Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 6: Tuệ tri vô thường, khổ và vô ngã bằng kinh nghiệm trực tiếp

Ở giai đoạn này, khi nghe nhạc, hành giả sẽ nghe một nốt nhạc sanh lên và diệt mất, một nốt khác sanh lên và diệt mất, không liên tục với nhau. Hành giả không thể thực sự thưởng thức được âm nhạc và sẽ nghĩ rằng: “Trước đây tôi cứ nghĩ nó thật là hay, nhưng bây giờ thì thấy chẳng có ý nghĩa gì cả”. Chúng ta sẽ không thưởng thức được một cái gì nếu nó không có tính liên tục.
Tuệ giác thứ ba 

Bản đồ hành trình tâm linh (Sách) Giới thiệu và Mục lục

Bản đồ hành trình tâm linh- Chương 1: Chuẩn bị tâm

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 2 - Các kỹ năng và hiểu biết cơ bản

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 3 - Con đường bước vào thiền Vipassana

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 4 - Tiếp Cận Tuệ Giác Thứ Nhất

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 5: Tuệ giác thứ nhất và thứ hai: Hay biết tâm và đối tượng; Phân biệt nhân duyên

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 6: Tuệ tri vô thường, khổ và vô ngã bằng kinh nghiệm trực tiếp

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 7 - Tuệ thứ tư : Kinh nghiệm sự sanh diệt của các hiện tượng. Phân biệt đạo và phi đạo.

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 8 Từ Tuệ Diệt đến Tuệ Giản trạch.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 9)

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 10: Niết bàn và sau đó

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 11: Những suy nghĩ cuối cùng và chuẩn bị cho kỳ nhập thất

Tuệ tri vô thường, khổ, vô ngã bằng kinh nghiệm trực tiếp
Xin chào mừng mọi người đã đến với lớp học của chúng ta. Rất hay khi các bạn đến sớm một chút và hành thiền khoảng 10 phút, để bình ổn lại những xáo động của thân tâm. 
Khi tâm tĩnh lặng và bình an, nó sẽ tiếp nhận tốt hơn.
Tiếp nhận tốt hơn nghĩa là thâu nhận và tiếp thu được nhiều hơn.
Khi tôi còn trẻ, đang học đại học, trước khi nghiên cứu một bài học khó tôi thường hành thiền trong 10 phút, xong rồi tôi mới đọc sách và học bài. Nó giúp ích cho tôi rất nhiều. Nếu không có thiền, có khi tôi ngồi đọc sách, đọc qua nhiều trang rồi mà vẫn không biết là mình đang đọc nữa. Vì vậy, mỗi lần học bài, nhất là khi nghiền ngẫm một vấn đề hóc búa nào đó, tôi thường hành thiền khoảng 5-10 phút. Khi thi cử, tôi không mang theo sổ sách gì cả. Chỉ mang theo một cái bút, bút chì, chứng minh thư, thước kẻ, chỉ có thế. Một số người thích vùi đầu vào đọc sách, ôn bài cho đến phút cuối cùng. Tôi không làm thế, chỉ giữ cho tâm thật nhẹ nhàng, tĩnh lặng và bước vào phòng thi. Khi chuông reo, tôi vào phòng thi, ngồi vào chỗ của mình và sau khi nhận đề thi, tôi thường lật úp đề bài xuống. Tôi không đọc đề bại ngay lập tức. Tôi chỉ ngồi ở chỗ của mình và hành thiền khoảng 5 phút mà không nhắm mắt, không nghĩ đến bất cứ một điều gì cả, không nghĩ về việc thi cử nữa, chỉ hít vào thở ra, bình ổn tâm trí. Rồi tôi từ từ mở đề bài, đọc rất chậm và chánh niệm, bạn sẽ mất ít thời gian hơn để hoàn thành. Đó là bí quyết để làm mọi việc một cách thư giãn, thanh thản và dễ dàng, không vội vàng, hấp tấp trong khi vẫn có thể hoàn thành nhanh chóng, tốn ít thời gian hơn. 
Hãy học cách để trở nên hiệu quả hơn, không chỉ trong một việc mà trong tất cả mọi việc bạn làm, và cách tốt nhất là hãy tĩnh lặng và bình an. Nếu vội vàng, hấp tấp, xáo động, trạo cử, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Nếu bạn sáng tạo, bạn có thể vận dụng thiền trong mọi công việc. Mọi việc sẽ có chất lượng tốt hơn. Chất lượng là điều rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, không có chất lượng chúng ta sẽ không cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống của mình. 
Làm sao bạn có thể bằng lòng, mãn nguyện nếu không thấy chất lượng? Nếu chỉ chạy theo số lượng, bạn sẽ không có sự trân trọng đối với những việc bạn làm hoặc đối với những gì bạn đang sử dụng. Khi muốn làm việc gì đó, muốn sử dụng những thứ chất lượng tốt, tôi sẽ sử dụng nó một cách trân trọng, nhẹ nhàng và cẩn thận, nó sẽ dùng được rất lâu. Chất lượng cả trong các mối quan hệ nữa, không phải là những quan hệ tầm thường, mà phải hiểu nhau thực sự cặn kẽ, thực sự tôn trọng và chăm lo cho nhau, trân trọng nhau. Hãy chú tâm nhiều hơn nữa trong tất cả công việc bạn đang làm. Hãy tự hỏi mình xem “Làm sao tôi có thể làm việc này với một thái độ tốt nhất, với chất lượng tâm cao nhất?”. Bằng cách đó, bạn sẽ tìm thấy sự mãn nguyện rất lớn trong bất cứ công việc gì bạn làm. 
Nếu bạn có một chất lượng tâm cao thì bất cứ công việc gì bạn làm cũng sẽ có chất lượng cao. 
Bây giờ chúng ta sẽ nói tiếp về thiền Vipassana. Tuần trước chúng ta đang dừng lại ở tuệ thứ hai, là tuệ thấy rõ các hiện tượng của thân và tâm tạo điều kiện lẫn nhau. Cái này là nhân của cái kia. Các hiện tượng tâm lý là nhân duyên cho các hiện tượng thể lý, và các hiện tượng của thể lý làm nhân duyên cho các hiệm tượng tâm lý. Khi hành giả phát triển được tuệ giác sâu sắc về quan hệ nhân duyên giữa các hiện tượng của thân tâm, và nếu tuệ giác đạt đủ sức mạnh, đủ rõ ràng, tâm sẽ chuyển tiếp lên một cách tự động. Hành giả sẽ bắt đầu thấy mọi thứ sanh khởi. Lúc đầu thì hành giả chỉ thấy được các tính chất tự nhiên mà không thấy được có cái đang sanh khởi ngay trong hiện tại. Mỗi khi chú tâm, hành giả có thể thấy có cái gì đó đang diễn ra nhưng không thể thấy được thời điểm bắt đầu diễn ra. Có lúc chỉ thấy được một cách rất mơ hồ, khi nó đã diễn ra thì hành giả mới nhận biết nên giờ có cái đang diễn ra, nhưng vị ấy không thấy được ngay từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi tuệ giác đã phát triển mạnh hơn, hành giả sẽ thấy có cái đang xuất hiện và rồi lại một các khác… xuất hiện… rồi một cái khác xuất hiện tiếp… Sau một thời gian hành giả thấy rằng có cái xuất hiện, ở lại một lúc rồi biến mất. 
Mọi thứ trở nên dịch chuyển một cách chậm chạp; các ý nghĩ, các cảm giác trở thành những chuyển dịch chậm, cứ như bạn đang xem một đoạn phim quay chậm. Hành giả có thể thấy sự sanh khởi, trụ lại một lúc rồi diệt mất; có cái gì đó đang thay đổi một chút và rồi diệt mất. Sự thay đổi này cũng là một khía cạnh của vô thường.
Hành giả bắt đầu thấy sự việc sanh khởi, kéo dài trong một khoảnh khắc ngắn ngủi và rồi diệt mất. Làm sao bạn có thể tìm thấy được sự hài lòng, mãn nguyện trong đó? Hành giả sẽ thấy tất cả mọi thứ là không đáng hài lòng, không đáng mãn nguyện. 
Ở giai đoạn này, khi nghe nhạc, hành giả sẽ nghe một nốt nhạc sanh lên và diệt mất, một nốt khác sanh lên và diệt mất, không liên tục với nhau. Hành giả không thể thực sự thưởng thức được âm nhạc và sẽ nghĩ rằng: “Trước đây tôi cứ nghĩ nó thật là hay, nhưng bây giờ thì thấy chẳng có ý nghĩa gì cả”. Chúng ta sẽ không thưởng thức được một cái gì nếu nó không có tính liên tục. 
Ở giai đoạn này hành giả bắt đầu thấy: “Làm sao chúng ta có thể hưởng thụ được thứ gì, mọi thứ đều không tồn tại lâu”. Dù đó là dễ chịu hay khó chịu, hành giả bắt đầu nhận ra mọi thứ đều sanh lên, tồn tại trong một khoảnh khắc rất ngắn ngủi và rồi diệt mất. Bởi vì chúng sanh diệt lên chúng không đáng hài lòng, không mãn nguyện.
Tôi sẽ đọc cho bạn một câu kinh Pali trong bộ Vô Ngại Giải Đạo (patisambhidamagga)
Atitagatapacuppannanam dhammanam sankhipitva vavatthane panna sammasane nanam. ~ Pts i.54 Dhammanam nghĩa là các hiện tượng của thân và tâm; Atita là quá khứ; Anagata là tương lai; Pacuppannanam là trong hiện tại. 
Bạn có thể thấy là nó không theo đúng thứ tự: quá khứ, tương lai và hiện tại. Điều này cho thấy là bạn không phải quán sát những sự việc này theo đúng thứ tự như vậy. Bất cứ cái gì đã diễn ra trong quá khứ, sẽ diễn ra trong tương lai hoặc đang diễn ra trong hiện tại, hành giả tiếp thâu tất cả (sankhipitva là thâu nhận toàn bộ nguyên khối) và vavatthane nghĩa là thấy nó là vô thường, khổ, vô ngã. Tuệ giác này (panna) được gọi là Sammasana-nana (Tuệ Thẩm Sát), quán sát các hiện tượng của thân và tâm, thấy vô thường, khổ và vô ngã. 
Chúng ta bắt đầu từ đâu? Chúng ta bắt đầu ở trong hiện tại, nhìn bất cứ cái gì đang diễn ra trong thân tâm mình, ngay trong hiện tại, thấu hiểu chúng chỉ là các hiện tượng thuần túy mà thôi, chỉ là các tính chất tự nhiên mà thôi. Chúng ta chỉ có thể thấy được tính chất, không thể thấy được khái niệm và cũng không thể kinh nghiệm trực tiếp được các khái niệm. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về chúng mà thôi. Như vậy, chúng ta kinh nghiệm tính chất, như cứng mềm, nóng lạnh, lực ép, sự chuyển động, độ nặng nhẹ và nhiều tính chất khác. Chúng ta có thể kinh nghiệm được các tính chất này mà không hề suy nghĩ về chúng. Đối với các đặc tính của tâm cũng vậy, tham có đặc tính riêng của nó, muốn đạt được một cái gì, khao khát thèm muốn một cái gì, không cần phải đặt tên cho chúng, bạn có thể cảm nhận được… nỗi khao khát, thèm muốn, sân hận, bất bình, muốn phá hoại, muốn xua đuổi… Bất cứ tính chất nào có trong thân và tâm, chúng ta có thể thấy nó chỉ như là một tính chất, không phải một chúng sanh nào; chỉ là một tiến trình, không phải một chúng sanh. Chúng ta nhìn chúng chỉ như là những nhân duyên tác động qua lại lẫn nhau, chúng sinh lên do bởi một nhân duyên nào đó. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy nó sanh lên, kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi rồi lại diệt mất. 
Khi đã thấy được điều này trong hiện tại, chúng ta sẽ hiểu rằng trong quá khứ nó cũng xảy ra như thế. Bất kể là trong quá khứ xa xăm nào, nó cũng đã phải xảy ra y hệt như vậy. Hoàn cảnh có thể đổi khác, nhưng nếu nhìn vào tính chất: nóng lạnh, cứng mềm.v.v… hoặc bất cứ tính chất tâm nào: hạnh phúc, đau khổ, tham lam, sân hận, ngã mạn, ghen tuông, tỵ hiềm, ngay cả trí tuệ, ngay cả tâm từ, bất cứ tính chất nào, bạn sẽ phát hiện ra là chúng đều sanh và diệt. Chúng có mặt như vậy bởi vì có đầy đủ nhân duyên để chúng sanh khởi. Không có chúng sanh nào ở đây cả. Hành giả cũng thấy ở tuệ này có rất nhiều suy nghĩ khởi lên, bởi vì giờ đây hành giả đã thấy được toàn thể, thấy cả 3 đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã trong cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Hành giả thấy được toàn cảnh của bức tranh và cũng giản lược nó. 
Bất kể những gì đã xảy ra trước đây, tất cả đều là những tiến trình thân tâm, chỉ là các hiện tượng. Bất cứ điều gì xảy ra, dù tốt hay xấu, tất cả đều sanh và diệt. Chúng như vậy bởi vì có đầy đủ nhân duyên để chúng sanh khởi và bởi vì đoạn diệt là bản chất tự nhiên của chúng. 
Để mọi thứ sanh khởi thì cần phải có một nguyên nhân, nhưng diệt thì không cần nguyên nhân nào cả. Chẳng hạn để tạo ra một âm thanh bạn cần phải tạo nhân cho nó. Phải có một người đánh chuông. Một người đánh chuông và có một âm thanh phát ra, bạn nghe tiếng chuông ngân, nhỏ dần nhỏ dần rồi mất hẳn. Như vậy, để nó diệt chúng ta không cần phải tạo một nguyên nhân nào, đó là tự nhiên. Tôi nghĩ trong vật lý học cũng có một định luật tương tự như vậy. Định luật nhiệt động học thứ hai nói rằng mọi vật đều tan hoại, đó là thuộc tính của chúng. Chúng ta không cần phải tạo nhân cho nó. 
Hành giả bắt đầu nhìn thấy tất cả mọi thứ diễn ra trong vòng luân hồi (samsara) trong một thể khối thống nhất, chỉ trong một thoáng nhìn. Bất cứ một hiện tượng nào của thâm tâm, chúng sanh khởi bởi vì có đầy đủ nhân duyên và rồi diệt mất. Nhưng hoàn cảnh thì có thể khác, hoàn cảnh là tục đế (pannatti), tiến trình là chân đế (paramatha), là cái có thực. Khi bạn diễn dịch, suy diễn về một tiến trình thì nó đã trở thành một câu chuyện, một bối cảnh. Trong thiền chúng ta không diễn dịch, suy diễn bất cứ sự việc gì, chúng ta không liên hệ, ráp nối các sự việc lại với nhau, chỉ nhìn vào từng khoảnh khắc, từng hiện tượng một cách riêng biệt. Khi bạn có thể thấy được từng khoảnh khắc, từng hiện tượng một cách riêng biệt, bạn sẽ thực sự thấy được bản chất của nó. Nếu bạn liên kết, ráp nối các sự việc với nhau, nó sẽ trở thành một ý tưởng. 
Khi hành giả đã phát triển được Tuệ Phân Biện Nhân Duyên (paccaya-pariggaha-nana), thấy được nhân duyên các hiện tượng thân tâm sanh khởi, tuệ giác sẽ trở nên mạnh mẽ và sẽ tự động tiến triển lên cao. Hành giả thấy được sự sanh diệt, bất toại nguyện, bất như ý và cũng thấy không có gì kiểm soát được tiến trình ấy cả. Những hiện tượng tự nhiên này không tuân theo ý muốn một ai. Bạn không thể nói: “mong sao cơ thể tôi đừng động đậy”, nó luôn luôn chuyển động, luôn luôn có những rung động và chuyển dịch rất vi tế xảy ra trong khắp cơ thể. Khi có tiếng động, bạn không thể nói: “mong sao tôi không nghe thấy gì hết”. Nếu có tiếng động, có lỗ tai và bạn chú ý thì sẽ nghe thấy. Nếu có đầy đủ nhân duyên, nó sẽ sanh khởi. Điều tương tự cũng xảy ra đối với bất cứ hiện tượng tự nhiên nào, chúng không xảy ra theo ý muốn của chúng ta. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng nếu có thần thông, mình sẽ toàn quyền điều khiển được các hiện tượng tự nhiên. Có thể bạn đã từng nghe kể, thời xa xưa, có người đã đầu tư thời gian, công sức để phát triển được những năng lực tâm linh hùng mạnh và dường như họ đã có thể điều khiển, làm chủ được tự nhiên. Nhưng khi cái chết đến, họ lại chẳng thể làm chủ và kiểm soát được nó. 
Mỗi người rồi đều phải chết, ngay cả Đức Phật cũng không tránh khỏi cái chết; con người không thể ngăn chặn được cái chết đến với mình. 
Chúng ta chỉ có vẻ như là kiểm soát, làm chủ được mà thôi. Hãy nhìn những hiện tượng vi tế đang diễn ra trong thân tâm mình, bất cứ chỗ nào trong thân tâm này, liệu bạn có thực sự làm chủ được nó không? Hãy thử bảo tâm bạn ngừng mọi suy nghĩ trong vòng một phút xem có được không. Chúng ta đã suy nghĩ liên miên không dứt trong bao nhiêu năm trời; hãy thử bắt tâm mình không được suy nghĩ trong vòng 60 giây thôi xem nào. Bạn không thể làm được điều đó. Không phải cứ muốn mà đã làm được, mà đó là do nhân duyên, điều kiện. Sự thực hành cũng là một nhân duyên. Bởi chúng ta đã thực hành từ rất lâu nên có thể giữ tâm tĩnh lặng trong một lúc, điều đó không có nghĩa là chúng ta đã kiểm soát và làm chủ được nó. Nhưng bằng cách liên tục tạo điều kiện cho nó (asevana-paccaya), bạn có thể khiến cho điều gì đó xảy ra. 
 Trong tầng tuệ này, hành giả bắt đầu thấy và chấp nhận rằng tất cả mọi sự là vô thường (anicca). “Tôi đã được nghe điều này rất nhiều lần trước đây, và cứ nghĩ mình đã hiểu được nó và tôi tin và điều đó, thế nhưng, chỉ đến bây giờ tôi mới thực sự thấy được nó là vô thường, thực sự là bất toại nguyện”. Làm sao bạn có thể tìm thấy một cái gì là thực sự và toại nguyện mãi trong những hiện tượng ấy cơ chứ? Chúng ta cũng thấy không thể thực sự làm chủ được nó, chỉ có vẻ làm chủ được thôi. Chúng ta không thể kiểm soát được cái thân này để nó khỏi bị già. Nếu tôi có thể làm chủ được nó, thì tôi đã bảo nó lúc nào cũng chỉ ở độ tuổi 25 mà thôi. Giờ đây tôi đã gấp đôi tuổi đó rồi, nhưng vẫn chỉ đi được một nửa cuộc đời, nghĩa là nếu có thể, tôi sẽ sống được đến 100 tuổi. Nếu chăm sóc bản thân thì có thể còn sống được lâu hơn, nhưng không thể làm chủ được, không bao giờ thực sự làm chủ được nó cả. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không chăm sóc bản thân mình đâu bạn nhé! 
“Khi nào chết thì chết, tôi chẳng thèm quan tâm…” đó không phải là một thái độ đúng đắn. Hãy chăm sóc bản thân mình, làm cho mình khỏe mạnh, sống lâu và học hỏi nhiều hơn nữa. Chúng ta đã đầu tư rất nhiều vào cuộc đời này, hãy thu lại  được nhiều lợi ích nhất từ nó. 
Khi chúng ta thấy rõ mọi thứ đang sanh khởi trong hiện tại, ngay khi ấy một ý nghĩ khởi lên “Điều này thật đúng, sanh và diệt, bất toại nguyện, quả thực là như thế”. Và khi nhiều lần nhận ra như vậy, chúng ta sẽ thấy mình không thể thực sự làm chủ được điều gì. Mọi thứ đều sanh rồi diệt. Chúng ta không thể ra lệnh cho nó: “sanh lên bây giờ và đừng diệt đi nhé”. Và chúng ta cũng không thể nói: “đừng sanh” được; nó vẫn cứ sanh. Khi nhận ra được những điều này, những quán chiếu hay suy tư về pháp thường khởi lên, rất nhiều lần. Điều quan trọng là không được để suy nghĩ quá nhiều. Điều này sẽ còn xảy đến nữa, ngay cả trong các tầng tuệ này. Mỗi khi đạt được một tuệ giác mới, bạn lại bắt đầu suy nghĩ về nó, bởi vì nó rất mới mẻ và bạn cảm thấy phấn khởi. Bạn cảm thấy mình đã được một cái gì đó. Mặc dù vậy, nếu suy nghĩ về pháp khởi lên, hãy quan sát ngay suy nghĩ ấy, suy nghĩ về Phật Pháp, suy nghĩ về vô thường, khổ, vô ngã. Trong một số trường hợp, một khoảnh khắc quán chiếu rất ngắn ngủi sẽ khích lệ, sách tấn bạn rất nhiều, tuy nhiên bạn không nên khuyến khích suy nghĩ. 
Hãy khuyến khích cái thấy thực sự, ngay trong hiện tại. 
Đây là một điều rất quan trọng nữa: 
Ekasankharassapi aniccataya ditthaya sabbe sankhara
Anicca’ti avasesesu nayato manasikaro hoti
~ KvuaA 160 
Nếu bạn thấy một pháp là vô thường (aniccataya ditthaya), ngay cả khi đó chỉ là một pháp hữu vi (Ekasankharassa pi), nhưng nếu bạn thấy nó sanh diệt, thực sự thấy được điều đó; bạn sẽ tin rằng tất mọi thứ khác cũng y như vậy. Điều này cũng giống như bạn muốn đập đổ một bức tường, nhưng bức tường lớn quá, bạn không thể với tới mép trên của nó được. Khi đó, bạn đục một viên gạch ở giữa bức tường đi. Khi đã lôi được một viên ra thì những viên sau sẽ dễ dàng hơn. 
Vì vậy, đừng cố hiểu tất cả mọi thứ ngay một lúc. 
Hãy cố gắng hiểu được một việc trước đã, bất cứ một hiện tượng tự nhiên nào trong thân như cảm giác của hơi thở hay một cử động nào đó chẳng hạn. Cố gắng giữ tâm bạn trên một đề mục làng lâu càng tốt. 
Càng giữ tâm trên một đề mục lâu thì càng thấy rõ, càng thấy sanh diệt rõ ràng hơn.
Một khi thấy được sanh diệt trên một phương diện của hiện tượng tự nhiên, nó sẽ mở rộng ra các phương diện khác (avasesesu nayato manasikaro hoti). Đừng vội vàng; cứ để nó tự xảy ra, bạn chỉ việc giữ tâm mình trên một đề mục càng lâu càng tốt. Khi bạn thấy được một hiện tượng vô thường, bạn sẽ tin rằng “sabbe sankhara anicca”, tất cả các pháp hữu vi (các hành) đều vô thường. Điều đó có nghĩa là không nhất thiết phải thấy tất cả pháp hữu vi (sankharas-các hành). Chúng có quá nhiều, chỉ có Đức Phật mới có thể thấy được tất cả các pháp ấy.Người đa văn túc trí, căn tánh lanh lợi có thể thấy được rộng hơn, đa dạng hơn, thấy nhiều pháp sanh diệt, nhiều phương diện của vô thường, khổ, vô ngã hơn. Điều đó tùy thuộc vào mức độ thông minh, khả năng tư duy, học hỏi và kiến thức của hành giả. 
Càng chất chồng kiến thức, càng suy nghĩ sẽ tiến càng chậm.Dù bạn có thật nhiều kiến thức Phật pháp,nhưng khi bước vào hành thiền thì không nên suy nghĩ về chúng nữa.
  Một số người hiểu nhầm về điểm này; họ cứ nghĩ là họ có thể chỉ cần nghĩ về vô thường, khổ, vô ngã là được. Họ vừa lần xâu chuỗi vừa lầm rầm niệm vô thường, khổ, vô ngã cả ngàn lần, tin tưởng rằng làm vậy họ sẽ hiểu hay thấy được vô thường, khổ, vô ngã. Bạn không thể làm như thế được. Bạn không thể nghĩ về vô thường, khổ, vô ngã. Bạn chỉ có thể thấy nó. Nhưng thường thấy được nó rồi bạn lại bắt đầu suy nghĩ về nó; đừng suy nghĩ. Một số người nghĩ rằng để thấu hiểu vô thường, khổ, vô ngã một cách đầy đủ, hành giả cần phải hiểu tất cả mọi việc xảy ra trong quá khứ. Ở Miến Điện có một thiền viện khuyến khích cách thực hành như vậy. Họ khuyến khích thiền sinh phát triển thiền an chỉ định thật thâm sâu, đến tận tứ thiền, và luyện tâm để lần ngược trở lại quá khứ, nhớ lại những kiếp trước. Họ nhớ lại một kiếp và thấy điểm cuối của kiếp ấy, thấy khoảng khắc cuối cùng, tâm cuối cùng rồi tâm đầu tiên của một kiếp sống mới; lại tiếp tục nhớ lại kiếp ấy cho đến tận tâm cuối cùng, rồi lại đến tâm đầu tiên của một kiếp khác. Rất ít người thành công theo cách này và thực sự điều đó cũng không cần thiết; bạn phải mất nhiều tháng trời, bỏ ra 20 tiếng mỗi ngày để ngồi thiền. Không thể phát triển được một mức định cao đến vậy nếu chỉ ngồi mỗi ngày mấy tiếng. Phải hoàn toàn tập trung, không được xao lãng, phân tán và bạn có thể hướng tâm mình vào một đề mục rồi dẫn nó đi bất kỳ chỗ nào bạn muốn. Chỉ đối với chư tăng, những người không phải làm bất cứ công việc gì, có sức khỏe và có khả năng ngồi lâu và tập trung được trong nhiều tháng, thì điều này còn có thể khả thi. Đối với cư sỹ tại gia thì không dễ làm được điều đó và cũng không cần thiết phải làm như vậy. 
 Trong giai đoạn tuệ giác này, những bài pháp thật hay có thể khởi lên trong tâm bạn. Nhờ vào định lực và tuệ giác đang phát triển, tư duy trở nên rất sâu sắc, vi diệu. Các suy nghĩ về Pháp rất sâu sắc và bạn có thể thấy được toàn bộ quãng đời mình, thấy được mọi ý nghĩa của nó, thấy những gì đã xảy ra, thấy được sự giả tạm, huyễn ảo của mọi thứ trên đời. Bạn thấy mình đã phải chịu đau khổ ra sao vì những cái đó, và với tâm xả, bạn nhìn chúng chỉ như nhưng hiện tượng mà thôi, không phải một cá nhân nào, không thuộc về bạn, không phải tôi hay của tôi. Khi đã có thể nhìn mọi việc với tâm xả như vậy, bạn sẽ thấy rằng: không cần thiết phải phấn khích, xúc động về những thứ đó. Điều đó đem lạ cho bạn một sự nhẹ nhõm, thanh thản vô cùng lớn, cực kỳ nhẹ nhõm. Thậm chí một số loại bệnh thần kinh cũng biến mất hẳn. Tất cả chúng ta điều bị bệnh thần kinh theo nhiều cách khác nhau; hãy tin điều đó đi. Một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh là điều không thể có; các bác sỹ biết rõ rằng ngay cả một nội tâm lành mạnh cũng không thể có, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bị điên; bạn bình thường, không lành mạnh một cách bình thường. Khi có được loại tuệ giác này, tâm bạn trở nên rất lành mạnh. 
Để thực sự lành mạnh phải có sự hiểu biết rõ ràng, ngoài ra không có cách nào khác để có được một nội tâm lành mạnh. 
 Một số người bị trầm cảm, khi họ thiền đạt tới trình độ này, bệnh trầm cảm hoàn toàn biến mất.
 Tôi nhắc các bạn lại một lần nữa là không được suy nghĩ quá nhiều, nhất là suy tư về khổ. Khi thấy vô thường, bạn suy nghĩ về nó, thế thì cũng còn được, bạn sẽ thấy vô thường nhiều hơn nữa; vô thường sẽ trở nên ngày càng rõ hơn và bạn thấy tin tưởng vào điều đó. Khi thấy khổ, bạn thấy trên đời này không có cái gì là toại nguyện cả; trong một phút giây thoáng qua, bạn hiểu được điều đó rất rõ ràng. Nhưng nếu bắt đầu suy nghĩ về nó, bạn sẽ đánh mất tâm xả và sự quan sát tách rời và bị lôi theo, “những suy nghĩ đau khổ” đó sẽ làm bạn bị trầm uất trở lại; với sức đẩy của định lực, bạn sẽ bị nó cuốn trôi. Định (Samadhi) có thể được sử dụng theo cách có lợi hoặc có hại. Điều rất quan trọng là đừng nghĩ nhiều về khổ. 
Khi thấy hiện tượng này, hành giả thấy rõ không có gì là một tự ngã trường cửu hay một linh hồn cả. Mọi thứ đều luôn biến dịch. Tất cả chỉ là những tiến trình. 
 Nếu sắp xếp thật chính xác, bạn sẽ thấy chỉ có hai danh mục: một là thân và tâm; tiến trình tâm lý và tiến trình vật lý; cả hai tiến trình đều sanh và diệt tức thì. Trước khi hành thiền chúng ta cũng có ý nghĩ mọi sự không bao giờ tồn tại lâu. Niềm vui năm ngoái của tôi, bây giờ đi đâu mất rồi? Chúng ta có thể hiểu hạnh phúc không bao giờ kéo dài. Thế còn đau khổ thì sao? Đau khổ cũng không tồn tại lâu. Nhìn, nghe… không kéo dài. Điều này rất rõ ràng, nhưng trong thiền, khi có âm thanh, đó là một tiến trình vật lý, bạn nghe thấy ngay lập tức và cũng ngay lập tức, bạn thấy nó diệt mất. Chúng ta thấy nhĩ thức, đó là một tiến trình tâm hiện khởi ngay lúc này và cũng đoạn diệt ngay tức khắc. Thấy được cả hai, sanh diệt cùng nhau, điều đó làm chúng ta tin tưởng: nó đúng là vô thường, thực sự là bất toại nguyện, là khổ; chúng ta không làm chủ được, nó thực sự là vô ngã, chỉ là một tiến trình. Chúng ta có thể thấy nó sanh lên bây giờ và cũng diệt đi bây giờ. 
 Không có cốt lõi bên trong (asarakatthena). Anatta có rất nhiều nghĩa. Sara có nghĩa là lõi ở phần giữa. Cắt một cây lớn, đến giữa thân cây bạn sẽ lấy được phần lõi cây, phần đó cũng được gọi là sara, lõi cứng, phần cốt; asaraka nghĩa là không có cốt lõi, không có cái gì bền vững. 
Cái gì là vô thường cũng là khổ, cái gì vô thường là khổ, nó cũng là vô ngã. Bởi không thể làm chủ được, nên nó cũng là khổ; khổ là trung tâm. Bởi vì vô thường nên khổ, bởi vì vô ngã nên nó cũng là khổ. Nếu chúng ta có được mọi điều mình muốn chắc hẳn chúng ta sẽ không thấy nó là khổ. 
 Có một từ quan trọng nữa: Udayabbaya-pilan. Pilana là áp bức, làm thương tổn. Udaya là sanh, vaya là diệt. Sự sanh diệt này thực sự giống như một sự tra tấn. Chỉ nghĩ thì khó mà hiểu được, nhưng khi hành thiền bạn thấy mọi thứ sanh diệt liên tục, nó là một sự tra tấn (pilana), nó không mang lại bình yên. Bạn sẽ còn thấy lại nỗi khổ sanh diệt này (udayabbaya-pilana) khi đạt tới tầng tuệ cao hơn, nhất là ở tầng tuệ cao nhất, bạn có thể thấy ngay cả tâm chánh niệm – khi đó đã trở nên rất sắc bén và rõ ràng – bạn thấy các hiện tượng sanh diệt rất nhanh, song rất chính xác, và bạn cảm thấy ngay cả biết vô thường cũng là một nỗi khổ. “Tôi không muốn biết điều này nữa, tôi không muốn thấy nó nữa, sanh diệt này thật là một sự áp bức, tra tấn”. Trước khi biết điều này, mỗi khi nghe một âm thanh dễ chịu, chúng ta nghĩ: “Ồ, hay quá, tôi thích nó”, nhưng khi đã đạt tới tuệ giác thâm sâu này thì ngay cả nghe cũng là khổ. Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ không còn muốn nghe bất cứ thứ gì nữa. Chúng ta không muốn nhìn, không muốn nghe, không muốn cảm nhận, và thậm chí không muốn biết bất cứ điều gì nữa. Biết đến vậy đã là quá đủ! Song bạn không thể chặn được nó. Bạn vẫn phải hay biết hết cái này lại đến cái khác, mọi thứ cứ sanh diệt. Bạn không thể chạy trốn khỏi chúng, không có lối thoát. Bạn thấy sanh diệt như là một sự tra tấn. Nhưng đừng nghĩ đến nó. Khi bạn thấy, bạn sẽ hiểu điều đó. Tôi chỉ cho các bạn một lời gợi ý mà thôi. 
Đôi khi bạn cũng thấy được tâm này; chúng ta muốn được hạnh phúc, muốn làm cho mình hạnh phúc. Khi thấy những suy nghĩ ấy trong tâm, bạn quan sát và nó liền biến mất. 
Bạn có thể thấy chính suy nghĩ cũng sanh diệt. Làm sao suy nghĩ có thể làm cho người ta hạnh phúc được? Ở đó chẳng có ai cả. Ngay chính suy nghĩ cũng vô thường. 
 Có rất nhiều suy nghĩ thường đến trong đầu chúng ta. Khi thấy được tâm sanh và diệt, chúng ta thấy nó sanh lên rồi diệt đi, song bản chất của tâm đó không hề thay đổi, tính chất tự nhiên và cá biệt của nó vẫn không hề thay đổi. Điều này có nghĩa là khi có một tâm tham sanh khởi, nó không thể thay đối tính chất để trở thành một loại tâm khác. Trước khi nó kịp chuyển sang một tính chất khác – một điều không thể làm được – nó đã diệt mất vẫn với tư cách là tâm tham đó. Tham sanh khởi với tính chất của tham và diệt đi cũng chỉ là tham. Tôi thấy một số sách giảng về các loại tâm, tâm sở và trí tuệ, họ nói rằng bạn có thể cải biến thâm sân thành tâm từ, điều đó là không thể! Bạn không thể biến ghét thành thương được, bạn không thể biến sân hận (dosa) thành từ ái (metta) được; sân sanh khởi và diệt đi chỉ như là sân. 
Tâm từ sanh khởi như là tâm từ và diệt đi cũng chỉ là tâm từ đó; nó không thể thay đổi bản chất. Tính chất tự nhiên, cá biệt của nó không hề thay đổi; nó chỉ luôn sanh diệt; chính vì thế nó mới là vô thường. 
Rất nhiều người nhầm lẫn ở điểm này, ngay cả trong số thiền sinh; nhiều người nghĩ rằng họ có thể biến đổi tâm này thành một tâm khác được. Trong định nghĩa về vô thường (anicca), họ nói rằng thực tại chân đế (paramatha) không biến đổi. Có một câu Pali nói rằng paramatha không bao giờ biến đổi. Một số người hiểu nhầm ý nghĩa của câu này. Nếu thực tế paramatha không thay đổi thì nghĩa là nó phải thường hằng, vĩnh cửu. Không, không phải như vậy, nó không thay đổi về bản chất, nhưng nó vẫn luôn sanh diệt. Sanh diệt, vô thường và không thay đổi về bản chất không hề mâu thuẫn với nhau. Đây là một điểm rất quan trọng, nhất là cho những người có tiềm năng trở thành thiền sư để hướng dẫn người khác.
[1] NASA: Cơ quan nghiên cứu không gian của Mỹ.
Ở giai đoạn này, khi đi kinh hành bạn có thể cảm nhận mọi cử động đều biến mất. Bạn thấy các cử động chia thành từng đoạn một, không phải là một cử động duy nhất. Tâm chánh niệm đang hay biết cử động, mỗi lần biết một cử động rồi nó liền biến mất. Khi bạn giơ tay, bạn có thể thấy nhiều đoạn cử động nhỏ biến mất. Khi đi kinh hành, bạn dịch chuyển và quan sát, nó liền biến mất.
Tuệ giác thứ ba



Tuệ tri vô thường, khổ, vô ngã bằng kinh nghiệm trực tiếp 


Hỏi & đáp: Đó là một câu hỏi rất hay, rất cảm ơn bạn đã hỏi điều đó. Chúng ta hiểu Hydro nghĩa là gì? Chúng ta cho rằng Hydro là một cấu trúc giả thiết, một mô hình của một nguyên tử với một hạt neutron, một hạt proton và một điện tử, nhưng khi chúng ta nhìn vào một nguyên tử hydro này, chúng ta sẽ thấy ngay cả một nguyên tử cũng luôn biến dịch. Bởi vì chúng biến đổi quá nhanh nên dường như chúng cũng vẫn y như cũ. Nếu nhìn sâu hơn vào cấu trúc nguyên tử của Hydro, bạn sẽ thấy ngay cả hạt điện tử này cũng luôn luôn thu nhận thêm photon và phát ra những photon mới. Luôn luôn cho và nhận, nhận vào photon và cho ra photon, vì thế mức năng lượng của hạt điện tử luôn thay đổi. Chúng ta không thể nghĩ về điện tử như một vật thể cố định. Tôi đã từng nhiều năm học và nghiên cứu vật lý và tôi rất thích môn này. Tôi còn nhớ một nhà vật lý học, một người tôi rất thích, đó là Richard Feynman, nhà bác học đoạt giải thưởng Nobel và là một thành viên của NASA[1], ông mới mất gần đây (tôi biết có nhiều nhà vật lý khác cũng nói y hệt như vậy). Ông nói: “Điện tử không phải là một vật thể, nó là một mô hình giả thiết, chỉ có năng lượng và năng lượng đó luôn luôn biến đổi”. Nếu nhìn sâu vào hạt nhân cũng vậy, bạn sẽ thấy ngay trong bản thân hạt nhân, những hạt neutron và proton cũng luôn luôn cho và nhận năng lượng. Không có gì là giữ nguyên cả, song nếu nhìn toàn thể bức tranh thì dường như nó vẫn giữ nguyên không hề biến đổi. Nếu nhìn vào chỉ số năng lượng, bạn sẽ phát hiện ra là nó luôn thay đổi. Chúng ta không thể nghĩ về bất cứ cái gì như là một “vật thể” được, cả vũ trụ này là một tiến trình, không phải là vật thể. Khi nhìn một cái gì đó như là một vật thể, nó dường như không thể thay đổi, nhưng nếu nhìn vào điện tử, các hạt neutron, proton như là một tiến trình, bạn sẽ thấy chúng luôn luôn biến đổi. Khi kết hợp với nhau cũng vậy, chúng cũng biến đổi. Thậm chí chúng còn thay đổi cả về bản chất, tính chất tự nhiên và cá biệt của nó nữa. Tính chất tự nhiên và cá biệt của Hydro và Oxi không giống nhau, khi kết hợp hai nguyên tố này sẽ được một tính chất mới. Ngay cả cái mới đó cũng không giữ nguyên trong mọi lúc. 


 Trong thiền Vipassana, chúng ta chỉ nói về các tính chất, chứ không đề cập đến một “sự vật” nào, bởi vì không có cái gì là một “sự vật” cả. Chúng ta không bao giờ có thể nói về một “sự vật” nào đằng sau các tính chất được. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về chúng mà thôi. 


Mục đích của thiền Vipassana là: hành thiền để trở nên buông xả, yếm ly, tách rời. Chúng ta dính mắc vào mọi thứ  và đó là lý do chúng ta đau khổ. 


Chúng ta dính mắc vào những gì? Chúng ta dính mắc với những điều mình kinh nghiệm được. Chúng ta không thể dính mắc vào những điều mình chưa hề biết. Chúng ta dính mắc vào hình sắc, âm thanh, mùi vị. Bất cứ cái gì có liên quan đến “cái tôi”, chúng ta cũng dính mắc. Khi xem xét những kinh nghiêm trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày của mình, chúng ta sẽ thấy không có kinh nghiệm nào bền lâu. Đây là điểm rất quan trọng. 


Không cần phải thấy ra được: không có gì tồn tại lâu, mà điều cần phải thấy được là không có kinh nghiệm nào tồn tại lâu cả. 


Kinh nghiệm là vô thường; bạn có đồng ý về điểm này không? Đây là điều quan trọng nhất cần biết, ngoài kinh nghiệm ra thì còn có cái gì mà ta có thể thực sự chắc chắn được? Chúng ta không thể chắc chắn về bất cứ một điều gì cả. Ngay cả các lý thuyết vật lý cũng đang còn phải xác định và thay đổi. Các nhà vật lý học thậm chí còn không thể chắc chắn là điện tử có tồn tại hay không nữa. Tôi được học hành để trở thành một kỹ sư điện tử và tôi suy nghĩ: “điện là cái gì nhỉ?” Người ta nói điện là các hạt điện tử đang chuyển động, còn tôi nói: “vậy điện tử là cái gì?” Tôi đã nhìn sâu, nhìn sâu hơn nữa vào những hạt điện tử này và cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể tìm ra được câu trả lời thực sự. Điều này đối với tôi vẫn còn rất thú vị. 


Trong thiền Vipassana, chúng ta nhìn vào kinh nghiệm trực tiếp, bởi vì đó chính là cái chúng ta bị dính mắc. Chúng ta hiểu thế nào về cái “tôi”? Chỉ là những kinh nghiệm được ráp nối lại với nhau và chúng ta gọi nó là “tôi”. Không có kinh nghiệm sẽ chẳng có cái “tôi” nào cả. 


Khi một tâm bất thiện khởi lên, hành giả thấy nó như là một tâm bất thiện và nó diệt mất cũng như là một tâm bất thiện, không hề thay đổi bản chất. Không thay đổi về bản chất là một điểm hết sức quan trọng. Điều đó nghĩa là: tâm bất thiện không trở thành tâm thiện và ngược lại, tâm thiện không thể biến thành tâm bất thiện. Ở tầng tuệ này, hành giả sẽ thấy điều này rất rõ ràng và sâu sắc. 


Khi thấy được sanh diệt, bạn sẽ thấy mỗi khi một tư tưởng đau khổ sanh khởi trong tâm, rồi nó cũng phải diệt. Bạn không cần phải làm gì với nó. Ngay cả đối với tâm tham, bạn cũng chỉ cần quan sát, rồi nó cũng sẽ diệt mất. Không cần phải làm gì cả.

Bạn không bắt buộc phải hành động, cũng không cần phải tuân lệnh nó. Bạn có quyền lựa chọn. 


 Nếu bạn thấy rằng điều này là đúng đắn, nên làm thì hãy thực hiện. Song bạn cũng không bị bắt buộc phải làm điều đó; nếu không như vậy thì hẳn là chúng ta sẽ buộc phải làm rất nhiều việc trên đời. 


Chúng ta bị bắt buộc, không có sự lựa chọn, chúng ta thấy cái gì đó và khởi tâm tham, khi đó không còn lựa chọn nữa. Chúng ta nghe điều gì đó và khởi buồn bực, khi đó cũng không có lựa chọn. Nhưng khi nhìn được tâm mình, chúng ta sẽ có quyền lựa chọn. Không tham lam, không buồn bực; chúng ta được tự do.  Đó quả là một sự tự do vô cùng lớn. 


 Ở giai đoạn này, có rất nhiều điều quan trọng cần phải ghi nhớ. Thứ nhất là không được suy nghĩ quá nhiều. Nhìn kỹ hơn vào sự diệt của các hiện tượng, bởi vì chúng ta đã thấy được cả 3 quá trình sanh, trụ và diệt. Ở thời điểm này, hãy chú ý đến sự diệt. Khi nó diệt mất, sẽ có một khoảng trống và một đối tượng khác xuất hiện, đối tượng đó diệt và lại có một khoảng trống, một khoảng cách tiếp theo. 


Chú ý hơn đến sự diệt của các hiện tượng, bạn sẽ phát triển chánh niệm sắc bén hơn, sự quán sát của bạn cũng trở nên sâu sắc hơn. Trau dồi cánh niệm sắc bén hơn là điều rất quan trọng. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều, chánh niệm sẽ bị cùn nhụt đi. 


Bạn cũng nên chọn môi trường, tạo điều kiện, hoàn cảnh thích hợp để hỗ trợ cho tuệ giác được vững mạnh hơn. Nơi bạn sống và thực phẩm bạn ăn rất quan trọng. Ăn loại thức ăn thích hợp và ăn vừa phải; ngủ quá nhiều cũng làm cho chánh niệm mất sắc bén. Bạn cần ngủ vừa đủ, ít nhất là 4 tiếng mỗi ngày, mức như vậy là tương đối đủ. Người hành thiền thường chỉ cần ngủ 4 tiếng mỗi ngày mà vẫn khỏe mạnh. Không nhìn, không nghe những đối tượng không thích hợp. Nghĩa là, khi bạn thực sự muốn hành thiền thì đừng xem TV, đừng đọc sách báo hay làm bất cứ điều gì gây xáo động cho tâm. Không nghe quá nhiều thông tin. Tránh nói chuyện; chúng ta không thể nào sống mà không nói chuyện, nhưng trong thời gian hành thiền tích cực thì càng ít nói càng tốt, nếu có nói thì chỉ nên nói về Pháp. Điều này sẽ giúp bạn phát triển chánh niệm sâu sắc hơn. Giao du với những người chánh niệm, những người thành tâm giữ chánh niệm. Nếu bạn quan hệ với những người không thực tâm thực hành mà chỉ thích nói về nó thôi, chánh niệm của bạn sẽ mất đi sự sắc bén và tính liên tục. Khí hậu thích hợp cũng rất quan trọng. Nếu bạn sống ở nơi quá nóng bức thì cũng khó phát triển được định và niệm thâm sâu, ở nơi quá lạnh cũng không thích hợp. Nhiệt độ nên vừa phải, dễ chịu. Không đi đến những nơi có thể trở ngại cho sự hành thiền của bạn. Bạn phải xem xét xem “đó có phải là nơi thích hợp không?” Ngay cả đi đến những nơi thích hợp, bạn cũng phải cân nhắc đến thời gian. Đi vào lúc nửa đêm chẳng hạn thì cũng không thích hợp. Điều bạn nói và người bạn nói chuyện cũng là rất quan trọng. Bạn cũng cần phải điều chỉnh các oai nghi, tư thế của mình cho phù hợp. Nằm quá lâu cũng làm mất sự sắc bén của chánh niệm. Hãy cố gắng điều chỉnh những điều này. Giữ gìn sự tỉnh thức, sáng suốt và quân bình. 


Một cách tự nhiên hành giả sẽ nhận ra rằng có chánh niệm trong hiện tại sẽ giúp mình thấy mọi việc rõ ràng hơn. Điều này rất dễ nhận thấy. Nếu bạn giữ tâm mình ngay trong hiện tại, nó sẽ an trú ở đó nhiều hơn, chánh niệm và tỉnh giác sẽ mạnh hơn. 


 Đôi lúc tâm trở nên lười biếng (điều này có xảy ra), hành giả phải tự sách tấn mình. Tự sách tấn mình là rất quan trọng. Nếu bạn có một người bạn tốt, một người thầy tốt, họ sẽ giúp bạn có thêm tinh tấn tu tập. Song tự sách tấn, khích lệ bản thân vẫn là điều quan trọng nhất. Hãy nghĩ rằng bạn đang có một cơ hội rất tốt để được hành thiền. Tôi đã từng gặp nhiều người, một vài người trong đó thực ra là bạn tôi, tôi khuyến khích họ hành thiền, rất nhiều lần họ nói: “Tôi bận quá, tôi phải làm việc rất nhiều, phải cáng đáng bao nhiêu là trách nhiệm, tôi mới được thăng chức mấy ngày trước và đang phải học cách gánh vác trách nhiệm mới, tôi không có thời gian đâu”. 


 Một người nói với tôi là ông ta không có thời gian; ông ta lớn hơn tôi một tuổi và đã chết 5 – 6 năm nay rồi. Tôi luôn giục giã, nhắc nhở ông ta: “hãy tập thiền đi, hành thiền ngay đi, khi mà anh vẫn đang còn có thời gian”, ông ta luôn trả lời là quá bận, không có thời gian. Một ngày nọ, ông ta chợt thấy vô cùng mệt mỏi, không còn chút sức lực nào. Ông ta đến bệnh viện khám và phát hiện ra bị ung thư thận. Ông phải mổ và cắt một bên thận, sau đó phải nghỉ một thời gian dài, rồi xuất gia, cố tập hành thiền trong một tháng và cảm thấy khá hơn một chút, có thể là do phẫu thuật cộng với thuốc thang và cũng có thể là do hành thiền. Ông quay trở lại làm việc và nghĩ rằng thế là căn bệnh ung thư đã được chữa khỏi. Ông ta lại bận túi bụi và không có thời gian để hành thiền nữa. Khoảng 2 năm sau ông ngã bệnh trở lại và đi khám, lần này một quả thận còn lại bị ung thư nốt và ông phải nhập viện. Mỗi tuần hai lần tôi đến bệnh viện thăm ông, có khi chỉ được một lần, và khích lệ ông ta hành thiền; bạn có biết ông ta làm gì ngay cả lúc đang nằm trên giường bệnh không? Ông ta nằm xem TV. Thật là một con người đáng thương; ông ta ngày càng yếu hơn và tôi bảo ông ta hành thiền. Có lúc, tôi ngồi sát bên cạnh và nói: “hãy hành thiền ngay bây giờ đi”. Tôi chỉ dẫn cho ông ta cách thực hành, ông ta cố gắng hành thiền và nói rằng lúc đó ông cảm thấy rất hạnh phúc và bình an, tôi nói: “Tôi phải đi bây giờ đây; hãy cố gắng hành thiền mỗi ngày một vài lần như thế nhé!”. Sau đó tôi hỏi vợ ông ta xem ông ta có chịu hành thiền không, bà ấy nói ông ta không thiền mà chỉ nằm xem TV thôi. Ông ta ngày càng yếu dần. Tôi đến thăm lại nhiều lần nữa và rồi ông ta nói: “Tôi muốn hành thiền, tôi muốn hành thiền”, nhưng vì phải uống quá nhiều loại thuốc, chúng làm ông rất lờ đờ, buồn ngủ và không thể tỉnh táo được. Ông nói: “Tôi đã cố gắng hành thiền, nhưng mà buồn ngủ quá”. Ngay trước khi ông ta chết, tôi đến thăm một lần nữa và ông ta nói: “Đối với tôi, bây giờ đã quá muộn để hành thiền được nữa rồi”…đã quá muộn! Điều này rất quan trọng, bạn biết không… 


 Mấy tuần trước, có một người đàn ông đến đây tìm tôi, giữa đêm khuya, anh ta nhấn chuông gọi cửa. Tôi nghĩ chắc phải có chuyện gì quan trọng lắm mới có người gọi cửa vào giờ này. Tôi thấy có hai người đàn ông, tôi mở cửa và hỏi họ vì sao lại đến đâu. Một người nói: “Đây là một người mới đến và anh ta muốn tìm hiểu một chút về thiền”. Tôi nghĩ, được thôi, nếu anh ta thực sự muốn học thì tôi sẵn sàng dạy anh ta. Chúng tôi đi vào nhà và ngồi trong phách này. Tôi nói chuyện với anh ta và chỉ dẫn anh ta cách hành thiền. Anh ta nói: “Tâm tôi rất xáo động, bất an và tôi không thể ngồi được”. Tôi bảo anh ta đi kinh hành lên xuống chỗ này, đi kinh hành thì dễ hơn ngồi thiền, bước từng bước một cách chánh niệm. Tôi hỏi: “Anh đang nghĩ gì thế?” Anh ta đáp: “Tôi đang nghĩ đến ngày mai”; “Anh nghĩ về cái gì của ngày mai?” Anh ta nói anh ta có một vụ kiệm ở tòa và ngày mai anh phải có mặt ở đó. Anh ta rất bất an, và đến đây vào giữa đêm khuya để tập thiền, đó có phải là quá muộn không? 


Trước khi bất cứ điều gì xảy đến, cứ hành thiền đi đã; hãy rèn luyện tâm mình trở nên bình an, sáng suốt và buông xả. Rồi ngay cả khi những việc như vậy xảy đến với cuộc đời bạn, bạn sẽ có thể đối phó được với chúng; trong một số trường hợp

bạn còn có thể cải thiện được tình hình nữa. 


Do đó, điều rất quan trọng là phải tự sách tấn mình, “Bây giờ tôi đang mạnh khỏe, nếu muốn tôi có thể thu xếp được thời gian”. Điều đó phụ thuộc vào bạn; nếu bạn thực lòng mong muốn thì sẽ tìm ra được thời gian. Nếu không thích, bạn sẽ tìm ra được cả trăm lý do để biện hộ. Có lúc, đang hành thiền, bạn cảm thấy hơi mệt mỏi. Bạn đang hành thiền, và cũng thực lòng muốn hành thiền, song cơ thể trở nên mệt mỏi. Trong trường hợp đó thì hãy nghỉ ngơi, nhưng đừng buông chánh niệm, đừng quá đắm chìm trong ngủ nghỉ! 


Một điều nữa rất quan trọng, nhất là đối với các thiền sư, mỗi thiền sư có một quan điểm khác nhau và đôi khi cũng có nhiều tranh luận xảy ra, điều này đúng… điều kia sai… và vân vân… 


Một quan điểm trong đó, tiếng Pali là “lakkanam aropetva~Vsm607, lakkanam nghĩa là vô thường, khổ, vô ngã. Aropetva nghĩa là đặt lên hàng đầu. Một số người cho rằng câu này nghĩa là bạn phải suy nghĩ, tư duy về nó. Bạn thấy các hiện tượng thân tâm và suy nghĩ về chúng: À, đây là vô thường, đây là khổ, đây là vô ngã, nhiều người nghĩ rằng thế mới đúng. Nghĩa của “lakkhanam aropetva” trước hết là: để đặt một cái gì đó lên hàng đầu, bạn phải có sẵn một cái gì ở đó đã. Vậy bạn đã có được gì ở đó? Bạn đã phát triển được Tuệ Phân Biệt Danh Sắc (nama – rupa – pariccheda – nana), thấy được các hiện tượng thân tâm, thấy chúng khởi sanh do nhân duyên, và trên nền tảng đó, bạn phát triển tuệ giác sâu sắc hơn, thấy được tiến trình thân tâm này là vô thường, khổ, vô ngã, cả 3 đặc tướng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải suy nghĩ về chúng mà là nhìn một cách sâu sắc và phát hiện ra, chứ không phải suy nghĩ. Khi đã đạt đến trình độ đó, tư duy về những điều này là rất tốt, suy nghĩ trở nên rất sáng suốt và chính xác. Ở giai đoạn này, khi đi kinh hành bạn có thể cảm nhận mọi cử động đều biến mất. Bạn thấy các cử động chia thành từng đoạn một, không phải là một cử động duy nhất. Tâm chánh niệm đang hay biết cử động, mỗi lần biết một cử động rồi nó liền biến mất. Khi bạn giơ tay, bạn có thể thấy nhiều đoạn cử động nhỏ biến mất. Khi đi kinh hành, bạn dịch chuyển và quan sát, nó liền biến mất. Tôi muốn nhắc lại nhiều lần để các bạn hiểu là chuyển động biến mất chứ không phải là hình dáng biến mất. Chuyển động tự thân nó không có hình thể, dáng điệu. Chuyển động biến mất, các cảm giác biến mất, khi bạn cử động một phần thân sẽ có một vài cảm giác xảy ra: lỏng mềm, căng cứng, các cảm giác này cũng biến mất. Bạn cử động thêm một chút nữa và cảm giác lại biến mất. Chuyển động tự thân nó cũng là một loại cảm giác. 


Khi ăn uống cũng thế, đưa thức ăn vào miệng; mọi cảm giác trong cử động đều biến mất. Khi nghe cái gì đó, cái nghe cũng biến mất. Chẳng hạn khi rung chuông, bạn có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh biến mất, chứ không phải chỉ một âm thanh. Mọi thứ đều trở nên đứt đoạn, rời rạc, không liên tục, không có cái gì là liên tục cả. Thật ngạc nhiên là, trong giai đoạn này, khi uống nước chẳng hạn, bạn lấy một cốc nước và uống, nếu đó là nước sinh tố bạn sẽ cảm thấy ngon hơn, và theo dõi xem điều gì xảy ra; nó chảy dần xuống dạ dày, bạn có thể cảm nhận được nó đang chảy xuống. Bạn có thể cảm nhận được cảm giác ở dạ dày, sau vài phút bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của nước sinh tố trên khắp cơ thể. Bạn cảm nhận nó thấm vào từng tế bào, cảm nhận được từng sự thay đổi, bạn có thể thấy năng lượng thay đổi trong từng khoảnh khắc. Mỗi khi ăn, bạn có thể cảm nhận được hiệu quả tác động của thức ăn; khi thời tiết thay đổi bạn có thể cảm nhận được cơ thể mình cũng có sự thay đổi. Khi nói đến cơ thể, tôi không ám chỉ về hình thể mà nói đến cảm giác. Thậm chí ngay cả với suy nghĩ cũng thế, khi suy nghĩ, bạn có thể thấy tác động của nó trên toàn bộ cơ thể, mọi tế bào trong cơ thể bạn đều tham vào tiến trình suy nghĩ. Thân và tâm đều tham gia vào tiến trình suy nghĩ, chúng hoạt động cùng nhau; chúng ta không bao giờ có thể tách biệt hoàn toàn giữa thân và tâm. Mỗi ý nghĩ đều có tác động đến mọi tế bào trên cơ thể bạn và bạn có thể cảm nhận được điều đó, điều đó không phải là giả thuyết. Nó rất thú vị, sâu sắc và vi diệu. Khi đạt đến trình độ thấy biết sâu sắc như vậy, bạn sẽ thấy khó tìm được cuốn sách nào hay để mà đọc nữa. Bạn sẽ thấy nhiều cuốn sách được viết ra đơn thuần chỉ là những suy nghĩ. Nếu bạn nhạy cảm đến mức cảm nhận được mọi tác động của suy nghĩ lên cơ thể, bạn sẽ rất ngại suy nghĩ và không để suy nghĩ chen vào nữa. Bạn sẽ chánh niệm hơn và ngày càng ít suy nghĩ tiêu cực hơn. Nếu chánh niệm hơn, bạn sẽ không còn chìm đắm quá mức trong suy nghĩ nữa. 


 Đôi khi chúng ta suy nghĩ miên man quá nhiều. Tôi có một người bạn luôn luôn tức giận và buồn bực, không bằng lòng với bất cứ việc gì, với bất cứ người nào. Nhiều lần tôi hỏi: “Tại sao lúc nào cô cũng tự làm mình sân hận như thế? Cô có ý thức được mình đang làm thế không?”Cô ta trả lời: “Dạ, có, tôi biết mình đang làm điều đó”. “Vậy tại sao cô lại phải làm như thế?” Cô ta đáp: “Khi tức giận, tôi cảm thấy có nhiều sức sống hơn, không tức giận, tôi cảm thấy bị trầm cảm”. Luôn trách cứ người khác và thấy mình thông minh hơn họ, quả thực cô ta rất thông minh và đấy chính là rắc rối của cô ấy. Bởi vì rất thông minh nên cô nghĩ rằng mình thông minh hơn người và có thể thấy rõ mọi cái sai. Quan điểm của cô ấy là: nếu không thấy được những điều sai trái, thì bạn là kẻ ngu ngốc. Cô ta rất thông minh, nhưng cô ta luôn đau khổ. Cái nào tốt hơn, thông minh hay hạnh phúc? Nếu bạn được chọn thì đừng chọn thông minh. 


Đừng luôn đi tìm cái sai. Điều quan trọng là khi thấy cái sai bạn phải biết nó.

Bất cứ điều gì trên đời cũng không đáng để chúng ta buồn bực. Trên đời này thiếu gì những kẻ xấu xa và sai trái, tự làm khổ mình về những điều đó đâu có ích lợi gì. 


Phương pháp thiền này diễn giải và chú trọng về cách thức tâm tác động đến thân chúng ta. Vật chất ảnh hưởng đến thân ra sao, chánh niệm tác động đến thân thế nào, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt khi có chánh niệm và thất chánh niệm. Bất chợt bạn nhớ chánh niệm trở lại và cảm nhận thân tâm trở nên thư giãn, thoải mái hơn, vi tế hơn và ít xáo động, bất an hơn. Bạn có thể thực sự cảm nhận được điều đó và sẽ nhận ra rằng có chánh niệm thì vẫn tốt hơn. 


Không có cách sống nào tốt hơn thế! Cách sống tốt nhất là luôn luôn chánh niệm.

Mỗi khi thất niệm, thân tâm bạn sẽ bất an, xáo động và stress nhiều hơn. 


Hành giả sẽ nhận thấy khi cái gì đó diệt đi, nó không đi đến một nơi nào, cũng không thu về một chỗ nào cả. 


Mọi thứ đều sanh và diệt, chúng đi đâu? Không đi đâu cả, chỉ biến mất đi mà thôi.

Trước khi sanh chúng ở đâu? Chẳng ở đâu cả? Chúng chẳng từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu. 


Điều này rất thâm sâu, vi diệu. Khi tự mình thấy được điều đó, bạn sẽ hiểu được sự thâm sâu, vi diệu của nó. Mỗi sát na tâm, mỗi hiện tượng, không phải là hình thể mà là cảm giác, kinh nghiệm, không đến từ một nơi nào, cũng chẳng đi về đâu. Trước khi bạn kinh nghiệm điều gì thì cái kinh nghiệm ấy ở đâu ra? Chẳng từ đâu cả! Ở đây chúng ta đang nói về việc kinh nghiệm trực tiếp thực sự. Âm thanh là một kinh nghiệm trực tiếp, cái nghe là  một kinh nghiệm, xúc chạm là một kinh nghiệm, chuyển động là một kinh nghiệm, tất cả kinh nghiệm sanh khởi trong hiện tại và cũng diệt mất trong hiện tại. 


Anidhanagata bhagga punjo n’atthi anagate,

Nibbatta ye pi titthanti aragge sasapupama.

~Vsm 625


Chúng không đến từ một nơi nào và cũng chẳng đi về đâu. 


Anidhanagata bhagga: nghĩa là khi diệt, chúng không đi đến một nơi nào, không tụ về nơi chốn nào.             


punjo n’atthi anagate: Trước khi đến, chúng không có ở một kho chứa nào.             


Nibbatta ye pi titthanti: Khi diễn ra rồi, nó không ở lại.             


aragge sasapupama: Như để hạt cải đầu kim, sẽ trụ được bao lâu Nó sẽ rơi rụng ngay tức thì.

             

Có rất nhiều bài kệ như vậy, rất hay và sâu sắc nhưng tất cả đều diễn tả cùng một ý nghĩa. Ngay cả nghiệp (kamma) cũng sanh và diệt. Có một loại hình năng lượng rất khó diễn tả bằng ngôn từ. Ngay chính năng lượng này cũng không phải là một vật thể, nó luôn luôn trong dòng biến động. Phải mất một số thời gian mới đủ để diễn tả về nó. Có người hỏi tôi cũng chính câu hỏi đó mấy ngày trước đây. Chẳng hạn, một đĩa máy tính, đủ thứ âm thanh và hình ảnh. Khi chuyển nội dung văn bản, âm thanh và hình ảnh từ đĩa vào máy tính, thực tế trong cái đĩa đó không hề có âm thanh. Ngay cả băng cát-xét cũng không có âm thanh trong đó. Hiện tượng này được giải thích là trong đĩa chứa những ký hiệu mã hóa dưới dạng điện tử. Chúng ta chuyển âm thanh thành dòng điện, rồi chuyển từ dòng điện thành các ký hiệu điện từ. Nhập mã điện từ này vào máy tính và nhìn vào trong đĩa, bạn sẽ thấy chỉ có hai ký hiệu, hai thông tin, có-không, ON-OFF chỉ có hai ký hiệu và bằng cách kết hợp hai ký hiệu này bạn có thể tạo ra được bất cứ điều gì trong máy tính. Trong đĩa máy tính chỉ có duy nhất những sự kết hợp khác nhau của OFF-ON, ON-OFF và đĩa máy tính đó được làm bằng chất liệu gì? Có thể chỉ làm bằng nhựa, bên trên phủ một lớp sắt nhiễm từ rất mịn. Tôi không biết chính xác, nhưng nó phải là một hợp chất sắt, nếu nhìn sâu vào hợp chất sắt này, chúng chỉ là các nguyên tử, và nếu nhìn sâu hơn vào nguyên tử bạn sẽ thấy các hạt điện tử đang luôn thay đổi, biến dịch. Song mặc dù những nguyên tử trong đĩa máy tính luôn luôn thay đổi, nó vẫn duy trì được một sự liên tục nào đó, và bạn có thể truy xuất dữ liệu từ đó. 

             

Nói về nghiệp là một điều rất khó. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói rằng khó nhất là nói về nghiệp. Trong vòng luân hồi (samsara), nếu nói không có chúng sanh nào thì làm sao con người có thể trôi lăn trong luân hồi? Bạn nói không có ai cả, nhưng rồi lại nói con người trôi lăn trong vòng luân hồi? Tôi muốn thảo luận riêng về vấn đề này vào một dịp khác; đây là một chủ đề rất thú vị. Trong giai đoạn này hành giả thấy được tiến trình thân tâm, cả hai đều sanh và diệt, chứ không phải chỉ có một tiến trình sanh diệt. Hay biết các cảm giác và tâm chánh niệm, cả hai đều sanh diệt, điều này được gọi là “phương pháp quán sát song hành”. Lúc đầu hành giả thấy rằng: “Tôi đang hành thiền”. Đây là một cảm giác rất thực. “Tôi đang ngồi đây hành thiền và đang cố gắng rất tích cực”, nhưng khi tuệ giác đã phát triển thâm sâu hơn, hành giả bắt đầu thấy ngay cả cái tâm tôi gọi là thiền này (thiền là gì? Đó là một tâm; tâm chánh niệm), tâm chánh niệm này cũng chỉ thoáng qua; lúc có lúc không. Thiền không phải là một cái gì đó lớn lao. Nó chỉ là một cái tâm thay đổi từng sát na. Thấy được ngay cả tâm chánh niệm này cũng vô thường, khổ, vô ngã, không có cái “Tôi” nào đang hành thiền cả, chỉ khi đó hành giả mới phát triển được tuệ giác thực sự về vô ngã. Trước đó, hành giả có thể thấy đối tượng sanh diệt. Thấy suy nghĩ sanh diệt, nhưng chưa thấy được tâm chánh niệm, tâm thiền sanh diệt.  


Ai đang hành thiền? Đó chỉ là tâm, một chuỗi các tâm. Khi thấy chỉ có một chuỗi  tâm chánh niệm, một chuỗi tâm thiền, không phải một chúng sanh, không phải “tôi”; Chính cái thấy đó mới làm hoàn chỉnh hiểu biết về vô ngã, bằng không hiểu biết sẽ không đầy đủ. Đạt được đến chỗ này là rất quan trọng.

             

Chỉ khi hành giả đạt đến đây mới có thể lột bỏ được tà kiến, thực sự buông bỏ tà kiến. Không phải tôi đang hành thiền, cái gọi là hành thiền chỉ là một chuỗi tâm chánh niệm. Trừ phi đạt tới chỗ này, bằng không hành giả sẽ không thể tiến triển lên giai đoạn tiếp theo được. 


Tôi dự định sẽ giảng xong hai tầng tuệ trong ngày hôm nay, nhưng cuối cùng ngay cả một tuệ cũng không hoàn thành được. Tôi muốn cho các bạn một hiểu biết cơ bản thật rõ ràng, rành mạch bởi vì, nếu bạn không hiểu được những điều cơ bản thì giảng những cái cao hơn cũng chẳng lợi ích gì. Một khi đã hiểu đầy đủ phần này thì những phần còn lại sẽ tương đối dễ dàng. Đó là lý do tại sao tôi nói với các bạn là tôi sẽ giảng thật kỹ về 4 tầng tuệ đầu tiên, những tuệ còn lại sẽ nói rất ngắn gọn. Nó sẽ không khó, chỉ giảng thêm về cùng một chủ đề mà thôi. Bốn tuệ giác đầu tiên là quan trọng nhất. 


Một điều cần phải hết sức cảnh giác là hành giả thường rất hay tự mãn về sự tiến bộ trong thiền và các tầng tuệ mà mình đã đạt được. “Tôi biết, tôi hiểu, những người khác không thể biết được bằng tôi”, đó là một loại ngã mạn.             


Hãy quan sát cái tâm đó: “Tôi biết tôi có thể hành thiền được mà, tôi là một thiền sinh giỏi, tôi có thể trụ tâm trên đề mục liên tục suốt một thời gian dài”, đó cũng là một loại tự mãn, ngã mạn và tự hài lòng với mình. Kiêu mạn và tự mãn thường đi liền với nhau. Khi những suy nghĩ đó sanh khởi, hãy nhân cơ hội đó, quan sát nó cho kỹ. Khi thấy được nó, bạn sẽ vượt qua được và thậm chí sẽ được tự do hơn. Ngay cái “Tôi”, “Tôi biết”, “Tôi có thể”, tự nó đã giới hạn, đóng khung bạn lại rồi. Nếu thực sự muốn được tự do, hãy quan sát ngay những suy nghĩ đó. Chắc chắn chúng sẽ đến.             


Kiêu hãnh, tự hào về bất cứ thành công nào của mình và nghĩ rằng mình tốt hơn người khác, đó chính là cái “Tôi”, cái “ngã”. Trong một số trường hợp, sự kiêu mạn này đeo bám rất chặt. Đó là lý do ngã mạn (mana) chỉ có thể hoàn toàn bị đoạn trừ ở đạo quả thứ tư; chỉ một vị Alahán mới không còn ngã mạn. Ngã mạn là sự so sánh. Bạn so sánh mình với người: “Tôi thiền giỏi hơn, tôi có thể, tôi biết”, hãy nhìn những suy nghĩ đó sanh khởi trong tâm; nếu thấy được nó đến và đi như vậy, dần dần quá trình tự đồng hóa mình với suy nghĩ ấy sẽ không còn nữa. Chúng ta luôn luôn tự đồng hóa mình với mọi thứ. Sự tự đồng hóa này được gọi là ngã mạn (mana) hay tà kiến (ditthi). Khi thực hành một cách miên mật, và vượt qua được những điều này, mọi việc trở nên suôn sẻ, dễ dàng hơn, bằng không nó sẽ trở thành một rào cản, một loại chướng ngại. 


Một điều cần lưu ý nữa là sự dính mắc. Chúng ta thường dính mắc vào những thời tọa thiền tốt đẹp, vào những kinh nghiệm tốt. Chúng ta dính mắc vào sự sáng suốt, thấy biết rõ ràng.             


Thật là thích khi mình sáng suốt, thấy biết rõ ràng. Khi bạn đã có được nó mà lại bị mất, bạn sẽ cảm thấy rất bực bội vì sự thấy biết rõ ràng đem lại thỏa mãn rất lớn, thật là bực mình khi không còn sáng suốt nữa. Chúng ta bị dính mắc vào sự sáng suốt này, đó là một loại tham (lobha). Bất cứ một loại dính mắc nào, hãy quan sát suy nghĩ đó, quan sát sự dính mắc vào sự sáng suốt, vào kinh nghiệm tốt trong thiền.             


Tôi sẽ tạm dừng ở đây, tuần sau sẽ chỉ nói về một tuệ giác thôi. Tốt hơn cả là kiên nhẫn và dần dần đi sâu vào chi tiết đối với bốn tầng tuệ đầu tiên. Nếu bạn có câu hỏi nào, có điều gì chưa rõ, xin cứ việc hỏi. 


Hỏi & đáp: Thực tại chân đế (paramatha) không đánh mất hay biến đổi tính chất, đặc tính vốn có của nó. Ví dụ: nóng chuyển thành lạnh. Điều đó là không thể; nóng sanh lên và diệt đi cũng chỉ là nóng. Cứng không thể chuyển thành mềm được, mặc dù chúng là một chuỗi liên tục, nhưng nó không thể sanh ra là một thứ này rồi biến thành một thức khác được. Khi một cái khác sanh khởi thì nó là cái hoàn toàn mới. Tất cả các pháp do duyên sinh (các pháp hữu vi) đều luôn luôn mới. Chúng sanh lên và diệt đi mà không hề đánh mất tính chất vốn có của mình. Mọi thứ sanh và diệt trong một thời gian rất ngắn đến nỗi chúng không có đủ thời gian để chuyển đổi thành thứ khác.



[1] NASA: Cơ quan nghiên cứu không gian của Mỹ



Theo: Bản đồ hành trình tâm linh 

Tác giả: Sayadaw U Jotika  


Mời bạn đọc đón xem chương 7, phần 1 : Tuệ thứ tư: Kinh nghiệm sự sanh diệt của các hiện tượng . Phân biệt đạo và phi đạo 

Bản đồ hành trình tâm linh (Sách) Giới thiệu và Mục lục

Bản đồ hành trình tâm linh- Chương 1: Chuẩn bị tâm

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 2 - Các kỹ năng và hiểu biết cơ bản

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 3 - Con đường bước vào thiền Vipassana

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 4 - Tiếp Cận Tuệ Giác Thứ Nhất

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 5: Tuệ giác thứ nhất và thứ hai: Hay biết tâm và đối tượng; Phân biệt nhân duyên

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 6: Tuệ tri vô thường, khổ và vô ngã bằng kinh nghiệm trực tiếp

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 7 - Tuệ thứ tư : Kinh nghiệm sự sanh diệt của các hiện tượng. Phân biệt đạo và phi đạo.

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 8 Từ Tuệ Diệt đến Tuệ Giản trạch.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 9)

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 10: Niết bàn và sau đó

Bản đồ hành trình tâm linh - Chương 11: Những suy nghĩ cuối cùng và chuẩn bị cho kỳ nhập thất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét