Mộng du – giấc mơ có thật

Bệnh nhân nằm trên đi văng. Anh ta ngủ do hiệu lực của thuốc an thần. Đằng sau đi văng một người đàn ông tóc hung, nước da sạm nắng: bác sỹ José M.R Delgado, một trong những chuyên viên nổi tiếng trên thế giới về não. Mọi người đang ở trong phòng thí nghiệm của ông tại Viện sinh lý học thần kinh của trường đại học Yale rất nổi tiếng ở Mỹ. Đây là một cuộc thử nghiệm dùng điện kích thích ở những vùng cố định trên đầu, nhằm thực hiện một cuộc mộng du nhân tạo.

LÀM THẾ NÀO THỰC HIỆN MỘT CUỘC MỘNG DU NHÂN TẠO?
NHỜ MỘNG DU MÀ ĐƯỢC GIẢI NOBEL.
Bất chợt, bác sỹ Delado bấm vào một cái nút. Một luồng điện phóng vào người bệnh đang ngủ. Đó là một dòng điện xoay chiều một trăm chu kỳ/ giây duới điện thế là 10 Volt. Và một hiện tượng phi thường diễn ra: Người đàn ông đang ngủ nhỏm dậy, anh ta chậm bước đi trong phòng thí nghiệm trong lúc vẫn ngủ. Anh ta ở trong cõi vô thức vậy mà vẫn cứ đi và còn tránh né được cả những chướng ngại vật. Vài phút sau như một người buồn ngủ díp mắt, anh ta lại lặng lẽ ngủ trở lại.
“Các bạn vừa chứng kiến một sự kiện nhị hóa nhân cách thực sự”- Bác sỹ Delgado nói với các cộng sự viên của ông trong lúc thuốc ngủ ức chế những trung tâm thức tỉnh của não bộ, thì những sự kích thích bằng điện đã thúc đẩy sự họat động một vùng hạn hẹp của võ não. Như vậy não đã chia ra làm hai: các bạn đã thấy một con người có thể cùng một lúc ngủ và đi như thể hẳn đang thức.
GẦN 1 TRIỆU NGƯỜI MẮC BỆNH MỘNG DU TẠI PHÁP
Tại một bệnh viện Sainte – Anne ở Pháp, giáo sư Jean Delay cũng đạt được những kết quả tương tự khi nghiên cứu tác dụng của một vài thứ ma túy. Thí dụ như người ta điều trị những người bệnh tâm thần, những người mắc chứng tâm thần phân liệt bằng Tofrani một loại thuốc hưng phấn. Khi sử dụng những liều quá mạnh, người ta lại làm cho bệnh nhân ngủ bằng một chất ma túy mạnh ngang như thế. Như vậy, người bệnh sẽ trải qua một đêm rối loạn: sẽ nằm mơ, khoa chân múa tay, và sẽ tiến tới cái mức nhỏm dậy như một người máy. Hai thứ thuốc, với công dụng trái ngược nhau, đã phân chia sự họat động của não bộ và gây nên một cuộc mộng du nhân tạo.
Thông thường ở những người mộng du, sự khởi phát của cơn khủng hỏang này là do buồn bực, tinh thần bị căng thẳng. Bệnh mộng du tràn lan tới các mức không mấy ai ngờ: riêng tại Pháp đã có gần một triệu người là nạn nhân của nó. Phần lớn bệnh nhân đi thơ thẩn trong nhà và lại đi ngủ.
Một số trở lại với các họat động ban ngày: người đàn bà sẽ rửa cho xong mấy cái bát giơ bẩn hoặc khâu nốt một cái áo gối, người đàn ông viết thư hoặc thu xếp lại cái ngăn kéo cho gọn. Những tập san y khoa cho biết ngườ ta đã thấy một cậu học trò mộng du làm xong bài vở, một người thợi giày khâu xong cái đế giày, một người thợ rèn nhóm lửa.
Người mộng du không phải là một người máy trong lúc đi giơ hai tay ra phía trước. Mắt họ mở, nhưng mi mắt đã mất hết các phản ứng: nếu thình lình chiếu đèn vào mắt họ cũng không chớp mắt. Đồng tử họ bị giãn ra và dáng đi ngập ngừng như thể đi trên một sợi dây. Họ không nghe thấy những tiếng sập cửa, nhưng nếu gọi tên họ trong lúc ngủ họ vẫn có thể trả lời được. Khi véo họ một cái họ không biểu tỏ một sự đau đớn nào, có điều tốt hơn hết là nên đánh thức họ dậy bằng cách khẽ thổi vào mắt họ. Dù sao mặc lòng họ không hề biết sợ, cũng chả có một tí ý thức gì về mình, họ có thể đi trên mái nhà mà không bị chóng mặt. Điều kỳ lạ hơn cả: người mộng du không mất đi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mới đây tại Berkeley – California Mỹ bà Marcia Wollner một phụ nữ 33 tuổi đã bừng tỉnh giấc trên tay lái chiếc xe hơi của mình. Lúc ấy đã 2 giờ sáng: chiếc xe đã xả hết tốc độ trên xa lộ. Dù sao bà ta cũng dừng xe lại được, khi đã cách xa nhà 60 cây số. Bà ta cho biết trong gia đình đã có sự bất hòa: “Tôi nằm mơ thấy tôi trốn khỏi nhà – bà ta nói”.
NHỜ MỘNG DU NÊN GIẢI NOBEL
Thật thế, nhà sinh lý học người Áo Otto Loewi được giải Nobel về y học, phần lớn là nhờ vào một cơn mộng du.
Năm 1921, ông ngụ ở Grats, một thị trấn nhỏ ở phía nam Viene. Một đêm kia ông rời khỏi giường trong lúc vẫn ngủ, rồi đi thẳng tới phòng làm việc. Ông lấy một cái bút chì, mấy tờ giấy và viết ra những điều suy nghỉ của mình mà mấy ngày nay chưa tìm ra được đáp số. Sau đó, ông lại đi ngủ, chả hề có một chút ý thức về những gì mình đã làm. Cho nên, hôm sau, ông ngạc nhiên khi thấy ở trên bàn giấy của một một bản viết khó đọc do chính tay mình đã viết và… hoàn tòan không thể đọc nổi. Đêm hôm sau, ông lại nhỏm dậy torng trạng huống mộng du và thử đọc lại cái bản viết tay ấy. Một tiếng động bất chợt khiến ông tỉnh giấc và ông nhớ lại tất cả gì mình muốn viết.
Cái nguyên lý của sự thử nghiệm mà ông nghĩ ra trong cơn mộng du hết sức đơn giản: để làm hồi sinh tiếng đập của quả tim con nhái bén, người ta phải kích thích giây thần kinh hệ đối giao cảm, hút những thủy dịch cảu cơ bắp tim vào trong một cái ống tiêm, đọan chích nó vào tim một con nhái bén khác. Nếu nhịp tim đập của con này chậm lại sự điều khiển thần kinh sẽ đựoc truyền đi bởi một chất hóa học…. Tuy nhiên, cũng phải nhiều năm sau ông mới tìm ra được cái chất hóa học trứ danh ấy: acétylcholine một trong những hormone quan trọng nhất của cơ thể.
MỘNG DU VỚI NHỮNG DIỄN TIẾN KỲ LẠ
Một vài cá nhân dễ bị mộng du đặc biệt là những người có một hệ thần kinh hay bị kích động; thêm vào đó họ còn bị chi phối bởi một vấn đề không thể giải quyết được, một cuộc xung đột không thể vượt qua được và khi bị hai khuynh hướng đối nghịch nhau mà trí não không dung hòa được thì nhân cách họ có thể bị tách ra làm hai. Một phần của tinh thần chấp nhận rút lui không xung đột nữg và ngủ còn phần khác thì khăng khăng chống lại.
Người ta nhận thấy rằng Bác sỹ Paul Chauchard giải thích sự lên cơn của những người mộng du thường diễn ra trong thời kỳ họ có những nỗi âu lo và nội tâm bị căng thẳng; ở một số người, sự căng thẳng ấy được giải thóat trong giấc ngủ nhờ những giấc mơ; ở những người khác, nó mạnh hơn khiến họ đôi khi có những hành động quái đản. Người ngủ không còn hài lòng với những giấc mơ nữa: họ “sống thật” trong giấc mơ của họ. Vì vậy mộng du là một giấc mơ có thật. (Theo cuốn Tâm thần học của bác sỹ Trần Đình Xiêm, trường đại học Y dược thì hiện tượng miên hành có thể do sự giảm đột ngột tính lan tỏa của ức chế ngủ kèm theo những sự giải thóat ức chế mà có lẽ ra còn kèm theo sự hưng phấn cảm ứng khu vực vận động).
Bác Sỹ Paul Chauchard cho biết thêm: “những cử chỉ của người mộng du chỉ là những sự nối dài của giấc mơ của họ. Họ tỏ bày cùng nỗi khác khao, cùng những biểu tượng và cùng những phức cảm.” Và ông đơn cử một thí dụ về sự minh cứng một hiện tượng mộng du thuộc loại dữ dội.
Tại bệnh viện Salpetriere ở Paris, các bác sỹ khoa thần kinh đã vô cùng sửng sốt bởi câu chuyện của một trong những bệnh nhân của họ, Marecl H…, một cựu công chức làm việc ở một xứ thuộc địa cũ. Từ Châu Phi trở về, ông bị suy nhược thần kinh kèm theo chứng nghiện rượu. Một đêm ông mơ thấy mình treo cổ trên một cành cây ở trong vườn. Cơn ác mộng ghê khiếp quá và cứ y như thật, làm ông tỉnh dậy người toát mồ hôi, tim đập như trống làng. Ông ngồi dậy định ra sân hít khí trời cho thỏai mái, thì nhận ra rằng một chiếc dép đã biến đâu mất. Ông đi ra vườn và đã khiếp hãi khi thấy chiếc dép của mình ở dưới đúng cái gốc cây mà mình đã nằm mơ; trên cành cây thấp còn lũng lẳng cái dây thừng có sẵn thòng lọng.
Hỏang hốt Marcel H. trở về phòng và đứng trước gương. Ông ta thấy trên cổ mình còn dấu vết tím bầm của sợi dây treo cổ.
Sau đó, ông xin nhập viện. Các bác sỹ khoa thần kinh đã lý giải trường hợp của ông như thế này: Cái bản ngã có ý thức của ông không muốn chết, nhưng cái vô thức của ông vẫn còn hung hãn trong cuộc xung đột, đã xô đẩy ông tự giết mình trong giấc ngủ. Niềm tin cổ xưa của người bình dân Tây phương cho rằng, người mộng du có ý muốn leo lên mặt trăng, do vậy người ta thường thấy họ ở trên nóc nhà. Thật ra, họ đi bất cứ đâu, được hướng dẫn bởi cái chủ đề của giấc mơ của họ. Vì lẽ họ không bị chóng mặt, nên họ có thể vẫn giữ đượng thăng bằng trên mép cửa sổ hay trên mái nhà, điều đó khiến cho những người chứng kiến không khỏi sửng sốt. Một thiếu phụ ở một tỉnh nhỏ cảm thấy rất đau buồn khi không được tham dự vào những cuộc vui của giới thượng lưu trong địa hạt mình cư ngụ. Một đêm, nàng nằm mơ thấy mình tới dự khán một cuộc triển lãm chó lông xù, tại đó nàng đã được hoan nghênh nhiệt liệt lúc nàng tỉnh và xén lông cho chúng nó. Trên thực tế, nàng đứng vắt vẻo trên một cái cây trong vừơn, và chăm chú bứt từng chiếc lá, dù nó mãi tít ở trên đầu cành, như thể nàng đang tỉa lông đuôi cho một con chó vậy. Người chồng vội gọi điện cho nhân viên cứu hỏa tới. Người ta căng lưới ra. Ông chồng leo lên cây lại gần bà vợ và dịu dàng nói. Bừng tỉnh bà ta rớt xuống lưới.
Xưa kia ở Việt nam tại thôn quê, mộng du hầu như là một hiện tượng xa lạ, hiếm khi xảy ra. Hóa cho nên “ người mộng du” được coi như một kẻ bị ma làm. “ cả đêm hôm qua, con mụ ấy cứ lò dò đi trên bờ giếng. May sao nó lại không té xuống. Gần sáng người nhà nó mới biết, ra lôi cổ về, nó bị ma làm rồi!”. Và người ta rước thầy cúng về trừ tà, tất nhiên!
VỚI CÁC THIẾU NHI BỊ MÔNG DU
Bệnh mộng du thường xảy đến với các trẻ em bị rối loạn tâm thần chức năng, sao một cơn xúc động mạnh, một sự buồn rầu hoặc bị rối lọan chức năng tiêu hóa. Ở dạng nhẹ các em nói trong khi ngủ, hoặc khóc hay ngồi nhỏm dậy thu xếp những đồ chơi quanh đó, rồi ngủ lại. Những em bị mộng du thực sự thì như bị chế ngự bởi một nỗi sợ hãi mơ hồ, trốn ra khỏi nhà hoặc đến nằm ngủ cạnh bố mẹ.
Các cuộc đi chơi đêm ấy làm cho các bật phụ huynh lo sợ. Ngày xưa người ta đặt dưới giường một thau nước lạnh để đánh thức những đứa trẻ mộng du. Nhưng phương cách ấy chỉ có hại hơn là lợi: nó gây ra gần như môt cú sốc điện khiến thần kinh đứa bé bị rung chuyển. Các thầy thuốc khuyên nên dịu dàng đánh thức nó dậy, bảo cho nó biết là nó đang ở đâu và yêu thương ấp ủ nó.
Thuốc an thần có thể trấn áp được những cơn khủng hoảng của người bệnh. Việc rèn luyện lại ý chí cũng như cân bằng và cũng cố hệ thần kinh đều có tác dụng tốt đối với người bệnh. Dĩ nhiên biện pháp chính là không ở nơi thuốc ngủ; phải tìm tới gốc rễ của nguồn bệnh, nghĩa là chữa trị những sự căng thẳng vô thức làm mất thăng bằng sự hoạt động hài hòa của hệ thần kinh, và nhất là lọai bỏ mọi nỗi ưu tư trong giấc ngủ.
Ơ ông thầy thuốc tây thì nói vậy? Còn với ông thầy thuốc ta thì sao?. Theo sách Thiên gia diệu phương, dịch từ nguyên bản tiếng trung quốc, do viện thông tin thư viện y học Trung Quốc tại Hà Nội ấn hành năm 1989 bệnh này đã được bàn luận như sau:
“ Về chứng mộng du, đông y cho rằng phần lớn là do hai tạng Tâm và Can hư mà ra . Tâm thì chủ về huyết mà chứa thần, Can chứa huyết mà che chở hồn, dương nhập vào âm thì ngủ, dương xuất khỏi âm thì thức tỉnh, khí huyết đầy đủ thì tâm thần được nuôi dưỡng, can tàng được hồn thì ngủ yên, còn khi âm huyết suy tổn tất can hỏa vượng lên mà tâm hỏa tự bốc, làm cho hồn mộng mung lung, mà ngủ chẳng yên, đầu váng mắt hoa cùng lúc sinh ra. Dùng “Gia vị cam mạch đại táo thang” có tác dụng dưỡng huyết an thần nên khỏi bệnh”.
Kiến thức ngày nay
Số 31 ngày 15-03-1990
Trang 44-48
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về “Mộng du” xin mời bạn vào đây xem tiếp:
-Mộng du” căn bệnh kỳ lạ nhất”
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/01/3B9E59C9/
- “Bệnh Mộng du”
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2005/12/3B9E3A10/
- Sư thật về hiện tượng Mộng du
http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Bian-Cuocsong/Hien_tuong_mong_du/
-Mộng du ngã từ trên máy nhà
http://www.vnn.vn/thegioi/2005/06/455353/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét