LUẬN VỀ CÁC NỀN TẢNG CỦA QUÁN NIỆM -Saṭipaṭṭhānakathā - Paṭisambhidāmagga

[ XXVIII - LUẬN VỀ CÁC NỀN TẢNG CỦA QUÁN NIỆM ]
«Saṭipaṭṭhānakathā »

1. ‘Này các tỳ kheo, có bốn nền tảng của quán niệm. Bốn nền tảng nào? Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo sống quán thân đúng như thân, nhiệt tâm, hiểu thấu đáo tường tận, có quán niệm, sau khi đã từ bỏ tham lam và ưu phiền ở đời. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác... Vị ấy sống quán tâm đúng như tâm... Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý, nhiệt tâm, hiểu thấu đáo tường tận, có quán niệm, sau khi đã từ bỏ tham lam và ưu phiền ở đời. Đây là bốn nền tảng của quán niệm. (S v 73).
2. Vị ấy sống quán thân đúng như thân như thế nào?
Ở đây có người quán thân đất này là vô thường, không trường tồn, là khổ chứ không vui sướng, không phải là ngã chứ không là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không còn thích thú; vị ấy làm lòng tham phai nhạt, không khêu gợi nó lên; vị ấy tạo đoạn diệt, không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, không bám giữ. Khi quán vô thường, vị ấy từ bỏ quan niệm trường tồn; khi quán khổ não, vị ấy từ bỏ quan niệm vui sướng; khi quán không phải là ngã, vị ấy từ bỏ quan niệm về ngã; khi trở nên nhàm chán, vị ấy từ bỏ thích thú; khi lòng tham của vị ấy phai nhạt, vị ấy từ bỏ tham; khi vị ấy tạo đoạn diệt, vị ấy từ bỏ sanh khởi; khi buông bỏ, vị ấy không còn bám giữ. <so với Luận I đ. 16>
3. Vị ấy quán thân theo bẩy khía cạnh: Thân này là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán thân. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân’ được nói ra. <so với Luận III đ. 196>
4. Tu tập: có bốn loại tu tập: tu tập theo nghĩa các trạng thái được tạo nên trong đó không vượt quá nhau, tu tập theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng, tu tập theo nghĩa nỗ lực thích đáng có hiệu quả, tu tập theo nghĩa lập lại. [1] <Luận I đ 135>
5-7. Ở đây có người quán thân nước...
8-10. ... lửa...
11-13. ... gió...
14-16. ... tóc...
17-19. ... lông...
20-22. ... da...
23-25. ... ruột...
26-28. ... thịt...
29-31. ... máu...
32-34. ... gân...
35-37. ... xương...
38-40. ... tủy... [233]
... theo nghĩa lập lại.
Vị ấy sống quán thân đúng như thân như thế đấy. <Luận I đ 5>
41. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác như thế nào?
Ở đây có người quán cảm giác khoan khoái dễ chịu là vô thường, chứ không lâu bền... vị ấy từ bỏ bám giữ.
42. Vị ấy quán cảm giác theo bẩy khía cạnh: Cảm giác này là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán cảm giác. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác’ được nói ra. <so với Luận III đ. 294>
43. Tu tập: ... theo nghĩa lập lại.
44-46. Ở đây có người quán cảm giác đau đớn khó chịu...
47-49. Ở đây có người quán cảm giác không khoan khoái dễ chịu cũng không đau đớn khó chịu...
... theo nghĩa lập lại.
Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác như thế đấy.
50. Vị ấy sống quán tâm đúng như tâm như thế nào?
Ở đây có người quán tâm tham là vô thường, chứ không lâu bền... vị ấy từ bỏ bám giữ.
51. Vị ấy quán tâm theo bẩy khía cạnh: Tâm này là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán tâm. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm’ được nói ra. <so với Luận III đ. 397>
52. Tu tập: ... theo nghĩa lập lại.
53-55. Ở đây có người quán tâm không tham...
56-58. ... tâm thù hận...
59-61. ... tâm không thù hận...
62-64. ... tâm si mê...
65-67. ... tâm không si mê...
68-70. ... tâm chuyên chú...
71-73. ... tâm tán loạn...
74-76. ... tâm cao thượng...
77-79. ... tâm không cao thượng...
80-82. ... tâm không vô thượng...
83-85. ... tâm vô thượng...
86-88. ... tâm định...
89-91. ... tâm không định...
92-94. ... tâm được giải thoát...
95-97. ... tâm không được giải thoát...
98-100. ... nhận biết từ mắt...
101-103. ... nhận biết từ tai...
104-106. ... nhận biết từ mũi...
107-109. ... nhận biết từ lưỡi...
110-112. ... nhận biết từ thân...
113-115. ... nhận biết từ ý...
... theo nghĩa lập lại.
Vị ấy sống quán tâm đúng như tâm như thế đấy.
116. Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý như thế nào?
Ở đây có người quán tất cả đối tượng tâm ý không kể thân, không kể cảm giác, không kể tâm, là vô thường, chứ không lâu bền... vị ấy từ bỏ bám giữ. <so với Luận III, đ 495>
117. Vị ấy quán đối tượng tâm ý theo bẩy khía cạnh: Đối tượng tâm ý là sự thiết lập (nền tảng), nhưng chúng không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán các đối tượng tâm ý này. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức [235] quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý’ được nói ra.
118. Tu tập: ... theo nghĩa lập lại.
Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý như thế đấy.
CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ CÁC NỀN TẢNG CỦA QUÁN NIỆM.

[1] Đọc Luận III các đoạn từ 196-198 nói đầy đủ các hình thức tu tập này.
-ooOoo-
Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | Bảng tra thuật ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét