Đi chân không trên đống than hồng
Bí mật của kỳ tích này nằm ở vấn đề vật lý, chính xác là nằm ở nơi các đặc tính về nhiệt của củi đốt thành than hồng. Khi những cục than hồng này chuyển một lượng nhỏ nhiệt vào bàn chân, nhiệt độ của chúng sụt xuống rất nhanh. Nhưng lớp da dày nơi bàn chân không có cùng một chất liệu như của than hồng, nhiệt độ của da thay đổi rất ít. Do đó, khi sức nóng truyền từ than qua bàn chân, thì dù nhiệt độ của than có lên tới 7000C cũng nguội đi rất nhiều, trong khi đó chân nóng lên rất ít. Nếu việc chạm vào than xảy ra nhanh chóng, chỉ còn dưới 600C, là giới hạn bắt đầu xảy ra nguy hiểm.
Còn tâm lý có vai trò gì trong đó? Có đấy! Vì nếu bạn sợ hãi thì chân bạn sẽ rịn mồ hôi và than hồng sẽ dính vào đó… có đủ thời gian để làm nóng lên. Để đi trên than hồng mà không bị nướng chân, cần tuân thủ 2 nguyên tắc vàng: không kéo lê, không hốt hoảng. Kỷ lục về đi trên “thảm đỏ” thuộc về Antoine Bagady(60m).
Nằm trên thảm đinh
Họ đã làm như thế nào để không bị đâm thủng lưng? Lời giải thích nằm ở chỗ số lượng đinh. Thật vậy, bạn thấy có pháp sư nào ngồi trên 1 hoặc 2 cái đinh không? Không. Và đó là nguyên nhân. Ông ta phải phân đều trọng lượng cơ thể lên toàn bộ những chiếc đinh. Do đó, sức ép tác động lên mỗi đầu nhọn sẽ rất yếu, và sẽ không có nguy cơ bị đâm thủng.
Ông xơi tuốt
Một chiếc máy bay, 8 chiếc xe đạp, 7 chiếc tivi, 7 chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị, 2 chiếc giường, hàng ngàn lưỡi dao cạo râu… đó là những thứ mà Michel Lotito đã xơi từ năm 1966 đến nay.
Thủy tinh, nhựa, kim loại… bị biến thành từng mảnh vụn và được đưa vào bao tử của ông. Một khi đi qua thực quản, các thứ thực phẩm đầy sắc bén này trộn lẫn vào nhau và bất cứ khi nào cũng có thể đâm thủng dạ dày hoặc dồn cục trong ruột. Đó là chưa nói đến nguy cơ bị ngộ độc do các thứ kim loại và các chất độc chứa trong các đồ vật.
Theo những lý chứng về y học đáng tin cậy nếu cơ thể của Michel Lotito đã chịu được các thứ trên đây thì đúng là một chuyện may mắn và là một “kỳ công”.
Người ướp đá
Thanh gươm trong cổ họng
Lucky Rich đã đút một thanh gươm dài 70cm lọt thỏm vào cuống họng, xuống tới tận dạ dày (hai cạnh đã được làm hết sắc, và thường được bôi trơn bằng nước bọt hoặc dầu). Tuy nhiên, những nguời nuốt gươm đều biết rằng khó khăn lớn nhất chính là kiểm soát được phản xạ nôn ọe. Ngay cả khi đã làm chủ được kỹ thuật, thì việc thực hiện cũng không kém nguy hiểm. Một cơn ho hoặc hắt hơi không đúng lúc là tai họa xảy ra: cuống họng hoặc dạ dày sẽ bị tổn thương.
Bộ mặt không biết đau
Có thể là không đau nếu tất cả đã được chuẩn bị kỹ càng. Bởi vì sự đau đớn trước hết là công việc của đầu dây thần kinh. Các đầu dây thần kinh nhận cảm giác đau không phải có cùng số lượng ở khắp nơi, và chúng càng nhiều thì vùng da càng nhạy cảm, và ngược lại. Thế nên, chúng tập trung thật nhiều ở tủy răng, thì chúng lại rất ít trên má, và đó là nơi mà những kẻ “nghiện kim” hăng hái đâm vào. Pratesh Baruah đã đâm 36 cây kim vào bộ mặt trai trẻ của anh.
Bàn tay thép
Điều quan trọng nhất khi muốn chặt vỡ gạch chính là cú đánh nhanh và chính xác. Trong khi đó, các cục gạch lại chứa đầy lỗ, chính là điểm yếu của gạch đối với các va chạm. Hiện thời, những cú đấm mạnh nhất có thể làm vỡ đến 8 viên gạch, mỗi viên dày 30cm.
Cơ thể dẻo như bột
Andrey Lunati, nghệ sĩ uốn dẻo, có thể thu mình trong một chiếc hộp mỗi cạnh 50cm trong tư thế hai chân vắt qua đầu. Không có gì nghiêm trọng cả, chỉ là chuyện dây chằng và gân của bạn thôi, chúng là những sợi cơ giữ cho các xương và cơ bắp ở đúng chỗ nơi các khớp xương, các sợi gân và dây chằng của bạn đàn hồi hơn so với những người khác.Vấn đề ở chỗ là các khớp xương của bạn thích nghi với những động tác mà với những người khác thì không thể làm được hoặc có thể bị trật khớp.
Nhưng việc dẻo người chỉ chiếm một nửa sự thành công. Andrey Lunati, nghệ sĩ uốn dẻo giải thích: “Nửa kia chính là việc luyện tập làm gia tăng sự mềm dẻo của cơ bắp, và hằng ngày phải tập thở đúng cách. Chuyên gia yoga Condoux có thể lưu lại 6 giờ trong cái hộp trong suốt có kích thước 40×41x50cm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét