầm bất cứ điều gì, phần còn lại sẽ tự xảy đến. Đó chính là nét đẹp của đường tu tập. Nếu bạn chân thành chánh niệm thì những thứ còn lại sẽ đến một cách tự nhiên.
Bất cứ khó khăn nào xảy đến, nếu chánh niệm hay biết nó, một vấn đề băn khoăn trong tâm… không biết phải làm gì bây giờ… hãy chánh niệm biết nó rồi xả bỏ. Nếu làm được như thế, tâm bạn sẽ trở lại yên tĩnh. Sau một thời gian, bạn sẽ biết phải làm gì, bạn sẽ thấy ra được điều phải làm mà không cần phải suy nghĩ.
Nhiều người học thiền với sư phụ tôi, họ thường đến hỏi hết câu này đến câu khác. Sư phụ rất nhân hậu, rất kiên nhẫn mà trả lời mọi câu hỏi, nhưng su đó sư phụ thường nói thêm: “Hãy chánh niệm hơn nữa, rồi con sẽ tự tìm được câu trả lời cho chính mình”. Đó thực sự là một điều rất quan trọng, bởi vì giờ đây, khi sư phụ không còn ở trên đời nữa, thì ai sẽ là người trả lời cho các câu hỏi đó đây?
Tên thật của sư phụ tôi là Trưởng lão Dhammanandiya.
Hỏi và đáp: Đúng, khi thật sự chánh niệm đôi lúc tâm bạn không còn nghĩ được nữa, nhất là khi bạn đã phát triển được một mức định và tuệ nhất định. Mặc dù bạn cố hướng tâm đến đối tượng khác, nó cũng không đến đó, nó sẽ quay trở lại! Bạn phải làm gì? Cứ mặc kệ nó, ngừng lại tại đấy một lúc, rồi sau khi cảm thấy đã sẵn sàng để làm công việc khác, thì hãy tiếp tục làm. Khi tâm chưa sẵn sàng thì đừng cưỡng ép nó. Điều này hơi giống với trạng thái bị thôi miên, bạn không nhanh chóng xuất ta khỏi trạng thái đó ngay. Nó là một loại an định, và vì vậy bạn cần có thời gian và xuất ra nó một cách từ từ.
Trong thiền Vipassana, bạn có thể rất chú tâm. Khi ở trong trạng thái đó, đừng tự ép mình phải nhanh chóng xuất ra khỏi nó. Bạn phải từ từ. Một vài phút là đủ để chuẩn bị tâm.
Suy nghĩ quả là một gánh nặng. Khi bạn thật tĩnh lặng và an bình, nếu không có một suy nghĩ lao xao nào khuấy động tâm, bạn có thể an trú trong trạng thái đó. Thật quả là thú vị khi viễn lý, tách mình ra khỏi thế giới.
Theo: Bản đồ hành trình tâm linh
Tác giả: Thiền sư Sayadaw U Jotika
Mời bạn đọc đón xem tiếp Chương V, phần 1: Tuệ giác thứ nhất và thứ hai: Hay biết tâm và đối tượng; Phân biệt nhân duyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét