Thôi miên là một môn khoa học lâu đời, từ thời cổ xưa con người đã dùng nó để phục vụ cho cuộc sống của mình. Bác sĩ Franz Anton Mesmer (1722-1815), người Áo, được coi là người sáng lập ra thuật thôi miên hiện đại.
Ông là người đầu tiên trên thế giới, tại được thiết bị thôi miên. Anton Mesmer đã xuất phát từ sự sống trên trái đất, vì rằng vũ trụ được chứa đầy một chất lỏng vô hình – chất lỏng vũ trụ hay còn gọi là “dung dịch từ”.
Ông cho rằng chất lỏng vũ trụ có thể xuyên qua cơ thể con người và có thể điều khiển được bằng từ trường. Do đó có thể trật tự hoá dòng chất lỏng hỗn độn để điều trị thôi miên do người của “trời” tại ra và được truyền cho người bệnh qua chất lỏng vũ trụ (dung dịch từ).
Đến nay, người ta vẫn còn hoài nghi về hiện tượng từ trong cơ thể sống. Song hiện tượng này vẫn xuất hiện ở mọi thời. Đặc biệt là vui Sac-lơ đệ nhị của Anh, người trong suốt cuộc đời của mình đã điều trị cho chín mươi nghìn bệnh nhân bằng phương phát từ. Bác sĩ người Anh (1808-1859) đã tiến hành nhiều ca phẫu thuật, dùng thôi miên để gây mê. Alecxan Dôpgiencô, người lãnh đạo trung tâm gây mê của Ucraina và Trường bác sĩ toàn Liên Bang ở Ucraina đã được trao danh hiệu cao quí nhờ phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên. Ông đã dùng thôi miên chữa được những bệnh nan y trên thế giới như: bệnh nghiện rượu ở phụ nữ, nghiện ma túy, dị ứng, nói lắp, đái dầm ở trẻ em và một loạt bệnh khác.
Một buổi thôi miên kéo dài hơn ba giờ, điều trị được ba mươi người trở lên. Trong quá trình này cơ chế bảo vệ tâm lý của người bệnh được phát động. Hiểu quả chữa bệnh của Dôpgiencô và các học trò của ông đạt 90% trở lên mà không cần sự giúp đỡ của các nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần hay thuốc mê. Ngay 31-3-1989, bác sĩ nội khoa tâm lý Ạm. Ca-spi-rốp-xki, đã thực hiện thành công việc thôi miên gây tê qua cầu truyền hình, cách hàng nghìn kilômét cho bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ. Đây là một điều kỳ diệu làm xôn xao dư luận thế giới.
Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi, nhiều nhà ý học đã bắt đầu quan tâm đến hiện tượng kỳ lạ trên. Và đã thành lập “hội điều trị bằng thôi miên” gồm các chuyên gia có uy tín của Hội đã tăng lên gấp năm lần.
Thôi miên là môn khoa học của sự thư giãn thần kinh và cơ thể, giúp cá nhân một con người dễ tiếp nhận những công việc tích cực, dùng thôi miên có thể làm giảm đau cho các chấn thương và những đau đớn phiền não của phụ nữ.
Thuật thôi miên được sử dụng rộng rãi trong hai cuộc thế chiến, để làm dịu chứng loạn thần kinh của chiến sĩ. Các Hội y học Mỹ và Anh chính thức sử dụng biện pháp này vào năm 1955 và 1958. Trong quá trình bị thôi miên, tất nhiên có sự thay đổi về sinh lý học nhất định.
1. Các cơ rất dễ điều khiển.
2. Khả năng nói có thể bị hạn chế và chứng quên bắt đầu.
3. Thôi miên có thể làm cứng đờ một tay, một chân hay toàn bộ thân thể. Các pháp sư thường dùng “trò” này biểu diễn trên sân kháu. Họ có thể làm cho diễn viên nằm ngang lơ lửng hoặc nằm ngang giữa hai ghế, đầu đặt trên một ghế và chân đặt trên ghế kia.
4. Hệ thần kinh chức năng bị tác động trong quá trình thôi miên, làm cho các bộ phận cơ thể như tim, phổi và các cơ quan nội tạng khác thay đổi.
5. Các chức năng nội tiết dịch insulin, ra kinh nguyệt hay sinh ra sữa đều có thể điều khiển được.
6. Các giác quan như nhìn, nghe, nếm, ngửi hay cầm nắm có thể rất chính xác và cũng có thể không, trong quá trình thôi miên.
Thôi miên thực chất là một trạng thái đặc biệt của thần kinh, là một sự nghỉ ngơi hoàn toàn của tinh thần cũng như thể chất. Trạng thái đó được gọi là “xuất thần”.
Thôi miên còn được áp dụng rất có hiệu quả đối với hồi sức. Có hai loại thôi miên. Có thể giả định rằng chúng ta có tương tác với các quá trình tiềm thức. Một số người gọi hiện tượng thôi miên là “sự phân ly tỉnh táo”. Trường hợp này người “bị” thôi miên (hay gọi là tiềm thức của “chủ thể”) dễ dàng bị điều khiển. Họ nhìn thấy các vật không tồn tại và ngược lại, không nhìn thấy các vật đang tồn tại. Nói một cách khác là khi con người bị đắm mình trong hư ảnh thì ta có thể ám thị họ mọi điều.
Thôi miên phải chăng là giấc ngủ?
Từ “thôi miên” có gốc tiếng Hy Lạp là Hypnos có nghĩa là giấc ngủ. Nhưng thực chất thôi miên không phải trạng thái giống như giấc ngủ. Những người được thôi miên hoàn toàn có khả năng tự giác trong quá trình thí nghiệm. Những người ngủ thì không thể biết những gì xảy ra quanh họ.
Luận điểm cho rằng thôi miên giống như giấc ngủ là không có cơ sở. Điện não đồ của người được thôi miên khác điện não đồ của người đang thức. Người được thôi miên cũng có những phản xạ giống như ở trạng thái thức tỉnh. Tuy nhận biết của họ về thực tế những hạn chế bởi vì họ chỉ tập trung vào một lĩnh vực nào đó, mà không bị phân tán bởi hoàn cảnh xung quanh.
Theo giáo sư Walter Bongartz thì một đối tượng để thôi miên phải có khả năng n gồi đồng trước sự có mặt của người khác. Đây là khả năng bẩm sinh chứ không phải nhờ luyện tập mà có . Ông cho rằng thôi miên có thể so sánh với trạng thái thư duỗi sâu hoặc trạng thái người ta đạt được khi “thiền”. Một người ở trạng thái thôi miên cũng có khả năng chấp nhận những điều trái ngược hiển nhiên nhất.
Một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy: Thôi miên có tác dụng làm giảm nỗi sợ hãi của người bệnh trước phẫu thuật và làm giảm đau đớn do phẫu thuật gây nên. Thôi miên còn được áp dụng để chữa bệnh cho một số người mắc bệnh tâm thần, giúp người bệnh nhớ lại một số thử nghiệm và một số giai đoạn trong đời sống của họ (tuổi thơ ấu chẳng hạn). Trong ngành điều tra hình sự thôi miên có thể giúp các nhân viên điều tra tìm ra tội phạm. Người ta còn phát hiện ra rằng, thôi miên có tác dụng tốt trong nhiều vấn đề của phụ nữ như: Điều hoà kinh nguyệt, điều trị tốt hiện tượng nôn mửa khi thai nghén, tăng sức đề kháng của phụ nữ với bất kỳ sự đụng chạm nào thuộc sản khoa…
Những bí ẩn củ a hiện tượng thôi miên vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Giáo sư Wlater Bongartz cho rằng: Thôi miên không có ảnh hưởng tới bất cứ một nguyên tắc luân lý nào trong cuộc sống của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét