Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhứt: Chánh Niệm
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: ThưThái
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Định
1.Ngay Trong Kiếp Sống Này (Sadadaw U Pandita) - Giới Luật Căn Bản và Hướng Dẫn Cách Hành Thiền
3. Ngay Trong Kiếp Sống Này (Sadadaw U Pandita) - Mười Ðạo Binh Ma
4. Ngay Trong Kiếp Sống Này (Sadadaw U Pandita) - Bảy Pháp Trợ Bồ Ðề
5. Ngay Trong Kiếp Sống Này (Sadadaw U Pandita) - Các Tầng Thiền Minh Sát
6. Ngay Trong Kiếp Sống Này - Sadadaw U - Niết Bàn
7. Ngay Trong Kiếp Sống Này (Sadadaw U Pandita) - Bảy Pháp Trợ Bồ Đề Chướng Ngại và Pháp Đối Trị Tóm Lược Cách Trình Pháp
Trở Thành Một Vị Thánh
Không phải nhìn trời mà đắc đạo, cũng không phải đọc sách hay nghiên cứu kinh điển mà thành đạo. Không phải suy nghĩ, không phải mong ước mà sự giác ngộ sẽ bùng vỡ trong tâm bạn. Có những điều kiện cần thiết để đưa đến giác ngộ, tiếng Pali gọi là bojjhanga , hay những yếu tố giác ngộ. Có tất cả bảy yếu tố.
Chữ bojjhanga nguyên từ hai chữ bodhi, có nghĩa là giác ngộ hay người giác ngộ, và anga là yếu tố, nguyên nhân. Như vậy, bojjhanga có nghĩa là nguyên nhân đưa đến sự giác ngộ. Một nghĩa khác của chữ bojjhanga căn cứ trên một trong hai nghĩa của gốc chữ Pali trên. Căn cứ trên gốc chữ bodhi, thì bojjhanga có nghĩa là sự hiểu biết hay thấy bốn chân lý Tứ Diệu Ðế : chân lý của sự khổ và bất toại nguyện, chân lý về nguyên nhân của sự khổ và bất toại nguyện, chân lý về sự chấm dứt khổ và chân lý về con đường đưa đến sự chấm dứt khổ hay bát chánh đạo. Căn cứ trên gốc chữ anga, thì bojjhanga có nghĩa là một phần đặc biệt của trí tuệ thấy rõ Tứ Diệu Ðế .
Mọi thiền sinh đều hiểu Tứ Diệu Ðế ở một mức độ nào đó, nhưng hiểu biết thật sự bốn chân lý này đòi hỏi một thời điểm chuyển biến đặc biệt của tâm, gọi là đạo tâm. Ðó là một trong những điểm trí tuệ cao nhất của Thiền Minh Sát bao gồm kinh nghiệm Niết Bàn. Một khi thiền sinh có được kinh nghiệm này thì sẽ hiểu sâu xa Tứ Diệu Ðế, và như thế có nghĩa là thiền sinh này đã có bảy pháp trợ bồ đề. Thiền sinh này bấy giờ được gọi là Thánh. Như vậy, bảy pháp trợ bồ đề hay những yếu tố giác ngộ là một phần hay những đặc tính của một vị thánh. Ðôi khi bảy yếu tố giác ngộ còn được gọi là sambojjhanga. Tiếp đầu ngữ sam- có nghĩa là đầy, hoàn hảo, đúng, có sự thật. Tiếp đầu ngữ này chỉ là sự xưng tụng, hay nhấn mạnh, chứ không thêm vào điều gì chủ yếu hay quyết định làm cho nghĩa khác đi.
Bảy pháp trợ bồ đề hay bảy đức tính của một vị thánh nhân là: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỉ, thư thái, định và xả (sati, dhamma vicaya, viriya, piti, passaddhi, samadhi, upekkha). Bảy yếu tố này có thể tìm thấy trong mọi giai đoạn khi hành thiền minh sát. Nhưng chúng ta có thể nói rằng bảy yếu tố giác ngộ sẽ rất rõ ràng ở vào lúc thiền sinh bắt đầu thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng.
Làm thế nào để phát triển những yếu tố này? Muốn phát triển những yếu tố này phải hành thiền minh sát. Ðức Phật dạy, "Này chư tỳ khưu, nếu Tứ Niệm Xứ được thực hành với nỗ lực, tinh tấn và chuyên cần, chăm chỉ thì bảy pháp trợ bồ đề sẽ tự động phát triển trọn vẹn ".
Hành Tứ Niệm Xứ không có nghĩa là nghiên cứu, suy nghĩ, nghe những bài giảng hay bàn luận về Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ hay bốn pháp chánh niệm này cần phải được thực hành bằng cách quán sát chánh niệm một cách trực tiếp theo bốn phương pháp: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp.
Niệm thân là niệm trên các chuyển biến hay các cảm giác của thân. Niệm thọ là niệm trên các cảm giác khổ thọ, lạc thọ và vô ký thọ. Niệm tâm là chánh niệm trên tâm và tư tưởng. Niệm pháp là chánh niệm trên các đối tượng khác của tâm: thấy, nghe, nếm, v.v...Ðức Phật dạy thêm rằng thiền sinh phải kiên trì chánh niệm và thực hành liên tục không gián đoạn. Cách hành thiền của Ngài Mahasi nhằm phát triển trọn vẹn bảy yếu tố giác ngộ và cuối cùng kinh nghiệm thánh đạo tâm theo đúng lời dạy của Ðức Phật.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhứt: Chánh Niệm
Chánh niệm được dịch từ tiếng Pali là Sati. Tuy nhiên phải hiểu danh từ này với nghĩa tích cực hơn. Chánh niệm phải được hiểu theo nghĩa là tâm tiến đến đối tượng và bao phủ đối tượng toàn diện, xuyên thấu vào trong đối tượng không thiếu sót một phần nào. Như vậy Sati phải được hiểu là: sức mạnh quán sát. Nhưng ở đây, để giản dị ta tiếp tục dùng chữ Chánh Niệm với nghĩa năng động của nó để dịch chữ sati. Chúng ta sẽ có một ý niệm rõ ràng hơn khi quán sát ba khía cạnh của chánh niệm: Ðặc Tính, Chức Năng và Sự Biểu Lộ. Trong vi diệu pháp đã miêu tả các khía cạnh này như sau:
Không Hời Hợt Bề Mặt
Ðặc tính của chánh niệm là không hời hợt bề mặt, có nghĩa là chánh niệm phải xuyên suốt và thâm sâu. Nếu ném một nút chai điền điển xuống dòng nước, nút chai sẽ nhấp nhô và nổi trôi theo dòng nước. Nếu ném xuống nước một hòn đá, hòn đá sẽ chìm xuống đáy dòng. Cũng vậy, chánh niệm sẽ đưa tâm chìm sâu vào đối tượng mà không phơn phớt trên bề mặt của nó.
Khi hành thiền, bạn lấy sự chuyển động của bụng làm đề mục theo dõi. Bạn cố gắng tập trung tâm ý dán sát vào đề mục để tâm không trượt khỏi đề mục và chìm sâu vào tiến trình chuyển động của bụng. Khi tâm xuyên suốt tiến trình này, bạn sẽ hiểu được bản chất thực sự của sự căng thẳng, sức ép, chuyển động, v.v...
Giữ Ðối Tượng Trong Tầm Quán Sát của Mình
Chức năng của chánh niệm là giữ đối tượng luôn luôn ở trong tầm quán sát của mình. Không quên, cũng không để tâm trượt ra ngoài đối tượng. Khi chánh niệm có mặt thì đối tượng xuất hiện sẽ được ghi nhận không bị quên hay bỏ sót. Muốn tránh sự theo dõi hời hợt bề mặt và để cho đối tượng được quán sát một cách kỹ càng, chúng ta phải hiểu và thực hành khía cạnh thứ ba của chánh niệm, đó là yếu tố hiển bày. Khi Yếu Tố Hiển Bày được phát triển sẽ kéo theo hai yếu tố trên, đặc tính và chức năng. Sự hiển bày chính của chánh niệm là tâm trực diện với đề mục, mặt đối mặt với đề mục.
Ðối Diện với Ðề Mục
Giống như bạn đang đi trên đường dài gặp một khách bộ hành đi ngược chiều về hướng bạn. Khi bạn hành thiền, tâm phải đối diện với đề mục một cách như vậy. Chỉ khi bạn đối diện trực tiếp với đề mục thì chánh niệm mới thực sự phát sinh. Người ta bảo khuôn mặt biểu lộ tánh tình. Nếu bạn tin như vậy và bạn muốn xét xem một người nào, bạn phải cẩn thận xem xét kỹ gương mặt của họ, sau đó bạn mới có thể phán đoán về họ. Nếu bạn có thể xem xét gương mặt của họ một cách cẩn thận và không bị các phần khác của cơ thể họ làm bạn phân tâm, thì bạn mới có thể xét đoán một cách chính xác.
Trong khi hành thiền, bạn cũng phải áp dụng phương pháp tương tự -- nếu sắc bén hơn thì càng tốt -- để theo dõi đối tượng quán sát. Chỉ khi nào bạn nhìn một cách kỹ càng tinh tế thì bạn mới có thể hiểu được bản chất thực sự của đối tuợng.
Khi nhìn khuôn mặt ai lần đầu, bạn chỉ nhìn thoáng qua, nhìn một cách tổng quát. Nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rõ những chi tiết như lông mày, mắt, môi, v.v...Cũng vậy, khi theo dõi chuyển động của bụng, lúc đầu, bạn nhìn một cách tổng quát các tiến trình của chúng. Ban đầu bạn chỉ đưa tâm đối diện với sự phồng xẹp. Về sau bạn nhìn kỹ càng hơn, và những chi tiết sẽ tự nó hiển bày mà không cần đến sự cố gắng của bạn. Bạn sẽ ghi nhận những cảm giác khác nhau sinh rồi diệt, như sự căng thẳng, áp lực, nóng lạnh, chuyển động, v.v...
Khi thiền sinh liên tục đối mặt với đề mục, sự tinh tấn của thiền sinh sẽ trổ quả. Chánh niệm sẽ trở nên tích cực hơn và gắn chặt hơn vào đối tượng quán sát, không bị bỏ sót, không lãng quên, không lơ là phớt qua. Lúc tâm chánh niệm như thế thì phiền não không thể nào xen vào được. Nếu chánh niệm được duy trì một thời gian dài, thiền sinh sẽ khám phá ra một sự trong sáng kỳ diệu của tâm, bởi vì phiền não đã vắng bóng.
Bảo vệ tâm khỏi bị phiền não tấn công là khía cạnh thứ hai của sự biểu hiện chánh niệm. Khi chánh niệm kiên trì và liên tục tích cực thì trí tuệ sẽ phát sinh, và thiền sinh sẽ thấy rõ bản chất của thân và tâm. Không những thiền sinh thấy được sự sinh diệt của cảm giác mà còn thấy rõ những đặc tính riêng biệt của vô vàn hiện tượng danh sắc diễn ra bên trong.
Thấy Tứ Diệu Ðế
1. Thiền sinh có thể thấy trực tiếp là các hiện tượng danh và sắc, hay thân và tâm, đều đau khổ. Ðó là thiền sinh đã thấy được chân lý thứ nhất.
Khi thấy rõ chân lý thứ nhất thì sẽ thấy rõ ba chân lý sau. Ðiều này được ghi rõ trong kinh điển và chúng ta có thể kiểm chứng qua kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta.
2. Bởi vì có chánh niệm vào lúc các hiện tượng danh sắc xảy ra nên trong lúc ấy không có tham ái. Khi tham ái vắng mặt thì chân lý thứ hai sẽ hiển bày. Tham ái là gốc của đau khổ. Khi tham ái vắng bóng thì gốc của đau khổ sẽ tan biến.
3. Chân lý thứ ba là sự chấm dứt đau khổ sẽ được thấy rõ khi si mê và các phiền não khác đều dừng nghỉ và biến mất. Khi chánh niệm hay trí tuệ có mặt, thiền sinh sẽ thấy tất cả sự vật đều xảy ra tạm thời, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.
4. Thấy chân lý thứ tư liên quan đến sự phát triển bát chánh đạo. Sự phát triển này xảy ra cùng một lúc ở mỗi thời điểm chánh niệm. (Xem tiếp chương Chiếc Xe Ðưa Ðến Niết Bàn).
Bởi vậy, trong một phương diện nào đó, chúng ta có thể nói rằng Tứ Diệu Ðế được thấy rõ khi chánh niệm và trí tuệ có mặt. Ðiều này đưa chúng ta trở về với hai định nghĩa trên của bảy pháp trợ bồ đề. Chánh niệm là một phần của tâm chứa đựng trí tuệ quán thấu chân tướng của sự vật. Nó là một phần của trí tuệ giác ngộ. Nó có mặt trong tâm của người hiểu rõ Tứ Diệu Ðế . Thế nên nó được gọi là yếu tố của giác ngộ, một giác chi.
Chánh Niệm Là Nguyên Nhân của Chánh Niệm
Nguyên nhân đầu tiên của chánh niệm không gì khác hơn là sự chánh niệm. Có hai loại chánh niệm: Chánh niệm của người mới hành thiền thì yếu, và chánh niệm của người có nhiều kinh nghiệm hành thiền thì mạnh mẽ hơn. Chính sự chánh niệm mạnh mẽ này giúp đạo quả phát sinh. Thật vậy, phát triển chánh niệm là tạo nên một cái trớn, giây phút chánh niệm đầu tiên tạo nên giây phút chánh niệm tiếp theo.
Bốn Yếu Tố Ðể Phát Triển Chánh Niệm
Chú giải đề cập đến bốn yếu tố giúp cho chánh niệm phát triển và trở nên mạnh mẽ cho đến khi nó xứng đáng được mang danh hiệu là trợ bồ đề.
- Chánh Niệm và Giác Tỉnh
Chữ giác tỉnh ở đây có nghĩa là chính xác, trọn vẹn, dùng mọi năng lực của tâm để quán sát. Bạn phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh (ghi nhớ và biết mình) trong khi theo dõi ghi nhận đề mục chính là sự chuyển động của bụng và các đề mục khác như đau nhức, nghe, suy nghĩ v.v... Trong khi đi, đứng hay làm các tác động khác như co duỗi tay, ngẩng đầu, cúi đầu, quay trước, quay sau...bạn cũng phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh. - Tránh Người Không Chánh Niệm
Nếu bạn để hết tâm vào việc thực hành chánh niệm, nhưng có người không chánh niệm đến nói chuyện quấy rầy bạn. Thử nghĩ xem, sự chánh niệm của bạn sẽ bị tan biến mau lẹ đến chừng nào. - Thân Cận Người Chánh Niệm
Người chánh niệm sẽ giúp bạn có sự khích lệ lớn lao. Thân cận với họ, trong một hoàn cảnh có thể giữ được chánh niệm, sẽ giúp bạn phát triển và đào sâu chánh niệm. - Hướng Tâm Vào Sự Chánh Niệm
Hướng tâm vào sự chánh niệm có nghĩa là đặt chánh niệm lên hàng đầu, ưu tiên cho chánh niệm, luôn luôn nhắc nhở tâm trở về với chánh niệm trong mọi lúc. Ðiều này rất quan trọng, tạo nên thói quen không lơ là đãng trí hay quên. Bạn nên cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt. Tránh mọi hoạt động không đưa đến chánh niệm sâu xa.
Là một thiền sinh, bạn chỉ có một việc để làm, đó là luôn luôn chánh niệm về những gì đang xảy ra trong hiện tại. Trong một khoá thiền tích cực, bạn phải xếp qua một bên mọi tương quan với xã hội bên ngoài. Không viết hay đọc, ngay cả đọc kinh điển. Lúc ăn nên thận trọng không rơi vào những thói quen thất niệm trước đây. Hãy xét xem thử thời gian, địa điểm và số lượng thực phẩm bạn ăn có thích nghi cho việc chánh niệm không. Nếu không thì hãy điều chỉnh.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp
Tâm ta đầy mê mờ tăm tối bao phủ, nhưng khi trí tuệ sinh khởi thì ánh sáng đến. Mê mờ và tăm tối biến mất. Ánh sáng làm hiển lộ các hiện tượng danh sắc, giúp tâm có thể thấy chúng một cách rõ ràng. Cũng như khi đi vào phòng tối nếu có được một cây đèn bấm, thì ta sẽ thấy được những gì trong phòng.
Trạch Pháp trong Thiền Minh Sát không có nghĩa là tìm tòi, nghiên cứu, hay suy nghĩ thẩm định, tuyển lựa, v.v..., mà có nghĩa là trực giác, một sự nhận biết bằng trí tuệ để phân biệt mọi đặc tính của các hiện tượng. Chữ trạch pháp được dịch từ danh từ Pali "vicaya" còn có nghĩa là trí tuệ thấu triệt và sáng suốt. Khi vicaya có mặt thì trạch pháp và trí tuệ cùng hiện khởi.
Trạch pháp là thấy các pháp; ở đây là thấy các hiện tượng của thân và tâm, thấy luật điều hành các hiện tượng đó, thấy những đặc tính riêng, cũng như những đặc tính chung của các đối tượng. (Ðặc tính riêng của sắc là tứ đại, đặc tính của đất, nước, gió, lửa. Ðặc tính riêng của danh là nhận biết. Ðặc tánh chung của danh và sắc là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã, hay không có bản chất.) Ðây là hai đặc tính mà thiền sinh phải kinh nghiệm trong khi hành thiền.
Thấy Rõ Bản Chất Các Pháp
Tính chất của trạch pháp là khả năng hiểu biết phát sinh từ sự thấy rõ bản chất thực sự của các pháp mà không qua sự suy nghĩ.
Loại Trừ Ðen Tối
Trạch pháp có công năng loại trừ hắc ám. Khi vicaya có mặt, chánh niệm được thắp sáng, đề mục quán sát được thấy rõ, tâm có thể nhận thức được những đặc tính và suốt thấu được bản chất của đối tượng.
Ở một mức độ cao hơn, trí tuệ có công năng loại trừ mọi bóng tối che lấp, giúp tâm xuyên suốt Niết Bàn.
Vậy trạch pháp là một yếu tố quan trọng trong việc hành thiền. Khi trạch pháp yếu đuối hay vắng mặt thì ta sẽ gặp khó khăn.
Phá Tan Bối Rối Phân Vân
Khi bước chân vào một căn phòng tối tăm, bạn sẽ thấy bối rối, phân vân. Bạn có thể tự nghĩ: "Coi chừng lại đạp lên vật gì. Lò dò như vầy, không khéo lại giập ống quyển, va đầu vào tường như chơi". Tâm ta bối rối hỗn loạn vì không biết trong phòng có vật gì và chúng nằm ở đâu. Cũng vậy, khi trạch pháp có mặt thì tâm ta không ở trong tình trạnh bối rối hoang mang, đầy do dự và hoài nghi: "Có người hay không có người? Có tự ngã hay không có tự ngã? Ta là một cá thể hay không phải là một cá thể? Có linh hồn hay không có linh hồn? Có tinh thần hay không có tinh thần?".
Bạn cũng có thể có những nghi ngờ như vậy. Có thể bạn nghi ngờ về vô thường, khổ và vô ngã: "Bạn có chắc rằng mọi vật đều vô thường không? Có thể có vài thứ không hoàn toàn khổ như những thứ khác. Có thể có một cái ta mà ta chưa tìm ra cũng không chừng". Bạn có thể nghĩ rằng Niết Bàn chẳng qua là một chuyện thần tiên mà thiền sư tưởng tượng ra chứ không có thật.
Sự biểu hiện của trạch pháp là xóa tan mọi bối rối hoang mang. Khi trạch pháp có mặt thì mọi vật đều sáng sủa, và tâm có thể thấy rõ ràng những gì đang có mặt. Khi thấy rõ bản chất của các hiện tượng tâm vật lý, bạn sẽ không còn lo lắng phải va vào tường. Vô thường, khổ não, vô ngã sẽ được bạn thấy một cách rõ ràng. Cuối cùng bạn sẽ chứng ngộ Niết Bàn và không còn chút hoài nghi nào nữa.
Chân Ðế
Trạch pháp làm biểu lộ các đặc tướng của chân đế hay sự thật tuyệt đối (paramattha), nghĩa là hiểu biết đối tượng một cách trực tiếp không qua tục đế hay khái niệm. Có ba loại chân đế: hiện tượng vật chất, hiện tượng tâm, và Niết Bàn.
Hiện tượng vật chất bao gồm bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Mỗi yếu tố có những đặc tính riêng biệt và sẵn có trong đó. Chúng ta trực nhận được những yếu tố này ngay chính trong thân thể của chúng ta.
Yếu tố đất, hay địa đại, mang đặc tính cứng. Yếu tố nước, hay thủy đại, mang đặc tính lỏng, hay dính hút. Yếu tố lửa, hay hỏa đại, là nhiệt độ nóng, lạnh. Yếu tố gió, hay phong đại, là sự kéo, căng, cơ động, hay di chuyển.
Hiện tượng tâm cũng có những đặc tính riêng. Chẳng hạn tâm hay thức có đặc tính nhận biết đối tượng và các tâm sở mang những đặc tính khác, chẳng hạn tâm sở xúc có đặc tính xúc chạm, tâm sở thọ có đặc tính vui buồn...
Bây giờ hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Khi bạn chú tâm chánh niệm vào chuyển động, bạn sẽ thấy những cảm giác bên trong như là căng thẳng, kéo, dãn, sức ép, chuyển động, đó là những biểu hiện của yếu tố gió. Bạn cũng có thể thấy lạnh hay nóng, đó là yếu tố lửa. Bạn có thể thấy cứng hay mềm đó là yếu tố đất. Bạn có thể thấy lỏng hay dính hút đó là nước. Những cảm giác này là đối tượng của tâm. Chúng là các pháp mà bạn quán sát. Nếu bạn nhận biết một cách trực tiếp và bạn chánh niệm cảm giác một cách đặc biệt thì bạn có thể nói rằng trạch pháp đang có mặt trong bạn.
Trạch pháp cũng có thể nhận biết được những khía cạnh khác của pháp. Khi bạn nhận biết được chuyển động phồng xẹp, bạn có thể ngẫu nhiên ghi nhận rằng có hai hiện tượng khác nhau đang xảy ra. Một bên là hiện tượng vật chất, cảm giác căng cứng và chuyển động. Một bên là sự ý thức, đó là tâm ghi nhận, nhận biết đề mục. Ðó là sự hiểu biết, xuyên thấu vào bản chất của sự vật.
Khi bạn tiếp tục hành thiền, một loại trí tuệ khác sẽ hiện khởi. Bạn sẽ thấy rằng tất cả các pháp đều mang đặc tính vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Yếu tố trạch pháp sẽ giúp bạn nhìn thấy bản chất của thế gian qua các đối tượng thân và tâm. Khi trí tuệ nhận biết vô thường, bất toại nguyện và vô ngã chín muồi thì bạn sẽ có đủ khả năng để chứng nghiệm Niết Bàn. Trong trường hợp này, trạch pháp cũng còn nghĩa là thấy rõ Niết Bàn.
Niết Bàn có đặc tính xuất thế, khác hẳn các đặc tính và hiện tượng thông thường. Vì vậy, không thể dùng ngôn ngữ thế tục để diễn đạt. Tuy nhiên, có thể hiểu Niết Bàn là thường, vĩnh viễn, không đau khổ, an lạc và hạnh phúc. Giống như các đối tượng khác, Niết Bàn được gọi là vô ngã, nhưng bản chất vô ngã của Niết Bàn khác hẳn với vô ngã của các hiện tượng thông thường, vì vô ngã của Niết Bàn không có đau khổ và vô thường, mà chỉ có an lạc và trường cửu.
Khi tâm xuyên thấu Niết Bàn, nhờ trạch pháp, ta sẽ thấy các đặc tính của Niết Bàn một cách rõ ràng. Trạch pháp hiểu rõ bằng trí tuệ các pháp đã đưa chúng ta đến Niết Bàn, và bấy giờ, cho chúng ta thấy Niết Bàn một cách rõ ràng.
Trí Tuệ Tự Phát Là Nguyên Nhân của Trạch Pháp
Theo Ðức Phật, chỉ có một nguyên nhân duy nhất giúp phát sinh trạch pháp, đó là trí tuệ tự phát, sự hiểu biết trực tiếp. Muốn có được trí tuệ này, bạn phải tích cực chánh niệm. Bạn phải ý thức một cách thông suốt bằng chánh niệm những gì đang xảy ra, rồi tâm sẽ có trí tuệ để thấu suốt bản chất của các hiện tượng. Sự hoàn thành này đòi hỏi phải có sự chú tâm sáng suốt, sự chú tâm thích hợp. Khi tâm hướng về đối tượng một cách chánh niệm, bạn sẽ có trí tuệ đầu tiên, hay tri kiến trực tiếp. Khi yếu tố trạch pháp phát sinh, thì trí tuệ sẽ đương nhiên và tuần tự nối chân theo như một học sinh tuần tự học bậc tiểu học, trung học, rồi lên đại học và cuối cùng, tốt nghiệp.
Bảy Cách Khác Ðể Phát Triển Trạch Pháp
Chú giải có nói lên bảy cách để giúp cho trạch pháp phát triển.
1. Ðặt Câu Hỏi
Ðó là đặt câu hỏi liên quan đến giáo pháp và việc hành thiền. Ðiều này có nghĩa là tìm một người hiểu biết giáo pháp để nói chuyện và học hỏi. Những người Tây phương rất dễ dàng hoàn tất điều kiện đòi hỏi đầu tiên này. Ðây là một đức tính tốt giúp cho trí tuệ phát triển.
2. Sạch Sẽ
Sạch sẽ ở đây là sạch sẽ bên trong và sạch sẽ bên ngoài, tức là sạch sẽ chính cơ thể mình và những gì quanh mình. Sạch sẽ bên trong, hay sạch sẽ thân, là phải năng tắm rửa, đầu tóc gọn gàng, móng tay móng chân cắt ngắn và đừng để bị bón uất. Sạch sẽ bên ngoài là ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng; phòng ốc thứ tự, gọn gàng và sạch sẽ. Ðiều này giúp cho tâm trong sáng. Khi mắt nhìn thấy bụi bặm và sự hỗn loạn thiếu ngăn nắp, thì sự bối rối hỗn loạn cũng phát sanh theo. Nhưng khi mọi điều kiện và hoàn cảnh chung quanh đều gọn gàng, tươm tất, thì tâm sẽ trong sáng. Một tâm trong sáng là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển trí tuệ.
3. Quân Bình Tâm
Quân bình ngũ căn đã được đề cập ở phần trước. Tín, tấn, niệm, định, huệ phải được phát triển hài hoà. Tín quân bình với huệ, tinh tấn quân bình với định. Việc hành thiền tùy thuộc vào sự quân bình các lực hỗ tương này.
Nếu đức tin mạnh hơn trí tuệ thì sẽ thành cả tin. Bất cứ cái gì cũng tin được, hoặc sẽ bị lôi cuốn bởi những tư tưởng quá sùng tín, quá mộ đạo. Ðức tin rất cần thiết nhưng phải biết quân bình với trí tuệ. Nếu không thì đức tin sẽ trở thành một trở ngại.
Mặt khác, nếu trí tuệ hay sự thông thái quá trội sẽ khiến tâm vọng động, suy nghĩ, đánh giá. Nhiều lúc sẽ đưa đến hậu quả là thiền sinh sẽ tự lừa dối mình bằng nhiều cách.
Nếu tinh tấn quá trội, thiền sinh sẽ quá thích thú và hăng say thực hành. Khi quá hăng say thì tâm sẽ giao động bất an, không thể an trụ trên đề mục quán sát. Khi tâm trượt khỏi đề mục, vọng động tán loạn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu.
Nếu định nhiều quá lại có thể dẫn đến làm biếng và dã dượi buồn ngủ. Khi tâm trở nên tĩnh lặng và dường như dễ dàng an trụ trên đề mục không rời thì thiền sinh bắt đầu muốn nghỉ ngơi và buông lỏng; lúc đó dã dượi buồn ngủ sẽ sớm bước chân vào.
Quân bình ngũ lực là một điều quan trọng thiết yếu mà thiền sư phải biết thấu đáo để hướng dẫn thiền sinh. Phương pháp căn bản nhất để quân bình và tái lập lại sự quân bình là tăng cường sức mạnh cho những lực còn lại, đó là chánh niệm.
4 & 5. Tránh Người Thiểu Trí, Thân Cận Bậc Thiện Trí
Yếu tố thứ tư và năm hỗ trợ cho trạch pháp giác chi là tránh xa người thiểu trí và thân cận bậc thiện trí. Thế nào là một bậc thiện trí? Thiện trí thức có thể là người học hỏi và thông hiểu kinh điển, cũng có thể là người có tâm trí sáng suốt, hiểu điều phải lẽ trái. Nếu thân cận với những người này, sự hiểu biết về lý thuyết của bạn sẽ gia tăng, và bạn sẽ có thể vun bồi cho mình một thái độ tri thức tốt đẹp. Nhưng có một loại thiện trí thức khác có thể đem lại sự hiểu biết và thông thái cho bạn ngoài phạm vi sách vở, đó là người ít nhất đã đạt được tuệ sinh diệt trong thiền minh sát. Ðó là tuệ thấy được sự sinh diệt của mọi hiện tượng giới. Một người chưa đạt được tuệ này không thể dạy thiền cho người khác được, bởi vì khi thân cận với họ, thiền sinh không thể được khích lệ để phát sanh trạch pháp giác chi.
6. Suy Tư Ðến Những Chân Lý Thâm Sâu
Ðiều hướng dẫn này, mới nghe, dường như đi ngược hẳn với phương pháp hành thiền, vì hành thiền là quán sát các hiện tượng danh sắc không qua suy nghĩ hay lý luận. Ðiều căn bản của sự suy tư ở đây là suy tư đến bản chất của các hiện tượng thân tâm dưới ánh sáng của minh sát như: ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), suy tư về các yếu tố và đặc tính của ngũ uẩn dưới khía cạnh phi nhân tính của chúng, nghĩa là chỉ có ngũ uẩn mà không có người, có ta trong đó.
7. Phải Hoàn Toàn Chú Tâm Vào Việc Phát Triển Trạch Pháp.
Yếu tố hỗ trợ quan trọng cuối cùng làm phát sanh trạch pháp là hoàn toàn dấn thân vào việc phát triển trạch pháp giác chi. Luôn luôn đem hết tâm trí mình vào việc phát triển trạch pháp và trí tuệ trực tiếp. Nhớ một điều là chẳng cần phải lý luận hay dùng trí thông minh của mình để chia chẻ hay phân tích kinh nghiệm của mình. Chỉ cần chăm chỉ hành thiền để gặt hái kinh nghiệm mới mẻ của thân và tâm.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Dũng Cảm Tinh Tấn
Tinh tấn là năng lực kiên trì, liên tục hướng tâm vào đối tượng quán sát. Tinh tấn, hay viriya, được định nghĩa là viranam bhavo, "đặc tính của người hùng". Ðiều này giúp ta hiểu được ý vị và đặc tính của việc hành thiền của chúng ta, hàm ý rằng, ta phải dũng cảm và tinh tấn trong khi hành thiền.
Người chăm chỉ và chịu khó sẽ có khả năng làm được những việc kỳ diệu. Người dũng cảm tinh tấn sẽ dấn bước vào khó khăn với tinh thần vô úy. Chú giải cho rằng đặc tính của tinh tấn là sự kiên trì chịu đựng khi đương đầu với khổ đau và khó khăn. Tinh tấn là khả năng để thấy kết quả không ngại gian nguy, không sợ khó khăn.
Thiền sinh phải kiên nhẫn chấp nhận những khó khăn xảy đến ngay lúc bắt đầu hành thiền. Khi đến trường thiền, bạn để lại sau lưng mọi lạc thú quen thuộc, mọi sở thích thường ngày. Bạn phải ngủ ít lại và nằm trên một tấm đệm khiêm nhường trong một cái cốc nhỏ hẹp. Lúc thức dậy, bạn phải tập ngồi xếp bằng bất động nhiều giờ trong ngày. Một điều khó khăn cực kỳ đối với bạn, là trong lúc hành thiền phải đương đầu với một con tâm bất mãn, vọng động, không chịu ở yên trên đề mục mà chỉ muốn đi lang bạt mọi nơi, nhất là hay hướng về những gì tốt đẹp, ưa thích tại nhà mình.
Mỗi khi bạn bắt tay vào việc hành thiền, thì dường như lúc ấy bạn cảm thấy cơ thể mình căng thẳng khó chịu hay bị cơn đau hoành hành. Bạn cố gắng ngồi xếp bằng cho được một tiếng trong tĩnh lặng, nhưng mới ngồi được chừng mươi lăm phút, một con muỗi đến quấy rầy bạn, cổ bạn bị cứng, chân bạn bị tê, bạn bắt đầu muốn nổi quạu. Bạn muốn sống một đời sống tiện nghi sung túc, cơ thể bạn được nuông chiều, tâng tiu và đối xử dễ dãi. Bạn luôn luôn thay đổi tư thế mỗi khi cảm thấy một chút khó chịu nhỏ xíu phát sinh. Bây giờ, than ôi, cơ thể phải chịu muôn vàn đau khổ. Bạn bị hành hạ đủ điều, và vì cơ thể đau khổ nên khiến bạn đau khổ theo.
Cảm giác khó chịu có sức mạnh và khả năng kỳ lạ làm cho tâm bạn mệt mỏi và tàn tạ. Ý muốn đầu hàng luôn luôn cám dỗ bạn. Tâm bạn suy nghĩ mông lung: "Ta chỉ cần trở chân một chút thì sẽ được định tâm ngay". Thế là chẳng bao lâu bạn chịu đầu hàng.
Kiên Nhẫn Chịu Ðựng
Bạn cần phải dũng cảm tinh tấn, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn. Nếu bạn gia tăng tinh tấn, tâm bạn sẽ có đủ sức mạnh để chịu đựng với đau nhức, khó chịu, mỏi mệt một cách kiên nhẫn và can đảm. Tinh tấn có khả năng làm cho tâm tươi mát và giữ tâm mạnh mẽ, dầu cho có gặp những hoàn cảnh khó khăn.
Có hai cách để gia tăng năng lực. Một là tự khích lệ mình. Hai là nhờ một người bạn hay một vị thầy giúp đỡ. Chỉ cần thêm một ít năng lực là tâm bạn sẽ trở nên mạnh mẽ.
Hỗ Trợ Cho Tâm Mệt Mỏi
Các nhà chú giải nói rằng, tinh tấn có chức năng hỗ trợ. Nó nâng đỡ tâm khi tâm lụn bại vì sự đau nhức. Giống như những cây cột nhà to lớn nâng đỡ khiến cho căn nhà được vững chải trong gió mưa bão táp, sự dũng mãnh tinh tấn giúp cho thiền sinh tiếp tục hành thiền với một tinh thần hăng say và tươi mát, vượt qua mọi sự đau nhức khó khăn. Bạn sẽ tự mình kinh nghiệm lợi ích lớn lao của tâm dũng cảm tinh tấn này.
Thiền sinh bị đau khổ vì bệnh kinh niên có thể gặp một vài khó khăn trong lúc hành thiền. Phải đương đầu với sự đau nhiều lần khiến năng lực của cơ thể và tâm trí suy mòn, uể oải và chán nản. Bởi thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những thiền sinh đau yếu vào trình pháp với tâm trạng thất vọng, chán nản. Thiền sinh cảm thấy mình chẳng tiến bộ và cứ gặp chướng ngại mãi. Mọi cố gắng đều như vô vọng. Thế rồi một số tư tưởng yếu đuối đến với họ. Họ muốn chịu thua; họ muốn bỏ khoá thiền hay ngưng hành thiền một thời gian. Ðôi lúc, qua một vài lời khuyến khích, tôi có thể giải quyết được tình trạng khó khăn này của thiền sinh để giúp họ tự tin và tiếp tục hành thiền, và độ một vài ngày sau, họ trở lại trạng thái bình thường và hăng say hành thiền như trước.
Ðiều quan trọng trong lúc hành thiền là có được sự khuyến khích hay khích lệ. Sự khuyến khích và khích lệ này không phải chỉ thuần là sự tự khích lệ, tự khuyến khích, mà còn phải có sự hỗ trợ của một người bạn đạo hay một vị thầy. Những người này sẽ khích lệ bạn tiến bước khi bạn bị chùn bước, sẽ nâng đỡ bạn khi bạn vấp ngã.
Tâm Dũng Cảm: Câu Chuyện Tỳ Khưu Ni Citta
Tinh tấn được biểu hiện qua lòng dũng cảm kiên trì. Câu chuyện của vị tỳ khưu ni Citta sau đây biểu lộ cho thấy những đức tánh này.
Nhận thức được nỗi khổ của cuộc đời, thấy rõ thân tâm là nơi chất chứa biết bao nhiêu phiền lụy, nên Citta rời bỏ đời sống thế tục, khoác áo nhà tu với mục đích thoát khỏi đau khổ. Bất hạnh thay, tỳ khưu ni Citta bị bệnh kinh niên, và bệnh này đến từng cơn không thể tiên liệu trước được. Có ngày Citta đang thấy khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã bệnh. Citta là một người có tâm kiên định. Cô muốn giải thoát, và quyết tâm đạt cho bằng được, không ai có thể ngăn cản ý chí của cô.
Những lúc cô mạnh khỏe, cô tích cực hành thiền đã đành, nhưng những khi bệnh hoành hành, cô vẫn tiếp tục, mặc dầu không thể tích cực như những lúc khỏe mạnh. Ðôi khi việc hành thiền của cô tiến triển đều đặn, bỗng nhiên cơn đau kéo đến, thế là cô phải bị thụt lùi.
Chị của tỳ khưu ni Citta lo lắng, sợ Citta hành thiền quá sức, khuyên cô nên lưu tâm đến sức khỏe và giảm bớt việc hành thiền, nhưng tỳ khưu ni Citta vẫn kiên trì tinh tấn hành thiền ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác không thối chuyển. Lúc tỳ khưu ni già hơn, cô phải chống gậy để đi kinh hành, thân thể cô ốm yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng tâm cô ta thật hùng mạnh.
Một ngày nọ tỳ khưu ni Citta quyết định vượt qua mọi chướng ngại do bệnh tật và tuổi già gây ra. Cô tự nhủ: "Hôm nay ta phải tận lực cố gắng, chẳng cần quan tâm gì đến cơ thể của ta nữa. Hôm nay, hoặc là ta chết, hay phiền não sẽ bị tận diệt".
Tỳ khưu ni Citta bắt đầu chống gậy leo lên đồi. Cô rất chánh niệm. Từng bước từng bước, cô đi trong chánh niệm. Vừa già vừa ốm yếu, nhiều lần cô té ngã và phải bò, nhưng cô vẫn kiên trì không thối chuyển. Cô hoàn toàn giao phó thân mạng mình cho giáo pháp. Mỗi bước cô đi, mỗi tấc cô bò lên đỉnh đồi đều được làm trong chánh niệm. Khi cô leo đến đỉnh đồi, cô bị mệt nhoài, nhưng tâm chánh niệm của cô vẫn không bị phá vỡ.
Citta lập đi lập lại nhiều lần quyết định của mình: "Hoặc là ta chết, hay là phiền não sẽ bị tiêu diệt". Cô hành thiền thật tích cực. Có bao nhiêu sức lực, cô đều dồn vào việc hành thiền, và ngay trong ngày đó, tỳ khưu ni Citta đã đạt được mục đích của mình. Tràn đầy hỉ lạc, tỳ khưu ni Citta xuống đồi không cần chống gậy với một tâm sáng suốt minh mẫn. Bây giờ Citta khác hẳn lúc cô bò lên đồi. Cô trở nên tươi tắn, khỏe mạnh và an lạc, tự tại.
Các vị tỳ khưu ni khác đều lấy làm ngạc nhiên trước sự biến đổi kỳ diệu của cô. Họ hỏi lý do. Sau khi được Citta thuật lại mọi chuyện, họ lấy làm kính phục vô cùng.
Ðức Phật dạy: "Dầu chỉ sống trong một ngày mà tích cực hành thiền còn hơn sống trăm năm mà thiếu nỗ lực ". Trong công việc làm ăn cũng như trong chánh trị xã hội và giáo dục, chúng ta thường thấy các vị lãnh đạo đều là những người tích cực làm việc. Tích cực hăng say sẽ giúp chúng ta thành công trong mọi lãnh vực. Ðó là điều hiển nhiên trong thực tế. Trong việc hành thiền cũng vậy. Nỗ lực tinh tấn là điều kiện tối thiết yếu. Bạn phải chánh niệm liên tục và duy trì chánh niệm trong từng phút giây không để gián đoạn. Trong dũng cảm tinh tấn không có chỗ cho lười biếng giải đãi.
Sức Nóng Làm Bốc Hơi Phiền Não
Ðức Phật gọi tinh tấn là một sức nóng, atapa. Khi tràn đầy sự tinh tấn, tâm trở nên nóng. Sức nóng của tâm có khả năng làm phiền não khô héo. Chúng ta có thể so sánh phiền não với sự ẩm ướt. Một tâm thiếu năng lực sẽ trở thành ẩm ướt và nặng nề bởi phiền não. Với chánh niệm mạnh mẽ, tâm sẽ làm cho phiền não bốc hơi trước khi phiền não đụng đến nó. Như vậy, khi tâm tràn đầy năng lực tinh tấn thì phiền não sẽ không thể đụng đến nó, và cũng không thể đến gần nó. Bất thiện pháp không thể tấn công nó được.
Nếu nói về phân tử lượng, thì sức nóng xuất hiện dưới hình thức gia tăng rung động, hay là giao động. Một thỏi sắt nóng đỏ thực sự đang rung động với một tốc độ hết sức nhanh chóng và trở nên mềm dẻo thích ứng. Trong việc hành thiền cũng vậy. Khi tinh tấn mạnh mẽ, sự rung động trong tâm gia tăng biểu hiện qua sự mềm dẻo dễ uốn nắn. Tâm đầy năng lực nhảy từ đề mục này sang đề mục khác một cách dễ dàng mau lẹ. Tâm vừa mới xúc chạm đã nung nóng đối tượng lên làm cho đối tượng rung động, mềm dẻo, khiến ta mất hẳn ảo tưởng về vật cô đọng và đứng yên. Do đó, ta thấy rõ được sự tan biến của đối tượng.
Ðôi lúc việc hành thiền đang trên đà tiến triển tốt đẹp, tinh tấn tự động làm việc như thỏi sắt đã được nung đỏ, được lấy ra khỏi lửa, nhưng vẫn còn giữ được sức nóng trong một thời gian. Khi phiền não cao bay xa chạy thì tâm sẽ trong sáng thanh tịnh và sắc bén. Khi tâm trong sáng, thanh tịnh và sắc bén sẽ ý thức và ghi nhận được chi tiết của các hiện tượng phát sanh một cách dễ dàng. Năng lực chánh niệm này giúp tâm thấu suốt sâu xa đề mục quán sát và trụ tại đó mà không bị tán loạn hay phân tán đi nơi khác. Khi chánh niệm và chánh định được thiết lập thì trí tuệ phát sinh.
Với sự tinh tấn kiên trì, các yếu tố tốt đẹp của chánh niệm, chánh định và trí tuệ phát sinh và trở nên mạnh mẽ kéo theo những điều tốt đẹp khác, những trạng thái an lạc hạnh phúc. Tâm trong sáng sắc bén và bắt đầu đi sâu hơn vào bản chất của sự vật.
Tai Hại Của Sự Làm Biếng Và Niềm Vui Của Giải Thoát
Nếu không kiên trì tinh tấn, thì dã dượi buồn ngủ và lười biếng sẽ tấn công bạn; sự chú tâm sẽ trở nên cùn lụt, và bị độc hại lẻn vào. Bởi vì thiếu hay mất sự chú tâm nên bạn chẳng còn quan tâm đến việc bạn đang còn ở trong trạng thái thiện hảo hay xấu xa. Bạn có thể nghĩ rằng việc hành thiền của bạn đang tự động trôi chảy đều đặn mà chẳng cần đến sự cố gắng của bạn. Ðây là một loại lười biếng, thiếu dũng cảm có thể lôi bạn xuống dốc và tàn phá hủy diệt bạn. Tâm bạn sẽ trở nên ẩm ướt, sũng nước và nặng nề, đầy tiêu cực, bất thiện, như một tấm chăn bị rêu mốc vì bị vất ngoài mưa gió.
Thông thường, phiền não có thể kéo bạn vào trong dục lạc ngũ trần, đặc biệt là vào trong tham ái. Người thiếu dũng cảm tinh tấn sẽ dễ bị tham ái lẻn vào và dần dần bị chìm đắm vào trong dục lạc ngũ trần. Nếu tinh tấn được bơm vào, thì tâm sẽ vượt ra khỏi tình trạng độc hại này. Khi tâm đã được tinh tấn làm cho sung mãn sẽ trở nên nhẹ nhàng, thư thái, trơn tru, giống như một hỏa tiễn đã vượt ra ngoài sức hút của quả đất, tiến vào không gian vô trọng lực.
Khi tâm thoát khỏi sự trì đọng nặng nề của ái dục và của sân hận thì sẽ an lạc tĩnh lặng và tràn đầy các hạnh phúc khác. Những loại an lạc tịch tịnh êm dịu này chỉ có thể đạt được qua sức nóng của lửa tinh tấn do chính bạn tạo nên.
Lúc bấy giờ bạn sẽ tự mình cảm nhận tự do giải thoát. Có thể một ngày nào đó, trong khi bạn đang hành thiền, mùi thơm của bánh vừa mới chín lọt vào mũi bạn. Nếu bạn đang chánh niệm tỉnh thức hay ghi nhớ biết mình thì bạn sẽ ghi nhận hay niệm đấy chỉ là mùi, chỉ là hương trần, chỉ là một đề mục để hành thiền mà không bị ảnh hưởng bởi hương vị thơm tho này. Dầu bạn biết rằng đó là hương thơm, nhưng bạn không bị dính mắc vào hương này. Bạn sẽ không bỏ thiền, đứng dậy để tìm hiểu xem hương đã đến từ đâu, và ai đang nấu bánh, v.v...
Cũng vậy, khi bạn đang chánh niệm tỉnh thức thì một đối tượng không hài lòng đến với bạn, tâm sân hận cũng sẽ không phát sinh, và sự lầm lạc hay si mê cũng sẽ vắng mặt. Khi bạn thấy rõ ràng bản chất của thân và tâm thì những yếu tố bất thiện sẽ không điều khiển hay kiểm soát bạn được.
Thực phẩm cũng là một vấn đề thật khó khăn đối với thiền sinh, nhất là khi thiền sinh đang tham dự một khóa thiền. Không còn bị tham luyến vào thức ăn nữa, nhưng thiền sinh lại bị một trở ngại mới, và trở ngại lớn lao này đè nặng tâm mình, đó là sự chán ghét thực phẩm. Khi thiền sinh thật sự chánh niệm, thiền sinh sẽ thật sự kinh ngạc khi khám phá ra rằng thực phẩm không còn hương vị gì đối với mình nữa. Bởi vì việc hành thiền tiến triển thâm sâu nên thiền sinh bắt đầu thấy thực phẩm thật ghê tởm. Thiền sinh chỉ ăn vài miếng là không muốn ăn nữa. Nhiều thiền sinh, khi kinh nghiệm được sự hỉ lạc mạnh mẽ, sự hỉ lạc này trở thành thức ăn cho tâm họ, khiến họ hoàn toàn mất hẳn thích thú trong việc ăn uống. Những loại thiền sinh trên nên chế ngự phản ứng này bằng cách ăn uống cho đủ thực phẩm để duy trì năng lực của mình. Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng thì sức mạnh và năng lực sẽ bị mất, và cuối cùng việc hành thiền sẽ bị sụp đổ tàn lụi.
Nhiều người mơ ước gặt hái nhiều lợi ích từ sự tinh tấn, nhưng nếu họ không chịu tận lực cố gắng, thì sẽ bị nhận chìm vào trong chán nản tuyệt vọng. Tiếng Pali chỉ hạng người này là kusita. Trong xã hội, nếu một người không chịu làm việc để tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình sẽ bị người khác chê bai khinh rẻ. Họ sẽ bị chê là kẻ lười biếng hay bị gán vào những danh từ xấu xa khác. Chữ kusita đặc biệt để chỉ những ai bị người khác nhục mạ hay phỉ báng.
Trong việc hành thiền cũng vậy. Vào lúc cần nhiều tinh tấn, thiền sinh lại không thể gom tinh tấn để đương đầu với những khó khăn, mà thu mình, rụt cổ, nhát gan, trốn chạy, thì đó là loại thiền sinh thiếu can đảm, thiếu dũng lược.
Một người lười biếng sống trong lầm than khổ sở, không những họ không được người khác kính mến, mà còn bị phiền não dễ dàng tấn công. Phiền não chờ đợi lúc tinh tấn yếu kém để tấn công. Thế là tâm bị ba loại phiền não xâm nhập, đó là dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng. Tư tưởng tham dục, tư tưởng sân hận và ý nghĩ làm hại kẻ khác sẽ tới tấp tấn công bạn. Lúc ấy tâm bị đàn áp đau đớn khổ sở. Người lười biếng dễ bị những loại tâm bất thiện này chi phối. Họ cũng dễ bị những loại bất thiện tâm khác như dã dượi, buồn ngủ chế ngự. Thêm vào đó, khi thiếu tinh tấn, thiền sinh không thể duy trì những giới luật căn bản. Khi giới luật bị hủy hoại thiền sinh sẽ bị mất niềm vui và lợi ích do giới luật thanh tịnh đem lại.
Việc hành thiền bị lười biếng phá hoại trầm trọng. Lười biếng cướp mất cơ hội để thiền sinh thấy rõ bản chất thật sự của mọi vật khiến thiền sinh không có dịp để nâng tâm mình lên cao hơn. Thế nên Ðức Phật nói rằng những kẻ làm biếng bị mất nhiều điều lợi ích và tốt đẹp.
Kiên Trì
Muốn cho sự tinh tấn khai triển mạnh mẽ trở thành một yếu tố giác ngộ cần phải có sự kiên trì; có nghĩa là năng lực tinh tấn không được bỏ dở hay cô đọng mà phải được liên tục tăng cường. Với sự kiên trì tinh tấn, tâm sẽ được bảo vệ thoát khỏi những tư tưởng bất thiện sai lầm.
Phải có rất nhiều tinh tấn mới chế ngự được dã dượi buồn ngủ. Khi tinh tấn mạnh mẽ, thiền sinh sẽ cảm thấy giới luật, tâm định và trí tuệ của mình bền vững. Thiền sinh kinh nghiệm được những lợi ích do tinh tấn đem lại. Tâm thiền sinh sáng suốt, rõ ràng, đầy sức mạnh, đầy năng lực và năng động.
Thiền sinh sẽ hiểu rõ ràng những lợi ích của tinh tấn khi chính thiền sinh thưởng thức được những hạnh phúc kỳ diệu do việc hành thiền đem lại. Có lẽ thiền sinh đã quán sát theo dõi những cảm giác đau nhức tột cùng và đã chinh phục được chúng, không bị phản ứng, và cũng không bị cảm giác đau nhức này đè bẹp. Tâm đạt được một sự thỏa thích lớn lao vì cảm nhận được sự thành công hoàn hảo của mình. Thiền sinh cảm thấy biết ơn sự tinh tấn, vì chính nhờ tinh tấn mà tâm không bị những nỗi khó khăn đè bẹp, đã vượt qua những khó khăn này và chiến thắng vinh quang.
Chú Tâm Sáng Suốt Là Nguyên Nhân Phát Sinh Tinh Tấn
Ðức Phật đã tóm lược phương pháp làm cho tinh tấn hay năng lực phát sinh, đó là sự chú tâm sáng suốt. Sự chú tâm sáng suốt giúp phát sinh ba loại tinh tấn. Ðó là tinh tấn khởi động, tinh tấn phóng thích và tinh tấn kiên trì.
Tinh tấn khởi động, hay tinh tấn đề khởi, là tinh tấn cần thiết ở giai đoạn đầu tiên trong khi hành thiền, đặc biệt là trong một khoá thiền. Lúc đầu tâm bị chế phục bởi công việc mới, về lâu sau, mọi việc sẽ được ổn định. Ðể việc hành thiền tiến triển, bạn phải nghĩ đến những lợi ích của công việc làm của bạn rồi bắt đầu tinh tấn chú tâm chánh niệm.
Một thiền sinh mới bắt đầu hành thiền chỉ được hướng dẫn những đề mục căn bản. Bạn chỉ chú tâm vào đề mục chính, và chỉ chú tâm vào đề mục phụ khi bạn bị phóng tâm. Lúc này, bạn chỉ cần có loại tinh tấn đầu tiên, đó là loại tinh tấn khởi động, giống như tầng đầu tiên của hỏa tiễn đẩy hỏa tiễn rời khỏi mặt đất.
Dầu khi bạn đã có thể chánh niệm trên đề mục chính một thời gian và lúc này tâm bạn đã một phần nào ổn định, nhưng không phải việc hành thiền luôn luôn trơn tru như vậy. Chướng ngại sẽ bước vào. Nào đau, nào nhức, nào buồn ngủ, v.v... Bạn cảm thấy mình là nạn nhân đáng thương của đau nhức, không kiên nhẫn, tham lam, dã dượi, buồn ngủ và hoài nghi. Có lẽ bạn đã từng hưởng thụ những cảm giác an tịnh thoải mái ở một mức độ nào đó bởi vì bạn có thể an trú trong đề mục đầu tiên một thời gian, nhưng thình lình những khó khăn tấn công bạn. Vào lúc này tâm trở nên nhu nhược, thiếu can đảm và lười biếng. Tinh tấn khởi động không đủ sức mạnh để đương đầu với những khó khăn này. Bạn cần phải có một hậu thuẫn đặc biệt để đương đầu với buồn ngủ, đau nhức, để vượt qua các chướng ngại.
Loại tinh tấn thứ hai là tinh tấn triển khai hay phóng thích, giống như tầng thứ hai của hỏa tiễn đẩy hỏa tiễn ra khỏi tầng khí quyển của trái đất. Sự khích lệ của thiền sư sẽ giúp đỡ bạn tích cực trong giai đoạn này. Bạn cũng có thể tự khích lệ bằng cách suy tư đến những lý do tốt đẹp để làm khởi dậy tinh tấn phóng thích.
Trang bị bằng vũ khí dũng cảm bên trong và bên ngoài, bây giờ bạn có một liên minh tinh tấn để quán sát sự đau nhức. Nếu bạn có thể chế ngự được sự khó khăn của mình, bạn sẽ cảm thấy thật hăng hái, phấn khởi, và nhờ thế, sự tinh tấn của bạn được tăng cường. Bạn sẵn sàng ghi nhận một cách chánh niệm mọi đối tượng hiện ra. Có thể bạn chế phục được sự đau lưng, hay bạn nhìn vào trong sự tấn công của dã dượi buồn ngủ và thấy nó biến mất giống như một làn mây mỏng. Lúc ấy tâm sẽ trở nên tươi mát và trong sáng. Bạn sẽ cảm thấy năng lực tinh tấn lên cao độ. Ðó là kinh nghiệm trực tiếp của tinh tấn triển khai. Sau đó, việc hành thiền có thể tiến triển đều đặn, trơn tru, và tâm sẽ cảm thấy thoả mãn. Lúc này, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy thiền sư bảo bạn thực tập nhiều điều đặc biệt. Chẳng hạn, thiền sư bảo bạn chú tâm vào vài điểm đụng trong cơ thể. Sự chú tâm này nhằm mục đích khích lệ tinh tấn kiên trì, loại tinh tấn thứ ba.
Tinh tấn kiên trì rất cần thiết để hỗ trợ cho bạn duy trì thâm sâu việc hành thiền của mình, đưa bạn đến mục tiêu giải thoát. Loại tinh tấn này chẳng khác nào tầng thứ ba của hỏa tiễn giúp hỏa tiễn có đủ năng lực để hoàn toàn thoát ra khỏi sức hút của trái đất. Khi bạn phát triển tinh tấn kiên trì, bạn sẽ bắt đầu du hành qua các tầng thiền minh sát.
Sự an lạc hạnh phúc mà bạn đạt được trong lúc hành thiền sẽ tan biến khi bạn trở về đời sống thế tục, trừ phi bạn đạt được một mức độ an lạc tịch tĩnh thâm sâu hơn. Bạn có thể tự kiểm nghiệm lại việc này qua kinh nghiệm hành thiền của chính mình. Một câu hỏi cần đặt ra ở đây, là tại sao bạn hành thiền? Tôi nghĩ rằng, mục tiêu tối thiểu của bạn là để đạt được quả tu đà hườn hay nhập lưu, tầng giác ngộ đầu tiên giúp bạn khỏi tái sanh vào bốn đường ác. Dầu mục tiêu của bạn là gì đi nữa, cũng đừng tự mãn cho đến khi bạn đạt được mục tiêu. Do đó, bạn cần khai triển tinh tấn kiên trì, đừng để tinh tấn này bị giảm thiểu hay ngưng đọng. Tinh tấn kiên trì phát triển mãi mãi cho đến khi bạn đạt đến đích của mình. Khi tinh tấn được phát triển tốt đẹp theo đường lối này tiếng Pali gọi là paggahita viriya.
Cuối cùng, vào giai đoạn cuối của việc hành thiền, tinh tấn thành đạt từng mức thứ tư, đó là tinh tấn thành tựu. Tinh tấn thành tựu giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi sức hút của dục lạc, tiến đến giải thoát Niết Bàn. Có lẽ bạn muốn biết giải thoát Niết Bàn là như thế nào. Ðược ! Hãy tinh tấn đi rồi bạn sẽ thấy.
Mười Một Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn
Chú giải có ghi rõ mười một cách để phát sanh tinh tấn.
1. Suy nghĩ đến sự khổ ở bốn ác đạo.
Khi bạn rơi vào sự lười biếng, hãy suy tư đến những cảnh đáng sợ ở bốn ác đạo, hay apaya. Apa- có nghĩa là thiếu, hay không có. Aya, có nghĩa là nghiệp tốt dẫn đến an vui hạnh phúc, đặc biệt chỉ những hạnh phúc an vui ở cõi người, cõi trời, cõi phạm thiên và Niết Bàn. Như vậy, apaya có nghĩa là nơi thiếu hạnh phúc, thiếu an vui.
Thế nên, nếu bạn không hành thiền, bạn sẽ rơi vào khổ cảnh. Nơi đó, bạn sẽ không có cơ hội để làm điều thiện. Có bốn cảnh khổ, nhưng cảnh dễ quán sát nhất và hiện rõ nhất trước mắt bạn là cảnh súc sanh. Hãy xét xem những sinh vật trên mặt đất, dưới biển cả và trên không. Chúng có thể làm được điều thiện không? Chúng có thể làm được những điều mà chẳng ai khiển trách không?
Súc sanh sống trong mờ tối của ảo tưởng. Chúng bị si mê che ám không hiểu rõ, không thấy rõ mọi sự. Côn trùng chẳng hạn. Chúng chẳng khác nào những bộ máy được hoạch định sẵn bởi những cơ cấu vật chất, làm những tác động không có được một chút khả năng lựa chọn, học hỏi, hay hiểu biết. Phần lớn súc sanh có tiến trình tâm hạn chế trong việc sinh tồn và truyền giống.
Trong thế giới của súc sanh, cá tánh riêng biệt thật đơn giản. Chúng vừa là kẻ sát hại, vừa là nạn nhân. Ðó là một thế giới đầy hung bạo, cá lớn nuốt cá bé. Hãy nghĩ đến nỗi sợ hãi và vọng tưởng trong tâm của chúng sanh trong những điều kiện bất nhân, tàn nhẫn, thiếu tình thương này. Hãy tưởng tượng đến nỗi đau khổ và tuyệt vọng của chúng sanh bị chết dưới móng vuốt của chúng sanh khác. Chết trong đau đớn tận cùng. Làm sao súc sanh có thể tái sanh vào một kiếp sống tốt đẹp? Tâm lúc chết qui định cuộc sống tương lai, nhưng làm sao súc sanh có thể thoát khỏi sự sợ hãi luôn luôn có mặt trong chúng?
Súc sanh có thể làm việc nghĩa không? Chúng có thể giữ giới được không? Chúng có thể sống đời sống đạo đức không? Nói chi đến việc hành thiền, làm sao chúng có thể làm được? Làm thế nào chúng hiểu cách kiểm soát và phát triển tâm cho đến lúc thuần thục? Thật là hãi hùng, thật là đáng sợ, khi nghĩ đến một đời sống trong đó chỉ chứa toàn là sự bất thiện.
Suy tưởng như thế sẽ giúp cho bạn tinh tấn: "Bây giờ ta là một thiền sinh. Ðây là cơ hội tốt. Tại sao ta lại phí thời giờ để lười biếng chế ngự? hãy tưởng tượng kiếp sau ta làm một con thú, ta sẽ không bao giờ phát triển được những yếu tố giác ngộ. Ta không được phung phí thì giờ. Ðây là lúc ta phải cố gắng".
2. Suy nghĩ đến những lợi ích của tinh tấn
Một số lợi ích của sự tinh tấn đã được nói đến ở phần trên. Bạn có được cơ hội quí báu để gặp Giáo Pháp, những lời dạy của Ðức Phật. Ðã có Pháp bảo, một bảo vật quí giá không gì sánh kịp thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội để tiến bước trên con đường giúp bạn thâu nhận được phần tinh túy của Giáo Pháp. Bạn có thể tự mình chứng ngộ bốn thánh đạo, thánh quả và Niết Bàn.
Nhờ thực hành, bạn có thể chiến thắng khổ đau. Dầu bạn chưa hoàn toàn thoát khỏi mọi đau khổ trong kiếp sống này đi nữa, bạn cũng phải tận lực để đạt được quả nhập lưu để khỏi tái sanh vào bốn cảnh khổ. Bạn đã có duyên may gặp được Phật pháp, không phải người nào cũng có được cơ hội này. Người gặp được Phật Pháp là người có sự may mắn đặc biệt. Nếu không tận dụng cuộc sống này để thành tựu đạo quả, bạn đã đánh mất một cơ hội lớn lao. Bởi thế, bạn phải dũng cảm tinh tấn, vì không phải dễ dàng đi trên đường giải thoát này. Nếu nỗ lực kiên trì, bạn sẽ đạt được thành quả lớn lao. Ðừng bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi này.
Nếu bạn suy tư theo cách này, tinh tấn sẽ phát sinh và bạn sẽ nỗ lực cố gắng hành trì để đạt đến mục tiêu thấy rõ chân lý.
3. Suy Nghĩ Ðến Những Bậc Giác Ngộ Ðã Ði Trên Con Ðường Này
Ðây là con đường trong sáng tốt đẹp. Chư Phật quá khứ và môn đệ của các Ngài, những vị A la hán và các vị thánh nhân tiếp theo đã đi trên con đường này. Nếu bạn muốn cùng đi trên con đường thánh thiện này thì hãy kiên trì tinh tấn với phẩm hạnh trang nghiêm và quyết tâm mạnh mẽ. Ðây là đường đi của những vị anh hùng, những bậc vĩ nhân, không phải là của những tên vô lại, những kẻ biếng nhác, những kẻ trốn tránh thế gian để khỏi bị nợ nần lôi kéo, những kẻ thất tình thất chí.
Các bậc tiền bối đã đi trên con đường này có nhiều hạng. Có vị sinh từ nơi quyền quí cao sang, đầy đủ vật chất. Có vị sống trong bần hàn cơ cực, bị mọi điều áp bức. Thường chư Phật, chư Thánh, là những kẻ có đầy đủ sức khoẻ, có đầy đủ tiện nghi, sanh trưởng trong các gia đình giàu có sung túc. Nếu các ngài tiếp tục đời sống thế tục, thì các ngài cũng sẽ có một cuộc sống đầy đủ về phần vật chất, nhưng các ngài thấy được sự trống không vô vị của thế gian, và mang hoài bão thành tựu một hạnh phúc cao thượng hơn, vượt ra ngoài những lạc thú tầm thường thấp kém. Cũng có những người khác sinh trưởng từ một nơi khiêm nhường hơn. Họ ý thức được sự áp chế của xã hội, hay của người lãnh đạo, hoặc để chống lại những khổ đau trần thế. Họ có tầm nhìn xa hơn người bình thường. Họ muốn nhổ tận gốc rễ đau khổ chứ không muốn làm dịu bớt khổ đau hay chỉ để trả thù đời. Những người này đã mạnh dạn bước lên trên đường dẫn đến nơi thoát khổ.
Ðức Phật dạy rằng sự cao thượng tùy thuộc vào sự trong sạch bên trong chứ không tùy thuộc vào giai cấp xã hội. Tất cả chư Phật và chư Thanh Văn đã có tinh thần cao thượng, mong muốn đạt được những hạnh phúc thanh cao lớn lao, vượt khỏi hạnh phúc chật hẹp và không vững bền của trần thế. Bởi vậy, các ngài đã rời bỏ gia đình, đi trên đạo dẫn đến Niết Bàn. Ðó là con đường cao thượng, không phải là con đường dành cho những kẻ bướng bỉnh, những người bỏ cuộc.
Bạn hãy nhắc nhở mình: "Những bậc thanh cao lỗi lạc đã đi trên con đường này. Ta phải cố gắng theo chân các ngài. Ta không thể đờ đẫn, lười biếng chảy thây đứng ì một chỗ ở đây. Ta sẽ đi với tinh thần hết sức cẩn trọng và vô úy. Ðây là cơ hội để ta trở thành người của một gia đình cao thượng, bao gồm những thành viên xuất chúng, đi trên con đường quí báu thanh cao. Ta nên tự chúc mừng mình vì đã có cơ hội làm việc này. Những người như ta đã đi trên con đường này đã giải thoát. Ta cũng vậy. Ta sẽ giải thoát, giác ngộ như họ".
Nhờ suy tư như trên, tinh tấn sẽ phát sinh và đưa bạn đến mục đích Niết Bàn.
4. Nhớ Ơn Người Khác Ðã Giúp Ðỡ Ta
Phương tiện thứ tư giúp phát sinh tinh tấn là tôn trọng và biết ơn những kẻ đã để bát và những người đã ủng hộ tứ vật dụng cần thiết để ta có thể sống một đời sống thánh thiện. Ðối với những nhà sư và các ni cô, điều này có nghĩa là tôn trọng, biết ơn những người đã hỗ trợ. Không phải chỉ biết ơn vào lúc được dâng cúng, mà phải luôn luôn ý thức rằng sự ủng hộ hay hỗ trợ của kẻ khác là để giúp chúng ta có thể tiếp tục việc hành trì một cách tốt đẹp.
Thiền sinh cư sĩ cũng tùy thuộc vào sự hỗ trợ của người khác bằng nhiều cách. Cha mẹ và bạn bè đã giúp ta, hoặc giúp tài chánh, hay thay ta coi sóc công việc của ta để ta rảnh rỗi đi hành thiền. Dù ta có phải trả tiền trong khi tham dự một khóa thiền đi nữa, ta cũng phải nhờ những sự hỗ trợ khác trong lúc hành thiền: Chỗ ở, điện nước, thực phẩm được nấu nướng bởi những người tình nguyện và những nhu cầu khác cũng được hỗ trợ chu đáo. Bạn phải có sự tôn trọng và biết ơn sâu xa về những dịch vụ mà những người khác đã hỗ trợ cho bạn. Những người hỗ trợ này là những kẻ có lòng tốt và có từ tâm rộng lớn.
Bạn có thể tự nhủ: "Ta nên hành thiền thật tinh tấn để đền ơn những người có thiện tâm đã hỗ trợ cho ta. Ðây là cách đền đáp lòng tốt của những vị có đức tin nhiệt thành đã tận tâm giúp đỡ ta. Ðể những nghĩa cử của họ không bị phí phạm, ta sẽ xử dụng những gì ta được cung ứng một cách chánh niệm để phiền não của ta bị cắt đứt bớt dần và tận diệt hầu phước báu của những kẻ đã hỗ trợ ta mang lại kết quả tốt đẹp tương xứng".
Ðức Phật qui định giới luật để giúp chư tăng ni sống trong tinh thần hòa ái hạnh phúc. Một trong những điều giới này cho phép chư tăng ni nhận lãnh các vật dụng do thí chủ dâng cúng. Cho phép chư tăng ni nhận lãnh của tín thí, không phải để chư tăng ni sống đời sống xa hoa. Tứ vật dụng do thí chủ dâng cúng gồm thức ăn, chỗ ở, thuốc men, y phục, nhằm mục đích giúp chư tăng ni có đủ thuận duyên tu hành để diệt bỏ phiền não. Bởi vậy, khi nhận lãnh của tín thí, chư tăng ni phải dành hết thì giờ vào việc tu trì giới định huệ để cuối cùng giải thoát khỏi đau khổ phiền lụy.
Bạn có thể suy tư rằng:
"Chỉ có thể hành thiền tinh tấn ta mới có thể đền đáp lòng tốt của các vị hỗ trợ. Tích cực chánh niệm là cách thể hiện sự biết ơn của ta đối với tất cả những người đã giúp đỡ ta có đủ phương tiện để hành thiền."
5. Suy Tư Ðến Việc Nhận Lãnh Di Sản Cao Thượng
Di sản cao thượng gồm có bảy đức tính tinh thần sau đây: đức tin, giới luật, hổ thẹn tội lỗi, ghê sợ tội lỗi, hiểu biết giáo pháp, có sự dứt bỏ và trí tuệ. Có sự dứt bỏ bao gồm dứt bỏ phiền não và bố thí. Trí tuệ ám chỉ những tuệ minh sát và trí tuệ chứng ngộ Niết Bàn.
Những di sản tinh thần trên có điểm đặc biệt là những di sản mang đặc tính phi vật chất nên không bị luật vô thường chi phối. Di sản cao thượng này khác hẳn di sản vật chất mà ta có thể nhận được từ cha mẹ, vì là di sản vật chất nên có thể bị mất mát, biến đổi và hủy hoại. Hơn nữa, di sản vật chất, trong nhiều phương diện, có thể không làm cho chúng ta thỏa mãn. Một số người đã tiêu xài nhanh chóng những gì mình nhận được. Một số khác không thấy được giá trị của những di sản vật chất này. Trong khi đó, di sản tinh thần luôn luôn đem lại lợi ích cho ta. Di sản cao quí này luôn luôn bảo vệ ta, và tính chất thanh cao của di sản này không bao giờ thay đổi. Di sản này sẽ theo ta đến ngưỡng cửa tử thần, và sẽ theo sát cánh ta dù ta luân lưu đến nơi nào trong tam giới này.
Trong cuộc sống thế tục, nếu con cái ngỗ nghịch không nghe lời cha mẹ, cha mẹ có thể truất bãi quyền hưởng di sản của con. Cũng vậy, một người đã gặp giáo pháp nhưng lười biếng chảy thây trong việc thực hành, thì cũng bị truất bãi quyền hưởng bảy di sản tinh thần thanh cao. Chỉ những ai tinh tấn kiên trì với tâm bất thối trong việc thực hành mới xứng đáng nhận lãnh di sản quí báu này.
Tinh tấn chỉ được phát triển trọn vẹn khi ta đã xuyên thấu các tuệ giác nội quán và đạt đến thánh đạo tâm. Năng lực đã được phát triển hay đức tinh tấn hoàn hảo này là điều kiện tất yếu để được nhận lãnh thất bảo di sản, hay gia tài cao thượng, gồm bảy món bảo vật tinh thần quí báu này.
Nếu bạn tiếp tục kiện toàn đức tinh tấn trong khi thực hành, bảy đức tánh thanh cao trên luôn luôn có mặt trong bạn. Suy tư như vầy, bạn sẽ có nhiều hứng khởi để tinh tấn hành thiền.
6. Suy Tưởng Ðến Ân Ðức và Năng Lực của Ðức Phật
Sự suy tưởng thứ sáu giúp phát triển tinh tấn, đó là nghĩ đến ân đức và năng lực lớn lao của Ðức Phật, người đã khám phá và dạy cho chúng ta con đường giải thoát. Ðức tính vĩ đại của Ðức Phật được biểu thị qua bảy lần quả đất rung chuyển. Quả đất rung chuyển lần đầu tiên khi Bồ tát giáng sanh vào lòng Phật mẫu. Quả đất rung chuyển lần thứ hai khi thái tử Tất Ðạt Ða rời bỏ cung điện tìm đường cứu khổ. Quả đất rung động lần thứ ba khi Bồ tát cảm thắng ma vương. Quả đất rung động lần thứ tư khi Bồ tát chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Quả đất rung động lần thứ năm khi Ðức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên. Quả đất rung chuyển lần thứ sáu khi Ðức Phật trở về trái đất sau ba tháng giảng dạy vi diệu pháp cho Phật mẫu tại cung trời Ðao lợi. Quả đất rung chuyển lần thứ bảy khi Ðức Phật Niết Bàn.
Hãy suy nghĩ đến trí tuệ thâm sâu và lòng từ bi vô lượng của Ðức Phật. Biết bao nhiêu chuyện tiền thân nói đến ba la mật hoàn hảo của Ngài. Một vị Bồ tát phải trải qua biết bao thời gian để hoàn thành mục tiêu của mình. Biết bao ba la mật Ngài đã thực hiện. Biết bao tình thương Ngài đã ban trải để phục vụ nhân loại và chúng sanh.
Phải biết rằng nếu bạn tiếp tục cố gắng, bạn có thể thọ hưởng được những đức tánh cao quí của Ðức Phật.
Trước khi Ðức Phật thành đạo, chúng sinh bị mê mờ trong đám mây đen tối của si mê lầm lạc. Khi ánh sáng giải thoát chưa được tỏ rạng, chúng sanh mò mẫm trong bóng đêm. Trên thế gian này, người ta đã tìm đủ mọi cách để mong đạt được an vui hạnh phúc, từ ép xác khổ hạnh cho đến tận hưởng những lạc thú ngũ dục, nhưng không có con đường nào dẫn con người đi đến nơi an vui hạnh phúc thật sự. Chỉ có Ðức Phật mới tìm ra con đường giải thoát khổ đau, đến nơi an lạc hạnh phúc trường cửu. Chúng ta là những kẻ đại phúc được đi trên con đường giải thoát của Ngài. Vậy thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không tiến bước!
Thệ Nguyện Giải Thoát Chúng Sanh
Trong một tiền kiếp của Ðức Phật, Ngài là một đạo sĩ ẩn cư tên là Sumedha. Ðây là chuyện xảy ra hằng a tăng kỳ vào thời Ðức Phật Dipankara (Phật Nhiên Ðăng).
Ðạo sĩ Sumedha, thấy rõ sự đau khổ của chúng sanh trong vòng mê tối trông chờ sự xuất hiện của Ðức Phật. Ngài thấy chúng sanh cần phải được hướng dẫn để qua bờ kia một cách an toàn. Thế nên đạo sĩ Sumedha đã từ bỏ sự đắc đạo mà Ngài có đủ khả năng để đạt được ngay trong kiếp sống ấy. Từ đấy, ngài phải trải qua bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp để kiện toàn ba la mật mà trở thành một bậc chánh đẳng chánh giác. Với năng lực của một bậc chánh đẳng chánh giác, Ngài sẽ hướng dẫn cho vô số chúng sanh giải thoát chứ không phải chỉ một mình Ngài. Khi công hạnh đầy đủ, đạo sĩ trở thành một vị Phật, một người phi thường, cao thượng hơn hẳn mọi người khác.
Muốn trở thành một vị Phật, Ngài đã kiện toàn ba sự thành tựu sau đây: thành tựu nhân, thành tựu quả, và thành tựu phục vụ. Nhờ đức hạnh, Ngài đã thành tựu nhân dẫn đến giác ngộ, đó là sự tinh tấn mà Ngài đã đào luyện trong nhiều kiếp sống để kiện toàn ba la mật, sức mạnh tinh thần của sự thanh tịnh tâm.
Rất nhiều câu chuyện thuật lại đức từ bi và giới hạnh của Ðức Bồ tát. Từ kiếp này sang kiếp khác, ngài đã hi sinh chính mình cho hạnh phúc an vui của kẻ khác. Sự phát triển tâm thanh tịnh là nền tảng cho sự giác ngộ của Ngài dưới cội cây bồ đề. Sự giác ngộ này được gọi là thành tựu quả, vì đó là kết quả tự nhiên của thành tựu nhân hay sự khai triển năng lực mạnh mẽ của tâm thanh tịnh.
Thành tựu thứ ba của Ðức Phật là thành tựu trong sự phụng sự kẻ khác qua nhiều năm giảng dạy. Sau khi thành đạo, Ngài không an hưởng hạnh phúc một mình, mà với tình thương rộng lớn, Ngài ban bố giáo pháp cho mọi người, giúp những người có duyên lành thấy rõ đạo giác ngộ. Ngài tích cực trong việc giáo hóa chúng sanh cho đến ngày Ngài Niết Bàn.
Suy tư đến những đức tính hoàn hảo của Ðức Phật sẽ giúp bạn tinh tấn dũng mãnh trong việc hành thiền.
Lòng Bi Mẫn Dẫn Ðến Hành Ðộng
Lòng bi mẫn là động lực duy nhất đã khiến Bồ tát Sumedha hi sinh sự thành đạo của mình ngay trong kiếp sống đó để nỗ lực tinh tấn trở thành một vị Phật. Thấy chúng sanh đắm chìm trong đau khổ vì không được người hướng dẫn, Bồ tát, với tình thương bao la, thệ nguyện đạt thành trí tuệ cao cả để giải thoát chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi đau khổ triền miên này.
Lòng bi mẫn đưa đến hành động. Và hành động phải có trí tuệ lèo lái mới đem lại những lợi ích thiết thực. Trí tuệ giúp Ngài biết rõ hướng đi, biết đâu là chánh đạo, đâu là mê đồ. Tình thương giúp Ngài có can đảm và nghị lực để hoàn thành mục tiêu. Nếu có lòng bi mẫn mà không có trí tuệ, bạn có thể gây ra nhiều tai hại cho kẻ khác hơn là giúp đỡ. Nếu có trí tuệ mà không có lòng bi mẫn, bạn sẽ dửng dưng trước những đau khổ của kẻ khác.
Cả hai, trí tuệ và lòng bi mẫn phải được kiện toàn nơi một vị Phật. Nhờ có tình thương nên Bồ tát đã chịu luân lưu trong vòng luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, chịu biết bao khổ sở để kiện toàn ba la mật hầu có đủ năng lực giúp đỡ chúng sanh đang đắm chìm trong đau khổ. Ngài có đủ đức nhẫn nhục, sức chịu đựng kiên trì, để đương đầu với những lời nói khiếm nhã nhục mạ, những hành động thô bạo xâm phạm đến thân thể Ngài. Nhờ có trí tuệ Ngài đã có thái độ thích nghi trong mọi hoàn cảnh, có hành động hợp lý và sáng suốt, biết rõ những gì cần làm và những gì không nên làm, biết cách chế ngự và kiểm soát thân tâm mình và biết cách hướng dẫn người khác đi theo chánh đạo.
Tình thương của Ðức Phật lớn lao hơn cả tình thương của tất cả những người mẹ trên thế gian cộng lại. Người mẹ có khả năng tha thứ lớn lao vì việc nuôi dưỡng một đứa trẻ không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều đứa trẻ có tánh tình hung bạo đã làm tổn thương tình cảm và gây nên thương tích cho mẹ. Dầu cho có bị tổn thương đến đâu, mẹ vẫn có thể sẵn sàng tha thứ. Ðức tha thứ của Ðức Phật còn to lớn hơn nhiều. Ngài tha thứ cho tất cả chứ không riêng cho những người thân yêu của mình. Ðức tha thứ là một biểu hiện của lòng từ bi.
Kiếp nọ, Bồ tát sanh làm một con khỉ. Một hôm đang đi trong rừng, khỉ thấy một người bà la môn đang đau khổ tuyệt vọng dưới một cái hố sâu. Ðộng lòng trắc ẩn, Bồ Tát tiến đến gần hố để cứu. Nhưng Ngài phân vân không biết mình có đủ sức mạnh để đưa người đàn ông ra khỏi hố sâu không. Trí tuệ phát sanh, Bồ tát bèn thử khả năng của mình bằng cách nâng một tảng đá gần đó và đặt lại chỗ cũ. Sau khi nâng thử tảng đá, thấy mình đủ sức, Bồ tát bèn lần xuống hố cứu người bà la môn.
Ðưa được người bà la môn ra khỏi hố, Bồ tát mệt nhoài nằm dài dưới đất. Người bà la môn vô ơn, không nghĩ đến công lao của Bồ tát, bưng một tảng đá thật lớn đập vào đầu Ngài. Y muốn giết Bồ tát để lấy thịt. Bồ tát tỉnh dậy, thấy mình gần chết, Ngài hiểu biết mọi sự, nhưng vẫn không tức giận. Ðây là sự biểu hiện đức tính tha thứ của Ngài. Ngài nói với người bà la môn trong từ ái: "Ta đã cứu ngươi, nhưng ngươi lại giết ta? Ngươi thử nghĩ xem như vậy có nên không?".
Nói xong, Bồ tát đuối sức muốn tắt thở. Thế nhưng Bồ tát chẳng hề oán giận người bà la môn mà lại lo ngại cho y. Bồ tát tự nhủ: "Không biết mình chết đi, người bà la môn có thể tìm ra đường để thoát khỏi khu rừng rậm này không?". Với tình thương tràn đầy, Bồ tát cắn răng chịu đựng đau nhức, dồn hết sức tàn đưa người bà la môn ra khỏi khu rừng dày đặc.
Gió dường như ngừng thổi, cây rừng im lìm bất động, chim chóc ngưng tiếng hót. Bồ tát kiên trì nặng nề lê bước. Máu từ vết thương của Ngài rơi từng giọt trên đường. Vừa đến được lối mòn dẫn ra khỏi khu rừng, Bồ tát trút hơi thở cuối cùng. Ðất trời rung chuyển, thác nước đổ ầm ầm, mây mờ u ám tiếc thương.
Ngay khi là một con khỉ, tình thương của Bồ tát còn tràn đầy như vậy. Hãy tưởng tượng xem, cho đến lúc công hạnh viên mãn, trở thành một vị Phật tình thương của Ngài bao la đến đâu!
Hoàn Toàn Giác Ngộ
Trải qua vô số kiếp thực hiện lý tưởng Bồ tát, hoàn thành ba la mật, kiếp cuối cùng, Ngài là một vị thái tử sinh ra ở Trung Ấn Ðộ. Ngài đã chịu đựng nhiều thử thách trước khi khám phá ra con đường cao thượng. Nhờ con đường này, Ngài trực nhận sâu xa ba đặc tánh vô thường, khổ, và vô ngã của các hiện tượng giới. Nhờ thực hành thâm sâu, Ngài tuần tự vượt qua các tuệ giác, và cuối cùng giác ngộ quả vị A la hán hoàn toàn diệt trừ tham sân si, trở thành bậc Chánh Biến Tri, thông hiểu mọi sự. (Lúc Ðấng Chánh Biến Tri muốn thông hiểu điều gì, Ngài chỉ cần hướng tâm đến điều đó, thì tức thời câu trả lời sẽ hiện ra trong tâm Ngài).
Khi thành đạo, Ðức Phật được gọi là thành tựu quả. Sự thành tựu này là kết quả của sự hoàn thành những nguyên nhân và những điều kiện tiên khởi mà Ngài đã vun bồi từ nhiều kiếp trước.
Sau khi trở thành Phật, Ngài vẫn không quên lý tưởng mà Ngài đã quyết tâm theo đuổi và thực hiện qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp, kể từ lúc Ngài còn là đạo sĩ Sumedha. Mục đích chính yếu của hành trình gian khó và lâu dài của Ngài là để giúp chúng sanh vượt qua biển khổ. Cho đến khi thành đạo, biết bao công hạnh, từ bi và trí tuệ đã được Ngài vun bồi. Dựa trên hai đặc tính quan trọng, từ bi và trí tuệ, Ðức Phật giảng giải giáo pháp suốt bốn mươi lăm năm cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn. Mỗi ngày, Ðức Phật chỉ nghỉ hai tiếng đồng hồ. Ngài dành thì giờ còn lại để phụng sự giáo pháp, giúp chúng sanh hưởng hạnh phúc an vui bằng nhiều cách. Trước giờ cuối cùng từ giã cuộc đời, Ngài còn độ cho một tu sĩ ngoại đạo là Subhadda giác ngộ giáo pháp cao thượng, trở thành một vị A la hán.
Công trình giáo hóa phục vụ của Ngài gọi là sự "thành tựu công đức phục vụ". Ðây là kết quả đương nhiên của thành tựu nhân và thành tựu quả. Tại sao lúc còn là đạo sĩ Sumedha, Bồ tát đã có đủ khả năng để giác ngộ và hoàn toàn thoát khỏi mọi phiền não, mà Ngài lại khước từ để tiếp tục luân lưu trên thế gian này, sống chung đụng với mọi người? Câu trả lời là: bởi vì tình thương rộng lớn nên Ngài muốn giúp chúng sanh thoát khổ bằng cách chỉ cho họ thấy chánh đạo. Ðây là tình thương rộng lớn nhất, trong sạch nhất, và là trí tuệ thâm sâu nhất.
Trí tuệ hoàn hảo giúp Ðức Phật phân biệt rõ ràng đâu là lợi ích, đâu là tai hại. Nếu không có sự phân biệt tối quan trọng này, làm thế nào Ngài có thể giúp đỡ những chúng sanh khác? Cần phải có trí tuệ để thấy rõ con đường đi đến an vui hạnh phúc, và con đường dẫn đến đau khổ lầm than. Nhưng phải có tình thương để khỏi dửng dưng trước số phận của chúng sanh, để tích cực đưa chúng sanh đi trên đường an vui hạnh phúc. Với lòng từ bi, Ðức Phật khuyên bảo, khích lệ chúng ta tránh xa những hành động làm tổn hại và gây đau khổ cho kẻ khác. Với trí tuệ, Ðức Phật biết lựa chọn những lời giáo huấn thích hợp, chính xác và đầy hiệu quả để hướng dẫn chúng ta. Sự hài hoà trí tuệ và tình thương đã khiến Ðức Phật đã trở thành một bậc đạo sư vô thượng. Ðức Phật không hề có tư tưởng vị kỷ mong muốn được ca tụng vinh danh, hay được tín đồ tâng bốc nịnh hót. Ngài hòa với mọi người nhưng không đồng với họ. Ngài đến với chúng sanh nhằm mục đích chỉ ra chính đạo để chúng sanh tận dụng khả năng của chính mình giải thoát mọi khổ đau. Ðó là tình thương cao cả của Ngài. Sau khi làm xong bổn phận, Ngài trở về tịnh cư trong rừng. Ngài không sống quần tụ, đùa cợt và không bị đồng hóa với đám đông như người thế. Ngài không tán tụng sự giàu có hay tri thức của thế tục. Ngài không bao giờ lấy làm hãnh diện có được những tín đồ giàu có hay học thức. Chẳng khi nào Ngài giới thiệu học trò mình với mọi người theo lối người thế tục: "Ðây là học trò tôi, một thương gia giàu có. Ðây là giáo sư nổi tiếng, v.v...". Rất khó để sống độc cư hay ẩn cư. Không một người bình thường nào có thể vui hưởng một đời sống cô tịch hoàn toàn ngoại trừ Ðức Phật. Bởi thế, Ngài là một người phi thường.
Vài Hàng Nhắn Nhủ Các Vị Hướng Dẫn Tinh Thần
Ðây là một điểm quan trọng cho những ai muốn trở thành một pháp sư hay một thiền sư. Cần phải thực hành một cách kín đáo, thận trọng đối với đệ tử của mình. Nếu có một sự liên hệ nào với họ, phải luôn luôn ghi nhớ rằng đây là một sự liên hệ trong tình thương lớn lao theo gương của Ðức Phật. Quá thân thiết với thiện tín là một điều nguy hiểm, một sự tai hại lớn lao. Nếu thiền sư quá thân mật với thiền sinh, dần dần thiền sinh sẽ coi thường và mất lòng kính trọng.
Thiền sư phải theo gương Ðức Phật để có thái độ thích hợp trong khi chia xẻ giáo pháp với người khác. Ðừng lấy làm tự mãn vì đã trở thành một người dạy đạo nổi tiếng và hiệu quả. Phải dạy đạo với lòng chân chính từ bi. Thiền sư phải cố gắng đem lại lợi ích cho thiền sinh qua cách trình bày kỹ thuật thực hành để điều phục thân, khẩu, ý hầu có được chân bình an hạnh phúc. Thiền sư phải liên tục xem xét mục đích của việc dạy đạo của mình để điều hướng hành động và tư tưởng mình đúng theo chánh đạo.
Một lần được hỏi: "Thế nào là phương cách dạy thiền có hiệu quả nhất?". Tôi đã trả lời: "Trước tiên và quan trọng hàng đầu là phải thực hành cho đến khi thiền của mình trở nên tinh luyện, xảo diệu. Thứ đến là phải học hỏi thâm sâu giáo pháp kinh điển. Cuối cùng là phải áp dụng hai khả năng trên một cách chân chánh từ bi để hướng dẫn người khác. Dạy đạo trên căn bản của ba yếu tố này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt".
Nhiều người có danh tiếng, được thành công một cách kỳ lạ nhờ ở "dịp may" hay nghiệp của họ. Họ không cần phải thành tựu nhân như Ðức Phật đã làm. Họ không cần phải cố gắng, nhưng họ vẫn được giàu có. Nhiều người cho là họ có vận hên. Những người này bị thiên hạ chỉ trích: "Tôi không hiểu vì sao ông ta, bà ta đạt được địa vị này, ông ta, bà ta làm biếng hết sức, lại thiếu học hành. Thật chẳng xứng đáng với sự may mắn này".
Một số khác làm việc chăm chỉ, hăng say, nhưng có lẽ họ chẳng có thông minh, hay chẳng có năng khiếu đặc biệt gì, nên nếu có đạt được mục đích, thì cũng đạt được một cách chậm trễ. Họ không thể thành tựu quả. Những người như thế cũng bị thiên hạ chỉ trích: "Ðúng là ông già đau khổ. Ông ta làm việc cật lực, nhưng cũng chẳng được gì, vì đầu óc ông trống rỗng, đần độn, v.v..". Cũng có một số người thông minh, tài trí có thừa nhưng không gặp thời vận, thất bại liên miên, cũng không được thiên hạ trọng nể. Lại có một số khác làm việc rất chăm chỉ và thành công nhưng không giúp đỡ kẻ khác họ cũng bị thiên hạ chỉ trích là ích kỷ, bỏn xẻn, không có lòng nhân từ, v.v...
Trên thế gian này không ai là không bị chỉ trích. Những lời chỉ trích đôi khi đúng và đôi khi sai. Người ta thường có thói xấu là hay nói sau lưng người khác. Một số phê bình chỉ trích chỉ là những lời đồn đãi nhảm nhí, một số nói đến sự thật nhưng chỉ nói đến những lầm lạc và khiếm khuyết của người khác.
Những người thành công bằng bất cứ lý do nào, nhờ may mắn hay tài trí, sau khi thành đạt ước mơ của mình, họ an hưởng sự giàu sang phú quý và chẳng chia xẻ gì cho người khác. Ðức Phật, trái lại, sau khi thành tựu viên mãn, Ngài bắt đầu phục vụ nhân loại, phục vụ chúng sanh, giúp họ thoát khỏi khổ đau đến nơi an vui hạnh phúc. Ðức Phật là người đặc biệt, Ngài thành tựu cả ba: nhân, quả và phục vụ. Người ta có thể viết một quyển sách nói lên những sự vĩ đại, sự hoàn hảo của Ðức Phật, người khám phá và bậc thầy của đạo giải thoát. ở đây tôi chỉ muốn mở một cánh cửa để các bạn chiêm nghiệm đức hạnh của Ngài hầu có thể khai triển tinh tấn trong việc hành thiền của các bạn. Chiêm nghiệm sự vĩ đại của Ðức Phật, bạn sẽ hết lòng kính mộ và quí mến Ngài. Bạn sẽ cảm thấy rất sung sướng hân hoan có cơ hội kỳ diệu để đi trên con đường mà đấng cao thượng đã khám phá và dạy dỗ. Dĩ nhiên bạn hiểu rõ rằng, để đi trên một con đường như thế này, bạn không được nhu nhược, đần độn hay biếng nhác.
Cầu mong các bạn đầy hứng khởi, đầy can đảm, mạnh mẽ và kiên trì, và mong các bạn tiếp tục đi trên con đường này cho đến đích cuối cùng.
7. Suy Nghĩ Ðến Sự Vĩ Ðại Của Giòng Dõi Chúng Ta
Chúng ta hành thiền theo kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana sutta), bởi vậy chúng ta được coi như là người thuộc dòng dõi cao thượng của Ðức Phật. Bạn có thể tự hào gọi mình là con trai hay con gái của Ðức Phật.
Khi hành Thiền Minh Sát là bạn đã được tiếp huyết pháp bảo. Dù bạn có sanh sau thời kỳ Ðức Phật bao lâu đi nữa, dù bạn có thuộc chủng tộc, tín ngưỡng, hay phong tục nào đi nữa, nếu thực hành giới, định, huệ, thì bạn là những thành viên của gia đình pháp bảo. Giáo pháp là máu huyết của chúng ta. Chúng ta có chung dòng máu với những kẻ cao thượng đã được đào luyện cùng một phương cách vào thời kỳ Ðức Phật. Chúng ta hãy tinh tấn thực hành, biết vâng lời và tôn kính, sống theo lý tưởng cao cả và vĩ đại của dòng dõi này.
Anh chị của chúng ta trong thời kỳ Phật còn tại thế là những người có sự chăm chỉ và can đảm lớn lao. Họ không bao giờ thối bước hay đầu hàng. Họ luôn luôn cố gắng cho đến khi hoàn toàn thoát khỏi mọi đau khổ. Vì chúng ta là con cháu của giòng dõi vĩ đại cao quí này, nên chúng ta phải luôn luôn tận lực cố gắng hoàn thành lý tưởng, không chùn bước hay đầu hàng.
8. Suy Tưởng Ðến Sự Cao Quí Của Bạn Ðạo
Ðiều thứ tám làm gia tăng tinh tấn là sự suy tưởng đến sự cao quí của những người bạn đạo của chúng ta. Tiếng Pali gọi những pháp hữu cao quí này là brahmacariya, có nghĩa là những người sống một đời sống thánh thiện.
Ðầu tiên, những người bạn đạo cao quí này là các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni. Tỳ kheo ni đoàn của Phật Giáo Nguyên Thủy nay đã mất. Có thể nói vào thời đại của chúng ta chỉ có tỳ kheo và sa di thực hành theo giới luật của Ðức Phật. Còn thiện nam tín nữ, tu nữ (silashin), dù giữ ít giới luật hơn, nhưng sống đời sống thánh thiện.
Dầu tại gia hay xuất gia, mọi thiền sinh đều thực hành giới, định, huệ. Là một thiền sinh, bạn giữ giới hạnh của những vị học trò của Ðức Phật lúc Ngài còn tại tiền, đó là các Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất), Ngài Moggallana (Mục Kiền Liên), hai vị thượng thủ thinh văn của Phật, cũng như Ngài Ca Diếp. Về phía tỳ khưu ni, có trưởng lão ni Gotami và môn đệ, cùng rất nhiều vị tỳ kheo ni cao quí và dũng cảm, kiên trì để thành tựu giáo pháp. Tất cả những người cao quí ấy là bạn của chúng ta trong đời sống thánh thiện. Chúng ta có thể đọc tiểu sử của những vị này để chiêm nghiệm đức thanh cao, tính can đảm và lòng nhiệt thành của các ngài.
Khi suy tưởng đến điều này, chúng ta có thể tự hỏi: "Liệu chúng ta có thể sống một đời sống lý tưởng và tiêu chuẩn thanh cao như các ngài không?" Chúng ta cũng có thể lấy làm hãnh diện và đầy hứng khởi để nghĩ rằng chúng ta đang có được sự hỗ trợ của tất cả các bằng hữu cao thượng trên trong khi nỗ lực tinh tấn hằng ngày.
Câu Chuyện Về Trưởng Lão Ni Sona: Không Muốn, Không Yêu Thương
Trưởng lão ni Sona trước khi xuất gia là một người mẹ của mười đứa con. Chúng lớn lên, dần dần thành lập gia đình và ở riêng. Khi đứa con cuối cùng thành gia thất, chồng bà quyết định xuất gia tu hành. Một thời gian sau, Sona gom góp tất cả tài sản chia cho các con và bảo chúng tuần tự nuôi dưỡng mình.
Lúc đầu bà rất hạnh phúc. Bà lần lượt đến thăm hết đứa này đến đứa khác. Lúc ấy bà cũng đã già rồi. Nhưng dần dần về sau, các con của bà cảm thấy mệt mỏi khi bà đến ở với họ, vì họ phải bận rộn với gia đình của chính họ. Các con dâu và con rể thường than vãn, tỏ vẻ khó chịu và miễn cưỡng mỗi khi bà đến thăm.
Thấy mình bị hất hủi, bị đối xử thiếu tình thương, bà đâm ra buồn nản và nhận ra rằng mình đang có một đời sống không thoải mái thanh cao chút nào. Có lúc bà nghĩ đến cái chết, nhưng bà thấy đây là giải pháp không thỏa đáng. Thế là bà quyết định đến chùa xin xuất gia.
Sau khi xuất gia, bà không thể đi khất thực hay làm các công việc khác trong chùa vì quá già. Hằng ngày bà chỉ giữ nhiệm vụ nấu nước cho các ni sư. Dầu đã già yếu, nhưng Sona rất thông minh. Nghĩ đến hoàn cảnh của mình, bà tự nhủ: "Ta chẳng còn sống được bao lâu nữa. Ta phải lợi dụng cơ hội này để tích cực hành thiền, không để mất một giây phút nào".
Vì quá già yếu nên lúc kinh hành, ni sư Sona phải vịn vào tường, đi vòng quanh chùa. Lúc kinh hành trong rừng, Sona chọn nơi có cây mọc gần nhau rồi từ từ đi từ cây này sang cây khác. Nhờ chuyên cần tinh tấn với tâm quyết định dũng mãnh, chẳng bao lâu ni sư Sona đắc quả A la hán.
Chúng ta có thể thấy rằng sự vô ơn của đám con bà Sona là cơ duyên tốt để bà Sona giác ngộ. Sau khi thành đạo, ni sư Sona thường nói: "Hãy nhìn trong thế gian. Con người bị dính mắc vào đời sống gia đình và muốn hưởng hạnh phúc thế tục. Nhưng vì bị con cái hất hủi, nên ta đã từ bỏ gia đình, sống đời sống không nhà. Nhờ thế mà bây giờ ta đã đạt được chân lý giải thoát".
Vào thời ni sư Sona, rất dễ vào chùa để xin xuất gia và trở thành một ni sư. Ngày nay, phái nữ không có cơ hội để xuất gia thành một tỳ khưu ni vì ni đoàn đã mất, nhưng đừng lấy thế làm thất vọng. Nếu một phụ nữ muốn từ bỏ đời sống thế tục vẫn có thể vào chùa xin tu.
Mặc dầu một cách tinh xác theo giới luật, thì phụ nữ ngày nay không thể thành tỳ khưu ni, nhưng theo kinh tạng, thì phụ nữ hiện nay vẫn có thể trở thành tỳ khưu hay tỳ khưu ni theo lời dạy của Ðức Phật. Vì theo kinh tạng, điều kiện đòi hỏi để một người trở thành tỳ khưu, tỳ khưu ni, là phải thực tâm thanh lọc tâm ý đúng theo bát chánh đạo. Như vậy, phụ nữ không bị mất đặc quyền trở thành một tỳ khưu ni trong thời đại này mà họ có thể trở thành một tỳ khưu nữa.
9. Tránh Xa Người Biếng Nhác
Cách thứ chín làm phát sanh tinh tấn là tránh xa người biếng nhác. Có những người không thích mở mang tâm trí. Họ chẳng muốn tự thanh lọc tâm mình. Họ chỉ muốn ăn, ngủ và vui chơi theo ý họ. Họ chẳng khác nào con trăn sau khi nuốt mồi nằm bất động hằng giờ. Làm sao bạn có hứng khởi đẩy mạnh tinh tấn khi thân cận với những hạng người này? Bạn cần phải tránh xa việc nhập bọn với những kẻ biếng nhác chảy thây này. Có tránh xa hạng người này thì bạn mới có thể bước được một bước tích cực để triển khai hạnh tinh tấn.
10. Làm Bạn Với Người Siêng Năng Tinh Tấn
Bây giờ, bạn hãy bước thêm một bước nữa để thân cận với các thiền sinh tinh tấn kiên trì trong việc đào luyện tinh thần qua việc nỗ lực hành thiền. Ðây là cách thứ mười để làm phát sanh tinh tấn.
Người bạn siêng năng tinh tấn ở đây đặc biệt được đề cập đến là những thiền sinh trong khóa thiền, nhưng thực ra, bạn có thể thân cận với những người có nhiệt tâm với giáo pháp, kiên nhẫn, chịu đựng và quyết tâm tinh cần chánh niệm từng giây phút một và kiên trì tinh tấn ở mức độ cao. Một người để hết tâm trí vào việc phát triển tinh thần, chú trọng đến sức khỏe của tâm, là người bạn tốt nhất của thiền sinh.
Trong khóa thiền, bạn có thể noi theo gương của những thiền sinh gương mẫu. Bạn có thể nhìn cung cách và việc thực hành của họ mà cố bắt chước theo cho bằng hay vượt hơn họ. Ðiều này sẽ giúp bạn phát triển chính mình. Bạn sẽ tập nhiễm theo thói quen tinh cần của họ. Hãy theo gương các người siêng năng tinh tấn để tạo sự siêng năng tinh tấn cho chính mình.
11. Kiên Trì Hướng Tâm Vào Việc Phát Triển Ðức Tinh Tấn
Cách cuối cùng và tốt nhất để làm phát sanh tinh tấn là kiên trì hướng tâm vào việc phát triển đức tinh tấn. Chìa khoá của việc thực hành này là phải đề ra một quyết tâm. "Tôi sẽ cố gắng chánh niệm trong từng giây từng phút. Tôi không để tâm phiêu bồng trượt khỏi đề mục trong khi ngồi, đứng, đi, di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tôi không để một phút giây chánh niệm nào bị vất bỏ". Nếu bạn không tinh cần mà lại bất cẩn, thiếu thận trọng, hoặc có tinh thần chủ bại, thì việc hành thiền của bạn sẽ bị tan rã ngay từ phút đầu.
Mỗi phút giây phải được vun bồi bằng sự dũng cảm tinh tấn này. Phải có nỗ lực tinh cần bền bỉ. Mỗi khi lười biếng lẻn vào, dù chỉ trong phút giây, bạn phải chụp lấy ngay và đẩy ra ngoài. "Kosajja", hay lười biếng, là một trong những yếu tố phá hoại lớn lao nhất trong việc hành thiền. Bạn có thể loại trừ nó bằng đức tinh tấn bao gồm can đảm, bền chí, kiên nhẫn, chịu đựng.
Hy vọng tinh tấn sẽ phát sinh trong bạn qua mỗi một hay toàn thể mười một cách trên, để bạn có thể tiến nhanh trên đạo giải thoát và cuối cùng nhổ tận gốc rễ mọi phiền não trói buộc.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỉ
Piti, hay hỉ, có đặc tính vui vẻ thích thú và thỏa mãn. Ngoài đặc tính trên, tâm sở hỉ có thể thâm nhập vào các tâm sở phối hợp khác và làm cho chúng nhẹ nhàng, vui thích và thỏa mãn.
Nhẹ Nhàng Và Linh Hoạt
Hỉ làm thân tâm nhẹ nhàng và tràn đầy linh hoạt. Theo sự phân tích cổ điển, thì hỉ có công năng sau đây: "Tâm trở nên nhẹ nhàng, đầy năng lực, thân cũng cảm thấy linh hoạt, nhẹ nhàng và năng động. Trên thực tế, sự biểu hiện của hỉ là cảm giác nhẹ nhàng trong thân. Hỉ biểu hiện rõ ràng nhất qua những cảm giác nhẹ nhàng của cơ thể".
Lúc hỉ xuất hiện thì những cảm giác thô tháo, khó chịu, không êm ái được thay thế bằng những cảm giác mềm dịu, nhẹ nhàng, êm ái, lắng dịu. Thân thể bạn có thể có cảm giác nhẹ nhàng như đang trôi trên mây. Vào lúc đó, sự nhẹ nhàng có tính năng động hơn là tĩnh lặng. Bạn cảm thấy như mình đang bị đẩy tới hay kéo lui, lắc lư, đu đưa như đang lướt trên sóng dồi. Bạn có thể có cảm giác mất thăng bằng nhưng rất sảng khoái.
Năm loại hỉ
- Khinh hỉ: Lúc bắt đầu hành thiền, sau khi các chướng ngại bị tạm thời khắc chế trong một thời gian, thiền sinh cảm thấy lành lạnh, rờn rợn, đê mê, đôi khi nổi da gà. Ðó là giai đoạn đầu tiên của cảm giác hỉ lạc, gọi là khinh hỉ, hay tiểu hỉ.
- Sát na hỉ: Hỉ đến một cách chớp nhoáng như tia chớp. Sát na hỉ có cường độ mạnh hơn loại hỉ đầu tiên.
- Hải triều hỉ: Thiền sinh cảm thấy như mình đang ngồi trên bờ biển, thình lình sóng lớn dâng lên cuốn hút họ. Thiền sinh có hỉ lạc này cảm thấy như mình bị cuốn trôi khỏi mặt đất, tim đập thình thịch, cả thân và tâm bị tràn ngập. Lúc ấy, thiền sinh phân vân không biết chuyện gì xảy ra.
- Thượng thăng hỉ: Thiền sinh cảm thấy thân hình nhẹ nhõm như đang ngồi cách mặt đất vài thước. Thấy mình dường như đang trôi hay đang bay, chứ không phải đang đi trên mặt đất nữa.
- Sung mãn hỉ: Ðây là loại hỉ mạnh nhất, thấm nhuần toàn thân như nước tràn bờ. Thiền sinh cảm thấy một sự thoải mái kỳ diệu và chẳng muốn đứng dậy. Thật là thích thú khi tiếp tục ngồi bất động như thế.
Ba loại hỉ đầu tiên được gọi là "thiểu" hỉ (pamojja), hay là hỉ lạc yếu ớt. Hai loại hỉ sau cùng là hỉ (piti), hay hỉ lạc mạnh mẽ. Ba loại hỉ đầu là nhân, hay là sự kích động cho hai loại hỉ sau.
Chú Tâm Sáng Suốt Làm Phát Sanh Hỉ
Cũng như đối với tinh tấn, chú tâm sáng suốt làm cho phát sanh tinh tấn. Ðức Phật dạy chú tâm sáng suốt cũng là nguyên nhân phát sanh hỉ, đặc biệt là chú tâm sáng suốt đến ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng khiến hỉ lạc phát sinh, và do hỉ lạc này, tinh tấn lại tăng triển.
Mười Một Cách Làm Phát Sanh Hỉ
Theo chú giải có mười một cách làm phát sanh hỉ:
1. Nhớ Ðến Ðức Hạnh của Phật
Cách đầu tiên là niệm Phật, suy tưởng đến đức hạnh của Ðức Phật. Ngài có rất nhiều đức hạnh nhưng bạn không cần phải suy tưởng đến tất cả mọi đức hạnh của Ngài vì đức hạnh của Ngài bao la vô cùng vô tận. Theo truyền thống, chúng ta chỉ niệm tưởng đến một số đức hạnh của Ngài mà thôi, chẳng hạn niệm tưởng đến danh hiệu Araha hay A la hán. Ân đức này có nghĩa là Ðức Phật xứng đáng được tất cả nhân loại, chư thiên và phạm thiên tôn trọng, cúng dường, bởi vì Ngài đã hoàn toàn trong sạch, diệt tận các loại phiền não. Khi nghĩ đến những đức tính trong sạch của Ðức Thế Tôn sẽ làm cho hỉ phát sanh. Bạn có thể niệm đến ba ân đức của Ðức Phật, đó là ba sự thành tựu: thành tựu nhân, thành tựu quả và thành tựu phục vụ (Xem phần Dũng Cảm Tinh Tấn).
Nhưng suy tưởng đến đức hạnh của Ðức Phật, cũng như đọc tụng ân đức Phật không phải là cách duy nhất để niệm tưởng đến những đức tính vĩ đại cao cả của Ngài. Thật vậy, đạt đến tuệ giác nội quán còn giá trị hơn nhiều. Khi thiền sinh đạt được tuệ giác thấy rõ sự sanh diệt thì tâm hỉ sẽ tự nhiên phát sinh cũng như lúc suy tưởng đến đức hạnh của Ðức Phật. Ðức Phật dạy: "Người nào thấy Pháp bảo là thấy Như Lai". Một số thiền sinh đạt tuệ giác sẽ thật sự cảm nhận được sự cao cả của Ðức Thế Tôn, vị sáng tổ của giòng dõi chúng ta. Bạn có thể tự nhủ: "Ta mà còn có thể kinh nghiệm được một tâm thanh tịnh như thế này, huống hồ Ðức Phật, sự thanh tịnh của Ngài còn vĩ đại, cao thượng biết bao".
2. Suy Tưởng Ðến Ân Ðức của Pháp Bảo
Theo truyền thống, ân đức đầu tiên của Pháp Bảo được tán thán trong câu: "Pháp Bảo đã được Ðức Thế Tôn khéo nói". Thật vậy, Pháp Bảo đã được Ðức Thế Tôn khéo tuyên bố. Ðức Phật đã dạy giáo pháp một cách có hiệu quả nhất, và những vị thầy hiện nay của bạn đã được truyền thừa. Ðây đúng là nguyên nhân để bạn hoan hỉ.
Ðức Phật giảng dạy rất nhiều về sự thực hành giới, định, huệ. Muốn thực hành, trước tiên bạn phải thanh tịnh giới bằng cách giữ gìn giới luật. Chúng ta phải cố gắng phát triển trọn vẹn giới luật ở mức độ cao bằng cách chế ngự thân khẩu. Ðiều này đem lại cho ta nhiều lợi ích. Trước tiên ta tránh khỏi việc tự phán đoán mình, tự khiển trách và hối hận. Chúng ta không bị các bậc thiện trí thức chê trách và không bị luật pháp trừng trị.
Tiếp đến, muốn thực hành lời dạy của Ðức Phật, ta phải phát triển định tâm. Nếu bạn có đức tin, trì chí và kiên nhẫn trong thực hành, thì tâm bạn sẽ an lạc hạnh phúc, rõ ràng, sáng suốt và tĩnh lặng. Ðó là samatha sukha, hạnh phúc đến từ tâm thanh tịnh và tập trung. Kết quả là bạn có thể phát triển định tâm để đạt được các tầng định, một trạng thái tâm trong đó các phiền não tạm thời bị chế ngự, và kết quả là bạn đạt được sự bình an tĩnh lặng khác thường.
Tiếp theo là thực hành huệ. Hành thiền minh sát, chúng ta sẽ có cơ hội kinh nghiệm loại hạnh phúc thứ ba là huệ. Khi bạn quán thấu sâu xa giáo pháp, đạt được tuệ giác thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng, bạn sẽ cảm thấy một sự hỉ mãn tuyệt diệu. An lạc hạnh phúc này có thể được gọi là an lạc hạnh phúc phấn khích. Sau đó, hạnh phúc trong sáng sẽ đến, và cuối cùng, khi bạn đạt được tuệ xả, lúc bấy giờ, tâm của bạn sẽ an lạc, quân bình đối với tất cả mọi hiện tượng, và bạn sẽ có được hạnh phúc xả thọ. Ðó là một sự an lạc sâu xa, không còn là hạnh phúc với sự phấn khích mà một loại an lạc hạnh phúc êm dịu và quân bình.
Như vậy, đúng theo những lời hứa hẹn và bảo đảm của Ðức Phật, những ai theo đuổi con đường thực hành sẽ kinh nghiệm được tất cả các loại hạnh phúc này. Nếu tận tâm thực hành, bạn sẽ cảm kích sâu xa chân lý pháp bảo. Lúc bấy giờ bạn sẽ tự nói: "Tốt đẹp thay giáo pháp do Ðức Phật giảng dạy! Tốt đẹp thay giáo pháp do Ðức Phật tuyên bố!".
Cuối cùng, siêu việt hơn nữa, hơn hẳn các loại hạnh phúc này, là hạnh phúc của sự đình chỉ. Sau khi vượt qua hạnh phúc xả thọ, thiền sinh sẽ kinh nghiệm một khoảnh khắc trí tuệ xuyên thấu Niết Bàn. Trí tuệ này đến ngay vào lúc đạt được thánh đạo tâm. Sau đó, thiền sinh sẽ cảm kích sâu xa giáo pháp của Ðức Phật. Cảm giác này họ chưa bao giờ biết đến trước đây. Ðức Phật luôn luôn nhắc nhở: "Nếu các con hành thiền theo lối này, các con sẽ đạt đến chỗ chấm dứt khổ đau ". Ðây là sự thật. Nhiều người đã đạt được mục đích này, và cuối cùng đến lượt bạn. Bạn cũng sẽ hân hoan trút bỏ gánh nặng với niềm an lạc hạnh phúc và tràn đầy lòng biết ơn.
Khả Năng Vĩ Ðại Do Sự Thực Hành Ðem Lại
Như vậy, có ba cách để thưởng thức và ý thức rõ ràng giáo pháp đã được Ðức Phật tuyên thuyết một cách tốt đẹp, khéo léo. Trước tiên, nếu bạn suy tư một cách sâu xa đến những khả năng lớn lao nằm trong sự thực hành, tâm bạn sẽ tràn đầy những lời ca tụng tán dương giáo pháp và những hạnh phúc an lạc do giáo pháp mang lại. Vì có sẵn đức tin sâu xa, nên mỗi khi nghe một bài giảng hay đọc giáo pháp, tâm bạn tràn đầy hỉ lạc và hạnh phúc. Ðây là một trong ba cách thưởng thức giáo pháp.
Thứ hai, nếu bạn đi vào thực hành, những điều hứa hẹn và bảo đảm của Ðức Phật chắc chắn sẽ trở thành sự thực. Giới và định sẽ cải thiện cuộc đời của bạn. Sự thực hành sẽ giúp cho bạn hiểu thâm sâu rằng giáo pháp đã được tuyên bố một cách tốt đẹp vì giáo pháp sẽ giúp bạn có một tâm hồn trong sáng và một hạnh phúc êm đềm sâu xa.
Thứ ba là qua việc thực hành bạn sẽ thấy được sự vĩ đại của giáo pháp, và cuối cùng bạn sẽ có hạnh phúc Niết Bàn. Lúc bấy giờ, một chuyển biến thâm sâu sẽ xảy ra trong đời bạn giống như bạn đã tái sinh. Bạn có thể tưởng tượng ra niềm hỉ lạc vô biên mà bạn đã đạt được vào lúc này.
3. Nhớ Ðến Ân Ðức Tăng
Tăng là một nhóm người sống cao quí trong giáo pháp của Ðức Phật. Tận tâm, cố gắng và kiên nhẫn, họ thực hành đúng theo chánh đạo và đạt đến thánh quả từ thấp đến cao. Nhiều vị, dầu chưa đạt được thánh quả nhưng đang nỗ lực hành trì để giải thoát. Nếu trong lúc hành thiền, bạn đạt được thân tâm an tịnh, và bạn có cảm giác an lạc hạnh phúc, bạn có thể hình dung được cảm giác của người khác cũng như vậy, và có lẽ mức định tâm thanh tịnh của họ còn cao hơn và vượt xa hơn những gì mà bạn đã chứng nghiệm.
Nếu bạn đã đạt được một số tầng mức giác ngộ, bạn sẽ tin tưởng vững chắc vào những vị thánh khác trong hiện tại. Họ đang đi trên cùng một con đường như bạn. Những vị đó chắc chắn là thanh tịnh, trong sạch, khó ai bì kịp.
4. Quán Xét Sự Trong Sạch Thanh Tịnh của Giới Luật Chính Mình
Giới luật thanh cao là một loại đức hạnh có năng lực mạnh mẽ trong việc đem lại cho bạn một cảm giác thoả mãn và an vui lớn lao. Cần phải có kiên trì dũng cảm để duy trì sự thanh tịnh trong sạch này. Khi bạn ôn lại sự thanh tịnh trong sạch do nỗ lực của chính mình đạt được, bạn sẽ cảm thấy một niềm an lạc vô biên tràn ngập trong tâm hồn. Nếu bạn không thể duy trì giới luật trong sạch thanh tịnh, bạn sẽ bị ăn năn, hối hận dày vò, không thể nào tập trung tâm ý vào những gì bạn đang làm, và do đó, việc hành thiền của bạn sẽ không tiến bộ.
Giới hạnh là nền tảng của định tâm và trí tuệ. Nhiều người đã giải thoát nhờ hướng tâm chánh niệm vào sự hỉ lạc do giới luật thanh tịnh đem lại. Nghĩa là khi quán sát sự thanh tịnh trong sạch của giới hạnh mà chính mình đã tạo được, thiền sinh phát sanh tâm hỉ lạc mạnh mẽ, hướng tâm chánh niệm vào sự hoan hỉ sung mãn này, thiền sinh giác ngộ đạo quả. Sự quán xét này có hiệu năng đặc biệt trong trường hợp cần thiết.
Câu Chuyện Tissa: Hỉ Lạc Trong Trường Hợp Cần Thiết
Tissa là một thanh niên trẻ trung giàu có. Sau khi nghe Ðức Phật thuyết pháp, Tissa cảm thấy phải khẩn cấp xuất gia tu hành vì cuộc đời đầy vô thường biến đổi. Là một thanh niên đầy cao vọng, nhưng Tissa hiểu rõ sâu xa sự trống rỗng của cuộc đời nên hướng cao vọng của mình vào mục tiêu cao cả là trở thành một vị A la hán.
Khi xuất gia, Tissa cho em mình là Culatissa một phần lớn tài sản. Với số tài sản nhận được từ anh, Culatissa trở nên giàu có. Bất hạnh thay, vợ của Culatissa thấy tiền chóa mắt nên trở nên tham lam quá độ. Sợ rằng thầy tỳ khưu Tissa sẽ đổi ý hoàn tục và đòi lại tài sản đã cho nên vợ của Culatissa nghĩ cách để bảo vệ số của cải mình vừa nhận được. Cuối cùng, cô ta thuê người giết thầy tỳ khưu Tissa vì nghĩ rằng đây là biện pháp duy nhất để bảo toàn tài sản của mình.
Bọn cướp được hứa một món tiền thưởng rất lớn nên vào rừng tìm thầy tỳ khưu Tissa. Lúc thấy tỳ khưu Tissa đang hành thiền, bọn cướp bao vây lại để giết thầy. Thầy tỳ khưu Tissa nói: "Xin đợi một lát, tôi chưa xong việc". Bọn cướp trả lời: "Làm sao có thể đợi được? Ðây là việc chúng tôi phải làm ngay". Thầy Tissa nói: "Xin các bạn vui lòng đợi chừng một hai đêm rồi lại đây giết tôi". Bọn cướp không chịu: "Làm sao tôi tin được ông? Lấy gì bảo đảm là ông sẽ không bỏ trốn?" Ngoài ba mảnh y và chiếc bát thầy tỳ khưu Tissa chẳng có gì khác để làm bảo đảm cho bọn cướp. Thầy bèn nâng một tảng đá lớn nện mạnh vào hai chân. Thấy quyết tâm của thầy như vậy, chúng đều kinh hoàng. Bây giờ, thầy đã gãy hai chân, không thể nào trốn thoát nên chúng cũng thương tình để cho thầy cố gắng vài hôm. Bọn cướp yên lặng rút lui để lại thầy tỳ khưu Tissa với đôi chân đau đớn.
Bạn hãy tưởng tượng xem, sự quyết tâm đoạn diệt phiền não của thầy tỳ khưu Tissa mạnh mẽ đến chừng nào? Thầy không sợ đau, không sợ chết, nhưng thầy sợ phiền não vẫn còn ngự trị, ngự trị mạnh mẽ trong tâm thầy. Thầy còn mạng sống nhưng chưa hoàn thành được công việc của mình. Thầy sợ phải chết trước khi nhổ được gốc rễ của phiền não.
Xuất gia từ lúc còn trai trẻ khỏe mạnh với đức tin sâu xa, tinh tấn và chánh niệm mạnh mẽ, thầy Tissa có đủ sức dũng cảm để đối diện với cơn đau nhức kinh hồn của đôi chân bị gãy dập. Thầy đã quán sát cơn đau một cách kiên trì dũng cảm không chút thối chuyển. Trong khi quán sát, thầy đã suy tư đến giới hạnh của mình. Thầy tự hỏi từ lúc thầy xuất gia đến nay, thầy đã phạm một giới nào không? Thầy rất vui mừng khi thấy rằng thầy đã giữ giới luật một cách hoàn toàn trong sạch, không hề phạm một giới dầu cho nhỏ nhặt đến đâu đi nữa. Thầy cảm thấy một sự hỉ lạc vô biên tràn ngập cả thân thể và tâm hồn.
Chỗ đau nhức của đôi chân gãy giảm dần, và sự hỉ lạc vô biên trở thành đề mục rõ ràng nhất trong tâm thầy. Thầy hướng tâm chánh niệm vào sự hỉ lạc này và ghi nhận sự hỉ lạc, hạnh phúc và niềm vui. Nhờ ghi nhận đúng đắn như vậy, trí tuệ nội quán chín mùi mau lẹ. Chẳng bao lâu, thầy thấy rõ Tứ Diệu Ðế và trở thành một vị A la hán.
Câu chuyện trên đây là để nhắc nhở thiền sinh phải tạo cho mình một căn bản tốt đẹp về giới. Không có giới luật, ngồi thiền chẳng khác gì mời đau nhức đến. Hãy tạo nền móng trước. Nếu giới luật của bạn mạnh mẽ, nỗ lực hành thiền của bạn sẽ gặt hái được kết quả tốt đẹp.
5. Nhớ Ðến Việc Bố Thí, Giúp Ðỡ Mà Mình Ðã Làm
Nếu chúng ta có thể bố thí hay giúp đỡ người khác với tâm trong sạch, không mưu đồ, bố thí vì sự an lạc và hạnh phúc của kẻ khác, muốn cho họ thoát khỏi đau khổ thì việc làm này sẽ đem lại đầy đủ phước báu. Không những thế, việc bố thí còn làm cho tâm bạn hân hoan, vui vẻ và hạnh phúc.
Ðộng cơ hay lý do thúc đẩy bạn bố thí là điều chủ yếu quyết định việc bố thí có đem lại lợi ích hay không. Hành vi bố thí tốt đẹp không được phát xuất từ lòng ích kỷ ẩn dấu bên trong.
Bố Thí Khi Hiếm Hoi
Bố thí không hẳn phải là bằng tiền. Hành vi bố thí nhiều khi chỉ đơn giản là một lời khuyến khích an ủi người khác khi cần. Trong khi hiếm hoi mà bố thí được mới là điều quan trọng. Dám chia xẻ những gì mình có rất ít cho người khác mới là điều đáng tán dương. "Miếng khi đói, gói khi no. Của tuy tơ tóc, nghĩa so ngàn trùng". Lúc đói kém hiếm hoi thực phẩm mà chia xẻ cho nhau mới là điều đáng quí và khó làm.
Sau đây là câu chuyện bố thí của một nhà vua ở Tích Lan thời xưa. Một hôm từ chiến trận trở về, chỉ còn một ít thức ăn dự trữ, vua gặp một nhà sư đang khất thực trong rừng. Hình như nhà sư là một vị A la hán. Vua dâng một phần lương thực dự trữ hiếm hoi này cho nhà sư. Về sau, khi nhớ lại những việc bố thí mà mình đã làm trước đây, phần lớn đều tràn đầy và quí giá, nhưng việc bố thí mà vua thích thú và hoan hỉ nhất là cúng dường thực phẩm cho vị sư vào lúc chính nhà vua chỉ còn một chút ít thức ăn.
Một câu chuyện khác xảy ra tại thiền viện Mahasi ở Rangoon, Miến Ðiện. Những năm trước đây, khi thiền viện đang ở thời kỳ xây dựng, một số thiền sinh không đủ sức để trả tiền ăn, nhưng việc hành thiền của họ tiến triển tốt đẹp. Thật đáng thương khi họ phải rời thiền viện vì không đủ tài chánh để đóng tiền ăn. Các thiền sư lúc ấy phải cùng nhau hỗ trợ cho các thiền sinh có năng lực mạnh mẽ này. Nhận được sự hỗ trợ của chư Tăng, các thiền sinh trên đã nỗ lực tinh tấn hành thiền và đạt được kết quả tốt đẹp. Các thiền sư rất hoan hỉ vì việc giúp đỡ của mình đã đem lại thành quả lớn lao.
6. Nghĩ Ðến Ðức Hạnh của Chư Thiên và Phạm Thiên
Cách thứ sáu giúp phát sanh hỉ lạc là nghĩ đến đức hạnh của chư thiên và phạm thiên, là những vị trời ở cảnh giới cao hơn chúng ta. Lúc các vị này còn ở cõi người, họ có sự tin tưởng mạnh mẽ vào nghiệp báo. Họ tin rằng hành động thiện sẽ đem lại kết quả tốt đẹp và hành động ác sẽ nhận chịu quả khổ đau. Nhờ tin tưởng nhân quả nghiệp báo, các vị này đã nỗ lực làm lành lánh dữ. Một số lại hành thiền để thanh lọc tâm. Do những hành động thiện này, họ đã tái sinh vào các cõi cao hơn. ở đó, đời sống an lạc hạnh phúc hơn đời sống của con người. Những vị đã đạt được các tầng thiền sẽ được tái sanh vào cõi phạm thiên có đời sống rất dài.
Như vậy, khi suy tưởng đến đức hạnh của chư thiên và phạm thiên, chúng ta chú trọng đến đức tin, sự bố thí, sự tham thiền và lòng kiên trì tinh tấn mà các vị đã hành trì trong lúc còn ở cõi người. Thật dễ dàng khi so sánh chúng ta với các vị đó, vì các vị đó trước đây cũng là người như chúng ta. Nếu thấy các đức tính và sự hành trì của mình không khác gì các vị chư thiên và phạm thiên thì tâm chúng ta sẽ tràn đầy hỉ lạc.
7. Niệm Tưởng Ðến Sự An Lạc Tĩnh Lặng Hoàn Hảo
Theo nghĩa tuyệt đối thì đây là niệm tưởng Niết Bàn. Nếu bạn đã kinh nghiệm sự an lạc tĩnh lặng sâu xa của Niết Bàn thì bạn hãy niệm đến sự an lạc tĩnh lặng này để hỉ lạc phát sanh. Nếu chính bạn chưa kinh nghiệm Niết Bàn, bạn có thể niệm tưởng đến sự mát mẻ yên tịnh của sự định tâm hay của các tầng thiền. Niềm an lạc của sự tập trung tâm ý thâm sâu cao vượt hẳn mọi lạc thú tầm thường của thế gian. Nhiều người có năng lực thiền định cao, sau khi ra khỏi các tầng thiền, trong lúc bình thường, tâm họ vẫn an tịnh tĩnh lặng không bị phiền não chi phối. Cả sáu, bảy chục năm, tâm họ vẫn ở trong trạng thái an lạc, tĩnh lặng. Nghĩ đến sự mát mẻ trong sáng này, hỉ lạc sẽ phát sinh nơi bạn.
Nếu bạn chưa đạt được kinh nghiệm các tầng thiền, hãy nhớ lại những lúc đang hành thiền mà tâm bạn rơi vào trạng thái an tịnh tĩnh lặng, trong sạch sáng suốt, lúc ấy, phiền não đã được đẩy sang một bên, tâm bạn tràn đầy an lạc hạnh phúc. So sánh sự an lạc tịch tịnh này với những hạnh phúc trong trần gian, bạn nhận thấy rằng hạnh phúc thế gian mang đầy sắc thái phàm tục, thô lỗ so với hạnh phúc thanh cao đạt được trong lúc hành thiền. Hạnh phúc và lạc thú của trần gian như lửa đang bùng cháy, trong khi hạnh phúc đến từ một tâm thanh tịnh thì thật mát mẻ, êm dịu. Sự so sánh này sẽ đem lại hỉ lạc cho bạn.
8 & 9. Tránh Xa Người Thô Lỗ và Thân Cận Người Thanh Nhã
Người thô lỗ bị sân hận chế ngự, thiếu từ tâm, thiếu lòng tha thứ, thiếu tình thương. Người thanh nhã có đầy đủ đức từ bi. Trên thế gian này nhiều người tâm đầy sân hận, không thể phân biệt được các hành động thiện ác, không khiêm nhường, không tôn kính các bậc đáng tôn kính, không học hỏi giáo pháp, cũng không hành thiền. Họ dễ dàng nổi giận vì một chuyện bực mình bé nhỏ. Họ cáu kỉnh với người khác và tự hành hạ chính mình bằng sự tự trách. Ðời sống của họ tràn đầy thô bạo và không ý vị. Bạn thử tưởng tượng xem, khi sống chung với các người này, hỉ lạc có phát sinh nơi bạn không?
Trái hẳn với hạng người thô lỗ trên. Một số người có tâm đầy tình thương. Họ nghĩ đến sự an lạc và lợi ích của các chúng sanh khác. Tình thương và sự ấm áp trong tâm họ biểu hiện qua lời nói và việc làm của họ. Họ giao tiếp với người khác bằng lời nói ngọt ngào êm dịu, bằng những cử chỉ tràn đầy tình thương. Thân cận với những người thanh nhã, bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Một người được bao quanh mình bằng sự ấm áp êm dịu của tình thương, chắc chắn tâm sẽ tràn đầy hỉ lạc.
10. Tụng, Ðọc Hoặc Suy Tưởng Ðến Nghĩa Lý của Kinh
Một số kinh sách nói đến những đức hạnh của Ðức Phật. Nếu bạn là một người đầy đủ đức tin thì việc tụng đọc hay suy tưởng đến nghĩa lý của kinh này sẽ đem lại cho bạn nhiều hỉ lạc và hạnh phúc lớn lao. Trong số những kinh điển đó, có kinh Tứ Niệm Xứ nói đến những lợi ích mà bạn có thể gặt hái được trong khi thực hành Pháp bảo. Những kinh khác bao gồm những mẩu chuyện ý nhị, những gương sáng của chư tăng, đoàn thể của những người đi trên con đường thánh thiện. Tụng đọc hay suy tưởng về những kinh này khiến tâm bạn phấn chấn, dẫn đến hỉ lạc và hạnh phúc.
11. Hướng tâm vào việc phát triển hỉ
Cuối cùng, nếu bạn kiên trì, chắc chắn hướng tâm vào việc phát triển tâm hỉ thì bạn sẽ đạt được mục đích. Bạn cần nhớ rõ là hỉ giác chi chỉ phát sinh khi tâm tương đối sạch các phiền não. Bởi thế, muốn có hỉ lạc, bạn phải tinh tấn chánh niệm trong từng phút giây để sự định tâm phát sinh và phiền não bị đè nén. Bạn phải luôn luôn hướng tâm vào việc phát triển hỉ mãn qua sự chánh niệm liên tục, dù bạn đang đi, đang đứng, đang ngồi, đang nằm hay đang làm các công việc khác.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi
Nhiều người tâm luôn luôn ở trạng thái giao động. Tâm họ chạy lung tung hết nơi này đến nơi khác, phất phới như cờ trong gió lộng, tung tán như đám tro bị đá ném vào. Họ không có sự tươi mát, êm dịu, bình an, tĩnh lặng. Tâm bất an và tán loạn này có thể được gọi là những ngọn sóng của tâm, như mặt nước bị gió thổi làm giao động. Những ngọn sóng của tâm sẽ hiển lộ rõ ràng khi sự bất an xuất hiện. Ngay cả khi tâm tán loạn được tập trung, sự định tâm này cũng còn bị trộn lẫn với bất an. Khi nhà có người bệnh, mọi người trong nhà đều xôn xao bất ổn, cũng vậy, bất an có ảnh hưởng mạnh mẽ trên những tâm sở phát sinh đồng thời. Khi bất an hiện diện thì không thể có được hạnh phúc thật sự.
Khi tâm bị tán loạn thì ta không thể kiểm soát được hành vi của mình, bắt đầu hành động theo sự ngông cuồng, tưởng tượng, chẳng ý thức được sự tốt xấu của việc đang làm. Do tâm thiếu suy nghĩ, ta có những hành động và lời nói sai lầm. Những hành động và lời nói sai lầm này khiến ta hối hận, tự trách và giao động. Ðôi khi ta sẽ hối hận mà tự trách mình như sau: "Ta đã làm sai. Ta không nên nói như vậy. Nếu ta suy nghĩ trước khi làm điều đó thì tốt biết mấy". Ðại loại, tâm sẽ bị các tư tưởng như vậy quấy rối. Khi tâm bị tấn công bởi hối hận và tiếc nuối thì sẽ không thể nào có hạnh phúc được.
Thư thái giác chi, yếu tố đưa đến sự giác ngộ này, chỉ phát sinh khi bất an và hối hận vắng mặt. Chữ Pali để chỉ thư thái giác chi là passaddhi, có nghĩa là an tịnh, mát mẻ. Khi tâm không bị giao động thì sự mát mẻ an tịnh mới phát sinh.
Trong thế giới ngày nay, con người có nhiều đau khổ tinh thần. Nhiều người dùng ma túy, thuốc an thần và thuốc ngủ để làm cho tâm an tịnh và vui thú. Thường những người trẻ tuổi dùng ma túy để vượt qua những giai đoạn khó khăn và giao động. Nhiều người cảm thấy thích thú trong khi dùng ma túy nên dùng mãi và sanh ra ghiền. Thật là tội nghiệp. Sự an tịnh do thiền đem lại cao quí gấp bội những loại ma túy hay các loại lạc thú từ ngoài đem lại. Dĩ nhiên, mục đích của thiền cao hơn chứ không phải chỉ là sự an tịnh, nhưng an lạc tĩnh lặng là những lợi ích mà bạn gặt hái trên con đường dẫn đến giải thoát hoàn toàn.
An Tịnh Thân Tâm
Ðặc tính của thư thái là làm an tịnh thân tâm, làm cho mọi giao động trở nên tĩnh lặng.
Làm Cho Tâm Mát Mẻ
Thư thái giác chi có công năng hút và loại bỏ sức nóng của tâm. Sức nóng này do sự bất an, tán loạn và hối hận đem lại. Khi tâm bị các loại phiền não này tấn công sẽ trở nên nóng bỏng như bị nung lửa. Tâm thư thái diệt tắt sức nóng này và thay thế bằng sự mát mẻ dễ chịu.
Không Giao Ðộng
Biểu lộ của thư thái giác chi là sự an tịnh của thân và tâm: thân và tâm không bị giao động.
Là một thiền sinh, bạn dễ dàng quán sát sự an tịnh tĩnh lặng lớn lao mà thư thái giác chi đem lại.
Chắc chắn là bạn đã quen thuộc với sự vắng bóng của thư thái giác chi. Khi không có thư thái giác chi bạn sẽ bị thúc bách phải di động, phải đứng dậy, phải làm chuyện này chuyện kia. Thân thể bạn vặn vẹo, tâm bất an của bạn nhảy tới nhảy lui. Khi mọi phiền não này dừng nghỉ, bấy giờ không còn những cơn sóng trong tâm bạn. Tâm bạn sẽ ở vào trạng thái êm dịu, tĩnh lặng. Mọi hoạt động của bạn trở nên nhẹ nhàng, êm ái, thư thái.
Thư thái giác chi theo sau hỉ giác chi. Khi hỉ giác chi trở nên mạnh nhất, phần lớn sẽ hội nhập với thư thái giác chi. Khi hỉ lạc tràn ngập cơ thể, thiền sinh sẽ hoàn toàn không muốn di chuyển, không muốn sự tĩnh lặng của tâm bị quấy phá.
Sau khi thành đạo, Ðức Phật đã để ra bốn mươi chín ngày để hưởng quả giải thoát. Ngài giữ mỗi tư thế trong bảy ngày ở bảy nơi khác nhau, hưởng quả giải thoát bằng cách nhập và xuất khỏi quả đã đạt được. Nhờ hiệu lực của pháp hỉ (Dhamma piti), toàn thể thân Ngài luôn luôn thấm nhuần sự an tịnh tĩnh lặng nên Ngài không có ý định di chuyển hay nhắm mắt lại nữa. Mắt của Ngài luôn luôn mở hay khép hờ. Bạn cũng có thể có kinh nghiệm được điều này khi hỉ lạc mạnh mẽ phát sinh, lúc bấy giờ mắt của bạn sẽ mở ra một cách tự nhiên ngoài ý muốn. Có thể bạn cố nhắm lại nhưng nó lại mở ra. Thế là cuối cùng bạn quyết định tiếp tục hành thiền với đôi mắt mở. Nếu bạn có được kinh nghiệm này, bạn sẽ thưởng thức được niềm hạnh phúc lớn lao của Ðức Phật và năng lực của pháp hỉ.
Chú Tâm Sáng Suốt Ðem Lại Thư Thái
Theo Ðức Phật thì phương pháp phát sinh thư thái là chú tâm sáng suốt, nhất là chú tâm sáng suốt đến sự phát triển những tư tưởng thiện, những tâm sở thiện, và quan trọng hơn là những tâm sở thiền để cho thư thái giác chi và hỉ giác chi phát sinh.
Bảy Cách Phát Triển Thư Thái Giác Chi
Chú giải nói đến bảy cách làm phát sinh thư thái giác chi.
1. Thực Phẩm Thích Hợp và Bổ Dưỡng
Cách thứ nhất giúp thư thái giác chi phát triển là phải có thức ăn thích hợp. Thực phẩm phải đáp ứng hai yếu tố cần thiết và phù hợp với cơ thể người dùng. Yếu tố dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Thức ăn không cần phải cầu kỳ, nhưng phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, bạn sẽ không đủ sức mạnh cơ thể để tiến bộ trong việc hành thiền. Thực phẩm phải phù hợp với cơ thể và sức khỏe của từng người. Thực phẩm làm sự tiêu hóa rối loạn hay thực phẩm mà bạn không thích cũng khiến cho bạn khó hành thiền. Nếu bạn không cảm thấy khỏe khoắn hay cứ bị ám ảnh bởi thực phẩm mà bạn mong ước thì việc hành thiền của bạn cũng khó tiến bộ.
Chúng ta có thể rút ra một bài học hữu ích từ thời Ðức Phật. Một thương gia giàu có và một tín nữ là hai người lãnh đạo và tổ chức phần lớn các buổi làm phước trong khu vực của Ðức Phật lưu trú giảng dạy. Khi có hai người này thì mọi việc đều chu đáo. Chìa khoá bí mật của sự thành công là họ nắm vững nguyên tắc "cần thiết" và "thích hợp". Họ thường tìm hiểu nhu cầu của chư Tăng, chư Ni và thiền sinh, những người được mời đến nhận lãnh thực phẩm cúng dường. Họ cũng tìm hiểu từng vị để biết nên cúng dường thứ gì cho phù hợp. Khi có thực phẩm cần thiết và thích hợp, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy an lạc và định tâm.
2. Khí Hậu Tốt
Cách thứ hai giúp cho thư thái giác chi phát triển là phải hành thiền ở một nơi có khí hậu tốt. Khí hậu tốt khiến bạn thoải mái an vui để hành thiền. Tuy nhiên cơ thể con người có khả năng thích ứng với mọi thời tiết. Trừ trường hợp khí hậu quá khắc nghiệt, ta có thể dùng các phương tiện hỗ trợ để điều chỉnh như quạt trong mùa nóng, sưởi trong mùa lạnh, v.v...
3. Tư Thế Thoải Mái
Cách thứ ba giúp cho thư thái giác chi phát triển là có tư thế thoải mái trong khi hành thiền. Chúng ta thường đi hay ngồi trong khi hành thiền minh sát. Ðó là hai tư thế tốt nhất cho người mới bắt đầu hành thiền. Thoải mái không có nghĩa là giải đãi quá. Nằm hay ngồi trên ghế dựa có thể được xem là quá giải đãi, trừ trường hợp bạn bị bệnh. Khi bạn ngồi không có chỗ tựa hay khi kinh hành, bạn cần phải có tinh tấn để giữ cho thân thẳng đứng. Trong khi nằm hay tựa lưng vào ghế, sự tinh tấn này bị mất đi khiến bạn dễ ngủ quên. Khi tâm bạn quá thoải mái ngơi nghỉ, chẳng bao lâu bạn sẽ khuấy rối không khí yên tĩnh bằng những tiếng ngáy vang của mình.
4. Duy Trì Sự Quân Bình Tinh Tấn Trong Khi Hành Thiền
Bạn không nên quá phấn chấn hay quá nhu nhược biếng nhác. Nếu bạn quá tinh tấn hay tự thúc đẩy quá mức, bạn sẽ vượt quá mục tiêu, mất đề mục và trở nên mệt mỏi. Nếu bạn làm biếng thì bạn sẽ không với đến nơi và không thể nào đạt đến mục tiêu. Người quá phấn chấn chẳng khác nào kẻ leo núi vội vã mong muốn đạt đến đỉnh một cách mau lẹ. Họ leo thật nhanh, nhưng vì sườn núi dốc nên họ phải dừng lại nhiều lần để nghỉ ngơi. Cuối cùng họ phải để một thời gian lâu dài mới lên được đỉnh núi. Mặt khác, bạn cũng không được làm biếng. Làm biếng là một hình thức của nhu nhược chảy thây. Nó chẳng khác nào con ốc sên bò xa tít mãi đằng sau.
5 & 6. Tránh Người Nóng Nảy, Thân Cận Người An Tịnh
Thân cận người nóng nảy, thô tháo, hung dữ sẽ làm bạn bất an. Tránh xa các hạng người này có thể giúp bạn thư thái thoải mái. Ðiều rõ ràng là nếu thân cận với người tính tình nóng nảy, luôn luôn cau có giận dữ, la mắng nạt nộ bạn thì bạn chẳng bao giờ đạt được tâm tĩnh lặng. Nếu bạn thân cận với người có tâm an định, thân tâm bạn sẽ an lạc tĩnh lặng.
7. Hướng Tâm Vào Việc Hành Thiền
Cách cuối cùng để phát sinh thư thái giác chi là hướng tâm vào việc hành thiền với mục đích là thành tựu sự bình an thư thái. Nếu bạn tinh tấn chánh niệm hướng tâm vào sự an tịnh thì thư thái giác chi sẽ phát sanh một cách tự nhiên.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh Giác Chi
Ðịnh là tâm sở nằm trên đối tượng quán sát. Ðịnh ghim tâm vào đối tượng, xuyên thấu vào trong và nằm trong đó.
Không Giao Ðộng
Tính chất của định là không tách rời, không tán loạn, không phân tán, nghĩa là tâm dán chặt vào đối tượng, chìm trong đối tượng và duy trì sự an tịnh tĩnh lặng ngay nơi ấy.
Ðịnh Vào Ðối Tượng Cố Ðịnh Và Ðịnh Vào Sự Biến Ðổi Của Ðối Tượng
Có hai loại định tâm. Thứ nhứt là liên tục định tâm trên một đề mục cố định. Ðây là thiền chỉ hay thiền vắng lặng. Thứ hai là sát na định, nghĩa là tâm định trên từng biến đổi một của đề mục. Sự định tâm thứ nhất có tính cách liên tục vì mục đích của sự định tâm này là trụ tâm vào đề mục không tán loạn. Sự định tâm thứ hai là trụ tâm vào sự biến chuyển của đề mục.
Ðịnh tâm liên tục sẽ đạt được khi định tâm trên một đề mục duy nhất. Ðây là loại định tâm đạt được trong thiền chỉ hay thiền vắng lặng. Tâm của thiền sinh phải đặt trên chỉ một đối tượng và không một đối tượng nào khác. Người hành thiền vắng lặng sẽ kinh nghiệm được điều này, đặc biệt là khi họ đắc được các tầng thiền chỉ.
Sát na định đạt được trong thiền minh sát. Mục đích của Thiền Minh Sát là phát triển trí tuệ và hoàn tất các tuệ minh sát. Thiền Minh Sát đặt căn bản trên trí tuệ trực giác như: trực giác phân biệt thân và tâm, hay danh và sắc; trực giác được sự liên hệ nhân quả của danh sắc, trực giác về vô thường, khổ não, vô ngã của các hiện tượng thân tâm... Ðó là những tuệ giác căn bản của trí tuệ nội quán. Còn có những tuệ giác kế tiếp nữa mà thiền sinh phải chứng nghiệm trước khi đạt được đạo và quả tâm, lấy Niết Bàn hay sự chấm dứt mọi khổ đau làm đối tượng.
Trong thiền minh sát, đối tượng để hành thiền rất quan trọng. Ðối tượng này là các hiện tượng của thân và tâm, hay danh và sắc. Khi hành thiền, thiền sinh quán sát trực tiếp các hiện tượng này để thấy rõ bản chất của chúng mà không dựa vào sự suy nghĩ hay tưởng tượng. Nói cách khác, khi hành thiền minh sát, thiền sinh quán sát theo dõi nhiều đối tượng khác nhau với mục đích trực giác được bản chất của chúng. Trong thiền minh sát, sát na định đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Ðối tượng của Thiền Minh Sát sinh rồi diệt liên hồi. Sát na định sinh ra từng thời điểm một với đối tượng quán sát. Mặc dầu sát na định có tính cách tạm thời nhưng nó có thể khởi sinh từ thời điểm này sang thời điểm khác, hay từ sát na này sang sát na khác mà không có sự gián đoạn bên trong. Nếu sát na định được khởi sinh liên tục không gián đoạn thì nó cũng giống như liên tục định, trấn áp phiền não và tạo nên an lạc tĩnh lặng.
Gom Tụ Tâm
Khi bạn ngồi quán sát chuyển động phồng xẹp của bụng, bạn nỗ lực chánh niệm vào tiến trình chuyển động này, và bạn đang ở trong khoảnh khắc hiện tại. Với mỗi khoảnh khắc của nỗ lực tinh tấn, bạn bành trướng khả năng chánh niệm bao hàm trong những hoạt động của tâm để quán sát đối tượng. Tâm dính chặt vào đối tượng quán sát, bạn rơi vào hay ở trong đối tượng. Không những tâm an trụ hay xuyên thấu vào đối tượng, không những tâm ở yên, tĩnh lặng trên đối tượng vào thời điểm ấy, mà định tâm sở này còn có năng lực gom tụ các tâm sở khác một cách tức khắc vào thời điểm ý thức trên. Công năng của định tâm là gom tụ các tâm sở khác lại với nhau. Nó giữ tất cả các tâm sở liên hệ thành một nhóm để chúng khỏi phân tán hay tách rời ra. Thế là tâm an trụ vững chãi sâu xa vào đối tượng.
Bình An Tĩnh Lặng
Ðây là câu chuyện về cha mẹ và con cái. Cha mẹ đạo đức luôn luôn muốn con mình lớn lên có đủ tư cách và phẩm hạnh tốt. Nhằm mục đích này, cha mẹ đã cố gắng tìm mọi cách để giáo dục và kiểm soát các con mình. Con trẻ chưa đủ kinh nghiệm, chưa già dặn nên cha mẹ thường ngăn cấm chúng làm bạn với những trẻ con tinh nghịch, thiếu giáo dục. Tâm sở của chúng ta chẳng khác nào những đứa trẻ. Những đứa trẻ thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ thường có những hành động tai hại đến chính mình và người khác. Cũng vậy, tâm không được kiểm soát huấn luyện sẽ đau khổ vì những ảnh hưởng xấu. Phiền não luôn luôn lảng vảng gần kề đợi cơ hội nhảy vào quấy phá. Nếu tâm không vững chãi sẽ bị các phiền não như tham sân si xâm nhập. Khi bị các loại phiền não xâm chiếm, tâm trở thành hư đốn, và sự hư đốn này được biểu hiện qua hành động và lời nói. Tâm chẳng khác nào trẻ con. Lúc đầu, bị ép vào khuôn khổ, nó sẽ tức giận và có phản ứng chống lại. Tuy nhiên, dần dần, tâm trở nên thuần thục, hiểu biết, yên tĩnh, và ít bị phiền não chi phối. Tâm định ngày càng vững chãi và trở nên tĩnh lặng, yên tịnh, bình an. Sự bình an và tĩnh lặng là biểu lộ của sự định tâm. Trẻ con cũng vậy. Chúng có thể được giáo huấn thích hợp để có thể trở thành đứa trẻ tốt. Lúc đầu, có thể chúng bướng bỉnh, nhưng dần dần khi lớn lên, chúng sẽ hiểu tại sao người lớn dạy chúng làm điều này điều kia. Chúng sẽ hiểu tại sao người lớn không cho chúng thân cận bạn xấu. Chúng sẽ bắt đầu biết ơn sự săn sóc, sự kiểm soát của cha mẹ chúng. Chúng có thể xem xét những đứa trẻ khác vì cha mẹ không nghiêm dạy nên đã có những hành vi tội lỗi và phạm pháp. Chúng sẽ biết được ai xấu ai tốt trong khi chọn bạn. Càng lớn và càng trưởng thành, chúng sẽ khai triển thêm được những tính tốt hơn nhờ ở sự giáo dục mà chúng đã hấp thụ được từ lúc còn bé.
Ðịnh Tâm Giúp Trí Tuệ Phát Triển
Ðịnh tâm là nguyên nhân gần của sự phát sanh trí tuệ. Ðiều này rất quan trọng. Một khi tâm yên tịnh tĩnh lặng thì trí tuệ có chỗ phát sinh, rồi thiền sinh có thể thấy được bản chất thật sự của thân và tâm. Nhờ trực giác phát sinh từ tâm tĩnh lặng, thiền sinh phân biệt được thế nào là danh sắc và sự tương quan nhân quả của danh và sắc. Từng bước từng bước, trí tuệ sẽ ngày càng xuyên thấu sâu vào chân lý. Thiền sinh sẽ trực nhận được ba đặc tính vô thường, khổ và vô ngã, và cuối cùng trí tuệ tiến đến chỗ chấm dứt khổ đau. Khi sự đạt đạo này xảy ra, thiền sinh sẽ không bao giờ trở thành một người bất thiện nữa dầu ở trong hoàn cảnh nào.
Cha Mẹ và Con Cái
Cha mẹ và những người sắp làm cha mẹ nên chú ý đọc đoạn này. Ðiều quan trọng nhất là những bậc làm cha mẹ phải biết kiểm soát tâm mình bằng sự định tâm. Cuối cùng, họ nên hoàn tất các tầng tuệ minh sát. Những người có tâm định cao rất có tài năng giáo dục con cái vì họ có thể phân biệt được một cách rõ ràng các hành vi thiện ác, và họ có đủ bình tĩnh, đủ sáng suốt, đủ khả năng để hướng dẫn con đi theo đường thiện. Ðiều đặc biệt và quan trọng nhất là họ có thể làm gương mẫu cho con cái. Cha mẹ không kiểm soát tâm mình, có tư cách kém cỏi, thiếu đạo đức, không thể giúp con cái phát triển thiện tâm và trí tuệ.
Một số học trò của tôi ở Miến Ðiện, lúc mới hành thiền, họ chỉ săn sóc con cái về phần vật chất và học vấn. Họ chỉ quan tâm đến việc học hành và việc sinh sống của con cái trong xã hội sau này. Khi những bậc cha mẹ này đến thiền viện, họ chăm chỉ thực hành và sau khi trở về nhà, họ có một thái độ và kế hoạch mới. Bấy giờ, họ thấy rằng điều quan trọng hàng đầu, là phải cho con cái học cách kiểm soát và phát triển thiện tâm chứ không phải chỉ lo cho con cái thành công trong xã hội này mà thôi. Khi con cái đến tuổi thích nghi, cha mẹ thúc giục con cái đi hành thiền. Thật vậy, khi tôi hỏi các bậc cha mẹ có thấy sự khác biệt giữa những đứa con sanh ra trước khi cha mẹ đi hành thiền và những đứa con sinh ra sau khi cha mẹ đi hành thiền không, thì được trả lời: "Những đứa trẻ sanh ra sau khi chúng tôi hoàn tất việc hành thiền thì ngoan ngoãn và vâng lời. Chúng lại có thiện tâm hơn những anh chị của nó sanh ra trước đây".
Chú Tâm Sáng Suốt Giúp Tâm Ðịnh Phát Triển
Ðức Phật dạy rằng sự liên tục chú tâm sáng suốt, hướng tâm vào việc phát triển sự định tâm là nguyên nhân giúp phát sinh tâm định. Ðịnh tâm trước giúp cho định tâm sau phát sinh. Chú giải nói đến mười một cách phát triển định tâm.
1. Sạch Sẽ
Trước hết là làm sạch nội ngoại xứ, tức là làm sạch cơ thể và hoàn cảnh xung quanh. Sạch sẽ ở đây là sạch sẽ bên trong và sạch sẽ bên ngoài, tức là sạch sẽ chính cơ thể mình và những gì quanh mình. Sạch sẽ bên trong hay sạch sẽ thân là phải năng tắm rửa, đầu tóc gọn gàng, móng tay móng chân cắt ngắn, và đừng để bị bón uất. Sạch sẽ bên ngoài là ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, phòng ốc thứ tự sạch sẽ. Ðiều này giúp cho tâm trong sáng. Khi mắt thấy bụi bặm, hỗn loạn và thiếu ngăn nắp thì sự bối rối, lo lắng, hỗn loạn cũng phát sanh theo. Nhưng khi mọi điều kiện và hoàn cảnh chung quanh đều gọn gàng tươm tất thì tâm sẽ trong sáng. Một tâm trong sáng là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển trí tuệ.
2. Quân Bình Tâm
Cách thứ hai giúp cho định tâm phát triển là quân bình ngũ căn: Quân bình trí tuệ và đức tin, quân bình tinh tấn và định. Tín, tấn, niệm, định, huệ phải được phát triển hài hoà. Tín và huệ phải quân bình với nhau. Tinh tấn và định phải quân bình với nhau. Việc hành thiền tùy thuộc vào sự quân bình các lực qua từng cặp này. Nếu đức tin quá mạnh hơn trí tuệ thì trở thành cả tin, bất cứ cái gì cũng tin được, hoặc sẽ bị lôi cuốn bởi những tư tưởng quá sùng tín, quá mộ đạo, chỉ lo nghĩ đến việc làm phước, giúp đỡ người khác, tụng kinh quá nhiều làm cản trở việc hành thiền. Ðức tin rất cần thiết, nhưng trong lúc hành thiền phải biết quân bình với trí tuệ, nếu không thì đức tin biến thành một trở ngại.
Mặt khác, nếu trí tuệ hay sự thông thái quá trội sẽ khiến tâm vọng động, suy nghĩ, đánh giá, nhiều lúc đưa đến việc thiền sinh sẽ tự lừa dối mình bằng nhiều cách. Những người có nhiều trí tuệ nhưng thiếu đức tin thường coi nhẹ các việc làm phước, lễ bái, kính trọng Phật, Pháp, Tăng, v.v... Họ bị sự thông thái quá trớn của mình hướng đi những đường sai lạc, nhiều lúc trở thành láu cá, quanh co, ngụy biện, tự đánh lừa mình, đánh lừa sự thật.
Sự quân bình giữa tinh tấn và định hoạt động như sau: Nếu quá thích thú và hăng say thực hành thì tâm sẽ giao động bất an, không thể an trụ trên đề mục quán sát. Khi tâm trượt khỏi đề mục, vọng động tán loạn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu. Nếu định nhiều quá lại có thể dẫn đến làm biếng và dã dượi buồn ngủ. Khi tâm trở nên tĩnh lặng và dường như dễ dàng an trụ trên đề mục không rời thì thiền sinh bắt đầu muốn nghỉ ngơi và buông lỏng, lúc ấy dã dượi, buồn ngủ sẽ sớm bước chân vào.
Quân bình ngũ lực là một điểm quan trọng thiết yếu mà thiền sư phải biết thấu đáo để hướng dẫn thiền sinh. Phương pháp căn bản nhất để quân bình và tái lập lại sự quân bình là tăng cường sức mạnh cho lực còn lại, đó là chánh niệm.
3. Thiện Xảo Về Tướng
Nguyên nhân thứ ba giúp phát triển định tâm liên quan đến thiền chỉ, hay là thiền vắng lặng hơn là thiền minh sát. Ðó là thiện xảo trong sự tập trung vào đề mục, đó là duy trì rõ ràng các tướng của đề mục (hình ảnh trong tâm) khi hành thiền chỉ.
4. Nâng Ðỡ Tâm Khi Tâm Suy Yếu
Cách thứ tư giúp định tâm phát triển là nâng đỡ tâm khi nó nặng nề, suy yếu và xuống tinh thần. Vào lúc ấy việc hành thiền của bạn đầy dẫy sự rối loạn, bạn phải cố gắng nâng đỡ tâm. Nên dùng kỹ thuật làm phát sanh tinh tấn, hỉ và trạch pháp. Nâng đỡ, khuyến khích tâm của thiền sinh là một trong những nhiệm vụ của thiền sư. Khi thiền sinh vào trình pháp với khuôn mặt dài thoòng, nhăn nhó, bực tức, thiền sư sẽ biết cách hướng dẫn để thiền sinh phấn chấn trở lại.
5. An Ðịnh Tâm Khi Tâm Quá Phấn Chấn
An định tâm quá phấn chấn là nguyên nhân phát triển tâm định. Khi thiền sinh có những kinh nghiệm đê mê ngây ngất trong khi thực hành, thiền sinh trở nên quá phấn chấn và khích động. Lúc đó sự tinh tấn của họ quá trội. Trong trường hợp này thiền sư không nên khích lệ thiền sinh, mà phải nói thế nào để đưa thiền sinh trở về với vị trí thích hợp, hoặc là khuyên thiền sinh nên thản nhiên, chỉ cần trở về quán sát theo dõi mà không cần cố gắng quá mức.
6. Khích Lệ Tâm Bị Héo Mòn Vì Sự Ðau Nhức
Nếu tâm bị co thắt hay héo mòn suy nhược vì bị đau nhức, cần phải làm cho tâm trở nên vui tươi an lạc. Ðây là cách thứ sáu làm cho định tâm phát sinh. Một thiền sinh có thể bị xuống tinh thần vì hoàn cảnh chung quanh hoặc do bệnh cũ tái phát. Vào lúc ấy, tâm cần được nâng đỡ để tâm trong sáng và sắc bén trở lại. Bạn có thể dùng nhiều cách để nâng đỡ tâm, hoặc thiền sư cũng có thể giúp cho bạn vui tươi an lạc trở lại bằng những lời giảng giải khích lệ.
7. Liên Tục Quân Bình Chánh Niệm Trong Mọi Lúc
Ðôi khi việc hành thiền của bạn tiến triển sâu xa. Lúc ấy dường như bạn chẳng cần cố gắng mà vẫn chánh niệm dễ dàng trên đề mục khi chúng sanh và diệt. Khi ấy, bạn đừng xen vào, đừng đẩy thêm tinh tấn gì cả, mặc dầu bây giờ tốc độ thoải mái của bạn dường như chậm lại và bạn muốn nhấn thêm ga, bạn muốn mau chóng thấy được giáo pháp. Nếu bạn cố gắng gia tăng tốc độ, bạn sẽ làm cho tâm quân bình bị xáo trộn, và chánh niệm của bạn bị cùn lụt. Mặt khác, khi thấy việc hành thiền của mình có vẻ trơn tru đẹp đẽ, bạn lại ỷ y và có khuynh hướng nghỉ xả hơi quá nhiều; điều này cũng khiến việc hành thiền của bạn bị thụt lùi. Khi việc hành thiền tiến triển tốt đẹp, nhận thấy không cần cố gắng nhiều mà vẫn ghi nhận dễ dàng mọi hiện tượng, mọi diễn biến xảy ra, thì đừng ỷ y coi thường, tự đắc, mà phải duy trì đều đặn sự tinh tấn, giữ vững tốc độ đừng để mất trớn, mất đà đang có trong hiện tại.
8 & 9. Tránh Người Không Ðịnh Tâm, Gần Người Ðịnh Tâm
Cần phải tránh người không định tâm và cần phải thân cận, gần người định tâm. Ðó là cách thứ tám và chín giúp định tâm phát triển. Những người không bình an tĩnh lặng, chưa từng phát triển một loại định tâm nào, thường có nhiều bất an giao động. Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình có cha mẹ là những người định tâm thì tâm của chúng cũng bình an. Những đứa con sinh ra trong gia đình có cha mẹ là những người không định tâm thì tâm của chúng cũng không bình an tĩnh lặng.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Thân cận người có tâm định, tâm bạn cũng sẽ bớt giao động. Người ta còn gọi một danh từ "điện hút" để chỉ ảnh hưởng quan trọng của hoàn cảnh chung quanh. Nhiều người trước đây chưa từng hành thiền, khi đến thăm một trường thiền, họ bắt đầu cảm thấy bình an tĩnh lặng. Họ đã bắt được tầng số rung động của các thiền sinh đang tinh tấn hành thiền. Thế là họ quyết định đến thực tập.
Vào thời Ðức Phật có vua A Xà Thế (Ajatasattu) đã giết cha để đoạt ngôi. Nhà vua đã trải qua nhiều đêm mất ngủ vì bị dày vò bởi tội lỗi đã làm. Cuối cùng, nhà vua quyết định đến gặp Ðức Phật để xin lời chỉ giáo. Ông cùng các cận thần băng qua khu rừng đến nơi chư tăng đang ngồi định tâm tĩnh lặng nghe Ðức Phật giảng dạy. Hàng ngàn người chăm chú nghe, không một tiếng động. Sự an tịnh này đã ảnh hưởng đến nhà vua và khiến mọi giao động bất an, hối hận trong tâm nhà vua biến mất. Nhà vua cảm thấy một sự bình an tĩnh lặng tràn ngập tâm mình, một hạnh phúc an tịnh mà nhà vua chưa từng có trước đây.
10. Nhớ Ðến Sự Bình An Tĩnh Lặng của Sự Nhập Ðịnh.
Ðiều này có liên quan đến những người có hành thiền chỉ. Mục đích của thiền chỉ là đạt được sự vắng lặng. Nhớ lại phương thức đã áp dụng để đạt được các tầng định trong thiền, thiền sinh có thể xử dụng phương thức này một cách giản lượt để đạt được sự định tâm trong hiện tại.
Những người chưa đắc được các tầng thiền có thể nhớ lại đôi lúc tâm định rất mạnh trong một thời gian, hoặc khi hành thiền mà họ cảm thấy an lạc hạnh phúc và lúc tâm an chỉ vào đề mục. Nhớ lại những cảm giác an lạc thoát khỏi các chướng ngại và sự an lạc tĩnh lặng của tâm có được do sự hoạt động liên tục của sát na định sẽ làm phát sanh sự định tâm.
11. Hướng Tâm Vào Việc Phát Triển Ðịnh Tâm
Nguyên nhân thứ mười một và là nguyên nhân cuối cùng giúp phát triển tâm định là kiên trì hướng tâm vào việc phát triển định tâm. Tất cả đều tùy thuộc vào sự tinh tấn trong từng phút từng giây. Nếu cố gắng định tâm, bạn sẽ thành công.
Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả Giác Chi
Có lẽ Liên Hiệp Quốc nên có một tên mới, phải được gọi là "Tổ Chức Vô Tư". Các đại biểu phải luôn luôn nhớ đến sự vô tư, hay tâm xả, khi ngồi vào bàn hội nghị, đặc biệt vào lúc phải giải quyết một vấn đề nóng bỏng. Các đại biểu phải giữ một thái độ vô tư, không lệch lạc, không thành kiến, không thiên vị, bình thản, trầm tĩnh trước những vấn đề khó khăn.
Chữ "upekkha" có nghĩa là bình thản, trầm tĩnh, vô tư, không thành kiến, không lệch lạc, không thiên vị. Thông thường, xả được ám chỉ sự quân bình năng lực. Ðây là một tâm trung gian không thiên lệch. Tâm xả có thể được vun bồi trong cuộc sống hằng ngày, trong việc quyết định công việc cũng như trong lúc hành thiền.
Hòa Giải Các Ðối Nghịch Bên Trong
Tâm xả có khả năng hoà giải các đối nghịch bên trong. Khi hành thiền, nhiều tâm sở chống đối, cạnh tranh nhau trong ta. Có lúc đức tin muốn đè bẹp trí tuệ, có lúc trí tuệ muốn lấn áp đức tin. Mọi thiền sinh đều biết rõ là muốn duy trì sự tiến bộ và điều hướng tốt đẹp việc hành thiền thì phải quân bình hai yếu tố tín và huệ này. Cũng vậy, tinh tấn và định cũng phải được quân bình. Vào lúc mới hành thiền, bạn rất phấn chấn và nhiều tham vọng. Ngay khi vừa ngồi xuống, bạn đã chụp ngay vào sự phồng xẹp hay bất kỳ đối tượng nào xảy ra. Do tinh tấn quá độ, tâm bạn vượt quá đề mục, trượt khỏi đề mục, vượt quá mục tiêu, như đưa tay hái trái cây mà bạn vượt quá đà, đưa tay ra quá xa nên không nắm được trái. Không nắm được đề mục khiến bạn thất vọng cho rằng mình đã cố gắng hết sức mà vẫn không kết quả. Có lẽ bạn đã khám phá ra sự điên cuồng của mình và biết rằng mình đã trượt khỏi nhịp đều đặn của các diễn biến xảy ra.
Khi bạn chú tâm quán sát chuyển động phồng xẹp, tâm bạn dính chặt vào tiến trình chuyển động và đi song song với chúng. Khi tâm chánh niệm tốt đẹp, bạn thấy việc theo dõi tiến trình chuyển động trở nên dễ dàng. Thế là bạn bắt đầu có khuynh hướng muốn nghỉ ngơi thoải mái một chút. Tinh tấn giảm sụt. Nếu bạn không cẩn thận thì dã dượi buồn ngủ sẽ len lén đi vào rồi tràn ngập và đàn áp bạn.
Vào lúc thiền sinh phân biệt được danh sắc và thấy rõ sự liên hệ của chúng, thiền sinh nếm được hương vị của giáo pháp và lấy làm thích thú, phấn khởi. Tràn ngập lòng tin, thiền sinh bắt đầu muốn nói cho bạn bè, cha mẹ và các người thân biết sự thật kỳ diệu mà mình đã khám phá ra trong lúc hành thiền. Do đức tin, thiền sinh sẽ có nhiều tưởng tượng và tính toán. Sự tưởng tượng và tính toán này đi dần đến chỗ cuồng nhiệt, vô kiểm soát.
Khi việc hành thiền của bạn bị sự suy nghĩ hay những cảm giác yêu ghét xen vào, thì chánh niệm, chánh định sẽ không còn nữa. Khi tâm bạn quá phấn khích, nếu bạn không biết cách điều trị thì các phiền não như dã dượi, buồn ngủ, suy nghĩ, v.v... sẽ lặng lẽ xâm nhập.
Một số thiền sinh khác, khi có được một số tuệ giác, không như các thiền sinh trên muốn truyền bá giáo pháp, mà lại bắt đầu phân tích, diễn giải kinh nghiệm của mình. Mỗi một chuyện nhỏ nhặt mà thiền sinh kinh nghiệm qua đều được suy diễn dưới ánh sáng lý thuyết của thiền mà thiền sinh đã đọc. Thế là một chuỗi suy nghĩ, lý luận, phán đoán lại diễn ra, cản trở sự tiến bộ trong việc thực hành của thiền sinh. Ðó là những hiện tượng xảy ra ở những thiền sinh quá thông minh.
Nhiều thiền sinh lại có khuynh hướng phân tích, kiểm chứng, lý giải tất cả những gì mình nghe được trước khi chấp nhận. Họ lấy làm hãnh diện về óc phân tích biện biệt của mình. Khi họ đi hành thiền, họ thường thử nghiệm một cách thông minh để thẩm định giá trị của những gì họ đang làm, đem so sánh với những lý thuyết mà họ đã học hỏi, nghiên cứu trước đây. Những thiền sinh này, nếu không thay đổi thái độ thì sẽ bị hoài nghi ngự trị, quay cuồng trong vòng luẩn quẩn không lối thoát. Hạng thiền sinh này sẽ dậm chân tại chỗ mà không tiến tới trước được.
Sau khi nghe lý thuyết một phương pháp hành thiền, hay thực hành phương pháp thiền và thấy được những hiệu quả căn bản, lúc bấy giờ, thiền sinh nên hoàn toàn nghe theo lời chỉ dẫn của thiền sư. Chỉ có hoàn toàn nghe theo lời thiền sư, không kiêu mạn tự đắc, không cứng đầu thì thiền sinh mới tiến bộ nhanh chóng. Thiền sinh như một chiến sĩ trên chiến trận phải tuyệt đối tuân theo lệnh người chỉ huy. Không có thì giờ để băn khoăn thắc mắc sự đúng sai của mệnh lệnh. ở chiến trận không có mệnh lệnh vô lý, chỉ có sự băn khoăn trước mệnh lệnh mới vô lý mà thôi. Nếu mỗi mệnh lệnh từ trên đưa xuống đều được thi hành nghiêm chỉnh thì mới có thể đem lại chiến thắng. Dĩ nhiên, tôi không khuyên các bạn tin tưởng một cách mù quáng.
Khi việc hành thiền của bạn tiến bộ, sự sinh diệt của các hiện tượng được thấy một cách rõ ràng, tinh tế, lúc ấy, có thể bạn sẽ có nhiều sự giao động, bởi vì đức tin và trí tuệ cũng như tinh tấn và định không được quân bình. Nếu sự mất quân bình này được chế ngự và thiền sinh có thể theo dõi một cách đơn giản sự sinh diệt nhanh chóng của các hiện tượng thì sự mất quân bình giữa tín và huệ, giữa tấn và định sẽ được điều chỉnh. Khi bốn yếu tố này được quân bình từng cặp một thì thiền sinh sẽ đạt được trạng thái xả. Ðó là sự quân bình của bốn yếu tố trong ngũ lực. Lúc đó yếu tố thứ năm là chánh niệm sẽ tự động tiến triển mà không cần có sự cố gắng nào. Chánh niệm đóng vai trò quan trọng trong sự điều hợp bốn yếu tố kia.
Tâm được quân bình cũng giống như chiếc xe được kéo bởi hai con ngựa có sức mạnh ngang nhau. Khi cả hai chạy đều nhau thì chiếc xe sẽ được di chuyển một cách dễ dàng, người đánh xe chỉ cần để chúng chạy tự nhiên. Nhưng nếu một con khỏe, một con yếu, thì người đánh xe phải vất vả hơn để xe chạy một cách êm thắm bằng cách giảm tốc độ con ngựa chạy nhanh và gia tăng tốc độ con ngựa chạy chậm. Tương tự như vậy, trong việc hành thiền, thoạt đầu các tâm sở chưa có sự quân bình nên thiền sinh lúc thì quá phấn chấn, lúc thì quá hoài nghi, khi quá hăng say, khi quá biếng nhác. Khi việc hành thiền tiến triển đều đặn thì các yếu tố giác ngộ sẽ phát triển hài hoà, quân bình và sự chánh niệm sẽ duyên thuận theo một cách tự nhiên. Lúc bấy giờ thiền sinh sẽ cảm thấy rất thoải mái khi tâm ở trạng thái thăng bằng chẳng khác nào đang ngồi trên một chiếc xe hơi thượng hảo hạng, xe bon bon trên xa lộ thênh thang, ít xe cộ, với một tốc độ đều đặn.
Tín Quân Bình Với Huệ, Tấn Quân Bình với Ðịnh
Ðặc tính của xả là quân bình các tâm sở để tâm này không quá trội hơn tâm kia. Xả tạo ra sự quân bình giữa tín và huệ, giữa tấn và định.
Không Quá Trội Hay Quá Kém
Chức năng của xả giác chi là làm đầy những cái thiếu và làm giảm những cái thừa. Xả giữ cho tâm không rơi vào chỗ quá phấn khích hay quá giải đãi. Khi tâm xả mạnh thì tất cả đều quân bình, không có yếu tố nào vượt trội hơn yếu tố nào. Khi đạt được tâm xả thì thiền sinh không cần một cố gắng đặc biệt nào để duy trì sự chánh niệm. Lúc bấy giờ, chánh niệm sẽ vận hành một cách tự nhiên.
Người Ðánh Xe Giỏi Ðể Ngựa Tự Kéo
Chánh niệm đảm trách mọi công việc. Chánh niệm cũng giống như người đánh xe thiện nghệ, khéo léo, ngồi một cách thoải mái để cho đàn ngựa tự kéo. Tình trạng quân bình đều đặn này là biểu hiện của tâm xả. Giống như một người gánh đôi nước. Lúc mới tập gánh, thì cần phải có nhiều cố gắng để giữ cho hai thùng nước cân bằng, nhưng dần dần họ sẽ gánh một cách dễ dàng trong nhịp bước đều đặn thoải mái. Nhiều người còn bước thoăn thoắt trên đường gồ ghề lởm chởm với đôi gánh nặng trên vai mà vẫn tự nhiên không cần chút cố gắng nào.
Liên Tục Chánh Niệm Làm Cho Tâm Xả Phát Sinh
Theo Ðức Phật, phương cách làm cho xả phát sinh là có sự chú tâm sáng suốt, liên tục chánh niệm, không gián đoạn và hướng tâm đến sự phát triển tâm xả. Tâm xả trước sẽ tạo ra tâm xả sau và cứ thế tiếp diễn. Khi tâm xả được duy trì tác động thì sẽ dần dần mạnh mẽ, sâu sắc. Tâm xả phát triển giúp thiền sinh thấy rõ sự sinh diệt của mọi hiện tượng một cách sâu xa vững chắc hơn.
Ðối với thiền sinh mới, tâm xả sẽ giúp thiền sinh thấy được sự sinh diệt. Ðối với thiền sinh đã thiền lâu hơn, tâm xả sẽ giúp thấy sự sinh diệt của các hiện tượng mạnh hơn, sâu hơn. Những thiền sinh mới, tâm xả không thể phát sinh một cách dễ dàng dù thiền sinh nỗ lực chánh niệm từ giây phút này sang giây phút khác, nhưng tâm xả đến rồi đi. Tâm chỉ quân bình một chút xíu rồi chấm dứt. Dần dần, tâm xả sẽ mạnh hơn. Tiếp đến, tâm xả kéo dài và thường xuyên hơn. Cuối cùng, tâm xả đủ mạnh để trở thành một yếu tố giác ngộ trong bảy nhân sanh quả bồ đề.
Năm Cách Phát Triển Tâm Xả
Theo chú giải, có năm cách để phát triển tâm xả.
1. Phải Có Thái Ðộ Xả Với Tất Cả Chúng Sanh
Ðiều thiết yếu đầu tiên làm cho tâm xả phát sinh là có thái độ xả đối với tất cả chúng sanh không dính mắc vào ai cả. Chúng sanh ở đây là những người bạn yêu thương, kể cả chư Thiên và loài vật. Chúng ta có nhiều luyến ái, nhiều mong muốn gặp gỡ, gần gũi những người ta yêu thương, ngay cả những con vật cưng. Khi bạn bị dính mắc với người nào hay với con vật gì thì bạn không thể có được tâm xả, và tâm của bạn ở trong trạng thái bất quân bình.
Muốn tạo điều kiện cho tâm xả phát sinh, chúng ta phải cố gắng vun bồi thái độ không luyến ái, không chấp giữ và có tâm xả đối với người và vật ta yêu thương. Là con người sống trong thế gian này, chúng ta phải có một ít dính mắc vào những người thân thuộc, nhưng quá dính mắc sẽ làm hại cho ta và cho cả những người ta yêu thương, vì khi yêu thương ta sẽ luôn luôn lo lắng cho sự an nguy của người ta thương yêu. Ðặc biệt là trong khi hành thiền, chúng ta phải để qua một bên mọi sự quan tâm quá mức hay quá lo âu đến sự an nguy của bạn bè hay người thương.
Một cách suy tưởng giúp phát triển tâm không luyến ái là nghĩ rằng chúng sanh đều nhận chịu cái nghiệp mà họ đã tạo. Nói một cách khác, mọi chúng sanh đều là kẻ thừa kế của cái nghiệp của mình. Con người gặt hái nghiệp tốt hay xấu đều do hành động mà họ đã làm trước đây. Họ tạo ra nghiệp do sự cố ý của họ, không ai có thể ngăn cản được sự nhận chịu những nghiệp mà người ấy đã tạo. Một cách tuyệt đối, không một ai hay bất cứ cái gì có thể cứu vớt được người khác. Nếu bạn suy tưởng như vậy thì sự lo lắng băn khoăn về những người khác sẽ giảm bớt.
Bạn cũng có thể đạt được tâm xả khi bạn suy tưởng đến chân đế. Bạn nên tự nhủ rằng theo chân đế thì chỉ có thân và tâm. Ðâu là người mà bạn yêu thương một cách ngông cuồng và dữ dội? Nếu chỉ có danh và sắc hay thân và tâm, chịu sinh rồi di Nếu bạn quá tinh tấn hay t¿ khác thì bạn thương yêu sát na nào đây? Bằng cách này, bạn có thể điều hướng tâm mình để đạt được trạng thái xả.
Nhiều người cho rằng nếu suy tưởng theo cách này thì sẽ khiến ta trở thành một người lạt lẽo, vô tình, có thể đưa đến chỗ chối bỏ tất cả những người thương yêu của mình. Không hề có chuyện đó. Xả không có nghĩa là không có tình cảm, thờ ơ hay lãnh đạm, vô tình. Nó chỉ đơn giản là không luyến ái. Người có tâm xả không vất bỏ những gì mình ghét và nắm giữ những gì mình thích. Tâm ở vào trạng thái quân bình và chấp nhận mọi chuyện xảy ra một cách tự nhiên, không nắm giữ hay hất hủi. Khi xả giác chi hiện diện, người có tâm xả vất bỏ cả hai yêu và ghét, thích và không thích. Người đã hoàn toàn xả bỏ thì không có sự thương yêu cũng chẳng có sự ghét bỏ. Kinh sách dạy rằng xả là nguyên nhân để thanh lọc tâm của những người có nhiều luyến ái, nắm giữ, bởi vì tham ái, nắm giữ là kẻ thù trực tiếp của tâm xả.
2. Có Thái Ðộ Xả Với Vật Vô Tri, Vô Giác
Phải có thái độ xả đối với vật vô tri vô giác như tài sản, y phục, quần áo thời trang. Một ngày nào đó, áo quần sẽ bị rách hay phai màu. Áo quần cũng như tất cả các vật khác đều bị hủy hoại theo thời gian bởi sự vô thường. Thật ra, chúng ta đâu phải là người chủ thực sự của y phục, bởi vì mọi vật đều vô ngã. Trên thế gian này không ai có thể làm chủ được vật gì.
Phát triển sự quân bình và cắt đứt luyến ái giúp chúng ta thấy được sự biến đổi của sự vật. Bạn có thể tự nhủ "ta chỉ xử dụng nó trong một thời gian ngắn thôi. Nó không thể vững bền mãi mãi. Những kẻ chạy theo thời trang, hễ thấy có những kiểu mới, những "mode" lạ xuất hiện trên thị trường đã vội vã mua ngay. Nhưng vừa mới mua xong thì một loại thời trang khác lại xuất hiện. Thế là họ vứt bỏ cái vừa mới mua để mua một cái mới khác. Những người có thái độ như vậy thì không có tâm xả.
3. Tránh Người Quá Luyến Ái
Cách thứ ba để phát triển xả giác chi là không thân cận với những người quá luyến ái vào người, vật và chính thân thể của họ. Những người này thường dính mắc vào sự chấp giữ, chấp giữ vào người, vào vật mà họ cho là thuộc về mình. Nhiều người cảm thấy khổ sở khi thấy người khác sử dụng tài sản hay vật dụng của mình.
Một vị sư già có sự luyến ái đặc biệt vào những con vật cưng. Vị sư này đến thiền viện ở Rangoon để hành thiền. Mặc dù nơi đây có đầy đủ điều kiện thuận lợi, nhưng việc hành thiền của sư không tiến bộ. Một ngày nọ, bỗng nhiên một ý tưởng nảy lên, tôi bèn đến gặp và hỏi thăm sư để xem sư có nuôi chó mèo trong chùa không. Mặt sư sáng rỡ khi nghe tôi nhắc đến chúng. Sư cho tôi biết rằng sư nuôi rất nhiều chó mèo trong chùa, và xưa nay sư vẫn cứ lo lắng nhiều về chúng, chẳng biết chúng có được cho ăn đầy đủ không. Tôi khuyên sư hãy chú tâm hành thiền và hãy quên lũ chó mèo đi. Kết quả là việc hành thiền của sư tiến bộ tốt đẹp.
Xin đừng quá luyến ái vào người hay những vật mà mình thương yêu đến nỗi không thể dứt bỏ để đi tham dự một khoá thiền vì tham dự khóa thiền là cơ hội giúp cho việc hành thiền của bạn thâm sâu, giúp cho xả giác chi có cơ hội phát triển.
4. Thân Cận Người Không Quá Luyến Ái và Người Có Tâm Xả
Cách thứ tư để phát triển tâm xả là thân cận với những người không quá luyến ái vào người và vật. Thật vậy, nếu thân cận với những người không quá luyến ái, không ghét bỏ, vô tư, bình thản trong mọi công việc, không quấy nhiễu bạn, thì tâm bạn sẽ có cơ hội phát triển. Nếu bạn không thân cận với người có tâm xả mà lại gặp phải vị trưởng lão như tôi đã kể ở trên thì bạn phải luôn luôn nghe ông ta kể lể về những ưu tư lo lắng cho những con chó con mèo, hay con chó này thích ăn món gì, hay con mèo này khôn lanh, thông minh, v.v... Ðây là chưa kể những người quá quyến luyến con cháu cũng gây ra nhiều phiền phức cho bạn.
5. Hướng Tâm Vào Việc Phát Triển Tâm Xả
Cách thứ năm giúp cho xả giác chi phát triển là luôn luôn hướng tâm vào việc phát triển tâm xả. Khi tâm hướng vào việc phát triển này thì nó không còn lang thang nghĩ đến những người thân hay chó mèo ở nhà. Tâm sẽ trở nên quân bình và hài hoà.
Xả đóng vai trò quan trọng trong việc hành thiền cũng như trong đời sống hàng ngày. Thông thường, chúng ta bị những đối tượng vừa lòng và thích thú làm dính mắc hay bị giao động vì gặp phải những đối tượng không ưa thích. Ðây là những trở ngại hầu như mọi người đều gặp phải. Chúng ta bị yêu ghét chi phối nên không có sự quân bình. Bởi thế, tham lam và sân hận dễ dàng lôi kéo chúng ta.
Kinh điển dạy rằng khi tâm bị ngũ dục chi phối sẽ trở nên bất an, giao động. Ðiều này chúng ta có thể nhận ra rõ ràng vì đó là chuyện thông thường xảy ra trên thế gian. Mọi người đều muốn an vui hạnh phúc và khổ công truy tầm, nhưng họ không biết đâu là hạnh phúc thật sự. Họ không có cơ hội để hưởng thụ niềm hạnh phúc lớn lao đến từ sự an bình tĩnh lặng của một tâm xả bỏ.
Lợi ích Của Sự Phát Triển Thất Giác Chi
Tất cả các yếu tố giác ngộ hay thất giác chi đều đem lại lợi ích kỳ diệu. Một khi các yếu tố này được phát triển đầy đủ sẽ có năng lực chấm dứt đau khổ. Ðức Phật đã thường xuyên nhắc nhở như thế. Ðiều này có nghĩa là cái vòng luẩn quẩn sanh tử, tử sanh tạo bởi danh sắc sẽ hoàn toàn dừng nghỉ khi bảy yếu tố giác ngộ phát triển đầy đủ.
Bảy yếu tố giác ngộ cũng có khả năng tiêu diệt mười đạo binh ma. Bao lâu những đạo binh ma này còn hiện diện thì chúng ta còn bị luẩn quẩn trong vòng đau khổ và tái sanh. Ðức Phật và những vị giác ngộ đã phát triển đầy đủ thất giác chi, đã thoát khỏi khổ đau trong vòng tam giới: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Bạn có thể thắc mắc rằng ta sẽ đi đâu nếu ra khỏi tam giới này. Có thể nói đó là Niết Bàn, thoát khỏi mọi hình thức tái sinh, vì Niết Bàn là sự chấm dứt sanh và tử. Từ sanh, chúng ta có đời sống, rồi già, bệnh, và cuối cùng là chết. Sinh, già, đau, chết, đó là những bộ mặt khác nhau của đau khổ. Thoát khỏi mọi khổ đau tức là thoát khỏi sự sanh. Mà không có sanh thì sẽ không có già, đau, chết. Như vậy, Niết Bàn là thoát khỏi sanh và tử.
Bảy yếu tố giác ngộ được phát triển tròn đủ sẽ dẫn thiền sinh đến Niết Bàn. Bởi thế, bảy yếu tố giác ngộ này được xem là một linh dược, chúng tạo sức mạnh cho tâm chịu đựng được mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc sống. Thêm vào đó, bảy yếu tố giác ngộ này cũng thường chữa trị được cả thân bệnh và tâm bệnh nữa. Trên thực tế, nhiều người nhờ hành thiền mà được lành bệnh, ngay cả những bệnh nan y.
Thanh Lọc Tâm, Chữa Lành Tâm Bệnh
Tâm bệnh là những bệnh tham lam, sân hận, si mê, hoài nghi, đố kỵ, ngã mạn, bỏn xẻn, v.v... Khi bị mắc các chứng bệnh này thì tâm bị mê mờ, u ám, không thanh tịnh, không sáng suốt. Chính tâm bệnh tạo thân bệnh. Thay vì có một tâm hoàn toàn, trong sáng, thanh tịnh, bạn lại bị đám mây mờ phiền não chi phối, do đó, bạn trở nên thiếu sáng suốt, buồn rầu, bệnh hoạn chẳng khác nào bạn hít thở không khí ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn nỗ lực hành thiền, tinh tấn, chánh niệm, quán sát đối tượng liên tục từ sát na này sang sát na khác, tâm hoàn toàn ở trên đề mục không bị tán loạn, tâm định phát triển thì một thời gian sau, tâm sẽ được thanh lọc khỏi mọi phiền não trên. Lúc bấy giờ, trí tuệ sẽ bắt đầu hiển bày. Khi trí tuệ hiển bày, tâm sẽ trong sáng thanh khiết trở lại chẳng khác nào người được hít thở lại không khí trong lành sau khi thoát ra khỏi vùng ô nhiễm.
Niệm, tinh tấn và trạch pháp giác chi dẫn đến định và huệ. Những trí tuệ mới mẻ liên tục phát triển chẳng khác nào không khí trong lành giúp cho tâm bạn sáng suốt, định tỉnh. Tuệ giác thấy được sự sinh diệt của các hiện tượng là tuệ giác đầu tiên do sự thực hành thâm sâu và tốt đẹp đem lại. Lúc bấy giờ, xả giác chi sẽ bắt đầu ổn cố trong tâm bạn, và chánh niệm trở nên càng lúc càng sâu hơn. Sự sinh diệt của các đối tượng sẽ được thấy một cách rất rõ ràng, bản chất thật sự của sự vật hiển bày. Dần dần, việc hành thiền trở nên thâm sâu, thiện xảo và sự tinh tấn trở nên đều đặn, quân bình, tinh tấn lực gia tăng một cách tự nhiên, không cần thúc đẩy. Thiền sinh thấy dường như không có ai tạo nên sự tinh tấn này. Lúc bấy giờ, hỉ lạc sẽ phát sinh nhờ ở sự thấy rõ một cách trực tiếp bản chất thực sự của các tiến trình thân tâm. Tiếp theo sau hỉ lạc là một sự an lạc thanh tịnh, trong sáng, trí tuệ, không còn lo âu, thắc mắc, phiền muộn, nghi ngờ. Trong sự an lạc tĩnh lặng này, bạn càng thấy rõ ràng và sâu sắc bản chất của các hiện tượng giới hơn, và chánh định cũng nhờ thế mà thâm sâu hơn vì không còn sự quấy nhiễu nào nữa. Khi việc hành thiền ở vào mức thâm sâu như vậy, tâm thiền sinh sẽ thực sự quân bình. Lúc bấy giờ, hỉ lạc cũng không làm cho tâm thiền sinh xao động, dù cho đó là những hỉ lạc cao độ đến đâu. Cũng vậy, mọi cảm giác hay đối tượng không hài lòng cũng không ảnh hưởng đến tâm thiền sinh. Tóm lại, ở trạng thái này thì không đau khổ hay hạnh phúc nào có thể chi phối được tâm thiền sinh.
Diệt Trừ Thân Bệnh
Khi bảy yếu tố giác ngộ được phát triển thì thân tâm sẽ được thanh lọc. Thân và tâm có một sự liên hệ khá chặt chẽ và phức tạp. Khi tâm thực sự trong sạch và các yếu tố giác ngộ sung mãn thì sẽ đem lại hiệu quả lớn lao đối với hệ tuần hoàn trong cơ thể. Khí huyết sẽ thay đổi điều hoà và sẽ trong sạch hơn. Khí huyết này thấm nhuần toàn thể cơ thể. Lục phủ ngũ tạng được gội rửa và trở nên trong sạch. Mắt sẽ sáng và tinh tường. Một số thiền sinh có thể thấy ánh sáng phát ra từ thân thể mình. Ánh sáng còn có thể tràn ngập khắp phòng vào ban đêm. Tâm cũng tràn ngập ánh sáng. Ðó là sự trong sáng của đức tin. Ðức tin này được gia tăng và củng cố khiến mọi hoài nghi trước kia bị loại trừ. Tâm trở nên nhẹ nhàng và linh hoạt. Thân cũng khinh khoái, thư thái, nhẹ nhỏm và dễ chịu. Nhiều thiền sinh cảm thấy mình nhẹ nhàng như lơ lửng trong không gian. Thông thường khi cơ thể nhẹ nhàng thanh thoát thì thiền sinh không còn cảm nhận gì về thân thể nữa. Nhờ thế thiền sinh có thể ngồi nhiều giờ mà không cảm thấy đau nhức gì cả.
Do sức mạnh kỳ diệu của bảy yếu tố giác ngộ, đặc biệt là khi các yếu tố giác ngộ này phát triển đến độ cao thì có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh nan y. ở thiền viện Rangoon nhiều người nhờ hành thiền mà được lành bệnh một cách kỳ diệu. Nếu muốn kể hết thì phải mất cả một cuốn sách dày. Tôi chỉ nêu ra đây một vài trường hợp điển hình.
Trường hợp thứ nhất là chữa lành bệnh lao. Có một người đàn ông bị khổ sở vì bệnh lao nhiều năm, đã dùng nhiều loại thuốc tây để chữa trị, và đã trải qua một thời gian điều trị tại bệnh viện bài lao trung ương ở Rangoon, Miến Ðiện, nhưng vẫn không khỏi. Chán nản và không hy vọng gì được lành bệnh, ông chỉ còn biết trông cậy vào việc hành thiền. Ðến trường thiền, ông vẫn che dấu tình trạng sức khỏe của mình vì sợ không được tiếp nhận. Hai tuần đầu hành thiền, bệnh lao hoành hành dữ dội làm ông đau đớn không sao chịu thấu. Thường khi hành thiền đến một giai đoạn tiến bộ nào đó thì các sự đau nhức sẽ hiển lộ một cách rõ rệt. Ðau đớn cực kỳ, cái đau cứ đày đọa cắn rứt ông khiến ông không ngủ được và ho suốt đêm. Một đêm, đang nằm trong cốc, nghe tiếng ho dữ dội của ông, tôi bèn choàng dậy đem đến cho ông một ít thuốc ho vì nghĩ rằng ông ta bị cảm xoàng hay bị cúm gì đó. Ðến nơi, tôi thấy ông ta nằm sóng soài trong phòng. Ông quá mệt đến nỗi không thể nói được một lời nào. Ông ta ho ra toàn những máu là máu. Tôi hỏi ông ta có cần thuốc không. Ông mệt nhọc lắc đầu và cuối cùng thú nhận và xin lỗi vì đã cố ý dấu diếm bệnh tình của mình. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là không biết mình có bị hít phải vi trùng lao không?
Ông ta tiếp tục phân trần vì chuyện che dấu bệnh tình của mình, nhưng cũng cố nài nỉ xin được ở lại trung tâm để hành thiền. Ông ta mếu máo thưa, "Bạch Ngài, Ngài rộng lòng từ bi. Nếu con rời nơi này chắc con chỉ có nước chết mà thôi". Nói xong ông khóc rống lên trông rất thảm thương. Tôi bèn trấn an ông và sửa soạn cho ông một chỗ ở riêng để khỏi truyền bệnh cho người khác. Thế rồi tôi tiếp tục chỉ dẫn cho ông.
Chỉ trong vòng một tháng, bệnh của ông đã chấm dứt hoàn toàn nhờ sự tiến bộ cực kỳ nhanh chóng trong thời gian hành thiền. Ba năm sau, ông trở lại thăm trường thiền trong chiếc áo nhà sư. Lúc bấy giờ, trông thấy vị sư, tôi bèn nói: "Bây giờ trông sư hoàn toàn khác hẳn trước đây. Căn bệnh quái ác ấy chắc là không còn hành hạ sư nữa chứ?". Nhà sư hân hoan đáp: "Bạch Ngài, bệnh lao của con đã dứt hẳn. Những khi cổ ngứa muốn ho, con chánh niệm, tức thời cơn ho bị chặn đứng. Giáo pháp thật là kỳ diệu phi thường. Con đã uống được linh dược là giáo pháp nên bệnh con đã hoàn toàn khỏi hẳn".
Một trường hợp khác xảy ra cách đây non hai mươi năm, năm 1964. Một phụ nữ sống trong thiền viện. Cô ta là bà con của một nhân viên trong ban điều hành. Cô đau khổ vì bệnh cao áp huyết đã nhiều năm và thường xuyên đem theo thuốc bên mình. Thỉnh thoảng cô đến gặp tôi. Tôi khuyến khích cô hành thiền và khuyên cô rằng: "Dầu cô có chết trong lúc hành thiền đi chăng nữa, cô vẫn được hưởng phước báu trong kiếp tới". Mỗi lần như vậy, cô đều xin lỗi và từ chối rồi tiếp tục dùng thuốc theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.
Cuối cùng, tôi nói với cô rằng: "Nhiều người ở những nơi rất xa, ngay cả ở ngoại quốc cũng đến đây để hành thiền. Việc hành thiền của họ rất tiến bộ, thâm sâu, và họ đã đạt được nhiều điều kỳ diệu. Còn cô, cô ở ngay sát đây mà cô chẳng chịu hành thiền. Cô chẳng khác nào những con sư tử đá canh giữ dưới chân bảo tháp. Mặt chúng hướng ra ngoài, lưng xây về phía bảo tháp nên không thể nào đảnh lễ bảo tháp được". Nghe tôi nói thế cô đồng ý hành thiền.
Chỉ trong một thời gian ngắn, việc hành thiền của cô đạt đến chỗ thấy sự đau đớn tột cùng. Cái đau của cơn bệnh, cộng với cái đau do sự tiến triển trong giáo pháp, khiến cô mất ăn mất ngủ vì cơn đau tàn bạo, khủng khiếp hành hạ cô. Thân quyến của cô cũng sống trong thiền viện bắt đầu lo sợ cho sức khỏe của cô. Họ yêu cầu cô về chỗ ở của mình để được người thân chăm sóc. Tôi không đồng ý và khuyến khích cô nên tiếp tục việc hành thiền. Gia đình của cô cứ đến xin cho cô về hoài còn tôi thì một mực từ chối và khuyến khích cô tiếp tục hành thiền. Ðây quả thật là một trận chiến đấu quyết liệt của cô ta, nhưng cô ta là một người đầy nghị lực và rất cương quyết. Cô kiên trì chịu đựng đau khổ để hành thiền với quyết tâm thấy được giáo pháp, dầu cho có phải chết đi nữa, cô cũng không chùn bước.
Ðầu cô nhức kinh khủng, dường như muốn vỡ ra từng mảnh. Mọi mạch máu trong đầu cô nén lại, bung ra rồi nện thình thịch như búa bổ, kéo lui kéo tới nhiều lần. Cô đau đớn tận cùng, nhưng cô vẫn kiên nhẫn chịu đựng và cố gắng theo dõi biến chuyển của sự đau. Cái đau lên đến tột cùng của sự đau, nhưng cô vẫn chú tâm chánh niệm, chú tâm xuyên thấu, ghim chặt vào trong cơn đau. Lúc ấy, tâm cô như có những mạch rẽ, phân nhánh, len lỏi vào trong từng ngóc ngách, hẻm hóc của cái đau, như con dao mổ sắc bén đang được một bác sĩ với đôi tay khéo léo, tinh luyện mổ những mạch máu nhỏ. Lúc đó cô có cảm tưởng đây là cái đau của ai chớ không phải của mình. Cái đau như nằm ngoài mình. Chẳng bao lâu sau, toàn thân cô nóng bừng. Dường như cả thân thể đều phát hỏa. Cái nóng lên đến tận cùng, nhưng cô đã chế ngự được tất cả những cảm giác kinh khủng, dữ dội đó. Ðột nhiên, cái đau, cái nóng trở nên dịu đi. Thân tâm cô bấy giờ trở nên mát mẻ, an lạc. Cô đã chiến thắng vẻ vang. Cô hoàn toàn lành bệnh.
Tôi đã chứng kiến nhiều bệnh tật khác đã được chữa lành, như là nghẽn ruột, ung nhọt, đau tim, bướu dạ dày, ung thư và nhiều căn bệnh khác. Tôi không dám bảo đảm là tất cả mọi bệnh đều được lành hẳn, nhưng tôi hy vọng rằng những câu chuyện trên có thể tạo nơi bạn đức tin và sự hứng khởi để hành thiền. Tuy nhiên, việc chữa lành bệnh hay không phần lớn tùy thuộc ở thiền sinh. Nếu thiền sinh nỗ lực tinh tấn, kiên trì chịu đựng, can đảm và đầy nghị lực, tinh tấn chánh niệm vào cảm giác đau đớn phát sinh từ bệnh tật hay những vết thương cũ, thì thiền sinh sẽ được khỏi bệnh một cách kỳ diệu. Sự dũng mãnh tinh tấn sẽ đem lại thành quả lớn lao.
Thiền Minh Sát cũng có thể chữa trị được bệnh ung thư. Ung thư là một bệnh khủng khiếp. Người mắc bệnh này đau khổ cả thân lẫn tâm. Những người hành Thiền Minh Sát có thể chữa trị bệnh này bằng cách chú tâm vào sự đau dầu cho cái đau có tàn khốc đến đâu đi nữa. Nếu không lành bệnh thì người hành Thiền Minh Sát cũng chết một cách bình an tĩnh lặng. Tâm hoàn toàn trong sáng, tập trung vào sự đau, quán sát nó như quán sát một cái gì ở ngoài mình. Chết như vậy thật là tốt đẹp và thánh thiện.
Cầu mong các bạn thâu thập được nhiều lợi ích trong khi tìm hiểu bảy yếu tố giác ngộ được trình bày ở trên. Cầu mong các bạn vun bồi và phát triển tròn đủ mỗi và mọi yếu tố này, khởi đầu là sự chánh niệm và cuối cùng là với tâm xả để được giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi khổ đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét