Chúng ta đều biết điều gì xảy ra khi lửa tắt. Ngọn lửa ngụm tàn và lửa ra đi. Khi lần đầu chúng ta học rằng cứu cánh của Đạo Phật, cái gọi tên là “Nibbana”, có nghĩa là sự tắt lửa, quả thật khó hình dung cứu cánh tâm linh lại là một hình ảnh đoạn diệt: đoạn diệt hoàn toàn. Khái niệm này là một lầm lẫn dịch thuật, đây mới chỉ là một nghĩa của một từ chứ chưa phải là một biểu tượng.
Một ngọn lửa tắt biểu tượng cho điều gì vào thời của Đức Phật. Rất nhiều, ngoại trừ sự đoạn diệt
Theo những người bà La Môn cổ đại, khi ngọn lửa tắt nó sẽ ẩn vào trạng thái tiềm năng. Khi không tồn tại, ngọn lửa ngủ, và trong trạng thái này, tức trạng thái không lệ thuộc nhiên liệu, nó lan tỏa vào vũ trụ. Vào thời Đức Phật, khi ngài dùng hình ảnh biểu tượng để giải thích Nibbana cho những người Bà La Môn, ngài đã bỏ qua câu hỏi khi ngọn lửa tắt nó còn hay mất và thay vào đó bằng cách nhấn mạnh vào sự không thể xác định một ngon lửa khi nó không cháy; cũng vậy cái ngã khi đã hoàn toàn biến mất cũng không thể mô tả được.
Khi dạy các môn đồ, Đức Phật dùng Nibbana như một hình ảnh của tự do. Rõ ràng là tất cả các người Ấn thời đó quan niệm lửa cháy như sự kích động, lệ thuộc, mắc bẫy. Lửa dính mắc và bị cột buộc vào nhiên liệu khi nó cháy. Muốn đánh lên một ngọn lửa, người ta phải bắt dính nó. Khi lửa hết nhiên liệu, nó được tự do và thoát khỏi mọi kích động, lệ thuộc, mắc bẫy – yên tĩnh và tự do. Do đấy thi ca Pali luôn dùng hình ảnh một ngọn lửa tắt như ẩn dụ của sự tự do. Thật ra, ẩn dụ này là một phần của mô hình biểu tượng về lửa có liên hệ tới cả hai từ liên quan: Chấp thủ (upadana) hay bám víu: ám chỉ sự bám víu của ngọn lửa với nhiên liệu. Uẩn (khandha): không chỉ có nghĩa là một trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) dùng để chỉ các trải nghiệm có điều kiện, mà còn có nghĩa cái thân cây. Giống như khi ngọn lửa tắt đi khi nó ngưng không bám víu để lấy nhiên liệu từ gỗ, Tâm thức sẽ được tự do khi nó thôi không bám víu vào các uẩn.
Vậy hình ảnh mà Nibbana muốn ám chỉ là sự tự do. Các chú giải Pali ủng hộ quan điểm này bằng cách truy đến âm gốc của từ Nibbana là “không bị dính mắc”. Không dính mắc với cái gì. Kinh điển mô tả hai mức độ. Mức độ thứ nhất là không dính mắc trong cuộc đời hiện tại này, so sánh như một ngọn lữa đã tắt nhưng tro than còn ấm. Điều này để ám chỉ một vị A la Hán chứng ngộ, vẫn thấy nghe, cảm thụ khoái lạc và đau khổ, nhưng thoát khỏi mọi đam mê, chán nghét và ảo tưởng. Mức độ thứ hai, so sánh như một ngon lữa đã hoàn toàn tắt, tro than nguội lạnh. Đó là những gì một vị A La Hán trải nghiệm sau cuộc đời này. Khi mọi giác quan nguội lạnh, vị đó (ông hay bà) giải thoát khỏi mọi căng thẳng nhỏ nhặt nhất, khỏi mọi giới hạn khi phải hiện hữu trong không gian và thời gian.
Đức Phật nhấn mạnh mức độ này là không thể diễn đạt. Không thể nói là có hiện hữu hay không hiện hữu. Bởi vì ngôn ngữ chỉ dùng được cho những điều hữu hạn. Tất cả điều Đức Phật thực sự muốn nói ( ngoài biểu tượng và ẩn dụ) là ta có thể nếm trước trải nghiệm này trong đời sống hiện tại. Một hạnh phúc tột cùng mà ta đáng phải biết.
Vì vậy sau này, khi bạn nhìn một ngọn lửa tắt đi, đừng nhìn như đó là sự đoạn diệt, mà hãy nghĩ đến thế nào là tự do ta có được khi buông xả.
Nguồn: Nibbana by Thanissaro
Minh Triết dịch Việt
Câu hỏi về Trạng thái Niết Bàn không chỉ bây giờ mới xuất hiện . Ngay thời Phật tại thế nó đã được đặt ra . Rất nhiều kinh đã cho thấy các đệ tử của Phật thường hỏi ngài về cảnh giới sau khi qua đời của các vị tu sĩ , cư sĩ . Xin điểm một ví dụ : " Này Ananda, Tỷ-kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Ananda, Tỷ-kheo ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Sudatta, diệt trừ ba kiết sử làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhứt lai sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.( Trích kinh đại bát niết bàn mục 7 phẩm 2 - Trường bộ ) Điều này cũng là bình thường của mỗi người bởi điều này giúp quá trình tu tập có thêm động lực nhờ luận chứng xác đáng có thể kiểm chứng được .
Trả lờiXóaTuy nhiên hầu như những lý giải từ xưa đến nay ( tất nhiên không bao gồm yếu tố mê tín ) đều đưa đến Kết luận rằng Niết bàn là trạng thái của tâm khi sạch hết lậu hoặc , kiết sử ......Và Niết bàn là sự tự do tuyệt đối của tâm . Điều này gần như đã được thừa nhận . Bởi đã được minh chứng cụ thể qua các vị đệ tử của Phật đã đạt tới Niết bàn ( Hữu dư y ) khi vẫn đang còn sống . Như vậy Niết bàn thuộc về TÂM chứ không phải SẮC .
Vấn đề dặt ra là phần " Sắc " - tức thân xác hay hình hài bằng xương thịt thì sẽ ra sao sau khi qua đời của một người đã đạt tới Niết bàn lại chưa có câu trả lời thỏa đáng và thuyết phục nhất . Phải có cái gì đó để dung chứa “ Cái tâm đã giải thoát “ kia chứ . Chẳng lẽ đó lại là hư không ? Nói rắng nó “ Sinh “ thì chưa đúng vì đã nhập Niết bàn sao lại còn sinh . Nếu nói " Diệt " cũng chưa thỏa đáng , vì Diệt tận không mang tới cứu cánh . Vì vậy mà câu hỏi này vẫn để ngỏ và luôn tạo ra sự tranh luận bất tận đến ngày nay mà còn trong tương lai .