Từ lâu khoa học đã biết được rằng: cơ thể con người tự nó sinh ra các điện từ trường vật lý gọi là trường sinh học. Ðó là năng lượng điện từ bao quanh cơ thể con người. Sự tồn tại và bức xa năng lượng trường sinh học gắn liền với hiện tượng ngoại cảm.
Hiện tượng ngọai cảm bao gồm các dạng cảm giác (nhận thức) không nhờ giác quan và các dạng tác động của con người tới sự vật ngoài cơ thể không nhờ tới sức cơ mà nhờ ý chí tư duy. Biểu hiện về ngoại cảm rất đa dạng và phong phú. Ngoại cảm kỳ diệu chỉ muốn giới thiệu với bạn đọc một số hiện tượng rất bí ẩn mà nhiều sách báo cho đó là những hiện tượng rất bí ẩn và kỳ diệu. Ngoại cảm kỳ diệu không nhằm chứng minh với bạn đọc một “hiện tượng siêu tự nhiên” nào, mà chỉ nhằm hướng bạn đọc tới những vấn đề mà con người cần tìm hiểu, chứng minh trong tương lai về khả năng kỳ diệu và bí ẩn của chính mình.
Ngoại cảm kỳ diệu được tuyển dịch, sưu tầm, tập hợp từ nhiều nguồn sách, báo, tạp chí… Về một vấn đề mà khoa học còn đang trong giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu, tranh cãi nên các thuật ngữ ở đây sẽ có những điểm không thống nhất, rất mong được bạn đọc thông cảm lượng thứ.
Khí Công Huyền Diệu
Khí công là một thuật dưỡng sinh, một dạng tu dưỡng tinh thần và luyện tập thể dục đặc biệt, đã có khoảng 2000 năm ở Trung Quốc. Những người luyện tập khí công thành đạt trở thành những người có khả năng siêu phàm. Họ có thể phi thân, nhìn xuyên suốt cơ thể con người, “phát công” làm di chuyển đồ vật, thay đổi thành phần hoá học của vật chất và chữa bệnh không cần thuốc mang đầy tính huyền thoại, nhưng lại là một thực tế.
Nhiều cơ sở y tế ở Trung Quốc có khoa dùng khí công để chữa bệnh, để gây tê khi mổ; nhiều đơn vị an ninh dùng người có năng lực ngoại cảm đặc biệt để khám phá ra nhiều vụ án quan trọng… nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, hội nghiên cứu khí công học ở trung ương và nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Châu… được thành lập. Hàng loạt “siêu nhân” nam, nữ về khí công có dịp biểu diễn công khai ở nhiều nơi, nhiều lần, trước đông đảo người xem trong nước và nước ngoài.
Trương Bảo Thắng là người thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, là một trong các “siêu nhân” đó. Thuở nhỏ Trương Bảo Thắng đã có khả năng đặc biệt. Trong lớp học, ai mất gì, như bút chì, bút máy, khăn tay… cứ tả đặc điểm, màu sắc cho anh ta biết là anh có thể nói ra vật ấy đang ở đâu hoặc do ai lấy một cách tuyệt đối đúng. Bạn học gọi đùa anh là “thần trinh sát nhỏ tuổi.” Nhưng thầy giáo thì nghi ngờ: Anh ta không ăn cắp thì làm sao biết rõ ràng như thế? Anh chỉ được được học tới hết bậc tiểu học thì p hải thôi. Lớn lên anh làm giao thông – liên lạc tại một mỏ ở Bản Khê. Một hôm phát thư cho một chàng trai, Bảo Thắng nói: “Người yêu của anh mời đi xem chiếu bóng đây này!” Tưởng Bảo Thắng nói đùa, chàng trai bóc thư ra xem thì đúng là như thế. Nghĩ rằng Bảo Thắng đã bóc trộm thư của mình ra xem, chàng trai liền báo với trưởng ban bảo vệ và tố cáo rằng Trương Bảo Thắng đã vi phạm hiến pháp, xâm phạm thư tín của công dân. Trương Bảo Thắng được mời đến. Anh phân trần rằng không bóc trộm thư mà chỉ vô tình nhìn thấy khi cầm đến thư, và mau mồm mau miệng nói với chàng trai kia biết. Không tin lời anh, trưởng ban bảo vệ kiểm tra ngày khả năng đọc thư qua phong bì của anh bằng cách lấy ngay một công văng còn niêm phong kỹ, giao cho anh, bảo anh đọc. Anh nhìn qua một lát anh cho biết công văn nói về chủ trương sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ nên có một con. Công văn được bóc ra: nội dung đúng như Trương Bảo Thắng vừa nói. Thế là từ “phạm nhân”, trở thành “kỳ nhân” của mỏ, của cả vùng, rồi của cả nước.
Viện y học Trung Quốc tỉnh Liêu Ninh mời anh đến làm thực nghiệm khoa học. Chỉ học đến tiểu học, vả lại không biết gì về y lý Trung Quốc, nhưng tại đây anh có thể nhìn thấy rõ hướng vận động của mạch ẩn sâu trong cơ thể người mà y học Trung Quốc gọi là các kinh và lạc. Các chuyên gia của Viện ghi chép lại, rồi so sánh với những điều miêu tả trong các sách kinh điển thì thấy hoàn toàn giống như vậy, không những thấy kỳ tài của người xưa mà còn thấy cả khả năng kỳ lạ của Bảo Thắng. Trương Bảo Thắng còn có thể thấy màu sắc của kinh và lạc, thậm chí màu sắc kinh lạc, ở từng người: xanh, vàng, hồng. Trước đây, có giáo sư đã dùng phương pháp truyền âm để nghiên cứu sự lan truyền của tính hiệu âm thành qua kinh lạc nhưng mới chỉ quan sát thếy được một đoạn thuộc tứ chi người thường. Tham gia quan sát, anh đã nhìn thấy sự lan truyền ấy, cùng phương hướng của nó ở các bộ phận khác, theo kinh lạc, nhìn thấy rõ ràng lục phủ, ngũ tạng.
Những người có thể thấy được tương lai
Khả năng của con người thật vô cùng vô tận. Vượt xa những trường hợp nhìn “xuyên qua” tường gạch, qua vải đen bịt mắt, Giuna Đavitasvili (Liên Xô cũ) đã chứng minh được khả năng “nhìn” những sự vật cụ thể ở nơi cách xa mười ngàn dặm. Có những người lai có thể “thấy” được tương lai. Đây là một vấn đề khoa học đang được nhiều nhà khoa học để tâm huyết tích cực xây dựng – ngành khoa học mới nghiên cứu về hiện tượng tiên đóan tương lai. Hiện tượng tiên đóan tương lai thật đa dạng, nhiều khi chính xác một cách kỳ lạ. Có thể kể với các bạn một vài mẩu chuyện kỳ thú sau:
Năm 1957, tại Viện bảo tàng Istamboul (Thổ Nhĩ Kỳ) người ta khám phá ra nhiều bản đồ của một thuyền trưởng hải tặc tên là Piri Reis, người gốc Ai Cập, năm 1951 đã cùng vua đánh chiếm thành Mascate (Arập). Khi trở về Ai Cập, Reis bị vua Ahpacha tịch thu toàn bộ tài sản cướp bóc. Sau đó, Reis bị vua Solima (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đem xử tử. Reis để lại cho đời hai bản đồ về Hồng Hải và biển Eglée. Ngoài ra, Reis còn vẽ một bản đồ thứ 3 (từ năm 1513 đến 1525) trình bày cả tên Mallery đã khảo sát bản đồ với sự trợ giúp của Phòng Hải đồ thuộc hải quân Hoa Kỳ. Sau khi xem xét kỹ càng các bản đồ xưa này bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà chuyên môn phải nhìn nhận giá trị cổ xưa của nó và không khỏi lạ lùng vì bản đồ vẽ đúng y những bờ Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Băng Dương. Không những đúng đường nét bờ biển mà còn đúng cả địa hình bên trong đất liền của núi, đồi, thung lũng, cao nguyên. Cả những mỏm núi ngầm dưới Nam Băng Dương cũng được vẽ với đầy đủ cao độ (những mỏm núi này chỉ được khám phá năm 1952). Một chi tiết khác: Groenland được ghi trong bản đồ của Reis dưới hình thức ba hòn đảo với nhau – đúng như khám phá của một đoàn thám hiểm Pháp – Mỹ vào những năm 1960, nhờ những dụng cụ đo lòng biển tối tân. Như vậy, những bản đồ vẽ vào năm 1550 còn đúng hơn cả những bản đồ của năm 1950. Người ta cho rằng, Reis đã dựa vào những tài liệu có từ cuối thời băng thạch để vẽ là cách đây hơn một vạn năm. Phương tiện duy nhất để thảo những bản đồ loại này chỉ có thể là máy bay. Thế nhưng lúc ấy làm gì có máy bay và dụng cụ chụp ảnh? Thật kỳ lạ!
Cũng không kém phần lạ lùng, văn hào Anh Jonathan Swift trong quyển Guliver du ký, đã viết về những khám phá của các nhà thiên văn xứ Laputa như sau: “Họ bỏ ra gần trọn đời mình để quan sát thiên thể… Họ đã khám phá ra hai ngôi sao nhỏ – hai vệ tinh quay xung quanh sao Hoả, vệ tinh bên trong cách trung tâm sao Hoả một khoảng cách bằng ba lần đường kính của nó, còn khoảng cách vệ tinh bên ngoài thì bằng 5 lần đường kính sao Hoả. Vệ tinh thứ nhất bay một vòng đúng mười giờ và vệ tinh thứ hai bay một vòng đúng hai mươi giờ rưỡi”.
Lúc ấy vào năm 1726. Đoạn tả quá rõ ràng về kích thước hai vệ tinh của sao Hoả của Swift, đã làm cho Voltaire Flammarion đả kích mạnh mẽ, họ cho rằng Swift quá tưởng tượng. Phải đợi đến năm 1877 vấn đề ấy mới được tỏ rõ. Chiều ngay 11 tháng 8 năm ấy, nhà thiên văn Hall đã quay kính viễn vọng mạnh nhất của đài thiên văn Hoa Thịnh Đốn, hướng thẳng về sao Hoả (Hỏa tinh hôm đó ở vào thời kỳ gần trái đất nhất). Thế là vệ tinh Phobos được phát hiện vào 6 hôm sau đến lượt vệ tinh Demos, Hall đã đo được quỹ đạo của hai vệ tinh này. Mọi người đều kinh ngạc: chẳng những Swift đã đóan đúng kích thước và khoảng cách sao HOả bằng ba đường kính của nó, trong khi khoảng cách thật sự là 2,77 (khoảng 9.230 km); ông còn viết thời gian quay một vòng đúng 10 giờ, trong khi sự thật là 6,95 (khoảng 12.400 km) và vòng quay đúng là ba mươi giờ mười tám phút thay cho hai mươi giờ rưỡị
Ở đây, chỉ có thể giải thích nhờ trí tưởng tượng phong phú, Swift đã thấy trước được hai vệ tinh sao Hoả, nhưng độ chính xác của khoảng cách và vòng quay như đã nêu trên, thì chịu, không thể giải thích được vì sao Swift đề cập được như vậy?
Cũng vậy, Alexei Tolstoi (1883 – 1945) đã nêu được các chi tiết thuộc tính của tia laser trong quyển “Tia sáng giết người của kỹ sư Garin” trước khi tia laser được phát hiện. Hoặc trường hợp một nhà văn Tiệp Khắc, đã nhắc đến hình tượng “người máy” trong tác phẩm của mình trước khi các rô-bốt ra đời. Có lẽ họ đã nhìn thấy trước trên cơ sở óc tưởng tượng phong phú của mình và dựa vào các tiền đề khoa học kỹ thuật phát triển ở đầu thế kỷ hai mươi. Đó cũng là trường hợp nhìn thấy tương lai trước hàng thế kỷ của Jules Verne, nhà văn Pháp (1828-1905). Ông nói: “Mặc dù tôi tưởng tượng, tôi hư cấu, nhưng bao giờ tôi cũng đứng trên mảnh đất của sự thật”. Trong vòng non nửa thế kỷ qua, các tiên đóan của Jeles Verner đã trở thành hiện thực, chẳng hạn: Con người đã tổng hợp kim cương (J. Verne đã viết đến ở quyển “Sao Nam”), sản xuất tàu ngầm (qua miêu tả ở “Hai vạn dăm dưới đáy biển”), phóng vệ tinh lên mặt trăng (từ Trái đất lên Mặt trăng), lắp đặt các trạm ra đa (Đoàn thám hiểm Barsac)… Năm 1896, nhà văn Anh Mathow Philip Shiel đã cho xuất bản một quyển sách, nói về hành động tàn sát dã man hàng vạn con người của một tập thể sát nhân tại Châu Âu. Bọn này sử dụng các lò thiêu người để hủy diệt con người. Chúng có tên là đoàn SS (viết tắt của hai chữ Société de Sport) cũng là tựa đề của cuốn sách nói trên. Đó cũng chính là sự thật đau lòng xảy ra gần bốn mươi năm sau. Cuộc tàn sát dã man hàng vạn người Châu Âu của tập đoàn S.S của Hitler (Ðức quốc xã). Cuốn sách này chưa bao giờ được dịch ra tiếng Ðức và ngay thời Ðức quốc xã.
Năm 1898, nhà văn Mỹ Morgan Robertson đã đưa in cuốn tiểu thuyết hàng hải. Quyển sách nói về một chiếc tàu thủy khổng lồ – thương thuyền Titan – vượt đại dương có ba chân vịt, chở 3 ngàn hành khách. Một đêm tháng tư, trong chuyến du hành đầu tiên Titan đã đụng phải băng thạch và bị chìm. Mười bốn năm sau, ở ngoài đời, trong đêm 14 rạng ngày 15-4-1912, một thương thuyền đã gặp tai nạn và chìm trong vùng biển Bắc Ðại Tây Dương sau khi đụng phải băng thạch, thuyền ấy có tên là Titanic. Hôm ấy là chuyến du hành đầu tiên, tầu chở ba ngàn hành khách. Tàu có ba chân vịt và dài đúng bằng độ dài của chiếc tàu viết trong tiểu thuyết.
Năm 1892, các tàu thủy trên tàu tuần tiễu Araguari của Braxin vớt đượt một cái chai, trong chai có một bức thư kêu cứu: “Trên tàu Sê Hêro có nổi loạn…”. Trong thư đó, còn viết rõ toạ độ nơi tàu Sê Hêro của nước Anh đang đi tới. Tàu Araguari vội phóng nhanh tới nơi, sẵn sàng tấn công bọn cướp trên tàu Sê Hêro. Ðến nơi, quả nhiên họ găp tàu Sê Hêro, trên tàu này vừa đúng xảy ra một vụ bạo loạn, nhưng vụ bạo loạn đã bị dẹp và không có ai t rên tàu gửi đi bức thư cấp cứu nào cả.
Vậy tại sao lại có bức thư trên? Hoá ra là cách đó mười sáu năm, nhà văn G.Pacminhton đã sáng tác cuốn tiểu thuyết Sê Hêro (Anh hùng biển cả), ông bèn thả xuống biển năm ngàn cái chai đựng các trích đọan cuốn tiểu thuyết của ông, để quảng cáo. Một trong những chiếc chai này, đã rơi vào tay các thuỷ thủ tàu Araguari và họ đã gặp một con tàu Sê Hêro có thật.
Thật là sự trùng hợp thật kỳ lạ phải không các bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét