Đi tìm nền văn minh đã mất: Lục địa MU

 MU là tên giả thuyết về một lục địa đã được cho là từng tồn tại ở một trong số các đại dương trên Trái đất, nhưng đã biến mất vào buổi bình minh của lịch sử nhân loại. Giả thuyết ban đầu được nhà văn Augustus Le Plongeon (1825-1908) đề xướng vào thế kỷ 19, khi ông tin rằng một số nền văn minh cổ đại như Ai Cập và Trung Mỹ, do những di dân của MU - những người đến từ vùng biển Đại Tây Dương – xây dựng.

Giả thuyết này tiếp tục được James Churchward (1851-1936) hưởng ứng, và cũng cố bằng tuyên bố, lục địa MU từng năm ở Thái Bình Dương.

Giả thuyết này đã gặp nhiều tranh cãi trong thời điểm của Le Plongeon. Và ngày nay, tiếp tục bị các nhà khoa học bác bỏ. Họ không tin vào sự tồn tại và biến mất của một lục địa nào kiểu như MU (hay Lemuria), bởi vì, một lục địa không thể chìm và bị phá hủy bởi bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào mà con người hiểu được; và đặc biệt, thiên tai đó lại ập đến chỉ trong một thời gian ngắn ngủi.

Hơn nữa, qua các bằng chứng khảo cổ học, ngôn ngữ học và di truyền học hiện đại, càng không thể tạo ra thêm bất cứ niềm tin nào về lời tuyên bố, nền văn minh hiện tại và cổ xưa có chung nguồn gốc. Vì vậy, những giả thuyết đình đám kia, nếu đem xem xét trong điều kiện hiện nay, thì quả rất cổ hủ và mê tín. MU hiện nay được xem như một câu truyện tiểu thuyết hư cấu, nó được tìm thấy dễ dàng trong các hiệu sách với chủ đề về thế giới cổ xưa, và các hiện tượng tâm linh thần bí, và cũng là một trong những cuốn sách bán chạy nhất.

Giả thuyết ban đầu của Le Plongeon và James Churchward

* Giả thuyết của Le Plongeon:
Sau thời gian tìm hiểu và quan sát những tàn tích của người Maya cổ ở Yucatan, Le Plongeon nói rằng mình đã dịch được một số văn bản của người Maya, và nó đã chỉ ra, nền văn minh Maya có trước nền văn minh Hy Lạp và Ai Cập; và hơn nữa, một số truyền thuyết ở Maya còn nói đến sự tồn tại của một lục địa cổ xưa nào đó. Cái tên “MU” xuất phát từ Charles Etienne Brasseur de Bourbourg, người đã chuyển ngữ sai một từ vựng của văn bản cổ Maya sang bảng chữ cái. Brasseur tin rằng một từ ngữ mà ông đọc như “mu” dùng để gọi tên một vùng đất bị ngập nước do thảm họa. Sau đó Le Plongeon xác định vùng đất này tồn tại đồng thời với Atlantis và nó cũng đã bị nhấn chìm xuống Đại Tây Dương.

“Trong cuộc hải trình về phía tây qua Đại Tây Dương, nhìn những cơn sóng trào dâng từ lòng biển, chúng tôi biết mình đang đi trên vùng đất cổ xưa MU, nơi đã từng là niềm tự hào vào đời sống đại dương. Khi đó, vị thần lửa mạnh mẽ Homen chưa trút cơn giận giữ của mình. Diện mạo và sự hủy diệt của nó được Thầy tu Solon Sonchis nghe kể lại từ các Đạo sư già của Nữ thần Neith – Timaeus của Plato, như một lời nhắc nhở thế hệ sau, đừng để lịch sử tái diễn thêm một lần nữa”.

Le Plongeon tin rằng, nền văn minh Ai Cập cổ đại được Nữ hoàng Moo, người tị nạn từ Atlantis, thành lập sau cơn đại hồng thủy; và một nhóm dân khác đã đào thoát sang Trung Mỹ và trở thành những người Maya.

* Giả thuyết của ames Churchward:
Nhà thám hiểm Anh-Mỹ, James Churchward, bạn thân của Auguste và Alice Le Plongeon. Trong quyển The Lost Continent of Mu (1931) đã viết, đất mẹ trải dài từ đảo Hawaii đến quần đảo Fiji và từ đảo Easter đến đảo Marianas.

Posted Image
Giả thuyết về lục địa MU, do James Churchward đề xướng

Churchward nêu giả thuyết về nền văn minh cổ, và sử dụng cái tên “mu” của Le Plongeon, nó được trình bài năm tập sách được xuất bản từ năm 1926-1931. Ý tưởng của ông nói đến sự tồn tại của một lục địa cổ với nền văn minh phát triển, và đã biến mất trên biển Thái Bình Dương khoảng 60.000 năm trước đó. Thảm họa gây ra cái chết của 64 triệu người, và những gì còn lại, ngọn núi cao nhất của nó bây giờ là đảo Hawaii và một loạt quần đảo khác ở Thái Bình Dương.

Tập 1 - The Lost Continent of Mu – Churchward sử dụng những “kiến thức rộng lớn về khoa học, nghệ thuật cổ đại và lịch sử, thần thoại và thuyết huyền bí” để dựng lại sự huy hoàn và diệt vong của lục địa MU. Lục địa này có độ dài 5.000 dặm, và rộng 3.000 dặm; nó không nằm hẵn ở Châu Á nhưng tồn tại trên Thái Bình Dương. Câu chuyện trong thánh kinh nói về sự sáng tạo đầu tiên không đến từ những người ở bên dòng sông Nile, hay thung lũng Euphrates, mà xuất phát ở vùng đất ngập nước hiện nay, Mu – đất mẹ của loài người.

Tập 2, The Children of Mu, là câu chuyện về những người tiên phong của MU. 63 triệu người sống trên lục địa MU hơn 200.000 năm trước. và những đứa trẻ của vùng này trở thành những người có ảnh hưởng trên trái đất. MU có bộ máy nhà nước hoàn thiện, văn hóa và khoa học công nghệ cực kỳ phát triển. Họ sống ung dung tự tại trong những ngôi nhà với mái vòm trong suốt. Họ phát triển tâm linh, sử dụng thần giao cách cảm để liên lạc, và đi dụ lịch đến các vì sao. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên và hòa bình tồn tại ở đó hàng trăm năm.

Posted Image
Sơ đồ Churchward nói về sự tị nạn của cư dân MU đến Nam Mỹ và Châu Phi

Tập 3, The Sacred Symbols of Mu, nói về sự huyền bí của những tôn giáo cổ xưa và hiện đại. Tất cả các tôn giáo có chung nguồn gốc từ những vị Thần MU, và những lời kinh cầu nguyện đã được người MU sử dụng, và sau đó nó được dẫn lại bởi Osiris, Moses, và Chúa Giêsu. Thánh Moses đã cô đọng thành 42 câu hỏi của đáp về tôn giáo Osirian thành mười điều răn, và những ký tự cuối cùng của Giêsu trên cây Thập giá chính là ngôn ngữ của MU.

Tập 4, The Cosmic Forces of Mu, nói về việc sử dụng năng lượng sinh học ở MU. Tất cả các căn bệnh được chữa trị bằng sự dụng thích hợp những tia sáng có màu sắc. Nhiệt độ của trái đất được điều chỉnh bằng năng lượng làm cho nó luôn ổn định.
Tập 5, The Cosmic Forces of Mu, Churchward tiếp tục dùng các tài liệu cổ và truyền thuyết để trình bày một số lý thuyết ngạc nhiên về độ tuổi của Trái đất, bản chất của núi lửa và quá trình hoạt động của nó, về kỷ nguyên Băng Hà và lũ lụt.


Posted Image

Bản vẽ của Churchward, 1931, miêu tả cơn đại hồng thủy tấn công MU
(Sưu tầm Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét